Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn “múa và vận động theo nhạc” cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Tây Bắc

ABSTRACT

For pre-school classes, learning music education course is very important.

Besides, dancing and movement to music is an essential part of learning for

preschool students. With such awareness, a pratical requirement is that each

teacher must study about material dance movements combined with

pedagogical skills to perform their tasks. However, the achieved learning

outcomes is very low. For better learning outcomes, it is necessary for

teachers to raise the awareness and responsibility of students. Students need

to comply with the requirements of the learning credit system. Since then, the

outcomes of the dancing and movement to music can archieve good results.

pdf 4 trang phuongnguyen 2440
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn “múa và vận động theo nhạc” cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn “múa và vận động theo nhạc” cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Tây Bắc

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn “múa và vận động theo nhạc” cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Tây Bắc
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 168-171 ISSN: 2354-0753 
168 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 
MÔN “MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC” CHO SINH VIÊN 
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 
Nguyễn Thị Huyền Trang+, 
Trần Anh Đức, 
Lò Thị Hải 
Trường Đại học Tây Bắc 
+ Tác giả liên hệ ● Email: nsanhtran@gmail.com 
Article History 
Received: 09/3/2020 
Accepted: 21/3/2020 
Published: 30/4/2020 
Keywords 
dance and movement to 
music, preschool education. 
ABSTRACT 
For pre-school classes, learning music education course is very important. 
Besides, dancing and movement to music is an essential part of learning for 
preschool students. With such awareness, a pratical requirement is that each 
teacher must study about material dance movements combined with 
pedagogical skills to perform their tasks. However, the achieved learning 
outcomes is very low. For better learning outcomes, it is necessary for 
teachers to raise the awareness and responsibility of students. Students need 
to comply with the requirements of the learning credit system. Since then, the 
outcomes of the dancing and movement to music can archieve good results. 
1. Mở đầu 
Trong đào tạo sinh viên (SV) ngành Giáo dục mầm non (GDMN), việc dạy tốt và học tập tốt học phần “Múa 
và vận động theo nhạc” là một nội dung đặc biệt quan trọng. Ở loại hình đào tạo SV ngành GDMN, việc học 
tập các học phần âm nhạc trong chương trình là điều kiện tiên quyết hỗ trợ để học tốt học phần “Múa và vận 
động theo nhạc”. Bên cạnh đó, việc giảng dạy và học tập học phần “Múa và vận động theo nhạc” lại là một 
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bởi vì SV ngành GDMN được học ngôn ngữ múa, chất liệu múa, sẽ có sự kết 
hợp với âm nhạc rất chặt chẽ. Chính vì thế, việc học tập tốt học phần “Múa và vận động theo nhạc” của SV 
ngành GDMN, không những hình thành được các kĩ năng về nghệ thuật múa mà còn góp phần phát triển khả 
năng nghe nhạc. Ngôn ngữ múa gắn kết mật thiết, không thể tách rời với âm nhạc. Các điệu múa cần phải thực 
hiện trên nền nhạc để tránh sự buồn tẻ, đơn điệu. Vì vậy, ngoài việc yêu cầu người dạy múa phải có trình độ 
đáp ứng về nội dung của chuyên ngành múa, cũng như ngôn ngữ hình thể... phải đạt những tiêu chí như đòi hỏi 
của chuyên ngành múa. Về phía người học, cần phải đạt những yêu cầu về năng khiếu vận động, tai nghe nhạc, 
dáng vẻ, chiều cao, cân nặng Nếu thiếu các tiêu chí cơ bản trên thì việc dạy học môn “Múa và vận động theo 
nhạc” sẽ đưa ra những kết quả không đảm bảo về yêu cầu chuyên môn, không cân đối, không hài hòa, không 
đầy đủ. Hiện nay, việc dạy và học tập học phần “Múa và vận động theo nhạc” cho SV ngành GDMN ở Trường 
Đại học Tây Bắc đang từng bước được nâng cao, mặc dù vậy vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Giảng 
viên (GV) phải tự trang bị loa, máy tính để bật nhạc khi dạy “Múa và vận động theo nhạc” cho SV. Đạo cụ, vật 
dụng, phục vụ chuyên ngành còn thiếu thốn, mặc dù hiện đã được thầy trò khắc phục bằng cách tự chế, tự 
biên..., những gì có thể trong khả năng eo hẹp về tài chính và giới hạn về khả năng sáng tạo đạo cụ phục vụ 
môn học. 
Thông qua việc khái quát về trang thiết bị và đồ dùng dạy học phục vụ học phần “Múa và vận động theo nhạc”, 
bài viết trình bày những ưu điểm nên phát huy và những hạn chế còn tồn tại cần phải khắc phục. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Thực trạng dạy học môn Múa và vận động theo nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường 
Đại học Tây Bắc 
Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc đã đào tạo 18 khóa các lớp đại học, cao đẳng mầm non hệ 
chính quy và phi chính quy. Đầu năm 2020, Nhà trường đã tuyển sinh K60 đại học, cao đẳng mầm non, học kì I năm 
thứ nhất, đang học tập học kì II. Với những trải nghiệm về việc giảng dạy học phần “Múa và vận động theo nhạc” 
cho SV ngành GDMN, hệ chính quy và phi chính quy, Nhà trường đã vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách (dịch 
bệnh Covid19) để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc dạy học học phần này luôn được thực hiện tốt và đầy đủ. 
Trong thời đại ngày nay, âm nhạc dành cho trẻ đã thực sự được quan tâm và phát triển một cách nhanh chóng. 
Chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó, vận động 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 168-171 ISSN: 2354-0753 
169 
theo nhạc luôn có một ý nghĩa to lớn (Lê Thu Trang, 2017). Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt 
động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những 
cảm xúc mạnh mẽ, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo, còn vận động 
là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc (Phạm Thị Hòa, 2005). Đối với trẻ mầm non, do đặc điểm hồn nhiên, ham 
hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc, tạo cho trẻ 
những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Âm nhạc giữ vai trò chủ đạo, còn vận động 
là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc qua hành vi thực hiện sự bắt chước động tác của trẻ. 
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng với 
những hình dung, tưởng tượng qua tư duy khi nghe được những cảm xúc trong âm nhạc. Ngoài ra, vận động theo 
nhạc còn đáp ứng nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Hiện nay, chương trình 
dạy học âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm 
nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho SV ngành GDMN có được 
những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều SV chưa thật sự lưu tâm đến 
học phần “Múa và vận động theo nhạc”, việc áp dụng các kĩ năng vận động theo nhạc, vận dụng lí thuyết vào thực 
tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình học tập dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu. Do vậy, việc 
áp dụng tốt các phương pháp của học phần “Múa và vận động theo nhạc”, khi tốt nghiệp ra trường, dạy trẻ mầm non 
“Múa và vận động theo nhạc” là rất cần thiết. Bài viết nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp, nhằm nâng cao chất 
lượng dạy và học tốt hoạt động múa và vận động theo nhạc cho trẻ ở các lớp mầm non. 
Những đòi hỏi về kiến thức cơ bản của nghệ thuật múa đối với mỗi GV là rất quan trọng. Khi thực hiện giảng 
dạy môn học này, GV cần phải biết phân loại nghệ thuật múa. Trong đó, có các loại hình như: Múa sinh hoạt (diễn 
xướng dân gian); Múa sân khấu (các tiết mục múa dân gian được sân khấu hóa hoặc các tiết mục múa được biên đạo 
và dàn dựng bởi các nghệ sĩ múa chuyên nghiệp). Đồng thời, chúng ta cũng phải hiểu được các chức năng và những 
nét đặc trưng của nghệ thuật múa, thông qua hình tượng trong động tác của một hay nhiều người xây dựng nên hình 
tượng múa biểu trưng cho ý tưởng điển hình của nghệ thuật trong hình tượng ngôn ngữ múa. Biên đạo múa chuyên 
nghiệp phải được đào tạo bài bản theo hệ thống trường múa chuyên nghiệp, có học hàm, học vị đúng tiêu chí giảng 
dạy hay dàn dựng biểu diễn nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Để có được những yêu cầu trên, các GV dạy học phần 
“Múa và vận động theo nhạc” cần nắm vững và đã được hình thành những kĩ năng cơ bản của nghệ thuật múa, phải 
hiểu rõ ý nghĩa của các động tác cơ bản của múa. Các động tác cơ bản của múa cũng giống như 7 bước tấn cơ bản 
của bất cứ trường phái võ thuật nào trên thế giới như: 1. Trung bình tấn; 2. Đinh tấn; 3. Kim kê độc lập (gà vàng 
đứng một chân); 4. Xà tấn (thế võ rắn); 5. Chảo mã tấn (thế võ đá hậu của ngựa); 6. Thiên lôi cổn phiên (sét đánh 
ngang trời); 7. Song long quá hải (đôi rồng vượt biển) (Nguyễn Xuân Bính, 1996). Như vậy, GV dạy múa cũng cần 
nắm vững các chất liệu của múa hiện đại cũng như chất liệu cơ bản của múa dân gian Việt Nam và đặc trưng của 
ngôn ngữ múa. Chuyên ngành múa có 6 thế chân cơ bản, các bước chân cơ bản như: 1. Nhún mềm tại chỗ; 2. Nhún 
nhấc gót; 3. Nhún giật thế 1; 4. Bước chậm quả trám... Ngoài những bước chân cơ bản và các bước cách điệu của 
nghệ thuật múa, chúng ta cần nghiên cứu một số tổ hợp múa chất liệu cơ bản dân gian Việt Nam. 
Đồng quan điểm về việc phải dạy các động tác và chất liệu múa cơ bản một cách vững chắc cho SV ngành 
GDMN khi học tập học phần “Múa và vận động theo nhạc”, Trần Minh Trí (2005) cho rằng: “Khi dạy múa cần kết 
hợp chặt chẽ với âm nhạc từng phách một. Phách 1, 2: mỗi phách nhấn hai bàn tay và nhún một lần; phách 3: nhấn 
hai bàn tay và bật bàn tay trên vung qua đầu, sang bên kia thắt lưng; phách 4: chuyển tay kia sang đặt lên trên đồng 
thời chuyển trọng tâm sang chân kí. Về tư thế và động tác phải kết hợp kheo léo uyển chuyển mềm mại khi dạy tổ 
hợp các chất liệu múa dân gian nói chung, chất liệu múa dân gian Thái Việt Tây Bắc nói riêng, sau đó nghiên cứu 
thực hiện dạy chất liệu múa sau. Khi dạy các chất liệu cơ bản múa dân gian Việt Nam, cần phải đáp ứng yêu cầu cơ 
bản chung. Thế 1 (còn gọi là thế hoa sen): người vươn thẳng hai vai xuôi. Hai cổ tay bắt chéo, đặt trước ngực (thẳng 
ức), cách ngực 10 cm, bàn tay cong dựng thẳng (lòng bàn tay hướng sang hai bên); Thế 2: hai tay giơ cao, bàn tay 
ngang vai, khuỷu tay, cánh tay tạo thành chữ V, cổ tay bẻ bàn tay ngửa lên (hai cánh tay dang ngang vai), toàn thân 
vươn thẳng, vai xuôi cân đối. Dạy và học các chất liệu múa các dân tộc Việt Nam nói chung, sự tương tác giữa người 
dạy và người học rất chặt chẽ. Từ hướng dẫn của thầy mà trò có thể nắm bắt được nội dung cần truyền tải, điều này 
đòi hỏi phương pháp của thầy phải chặt chẽ và linh hoạt. Để dạy tốt và học tốt học phần “Múa và vận động theo 
nhạc” cho SV ngành GDMN, rất cần sự hợp tác cao độ giữa thầy và trò. 
Một số tổ hợp, chất liệu múa như: Tổ hợp hái đào (Các động tác: Hái đào một tay, hái đào hai tay, vuốt cánh tay, 
dệt cửi); Tổ hợp guộn đèn (Các động tác: guộn đèn, guộn hạ - guộn trung - guộn thượng, đi thường thế 1, đi lướt thế 2); 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 168-171 ISSN: 2354-0753 
170 
Tổ hợp động tác xiến (Các động tác: xiến thế 1, bước quay ngang di động, bước quay ngang nhún kí); Tổ hợp phần quạt 
(Các động tác: trao quạt, đổi quạt, vờn quạt, cháo quạt); Tổ hợp mõ (Các động tác: mõ mời, mõ nhảy đổi chỗ, mõ nhảy 
sệt) (Trương Văn Sơn và cộng sự, 2003). Ngoài ra, còn rất nhiều các tổ hợp chất liệu múa các dân tộc Việt Nam khác 
rất phong phú và đa dạng như: Tổ hợp chất liệu dân tộc Tày; tổ hợp chất liệu dân tộc Hmông; tổ hợp chất liệu dân tộc 
KhMú (còn gọi là dân tộc Xá); tổ hợp dân tộc Thái (bao gồm 02 ngành Thái đen và Thái trắng). Việc học tập các chất 
liệu, tổ hợp múa nói riêng và nhu cầu về âm nhạc, nhảy múa đối với tuổi trẻ học đường nói chung là một nhu cầu chính 
đáng và thiết thực. Sự giao lưu, trao đổi nghệ thuật (múa; hát;) và thể dục thể thao giúp bồi dưỡng sức khỏe, nghị lực, 
đầu óc minh mẫn, sáng suốt để tiếp thu khoa học, kiến thức, đặc biệt là trong thời đại 4.0, đòi hỏi cao về lí thuyết cũng 
như thực hành (Đinh Thu Hà, 2019). Bên cạnh các tiêu chí nêu trên, chúng ta cần không ngừng nâng cao chất lượng 
đào tạo huấn luyện múa. Căn cứ vào thực trạng hiện nay về việc dạy học phần “Múa và vận động theo nhạc”, cần đưa 
ra được những giải phát thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc tăng cường thực hành trong chương trình đào 
tạo rất quan trọng và cần thiết. Hầu hết SV sẽ thực tập vào cuối khóa của năm cuối, thời gian này là quá ít để SV có thể 
tiếp cận và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn (Đoàn Phúc Linh Tâm, 2019). Đẩy mạnh việc thực hành 
múa cho người học là một việc cần thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập học phần “Múa và vận động 
theo nhạc” cho SV ngành GDMN, Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc. 
Ảnh 1. Điệu múa dân gian Thái Việt, Tây Bắc: xe khăn (múa khăn) do các diễn viên không chuyên bản Co Ké, 
xã Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu, mùng 05 tháng giêng âm lịch năm 2018 
Ảnh 2. GV Nguyễn Thị Huyền Trang, dạy múa chất liệu Thái Việt Tây Bắc cho SV K58 ĐHGDMN, 
Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, tháng 9/2019 
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn “Múa và vận động theo nhạc” cho sinh viên ngành Giáo dục 
mầm non, Trường Đại học Tây Bắc 
Qua những phân tích, có yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan về việc dạy học môn “Múa và vận động theo 
nhạc” đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về bộ môn này. Đối với GV dạy môn nghệ thuật “Múa và vận động 
theo nhạc” cho các lớp mầm non, cần phải nắm vững kiến thức cơ sở. Để có được điều đó, GV phải trau dồi thường 
xuyên về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 168-171 ISSN: 2354-0753 
171 
- Về chuyên môn: GV phải là người thường xuyên nghiên cứu về phương diện lí thuyết, áp dụng lí thuyết vào 
các phần thực hành. Nếu GV nắm vững lí thuyết và kĩ năng, kĩ xảo khi thực hành thì việc làm mẫu các động tác sẽ 
thuyết phục và gây ấn tượng mạnh với người học. Cho nên, phần thể hiện mô phạm các động tác đơn lẻ và tổng thể 
của ngôn ngữ cơ thể ở người dạy là hết sức quan trọng. Động tác thị phạm (làm mẫu) đóng vai trò rất lớn, bởi nghệ 
thuật âm nhạc hay nghệ thuật múa đều mang tính tư duy hình tượng, thông qua âm thanh và động tác, (ngôn ngữ 
múa) làm cho người nghe và xem cảm nhận được cảm xúc, trạng thái... Cảm xúc đó có thể được diễn tả bằng các 
trạng thái như: hào hứng, xúc động, khó chịu, phản cảm... Như vậy, chúng ta cũng dễ hiểu khi người dạy thực hiện 
động tác mẫu hay múa minh họa mà không đảm bảo những tiêu chí cơ bản của một người dạy múa thì người học sẽ 
đón nhận nguồn cảm xúc nào? Ngược lại, nếu người dạy đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản của điều kiện cần 
và đủ với việc dạy nghệ thuật “Múa và vận động theo nhạc” thì người học sẽ có được sự hứng khởi, cảm xúc tốt khi 
nghe, xem và chuẩn bị thực hành bài học. 
- Về kĩ năng sư phạm: người dạy cần sử dụng ngôn ngữ tế nhị (nhẹ nhàng), chính xác và cần sự súc tích, cô đọng 
về mặt lời thoại (thuyết trình). Thuyết trình ở tốc độ chậm, giải nghĩa, chú thích kĩ, rõ những động tác mình vừa thị 
phạm (làm mẫu). Lí do phải thực hiện như vậy là bởi SV mầm non không phải là SV chuyên ngành múa. Đây là yếu 
tố quan trọng đối với người dạy bộ môn này. Mặt khác, khi soạn giảng cần lưu ý đến mức độ, cấp độ về những bài 
đã và sẽ dạy cho SV mầm non. Nhiệm vụ của SV mầm non là trau dồi kiến thức, tri thức môn “Múa và vận động 
theo nhạc” để sau này tổ chức các hoạt động múa cho trẻ mầm non. Trước khi dàn dựng hay dạy một bài múa cụ thể 
phù hợp với chương trình GDMN, cần phải trang bị cho SV một số các chất liệu (động tác cơ bản về múa trong 
chương trình). GV nên tìm hiểu, nghiên cứu đưa các ý tưởng hợp lí vào từng bài múa cụ thể khi dàn dựng. Khi dàn 
dựng múa cho SV mầm non, GV cần lưu ý hướng dẫn chậm rãi, tinh tế, đơn giản về mặt câu chữ, ngôn từ nhưng 
phải chuẩn xác về động tác thị phạm (làm mẫu) cũng như múa solo (múa mẫu). Để thực hiện được một số tiêu chí 
vừa nêu trong những giải pháp trên, đòi hỏi người dạy phải có sự đam mê nghề nghiệp. Đây là một yếu tố đặc biệt 
quan trọng với những GV nghệ thuật nói chung và đối với GV dạy môn “Múa và vận động theo nhạc” nói riêng. 
3. Kết luận 
Trong việc dạy môn nghệ thuật “Múa và vận động theo nhạc” cho các lớp mầm non, GV cần phải nắm vững kiến 
thức cơ sở của múa cơ bản. Để có được điều đó, GV phải trau dồi thường xuyên về chuyên môn và nghiệp vụ sư 
phạm. GV phải là người thường xuyên nghiên cứu về lí thuyết, để áp dụng vào các phần thực hành. Đối với phương 
tiện, đồ dùng dạy học và lộ trình thực hiện, cần phải có một phòng chức năng, đồng thời có những trang thiết bị phù 
hợp với việc giảng dạy học phần này. Giờ học nên xếp lịch dạy 05 tiết trên một tuần vào một buổi để có đủ thời 
lượng học lí thuyết và thực hành luyện tập. Nếu xếp 05 tiết trên một tuần có thể sẽ kết thúc học phần sớm hơn quy 
định thời gian biểu của một học kì. Tuy nhiên, việc được tập luyện với một thời gian dài trong một buổi sẽ giúp cho 
việc nắm bắt kiến thức của SV ngành GDMN được chắc chắn và sâu sắc hơn. 
Một số nét đặc trưng phù hợp với một GV dạy môn “Múa và vận động theo nhạc” như trên sẽ tạo ra một bầu 
không khí thoải mái, đem lại niềm đam mê cũng như sự hứng khởi đối với người học, từ đó chất lượng giảng dạy và 
học tập sẽ được nâng lên đáng kể khi GV thực hiện tác nghiệp ở học phần này. 
Tài liệu tham khảo 
Đinh Thu Hà (2019). Nhu cầu âm nhạc và nhảy múa đối với tuổi trẻ học đường. Tạp chí Nhịp điệu, số 201, Hội 
Nghệ sĩ múa Việt Nam, tr 47-48. 
Đoàn Phúc Linh Tâm (2019). Nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện múa, thực trạng và giải pháp. Tạp chí Nhịp 
điệu, số 211, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, tr 18-23. 
Lê Thu Trang (2017). Những hạn chế trong Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non và giải pháp khắc phục. Tạp chí 
Giáo dục, số đặc biệt tháng 12, tr 71-76. 
Nguyễn Xuân Bính (1996). Nhất Nam căn bản. NXB Hà Nội. 
Phạm Thị Hòa (2005). Giáo dục Âm nhạc - Tập II. NXB Đại học Sư phạm. 
Trần Minh Trí (2005). Múa. NXB Đại học Sư phạm. 
Trương Văn Sơn, Điêu Thúy Hoàn, Nguyễn Thị Mai Hương (2003). Múa dân gian một số dân tộc vùng Tây Bắc. 
NXB Văn hóa Dân tộc.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_mua.pdf