Thực trạng và giải pháp khai thác tuyến du lịch kết nối di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn với khu vực nam Quảng Nam

Tóm tắt: Hai di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn là

hai điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, du lịch tỉnh Quảng Nam hiện nay chủ

yếu phát triển tại hai di sản này. Các khu vực khác trên địa bàn tỉnh giàu tài nguyên du

lịch nhưng chưa được khai thác đúng mức, trong đó có khu vực Nam Quảng Nam. Xây

dựng các tuyến du lịch kết nối hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn với các

điểm tài nguyên du lịch khu vực Nam Quảng Nam sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm du

lịch, giúp du khách có nhiều sự lựa chọn khi đến tham quan địa bàn tỉnh, đồng thời góp

phần phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội đồng đều giữa các địa phương

pdf 6 trang phuongnguyen 1840
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp khai thác tuyến du lịch kết nối di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn với khu vực nam Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp khai thác tuyến du lịch kết nối di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn với khu vực nam Quảng Nam

Thực trạng và giải pháp khai thác tuyến du lịch kết nối di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn với khu vực nam Quảng Nam
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN 
DU LỊCH KẾT NỐI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN, 
MỸ SƠN VỚI KHU VỰC NAM QUẢNG NAM 
Huỳnh Thanh Siêng 1 
Tóm tắt: Hai di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn là 
hai điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, du lịch tỉnh Quảng Nam hiện nay chủ 
yếu phát triển tại hai di sản này. Các khu vực khác trên địa bàn tỉnh giàu tài nguyên du 
lịch nhưng chưa được khai thác đúng mức, trong đó có khu vực Nam Quảng Nam. Xây 
dựng các tuyến du lịch kết nối hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn với các 
điểm tài nguyên du lịch khu vực Nam Quảng Nam sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm du 
lịch, giúp du khách có nhiều sự lựa chọn khi đến tham quan địa bàn tỉnh, đồng thời góp 
phần phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội đồng đều giữa các địa phương. 
1. Đặt vấn đề 
Quảng Nam được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến với văn hóa đậm đà 
bản sắc, con người xứ Quảng “bỗ bã” nhưng tốt bụng, thẳng tính. Vùng đất hai di sản 
văn hóa thế giới mỗi năm đón hàng triệu lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên du lịch 
Quảng Nam phát triển không đồng đều, nhiều địa phương chưa được khách du lịch đặt 
chân đến. Phần lớn du khách đến tham quan hai di sản phố cổ Hội An và khu đền tháp 
Mỹ Sơn. 
Khu vực Nam Quảng Nam là nơi có gần 30 km bờ biển, nhiều tài nguyên du lịch 
tự nhiên, nhân văn nhưng chưa phát huy hết lợi thế. Hai di sản Hội An và Mỹ Sơn trong 
một không gian chật hẹp phải gồng mình gánh một lượng khách lớn đến thăm quan, gây 
nên tình trạng quá tải về môi trường, cảnh quan, văn hóa Vì vậy khai thác có hiệu quả 
tiềm năng du lịch khu vực nam Quảng Nam, kết nối với hai di sản trên sẽ mở ra cơ hội 
để phát triển hơn không gian kinh tế - xã hội trong tỉnh, giúp đa dạng hóa sản phẩm du 
lịch, là nhu cầu cấp thiết cần phải tính đến trong thời điểm hiện nay. 
2. Nội dung 
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch Hội An và Mỹ Sơn 
Hội An và Mỹ Sơn là hai di sản văn hóa thế giới thu hút khách du lịch nhiều nhất 
tỉnh Quảng Nam. Năm 2013, khách tham quan và lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 
đạt 3.4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt khách, khách nội địa đạt 1,8 
triệu lượt (chiếm 53,0%). Trong tổng số khách đến Quảng Nam nói trên, khách đến 
tham quan Hội An chiếm 47% lượng khách toàn tỉnh, còn khách đến Mỹ Sơn cũng tăng 
nhanh, từ hơn 27,0 nghìn lượt khách năm 1999 tăng lên 230,0 nghìn lượt khách năm 
2013. [1,5] 
1 ThS, Khoa Văn hóa- Du lịch, trường Đại học Quảng Nam 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH ... 
 87 
 Thành phố Hội An thường đạt nhiều danh hiệu do các tổ chức lữ hành quốc tế 
bầu chọn như “Thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á” năm 2013 (do tạp chí Trip 
Advisor bình chọn), “Điểm đến đặc sắc và thu hút khách du lịch nhất khi đến Việt 
Nam” (Huffington Pots - Mỹ), “Thành phố cảnh quan của châu Á” (UN-Habitat), 
“Thành phố lãng mạn của châu Á” năm 2014 (Tạp chí Indiatimes - Ấn Độ).Tuy 
nhiên, sức chứa của di sản Hội An và Mỹ Sơn không lớn, kiến trúc cổ xưa nên không 
gian chật chội. Trong khi đó, sức ép về đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian 
lưu trú, bảo tồn di tích, nâng cao dịch vụ nhằm tăng chi tiêu của du khách là mục tiêu 
quan trọng của ngành du lịch Quảng Nam. 
Các cơ sở lưu trú và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh hiện nay chủ yếu ở 
Hội An (có 134 cơ sở lưu trú các loại với 3.906 phòng). Mật độ khách sạn, resort dày 
đặc nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch, các cơ sở phục vụ ăn uống và tham quan của 
du khách làm cho không gian Hội An ngày càng chật hẹp, bê tông hóa khắp nơi gây 
nên tình trạng phá vỡ cảnh quan phố cổ. Khu đền tháp Mỹ sơn hiện nay ngoài những 
ngọn tháp di sản ra, các dịch vụ khác tại đây rất nghèo nàn, đơn điệu. Khách du lịch chỉ 
đến tham quan, thời gian khám phá không quá 2 giờ, sau đó về Hội An hoặc ra Đà Nẵng 
lưu trú. [2] 
Có thể nói phố cổ Hội An đã thực sự “chật hẹp” đối với du khách, Mỹ Sơn quá 
đơn điệu khiến cho chính quyền Quảng Nam hiện đang loay hoay tìm sản phẩm du lịch 
mới, nhằm đưa du lịch phát Quảng Nam phát triển toàn diện và cân đối giữa các vùng 
lãnh thổ với nhau. 
2.2. Tài nguyên du lịch và thực trạng khai thác du lịch khu vực Nam Quảng Nam 
 2.2.1. Tài nguyên du lịch 
Vùng Nam Quảng Nam bao gồm các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Bắc Trà My, 
Nam Trà My và thành phố Tam Kỳ (chiếm 27,3% diện tích toàn tỉnh)[6]. Khu vực này 
có đầy đủ các tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn nhân văn. Các tài nguyên tự nhiên có hồ 
Phú Ninh (huyện Phú Ninh), rừng núi Ngọc Linh, thác Ba Tầng (Nam Trà My), bãi biển 
Tam Thanh (TP Tam Kỳ), bãi Rạng, Tam Hải, vũng An Hoà, hố Giang Thơm (huyện 
Núi Thành) cùng với đó là hàng loạt các di tích văn hóa, lịch sử như: khu căn cứ 
Nước Oa (huyện Bắc Trà My), nhà lưu niệm cụ Huỳnh (huyện Tiên Phước), di tích 
người Chăm (tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ), địa đạo Kỳ Anh, Văn Thánh – Khổng 
Miếu (TP Tam Kỳ), di tích chiến thắng Núi Thành, các điểm tham quan mới như bảo 
tàng Quảng Nam, tượng đài mẹ Thứ Ngoài ra, Quảng Nam còn có nhiều di sản phi 
vật thể địa phương gắn liền với cộng đồng dân cư như hát múa bả trạo, các lễ hội tâm 
linh, văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số Hầu hết, các tiềm năng trên có thể thu 
hút đầu tư xây dựng thành các điểm du lịch kết nối với hai di sản thế giới. 
Dù có nhiều lợi thế nhưng du lịch Nam Quảng Nam chỉ dừng lại ở dạng tiềm 
năng. Hiện chỉ có hồ Phú Ninh được công ty du lịch Hùng Cường đầu tư khai thác (mới 
ở giai đoạn khởi đầu). Các điểm còn lại chưa được khai thác hoặc khai thác nhỏ lẻ, 
manh mún, tự phát của người dân địa phương. Hiện nay, đến các điểm du lịch này chủ 
yếu là khách tham quan từ các huyện thị lân cận và thành phố Tam Kỳ. Khách du lịch từ 
HUỲNH THANH SIÊNG 
 88 
các nơi khác và từ hai di sản đến rất ít, thỉnh thoảng chỉ có khách Tây ba lô đi theo hình 
thức phượt trong thời gian ngắn. 
Khu vực Nam Quảng Nam có không gian phía đông là một phần của khu kinh tế 
mở Chu Lai, nhận được sự quan tâm lớn của chính quyền địa phương về chính sách 
phát triển, quy hoạch và đầu tư hạ tầng. Một lợi thế ở đây không phải nơi nào cũng có 
được, đó là tam giác “sân bay – cảng biển – nhà ga” trong bán kính chưa đến 10km, gắn 
liền với những bãi biển tuyệt đẹp của huyện Núi Thành và thành phố Tam Kỳ. Đây là 
lợi thế rất lớn và động lực thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn hạ tầng ven biển, 
các huyện miền núi còn kém phát triển là trở ngại lớn nhất để xây dựng các tuyến du 
lịch kết nối di sản với tài nguyên của vùng. 
2.2.2. Hiện trạng khai thác các tuyến du lịch kết nối di sản thế giới với vùng Nam 
Quảng Nam 
Kết nối di sản văn hóa thế giới với các điểm tài nguyên du lịch đang là định 
hướng của ngành du lịch tỉnh Quảng Nam. Đưa Hội An và Mỹ Sơn thành điểm du lịch 
chính thu hút và cung cấp nguồn khách, từ đó kết nối với các điểm du lịch khác có tiềm 
năng, tạo phong phú thêm các tour tuyến, giúp du khách có nhiều sự lựa chọn khi đến 
vùng đất này. 
Đề án phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, khu vực 
Nam Quảng Nam là một trong những điểm được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, mọi ý 
tưởng đều đang tồn tại trên giấy, những việc làm cụ thể vẫn chưa được thực hiện quyết 
liệt. Ngày 13 – 14/6/2014 sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh tổ chức chuyến famtrip đầu 
tiên đến Nam Quảng Nam và hội nghị bàn giải pháp tổ chức tour du lịch về phía nam 
của tỉnh. Các công ty lữ hành đề cao giá trị tài nguyên của vùng nhưng vẫn còn nhiều 
băn khoăn khi đưa vào khai thác thực tiễn. Nguyên nhân chính là sự yếu kém mang tính 
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ phục vụ, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch. Vì 
vậy, đến thời điểm hiện nay, có rất ít các tour du lịch kết nối di sản với vùng này 
Các điểm du lịch Nam Quảng Nam đang đẩy mạnh thu hút khách du lịch từ di sản 
đến tham quan, nghỉ dưỡng, đặc biệt là khách nước ngoài. Đã có một số công ty đưa 
khách lên tham quan khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh. Một số resort ven biển cũng tổ 
chức đưa khách đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là các resort có vốn FDI nước ngoài như Le 
Domaine de Tam Hai (khách chủ yếu đến từ Pháp) Tuy nhiên số lượng không nhiều. 
Các di tích, danh lam thắng cảnh trong vùng phải chờ đợi thêm một thời gian mới thực 
sự được đánh thức khi nhận được sự quan tâm lớn của chính quyền tỉnh Quảng Nam và 
nhà đầu tư. 
2.3. Các giải pháp khai thác tuyến du lịch kết nối di sản thế giới với các điểm tài 
nguyên du lịch tỉnh Quảng Nam 
2.3.1. Đề xuất các tuyến du lịch kết nối di sản văn hóa thế giới với các điểm tài 
nguyên du lịch ở nam Quảng Nam. 
Từ giá trị và ý nghĩa của các điểm tài nguyên kết hợp với cơ sở hạ tầng và cơ sở 
vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú), có thể xây dựng các tuyến du lịch tổng hợp hoặc 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH ... 
 89 
chuyên đề như sau: 
- Tuyến 1: Khám phá di sản và non nước Quảng Nam; Hội An - Mỹ Sơn - Tam 
Kỳ - hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh) (tham quan di sản, du thuyền hồ Phú Ninh và trải 
nghiệm các dịch vụ suối khoáng, thể thao dưới nước). 
- Tuyến 2: Khám phá di sản văn hóa Cham Pa trên đất Quảng; Hội An - Mỹ Sơn 
- Chiên Đàn (huyện Phú Ninh) – Khương Mỹ (huyện Núi Thành), đây là tuyến du lịch 
chuyên đề khám phá các công trình kiến trúc Chăm Pa trên địa bàn tỉnh, chuyên dành 
cho khách Tây. 
- Tuyến 3: Trải nghiệm sông nước xứ Quảng (theo dòng sông Trường Giang): 
Hội An – Tam Thanh (TP Tam Kỳ) – Tam Hòa, Núi Thành (mộ Thủ Thiệm, trang trại 
nuôi tôm trên cát) – Tam Hải, Núi Thành (Bàn Than, mộ cá ông, vũng An Hòa), trải 
nghiệm làm ngư dân làng chài trên vũng An Hòa, Núi Thành 
- Tuyến 4: Khám phá “Miền đất lạ”; Hội An - Tam Kỳ (Văn Thánh - Khổng 
Miếu, bảo tàng Quảng Nam, tượng đài mẹ Thứ) - Tiên Phước (nhà cụ Huỳnh, làng cổ 
Lộc Yên) - Bắc Trà My (khu căn cứ Nước Oa, làng dân tộc thiểu số). 
- Tuyến 5: Theo dòng lịch sử; Hội An – Mỹ Sơn – địa đạo Kỳ Anh (TP Tam Kỳ) 
– chứng tích Núi Thành (huyện Núi Thành) – Khu căn cứ Nước Oa (huyện Bắc Trà 
My), các điểm tham quan gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
- Tuyến 6: Chinh phục núi cao Ngọc Linh; Hội An – núi Ngọc Linh, thác Ba Tầng 
(huyện Nam Trà My), tour du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm. 
2.3.2. Đề xuất một số giải pháp khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch 
Thứ nhất, muốn kết nối thành công tuyến điểm du lịch, yếu tố đầu tiên phải có là 
cơ sở hạ tầng. Mạng lưới giao thông đồng bộ và chất lượng sẽ giúp tiết kiệm thời gian 
đi lại của khách du lịch, giúp gắn kết các điểm du lịch tốt hơn. Khắc phục cảm giác “sợ” 
của khách khi phải ngồi trên phương tiện vận tải quá lâu. Khu vực Nam Quảng Nam 
ngoài thành phố Tam Kỳ và vùng trung tâm huyện Núi Thành, các khu vực còn lại hạ 
tầng kém phát triển. Để vượt qua khoảng cách 120km từ Hội An đến Bắc Trà My, du 
khách phải mất ít nhất 3 giờ đồng hồ, đường hẹp và chất lượng mặt đường xấu gây cảm 
giác khó chịu. Cơ sở hạ tầng du lịch thường gắn liền với cơ sở hạ tầng xã hội, do đó, 
đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ nâng cao cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư, đồng 
thời tạo động lực thu hút nhà đầu tư đến với các điểm du lịch. Có rất nhiều hình thức 
khác nhau để huy động vốn xây dựng hạ tầng như BCC, BOT, BTO, BT, PPP Chấp 
nhận bỏ vốn lớn đầu tư hạ tầng sẽ có cơ hội rất lớn để được “hái quả ngọt” trong phát 
triển kinh tế về sau. 
Thứ hai, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Các điểm du lịch 
tại khu vực Nam Quảng Nam đủ sức hấp dẫn du khách đến tham quan. Tuy nhiên không 
đủ lực để giữ chân du khách trong thời gian dài. Do đó tăng cường xây dựng các dịch 
vụ đặc trưng và bổ sung như nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghiên cứu các sản 
phẩm mới có tính đặc trưng của từng điểm như đến với Phú Ninh là trở về với tự nhiên 
gồm có hồ nước, đảo, các sản phẩm liên quan đến suối khoáng, các trò chơi cảm giác 
HUỲNH THANH SIÊNG 
 90 
mạnh trên hồ tạo điểm nhấn như thuyền kayak, ván bay nước, highwire, zipline, 
flyboard...; Bắc Trà My và Nam Trà My xây dựng các sản phẩm du lịch mạo hiểm, thể 
thao, du lịch sinh thái gắn với núi rừng như Ngọc Linh..., gắn với các di tích lịch sử (căn 
cứ địa cách mạng)... du khách không chỉ dừng lại ở khía cạnh là người tham quan mà 
còn có thể đóng vai các nhân chứng lịch sử để được trải nghiệm...; cùng hàng loạt các 
sản phẩm khác như khám phá văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia làm ngư dân 
làng chài ven biển Tam Hòa, Tam Hải... 
Thứ ba, nguồn nhân lực, chất lượng phục vụ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu 
hút du khách. Đối tượng trực tiếp của ngành du lịch là con người, khác nhau về lứa tuổi, 
văn hóa, nơi đến, nhu cầu.... vì vậy, những người phục vụ trong ngành du lịch đòi hỏi 
phải có sự hiểu biết cao về văn hóa, nghiệp vụ và tâm lý phục vụ. Nguồn nhân lực du 
lịch Quảng Nam hiện nay tập trung chủ yếu ở hai di sản Hội An và Mỹ Sơn. Đây là một 
trong những nơi thu hút nhiều tài năng trong ngành nhất ở miền Trung. Tuy nhiên vùng 
nam Quảng Nam thì ngược lại, nhân lực du lịch là điểm yếu nhất của vùng, vì nơi này 
ngành du lịch chưa thực sự phát triển. Trong vùng bước đầu đã có các cơ sở đào tạo 
nguồn nhân lực cho du lịch tại các trường như đại học Quảng Nam, trung cấp văn hóa – 
nghệ thuật Quảng Nam, tuy nhiên, do khó khăn về cơ sở vật chất và con người nên hầu 
hết các cơ sở này đều đào tạo mang tính hàn lâm, thiếu thực tiễn... 
Thứ tư, chính sách hấp dẫn của nhà nước, cụ thể là tỉnh Quảng Nam và các huyện 
vùng Nam của tỉnh sẽ tạo sức hút đối với nhà đầu tư. Trên cơ sở hệ thống luật pháp 
chung của nhà nước, địa phương phải linh hoạt trong cơ chế trải thảm mời gọi đầu tư. 
Quảng Nam là tỉnh nghèo, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng thiếu. Vì vậy, xây dựng chính 
sách phát triển là yếu tố khả thi nhất để huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển du 
lịch. Trong các ngành kinh tế, du lịch là ngành có sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân 
nhiều nhất, chính các nhà đầu tư này đã đem lại sự thay đổi về diện mạo và các thương 
hiệu lớn cho ngành du lịch Việt như Vinpearland (Nha Trang), Bà Nà Hill (Đà Nẵng), 
Tuần Châu (Hạ Long), Đại Nam (Bình Dương).... ưu đãi về thuế, thủ tục nhanh chóng 
trong cấp phép đầu tư, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường kinh 
doanh minh bạch... là những yếu tố cơ bản tạo động lực cho vùng. 
3. Kết luận 
Quảng Nam là địa phương giàu tiềm năng du lịch, là điểm đến không thể thiếu 
của du khách trên con đường “hành trình di sản miền Trung”. Tuy nhiên hiện nay du 
lịch Quảng Nam chỉ tập trung chủ yếu ở Hội An và Mỹ Sơn, không gian còn lại trong 
tỉnh dù có nhiều điểm du lịch hấp dẫn nhưng chưa thực sự phát triển, trong đó có vùng 
nam Quảng Nam. Vì vậy, xây dựng các tuyến du lịch kết nối di sản thế giới Hội An, Mỹ 
Sơn với các điểm du lịch vùng nam của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phục vụ 
mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao khả năng thu hút khách du lịch trong 
và ngoài nước, phát triển cân đối kinh tế xã hội giữa các vùng miền, phát triển hạ tầng 
và giải quyết việc làm địa phương. 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH ... 
 91 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] UBND thành phố Hội An (2014), Tổng kết thành tựu KTXH thành phố Hội 
An năm 2013. 
[2] UBND tỉnh Quảng Nam (2008), Đề án phát triển du lịch Quảng Nam đến 
năm 2015 và tầm nhìn 2020. 
[3]  
[4]  amtrip/45/14633488. epi 
[5]  
[6]  
Chuyen Muc=162 
Title: CURRENT STATUS AND SOLUTIONS TO CONNECT THE WORLD 
CULTURAL HERITAGES, HOI AN AND MY SON, WITH SOUTHERN AREAS 
IN THE QUANG NAM TOURIST SECTOR 
HUYNH THANH SIENG 
Quang Nam University 
Abstract: The world cultural heritages, Hoi An and My Son, are well-known 
destinations of Quang Nam province and most tourist activities are organized in these 
places. However, other rich tourist areas have not been utilized, particularly the 
southern areas. Connecting Hoi An and My Son with tourist attractions in the southern 
parts of Quang Nam will diversify the local tourism products and services, provide 
more options for travelers when visiting Quang Nam, and contribute to social and 
economic development in the areas. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_khai_thac_tuyen_du_lich_ket_noi_di_s.pdf