Thực trạng và giải pháp cho quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

TÓM TẮT

Sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng (QLRDVCĐ) đóng vai trò cực kỳ

quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt đối với những địa phương có diện tích rừng tự

nhiên lớn và có nhiều đồng bào dân tộc ít người như xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả

đánh giá thực trạng quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Tông cho thấy: Sự tham gia của người dân và

cộng đồng vào công tác quản lý rừng (QLR) ở địa bàn xã Đạ Tông phổ biến ở 2 hình thức đó là đóng góp lao

động và chia sẻ trách nhiệm; Mức độ của sự tham gia là do tác động của thuyết phục, giáo dục mà có. Kết quả

nghiên cứu cũng chỉ ra rằng QLRDVCĐ đã tạo được nguồn sinh kế cho các hộ gia đình, đặc biệt là với nhóm

hộ nghèo, thu nhập từ khoán bảo vệ rừng chiếm tới 54% so với tổng thu nhập của các hộ gia đình thuộc nhóm

này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích

và trình độ nhận thức hạn chế của người dân địa phương đang là những cản trở chính đối với sự tham gia của

người dân vào QLR tại địa bàn nghiên cứu. Do vậy, xác lập rõ ràng quyền sử dụng đất và nghĩa vụ của chủ

rừng; xây dựng cơ chế đặc thù của địa phương để khuyến khích các chủ rừng tăng cường cung ứng các dịch vụ

công cộng; đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, chính quyền địa phương

và cộng đồng là những giải pháp ưu tiên hàng đầu để thu hút sự tham gia của người dân vào QLR.

Từ khóa: Huyện Đam Rông, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng, xã Đạ Tông.

pdf 9 trang phuongnguyen 180
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp cho quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp cho quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Thực trạng và giải pháp cho quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
Lâm học 
44 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 
TẠI XÃ ĐẠ TÔNG, HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG 
Trần Việt Hà1, Nguyễn Trọng Mận2, Phạm Thị Quỳnh1 
1Trường Đại học Lâm nghiệp 
2Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpôk 
TÓM TẮT 
Sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng (QLRDVCĐ) đóng vai trò cực kỳ 
quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt đối với những địa phương có diện tích rừng tự 
nhiên lớn và có nhiều đồng bào dân tộc ít người như xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả 
đánh giá thực trạng quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Tông cho thấy: Sự tham gia của người dân và 
cộng đồng vào công tác quản lý rừng (QLR) ở địa bàn xã Đạ Tông phổ biến ở 2 hình thức đó là đóng góp lao 
động và chia sẻ trách nhiệm; Mức độ của sự tham gia là do tác động của thuyết phục, giáo dục mà có. Kết quả 
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng QLRDVCĐ đã tạo được nguồn sinh kế cho các hộ gia đình, đặc biệt là với nhóm 
hộ nghèo, thu nhập từ khoán bảo vệ rừng chiếm tới 54% so với tổng thu nhập của các hộ gia đình thuộc nhóm 
này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích 
và trình độ nhận thức hạn chế của người dân địa phương đang là những cản trở chính đối với sự tham gia của 
người dân vào QLR tại địa bàn nghiên cứu. Do vậy, xác lập rõ ràng quyền sử dụng đất và nghĩa vụ của chủ 
rừng; xây dựng cơ chế đặc thù của địa phương để khuyến khích các chủ rừng tăng cường cung ứng các dịch vụ 
công cộng; đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, chính quyền địa phương 
và cộng đồng là những giải pháp ưu tiên hàng đầu để thu hút sự tham gia của người dân vào QLR. 
Từ khóa: Huyện Đam Rông, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng, xã Đạ Tông. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thực tế cho thấy tại Việt Nam thì cộng 
đồng dân cư là đối tượng thích hợp để quản lý 
các diện tích rừng phòng hộ xa dân cư nơi mà 
các tổ chức, cơ quan Nhà nước gặp khó khăn 
trong các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Điểm 
tích cực của hình thức quản lý rừng này thể 
hiện ở sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng 
vào các hoạt động quản lý bảo vệ những diện 
tích rừng không thuộc quyền sử dụng của họ 
(Nguyễn Hồng Quân và cộng sự, 2015). Trong 
thời gian qua, một số diện tích rừng đã được 
Nhà nước thử nghiệm giao cho cộng đồng 
thôn, buôn quản lý đều thu được kết quả tốt, 
chất lượng rừng ngày càng được nâng lên rõ 
rệt. Do đó, QLRDVCĐ đang trở thành phương 
thức quản lý rừng có hiệu quả được quan tâm, 
khuyến khích phát triển (Trần Việt Hà và cộng 
sự, 2015). 
Xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm 
Đồng là nơi đồng bào các dân tộc Chil; 
M`Nông và người Kinh sinh sống xen kẽ, đây 
còn là khu vực tiếp giáp với rừng phòng hộ đầu 
nguồn Sêrêpôk và VQG Bidoup Núi Bà. Vì 
vậy, sự tham gia của người dân vào các hoạt 
động QLR, là vấn đề khá nhạy cảm và quan 
trọng. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác 
bảo về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã 
Đạ Tông, các cơ quan quản lý rừng phòng hộ 
và rừng đặc dụng đã thực hiện nhiều giải pháp 
lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào QLR, 
đặc biệt là đã triển khai khoán bảo vệ rừng cho 
cộng đồng. 
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu 
thực trạng quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại 
xã Đạ Tông làm cơ sở để đề xuất một số giải 
pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bền 
vững tài nguyên rừng và phát triển sinh kế tại 
địa phương. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng 
Hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng 
trên địa bàn xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, 
tỉnh Lâm Đồng. 
2.2. Nội dung 
- Thực trạng công tác QLRDVCĐ tại xã Đạ 
Tông; 
- Sự tham gia của người dân vào 
QLRDVCĐ tại xã Đạ Tông; 
- Thuận lợi và khó khăn trong phát triển 
QLRDVCĐ tại xã Đạ Tông. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
Lâm học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 45 
a. Tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp: 
Kế thừa các nguồn tài liệu tại địa phương, 
các kết quả đã có trước đây của các công trình 
khoa học trên cơ sở phân tích có chọn lọc, 
gồm: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân 
sinh kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu; 
những kết quả nghiên cứu đã công bố về lâm 
nghiệp cộng đồng tại khu vực nghiên cứu; các 
báo cáo kết quả hoạt động QLR của các 
chương trình, dự án và các cơ quan quản lý 
lâm nghiệp tại địa phương. 
b. Phương pháp thu thập thông tin hiện 
trường: 
Số liệu điều tra được thu thập tại 3 thôn (Mê 
Ka, Đa Nhinh 1, Đa Nhinh 2) dựa vào tiêu chí 
chọn thôn điểm bao gồm: (i)- khu vực tiếp giáp 
với rừng phòng hộ đầu nguồn Sêrêpôk; (ii)- 
Đại diện cho các nhóm dân tộc thiểu số đặc 
trưngở địa phương; (iii)- Có các hộ gia đình 
tham gia thực hiện các hoạt động quản lý rừng. 
Phỏng vấn hộ gia đình: Sử dụng công cụ 
phân loại hộ gia đình (Lê Hưng Quốc và công 
sự, 1998) chia toàn thể các hộ thành 3 nhóm 
(nghèo, trung bình, khá). Với mỗi nhóm hộ, 
lập danh sách các hộ gia đình có tham gia các 
hoạt động QLRDVCĐ, sau đó chọn ngẫu nhiên 
3 - 5 hộ để phỏng vấn. 
Phỏng vấn cá nhân: Sử dụng phương pháp 
phỏng vấn bán định hướng, áp dụng với 2 
nhóm đối tượng: Nhóm 1 gồm 3 - 5 cá nhân là 
cán bộ của Ban QLRPH đầu nguồn Sêrêpôk, 
nhóm 2 gồm các cá nhân là cán bộ xã (2 
người) và cán bộ thôn bản (mỗi thôn 2 người). 
Nội dung phỏng vấn gồm: Các thông tin chung 
về tình hình sử dụng đất đai, quản lý tài 
nguyên rừng tại địa phương; các chủ trương, 
chính sách, chương trình, dự án liên quan đến 
QLR của chính quyền cơ sở; Các hình thức 
QLRDVCĐ đã và đang triển khai; Vai trò của 
người dân và cộng đồng trong các hoạt động 
QLRDVCĐ; Đánh giá hiệu quả các hoạt động 
QLRDVCĐ tại địa phương. 
Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm thảo luận gồm 
từ 5 - 7 người, có tuổi đời từ 25 đến 60 tuổi, là 
những người có uy tín trong cộng đồng và có 
kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm 
nghiệp. Mỗi thôn điểm tiến hành 1 cuộc thảo 
luận nhóm. Nội dung thảo luận bao gồm: Các 
qui ước, thể chế của địa phương liên quan đến 
quản lý tài nguyên rừng và sự ảnh hưởng của 
chúng tới việc ra quyết định của người dân và 
cộng đồng; Các kiến thức địa phương và kinh 
nghiệm liên quan đến QLR; Các giải pháp tiềm 
năng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động 
QLRDVCĐ tại địa phương. 
c. Phương pháp xử lý số liệu: 
Thông tin thu thập được được phân loại và 
tổng hợp bằng phương pháp thống kê thông 
dụng trên phần mềm Excel 2017. Kết quả xử lý 
thông tin được thể hiện ở dạng liệt kê, mô tả và 
mô phỏng bằng biểu đồ, hình ảnh và bảng. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thực trạng công tác quản lý rừng dựa 
vào cộng đồng tại xã Đạ Tông 
3.1.1. Các hình thức QLRDVCĐ tại xã Đạ 
Tông 
Số liệu chi tiết về diện tích rừng tại địa bàn 
xã Đạ Tông được trình bày tại bảng 1. 
Bảng 1. Diện tích rừng phân theo chủ thể quản lý tại xã Đạ Tông 
TT Chủ rừng 
Tổng 
diện tích 
(ha) 
Diện tích các loại rừng (ha) 
Rừng 
đặc dụng 
Rừng 
phòng hộ 
Rừng 
sản xuất 
1 Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà 1.080,00 1.080,00 0 0 
2 Ban QLRPH Sêrêpôk 10.630,94 0 8.016,62 2.614,32 
3 Doanh nghiệp (05DN) 462,06 0 351,38 110,68 
Tổng 12.173,00 1.080,00 8.368,00 2.725,00 
Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông (2017) 
Kết quả tại bảng 1 cho thấy toàn bộ diện 
tích rừng trên địa bàn xã Đạ Tông là 12.173,00 
ha, chia theo mục đích sử dụng gồm 1.080,00 
ha rừng đặc dụng; 8.368,00 ha rừng phòng hộ 
và 2.725,00 ha rừng sản xuất. Các diện tích 
rừng kể trên hiện đang thuộc quyền quản lý 
Lâm học 
46 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
của 02 nhóm chủ rừng gồm các chủ rừng là tổ 
chức nhà nước và nhóm chủ rừng là các doanh 
nghiệp. Cộng đồng dân cư thôn và các hộ gia 
đình không phải là đối tượng được giao rừng 
để quản lý, ngoài những diện tích đất lâm 
nghiệp hiện đang sử dụng để trồng Cà phê. 
Thực tế cho thấy các hộ gia đình ở xã Đạ 
Tông đang tham gia vào công tác quản lý rừng 
(QLR) dưới các hình thức khác nhau, nhưng về 
cơ bản thì họ chỉ tham gia vào QLR của các 
đơn vị chủ rừng khác thông qua các hợp đồng 
thuê nhân công hoặc khoán bảo vệ rừng. Các 
đơn vị chủ rừng gồm Vườn Quốc gia Bidoup 
Núi Bà; Ban QLRPH Sêrêpôk và các doanh 
nghiệp đã tiến hành khoán bảo vệ rừng cho các 
nhóm hộ gia đình dưới hình thức ký hợp đồng 
thỏa thuận giữa bên chủ rừng và bên nhận 
khoán, thời hạn hợp đồng là 01 năm và thanh 
toán tiền công theo quý. 
3.1.2. Kết quả các hoạt động quản lý rừng tại 
xã Đạ Tông 
Đam Rông là một trong những huyện là điểm 
nóng về vi phạm luật BV&PTR. Tình trạng phá 
rừng, lấn chiếm đất và đốt rẫy gây cháy rừng vẫn 
diễn ra thường xuyên, gây nhiều khó khăn trong 
công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Diễn 
biến tình hình phá rừng và làm cháy rừng tại xã 
Đạ Tông giai đoạn 2015 - 2018 được trình bày 
tại hình 1. 
Hình 1. Diễn biến tình hình phá và làm cháy rừng tại xã Đạ Tông giai đoạn 2015 – 2018 
Kết quả cho thấy tình trạng vi phạm Luật 
BV&PTR tại Đạ Tông phổ biến ở các hành vi 
phá rừng, khai thác trái phép và làm cháy rừng. 
Đặc biệt là tình trạng phá rừng, trong những 
năm qua vẫn diễn ra thường xuyên, cá biệt là 
năm 2016 trên địa bàn xã đã để xảy ra 17 vụ 
phá rừng, gây thiệt hại 9,04 ha rừng, với 13,65 
m3 lâm sản bị phát hiện. Tình trạng khai thác 
trái phép trong hai năm trở lại đây cũng có 
chiều hướng gia tăng về mức độ thiệt hại lâm 
sản, năm 2018 đã phát hiện 15,93 m3 lâm sản 
bị khai thác trộm mặc dù số vụ vi phạm có 
giảm nhẹ. Tình trạng gây cháy rừng gồm cả có 
chủ ý và vô ý vẫn diễn ra hàng năm và chưa có 
dấu hiệu thuyên giảm. Năm 2017 đã để xảy ra 
2 vụ cháy rừng, thiệt hại lên tới 17,93 ha rừng. 
3.1.3. Thu nhập của người dân từ QLRDVCĐ 
Nghiên cứu đã điều tra thu nhập của các hộ 
dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tại 3 
thôn: Mê Ka, Đa Nhinh 1, Đa Nhinh 2 theo 3 
đối tượng khá, trung bình và nghèo. Kết quả 
xác định tỷ lệ thu nhập trung bình theo cơ cấu 
nguồn thu được trình bày tại hình 2. 
Kết quả cho thấy cơ cấu thu nhập ở các 
nhóm hộ phân theo khả năng kinh tế ở các thôn 
có sự khác biệt. Các nhóm hộ nghèo và trung 
bình chỉ có 2 nguồn thu nhập chính là thu từ 
trồng Cà phê và nguồn nhận khoán bảo vệ 
rừng. Trong khi đó nhóm hộ khá lại có các 
nguồn thu nhập khác bao gồm trồng trọt, kinh 
doanh, buôn bán, tiền lương, dịch vụ... ngoài 
hai nguồn thu kể trên. 
Cơ cấu thu nhập từ nguồn khoán bảo vệ 
rừng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm hộ 
Lâm học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 47 
nghiên cứu. Cụ thể: Đối với nhóm hộ khá, 
nguồn thu từ nhận khoán bảo vệ rừng chỉ 
chiếm 11% tổng thu nhập, trong khi đó con số 
này tăng lên 34% đối với nhóm hộ trung bình 
và đạt tới 54% đối với nhóm hộ nghèo. Như 
vậy, đối với nhóm hộ nghèo nguồn thu nhập từ 
nhận khoán bảo vệ rừng có vai trò hết sức quan 
trọng trong việc duy trì cuộc sống. 
Hình 2. Cơ cấu thu nhập trung bình của nhóm hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng 
(Ghi chú: Các khoản thu nhập khác bao gồm dịch vụ, kinh doanh buôn bán, 
 tiền lương hàng tháng) 
3.2. Sự tham gia của người dân vào 
QLRDVCĐ 
3.2.1. Hình thức tham gia của người dân vào 
QLRDVCĐ 
Trên địa bàn xã Đạ Tông hiện các đơn vị chủ 
rừng đang quản lý một diện tích rừng rất lớn, 
phân bố chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, lại 
chưa có mốc ranh giới rõ ràng nên việc tổ chức 
hình thức QLRDVCĐ là phù hợp và có tiềm 
năng phát triển tốt. Tuy nhiên, hình thức và mức 
độ tham gia của người dân vào QLR ở các đơn 
vị chủ rừng khác nhau là không giống nhau. Kết 
quả điều ra sự tham gia của người dân trong các 
hoạt động quản lý rừng của các đơn vị được 
trình bày tại bảng 2. 
Đối với VQG Bidoup Núi Bà và Ban 
QLRPH Sêrêpôk thì các hộ gia đình và cộng 
đồng đang tham gia dưới 2 hình thức phổ biến. 
Thứ nhất là cung cấp nhân công theo hợp đồng 
thời vụ; thứ hai là tham gia nhận khoán BVR 
với các đơn vị chủ rừng thông qua hợp đồng 
thuê khoán, với vai trò là bên cung cấp nhân 
công. Tuy nhiên, về cách tổ chức thực hiện 
nhiệm vụ thì ngoài việc khoán BVR cho các 
HGĐ, các chủ rừng đã phối hợp với các cơ 
quan chuyên trách và chính quyền địa phương 
xây dựng các Tổ BVR để hình thành lên một 
lực lượng QLBVR tại địa phương. 
Kết quả phỏng vấn cho thấy các thành viên 
của Tổ BVR được tập huấn nghiệp vụ, tham 
gia vào việc lập kế hoạch với sự hướng dẫn 
của cán bộ Kiểm lâm và cùng các cán bộ địa 
phương và Kiểm lâm viên triển khai các hoạt 
động tại hiện trường. Do đó có thể sơ bộ đánh 
giá rằng các HGĐ người dân ở Đạ Tông tham 
gia vào QLR với hình thức đóng góp lao động 
và chia sẻ trách nhiệm. 
Các doanh nghiệp đang quản lý rừng trên 
địa bàn hoạt động cũng giống như với các đơn 
vị chủ rừng là tổ chức Nhà nước. Người dân 
cũng đang tham gia vào các hoạt động bảo vệ, 
phòng cháy chữa cháy và trồng rừng của các 
doanh nghiệp. Tuy nhiên về cách tổ chức hoạt 
động thì có sự khác biệt. Với các doanh nghiệp 
thì người dân đơn thuần là bên cung cấp lao 
động theo hợp đồng thời vụ. 
Tóm lại, với sự phân chia hình thức của sự 
tham gia dựa trên sự đóng góp của người dân 
Lâm học 
48 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
thành 4 loại gồm: 1) Đóng góp lao động; 2) 
Chia sẻ chi phí; 3) Chia sẻ trách nhiệm và 4) 
Chia sẻ quyền quyết định thì sự tham gia của 
người dân và cộng đồng vào công tác QLR ở 
địa bàn xã Đạ Tông phổ biến ở 2 hình thức đó 
là: 1) Đóng góp lao động và 2) Chia sẻ trách 
nhiệm. 
Bảng 2. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý rừng 
Hoạt động 
VQG Bidoup Núi Bà và 
Ban QLRPH Sêrêpôk 
Doanh nghiệp 
Sự tham gia của 
người dân và 
cộng đồng 
Cách thức tổ chức 
hoạt động 
Sự tham gia của 
người dân và 
cộng đồng 
Cách thức tổ 
chức hoạt động 
Bảo vệ rừng - Tuần tra, kiểm tra 
BVR. 
- Phát hiện, ngăn 
chặn, báo cáo các 
hành vi vi phạm luật 
BV & PTR. 
- Tham gia giải tỏa 
các diện tích đât lâm 
nghiệp bị lấn chiếm; 
các vị trí khai thác 
khoáng sản trái phép. 
- Chủ rừng giao khoán 
BVR cho các nhóm hộ 
theo hợp đồng và trả 
lương theo quí. 
- Tổ chức các nhóm 
BVR để phối hợp 
cùng triển khai hoạt 
động với các lực 
lượng chức năng khác. 
- Tuần tra, kiểm 
tra BVR. 
- Phát hiện, ngăn 
chặn, báo cáo các 
hành vi vi phạm 
Luật BV & PTR. 
- Doanh nghiệp 
thuê nhân công 
theo hợp đồng. 
Phòng chống 
cháy rừng 
- Nhận khoán xây 
dựng Pa Nô tuyên 
truyền; làm đường 
PCCCR, làm chòi 
canh lửa, thu gom 
vật liệu cháy. 
- Chữa cháy rừng. 
- Hợp đồng thuê nhân 
công theo tổ, nhóm, cá 
nhân. 
- Tập huấn kỹ thuật 
cho người dân. 
- Chủ rừng giám sát 
thi công và nghiệm thu 
công trình. 
- Tham gia chữa 
cháy rừng. 
- Doanh nghiệp 
huy động nhân 
công theo thời vụ. 
Trồng rừng - Cung cấp nhân 
công để thực hiện 
các công trình lâm 
sinh. 
- Nhận khoán chăm 
sóc rừng trồng 3 năm 
đầu. 
- Nhận khoán BVR 
mới trồng. 
- Khoán gọn theo diện 
tích cho người dân. 
- Chủ rừng cung cấp 
cây giống và hướng 
dẫn kỹ thuật. 
- Chủ rừng giám sát 
thi công và nghiệm thu  ...  người dân vào 
QLRDVCĐ 
Mức độ tham gia có thể được đánh giá ở các 
cấp độ khác nhau. Việc đánh giá này thường 
dựa trên mức độ kiểm soát của người trong 
cộng đồng, tiềm lực để hành động và quyền sở 
hữu của người trong trong cộng đồng trước 
những vấn đề về quản lý tài nguyên nói chung 
(Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự, 2005). Dựa trên 
cách đánh giá đó có thể chia mức độ tham gia 
thành 5 cấp khác nhau từ thấp lên cao, cụ thể 
như sau: (1) -Tham gia vì nghĩa vụ mang tính 
hành chính; (2) - Tham gia từ động lực lợi ích 
trước mắt; (3) - Tham gia do thuyết phục, giáo 
dục; (4) - Tham gia do nhu cầu học tập và (5) - 
Tham gia do nhu cầu hợp tác. 
Nếu áp dụng cách phân chia kể trên thì mức 
độ tham gia của người dân Đạ Tông vào QLR 
đang ở mức độ thấp, cụ thể là tham gia từ động 
lực lợi ích trước mắt (động lực tài chính) vì rõ 
Lâm học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 49 
ràng rằng các HGD nhận khoán BVR chắc 
chắn phải đặt ra yêu cầu về số tiền nhận được 
từ các hợp đồng nhận khoán và trước khi tham 
những hoạt động QLR sẽ đặt ra yêu cầu được 
hưởng lợi ích gì. 
Cũng có thể đặt vấn đề rằng sự tham gia của 
người dân và cộng đồng chịu nhiều ảnh hưởng 
của công tác vận động, tuyên truyền về pháp 
luật của Nhà nước liên quan đến BV&PTR, 
cũng như ảnh hưởng từ các qui định trong Qui 
ước cộng đồng về BVR. Kết quả này tương 
đồng với nhận định của tác giả Nguyễn Thị 
Phương (2003). Đây có thể coi là mức độ tham 
gia do thuyết phục, giáo dục là cấp độ tham gia 
cao hơn so với tham gia từ động lực tài chính 
trước mắt, những người tham gia được học tập, 
tuyên truyền về lợi ích nhiều mặt của rừng vai 
trò của chính họ trong công tác QLBV, từ đó 
nhận thức của họ về vai trò và trách nhiệm của 
mình đối với rừng và với cộng đồng ngày một 
nâng cao. 
3.3. Tiềm năng phát triển QLRDVCĐ 
3.3.1. Thuận lợi trong QLRDVCĐ tại xã 
Đạ Tông 
a. Sự quan tâm của chính quyền địa phương: 
Hàng năm Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị 
quyết chuyên đề về công tác QLBVR và tài 
nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó UBND xã đã 
xây dựng được Phương án bảo vệ rừng cụ thể 
làm căn cứ thực hiện; thường xuyên chỉ đạo ban 
lâm nghiệp xã phối hợp với các chủ rừng, các 
ban ngành tăng cường tuần tra, kiểm tra truy 
quét, đặc biệt là các khu vực trọng điểm như các 
tiểu khu 67, 72, 105, 106, 108 và 109. Kiên 
quyết thu hồi diện tích rừng bị phá, lấn chiếm để 
tổ chức trồng lại rừng hoặc xúc tiến tái sinh tự 
nhiên. Đối với khu vực giáp ranh với huyện Lạc 
Dương, tỉnh Đắc Lắc đã thường xuyên bố trí lực 
lượng QLK BVR để tuần tra, canh gác nhằm 
phát hiện các hành vi xâm hại rừng của những kẻ 
lợi dụng khu vực giáp ranh. 
Chính quyền địa phương và các chủ rừng đã 
thực hiện tốt công tác rà soát, bình bầu đối với 
các hộ được nhận khoán BVR, chú trọng tới các 
đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng 
bào dân tộc thiểu số, công tác tuyên truyền được 
chú trọng nên khi giải toả đất lâm nghiệp của các 
hộ dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất 
đều được diễn ra theo kế hoạch, các hộ đều tự 
nguyện trả lại đất cho nhà nước để trồng lại rừng 
mà không có phản ứng hay chống đối lực lượng 
giải tỏa. 
b. Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức cộng đồng: 
QLRDVCĐ phải lấy các tổ chức cộng đồng 
làm nòng cốt, hiện tại ở từng thôn đã có những tổ 
chức cộng đồng sẵn có, phát huy được vai trò 
của các tổ chức này đã đem lại nhiều thuận lợi 
cho công tác QLR ở địa phương. Chi tiết về vai 
trò của các tổ chức cộng đồng liên quan đến 
QLR ở cấp thôn cụ thể như sau: 
Già làng: trong các thôn ở Đạ Tông đều có 
Già làng hay Trưởng làng là người đứng đầu bộ 
máy tự quản của mỗi làng. Già làng là người 
có uy tín nhất trong làng nên tiếng nói của Già 
làng rất có giá trị trong điều hành công việc 
chung của làng và đặc biệt là trong việc xây 
dựng, tuyên truyền và vận dụng Qui ước, 
hương ước BVR của các thôn. 
Trưởng thôn: Trưởng thôn là người đại 
diện, chịu trách nhiệm với chính quyền địa 
phương trực tiếp quản lý các vấn đề về hành 
chính trong thôn, được tham gia các khóa tập 
huấn về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến 
QLBVR. Trưởng thôn là người tham gia và các 
hoạt động tổ chức, thực hiện và giám sát toàn 
bộ các hoạt động BVR, tuyên truyền giáo dục 
pháp luật, xây dựng các tổ BVR, vận động 
quần chúng nhân dân tham gia PCCCR 
trong địa bàn của thôn mình. 
Trưởng họ: là người đứng đầu mỗi dòng họ, 
chịu trách nhiệm quản lý gia đình, dòng họ, 
tham gia hòa giải các mâu thuẩn, trong dòng 
họ, đưa ra quyết định xử phạt, răn đe trong 
dòng họ khi có thành viên sai phạm. Đây là 
người có uy tín nhất đại diện cho một nhóm 
người có huyết thống gần nhau, rất thích hợp 
để làm trưởng các Tổ BVR. 
Tổ trưởng Tổ BVR: Tổ trưởng là người vừa 
trực tiếp tham gia công tác BVR, vừa chịu 
trách nhiệm quản lý tổ viên, điều động, phân 
công, sắp xếp tổ viên theo yêu cầu công việc, 
tham mưu, đề xuất cho chính quyền và chủ 
Lâm học 
50 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
rừng về nhu cầu nhận khoán, thanh lý hợp 
đồng và các vấn đề về BVR. 
Các tổ chức đoàn thể như: Hội cựu chiến 
binh; Hội phụ nữ; Đoàn thanh niên: là những 
lực lượng đi tiên phong trong các hoạt động 
PCCCR và là lực lượng bổ sung cho các Tổ 
BVR. 
3.3.2. Các khó khăn trong QLRDVCĐ tại xã 
Đạ Tông 
a. Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ 
Do sự bất cập trong chủ trương giao đất, 
giao rừng trong thời gian trước và hiện tại cơ 
chế bồi thường khi thu hồi rừng và đất rừng đã 
giao chưa rõ ràng nên việc điều chỉnh giấy 
chứng nhận quyền sử dụng đất của các đơn vị 
chủ rừng tại khu vực nghiên cứu chưa được 
thực hiện kịp thời, hợp lý, dẫn đến sự chồng 
lấn giữa đất của các HGĐ và của chủ rừng 
khác. Mặt khác, việc cắm mốc ranh giới phân 
định giữa diện tích của VQG, Ban QLRPH với 
đất của công đồng dân cư chưa được thực hiện 
do chưa bố trí được kinh phí nên đã tạo kẽ hở 
cho một số đối tượng lấn chiếm đất. 
Việc thu hút cộng đồng dân cư tham gia 
QLR trên thực tế vẫn còn gặp rất nhiều khó 
khăn và vướng mắc về cách làm, về cơ chế, 
chính sách cũng như hiệu quả thực tế của 
những mô hình lâm nghiệp cộng đồng chưa rõ 
ràng, đòi hỏi sự hoàn thiện hơn về chính sách 
và sự nỗ lực hơn nữa của các bên liên quan 
trong cơ chế cùng tham gia QLR. 
Nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động 
QLRDVCĐ đang chủ yếu phụ thuộc vào 
nguồn ngân sách nhà nước hàng năm. Các 
nguồn thu khác thường chỉ đủ chi phục vụ cho 
hoạt động bộ máy và hoạt động chuyên môn, 
không thể đủ để phục vụ cho những hoạt động 
xây dựng cơ bản, di dân hoặc đền bù để giải 
quyết chồng lấn... làm ảnh hưởng không nhỏ 
đến các hoạt động BV&PTR. 
b. Sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích 
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để 
phát triển các diện tích trồng Cà phê được cho 
là vấn đề nhạy cảm và có chiều hướng diễn 
biến phức tạp ở các xã trong huyện Đam Rông 
nói chung và ở Đạ Tông nói riêng. 
Các HGĐ đang sử dụng toàn bộ cả diện tích 
đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp để trồng Cà 
phê. Như vậy, rõ ràng là đã có sự thay đổi về 
bản chất mục đích sử dụng đất ở Đạ Tông. 
Trước sức hấp dẫn của cây Cà phê thì việc mở 
rộng diện tích trồng trọt của các HGD là 
nguyên nhân chính dẫn đến các hành động phá 
rừng và lấn chiếm đất của các đơn vị chủ rừng 
trên địa bàn nghiên cứu. 
c. Trình độ nhận thức của người dân hạn chế 
Kết quả phỏng vấn về trình độ văn hóa của 
người dân Đạ Tông được thống kê ở bảng 3. 
Bảng 3. Thống kê trình độ văn hóa của người dân tại các thôn là điểm nghiên cứu 
Trình độ văn hóa 
Thôn 
Đa Nhinh 1 
Thôn 
Đa Nhinh 2 
Thôn 
Mê Ka 
Số 
người 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
người 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
người 
Tỷ lệ 
(%) 
Mù chữ 260 76,69 180 78,26 180 76,92 
Tiểu học 39 11,51 20 8,70 21 8,98 
Trung học cơ sở 22 6,49 14 6,08 15 6,41 
Trung học phổ thông 18 5,31 16 6,96 18 7,69 
Tổng 339 100 230 100 234 100 
Từ số liệu ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ mù chữ ở 
khu vực nghiên cứu đặc biệt cao, chiếm tỷ lệ từ 
76,69 (thôn Đa Nhinh 1) đến 78,26 (thôn Đa 
Nhinh 2), trong khi đó số người có trình độ 
trung học phổ thông chỉ đạt từ 5,31% (thôn Đa 
Nhinh 1) đến 7,69% (thôn Mê Ka), còn lại là 
trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Do trình độ 
văn hóa thấp nên việc tiếp cận với tiến bộ khoa 
học gặp nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng canh 
tác lạc hậu, đói ngèo làm giảm động lực tham 
gia bảo vệ rừng của người dân trong khu vực. 
Nhận thức về vai trò của rừng thấp, không ý 
thức được giá trị của tài nguyên thiên nhiên 
dẫn đến các hành vi phá rừng rất nguy hiểm và 
nghiêm trọng, điển hình là hiện tượng người 
dân ken, khoanh gốc cây làm cây chết đứng rất 
Lâm học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 51 
nhanh nhưng lại rất khó phát hiện để bắt quả 
tang đối tượng vi phạm. Việc sử dụng hóa chất 
tràn lan để diệt cây, cỏ làm giảm khả năng tái 
sinh của rừng và ảnh hưởng đến môi trường 
sinh thái là những điểm yếu ảnh hưởng nghiêm 
trọng tới ĐDSH và QLRBV. 
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiềm 
năng QLRDVCĐ 
Trên cơ sở các kết quả thu được từ thực trạng 
QLRDVCĐ tại xã Đạ Tông, nghiên cứu đề xuất 
một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của 
người dân vào QLRDVCĐ tại khu vực như sau: 
- Xây dựng cơ chế khuyến khích cho cả hai 
phía, dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, cụ thể là 
nếu chủ rừng tích cực phối hợp với cộng đồng để 
cùng quản lý rừng thì rừng của họ sẻ được bảo 
vệ rừng hiệu quả hơn, trong khi đó nếu cộng 
đồng hưởng ứng tích cực và tham gia các hoạt 
động quản lý rừng cùng với chủ rừng sẽ đem lại 
nguồn thu nhập ổn định và có cơ hội phát triển 
sinh kế dựa vào dịch vụ môi trường rừng. 
- Có cơ chế đặc thù của địa phương để 
khuyến khích các chủ rừng tăng cường cung 
ứng các dịch vụ công cộng như du lịch sinh 
thái, nghỉ dưỡng... với sự tham gia của cộng 
đồng để kết hợp vừa bảo tồn môi trường sinh 
thái vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho người 
dân địa phương. 
- Củng cố các tổ chức cộng đồng hiện có tại 
các thôn để nâng cao năng lực của cộng đồng. 
Rà soát, bổ sung các qui định trong Qui ước đã 
xây dựng để Qui ước thực sự gần gũi với người 
dân, tránh tính hình thức, dễ dàng đi vào cuộc 
sống của họ, tạo điều kiện để phát huy vai trò 
đích thực của cộng đồng địa phương. 
- Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan 
quản lý nhà nước về lâm nghiệp, chính quyền 
địa phương và cộng đồng trong việc xây dựng 
kế hoạch, thực thi và giám sát các hoạt động 
QLBVR để thu hút sự tham gia của cộng đồng 
vào QLBVR. 
4. KẾT LUẬN 
QLRDVCĐ đang tồn tại ở khu vực nghiên 
cứu là mô hình khoán BVR theo nhóm HGĐ 
thông qua hợp đồng có thời hạn giữa các đơn 
vị chủ rừng với các HGĐ. Trên cơ sở đó, tại xã 
Đạ Tông đã hình thành lên một lực lượng 
QLR. Cơ cấu tổ chức bộ máy để thực hiện 
nhiệm vụ QLR trên địa bàn nghiên cứu. Sự 
tham gia của người dân và cộng đồng vào công 
tác QLR ở địa bàn xã Đạ Tông phổ biến ở 2 
hình thức đó là đóng góp lao động và chia sẻ 
trách nhiệm, ở mức độ của sự tham gia là do 
tác động của thuyết phục, giáo dục mà có. 
QLRDVCĐ đã tạo được nguồn sinh kế cho 
các HGĐ. Trong cơ cấu thu nhập của các 
nhóm HGĐ, ngoài nguồn thu chính từ Cà phê 
thì thu nhập từ khoán BVR cũng có tỷ trọng 
lớn. Đặc biệt thu nhập từ khoán BVR có ảnh 
hưởng mạnh nhất đối với các HGĐ nhóm 
nghèo, chiếm tỷ trọng tới 54% trong cơ cấu thu 
nhập của các HGĐ nhóm này. 
Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, sử dụng 
đất lâm nghiệp sai mục đích và trình độ nhận 
thức hạn chế của người dân đang là những hạn 
chế gây nhiều cản trở đối với sự tham gia của 
người dân vào QLR ở địa bàn nghiên cứu. Vì 
vậy, xác lập rõ ràng quyền sử dụng đất và 
nghĩa vụ của chủ rừng để tạo hành lang pháp 
lý; xây dựng cơ chế đặc thù của địa phương để 
khuyến khích các chủ rừng tăng cường cung 
ứng các dịch vụ công cộng; đẩy mạnh sự phối 
hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lâm 
nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng 
là những giải pháp ưu tiên hàng đầu để thu hút 
sự tham gia của người dân vào QLR. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Hưng Quốc, Đỗ Văn Nhuận, Chu Thị Hảo, 
Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Văn Nghiêm, 1998. Phương 
pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân 
trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm. Bộ NN và 
PTNT - Dự án Tăng cường khả năng tư vấn cấp bộ. 
NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
2. Nguyễn Bá Ngãi, Đinh Đức Thuận, Phạm Tùng 
Hoa, 2005. Lâm nghiệp xã hội đại cương. NXB. Nông 
nghiệp, Hà Nội. 
3. Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương, Vũ 
Long, 2006. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương Lâm 
nghiệp cộng đồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
4. Nguyễn Thị Phương, 2003. Nghiên cứu tác động 
của cộng đồng địa phương vùng đệm đến tài nguyên 
rừng Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Tây. Báo cáo kết quả đề 
tài NCKH, Trường Đại học Lâm nghiệp. 
5. Trần Việt Hà, Phạm Quang Vinh, Kiều Trí Đức, 
Vũ Tiến Hưng, Phạm Xuân Phương, Trần Văn Châu, 
2015. Sổ tay hướng dẫn thực hiện mô hình quản lý rừng 
dựa vào cộng đồng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ 
tại tỉnh Nghệ An. Dự án USAID – Leaf. 
Lâm học 
52 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
STATUS AND SOLUTIONS FOR COMMUNITY-BASED FOREST 
MANAGEMENT IN DA TONG COMMUNE, DAM RONG DISTRICT, 
LAM DONG PROVINCE 
Tran Viet Ha1, Nguyen Trong Man2, Pham Thi Quynh1 
1Vietnam National University of Forestry 
2Serepok Protection Forest Management 
SUMMARY 
People's participation in community-based forest managementwhich play an extremely important role in forest 
protection and development, especially for some localities with large areas of natural forests and many ethnic 
minorities such as Da Tong commune, Dam Rong district, Lam Dong province. The assessment results in the 
status of forest management based on communities in Da Tong commune has shown that the two common 
methods using by the participation of people and communities in forest management in Da Tong commune are 
labor contribution and sharing responsibilities; the participation level is the results of persuasion and education. 
The study result has shown that community-based forest management has created livelihood sources for 
households, especially for poor households with 54% income by forest protection in the total income of 
households belong to this group. The research result also has shown that the lack of synchronous policy, using 
forest land with the wrong aim and limited awareness of local people are the main obstacles to people's 
participation in forest management in the study area. Therefore, the establishment of land use rights and 
obligations of forest owners; local's specific mechanisms is to encourage forest owners to increase the 
provision of public services; promoting coordination between state management agencies in forestry, local 
authorities, and communities, which are the top priority solutions to attract people's participation in forest 
management. 
Keywords: Community forestry, community forest mamagement, Da Tong commune, Dam Rong district. 
Ngày nhận bài : 25/11/2019 
Ngày phản biện : 25/02/2020 
Ngày quyết định đăng : 02/3/2020 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_cho_quan_ly_rung_dua_vao_cong_dong_t.pdf