Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm Nghiệp

TÓM TẮT

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, là một trường đầu ngành về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh

vực Lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc, với qui mô lên đến 17.000 sinh viên. Khoa Kinh tế & Quản trị kinh

doanh là khoa có tỷ trọng sinh viên tương đối lớn của trường. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi

khảo sát 512 sinh viên thuộc Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả

nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên chính quy của Khoa đạt mức trung bình khá (điểm bình

quân đạt 6,35). Kết quả phân tích mô hình hồi qui tuyến tính đa biến cũng đã chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc

điểm của sinh viên (bao gồm: giới tính, sinh viên năm thứ, điểm thi đại học, ngành học, sử dụng thư viện và

internet trong học tập) có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Khoa Kinh tế &

Quản trị kinh doanh. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng

cao kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh nói riêng và Trường Đại học Lâm

nghiệp nói chung.

Từ khóa: Đại học Lâm nghiệp, kết quả học tập, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, nhân tố ảnh hưởng.

pdf 8 trang phuongnguyen 1080
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm Nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm Nghiệp

Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm Nghiệp
Kinh tế & Chính sách 
 134 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP 
CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP 
Nguyễn Thùy Dung1, Hoàng Thị Kim Oanh2, Lê Đình Hải3 
1,2,3Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, là một trường đầu ngành về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh 
vực Lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc, với qui mô lên đến 17.000 sinh viên. Khoa Kinh tế & Quản trị kinh 
doanh là khoa có tỷ trọng sinh viên tương đối lớn của trường. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi 
khảo sát 512 sinh viên thuộc Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả 
nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên chính quy của Khoa đạt mức trung bình khá (điểm bình 
quân đạt 6,35). Kết quả phân tích mô hình hồi qui tuyến tính đa biến cũng đã chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc 
điểm của sinh viên (bao gồm: giới tính, sinh viên năm thứ, điểm thi đại học, ngành học, sử dụng thư viện và 
internet trong học tập) có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Khoa Kinh tế & 
Quản trị kinh doanh. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng 
cao kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh nói riêng và Trường Đại học Lâm 
nghiệp nói chung. 
Từ khóa: Đại học Lâm nghiệp, kết quả học tập, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, nhân tố ảnh hưởng. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, hội nhập 
quốc tế sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, chất 
lượng đào tạo của các trường đại học trở nên 
quan trọng hơn bao giờ hết, quyết định sự 
thành bại của một quốc gia. Chất lượng đào tạo 
được phản ánh thông qua kết quả học tập của 
sinh viên. 
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và trên 
thế giới về việc xác định các yếu tố tác động 
đến kết quả học tập (KQHT) của sinh viên, ví 
dụ như nghiên cứu của Stinebrickner et al. 
(2000, 2001a, 2001b) và nghiên cứu của 
Checchi et al. (2000). Một số nghiên cứu tại 
Việt Nam như nghiên cứu của Huỳnh Quang 
Minh (2002), nghiên cứu khác của Nguyễn Thị 
Mai Trang et al. (2008). Kết quả của các 
nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ chặt 
chẽ giữa các yếu tố thuộc đặc điểm của sinh 
viên và KQHT. 
Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) là 
một trường đầu ngành về đào tạo và nghiên 
cứu khoa học trong lĩnh vực Lâm nghiệp trong 
phạm vi toàn quốc, với qui mô lên đến 17.000 
sinh viên. Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh 
(QTKD) là khoa có tỷ trọng sinh viên tương 
đối lớn của trường ĐHLN. Với thực trạng 
KQHT hiện nay của sinh viên của Khoa phổ 
biến chỉ ở mức trung bình và trung bình khá. 
Vì vậy, để góp phần nâng cao vị thế của trường 
như là một trường có bề dày kinh nghiệm, tiên 
phong, đổi mới và khả năng cung ứng cho xã 
hội nguồn nhân lực có chất lượng thì việc nâng 
cao chất lượng đào tạo mà cụ thể là nâng cao 
KQHT của sinh viên là yêu cầu cấp bách trong 
giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên 
cứu thực trạng về kết quả học tập của sinh viên 
và các nhân tố thuộc đặc điểm của sinh viên 
tác động đến KQHT của sinh viên sẽ giúp cho 
Khoa Kinh tế & QTKD và trường ĐHLN phát 
huy các yếu tố tích cực, quan trọng và hạn chế 
các yếu tố tiêu cực để góp phần nâng cao 
KQHT của sinh viên từ đó nâng cao chất lượng 
đào tạo của của nhà trường. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Nội dung nghiên cứu 
Bài viết đánh giá được thực trạng về kết quả 
học tập của sinh viên chính qui Khoa Kinh tế 
& QTKD, Trường ĐHLN; đồng thời xác định 
các nhân tố thuộc về đặc điểm của sinh viên 
Kinh tế & Chính sách 
 135TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của 
sinh viên của Khoa; trên cơ sở đó đề xuất một 
số giải pháp góp phần nâng cao kết quả học tập 
của sinh viên Khoa Kinh tế và QTKD, Trường 
ĐHLN. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp 
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp theo 
các tiêu chí chọn mẫu bao gồm: Ngành đào 
tạo, sinh viên năm thứ, chỗ ở, giới tính để thu 
thập thông tin của 512 sinh viên chính qui 
đang học tại Khoa Kinh tế & QTKD, Trường 
ĐHLN với cỡ mẫu được đề cập tại bảng 1. 
Bảng 1. Phương pháp chọn mẫu điều tra 
Tiêu chí 
Ngành đào tạo thuộc khoa kinh tế & QTKD 
Kinh tế QTKD Kế toán HTTT QLĐĐ Tổng 
Năm thứ 
Năm 1 21 50 40 30 54 195 
Năm 2 44 2 54 7 80 187 
Năm 3 16 50 31 0 33 130 
Chỗ ở 
Ngoài KTX 56 71 86 25 112 350 
Trong KTX 25 31 39 12 55 162 
Giới tính 
Nữ 66 74 114 12 104 370 
Nam 15 28 11 25 63 142 
Tổng 81 102 125 37 167 512 
(Ghi chú: QTKD: Quản trị Kinh doanh; HTTT: Hệ thống thông tin; QLĐĐ: Quản lý đất đai) 
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua 
phiếu điều tra khảo sát thực tế được tiến hành 
từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014. Nội dung 
phiếu điều tra bao gồm: Thông tin về cá nhân 
sinh viên, kết quả học tập của sinh viên, các 
nhân tố ảnh hưởng đến KQHT và một số kiến 
nghị của sinh viên. Thông tin thứ cấp về tình 
hình và kết quả học tập của sinh viên được thu 
thập từ Khoa Kinh tế & QTKD, Phòng Đào tạo 
và Phòng Chính trị - Công tác sinh viên 
Trường ĐHLN. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn 
tham khảo ý kiến của giảng viên, cán bộ quản 
lý thuộc các phòng ban của Trường ĐHLN. 
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai 
bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu 
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng 
phương pháp định tính thông qua phương pháp 
phỏng vấn sâu với 12 sinh viên bằng phương 
pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phát bảng 
hỏi thăm dò cho 30 sinh viên để điều chỉnh 
bảng hỏi. 
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng 
phương pháp định lượng thông qua phát bảng 
hỏi với kích thước mẫu điều tra là 512 sinh 
viên. 
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích 
Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích 
thống kê SPSS 19.0 cho việc phân tích thống 
kê mô tả, cho việc xác định các nhân tố ảnh 
hưởng chủ yếu đến KQHT thông qua mô hình 
hồi qui tuyến tính đa biến (Multiple Linear 
Regression). Kết quả của phân tích thống kê so 
sánh, mô hình hồi qui tuyến tính đa biến là cơ 
sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao 
KQHT của sinh viên của khoa Kinh tế & 
QTKD, Trường ĐHLN. 
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu 
đến kết quả học tập của sinh viên với điểm 
TBHT theo thang điểm 10, mô hình hồi qui đa 
biến được xây dựng với biến phụ thuộc là điểm 
TBHT và các biến số độc lập dựa vào kết quả 
của phân tích mối tương quan của từng biến 
độc lập với biến phụ thuộc. Các biến độc lập ở 
đây có thể bao gồm: giới tính; ngành học; đi 
làm thêm; học thêm ngành 2; học thêm ở thư 
Kinh tế & Chính sách 
 136 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
viện; khối thi đầu vào; năm thứ; sử dụng Thư 
viện, máy vi tính, Internet phục vụ học tập. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thực trạng về kết quả học tập của sinh 
viên Trường ĐHLN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm TBHT 
của sinh viên Khoa Kinh tế & QTKD là 6,35 
tương đương với mức trung bình khá. Điểm 
TBHT của sinh viên có thể có sự khác biệt 
theo các tiêu chí phân tích khác nhau như 
ngành học, khối thi đầu vào, giới tính. 
3.1.1. Kết quả học tập theo ngành học 
Kết quả bảng 2 cho thấy kết quả học tập 
theo thang điểm 10 của sinh viên ngành Kế 
toán cao hơn đáng kể (mức ý nghĩa thống kê 
5%) so với sinh viên ngành QTKD, QLĐĐ và 
HTTT của Khoa Kinh tế & QTKD. Trong khi 
đó sinh viên ngành Hệ thống thông tin có kết 
quả học tập thấp hơn đáng kể so với các ngành 
học khác của Khoa Kinh tế & QTKD. 
Bảng 2. KQHT của sinh viên của Khoa Kinh tế & QTKD theo ngành học 
Ngành học N ĐTBHT Std. Dev 
Kế toán 125 6,79a 0,947 
Kinh tế 81 6,60ab 0,852 
QTKD 102 6,35b 1,261 
QLDD 167 6,13bc 1,120 
HTTT 37 5,35d 1,396 
Trung bình 512 6,35 1,155 
Kiểm định ANOVA 15,38 
Pvalue (two-tail) 0,000 
(Ghi chú: Chữ thường ở cột ĐTBHT thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm TBHT) 
3.1.2. Kết quả học tập theo khối thi đầu vào 
Kết quả bảng 3 cho thấy kết quả học tập 
theo thang điểm 10 của sinh viên thi đầu vào 
theo khối thi D1 cao hơn đáng kể (mức ý nghĩa 
thống kê 5%) so với sinh viên thi đầu vào theo 
khối thi A1. 
Bảng 3. KQHT của sinh viên của Khoa Kinh tế & QTKD theo khối thi đầu vào 
Khối thi N ĐTBHT Sai tiêu chuẩn 
D1 130 6,53a 0,982 
B 103 6,38ab 1,019 
A 259 6,27ab 1,231 
A1 17 5,89b 1,768 
Trung bình 509 6,35 1,157 
Kiểm định ANOVA 2,342 
Pvalue (two-tail) 0,072 
3.1.3. Kết quả học tập theo năm học 
Kết quả bảng 4 cho thấy kết quả học tập 
theo thang điểm 10 của sinh viên năm thứ 3 và 
năm thứ 2 cao hơn đáng kể (mức ý nghĩa thống 
kê 5%) so với sinh viên năm thứ nhất. Điều 
này có thể giải thích là do sinh viên năm 2 và 3 
đã thích ứng được với môi trường và phương 
pháp học đại học trong khi đó sinh viên năm 
thứ nhất mới bắt đầu làm quen với môi trường 
và phương pháp học ở bậc đại học. 
Kinh tế & Chính sách 
 137TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
Bảng 4. KQHT của sinh viên của Khoa Kinh tế & QTKD theo năm học 
Năm thứ N ĐTBHT Sai tiêu chuẩn 
Năm thứ 1 195 5,78b 1,380 
Năm thứ 2 187 6,62a 0,870 
Năm thứ 3 130 6,82a 0,730 
Trung bình 512 6,35 1,160 
Kiểm định ANOVA 46,46 
Pvalue (two-tail) 0,000 
3.1.4. Kết quả học tập theo giới tính của sinh viên 
Bảng 5. Kết quả học tâp của sinh viên theo một số chỉ tiêu 
TT Chỉ tiêu N TBHT Sai tiêu chuẩn 
1 
Giới tính 
Nữ 370 6,70
a 0,870 
Nam 142 5,44
b 1,300 
T-test cho các chênh lệch khác nhau 10,71 
Pvalue (two-tail) 0,000 
2 
Chỗ ở SV 
Ngoài KTX 350 6,36a 1,140 
Trong KTX 162 6,34a 1,192 
T-test với các chênh lệch bằng nhau 0,145 
Pvalue (two-tail) 0,885 
3 
Ngành học 2 
Không 455 6,28b 1,160 
Có 39 6,96a 1,041 
T-test với các chênh lệch bằng nhau -3,896 
Pvalue (two-tail) 0,000 
4 
Máy vi tính 
Không 105 6,01b 1,213 
Có 407 6,44a 1,125 
T-test với các chênh lệch bằng nhau -3,425 
Pvalue (two-tail) 0,000 
5 
Học ở thư viện 
Không 216 6,12b 1,363 
Có 296 6,52a 0,944 
T-test cho các chênh lệch khác nhau -3,735 
Pvalue (two-tail) 0,000 
Kinh tế & Chính sách 
 138 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
TT Chỉ tiêu N TBHT Sai tiêu chuẩn 
6 
Sử dụng Internet cho học tập 
Không 158 6,09b 1,193 
Có 354 6,45a 1,120 
T-test với các chênh lệch bằng nhau -3,463 
Pvalue (two-tail) 0,000 
7 
Sinh viên có đi làm thêm 
Không 448 6,38a 1,116 
Có 64 6,13a 1,387 
T-test với các chênh lệch bằng nhau 1,650 
Pvalue (two-tail) 0,100 
8 
Nguyện vọng đầu vào 
NV1 253 6,20b 1,186 
NV2 259 6,49a 1,110 
T-test với các chênh lệch bằng nhau -2,868 
Pvalue (two-tail) 0,004 
Trung bình 512 6,35 1,155 
Kết quả bảng 5 cho thấy: 
Kết quả học tập theo thang điểm 10 của sinh 
viên nữ cao hơn đáng kể (mức ý nghĩa thống 
kê 5%) so với điểm của sinh viên nam. 
Không có sự khác biệt một cách đáng kể 
(mức ý nghĩa thống kê 5%) về kết quả học tập 
theo thang điểm 10 của sinh viên ở trong ký 
túc xá và ở ngoài ký túc xá. 
Kết quả học tập theo thang điểm 10 của sinh 
viên Khoa Kinh tế & QTKD có theo học ngành 2 
cao hơn đáng kể (mức ý nghĩa thống kê 5%) so 
với sinh viên không theo học ngành học 2. 
Kết quả học tập theo thang điểm 10 của sinh 
viên Khoa Kinh tế & QTKD có sở hữu máy vi 
tính cao hơn đáng kể (mức ý nghĩa thống kê 
5%) so với sinh viên không sở hữu máy vi 
tính. Điều này có thể giải thích là do sinh viên 
sử dụng máy vi tính đã phục vụ tốt cho việc 
học tập. 
Kết quả học tập theo thang điểm 10 của sinh 
viên Khoa Kinh tế & QTKD thường xuyên học 
thêm ở thư viện cao hơn đáng kể (mức ý nghĩa 
thống kê 5%) so với sinh viên không học thêm 
ở thư viện. Điều này có thể giải thích là do môi 
trường thư viện tạo điều kiện cho sinh viên học 
tập tốt hơn. Cụ thể môi trường yên lặng giúp 
sinh viên tập trung hơn trong học tập; Bên 
cạnh đó sinh viên còn có thể tham khảo thêm 
nhiều tài liệu có sẵn trong thư viện để phục vụ 
cho học tập. 
Kết quả học tập theo thang điểm 10 của sinh 
viên Khoa Kinh tế & QTKD có sử dụng 
Internet phục vụ cho học tập cao hơn đáng kể 
(mức ý nghĩa thống kê 5%) so với sinh viên 
không sử dụng Internet phục vụ cho học tập. 
Điều này có thể giải thích là do sinh viên sử 
dụng Internet để tìm kiếm tài liệu tham khảo 
để phục vụ cho việc trau dồi thêm kiến thức và 
hoàn thành tốt các bài tập. 
Việc làm thêm của sinh viên không ảnh 
hưởng nhiều (mức ý nghĩa thống kê 5%) đến 
kết quả học tập theo thang điểm 10 của sinh 
viên Khoa Kinh tế & QTKD. 
Kết quả học tập theo thang điểm 10 của sinh 
viên Khoa Kinh tế & QTKD nguyện vọng 2 
cao hơn đáng kể (mức ý nghĩa thống kê 5%) so 
Kinh tế & Chính sách 
 139TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
với sinh viên nguyện vọng 1. Điều này có thể 
giải thích là do điểm tuyển nguyện vọng 2 cao 
hơn điểm tuyển nguyện vọng 1. 
Kết quả phân tích trên có thể cho thấy 
ngành học, khối thi đầu vào, nguyện vọng 
tuyển sinh đầu vào, năm thứ, giới tính, học 
thêm ngành học 2, sử dụng thư viện, máy vi 
tính và Internet phục vụ cho việc học tập có 
ảnh hưởng một cách đáng kể kết quả học tập 
theo thang điểm 10 của sinh viên Khoa Kinh tế 
& QTKD. 
3.2. Kết quả phân tích mô hình hồi qui 
đa biến 
Nghiên cứu đã khảo sát bằng bảng hỏi với 
dung lượng mẫu (n = 512). Nghiên cứu đã sử 
dụng phần mềm SPSS cho phân tích mô hình 
hồi qui đa biến để xác định các nhân tố chính 
ảnh hưởng đến kết quả học tập (thông qua 
điểm TBHT thang điểm 10) của sinh viên 
chính qui thuộc Khoa Kinh tế & QTKD, 
Trường ĐHLN. Kết quả mô hình, trình bày qua 
bảng 6, cho thấy các nhân tố sau đây ảnh 
hưởng một cách đáng kể đến kết quả học tập 
của sinh viên thông qua điểm TBHT theo thang 
điểm 10: giới tính; ngành học; học thêm ở 
thư viện; khối thi đầu vào; năm thứ và sử 
dụng Thư viện, máy vi tính, Internet phục 
vụ học tập. 
Bảng 6. Tóm tắt mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập 
của sinh viên Khoa Kinh tế và QTKD 
Biến độc lập 
Hệ số chưa chuẩn 
hóa (B) 
Hệ số chuẩn 
hóa (Beta) 
t-value 
Mức ý nghĩa 
(P-value) 
VIF 
(Constant) 2,906 6,288 0,000*** 1,036 
Năm thứ 0,468 0,321 9,056 0,000*** 1,070 
Giới tính -1,074 -0,413 -11,440 0,000*** 1,019 
SD Internet cho học tập 0,186 0,074 2,112 0,035** 1,031 
Điểm thi đại học 0,196 0,240 6,791 0,000*** 1,054 
Ngành học -0,079 -0,100 -2,801 0,005*** 1,036 
Biến số phụ thuộc: Kết quả học tập sinh viên (KQHT) đánh giá theo thang điểm 10 
Tổng số mẫu 
F 
R2 
R2 đã hiệu chỉnh 
512 
69,004*** 
0,419 
0,413 
 Ghi chú: *** p<0,001, ** p<0,05, *p<0,10 (two-sided) 
Bảng 7. Tầm quan trọng của các yếu tố 
Biến độc lập Giá trị tuyệt đối % 
Năm thứ 0,321 28,0 
Giới tính 0,413 36,0 
SD Internet_Hoctap 0,074 6,4 
Điểm thi đại học 0,240 20,9 
Ngành học 0,100 8,7 
Tổng số 1,148 100 
Kinh tế & Chính sách 
 140 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
Qua kết quả bảng 7 ta thấy các biến độc lập 
của mô hình hồi qui giải thích được 41,9% sự 
sai khác về kết quả học tập của sinh viên và 
thứ tự tầm quan trọng của các biến số ảnh 
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa 
kinh tế & QTKD thông qua kiến thức và kỹ 
năng thu nhận được của các môn học như sau: 
Cao nhất là “Giới tính” (36%); tiếp đến là 
“Sinh viên năm thứ” (28%); “Điểm thi đại 
học” (20,9%) và “ngành học” (8,7%); “Sử 
dụng Internet trong học tập” (6,4%). 
Thông qua kết quả nghiên cứu có thể khẳng 
định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập 
của sinh viên Khoa kinh tế & QTKD là: (1) 
“Giới tính”, (2) “Sinh viên năm thứ”, (3) 
“Điểm thi đại học”, (4) “Ngành học”, (5) “Sử 
dụng Internet trong học tập”. 
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao kết 
quả học tập cho sinh viên Khoa Kinh tế & 
QTKD 
- Nhà trường cần phải giới thiệu và trang bị 
cho sinh viên phương pháp học tập thích hợp. 
Sinh viên phải kết hợp học tập ở trên lớp với 
học tập ở nhà, trên thư viện. Khi học tập trên 
lớp sinh viên chú ý nghe giảng để nắm bắt 
được nội dung chính của bài giảng, đặt câu hỏi 
và trao đổi bài với giáo viên. Ở nhà sinh viên 
tận dụng tối đa thời gian để đọc thêm những tài 
liệu tham khảo, làm bài tập. 
- Sinh viên có thể tổ chức học nhóm hoặc có 
thể tham gia các câu lạc bộ học thuật như tin 
học, ngoại ngữ. 
- Nhà trường cần ưu tiên đầu tư cho thư 
viện, đầu tư hệ thống máy tính và Internet phục 
vụ cho việc học tập của sinh viên 
- Nhà trường cần quán triệt giáo viên trong 
việc đánh giá KQHT của sinh viên một cách 
công bằng, minh bạch. Bên cạnh đó Nhà 
trường cần áp dụng các biện pháp khen thưởng 
cho những sinh viên có thành tích cao trong 
học tập để sinh viên có động lực phấn đấu. 
IV. KẾT LUẬN 
Việc nghiên cứu thực trạng về kết quả học 
tập và các nhân tố tác động đến KQHT của 
sinh viên chính quy Trường ĐHLN là rất cấp 
thiết sẽ giúp cho nhà trường phát huy các yếu 
tố tích cực, quan trọng và hạn chế các yếu tố tiêu 
cực để góp phần nâng cao KQHT của sinh viên từ 
đó nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. 
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả 
đã khảo sát bằng bảng hỏi cho 512 sinh viên 
chính quy của Khoa Kinh tế & QTKD và đã sử 
dụng các mô hình hồi qui đa biến cho việc xác 
định được các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến 
kết quả học tập của sinh viên chính quy Khoa 
Kinh tế & QTKD, bao gồm: giới tính; sinh 
viên năm thứ; điểm thi đại học; ngành học; sử 
dụng các thiết bị hỗ trợ như Thư viện, máy vi 
tính và Internet phục vụ học tập. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập có 
ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của 
sinh viên cũng như cho thấy sinh viên năm 2 
và năm 3 có kết quả cao hơn hẳn so với sinh 
viên năm thứ nhất, sinh viên học thêm ở thư 
viện, sử dụng máy vi tính, Internet phục vụ học 
tập cũng cho kết quả học tập cao hơn. Từ đó đề 
xuất ra một số giải pháp nâng cao kết quả học 
tập của sinh viên Khoa Kinh tế & QTKD như: 
đổi mới phương pháp học tập, đầu tư thêm về 
cơ sở vật chất... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Huỳnh Quang Minh (2002). Khảo sát những nhân 
tô ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên hệ chính qui 
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Đề tài nghiên cứu 
khoa học của sinh viên. 
2. Stinebrickner, T. R. and Stinebrickner, R. (2000). 
Working during school and academic performance. 
www.ssc.uwo.ca/economics, assessed 15 December 2002. 
3. Stinebrickner, T. R. and Stinebrickner, R. 
(2001_a). The Relationship between Family Income and 
Schooling Attainment: Evidence from a liberal Arts 
College with a Full Tuition Subsidy Program. 
4. Stinebrickner, T. R. and Stinebrickner, R. 
(2001_b). Peer Effects Among Students from 
Disadvantaged Background, CIBC Working Paper 
Series, Working paper No. 2001-3. University of 
Western Ontario: Canada. 
5. Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai 
Lê Thúy Vân (2008). Các yếu tố chính tác động vào 
kiên thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế tại 
TP.HCM. Đề tài B2007-76-05, Bộ Giáo dục & Đào tạo. 
Kinh tế & Chính sách 
 141TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
STATUS AND FACTORS INFLUENCING STUDY RESULTS OF 
STUDENTS FROM ECONOMICS AND BUSINESS MANAGEMENT 
FACULTY, VIETNAM FORESTRY UNIVERSITY 
Nguyen Thuy Dung1, Hoang Thi Kim Oanh2, Le Dinh Hai3 
1,2,3Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
The Vietnam National University of Forestry (VNUF) is a leading institution in the field of forestry education 
and Scientific researchscale up to 17,000 students nationwide. The Faculty of Economics and Business 
Management (FEBM) has the number of students. So, in this research, we surveyed 512 students from the 
Faculty of Economics and Business Management. The results of this research indicated that the FEBM’s 
students only achieved at moderate score of their study (with average score of 6.35). The analysis of multiple 
linear regression also indicated that factors of student’s characteristics (including: Gender, Number of years 
studentshas studied, Score of entrance exam, Study fields, Using library and Internet for study) significantly 
affected the study results of FEBM’s students. The findings of this research, therefore, provide implications for 
solution development, with the aims being to improve the study results of FEBM’s students in particular and of 
VNUF’s student in general. 
Keywords: Economics and Business Management Faculty, multiple linear regression, study results, VNUF. 
Ngày nhận bài : 25/8/2016 
Ngày phản biện : 15/9/2017 
Ngày quyết định đăng : 02/10/2017 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_cac_nhan_to_anh_huong_den_ket_qua_hoc_tap_cua.pdf