Thực trạng rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ của sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Sài Gòn

ABSTRACT

Received: 10/3/2020

Accepted: 06/4/2020

Published: 30/4/2020

Practicing pedagogical communication skills with children is an important

task in the training of preschool teachers today. Pedagogical communication

skills need to be formed and developed, from comprehension to training, in

which practice-based training plays the most important role. Teaching

practice is one form of helping students practice communication skills with

children most effectively. Through researching the situation of training

pedagogical communication skills, it helps to better understand the selftraining reality of students in early childhood education as well as the level of

communication skills training of students in pedagogical practice.

pdf 4 trang phuongnguyen 1740
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ của sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ của sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Sài Gòn

Thực trạng rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ của sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Sài Gòn
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 43-46 ISSN: 2354-0753 
43 
THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM VỚI TRẺ 
CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
Phạm Thị Mỹ Nữ 
 Trường Trung cấp Bách nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 
Email: pphamthimynu@gmail.com 
Article History ABSTRACT 
Received: 10/3/2020 
Accepted: 06/4/2020 
Published: 30/4/2020 
Practicing pedagogical communication skills with children is an important 
task in the training of preschool teachers today. Pedagogical communication 
skills need to be formed and developed, from comprehension to training, in 
which practice-based training plays the most important role. Teaching 
practice is one form of helping students practice communication skills with 
children most effectively. Through researching the situation of training 
pedagogical communication skills, it helps to better understand the self-
training reality of students in early childhood education as well as the level of 
communication skills training of students in pedagogical practice. 
Keywords 
skills, pedagogical 
communication, 
communication skills, 
preschool education, Sai Gon 
University. 
1. Mở đầu 
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nhờ có giao tiếp mà tâm lí con người được hình 
thành và phát triển. Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì thế 
đòi hỏi những người làm công tác GDMN có kĩ năng giao tiếp cao hơn các bậc học khác. Cách giáo viên giao tiếp 
với trẻ hằng ngày vô cùng quan trọng và có sự ảnh hưởng đến trẻ rất lớn. 
 Để có được kĩ năng giao tiếp sư phạm (GTSP) với trẻ đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đòi hỏi mỗi sinh viên (SV) 
ngành GDMN phải tích cực rèn luyện ngay từ những ngày đầu tiên bước vào ngành học. Cùng với sự tích cực của SV 
và những định hướng của trường sư phạm sẽ giúp SV rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ tốt hơn. Đối với trường sư phạm, 
thực tập sư phạm (TTSP) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp SV rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ mầm non. 
Đây là khoảng thời gian trải nghiệm thực tế, được chăm sóc, giáo dục và thực tập giảng dạy trên trẻ mầm non. 
SV ngành GDMN trong tương lai sẽ là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ, vì vậy việc phải rèn luyện các 
kĩ năng GTSP với trẻ mầm non là hết sức cần thiết. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng 
GTSP với trẻ của SV ngành GDMN, Trường Đại học Sài Gòn. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm 
2.1.1. Kĩ năng giao tiếp sư phạm 
Theo tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh (1999): “kĩ năng GTSP là hệ thống nhưng thao tác, cử chỉ, điệu bộ, 
hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hòa, hợp lí của giáo viên, nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với học sinh 
đạt kết quả cao trong dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong những điều 
kiện thay đổi” (tr 88). 
Hoàng Anh và Vũ Kim Thanh (1997) cho rằng: “kĩ năng GTSP là nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên 
ngoài và những diễn biến tâm lí bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn 
ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục” (tr 30). 
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Kĩ năng GTSP với trẻ là khả năng vận dụng hiệu quả những tri thức, kinh nghiệm 
về giao tiếp đã có của giáo viên và trẻ nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm, 
kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ. 
2.1.2. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ 
Theo Từ điển tiếng Việt, “Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để có được những phẩm chất quý hay đạt 
đến trình độ vững vàng” (Hoàng Phê, 2016, tr 520). 
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu: Rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ là quá trình giáo viên luyện tập thường 
xuyên, linh động và sáng tạo trong thực tế bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm về giao tiếp đã có nhằm 
lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân 
cách toàn diện của bản thân. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 43-46 ISSN: 2354-0753 
44 
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng 
- Về đối tượng khảo sát: 
+ 63 SV năm thứ 4 ngành GDMN, hệ Đại học chính quy của Trường Đại học Sài Gòn, thực tập tại 12 trường 
mầm non thuộc một số quận/ huyện của TP. Hồ Chí Minh (Mầm non 19/5 Thành phố, Mầm non Bé Ngoan, Mầm 
non Vàng Anh, Mầm non Họa Mi 2, Mầm non 30/4, Mầm non Kim Đồng, Mầm non Tuổi Xanh, Mầm non Sơn Ca, 
Mầm non 7, Mầm non Họa Mi 1, Mầm non Hoa Hồng và Mầm non 2). 
+ 31 GVMN tham gia hướng dẫn SV thực tập, đang công tác tại các trường mầm non nêu trên. 
- Về phương pháp khảo sát: Nghiên cứu này sử dụng phối hợp các phương pháp như: nghiên cứu văn bản, tài 
liệu, điều tra bằng bảng hỏi và thống kê toán học có sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 để nhập và xử lí số liệu, lập 
bảng biểu để phân tích điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn và phân tích so sánh để đưa ra kết luận của các kết quả 
nghiên cứu. 
- Về thang đo: Thang đánh giá gồm 3 mức: Rất thường xuyên/Cao/Rất đồng ý: 1,00-1,67 điểm; Thường 
xuyên/Trung bình/Đồng ý: 1,68- 2,34 điểm; Không bao giờ/Thấp/Không đồng ý: 2,35-3,00 điểm. 
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 
2.3.1. Thời gian dành cho rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ của sinh viên 
Bảng 1. Ý thức tự dành thời gian rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ của SV ngành GDMN trước và sau TTSP 
STT Mức độ 
Trước TTSP Sau TTSP 
SL % SL % 
1 Dành nhiều thời gian 6 9,50 37 58,7 
2 Dành thời gian vừa phải 35 55,6 13 20,6 
3 Dành ít thời gian 12 19,0 11 17,5 
5 Không dành thời gian 10 15,9 2 3,20 
Kết quả khảo sát ý thực tự dành thời gian cho việc rèn luyện KNGTSP với trẻ cho SV ngành GDMN trước TTSP 
cho thấy, hầu hết SV ngành GDMN chỉ “dành thời gian vừa phải” (55,6%); chỉ có 9,5% SV “dành nhiều thời gian”. 
Sau khi thực tập có sự thay đổi tích cực hơn, biển hiện ở mức độ “dành nhiều thời gian” cho việc rèn luyện kĩ năng 
GTSP với trẻ tăng lên 59,7%; “dành thời gian vừa” là chỉ còn 20,6%. Điều này cho thấy, trước TTSP, SV ngành 
GDMN chưa chú trọng dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện kĩ năng GTSP, nhưng sau TTSP thì họ đã dành nhiều 
thời gian cho việc này hơn. 
2.3.2. Mức độ rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ của sinh viên 
Bảng 2. Mức độ rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ của SV ngành GDMN 
STT Nội dung 
Rất thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Không 
bao giờ ĐTB 
SL % SL % SL % 
1 
Tự tìm tòi, học hỏi những kiến thức liên quan đến kĩ 
năng GTSP với trẻ (sách, báo, Internet, em hoặc cháu 
nhỏ ở nhà) 
16 25,4 30 47,6 17 27,0 1,89 
2 
Học thông qua hoạt động ngoài giờ (báo cáo chuyên 
đề, hội thảo, các cuộc thi, câu lạc bộ) 
19 30,2 7 11,1 37 58,7 2,00 
3 
Qua các môn học trong chương trình (Các môn cơ sở, 
các môn cơ bản, các môn tự chọn, GTSP) 
10 15,9 45 71,4 8 12,7 2,30 
4 Kiến tập, TTSP 48 76,2 14 22,2 1 1,6 2,75 
Bảng 2 cho thấy, việc rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ thông qua kiến tập, thực tập được thực hiện thường xuyên 
nhất với 76,2% SV đánh giá “Rất thường xuyên”; tiếp đến là học thông qua hoạt động ngoài giờ (báo cáo chuyên đề, 
hội thảo, các cuộc thi, câu lạc bộ). Để hiểu rõ hơn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn SV, đa số ý kiến đều cho rằng: 
rèn luyện thông qua hoạt động thực tập, kiến tập có cơ hội giao tiếp với trẻ nhiều hơn, kĩ năng giao tiếp cũng được 
rèn luyện tốt hơn là chỉ tự học, tự giả định tình huống giao tiếp với trẻ. Nhà trường rất ít tổ chức các hoạt động báo 
cáo chuyên đề, hội thảo về kĩ năng GTSP với trẻ nên SV không được rèn luyện nhiều. 
2.3.3. Hiệu quả rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ của sinh viên 
- Kết quả đánh giá của SV (bảng 3, trang bên): 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 43-46 ISSN: 2354-0753 
45 
Bảng 3. Đánh giá của SV về hiệu quả rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ 
STT Nội dung rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ 
ĐTB 
Hiệu 
số 
Mức 
ý nghĩa 
(sig.) 
Trước 
TTSP 
Sau 
TTSP 
1 
Ý thức tự rèn luyện các kĩ năng GTSP trong đợt TTSP của SV 
ngành GDMN 
1,71 2,21 0,50 0,002 
2 
Mức độ quan sát, tự học, tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp với trẻ 
của SV trong quá trình thực tập 
1,84 2,51 0,67 0,000 
3 
Nhận thức của SV ngành GDMN về tầm quan trọng việc rèn 
luyện kĩ năng GTSP với trẻ trong TTSP 
1,98 2,35 0,37 0,000 
4 
Giáo viên trong lớp tạo thời gian tối đa, cơ hội, điều kiện thuận 
lợi SV giao tiếp với trẻ trong quá trình thực tập 
2,08 2,37 0,29 0,013 
5 
GVMN đứng lớp hướng dẫn làm mẫu, dẫn tận tình về các kĩ năng 
GTSP với trẻ 
1,65 1,92 0,27 0,061 
Trung bình chung 1,85 2,27 0,42 0,015 
Bảng 3 cho thấy: Sau quá trình TTSP, mức độ kĩ năng ở các nội dung rèn luyện đều tăng lên, trong đó tăng nhiều 
nhất là nội dung “Mức độ quan sát, tự học, tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp với trẻ của SV trong quá trình thực tập” với 
hiệu số 0,67. Khi kiểm nghiệm thống kê, trừ nội dung thứ 6 là cho kết quả Sig.=0,061>0,05 (không có ý nghĩa), sự 
khác biệt còn lại đều có ý nghĩa. Điều này chứng tỏ, hầu hết các nội dung rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ đều đạt 
hiệu quả cao sau khi TTSP. 
- Kết quả đánh giá của GVMN (bảng 4): 
Bảng 4. Đánh giá của GVMN về hiệu quả rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ 
STT Nội dung rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ 
ĐTB 
Hiệu 
số 
Mức 
ý nghĩa 
(sig.) 
Trước 
TTSP 
Sau 
TTSP 
1 
Ý thức tự rèn luyện các kĩ năng GTSP trong đợt TTSP của SV 
ngành GDMN 
1,42 2,29 0,870 0,000 
2 
Mức độ quan sát, tự học, tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp với trẻ của 
SV trong quá trình thực tập 
1,87 1,94 0,070 0,712 
3 
Nhận thức của SV ngành GDMN về tầm quan trọng việc rèn 
luyện kĩ năng GTSP với trẻ trong TTSP 
1,84 2,26 0,420 0,049 
4 
Giáo viên trong lớp tạo thời gian tối đa, cơ hội, điều kiện thuận 
lợi SV giao tiếp với trẻ trong quá trình thực tập 
2,32 2,55 0,230 0,165 
5 
GVMN đứng lớp hướng dẫn làm mẫu, hướng dẫn tận tình về các 
kĩ năng GTSP với trẻ 
2,32 2,32 0,000 1,000 
Trung bình chung 1,95 2,27 0,318 0,385 
Bảng 4 cho thấy, dù GVMN đánh giá kĩ năng GTSP với trẻ của SV cao hơn SV tự đánh giá (1,95>1,85), nhưng 
hiệu quả của việc rèn luyện này (được đánh giá STT) thì lại không bằng SV đánh giá, mặc dù đa số các nội dung đều 
có sự gia tăng mức độ kĩ năng. Cụ thể: ĐTB chung về hiệu số tăng là 0,318 <0,42 (do SV đánh giá); chỉ nội dung 
thứ 1 và 3 tăng lên đáng kể và kết quả kiểm định cho Sig. < 0,05; các nội dung còn lại tăng lên không đáng kể và đều 
cho Sig. > 0,05; duy nhất nội dung thứ 5 không có sự gia tăng STT. Qua đó thấy rằng, GVMN đánh giá chưa cao 
hiệu quả rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ của SV. 
Để hiểu rõ hơn, chúng tôi tiến hành trò chuyện với GVMN, hầu hết trong số họ đều khẳng định: Chúng tôi là 
những GVMN có kinh nghiệm trên 5 năm, rất hiểu trẻ nên việc giao tiếp với trẻ không có gì khó khăn lớn và trước 
khi các bạn SV vào thực tập, chủ trương của chúng tôi là tạo điều kiện, thời gian tối đa và hướng dẫn hết sức trong 
điều kiện có thể cho các bạn đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời, chúng tôi tiến hành trò chuyện thêm với SV ngành 
GDMN, hầu hết các bạn cho là trong quá trình thực tập phải làm khá nhiều việc như quét nhà, lau nhà giúp các cô 
bảo mẫu nên không có nhiều thời gian giao tiếp với trẻ; GVMN trong lớp thường trò chuyện với trẻ rất nghiêm nghị 
để trẻ có thể vào nếp đúng ý cô, trẻ không được tự do, thoải mái như em từng nghĩ... 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 43-46 ISSN: 2354-0753 
46 
2.3.4. Nguyên nhân của thực trạng rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm với trẻ của sinh viên 
Bảng 5. Kết quả khảo sát ý kiến của SV về nguyên nhân của thực trạng rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ trong TTSP 
STT Nguyên nhân 
Rất 
đồng ý 
Đồng ý 
Không 
đồng ý ĐTB 
SL % SL % SL % 
1 SV chưa nắm rõ bản chất của kĩ năng GTSP 7 11,1 6 9,5 50 79,4 1,31 
2 SV chưa biết vận dụng các kĩ năng GTSP đã học vào thực tiễn 54 85,7 9 14,3 0 0 2,86 
3 
SV chưa nhận thức được thực tập là cơ hội tốt nhất, hiệu 
quả nhất để rèn luyện kĩ năng GTSP của SV với trẻ 
25 39,7 35 55,6 3 4,8 2,35 
4 SV chưa nắm được các đặc điểm tâm lí, đặc điểm giao tiếp của trẻ 30 47,6 28 44,4 5 7,9 2,40 
5 
GVMN chưa chú trọng việc rèn luyện kĩ năng GTSP của 
SV với trẻ trong quá trình thực tập 
30 47,6 22 34,9 11 17,5 2,30 
6 
GVMN chưa có kĩ năng GTSP tốt nên không thể làm mẫu 
để SV thực tập 
22 34,9 22 34,9 19 30,2 2,05 
7 
GVMN chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc RL 
kĩ năng GTSP của SV với trẻ trong quá trình thực tập 
12 19,0 42 66,7 9 14,3 2,05 
8 
Sĩ số trẻ, lớp, nhóm quá đông nên chưa tạo điều kiện thuận 
lợi cho SV rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ 
6 9,5 49 77,8 8 12,7 1,97 
9 
Đánh giá kết quả TTSP của SV chưa chú ý đánh giá kĩ năng 
GTSP của SV với trẻ 
22 34,9 27 42,9 14 22,2 2,13 
10 
Nội dung TTSP chưa chú trọng đến rèn luyện kĩ năng GTSP 
của SV với trẻ 
13 20,6 23 36,5 27 42,9 1,78 
Bảng 5 cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là SV chưa biết vận dụng các kĩ năng GTSP đã học vào thực tiễn. Qua 
phỏng vấn SV, chúng tôi được biết: SV được học kĩ năng GTSP với trẻ rất nhiều; tuy nhiên, để vận dụng kiến thức 
lí thuyết vào thực tiễn rất khó, hầu hết trên lớp học SV được học những tình huống giả định nhưng khi gặp những 
tình huống thực tế khó hơn nhiều. Chúng tôi quan sát SV thực tập kết hợp với phỏng vấn ngẫu nhiên một số SV đã 
hiểu rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ trong quá trình thực tập tại một số 
trường mầm non, kết quả cho thấy, thời gian đầu thực tập hầu hết SV chưa biết cách trò chuyện, chưa biết gây hứng 
thú với trẻ và khó trong giải quyết các tình huống giao tiếp xảy ra. 
3. Kết luận 
Sau TTSP, hầu hết SV ngành GDMN có ý thức tự học, tự rèn luyện và nhận thức được tầm quan trọng của việc 
rèn luyện kĩ năng GTSP tốt hơn, có ý thức tự giành thời gian cho việc rèn luyện hơn so với trước TTSP; hiệu quả 
của việc rèn luyện kĩ năng GTSP với trẻ cũng tăng lên sau mỗi đợt TTSP ở một số nội dung như “Mức độ quan sát, 
tự học, tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp với trẻ của SV trong quá trình thực tập” và “Ý thức tự rèn luyện các kĩ năng 
GTSP trong đợt TTSP của SV ngành GDM”; ngược lại, cũng có nội dung không tăng như: “GVMN đứng lớp hướng 
dẫn làm mẫu, dẫn tận tình về các kĩ năng GTSP với trẻ”. Tuy nhiên, hiệu quả của việc gia tăng kĩ năng này lại được 
SV và GVMN đánh giá khác nhau, tức chưa có sự đồng thuận trong đánh giá. Nguyên nhân của là do SV chưa biết 
vận dụng các kĩ năng GTSP đã học vào thực tiễn. Những hạn chế nêu trên sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp rèn 
luyện kĩ năng GTSP với trẻ của SV ngành GDMN Trường Đại học Sài Gòn trong thời gian tới. 
Tài liệu tham khảo 
Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1997). Giao tiếp sư phạm. NXB Giáo dục 
Hoàng Phê (2016). Từ điển Tiếng Việt. NXB Hồng Đức. 
Huỳnh Văn Sơn, Hồ Văn Liên, Bùi Hồng Quân, Mai Mỹ Hạnh, Nguyễn Vĩnh Khương (2012). Phát triển kĩ năng 
mềm cho sinh viên đại học sư phạm. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Lê Thị Luận (2019). Một số lưu ý trong rèn luyện kĩ năng giao tiếp của giáo viên mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 
458, tr 16-19. 
Lê Xuân Hồng (2004). Một số vấn đề giao tiếp và giao tiếp sư phạm trong hoạt động của giáo viên mầm non. NXB Giáo dục. 
Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (1999). Giao tiếp sư phạm. NXB Giáo dục. 
Vũ Thúy Hoàn (2017). Kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên với trẻ mẫu giáo và tiêu chí đánh giá. Tạp chí Giáo 
dục, số 409, tr 21-24.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_ren_luyen_ki_nang_giao_tiep_su_pham_voi_tre_cua_s.pdf