Thực trạng quản lí hoạt động lễ hội tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Abstract: Festival activities for children at preschool are important activities to develop the whole

personality of preschool children. This is an activity to broaden the understanding of children about

society, nature, life, making children's lives more fun innocent. This paper presents the results of

the survey on the status of festival management in pre-schools in Tan Binh district, Ho Chi Minh

City. The survey results contributed to the establishment of a practical basis for the proposed

management of festival activities at these preschools.

Keywords: management, festival activities, preschool

pdf 5 trang phuongnguyen 4760
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí hoạt động lễ hội tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động lễ hội tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lí hoạt động lễ hội tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 1-4; 43 
1 
Email: campham77@gmail.com 
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI 
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Phạm Thị Nguyệt Cầm - Trường Mầm Non 7, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 13/08/2018; ngày sửa chữa: 21/08/2018; ngày duyệt đăng: 10/09/2018. 
Abstract: Festival activities for children at preschool are important activities to develop the whole 
personality of preschool children. This is an activity to broaden the understanding of children about 
society, nature, life, making children's lives more fun innocent. This paper presents the results of 
the survey on the status of festival management in pre-schools in Tan Binh district, Ho Chi Minh 
City. The survey results contributed to the establishment of a practical basis for the proposed 
management of festival activities at these preschools. 
Keywords: management, festival activities, preschool. 
1. Mở đầu 
Tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ trong trường mầm 
non (MN) đã được quy định trong Điều lệ trường MN 
(2015) [1] và Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ MN do 
Bộ GD-ĐT ban hành (2017) [2]. Hoạt động này có vai trò 
quan trọng góp phần phát triển cho trẻ về thể chất, nhận 
thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Thông qua 
việc tham gia vào các hoạt động lễ hội, trẻ được ôn luyện 
và củng cố kiến thức, kĩ năng đã học; rèn luyện ý thức tổ 
chức kỉ luật, sự hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè, phát triển tính 
tích cực, độc lập, sáng tạo, khả năng vận dụng những kinh 
nghiệm của bản thân trong các hoạt động, phát triển hứng 
thú, tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước. Do 
đó, hoạt động lễ hội là một phần không thể thiếu trong 
chương trình giáo dục MN, đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao 
lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Vì 
tầm quan trọng của hoạt động lễ hội trong trường MN như 
vậy, nên hoạt động này cần được hiệu trưởng nhà trường 
quản lí một cách khoa học. 
Hiện nay, các trường MN đều đang thực hiện việc 
tổ chức lễ hội cho trẻ trong suốt thời gian một năm 
học, bắt đầu từ Ngày Khai giảng, Ngày Tết Trung thu, 
các ngày lễ lớn, và kết thúc là Ngày Bế giảng năm 
học. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc tổ chức ngày lễ, 
ngày hội cho trẻ tại một số trường MN ở TP. Hồ Chí 
Minh nói chung và ở quận Tân Bình nói riêng còn 
mang tính hình thức; chưa sáng tạo; việc quản lí hoạt 
động này tại một số trường MN chưa được chú trọng 
đúng mức. Trong thời gian vừa qua, đã có một số tác 
giả nghiên cứu về quản lí hoạt động lễ hội ở các lĩnh 
vực xã hội khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều công 
trình nghiên cứu về vấn đề quản lí hoạt động lễ hội 
trong trường MN; đặc biệt, tại các trường MN quận 
Tân Bình chưa có tác giả nào nghiên cứu. Vì các lí do 
nêu trên, nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động lễ 
hội tại các trường MN quận Tân Bình, TP. Hồ Chí 
Minh là cần thiết, nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn để đề 
xuất các biện pháp quản lí hoạt động này tại các trường 
MN quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 
2.1.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát 
Mục tiêu khảo sát nhằm làm rõ thực trạng quản lí hoạt 
động lễ hội tại các trường MN ở quận Tân Bình, TP. Hồ 
Chí Minh, với nội dung cụ thể là tìm hiểu thực trạng hiệu 
trưởng thực hiện các chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ 
chức, chỉ đạo và kiểm tra) hoạt động lễ hội ở trường MN. 
2.1.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát 
Khảo sát được thực hiện vào thời điểm tháng 7/2018 
tại 6 trường MN ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, bao 
gồm: Trường Mầm Non 1A, Trường Mầm Non 6, 
Trường Mầm Non 7, Trường Mầm Non 12, Trường 
Mầm Non 13, Trường MN Bàu Cát. 
Đối tượng khảo sát tổng cộng là 72 người, bao gồm: 
18 cán bộ quản lí (CBQL), 54 giáo viên (GV) và nhân 
viên (NV) đang công tác tại 06 trường MN nói trên. 
2.1.3. Phương pháp khảo sát 
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đối tượng 
khảo sát được yêu cầu trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi 
với thang điểm được quy ước như sau: 1 điểm - Kém; 2 
điểm - Yếu; 3 điểm - Trung bình; 4 điểm - Khá; 5 điểm - 
Tốt. Điểm trung bình (ĐTB) được chia ra 5 mức độ: 1,0-
1,80 điểm: Kém; 1,81-2,60 điểm: Yếu; 2,61-3,40 điểm: 
Trung bình; 3,41-4,20 điểm: Khá; 4,21-5,0 điểm: Tốt. 
- Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành với 06 
CBQL và 12 GV nhằm làm rõ hơn kết quả thu được từ 
bảng hỏi. 
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: 
nghiên cứu các văn bản, hồ sơ liên quan đến quản lí hoạt 
động lễ hội tại 06 trường MN nói trên, bao gồm: Kế 
hoạch tổ chức lễ hội 20/11, Kế hoạch tổ chức Lễ tổng kết 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 1-4; 43 
2 
của nhà trường năm học 2017-2018, các biên bản họp 
chuyên môn liên quan đến tổ chức lễ hội của nhà trường 
trong năm học 2017-2018. 
2.2. Kết quả khảo sát 
2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động lễ hội tại 
các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ 
Chí Minh 
Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong quá trình quản 
lí. Việc lập kế hoạch nhằm xác định được mục tiêu, 
nội dung công việc, biện pháp tiến hành, thời gian thực 
hiện và các nguồn lực dự kiến. Quản lí hoạt động lễ 
hội tại trường MN cũng vậy, xây dựng kế hoạch là 
công việc quan trọng góp phần đảm bảo thành công 
cho việc tổ chức hoạt động. Kết quả khảo sát được 
trình bày ở bảng 1. 
Bảng 1 cho thấy, nội dung “Lập kế hoạch hoạt động 
văn nghệ” được đánh giá cao nhất, ở mức độ tốt (4,96 
điểm, XH 1). Các nội dung còn lại đều được đánh giá ở 
mức độ tốt với ĐTB tương đối đồng đều, không có nội 
dung nào được đánh giá ở mức độ khá, trung bình hay 
yếu, kém. Điều này phản ánh thực trạng hiệu trưởng các 
trường MN đã có quan tâm, chú ý đến việc xây dựng kế 
hoạch cho hoạt động lễ hội trong nhà trường. 
Để làm rõ hơn kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, chúng 
tôi tiến hành phỏng vấn CBQL và GV. Kết quả là có 
17/18 đối tượng phỏng vấn đều đánh giá tốt nội dung lập 
kế hoạch hoạt động văn nghệ:“Công tác này được xây 
dựng ngay từ đầu năm học”, “Hiệu trưởng đầu tư cho 
việc biểu diễn các tiết mục văn nghệ”, “Hiệu trưởng có 
kế hoạch thuê người biên đạo để luyện tập các tiết mục 
cho trẻ tại trường”, “Hiệu trưởng là người duyệt kịch 
bản và chương trình lễ hội”. Điều này chứng tỏ sự quan 
tâm rất lớn của hiệu trưởng về nội dung hoạt động này. 
Nghiên cứu Kế hoạch tổ chức lễ hội Ngày nhà giáo 
Việt Nam 20/11 và các biên bản họp hội đồng sư phạm 
của 6 trường MN được khảo sát cho thấy, nội dung lập 
kế hoạch biểu diễn văn nghệ được quan tâm nhiều nhất 
và là hoạt động chủ đạo trong các hoạt động lễ hội. Bên 
cạnh đó, 3/6 trường MN được khảo sát ít đề cập đến nội 
dung việc “Lập kế hoạch hoạt động ẩm thực” trong các 
kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ tại trường MN. 
Điều này phù hợp với kết quả khảo sát ở bảng 1, trong 
đó nội dung “Lập kế hoạch hoạt động ẩm thực” được 
đánh giá tốt nhưng XH thấp nhất (4,24 điểm), đồng thời 
có ĐLC cao nhất (0,81). Thống kê cụ thể theo tỉ lệ % cho 
thấy: 45,8% ý kiến đánh giá nội dung này là tốt, 33,3% ý 
kiến đánh giá nội dung này là khá, 19,4% ý kiến đánh giá 
trung bình và 1,39% ý kiến đánh giá là yếu. Mức độ phân 
tán trong câu trả lời này khá cao. Như vậy, dù được đánh 
giá ở mức độ tốt nhưng hiệu trưởng cần quan tâm hơn 
nữa đến việc lập kế hoạch hoạt động ẩm thực trong hoạt 
động lễ hội tại trường. 
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động lễ hội tại các trường 
mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 
Trong quá trình quản lí, chức năng tổ chức chính là 
xây dựng cơ cấu, xác định nhiệm vụ của từng bộ phận, 
cá nhân và mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong 
cơ cấu đó. Hiệu trưởng thực hiện chức năng này thể hiện 
qua việc phân công các bộ phận và cá nhân thực hiện các 
“đầu công việc” một cách khoa học. Vì thế, việc tổ chức 
thực hiện hoạt động lễ hội tại trường MN là sự phân công 
các bộ phận và cá nhân thực hiện 05 công việc: hoạt động 
trang trí, hoạt động lễ nghi phần đầu lễ hội, hoạt động văn 
nghệ, hoạt động trò chơi, hoạt động ẩm thực. Kết quả 
khảo sát mức độ thực hiện các nội dung này như sau 
(bảng 2 trang bên): 
Số liệu ở bảng 2 cho thấy: 4/5 nội dung thực hiện tổ 
chức hoạt động lễ hội cho trẻ tại 6 trường được đánh giá 
tốt với thứ tự từ cao xuống thấp như sau: XH 1 là nội 
dung “Phân công hoạt động văn nghệ” (4,94 điểm); XH 
2 là nội dung “Phân công hoạt động trang trí” (4,85 
điểm); XH 3 là nội dung “Phân công hoạt động ẩm thực” 
(4,76 điểm); XH 4 là nội dung “Phân công hoạt động trò 
chơi” (4,71 điểm). 
Bảng 1. Thực trạng công tác lập kế hoạch hoạt động lễ hội tại các trường MN quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT Lập kế hoạch hoạt động lễ hội 
Mức độ thực hiện 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
1 Việc lập kế hoạch hoạt động trang trí 4,76 0,43 3 Tốt 
2 Việc lập kế hoạch hoạt động lễ nghi phần đầu lễ hội 4,74 0,44 4 Tốt 
3 Việc lập kế hoạch hoạt động văn nghệ 4,96 0,20 1 Tốt 
4 Việc lập kế hoạch hoạt động trò chơi 4,82 0,42 2 Tốt 
5 Việc lập kế hoạch hoạt động ẩm thực 4,24 0,81 5 Tốt 
CHUNG 4,70 0,46 Tốt 
(Chú thích: ĐLC: Độ lệch chuẩn; XH: Xếp hạng) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 1-4; 43 
3 
Có 1/5 nội dung được đánh giá mức độ khá là nội 
dung “Phân công hoạt động lễ nghi phần đầu lễ hội” 
(4,17 điểm). 
Nghiên cứu Kế hoạch tổ chức lễ hội và biên bản họp 
chuyên môn tại 6 trường MN được khảo sát, chúng tôi 
nhận thấy, có 2/6 trường lập bảng phân công cụ thể các 
cá nhân, bộ phận phụ trách hoạt động lễ nghi phần đầu lễ 
hội và đính kèm trong kế hoạch hay kịch bản lễ hội. Có 
4/6 trường MN chưa thực hiện bảng phân công này. Có 
thể thấy, hoạt động này chưa được sự quan tâm của hiệu 
trưởng nhà trường. Điều này dẫn đến các bộ phận dễ bị 
chồng chéo khi thực hiện công tác và bị động trong việc 
xử lí tình huống phát sinh trong lễ hội như: mất điện, các 
phương tiện âm thanh (micro, loa, ampli) hư hỏng 
2.2.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động lễ hội tại các trường 
mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 
Chỉ đạo hoạt động lễ hội là nhằm giúp các cá nhân và 
bộ phận thành thạo thực hiện các hoạt động và tích cực 
hoàn thành nhiệm vụ. Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động lễ 
hội thông qua việc điều khiển, chỉ dẫn cho CBQL, GV 
và NV trong nhà trường. Kết quả khảo sát được trình bày 
trong bảng 3. 
Căn cứ vào số liệu ở bảng 3 có thể nhận xét như sau: 
Việc chỉ đạo hoạt động lễ hội của hiệu trưởng được đánh 
giá tốt với mức ĐTB là 4,32 điểm. Trong đó: 
- Có 2 nội dung được đánh giá ở mức độ tốt, đó là: 
“Chỉ đạo thực hiện hoạt động văn nghệ” (4,75 điểm) và 
“Chỉ đạo thực hiện hoạt động trang trí” (4,43 điểm). 
- Có 3 nội dung được đánh giá ở mức độ khá XH từ 
trên xuống là: “Chỉ đạo thực hiện hoạt động ẩm thực” 
(4,19 điểm), “Chỉ đạo thực hiện hoạt động trò chơi” (4,17 
điểm), “Chỉ đạo thực hiện hoạt động lễ nghi phần đầu lễ 
hội” (4,08 điểm). 
- Nội dung “Chỉ đạo thực hiện hoạt động lễ nghi phần 
đầu lễ hội” được XH thấp nhất. 
Để làm rõ hơn kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, chúng 
tôi tiến hành phỏng vấn sâu CBQL và GV với câu hỏi 
“Thầy/ Cô vui lòng đánh giá thực trạng về quản lí của 
hiệu trưởng đối với công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt 
động trong lễ hội?”. Kết quả 6/12 GV có ý kiến: “MC 
còn gặp khó khăn trong việc nói trước đám đông và giao 
lưu với phụ huynh trong buổi lễ hội”, “Ban Giám hiệu 
chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách sắp xếp dụng 
cụ, bàn ghế trong hoạt động ẩm thực”. Các CBQL được 
phỏng vấn có chung nhận định: “CBQL còn gặp nhiều 
khó khăn trong việc hướng dẫn cho GV kĩ năng dẫn 
chương trình, kĩ thuật chụp hình trong ngày lễ hội”, 
“CBQL chủ yếu là nữ nên gặp nhiều khó khăn trong việc 
chỉ dẫn bộ phận NV chỉnh âm thanh nên đôi khi âm thanh 
chưa rõ”, “CBQL còn gặp khó khăn trong chỉ đạo hoạt 
Bảng 2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động lễ hội tại các trường MN quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT Tổ chức hoạt động lễ hội 
Mức độ thực hiện 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
1 Phân công hoạt động trang trí 4,85 0,36 2 Tốt 
2 Phân công hoạt động lễ nghi phần đầu lễ hội 4,17 0,56 5 Khá 
3 Phân công hoạt động văn nghệ 4,94 0,23 1 Tốt 
4 Phân công hoạt động trò chơi 4,71 0,46 4 Tốt 
5 Phân công hoạt động ẩm thực 4,76 0,49 3 Tốt 
CHUNG 4,69 0,42 Tốt 
Bảng 3. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động lễ hội tại các trường MN quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động lễ hội 
Mức độ thực hiện 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
1 Chỉ đạo thực hiện hoạt động trang trí 4,43 0,60 2 Tốt 
2 Chỉ đạo thực hiện hoạt động lễ nghi phần đầu lễ hội 4,08 0,75 5 Khá 
3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động văn nghệ 4,75 0,47 1 Tốt 
4 Chỉ đạo thực hiện hoạt động trò chơi 4,17 0,38 3 Khá 
5 Chỉ đạo thực hiện hoạt động ẩm thực 4,19 0,82 4 Khá 
CHUNG 4,32 0,60 Tốt 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 1-4; 43 
4 
động ẩm thực do điều kiện cơ sở vật chất tại trường còn 
chật hẹp”. Điều này cho thấy, hiệu trưởng muốn thực 
hiện tốt nội dung này cần có biện pháp cho GV và NV 
theo học các khóa cơ bản về dẫn chương trình và mời các 
chuyên gia về tập huấn cho GV và NV cách điều chỉnh, 
sử dụng các thiết bị âm thanh sao cho có hiệu quả. Hiệu 
trưởng cũng cần có kế hoạch thực hiện xã hội hóa giáo 
dục trong việc huy động kinh phí để sửa chữa cơ sở vật 
chất tại trường. 
2.2.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động lễ hội tại các trường 
mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 
Kiểm tra hoạt động lễ hội bao gồm kiểm tra 5 “đầu 
công việc” trong hoạt động lễ hội ở trường MN. Kết quả 
khảo sát công tác này được thể hiện ở bảng 4: 
Bảng 4 cho thấy, công tác kiểm tra ở tất cả các “đầu công 
việc” đều được đánh giá mức độ tốt. Kết quả khảo sát được 
sắp xếp theo thứ tự như sau: “Kiểm tra việc thực hiện hoạt 
động văn nghệ” (4,78 điểm), “Kiểm tra việc thực hiện hoạt 
động ẩm thực” (4,74 điểm), “Kiểm tra việc thực hiện hoạt 
động trò chơi” (4,69 điểm), “Kiểm tra việc thực hiện hoạt 
động lễ nghi phần đầu lễ hội” (4,63 điểm), “Kiểm tra việc 
thực hiện hoạt động trang trí” (4,57 điểm). Điều này cho 
thấy, hiệu trưởng đã thực hiện công tác kiểm tra một cách 
bài bản dựa trên kế hoạch đã đề ra ban đầu. 
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu để làm rõ các 
thông tin định lượng nêu trên. Qua phỏng vấn CBQL và 
GV, có 16/18 ý kiến nhận định rằng, hiệu trưởng đã thực 
hiện tốt việc kiểm tra các nội dung trong hoạt động lễ hội, 
có 10/18 ý kiến đánh giá khá tốt về nội dung “Kiểm tra 
hoạt động trang trí”, vì “Hiệu trưởng chủ yếu chú trọng 
kiểm tra việc trang trí cảnh quan bên ngoài nhà trường. 
Hiệu trưởng chưa quan tâm đến việc thực hiện trang trí 
tại nhóm lớp. 
2.2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt 
động lễ hội tại các trường mầm non quận Tân Bình, 
Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 5) 
Bảng 5 cho thấy, cả 04 chức năng quản lí trong công tác 
quản lí của hiệu trưởng về hoạt động lễ hội đều được đánh giá 
ở mức độ Tốt. Trong đó, việc “Lập kế hoạch hoạt động lễ hội 
” xếp vị trí cao nhất với 4,70 điểm; xếp vị trí thứ hai là việc 
“Tổ chức hoạt động lễ hội” với 4,69 điểm; vị trí thứ ba là việc 
“Kiểm tra hoạt động lễ hội” với 4,68 điểm và vị trí cuối cùng 
là “Chỉ đạo hoạt động lễ hội” với 4,32 điểm. Như vậy, trong 
4 chức năng quản lí, việc chỉ đạo hoạt động lễ hội cần phải 
được hiệu trưởng chú trọng hơn, cần có các biện pháp để chỉ 
dẫn, tập huấn hợp lí các nội dung: hoạt động lễ nghi phần đầu 
lễ hội, hoạt động trò chơi, hoạt động ẩm thực. 
(Xem tiếp trang 43) 
Bảng 4. Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động lễ hội tại các trường MN quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT Kiểm tra việc thực hiện hoạt động lễ hội 
Mức độ thực hiện 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
1 Kiểm tra việc thực hiện hoạt động trang trí 4,57 0,50 5 Tốt 
2 Kiểm tra việc thực hiện hoạt động lễ nghi phần đầu lễ hội 4,63 0,49 4 Tốt 
3 Kiểm tra việc thực hiện hoạt động văn nghệ 4,78 0,45 1 Tốt 
4 Kiểm tra việc thực hiện hoạt động trò chơi 4,69 0,46 3 Tốt 
5 Kiểm tra việc thực hiện hoạt động ẩm thực 4,74 0,44 2 Tốt 
CHUNG 4,68 0,47 Tốt 
Bảng 5. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động lễ hội 
tại các trường MN quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT Quản lí hoạt động lễ hội trong trường MN 
Mức độ thực hiện 
ĐTB ĐLC XH 
1 Lập kế hoạch hoạt động lễ hội 4,70 0,46 1 
2 Tổ chức hoạt động lễ hội 4,69 0,42 2 
3 Chỉ đạo hoạt động lễ hội 4,32 0,60 4 
4 Kiểm tra hoạt động lễ hội 4,68 0,47 3 
CHUNG 4,60 0,49 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43 
43 
Từ đây, giải phương trình nghiệm nguyên 
(2y k)(2y k) 3 , ta tìm được y 1 (loại). 
HS có thể biến đổi 
2 2 2(1) (x 1) y xy x 0 (ẩn y) và giải tương tự. 
Tóm lại, để rèn luyện TDST, trước hết cần rèn luyện 
tính mềm dẻo cho HS. Nếu HS được rèn luyện tốt và đạt 
được tính mềm dẻo trong tư duy khi tiếp cận với các bài 
toán, sẽ là cơ sở để hình thành tính nhuần nhuyễn, tính 
độc đáo và các đặc tính khác của TDST. Khi thực hiện 
dạy theo quy trình này, GV nên sử dụng các loại câu hỏi 
và bài tập tác động đến từng yếu tố của TDST như: các 
bài tập có cách giải riêng đơn giản hơn là áp dụng công 
thức tổng quát (để khắc phục hành động máy móc, không 
thay đổi phù hợp với điều kiện mới); các bài tập có nhiều 
cách giải khác nhau, đòi hỏi HS biết chuyển từ phương 
pháp này sang phương pháp khác; biết phân tích và tổng 
hợp để xét bài toán dưới nhiều khía cạnh, trong những 
mối liên hệ khác nhau; những bài toán có khả năng khai 
thác tốt để sáng tạo nên các bài toán mới, từ đó giúp HS 
hứng thú học tập và TDST được phát triển. 
3. Kết luận 
Thực tiễn dạy học cho thấy, quá trình dạy học các 
dạng toán số học cho HS khá, giỏi lớp 8, 9 theo các bước 
đã đề xuất ở trên đã giúp các em chủ động, tích cực suy 
nghĩ, phân tích được đặc điểm của bài toán theo các góc 
độ khác nhau và tìm được nhiều cách giải cho một bài 
toán; HS có ý thức tìm tòi, khai thác, phát triển, đề xuất 
các bài toán tương tự, bài toán mới. Kết quả thực nghiệm 
sư phạm theo các quy trình đã đề xuất ở trên sẽ được 
chúng tôi đề cập trong các hướng nghiên cứu tiếp theo. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đảng cộng sản Việt Nam (2014). Văn kiện Đảng về 
phát triển kinh tế - xã hội từ đổi mới (năm 1986) đến 
nay. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[2] G.Polya (1995). Toán học và suy luận có lí. NXB 
Giáo dục. 
[3] G.Polya (1997). Sáng tạo toán học. NXB Giáo dục. 
[4] Nguyễn Cảnh Toàn (1992).Tập cho học sinh giỏi làm 
quen dần với nghiên cứu toán học. NXB Giáo dục. 
[5] Hoàng Chúng (1969). Bồi dưỡng khả năng sáng tạo 
toán học ở trường phổ thông. NXB Giáo dục. 
[6] Nguyễn Bá Kim - Vương Dương Minh - Tôn Thân 
(1999). Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của 
học sinh qua môn Toán ở trung học cơ sở. NXB 
Giáo dục. 
[7] Lê Hải Yến (2008). Dạy và học cách tư duy. NXB 
Đại học Sư phạm. 
[8] Lê Trung Tín (2016). Xây dựng lớp học tư duy thông 
qua dạy học hình học không gian lớp 11 trung học 
phổ thông. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[9] Nguyễn Vũ Thanh (2008). Bồi dưỡng học sinh giỏi 
Toán trung học cơ sở Số học. NXB Giáo dục. 
[10] Tôn Thân (1995). Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài 
tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng 
tạo cho học sinh khá và giỏi ở trường trung học cơ 
sở Việt Nam (thể hiện qua chương các trường hợp 
bằng nhau của tam giác lớp 7). Luận án phó tiến sĩ 
Khoa học tâm lí, Viện Khoa học giáo dục. 
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG... 
(Tiếp theo trang 4) 
3. Kết luận 
Nhìn chung, việc quản lí hoạt động lễ hội của hiệu 
trưởng các trường MN ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí 
Minh được đánh giá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn 
chế trong công tác chỉ đạo và kiểm tra như: công tác chỉ 
đạo thực hiện hoạt động lễ nghi phần đầu lễ hội, hoạt 
động trò chơi và hoạt động ẩm thực. Bên cạnh đó, công 
tác kiểm tra hoạt động trang trí cần được hiệu trưởng 
quan tâm thực hiện tốt hơn. 
Những kết quả khảo sát trên là cơ sở thực tiễn quan 
trọng, định hướng cho chúng tôi đề ra các biện pháp quản 
lí tốt hơn hoạt động lễ hội tại các trường MN ở quận Tân 
Bình, TP. Hồ Chí Minh. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2015). Điều lệ trường mầm non (ban 
hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-
BGDĐT năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình Giáo dục mầm 
non (ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-
BGDĐT và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT của 
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
[3] Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012). Đại cương 
khoa học quản lí và quản lí giáo dục. NXB Đại học 
Sư phạm. 
[4] Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Weihrich 
(1998). Những vấn đề cốt yếu của quản lí. NXB 
Khoa học và Kĩ thuật. 
[5] Hoàng Lân - Hoàng Văn Yến (1985). Tổ chức 
ngày hội, ngày lễ trong trường lớp mẫu giáo.NXB 
Giáo dục. 
[6] Hoàng Công Dụng - Trần Chinh (2017). Tổ chức các 
hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Theo Chương 
trình Giáo dục mầm non). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[7] Nguyễn Thị Hường (2015). Tăng cường công tác 
quản lí nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền 
thống. Tạp chí Quản lí Nhà nước, số 238, tr 45-48. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_le_hoi_tai_cac_truong_mam_non_q.pdf