Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam
Sự phát triển của các công ty tài chính và cho thuê tài chính đã góp phần
quan trọng trong việc phát triển thị trường cho vay tài chính tiêu dùng nói
riêng và thị trường tài chính nói chung, đồng thời cũng thúc đẩy nhanh quá
trình phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự gia tăng
nhanh chóng cả về mặt số lượng công ty, nguồn vốn và đa dạng các sản
phẩm cùng với việc chưa có bộ khung pháp lý cho hoạt động của các công
ty này, tiềm tàng rủi ro gây bất ổn tài chính. Bài viết này phân tích thực
trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính, khung pháp lý
và gợi ý chính sách cho Việt Nam
Từ khóa: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, TCTD phi NH.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam

55 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 216- Tháng 5. 2020 Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam Đào Bích Ngọc Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 26/09/2019 Ngày nhận bản sửa: 09/10/2019 Ngày duyệt đăng: 21/10/2019 Sự phát triển của các công ty tài chính và cho thuê tài chính đã góp phần quan trọng trong việc phát triển thị trường cho vay tài chính tiêu dùng nói riêng và thị trường tài chính nói chung, đồng thời cũng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng cả về mặt số lượng công ty, nguồn vốn và đa dạng các sản phẩm cùng với việc chưa có bộ khung pháp lý cho hoạt động của các công ty này, tiềm tàng rủi ro gây bất ổn tài chính. Bài viết này phân tích thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính, khung pháp lý và gợi ý chính sách cho Việt Nam Từ khóa: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, TCTD phi NH. The development of financial companies and financial leasing companies in Vietnam Abstract: The development of financial companies and financial leasing companies has contributed significantly to not only the development of consumer finance but also the financial markets, followed by promoting financial inclusion in Vietnam. However, without the legal framework for the operation, the rapid increase in both the number of companies, the capital and the variety of products contains potential risks and spreads financial instability. This article analyzes the current state of development, legal frameworks and indicates policy implications for Vietnam. Keywords: financial companies, financial leasing companies, non-bank financial institutions. Ngoc Bich Dao, MEc. Email: ngocdb@hvnh.edu.vn Research Institute for Banking Academy of Vietnam 1. Giới thiệu Công ty tài chính (TC) và công ty cho thuê tài chính (CTTC) thuộc nhóm các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Để tiếp cận với định nghĩa của công ty TC và công ty CTTC trước hết cần tiếp cận định nghĩa “tổ chức tài chính phi ngân hàng”. Đạo luật Chống rửa tiền Annunzio-Wylie (1992) tại Mỹ lần đầu tiên nhắc tới tổ chức tài chính phi ngân hàng, cho rằng đây là các tổ chức tài chính vượt xa phạm vi truyền thống. Gần một thập kỷ sau, theo IMF, các tổ chức tài chính phi ngân hàng là các tổ chức Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam 56 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 tài chính chủ yếu tham gia vào hoạt động trung gian tài chính- chuyển tiền từ người cho vay sang người đi vay thông qua tài khoản của họ hoặc trong các hoạt động tài chính phụ trợ có liên quan chặt chẽ đến trung gian tài chính. IMF (2000) cũng làm rõ định nghĩa các công ty TC và công ty CTTC. Theo đó, các công ty TC là các tổ chức tham gia vào việc mở rộng cho vay cho các công ty phi tài chính và hộ gia đình. Các công ty CTTC là các tổ chức tham gia tài trợ cho việc mua sắm các tài sản hữu hình. Công ty cho thuê là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản, nhưng quyền sở hữu được chuyển giao cho bên thuê- bên thuê phải chịu mọi lợi ích, chi phí và rủi ro liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Sự xuất hiện và phát triển của các công ty TC và CTTC có vai trò hoàn thiện hệ thống tài chính và nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Các công ty TC và CTTC cùng với hệ thống ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính đến các tổ chức và cá nhân, chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người đầu tư, từ đó thúc đẩy quá trình tài chính toàn diện. Bên cạnh đó, công ty TC và CTTC có vai trò tăng cường tính ổn định của nền kinh tế. Hoạt động của các công ty này giúp giảm thiểu áp lực vốn lên hệ thống ngân hàng thương mại, hạn chế những rủi ro về chênh lệch kỳ hạn mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt. Tuy nhiên, ở những quốc gia chưa có hệ thống pháp lý đầy đủ, thì hoạt động của các công ty TC và CTTC lại có thể gây hại đến sự ổn định của thị trường tài chính. Nếu không chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý, các công ty có thể tạo ra bong bóng tài sản, định giá sai lệch, dẫn đến những khoản nợ khó đòi và sau cùng là khủng hoảng. Tại Việt Nam, công ty TC và công ty CTTC được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (2010), là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Hiện nay, mặc dù hoạt động ngân hàng vẫn là hoạt động chủ chốt trong việc cung ứng và phân bổ vốn cho nền kinh tế, nhưng cấu trúc tài chính của Việt Nam bắt đầu có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại và tăng dần quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, trong đó có các công ty TC và CTTC. Không thể phủ nhận rằng sự phát triển của các công ty TC và CTTC đã góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống tài chính, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng về số lượng, quy mô và sự đa dạng của sản phẩm, trong khi bộ khung pháp lý chưa được hoàn thiện, đã khiến cho hoạt động của các công ty này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây bất ổn định tài chính. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả phân tích thực trạng phát triển công ty TC và CTTC tại Việt Nam, khung pháp lý và gợi ý chính sách. 2. Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam 2.1. Sự phát triển về quy mô của các công ty tài chính và cho thuê tài chính Về số lượng, theo nguồn dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, hai công ty TC đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1991 là Công ty TC cổ phần Sài Gòn và Công ty TC cổ phần Seaprodex. Mười năm tiếp theo (giai đoạn từ 1991 tới 2000) được coi là giai đoạn bùng nổ của các công ty TC và công ty CTTC với sự ra đời của 12 tổ chức bao gồm 5 công ty CTTC trực thuộc ĐÀO BÍCH NGỌC 57Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước, 5 công ty TC trực thuộc tập đoàn/ tổng công ty nhà nước và 2 công ty CTTC nước ngoài. Từ năm 2000 đến năm 2010, các công ty TC và công ty CTTC được thành lập trong giai đoạn trước, bắt đầu đi vào hoạt động, đồng thời cũng có 18 tổ chức khác được thành lập mới. Nhìn chung ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản của nhóm các tổ chức tín dụng (TCTD) phi ngân hàng (NH) này ở mức cao, tuy nhiên lại không ổn định. Đặc biệt, cuối năm 2009 đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý, và điều hành tại các công ty TC và công ty CTTC. Vì vậy, trong giai đoạn 2011- 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã mạnh tay trong việc thực hiện tái cơ cấu TCTD phi NH với đa dạng các biện pháp như là cho phép phá sản đối với các tổ chức thua lỗ kéo dài, tỷ lệ nợ xấu cao hoặc tiếp tục tái cơ cấu với các chủ sở hữu mới. Tính đến hết tháng 12/2018, tại Việt Nam có 16 công ty TC và 10 công ty CTTC được NHNN cấp phép hoạt động. Như vậy, số lượng các công ty đã tăng gấp 13 lần trong vòng 20 năm (so với năm 1991), giảm bớt 4 tổ chức so với giai đoạn 2005- 2010. Về quy mô vốn điều lệ, theo dữ liệu của NHNN hàng năm, vốn điều lệ của các công ty TC và công ty CTTC tăng song hành cùng với sự gia tăng về số lượng. Thậm chí trong giai đoạn 2014 đến 2018 không có sự gia tăng về số lượng của công ty TC nhưng vốn điều lệ vẫn được bổ sung liên tục một mặt là do sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động. Số liệu thống kê từ NHNN cho thấy, đối với các công ty TC, tính đến cuối năm 2014 tổng vốn điều lệ đạt 14.819 tỷ đồng, 14.230 tỷ đồng năm 2015, 15.584 tỷ đồng năm 2016, 17.468 tỷ đồng năm 2017 và 21.836 tỷ đồng năm 2018. Bên cạnh đó, đối với vốn điều lệ của công ty CTTC cũng tăng đều từ năm 2014 đến 2017, nhưng giảm mạnh vào năm 2018. Nhìn chung, vốn điều lệ của các công ty CTTC ít hơn so với các công ty TC. Cụ thể, năm 2014 tổng vốn điều lệ của công ty CTTC đạt 3.924 tỷ đồng (bằng khoảng 27% so với tổng vốn điều lệ của công ty TC), tăng nhẹ trong năm 2015 đạt 4.230 tỷ đồng, 4.617 tỷ đồng năm 2016, 5.268 tỷ đồng năm 2017, và giảm mạnh Hình 1. Số lượng các công ty CT và công ty CTTC từ năm 1991-2018 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2019 Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam 58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 về mức 4.004 tỷ đồng năm 2018 (tương đương với năm 2014). Về quy mô tổng tài sản, nguồn dữ liệu của NHNN các năm cho thấy, nhìn chung các công ty TC và công ty CTTC chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với hệ thống TCTD. Tốc độ tăng trưởng của các công ty này liên tục giảm trong gần 10 năm trở lại đây. Năm 2010, tỷ trọng tổng tài sản của nhóm này chỉ chiếm khoảng 3,8% tổng tài sản của hệ thống TCTD. Sau 5 năm, tỷ trọng giảm còn 1,62%. Tính đến hết 30/9/2018, tỷ trọng này giảm chỉ bằng 1,4% tổng tài sản của hệ thống TCTD (trong đó công ty TC chiếm 1,18% và công ty CTTC chiếm 0,23%). Về thị phần tín dụng của công ty TC và công ty CTTC, theo báo cáo tổng quan thị trường tài chính các năm của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, thị phần tín dụng của nhóm này ở mức rất khiêm tốn. Thị phần tín dụng của nhóm các công ty TC đã giảm từ 0,49%- năm 2014 xuống còn 0,29% năm 2018, tương tự, đối với nhóm các công ty CTTC giảm từ 1,92% xuống 1,5%. Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của công ty TC và công ty CTTC đã có dấu hiệu tốt lên qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự tốt với tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm các công ty TC là 20,41% năm 2014, giảm mạnh xuống 12,29% năm 2018. Trong khi đó, đối với các công ty CTTC tỷ lệ giảm nhẹ từ 2,75% xuống 1,26% trong 4 năm gần đây. 2.2. Sự phát triển về sản phẩm của các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam Về sản phẩm của các công ty tài chính Thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn từ năm 2010 cho tới 2018, với dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2018 đạt 1.122 nghìn tỷ đồng, gấp 6,2 lần so với năm 2010. Mức tăng trưởng bình quân dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 26%/năm, trong đó năm tăng trưởng mạnh nhất là 2015 tăng 149% so với năm 2014. Thị trường cho vay tiêu dùng được nhận định phát triển mạnh mẽ bởi quy mô dân số ngày càng tăng, tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng mức thu nhập bình quân đầu người, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người trẻ và sự phát Hình 2. Tốc độ tăng vốn điều lệ các công ty TC (%) Hình 3. Tốc độ tăng vốn điều lệ các công ty CTTC (%) Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu Ngân hàng Nhà nước (2019) Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia 2017, 2019 Hình 4. Thị phần tín dụng của công ty TC và công ty CTTC (%) Hình 5. Tỷ lệ nợ quá hạn của công ty TC và công ty CTTC (%) ĐÀO BÍCH NGỌC 59Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, các công ty TC phát triển nhiều sản phẩm đa dạng và phù hợp với mục đích sử dụng của từng khách hàng. Đối với công ty TC trong nước, thường thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ có các sản phẩm phục vụ nhu cầu vay của doanh nghiệp, dự án đầu tư. Ngoài ra, các công ty TC (trong nước và nước ngoài) tập trung vào sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân với ba hình thức là tín chấp, thế chấp và thẻ tín dụng. Trong đó, các sản phẩm được thiết kế phù hợp với từng mục đích sử dụng của khách hàng, với các hạn mức, lãi suất, thời hạn vay khác nhau. Trong khoảng thời gian từ năm 2010- 2014, các công ty TC tập trung phát triển các sản phẩm cho vay mua xe, mua đồ gia dụng và di động có lãi suất. Người mua thường đến các cửa hàng bán lẻ điện tử, siêu thị (ví dụ: Thế giới Di động, Trần Anh) để lựa chọn các thiết bị họ yêu thích. Tại đây, các công ty TC đã liên kết với cửa hàng và sẵn sàng cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp với khách hàng. Khách hàng có thể trả trước từ 20%- 70% giá trị sản phẩm và vay trong khoảng từ 3 triệu đến 50 triệu đồng với thời hạn linh động từ 6 đến 18 tháng. Với thủ tục, giấy tờ đơn giản (chứng minh thư, hộ chiếu, hóa đơn), khách hàng có thể nhận sản phẩm sau 20 phút. Đối với vay mua xe, khách hàng có thể lựa chọn từ các hãng xe nổi tiếng như là Honda, Yamaha, hay Toyota tại các cửa hàng bán lẻ hoặc đại lý. Các công ty TC có thể phê duyệt các khoản vay tối đa lên tới 70% giá trị của xe trong thời gian từ 9 đến 24 tháng, và sử dụng xe (đăng ký xe) là tài sản thế chấp. Sang tới năm 2015, các công ty TC vẫn ưu tiên các sản phẩm trả góp, tuy nhiên, các công ty TC lại chủ động liên kết với các nhà cung cấp để cho ra hình thức khuyến mãi hấp dẫn là cho vay với lãi suất 0%. Cụ thể, thay vì khách hàng được khuyến mãi các phụ kiện đi kèm, giảm giá sản phẩm thì nhà cung cấp hỗ trợ cho khách hàng vay lãi suất 0% và trả hoa hồng cho các công ty TC. Bên cạnh đó, kể từ sau khi Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính có hiệu lực, các công ty TC cũng bắt đầu được cấp phép phát hành thẻ tín dụng, khi đó JASC và FE là những công ty đầu tiên phát hành thẻ tín dụng. Tới năm 2016, khi thị trường về các sản phẩm cho vay trả góp đã bắt đầu bão hòa, các công ty TC nhanh chóng hướng tới đối tượng khách hàng mới có ý định mua/sửa chữa nhà, vì vậy các công ty tập trung thiết kế các sản phẩm dành riêng mua nhà trả góp. Theo Báo cáo về thị trường tài chính tiêu dùng của Tập đoàn Fiingroup, đối với các khoản vay tiêu dùng của khách hàng tại các công ty Hình 6. Dư nợ cho vay tiêu dùng từ năm 2010- 2018 (nghìn tỷ đồng) Nguồn: LienVietPostBank Research 2017, 2018 Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam 60 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 TC cho thấy các khoản vay tiêu dùng mua nhà của khách hàng đã tăng từ 4,1% năm 2016 lên 5,2% năm 2017, và đạt 14% năm 2018, trong khi tỷ lệ các khoản vay mua xe, mua đồ gia dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Về sản phẩm của các công ty CTTC Theo quy định tại Nghị định số 39/2014/ NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, các công ty CTTC được hoạt động/cung cấp các sản phẩm dịch vụ sau: Nhận tiền gửi từ các tổ chức, NHNN; tiếp nhận vốn ủy thác; vay vốn các TCTD, vay NHNN thông qua hoạt động tái cấp vốn; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; CTTC; mua bán trái phiếu Chính phủ; làm đại lý bảo hiểm, cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư cho bên thuê tài chính. Tuy nhiên, các công ty CTTC hiện nay lại có quy mô vốn và tài sản nhỏ bé, trong khi đặc điểm của dịch vụ CTTC thường gắn vớ ... thu hồi nợ. Việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro tương tự như đối với các NHTM, được quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. Về hoạt động CTTC được quy định tại Luật Các TCTD, Nghị định số 39/2015/ NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động của công ty CTTC và các Thông tư quy định, hướng dẫn của NHNN. Về kiểm soát nội bộ, cơ chế kiểm toán nội bộ của các công ty được quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. 2.4. Các thương vụ mua bán, sáp nhập và phá sản của các công ty TC và CTTC tại Việt Nam giai đoạn 2014-2019 Thực tế hiện nay, quy mô về tài sản cũng như là thị phần hoạt động các công ty TC và CTTC chiếm tỷ lệ nhỏ trong hệ thống TCTD, do vậy trong thời gian qua hoạt động của nhóm các TCTD phi NH này có tác động không rõ rệt tới ổn định tài chính. ĐÀO BÍCH NGỌC 63Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Tuy nhiên, với thực trạng một số công ty làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả gây thiệt hại về kinh tế trong vòng 5 năm trở lại đây đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin khách hàng, đồng thời cũng tiềm tàng các rủi ro gây ra bất ổn. Các công ty TC và công ty CTTC có những sai phạm trong hoạt động gây bất ổn định tài chính. Cụ thể, các công ty huy động hợp đồng tiền gửi không đúng quy định, tăng lãi suất gây thiệt hại cho công ty, ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường huy động vốn. Bên cạnh đó, việc đầu tư tập trung vào các dự án lớn, dự án “sân sau” của các lãnh đạo, khiến việc đầu tư trở nên kém hiệu quả, khó thu hồi nợ, mất vốn, đồng thời có tác động tiêu cực đến việc phân bổ nguồn vốn của nền kinh tế. Mặt khác, những thông tin bất lợi về hoạt động của các công ty trong các năm gần đây cũng ảnh hưởng xấu đến chính ngành dịch vụ TC và CTTC. Vì vậy, các công ty khác gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, tiếp cận nguồn vốn. Trong quá trình phát triển, nhằm tìm kiếm và thu hút khách hàng, các công ty TC với cam kết thủ tục đơn giản, nhanh chóng đã lơ là trong khâu thẩm định khách hàng dẫn tới tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ khó đòi cao. Ví dụ, khách hàng có thể sử dụng 2, 3 chứng minh thư, đăng ký xe hoặc hóa đơn để gian lận tại nhiều công ty TC khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển ồ ạt của các công ty TC tiêu dùng cũng đã tạo cơ hội cho các công ty “tín dụng đen” phát triển dưới danh nghĩa các công ty TC. Do nhận thức và hiểu biết về TC còn hạn chế, nhiều người dân đã rơi vào “bẫy tín dụng” với các khoản vay lãi suất cao, thường xuyên bị “khủng bố tinh thần” khi không trả được nợ. Vì vậy, khách hàng có tâm lý không dám vay, sợ vay, từ đó, ảnh hưởng đến uy tín của các công ty và thị trường TC tiêu dùng. 3. Kết luận và gợi ý chính sách Sự tăng trưởng của các công ty TC, công ty CTTC đã thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực TC, thách thức năng lực và dịch vụ của hệ thống NHTM, đồng thời thúc đẩy cải thiện sản phẩm dịch vụ. Như Carmichael và Pomerleano (2002) đã khẳng định các tổ chức tài chính phi NH (trong đó có các công ty TC và công ty CTTC) sẽ được khuyến khích phát triển rộng rãi hơn vì các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ TC trong một thị trường TC cạnh tranh hơn. Các công ty này có khả năng cung cấp cho các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều loại hình dịch vụ và công cụ TC đa dạng do không bị kiểm soát những quy định nghiêm ngặt như các NHTM thông thường (Noeth và Sengupta, 2011). Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự phát triển của các công ty TC và CTTC tồn tại rủi ro gây bất ổn định tài chính. Do đó cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản trị rủi ro. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về hoàn thiện hành lang pháp lý cho công ty tài chính, cho thuê tài chính - Nghiên cứu, sửa đổi yêu cầu về vốn pháp định đối với các Công ty TC và cho thuê tài chính (hiện được quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD). Hiện nay mức vốn pháp định đối với các TCTD PNH được quy định đối với loại hình Công ty TC (500 tỷ đồng) và công ty CTTC (150 tỷ đồng). Tuy nhiên, việc quy định mức vốn pháp định 500 tỷ đồng đối với loại hình Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 công ty TC là hướng đến mô hình công ty TC tổng hợp trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trước đây, nhưng đến nay loại hình này đã hầu như không còn tồn tại. Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có quy định về mức vốn pháp định đối với công ty TC tín dụng tiêu dùng hay công ty TC bao thanh toán. Nếu áp dụng vốn pháp định 500 tỷ đồng với hai loại hình này là chưa thật sự hợp lý do sự khác biệt về hoạt động, đối tượng khách hàng phục vụ, sản phẩm. - Nghiên cứu, sửa đổi các điều kiện thành lập công ty TC và công ty CTTC dưới hình thức công ty cổ phần, bao gồm điều kiện đối với doanh nghiệp là cổ đông sáng lập, giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phần của 1 cổ đông tại công ty TC và công ty CTTC, và số lượng cổ đông tối thiểu đối với một công ty TC và công ty CTTC thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Điều này nhằm đảm bảo tính phù hợp giữa các quy định như quy định về điều kiện vốn tối thiểu của công ty TC và công ty CTTC tương xứng với quy mô vốn và tài sản, số lượng doanh nghiệp tham gia góp vốn; mức độ rủi ro của công ty TC và công ty CTTC với tiềm lực tài chính cần thiết để đảm bảo trong các trường hợp cần hỗ trợ. - Khẩn trương ban hành các Thông tư: Quy định về những thay đổi cần phải chấp thuận đối với TCTD PNH; Quy định về mạng lưới của TCTD PNH; Quy định về xếp hạng TCTD PNH, Quy định về chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến giữ các chức danh quản trị, điều hành của công ty TC và công ty CTTC. Thứ hai, về gia tăng năng lực quản trị rủi ro cho các công ty TC và công ty CTTC, tạo cơ sở phát triển các mô hình tín dụng chuyên ngành Để có thể phát huy được vai trò của các công ty TC và công ty CTTC trong hệ thống tài chính, thúc đẩy việc cung ứng Bảng 1. Một số thương vụ mua bán, sáp nhập và phá sản của các công ty TC và CTTC tại Việt Nam giai đoạn 2014-2019 Năm Thương vụ 2014 VPBank mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than- Khoáng sản Việt Nam 2015 Công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam bị yêu cầu chấm dứt hoạt động và sáp nhập vào công ty mẹ- Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam 2015 MaritimeBank mua lại Công ty TC Dệt may 2015 Techcombank mua lại Công ty TC Hóa chất 2016 Công ty TC cổ phần Sông Đà sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Quân Đội 2017 SHB nhận sáp nhập Công ty TC Vinaconex- Viettel 2017 Công ty CTTC TNHH MTV BIDV chuyển đổi hình thức pháp lý từ 100% vốn điều lệ BIDV chuyển thành Công ty CTCT TNHH BIDV- SuMi TRUST (BSL) với sự tham gia sở hữu 49% vốn điều lệ bởi Ngân hàng Tín thác Sumitomo 2018 SeABank mua lại toàn bộ vốn góp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tại Công ty TC TNHH MTV Bưu điện (PTFinance) 2018 Công ty Cho thuê tài chính II (ALCII) của Agribank phá sản 2019 Tập đoàn Shinhan được NHNN chấp thuận mua lại Công ty TC Prudential Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cafef.vn ĐÀO BÍCH NGỌC 65Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng các sản phẩm tín dụng chuyên ngành một cách an toàn hiệu quả thì việc phát triển các mô hình quản trị rủi ro chuyên biệt cho các tổ chức này là điều kiện tiên quyết. Việc gia tăng năng lực quản trị rủi ro cho các công ty TC và công ty CTTC trước hết phải xuất phát từ nhận thức của chính các tổ chức này. Các công ty TC và công ty CTTC cần nhận thấy cơ hội từ việc phát triển các mô hình tín dụng chuyên ngành, sẵn sàng đầu tư cho việc phát triển các mô hình quản trị rủi ro phù hợp để thực hiện việc cung ứng sản phẩm tín dụng. Đồng thời các công ty TC và công ty CTTC cũng cần có cơ hội tiếp cận các nguồn lực để phát triển các mô hình này như là: tiếp nhận các mô hình quản trị rủi ro chuyên biệt được phát triển bởi các tổ chức có uy tín trên thị trường quốc tế; tiếp cận được đầy đủ hơn các nguồn dữ liệu đầu vào như là thông tin về khách hàng, thông tin thị trường để làm đầu vào cho mô hình quản trị rủi ro... Tài liệu tham khảo 1. Carmichael, J. và Pomerleano, M., 2002. The development and regulation of Non-bank financial institutions, The World Bank 2. Chính phủ. (1995), Nghị định số 64-CP của Chính phủ ngày 9/10/1995 ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam 3. Chính phủ. (2008), Nghị định số 81/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính 4. Chính phủ. (2011), Nghị định số 10/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 141/2006/ NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng 5. Chính phủ. (2014), Nghị định số 39/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính 6. Financial Crimes Enforcement Network, 1992, The Annunzio-Wylie Anti-Money Laundering Act. 7. Finngroup, 2015, Vietnam Consumer Finance Market Report 2015 8. Finngroup, 2017, Vietnam Consumer Finance Market Report 2017 9. Finngroup, 2018, Vietnam Consumer Finance Market Report 2018 10. Finngroup, 2019, Vietnam Consumer Finance Market Report 2019 11. Hội đồng nhà nước. (1990), Pháp lệnh số 37/LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước : Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12. IMF, 2000, Monetary and Financial Statistics Manual, Washington 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận 14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. 15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 21/2012/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài 17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính 18. Nhóm nghiên cứu LienVietPost Bank, 2017, Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2017. 19. Nhóm nghiên cứu LienVietPost Bank, 2018, Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2018 và triển vọng năm 2019. 20. Noeth, B.J. and Sengupta, R., 2011. Is shadow banking really banking?. the Regional economist, 10, pp.8-1 21. Quốc hội (2004), Luật số 20/2004/QH11 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng 22. Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội: Luật các tổ chức tín dụng 23. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2017, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2016 24. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2019, Báo cáo tóm tắt tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm 2018 25. Website của các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 26. Website của Ngân hàng Nhà nước: https://www.sbv.gov.vn 27. Website: Cafef.vn xem tiếp trang 86 Ảnh hưởng của đặc điểm giám đốc điều hành tới hiệu quả của việc phát hành lần đầu ra công chúng tại Việt Nam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 202086 5. Cohen, B. D. & Dean, T. J. (2005), ‘Information asymmetry and investor valuation of IPOs: Top management team legitimacy as a capital market signal’, Strategic Management Journal, 26(7), 683−690. 6. Dalton, D. T., Daily, C. M., Ellstrand, A. E. & Johnson, J. L. (1998), ‘Meta-analytic reviews of board composition, leadership structure, and financial performance’, Strategic Management Journal, 19(3), 269-290. 7. Finkle, T. A. (1998), ‘The relationship between Boards of Directors and Initial Public Offerings in the Biotechnology Industry’, Entrepreneurship Theory and Practice, 22(3), 5-29. 8. Jensen, M. C. & Meckling, W. H. (1976), ‘Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure’, Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360. 9. Loughran, T. & Ritter, J. R. (1995), ‘The new issues puzzle’, The Journal of Finance, 50(1), 23-52. 10. Ogden, J. P., Jen, F. C. & O’Connor, P. F. (2003), ‘Advanced Corporate Finance: Policies and Strategies’, New York: Pearson. 11. Thorsell, A. & Isaksson, A. (2014), ‘Directors Experience and the Performance of IPOs: Evidence from Sweden’, Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 81(1), 3-24. cho vay có tác động ngược chiều đến lợi nhuận, và quy mô cho vay thành viên có ý nghĩa bổ sung cho tác động ngược chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng QTDND cần thực hiện tốt việc quản lý các khoản cho vay khách hàng để kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, qua đó tối thiểu hóa hoặc triệt tiêu những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của QTDND, có thể là chuẩn hóa nội dung và quy trình thẩm định trước cho vay, hay tăng cường các biện pháp khác nhau trong việc kiểm tra sử dụng vốn, hay công tác lưu trữ thông tin lịch sử giao dịch của khách hàng vay,... Đặc biệt hơn là QTDND cần tập trung tăng cường mở rộng quy mô cho vay thành viên để góp phần kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng và khi đó lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể hơn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn gợi ý rằng QTDND cần tận dụng tích cực lợi thế kinh tế về quy mô, tăng cường các biện pháp quản lý chi phí (chẳng hạn như tinh giản bộ máy quản lý, sắp xếp hợp lý các phòng ban,...) nhằm tiết kiệm chi phí để qua đó thực hiện được mục tiêu gia tăng lợi nhuận tiếp theo trang 74 - Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các TCTD PNH về phát triển mô hình quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng chuyên biệt: thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về các mô hình quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính, bao thanh toán; tổ chức các hội thảo, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm từ các tổ chức quốc tế để các TCTD PNH trong nước có thể tiếp nhận và gợi mở mô hình phát triển mới. - Phát triển các yếu tố hạ tầng cần thiết để tạo thuận lợi cho các công ty TC và công ty CTTC phát triển các mô hình quản trị rủi ro chuyên biệt: như phát triển cơ sở hạ tầng thông tin về khách hàng (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp), các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín dụng (hiện gần như chỉ có một mình CIC hoạt động trong lĩnh vực này). tiếp theo trang 65
File đính kèm:
thuc_trang_phat_trien_cac_cong_ty_tai_chinh_va_cho_thue_tai.pdf