Thực trạng phân bố các loài dược liệu cát sâm và thiên niên kiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu về các loài cây dược liệu Cát sâm và Thiên niên kiện tại Khu

bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được: loài cây Cát

sâm có tần xuất bắt gặp là 7,93 cây/km; loài Thiên niên kiện mật độ trung bình 4 - 6

khóm/m2 (40 -50 nhánh).

Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Cát sâm tại khu vực nghiên cứu là rất kém; các

cá thể đã phát hiện được trong quá tr+nh điều tra đều là những cây nhỏ, không thấy hoa

quả, không có nguồn hạt phát tán. Đối với Thiên niên kiện, nhờ khả năng tái sinh tự nhiên

tốt hơn bằng việc đ5 nhánh và từ hạt.

Cát sâm và Thiên niên kiện mọc ở vùng có điều kiện sinh thái là các khu rừng thứ

sinh, rừng tre nứa và rừng phục hồi sau nương rẫy, có ít cây gỗ lớn, thường chỉ có cây gỗ

nhỏ và cây bụi như D5, Lòng mang, Chạc chìu, Tre nứa. Kết quả nghiên cứu là thông tin

quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và phát triển các loài dược liệu

tại Khu BTTN Xuân Liên.

pdf 8 trang phuongnguyen 3220
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phân bố các loài dược liệu cát sâm và thiên niên kiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phân bố các loài dược liệu cát sâm và thiên niên kiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Thực trạng phân bố các loài dược liệu cát sâm và thiên niên kiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
22
THỰC TRẠNG PHÂN BỐ CÁC LOÀI DƢỢC LIỆU CÁT SÂM VÀ 
THIÊN NIÊN KIỆN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 
XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA 
Đỗ Ngọc Dương1, Đỗ Trọng Hướng2, Lê Hùng Tiến3, Nguyn Thị Mai4
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu về các loài cây dược liệu Cát sâm và Thiên niên kiện tại Khu 
bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được: loài cây Cát 
sâm có tần xuất bắt gặp là 7,93 cây/km; loài Thiên niên kiện mật độ trung bình 4 - 6 
khóm/m2 (40 -50 nhánh).
Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Cát sâm tại khu vực nghiên cứu là rất kém; các 
cá thể đã phát hiện được trong quá trnh điều tra đều là những cây nhỏ, không thấy hoa 
quả, không có nguồn hạt phát tán. Đối với Thiên niên kiện, nhờ khả năng tái sinh tự nhiên 
tốt hơn bằng việc đ nhánh và từ hạt.
Cát sâm và Thiên niên kiện mọc ở vùng có điều kiện sinh thái là các khu rừng thứ
sinh, rừng tre nứa và rừng phục hồi sau nương rẫy, có ít cây gỗ lớn, thường chỉ có cây gỗ
nhỏ và cây bụi như D, Lòng mang, Chạc chìu, Tre nứa... Kết quả nghiên cứu là thông tin 
quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và phát triển các loài dược liệu 
tại Khu BTTN Xuân Liên.
Từ khóa: Bảo tồn, dược liệu, Cát sâm, Thiên niên kiện, Khu Bảo tồn thiên nhiên
Xuân Liên, Thanh Hóa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đang là một 
hướng đi mới góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân miền núi, vùng cao. Trong 
những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thường Xuân nói 
riêng có một số hộ gia đình trồng thử nghiệm một số loài cây thuốc có tiềm năng kinh tế.
Cây Cát sâm (Millettia speciosa Champ) thuộc họ Đậu (Fabaceae); là loài cây có tác 
dụng chống ho: Gây ho cho chuột nhắt bằng cách phun ammoniac. Cho chuột uống nước 
sắc Cát sâm, ho giảm rõ rệt so với lô đối chứng. Độc tính của thân và lá Cát sâm: Cao lỏng 
chiết bằng nước và cồn từ thân và lá Cát sâm tiêm trong màng bụng chuột nhắt trắng với 
liều lượng 1000mg/kg tính theo dược liệu khô. Sau khi tiêm được 5 - 30 phút, hoạt động 
của chuột giảm hẳn, sau đó chuột chết, chứng tỏ thuốc có độc tính cao. Chưa thấy dùng 
thân và lá Cát sâm làm thuốc [4].
1,2 Khu ảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
3 Nghiên cứu viên Trung tâm Dược liệu ắc Trung ộ
4 Giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
23
Cây Thiên niên kiện (Homalomena aromatica Roxb), thuộc họ Ráy (Araceae). Trong 
thân rễ Thiên niên kiện chứa chủ yếu là tinh dầu với các thành phần khác nhau. Ngoài ra 
còn chứa oplopanon, oplodiol, bulatantriol, homalomenol A, homamomenol B, 1β,4β,7α-
trihydroxyeudesman. Thân, rễ Thiên niên kiện có tác dụng ức chế yếu phù bàn chân chuột 
cống trắng gây bằng kaolin, không ảnh hưởng trên u hạt thực nghiệm gây bàng amian và 
gây teo tuyến ức chuột cống đực non mức độ yếu. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng như 
ức chế sự co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập gây nên bởi histamin và acetylcholin, gây 
giãn mạch ngoại biên và có tác dụng yếu ổn định ngoài màng hồng cầu in vitro [6].
Tại Khu BTTN Xuân Liên, người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc thiểu số, đời sống 
còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc nhiều vào rừng, họ khai thác các sản phẩm dược liệu 
nói chung, cây Cát sâm và Thiên niên kiện nói riêng từ rừng theo cách truyền thống, chưa 
có ý thức bảo vệ và phát triển chúng [9]. Chính việc khai thác sử dụng một cách tùy tiện, 
không hợp lý đã dẫn đến sự suy thoái, giảm sút về số lượng cây dược liệu, thu hẹp không 
gian sống của các loài cây này. Nhằm khắc phục thực trạng trên, việc đánh giá thực trạng 
phân bố các loài cây Cát Sâm và Thiên niên kiện tại Khu BTTN Xuân Liên là cần thiết để
bảo tồn và phát triển bền vững các loài dược liệu này.
2. NỘI DUNG
2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thực trạng phân bố của loài Cát sâm và Thiên niên kiện trong phạm vi Khu 
BTTN Xuân Liên.
Trên cơ sở các kết quả điều tra, đề xuất phương án bảo tồn cây Cát sâm và Thiên 
niên kiện tại Khu BTTN Xuân Liên, hướng tới phát triển nguồn nguyên liệu cho sử dụng 
và sản xuất.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Xác định thực trạng phân bố các loài cây Cát sâm và Thiên niên kiện tại Khu BTTN 
Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. 
Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài dược liệu Cát 
sâm và thiên niên kiện tại Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. 
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Kế thừa và tham khảo các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực 
nghiên cứu.
Điều tra xác định vùng phân bố của các loài dược liệu: Kế thừa các tài liệu thứ cấp; 
thu thập thông tin về những khu vực có tiềm năng về các loài cây dược liệu (loài dược liệu, 
vị trí/địa danh, diện tích, bản đồ, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực...); lựa chọn 
khu vực có phân bố các loài dược liệu. Lập 8 tuyến điều tra với tổng chiều dài 24,3km, đi 
qua các dạng sinh cảnh, trạng thái rừng của Khu BTTN Xuân Liên. Trên mỗi tuyến, tiến 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
24
hành điều tra xác định các loài cây Cát sâm và Thiên niên kiện bao gồm các thông tin về: 
Tên loài, kích thước, tình trạng sinh trưởng, số lượng cá thể, vật hậu và tình hình cây tái sinh.
Xác định tần xuất bắt gặp theo công thức sau:
m
X
H
= (cá thể/km)
Trong đó: X - Tần xuất bắt gặp; m - Số cá thể loài tìm thấy; H - Chiều dài của tuyến điều tra.
Xác định các nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất giải pháp khắc phục các loài 
Cát sâm và Thiên niên kiện: Quan sát trực tiếp trên các tuyến điều tra về thực trạng phân 
bố. Kết hợp phỏng vấn 20 người bao gồm: Người dân, các nhà quản lý tại địa phương; 
nhất là phụ nữ, người hay thu hái dược liệu, những người cao tuổi, cán bộ kỹ thuật khu 
bảo tồn, các kiểm lâm viên địa bàn, những người thu mua dược liệu. Sau khi xác định và 
liệt kê các mối đe doạ trong Khu BTTN tiến hành đánh giá theo phương pháp của 
Margoluis and Salafsky [10]. 
Đề xuất giải pháp bảo tồn các loài dược liệu: Trên cơ sở phân tích các nguy cơ, xây 
dựng giải pháp bảo tồn có hiệu quả nhất.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng phân bố các loài Cát sâm và Thiên niên kiện tại các tuyến điều tra
Thực trạng phân bố các loài Cát sâm và Thiên niên kiện trong Khu BTTN Xuân Liên 
được tổng hợp ở bảng 1.
Bảng 1. Các khu vực ghi nhận các loài dược liệu Cát sâm và 
Thiên niên kiện trong đợt điều tra
Tên tuyến
Tọa độ điểm 
ghi nhận
Loài cây
Số lượng cây
phát hiện
Trạng thái rừng
Hón Mong,
Tiểu khu 507
0513714, 
2203528
Cát sâm
8
Rừng phục hồi với tổ thành 
loài là các cây gỗ nhỏ và cây 
bụi; có độ dốc 25 - 30%, 
tương đối ẩm, độ tàn che 
70%.
0513579, 
2203447;
3
Thiên 
niên kiện
Mọc rải rác khắp 
tuyến điều tra
Hón Mong,
Tiểu khu 507
0510818, 
2205264
Cát sâm 10
Rừng phục hồi sau khai thác 
mạnh, Rừng gỗ hỗn giao với 
tre nứa, độ dốc 25 - 35%, độ 
tàn che 70%.
0510959, 
2204925
Cát sâm 14
Thiên 
niên kiện
Mọc rải rác khắp 
tuyến điều tra
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
25
Hón Men, Tiểu 
khu 499
0512239, 
2205469
Cát sâm 7
Rừng tre nứa phục hồi sau 
nương rẫy; tương đối ẩm, độ 
dốc 30%, độ tàn che 70%
0512257, 
2205414
Cát sâm 6
Thiên 
niên kiện
Mọc rải rác khắp 
tuyến điều tra
Hón Mong,
Hón Muội, Tiểu 
khu 507
0510824, 
2205188
Cát sâm 11
Rừng phục hồi với tổ thành 
loài là các cây gỗ nhỏ và cây 
bụi, độ dốc 30 - 35 %, tương 
đối ẩm, độ tàn che 70%
0510906, 
2204922
Cát sâm 12
Thiên 
niên kiện
Hón Trườn, 
Tiểu khu 499
0512410, 
2206640
Cát sâm 8
Rừng tái sinh sau nương rẫy, 
rừng phục hồi sau khai thác 
mạnh, độ dốc 15 - 20%, độ 
tàn che 75%
0512360, 
2205960
Cát sâm 5
Thiên 
niên kiện
Mọc rải rác khắp 
tuyến điều tra
Sông Khao, 
Tiểu khu 509
0525649, 
2204043
Cát sâm 3
Rừng phục hồi sau khai thác, 
tầng thực bì dày, cây bụi và 
cây gỗ nhỏ; độ dốc 25-30%; 
độ tàn che 75%.
Thiên 
niên kiện
Mọc rải rác khắp 
tuyến điều tra
Sông Khao, 
Tiểu khu 509
0526912, 
2203832
Cát sâm 2 Rừng phục hồi sau nương 
rẫy, cây bụi và cây gỗ nhỏ, 
độ dốc 40%, độ tàn che 70%Thiên 
niên kiện
0
Sông Khao, 
hàng rào điện tử
Cát sâm 0 Rừng phục hồi sau nương 
rẫy, cây bụi và cây gỗ nhỏ, 
độ dốc 30%, độ tàn che 70%Thiên 
niên kiện
0
Tổng 89
Số liệu từ bảng 1 cho thấy: Đối với loài Cát sâm được phát hiện tại 7/8 tuyến điều 
tra, nhiều nhất là tuyến số 2 với số lượng 24 cây, ít nhất là tuyến số 7 có 2 cây. Đối với 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
26
Thiên niên kiện, được phát hiện trên 6/8 tuyến điều tra, phân bố rải rác tại các tuyến, mật 
độ trung bình khoảng 5 cây/m2.
Trạng thái rừng trên các tuyến điều tra chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng 
hỗn giao gỗ, nứa, có nhiều vây gỗ nhỏ, độ dốc lớn từ 15 - 40%, độ tàn che 70 - 75%. Cát 
sâm và Thiên niên kiện thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao và khí hậu mát. Thiên niên 
kiện thường mọc ở những nơi ẩm ướt hơn, thậm chí có thể mọc luôn ở dọc các khe suối 
trong rừng, trong khi đó cây Cát sâm tuy mọc chỗ ẩm nhưng lại phải thoát nước.
Về tần suất bắt gặp: Tần suất bắt gặp loài Cát sâm ở một số khu vực trong Khu 
BTTN Xuân Liên được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Tần suất bắt gặp oài át sm trong đợt điều tra
Tên tuyến
Chiều dài 
tuyến (km)
Số lượng 
cây phát 
hiện (cây)
Tần suất 
bắp gặp 
(cây/km)
Đặc điểm sinh trưởng
Hón Mong,
Tiểu khu 507
2,7 11 4,07
Có 1 cây có đường kính 1,5cm, dài 
2m; 3 cây có đường kính 0,5-0,7cm, 
còn lại là những cây tái sinh nhỏ.
Hón Mong,
Tiểu khu 507
3,1 24 7,74
Đều là cây nhỏ; chiều dài trung bình 
0,7-0,8m
Hón Men, thuộc 
Tiểu khu 499
2,8 13 4,64
Có 7 cây có đường kính 1 cm dài 
2m; còn lại là các cây nhỏ.
Hón Mong, 
Hón Muội, Tiểu 
khu 507
2,9 23 7,93
Có 2 cây có đường kính gần 1cm, 
dài 3-5m ; còn lại là cây nhỏ, dài 
0,6-0,8m
Hón Trườn, 
Tiểu khu 499
3,2 13 4,06
Có 01 cây có đường kính 0,7-0,8mm, 
còn lại là các cây nhỏ, dài 0,6-1m
Sông Khao, 
Tiểu khu 509
3,3 3 0,90 Cây nhỏ dài 0,5-0,7 m
Sông Khao, 
Tiểu khu 509
3,7 2 0,54 Cây nhỏ dài 0,4-0,5 m
Tổng 24,3 89 3,66
Số liệu từ bảng 2 cho thấy: Tần suất bắt gặp lớn nhất là tại tuyến số 4 với 7,93 
cây/km, ít nhất là tuyến số 7 với 0,54 cây/km.
Về tình hình sinh trưởng: Chủ yếu là cây nhỏ, có một số ít cây có đường kính từ
1-1,5cm, dài 3m; còn lại là những cây tái sinh nhỏ, chiều dài dưới 1m.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
27
2.2.2. Đánh giá về khả năng sinh trưởng và khả năng tái sinh
Về sinh trưởng: Kết quả phỏng vấn người dân địa phương, các nhà quản lý và chủ
các cơ sở kinh doanh dược liệu cho thấy: Trước đây, ngoài tự nhiên các loài Cát sâm và 
Thiên niên kiện phân bố rất nhiều; đối với loài Cát sâm có thể khai thác hàng tấn/năm; đối 
với loài Thiên niên kiện có thể khai thác hàng trăm tấn/năm. Tuy nhiên, do khai thác dược 
liệu chưa có tổ chức, không có kế hoạch, không có hướng dẫn khai thác gắn với bảo tồn, 
phát triển bền vững, dẫn đến có nguy cơ cạn kiệt. Kết quả điều tra chỉ phát hiện được tổng 
số 89 cá thể cây Cát sâm mọc rải rác trên các tuyến điều tra, với tần xuất bắt gặp 7,93 
cây/km, chủ yếu là các cây nhỏ, ít cây trưởng thành; điều này cho thấy số lượng Cát Sâm 
là rất ít và đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Đối với loài Thiên niên kiện, tuy bắt gặp phân bố rải rác theo đám khắp các tuyến 
điều tra, mật độ trung bình 4 - 6 khóm/m2 (40 - 50 nhánh); ít khi phát hiện thấy cây mang 
bông mo.
Về tái sinh: Đối với loài Cát sâm: Các cá thể đã phát hiện được trong quá trình 
điều tra đều là những cây nhỏ, không thấy hoa quả, không có nguồn hạt để phát tán. Một 
số cây trong đó là cây tái sinh từ phần gốc, phần rễ còn sót lại trong quá trình khai thác 
trước đó. Tại các khu vực có cây Cát sâm đều phát hiện thấy các dấu vết của việc khai 
thác trước đó. Điều này cho thấy khả năng tái sinh tự nhiên của loài Cát sâm tại khu vực 
nghiên cứu là rất kém. 
Đối với Thiên niên kiện, nhờ khả năng tái sinh tự nhiên tốt hơn bằng việc đẻ nhánh 
và cả từ hạt; cùng với giá trị kinh tế thực sự của nó còn thấp hơn loài Cát sâm nên tỷ lệ gặp 
vẫn còn tương đối nhiều. Tại các tuyến điều tra đã đi đều gặp cây Thiên niên kiện, dễ gặp 
nhất là ở ven các khe suối nhỏ trong rừng, dưới các tán rừng nơi ẩm ướt.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Xác định được 89 cây Cát sâm tại 7/8 tuyến điều tra, tần xuất bắt gặp 7,93 cây/km. 
Chủ yếu là cây nhỏ, có một số ít cây có đường kính 1 - 1,5 cm, dài 3m; còn lại là những 
cây nhỏ, chiều dài dưới 1m; theo người dân địa phương, so với 10 năm về trước, loài Cát 
sâm tại Khu bảo tồn đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Thiên niên kiện, được phát hiện trên 6/8 tuyến điều tra, phân bố theo đám rải rác 
tại các tuyến, cây mọc theo khóm từ 4 - 6 khóm/m2 (40 - 50 nhánh); ít thấy cây mang 
bông mo.
Trạng thái rừng trên các tuyến điều tra chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng 
hỗn giao gỗ, nứa, có nhiều vây gỗ nhỏ, độ dốc lớn từ 15 - 40%, độ tàn che 70 - 75%.
Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Cát sâm tại khu vực nghiên cứu là rất kém; các 
cá thể đã phát hiện được trong quá trình điều tra đều là những cây nhỏ, không thấy hoa 
quả, không có nguồn hạt phát tán. Đối với Thiên niên kiện, nhờ khả năng tái sinh tự nhiên 
tốt hơn bằng việc đẻ nhánh và cả từ hạt.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
28
3.2. Kiến nghị
Số lượng các loài dược liệu Cát sâm và Thiên niên kiện đang bị suy giảm mạnh 
trong tự nhiên. Do vậy cần chú trọng bảo tồn nguyên vị (in-situ) đối với 2 loài này tại Khu 
bảo tồn. Bảo vệ nghiêm ngặt vùng phân bố của các loài Cát sâm và Thiên niên kiện gồm 
các Tiểu khu 507 và 499; tổ chức các biện pháp quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt các loài dược 
liệu hiện có trong đó phải kể đến các loài Cát sâm và Thiên niên kiện, tạo điều kiện thúc 
đẩy tái sinh tự nhiên, để tạo ra số lượng cây mẹ có thể nhân và gieo giống.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về vai trò của các loài 
cây dược liệu nói chung và các loài Cát sâm và Thiên niên kiện nói riêng. Tập huấn kỹ
thuật khai thác cho người dân về quản lý và khai thác bền vững loài Cát sâm và Thiên niên 
kiện để hướng tới khai thác, sử dụng bền vững.
Bên cạnh việc bảo tồn nguyên vị, cần tiến hành đồng thời bảo tồn chuyển vị (ix-situ) 
tại các khu vực có điều kiện về khí hậu và lập địa tương đồng. Việc gây trồng phải đảm 
bảo được các yêu cầu về giống, quy trình trồng, chế biến sau thu hoạch.
Hình 1. Thân, lá mẫu Cát sâm
Hình 2. Phân bố loài Thiên niên kiện ngoài tự nhiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật,
Nxb. Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
[2] Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam, tái bản lần 1,
Nxb. Y học, Hà Nội.
[3] Đỗ Huy Bích và một số đồng tác giả khác (2013), Cây thuốc và Động vật làm 
thuốc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
29
[4] Võ Văn Chi (2012), Từ Điển Cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, TP. Hồ Chí Minh.
[5] Triệu Văn Hùng (chủ biên) (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Dự án hỗ trợ
chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ pha II.
[6] Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Xuất bản lần thứ 9,
Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[7] Nguyễn Tập (2006), Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn, Nxb. Khoa học 
và Kỹ thuật, Hà Nội.
[8] UBND tỉnh Thanh Hóa (2013), Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng 
đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đến năm 22.
[9] Viện Dược liệu (2013), Danh lục cây thuốc mọc tự nhiên đang được khai thác sử
dụng phổ biến ở Việt Nam, Tài liệu cập nhật hàng năm (lưu hành nội bộ).
[10] Margoluis,R., and Salafsky (2001), Is our project succeeding? A guide to threat 
reduction assessment for conservation, Washington,D.C: Biodiversity Support 
Program.
THE DISTRIBUTION OF MEDICINAL PLANTS CAT SAM AND 
THIEN NIEN KIEN SPECIES IN XUAN LIEN NATURE RESERVE, 
THANH HOA PROVINCE 
 Do Ngoc Duong, Do Trong Huong, Le Hung Tien, Nguyen Thi Mai
ABSTRACT
This report presents the result of the study on distribution of medicinal plants such 
as Cat Sam and Thien nien kien in Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa province. The 
survey has been implemented in 8 survey areas, determining 89 Cat Sam trees; the Thien 
nien kien species scattered at 6 survey areas. The Cat Sam species, with appearing 
frequency is 3.66 individuals/km, its average density is about 4-6 clusters/m2 (40-50 
twigs). Cat Sam trees have sharply reduced compared to previous years.
The process of regeneration of Cat Sam species is still limited, individuals found in 
the survey are small trees without flowers and fruits, therefore have no seeds for 
dispersion. For the Thien nien kien species, the regenerative ability is better than Cat Sam 
species, it can regenerate from both stumps and seeds.
Cat Sam and Thien nien kien trees grow secondry forest, bamboo forest, etc. with 
small trees such as: Chestnut and bamboo trees. The result of the study has played an 
important roles for the reseach, management, development and conservation of medicinal 
plants in Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa province.
Keywords: Conservation, medicinal plants, Cat sam, Thien nien kien, Xuan Lien
Nature Reserve.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phan_bo_cac_loai_duoc_lieu_cat_sam_va_thien_nien.pdf