Thực trạng nhiễm độc chì của người lao động làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả thực trạng nhiễm độc chì của người lao động tại làng nghề tái chế nhôm

Bình Yên tỉnh Nam Định và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp:

nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 2015 - 2016. 418 người lao động từ 18 - 60 tuổi được lựa chọn

ngẫu nhiên để tham gia nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phổ hấp thu nguyên tử bằng lò

grafit (GFAAS) để xác định hàm lượng chì trong máu của người lao động. Đánh giá tình trạng

nhiễm độc theo Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế. Kết quả: thực trạng

nhiễm độc chì: 88,3% người lao động có hàm lượng chì máu < 40="" µg/dl="" (mức="" an="" toàn);="">

người lao động có hàm lượng chì máu từ 40 - < 80="" µg/dl="" (nhiễm="" độc="" mạn="" tính);="" 0,3%="" người="">

động có hàm lượng chì máu > 80 µg/dl (nhiễm độc cấp tính). Yếu tố liên quan: người có tuổi

nghề 6 - 10 năm nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn nhóm có tuổi nghề ≤ 5 năm 7,9 lần; có tuổi

nghề ≥ 11 năm, nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn người có tuổi nghề từ 6 - 10 năm 3,2 lần.

Người lao động làm việc ở công đoạn đúc nhôm, cán nhôm và tạo hình có nguy cơ nhiễm độc

chì 30% so với nguy cơ nhiễm độc chì của người làm ở công đoạn cô nhôm. Kết luận: tỷ lệ

nhiễm độc chì 11,7% (đa số nhiễm độc mạn tính). Nguy cơ nhiễm độc chì tăng theo tuổi nghề

và phụ thuộc vào công đoạn sản xuất của quy trình tái chế nhôm.

pdf 8 trang phuongnguyen 5180
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nhiễm độc chì của người lao động làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng nhiễm độc chì của người lao động làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định

Thực trạng nhiễm độc chì của người lao động làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
52 
THỰC TRẠNG NHIỄM ĐỘC CHÌ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH 
 Đỗ Minh Sinh*; Vũ Thị Thúy Mai* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: mô tả thực trạng nhiễm độc chì của người lao động tại làng nghề tái chế nhôm 
Bình Yên tỉnh Nam Định và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: 
nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 2015 - 2016. 418 người lao động từ 18 - 60 tuổi được lựa chọn 
ngẫu nhiên để tham gia nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phổ hấp thu nguyên tử bằng lò 
grafit (GFAAS) để xác định hàm lượng chì trong máu của người lao động. Đánh giá tình trạng 
nhiễm độc theo Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế. Kết quả: thực trạng 
nhiễm độc chì: 88,3% người lao động có hàm lượng chì máu < 40 µg/dl (mức an toàn); 11,4% 
người lao động có hàm lượng chì máu từ 40 - < 80 µg/dl (nhiễm độc mạn tính); 0,3% người lao 
động có hàm lượng chì máu > 80 µg/dl (nhiễm độc cấp tính). Yếu tố liên quan: người có tuổi 
nghề 6 - 10 năm nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn nhóm có tuổi nghề ≤ 5 năm 7,9 lần; có tuổi 
nghề ≥ 11 năm, nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn người có tuổi nghề từ 6 - 10 năm 3,2 lần. 
Người lao động làm việc ở công đoạn đúc nhôm, cán nhôm và tạo hình có nguy cơ nhiễm độc 
chì 30% so với nguy cơ nhiễm độc chì của người làm ở công đoạn cô nhôm. Kết luận: tỷ lệ 
nhiễm độc chì 11,7% (đa số nhiễm độc mạn tính). Nguy cơ nhiễm độc chì tăng theo tuổi nghề 
và phụ thuộc vào công đoạn sản xuất của quy trình tái chế nhôm. 
* Từ khóa: Nhiễm độc chì; Tái chế kim loại; Làng nghề; Người lao động. 
Reality of Lead Poisoning in Workers in Binhyen Aluminum 
Recycling Village in Namdinh Province 
Summary 
Objectives: To describe the current status of lead poisoning in workers in Binhyen aluminum 
recycling village in Namdinh province and find out some related factors. Subjects and methods: 
A cross-sectional study was conducted from 2015 - 2016. There were 418 workers aged 18 - 
60 years who were randomly selected to participate in the study. Using atomic absorption 
spectrometry (GFAAS) to determine the level of lead in the blood of workers. Assessment of 
poisoning status in accordance with Circular 15/2016/TT-BYT dated 15 May 2016 of Ministry of 
Health. Results: Lead poisoning: 88.3% of workers had blood lead content < 40 μg/dL (safety 
level); 11.4% of employees had blood lead content of 40 - < 80 μg/dL (chronic poisoning); 0.3% 
of workers had blood lead levels > 80 μg/dL (acute poisoning). Relevant factors: workers with 6 
- 10 years of occupational exposured to lead poisoning were 7.9 times as high as those who 
with the 5 years of occupational age. Workers with over 11 years of occupational exposure to 
lead poisoning were 3.2 times as high as those who with the 6 - 10 years of occupational age. 
* Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Sinh (minhsinh82@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 17/04/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2018 
 Ngày bài báo được đăng: 09/07/2018 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
53 
Workers working in aluminum casting, aluminum rolling and molding had a lead poisoning 
risk of only 30% compared with the risk of lead poisoning of aluminum workers. Conclusions: 
The results showed that lead poisoning was 11.7% (most of which were chronic poisoning). 
The risk of lead poisoning increases with age and depends on the manufacturing process of the 
aluminum recycling process. 
* Keywords: Lead poisoning; Metal recycling; Handicraft villages; Workers. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tái chế kim loại (TCKL) có vai trò quan 
trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở 
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phương thức và 
công nghệ sản xuất hiện nay tại các làng 
nghề, cơ sở tái chế kim loại vẫn còn lạc 
hậu, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, không 
tập trung. Thực trạng trên đã gây ra bất 
lợi về điều kiện lao động tại các khu vực 
này. Người lao động (NLĐ) phải thường 
xuyên tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm và có 
hại trong sản xuất như nhiệt độ cao, tiếng 
ồn lớn, vi khí hậu không đảm bảo, nhiều 
bụi và hơi khí độc hại [1, 7]. Bên cạnh đó 
một vấn đề cũng rất đáng quan tâm hiện 
nay tại các làng nghề TCKL là ô nhiễm 
môi trường lao động (MTLĐ) do kim loại 
nặng, trong đó phổ biến nhất là kim loại 
chì. Nghiên cứu tại làng nghề TCKL màu 
Đông Mai và Nghĩa Lộ tỉnh Hưng Yên 
cho thấy có tới 85,7% số mẫu đo có 
nồng độ hơi chì trong không khí vùng 
làm việc vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động 
(TCVSLĐ) [3]. Nồng độ hơi chì trung bình 
trong môi trường làm việc tại làng nghề 
Bình Yên tỉnh Nam Định là 0,7 mg/m3, 
cao hơn 13,8 lần so với TCVSLĐ và có 
tới 70% số mẫu đo có nồng độ chì vượt 
TCVSLĐ [4]. 
Với tình hình trên cho thấy cần phải có 
nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm 
độc chì của NLĐ tại các làng nghề TCKL, 
từ đó có thể xác định quy mô cũng như 
nguyên nhân của vấn đề và đề xuất các 
giải pháp can thiệp phù hợp, khả thi nhằm 
nâng cao sức khỏe cho NLĐ tại khu vực 
này. Nghiên cứu này triển khai với mục 
tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm độc chì của 
NLĐ làng nghề Bình Yên tỉnh Nam Định 
và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến 
tình trạng nhiễm độc chì của NLĐ. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm 
nghiên cứu. 
* Đối tượng nghiên cứu: 
- Tiêu chuẩn lựa chọn: NLĐ tham gia 
vào quá trình sản xuất tái chế nhôm tại 
làng Bình Yên, có độ tuổi từ 18 - 60, 
thời gian lao động tại làng nghề tối thiểu 
01 năm. 
- Tiêu chuẩn loại trừ: NLĐ không đồng 
ý tham gia nghiên cứu, nghỉ việc trong 
thời gian nghiên cứu. 
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 
Nghiên cứu tiến hành từ 2015 - 2016 
tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, 
xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh 
Nam Định. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô 
tả cắt ngang. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
54 
* Mẫu và phương pháp chọn mẫu: 
Công thức tính cỡ mẫu: áp dụng công 
thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ: 
2)2/1(
2
)(
)1(
p
ppZn
ε
α
−
=
−
Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu; Z1-α/2: 
giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng 
với giá trị α; trong nghiên cứu này lấy 
Z = 1,96 với α = 0,05; p: ước lượng tỷ lệ 
nhiễm độc chì của NLĐ, theo nghiên cứu 
trước chọn p = 0,29 [2]; ε: mức độ chính 
xác tương đối, trong nghiên cứu này 
chọn = 0,15. 
Thay vào công thức trên tính được 
n = 418 người. 
* Phương pháp chọn mẫu: phương pháp 
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: 
Bước 1: lập danh sách toàn bộ NLĐ từ 
18 - 60 tuổi tại làng Bình Yên vào phần mềm 
SPSS (1.003 người do địa phương cung 
cấp). Bước 2: sử dụng phần mềm SPSS 
22.0 lựa chọn ngẫu nhiên 418 người từ 
tổng số NLĐ bằng lệnh: Select cases/random 
sample of cases. 
* Kỹ thuật xét nghiệm định lượng hàm 
lượng chì trong máu: 
Kỹ thuật lấy máu (theo hướng dẫn của 
Bộ Y tế): tiến hành vô khuẩn, lấy 10 ml 
máu tĩnh mạch. Mẫu máu được bảo quản 
theo thường quy và chuyển về labo xét 
nghiệm. Mẫu máu được các kỹ thuật viên 
của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Nam 
Định lấy. Xét nghiệm thực hiện tại Trung 
tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định. 
Sử dụng phương pháp phổ hấp thu 
nguyên tử bằng lò grafit (GFAAS) để xác 
định hàm lượng chì trong máu. Sử dụng 
máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ZEEnit 
700P (Analytik-Jena, Đức, năm 2012). 
Máy có độ chính xác bước sóng ≤ ± 0,3 nm, 
độ ổn định ≤ 3%, độ hấp thu ≥ 0,25 Abs. 
Đánh giá tình trạng nhiễm độc theo 
phụ lục 8 tại Thông tư 15/2016/TT-BYT 
ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế. 
Phân loại nhiễm độc chì: nhiễm độc 
cấp tính chì vô cơ khi chì huyết > 80 µg/dl; 
nhiễm độc mạn tính chì vô cơ khi chì huyết 
> 40 µg/dl. 
* Quản lý, xử lý và phân tích số liệu: 
Số liệu sau khi được thu thập được làm 
sạch và nhập bằng phần mềm EpiData 
3.1. Số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS 
trước khi đưa vào phân tích. Sử dụng tần 
số, tỷ lệ phần trăm và bảng để tóm tắt 
biến định tính như: giới, công đoạn sản 
xuất Sử dụng mô hình hồi quy logistic 
để tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng 
nhiễm độc chì với các biến độc lập. 
* Đạo đức nghiên cứu: 
Nghiên cứu này đã được xem xét, 
nhận xét và chấp thuận về đạo đức và 
khoa học của Hội đồng Đạo đức trong 
nghiên cứu y sinh học Trường Đại học 
Điều dưỡng Nam Định. Việc triển khai 
các hoạt động của nghiên cứu đảm bảo 
đúng nguyên tắc của đạo đức nghiên 
cứu trong y học: tự nguyện, an toàn và 
bình đẳng. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
55 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu. 
Bảng 1: Một số đặc điểm của NLĐ tái chế nhôm tại Bình Yên (n = 418). 
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) 
Tốt nghiệp tiểu học 35 8,3 
Tốt nghiệp trung học cơ sở 305 73,0 Trình độ học vấn 
Tốt nghiệp trung học phổ thông 78 18,7 
Nam 190 45,5 
Giới tính 
Nữ 228 54,5 
Có 57 13,6 
Tập huấn về an toàn vệ sinh lao động 
Không 361 86,4 
≤ 5 năm 125 29,9 
6 - 10 năm 167 40,0 Nhóm tuổi nghề 
≥ 11 năm 126 30,1 
≤ 30 tuổi 69 16,5 
31 - 40 tuổi 137 32,8 Nhóm tuổi đời 
41 - 60 tuổi 212 50,7 
Tổng số có 418 NLĐ tham gia nghiên cứu, trong đó nữ 54,5%. 86,4% NLĐ chưa 
được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động trước khi làm việc. 
2. Thực trạng nhiễm độc kim loại chì của NLĐ. 
Bảng 2: Phân loại mức độ nhiễm độc chì của NLĐ (n = 418). 
Hàm lượng chì máu Tình trạng nhiễm độc Số lượng Tỷ lệ (%) 
< 40 µg/dl Bình thường 369 88,3 
40 - < 80 µg/dl Nhiễm độc mạn tính 48 11,4 
> 80 µg/dl Nhiễm độc cấp tính 1 0,3 
Kết quả phân tích cho thấy 11,7% NLĐ có hàm lượng chì trong máu > 40 µg/dl 
(mức được coi bị nhiễm độc). Trong đó, số NLĐ bị nhiễm độc mạn tính chiếm đa số 
(11,4%), chỉ duy nhất 1 NLĐ được xác định bị nhiễm độc cấp tính. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
56 
3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm độc chì. 
Bảng 3: Mô hình hồi quy logistic mô tả nguy cơ nhiễm độc chì của NLĐ với các yếu 
tố liên quan. 
Biến số Đặc tính OR 95% khoảng tin cậy Giá trị p 
Nam 1 - - 
Giới tính 
Nữ 0,6 0,3 - 1,4 > 0,05 
≤ 8 giờ/ngày 1 - - 
Thời gian làm việc 
> 8 giờ/ngày 0,8 0,4 - 1,7 > 0,05 
≤ 5 năm 1 - - 
6 - 10 năm 7,9 2,6 - 24,6 < 0,05 Tuổi nghề 
≥ 11 năm 3,2 1,5- 6,9 < 0,05 
Cô nhôm 1 - - 
Công đoạn sản xuất 
Khác 0,3 0,1 - 0,6 < 0,05 
Giá trị “p” của kiểm định Omnibus test < 0,05 
Giá trị “p” của kiểm định Hosmer và Lemeshow test > 0,05 
Sau khi đã kiểm soát các yếu tố nhiễu bằng mô hình hồi quy logistic, kết quả cho 
thấy chỉ có tuổi nghề và vị trí làm việc trong lĩnh vực tái chế nhôm ảnh hưởng đến nguy 
cơ nhiễm độc chì. Những người có tuổi nghề 6 - 10 năm, nguy cơ nhiễm độc chì cao 
hơn nhóm người có tuổi nghề ≤ 5 năm 7,9 lần; người có tuổi nghề ≥ 11 năm, nguy cơ 
nhiễm độc chì cao hơn người có tuổi nghề từ 6 - 10 năm 3,2 lần. NLĐ làm việc ở các 
công đoạn khác (đúc nhôm, cán nhôm và tạo hình) có nguy cơ nhiễm độc chì chỉ bằng 
30% so với nguy cơ nhiễm độc chì của người làm ở công đoạn cô nhôm. 
BÀN LUẬN 
1. Thực trạng nhiễm độc kim loại chì. 
Chì có tác dụng không tốt về sinh lý 
đối với cơ thể, nồng độ chì máu toàn phần 
phần bình thường ≤ 10 µg/dl, nồng độ lý 
tưởng 0 µg/dl. Tuy nhiên, kết quả nghiên 
cứu tại làng Bình Yên cho thấy 53,7% NLĐ 
tại đây có hàm lượng chì máu > 10 µg/dl 
(mức bắt đầu có thể gây hại cho cơ thể). 
Trong đó, tỷ lệ NLĐ được xác định bị 
nhiễm độc mạn tính chiếm 11,4% (hàm 
lượng chì máu > 40 µg/dl), thậm chí đã 
xuất hiện NLĐ bị nhiễm độc chì cấp tính 
(hàm lượng chì máu > 80 µg/dl). 
Đặt trong mối tương quan với các 
nghiên cứu khác nhận thấy, thực trạng 
nhiễm độc chì ở NLĐ tại làng Bình Yên 
cao hơn nhiều so với làng Văn Môn, tỉnh 
Bắc Ninh (tỷ lệ NLĐ bị nhiễm độc chì 0%) 
[5], nhưng không nghiêm trọng như ở NLĐ 
tại một số làng nghề đúc đồng khu vực 
miền Trung (hàm lượng chì máu toàn phần 
trung bình 185,2 ± 83,6 µg/dl) [2] và tình 
trạng nhiễm độc chì ở NLĐ tại làng nghề 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
57 
tái chế ắc quy Đông Mai, tỉnh Hưng Yên 
[6]. Sự khác biệt này có thể được lý giải 
như sau: 
- Thứ nhất, do sự khác biệt về phương 
pháp xác định nồng độ chì. Nghiên cứu 
tại Bình Yên cũng như làng Đông Mai tỉnh 
Hưng Yên và một số làng nghề đúc đồng 
ở khu vực miền Trung xác định nồng độ 
chì trong máu (xác định tình trạng nhiễm 
độc chì vô cơ) bằng phương pháp phổ 
hấp thu nguyên tử bằng lò grafit. Mặc dù 
đây là phương pháp xâm lấn, nhưng thực 
hiện đơn giản, có độ tin cậy và chính xác 
cao. Trong khi đó nghiên cứu tại Văn Môn 
lại xác định nồng độ chì trong nước tiểu 
(xác định tình trạng nhiễm độc chì hữu 
cơ) bằng phương pháp hấp thụ qua cột 
nhựa trao đổi ion. Để thực hiện được 
phương pháp này cần lấy nước tiểu trong 
vòng 24 giờ. Phương pháp này có thể 
dẫn đến nhiều sai số, vì rất khó thu được 
toàn bộ lượng nước tiểu của 1 người 
trong vòng 24 giờ (đặc biệt những người 
từ nơi khác đến). 
- Thứ hai, do sự khác biệt về loại hình 
sản xuất. Mặc dù cùng là TCKL, tuy nhiên 
quá trình tái chế nhôm không cần nguyên 
liệu là chì (chì chỉ phát sinh từ quá trình 
cô nhôm). Trong khi đó quá trình sản xuất 
tái chế, chế tác đồng lại cần nguyên liệu 
đầu vào là chì. Để chống cháy và chống 
dính cho khuôn đúc cần thực hiện công 
đoạn sơn khuôn bằng bột than hay bột chì. 
Bên cạnh đó chì cũng có thể đúc kèm với 
đồng để tạo ra hợp kim đồng - chì. Làng 
Đông Mai tỉnh Hưng Yên thực hiện tái chì 
từ ắc quy bằng phương pháp thủ công. 
Theo thiết kế, trong một bình ắc quy chì, 
vật liệu chứa chì chiếm khoảng 70% trọng 
lượng ắc quy. Do đó, hàm lượng hơi chì 
trong không khí vùng làm việc của các 
làng nghề trên rất cao. 
2. Một số yếu tố liên quan đến tình 
trạng nhiễm độc kim loại chì. 
Đánh giá tình trạng nhiễm độc chì theo 
một số đặc điểm cá nhân của NLĐ nhận 
thấy mặc dù không có mối liên quan giữa 
giới tính, thời gian làm việc trong ngày 
và tuổi đời với tình trạng nhiễm độc, 
nhưng tuổi nghề và công đoạn sản xuất 
có liên quan đến tình trạng nhiễm độc chì. 
Những người có tuổi nghề càng cao, 
nguy cơ nhiễm độc chì càng cao, NLĐ làm 
việc tại công đoạn cô nhôm (công đoạn 
duy nhất phát sinh ra chì trong quy trình 
tái chế nhôm) có nguy cơ nhiễm độc chì 
cao hơn nguy cơ nhiễm độc chì của những 
người làm việc ở các công đoạn khác. 
Tuổi nghề và công đoạn cô nhôm là các 
yếu tố liên quan trực tiếp đến liều tiếp xúc 
và hiệu quả tiếp xúc với hơi chì trong 
MTLĐ. Tuổi nghề càng cao, thời gian 
phơi nhiễm với hơi chì càng dài, làm việc 
ở công đoạn có phát sinh hơi chì thì 
lượng tiếp xúc với hơi chì càng nhiều, từ 
đó dẫn đến nguy cơ nhiễm độc chì càng 
cao. Kết quả cuối cùng của dây chuyền 
này là làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc 
chì ở NLĐ. 
Tuổi nghề là một trong những yếu tố 
dự đoán nguy cơ nhiễm độc chì đã được 
chứng minh trong nhiều nghiên cứu 
trước đây. Sử dụng mô hình hồi quy logistic 
đa biến để dự đoán nguy cơ nhiễm độc 
chì của NLĐ tại nhà máy luyện kim ở 
Vele - Macedonia, Stoleski. S và CS nhận 
thấy hệ số hồi quy của tuổi nghề trong 
mô hình là 0,42 với p < 0,05. Với kết quả 
thu được, các tác giả kết luận tuổi nghề 
làm việc là một yếu tố dự đoán rất tốt 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
58 
cho nguy cơ nhiễm độc chì của NLĐ [10]. 
Một báo cáo khác tại Addis Ababa (Ethiopia) 
cũng cho thấy hàm lượng chì trong nước 
tiểu của NLĐ gia tăng theo tuổi nghề. 
Cụ thể: hàm lượng chì trong nước tiểu 
(δ-ALA (μg/ml)) của người có tuổi nghề 
≤ 10 năm, từ 11 - 20 năm; 21 - 25 năm và 
> 25 năm lần lượt là 5,4 μg/ml; 14,5 μg/ml; 
19,0 μg/ml và 23,4 μg/ml. Sự khác biệt 
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [8]. 
Bên cạnh tuổi nghề, công đoạn sản 
xuất cũng được xác định là một trong 
những yếu tố dự đoán nguy cơ nhiễm độc 
chì. Theo kết quả phân tích, tỷ lệ nhiễm 
độc chì ở NLĐ tại công đoạn cô nhôm là 
25,4%, cao hơn công đoạn còn lại. Kết quả 
này tương đồng với nghiên cứu tại làng 
Văn Môn, tỉnh Bắc Ninh. Do đó, tình trạng 
nhiễm độc kim loại nặng ở NLĐ tại công 
đoạn nấu kim loại cao hơn có ý nghĩa 
thống kê so với NLĐ tại các công đoạn 
còn lại [5]. Nguyên nhân dẫn đến tình 
trạng này là do công đoạn nấu kim loại 
(cô nhôm) là nguồn gây phát sinh ra chì 
duy nhất trong quy trình tái chế. Nguyên 
liệu đầu vào của các làng nghề tái chế 
kim loại rất đa dạng, khó kiểm soát, 
không rõ nguồn gốc. Quy trình công nghệ 
tái chế thủ công, hệ thống lò nung thiết kế 
không theo tiêu chuẩn đã làm phát tán 
hơi chì ra ngoài môi trường. Kết hợp 
với điều kiện vi khí hậu không đảm bảo 
(tốc độ chuyển động không khí thấp, độ 
ẩm không khí cao) đã làm hơi chì tồn lưu 
lâu hơn trong MTLĐ. Từ đó có thể thâm 
nhiễm vào cơ thể NLĐ thông qua đường 
hô hấp, tiêu hóa, da và niêm mạc. 
Mặc dù tuổi nghề và công đoạn sản 
xuất là hai yếu tố có thể tiên lượng cho 
nguy cơ nhiễm độc chì của NLĐ tại Bình 
Yên, tuy nhiên một điều chắc chắn rằng 
ngoài hai yếu tố trên vẫn còn có những 
yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ 
nhiễm độc chì. Nhận định này đã được 
chứng mình từ kết quả phân tích mô hình 
hồi quy. Tỷ lệ dự đoán đúng biến thiên 
nguy cơ nhiễm độc chì theo tuổi nghề 
và công đoạn sản xuất là 88,6%. Mặc dù 
xác suất dự đoán đúng của mô hình cao, 
vẫn có 11,4% biến thiên còn lại mà mô 
hình chưa giải thích được. Chì có thể 
xâm nhập vào cơ thể bằng tiêu hóa [9], 
do đó thói quen ăn uống, thực phẩm và 
nguồn nước sử dụng có thể ảnh hưởng 
đến hàm lượng chì trong cơ thể. Để có 
mô hình dự đoán nguy cơ nhiễm độc chì 
toàn diện, nghiên cứu tiếp theo nên đề cập 
đến biến phơi nhiễm và biến gây nhiễu hơn. 
KẾT LUẬN 
- Về thực trạng nhiễm độc chì: qua 
nghiên cứu 410 NLĐ tái chế nhôm từ 18 - 
60 tuổi tại làng nghề Bình Yên, tỉnh Nam 
Định cho thấy tỷ lệ bị nhiễm độc chì 11,7%, 
trong đó tỷ lệ nhiễm độc mạn tính 11,4%; 
tỷ lệ nhiễm độc cấp tính 0,3%. 
- Một số yếu tố liên quan đến tình trạng 
nhiễm độc chì: nguy cơ nhiễm độc chì 
tăng theo tuổi nghề, người có tuổi nghề 
6 - 10 năm, nguy cơ nhiễm độc chì cao 
hơn nhóm người có tuổi nghề ≤ 5 năm 
7,9 lần; người có tuổi nghề ≥ 11 năm, 
nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn người có 
tuổi nghề từ 6 - 10 năm 3,2 lần. NLĐ làm 
việc ở công đoạn đúc nhôm, cán nhôm 
và tạo hình có nguy cơ nhiễm độc chì chỉ 
bằng 30% so với nguy cơ nhiễm độc chì 
của người làm ở công đoạn cô nhôm. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
59 
Với thực trạng trên, cần tiến hành điều 
trị giải ngộ độc chì cho người bị nhiễm độc. 
Về lâu dài, cần tiến hành các chương 
trình can thiệp để giảm nồng độ kim loại 
chì trong MTLĐ tại làng Bình Yên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Liên Hương. Nghiên cứu 
điều kiện làm việc và sức khỏe người lao 
động một số làng nghề. Tạp chí Y học Thực 
hành. 2005, 10, tr.39-43. 
2. Vê Văn Khoa, Hoàng Trọng Sĩ. Tình trạng 
sức khỏe - bệnh tật của người lao động tại một 
số làng nghề đúc đồng ở khu vực miền Trung. 
Tạp chí Bảo hộ Lao động. 2015, 4, tr.15-20. 
3. Trần Đắc Phu, Đặng Anh Ngọc. Kết quả 
nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường tại 
một số làng nghề tái chế kim loại màu tỉnh 
Hưng Yên. Tạp chí Y học Thực hành. 2011, 
787 (10), tr.49-53. 
4. Đỗ Minh Sinh, Phạm Thị Kiều Anh, 
Ngô Thị Nhu và CS. Thực trạng môi trường 
lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên 
xã Nam Thanh - Nam Trực - Nam Định. 
Tạp chí Y học Thực hành. 2017, 1 (1032), 
tr.119-122. 
5. Trần Văn Thiện, Nguyễn Thị Thùy Dương, 
Trần Văn Hưởng và CS. Một số đặc điểm và 
tình hình thâm nhiễm một số kim loại nặng ở 
người lao động tại làng nghề tái chế kim loại 
xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc 
Ninh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016, 4 (1), 
tr.109-114. 
6. Lỗ Văn Tùng, Doãn Ngọc Hải, Nguyễn 
Đức Sơn. Tình trạng nhiễm độc chì ở người 
lao động tại làng nghề tái chế ắc quy Đông Mai, 
Hưng Yên năm 2015. Tạp chí Y học dự phòng. 
2016, 11 (184), tr.129-132. 
7. Adaramodu A.A, Osuntogun A.O, 
Ehi-Eromosele. Heavy metal concentration of 
surface dust present in e-waste components: 
The westminister electronic market, Lagos 
case study. Resources and Environment. 2012, 
2 (2), pp.9-13. 
8. Kemal Ahmed, Gonfa Ayana, Ephrem 
Engidawork. Lead exposure study among 
workers in lead acid battery repair units of 
transport service enterprises, Addis Ababa, 
Ethiopia: a cross-sectional study. Journal of 
Occupational Medicine and Toxicology. 2008, 
3 (1), pp.1-8. 
9. National Health and Medical Research 
Council - Australian Government. Evidence on 
the Effects of Lead on Human Health. 2015. 
10. S. Stoleski, J.Karadzinska-Bislimovska, 
E. Stikova et al. Adverse effects in workers 
exposed to inorganic lead. Arh Hig Rada Toksikol. 
2008, 59 (1), pp.19-29. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nhiem_doc_chi_cua_nguoi_lao_dong_lang_nghe_tai_ch.pdf