Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã tân thành huyện kim sơn tỉnh ninh bình năm 2019

TÓM TẮT

Tiến hành nghiên cứu điều tra cắt ngang 500 người có

độ tuổi từ 30 – 69 đang sinh sống tại xã Tân Thành huyện

Kim Sơn. Chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

Tỷ lệ mắc ĐTĐ bằng đo glucose máu lúc đói ở độ tuổi từ

30 – 69 là 7,6%. Trong đó nam giới chiếm 10,2% và nữa

giới là 6,3%. Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói chiếm

26,2% trong đó tỷ lệ nam giới bị rối loạn glucose máu lúc

đói là 25,3%, nữ là 26,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose

máu là 13% phân bố theo giới nam và nữ là 10,7% và

14,1%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường 25,8% trong đó phân bố

theo giới nam và nữ là 25,3% và 26%.

Từ khóa: Đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose

pdf 5 trang phuongnguyen 3060
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã tân thành huyện kim sơn tỉnh ninh bình năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã tân thành huyện kim sơn tỉnh ninh bình năm 2019

Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã tân thành huyện kim sơn tỉnh ninh bình năm 2019
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn62
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
TÓM TẮT
Tiến hành nghiên cứu điều tra cắt ngang 500 người có 
độ tuổi từ 30 – 69 đang sinh sống tại xã Tân Thành huyện 
Kim Sơn. Chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau: 
Tỷ lệ mắc ĐTĐ bằng đo glucose máu lúc đói ở độ tuổi từ 
30 – 69 là 7,6%. Trong đó nam giới chiếm 10,2% và nữa 
giới là 6,3%. Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói chiếm 
26,2% trong đó tỷ lệ nam giới bị rối loạn glucose máu lúc 
đói là 25,3%, nữ là 26,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose 
máu là 13% phân bố theo giới nam và nữ là 10,7% và 
14,1%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường 25,8% trong đó phân bố 
theo giới nam và nữ là 25,3% và 26%.
Từ khóa: Đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose
SUMMARY:
SITUATION OF DIABETES AND GLUCOSE 
TOLERANCE DISORDER AMONG PEOPLE 
FROM 30 TO 69 YEARS OLD WHO HAVE RISK 
FACTORS AT TAN THANH COMUNITY, KIM SON 
DISTRICT, NINH BINH PROVINCE IN 2019
We conducted a cross-sectional survey of 500 
people from 30 to 69 years old who lived in Tan Thanh 
comunity, Kim Son district, Ninh Binh province in 2019. 
We attained resutls: the percentage of diabetes patients 
by fasting glucose measurement was 7,6%, in which the 
percentage of male was 10,2% and female was 6,3%. 
The percentage of fasting glucose disorder was 26,2%, 
in which percentage of male was 25,3% and femal was 
26,6%. The proportion of glucose tolerance disorder was 
13% and it was distributed between male and female 
respectively 10,7% and 14,1%. The proportion of pre-
diabetes was 26,8% and it was distributed between male 
and female respectively 25,3% and 26%
Keyword: Diabetes, glucose tolerance disorder.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 
bệnh ĐTĐ type 2 chiếm 85-95% tổng số người mắc bệnh 
ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2025 thế giới sẽ có khoảng 300-
330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% dân số 
toàn cầu. Rối loạn Glucose huyết lúc đói (IFG) và rối loạn 
dung nạp glucose (IGT) là tiền đề của bệnh ĐTĐ và bệnh 
tim mạch trong tương lai gần. IGT hiện nay được coi như 
là “tiền đái tháo đường” Số người có IGT trên toàn cầu cao 
hơn nhiều so với người ĐTĐ và thường được ví như phần 
chìm của tảng băng, vì vậy phát hiện những người IGT là 
vấn đề quan trọng cần ưu tiên trong quản lý sức khỏe cộng 
đồng hiện nay. Huyện Kim Sơn là một trong những huyện 
của Ninh Bình có tỷ lệ gia tăng bệnh không lây nhiễm rất 
nhanh. Để đánh giá tình hình mắc bệnh nhằm huy động 
sự tham gia tích cực của cộng đồng vào công tác phòng 
chống ĐTĐ chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng 
mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose 
máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân 
Thành huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2019”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Những người có độ tuổi từ 30 – 69 đang sinh sống tại 
xã Tân Thành huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Chọn toàn bộ người dân trong độ tuổi từ 30 – 69 có 
Ngày nhận bài: 18/09/2019 Ngày phản biện: 30/09/2019 Ngày duyệt đăng: 10/10/2019
THỰC TRẠNG MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ RỐI LOẠN 
DUNG NẠP GLUCOSE MÁU Ở NGƯỜI DÂN TỪ 30-69 TUỔI CÓ 
YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI XÃ TÂN THÀNH HUYỆN KIM SƠN TỈNH 
NINH BÌNH NĂM 2019
Nguyễn Thị Liên1, Vũ Đức Anh2, Nguyễn Quỳnh Hoa2, Chu Văn Thăng3 
1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Ninh Bình, 
2. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
3. Trường ĐH Y Hà Nội
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 63
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
một trong số yếu tố nguy cơ sau: Thừa cân hoặc béo phì 
(BMI ≥ 23), tiền sử gia đình có bố, mẹ, anh chị em bị ĐTĐ, 
tăng huyết áp: HATt ≥ 140mmHg, HATtr ≥ 90mmHg, 
rối loạn lipid máu, ít hoạt động thể lực, tăng vòng eo (≥ 
90cm đối với nam, ≥ 80cm đối với nữ), đã từng được chẩn 
đoán rối loạn đường huyết lúc đói hoặc rối loạn dung nạp 
Glucose. Phụ nữ có tiền sử sinh con > 4kg. Đã chẩn đoán 
mắc ĐTĐ thai kỳ.
* Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng được chọn nhưng từ chối tham gia nghiên 
cứu, những đối tượng đồng ý tham gia nhưng vắng mặt 
trong ngày điều tra, những người không nhớ hoặc không 
cung cấp được câu trả lời trong bảng câu hỏi nghiên cứu, 
đối tượng ăn muộn trong đêm hoặc có ăn uống trước khi đi 
khám, chúng tôi hẹn khám vào ngày hôm sau.
- Địa điểm: Xã Tân Thành huyện Kim Sơn, tỉnh 
Ninh Bình
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2019 đến 10/2019.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học 
mô tả, dựa vào cuộc điều tra cắt ngang.
2.2.2 Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho 1 tỷ lệ:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
α : Mức ý nghĩa thống kê.
Z
1-α/2 
: Giá trị Z được tra từ bảng ứng với giá trị α được 
chọn.
p: Tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose 
ở người dân từ nghiên cứu trước.
ε: Mức sai lệch tương đối mong muốn.
Chọn ε = 0,2 và α = 0,05; Z
1-α/2
 = 1,96; p = 0,18 (tỷ lệ 
rối loạn dung nạp Glucose theo nghiên cứu của Trần Minh 
Long). Từ đó tính được n = 437, thực tế điều tra n = 500.
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
Phỏng vấn: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 
để điều tra về: Đặc điểm hành chính, nhân khẩu học: tuổi, 
giới, dân tộc, trình độ học vấn, tính chất công việc, tiền sử 
bản thân, gia đình.
 Xét nghiệm: Định lượng Glucose mao mạch: Thời 
gian lấy máu làm xét nghiệm đường huyết: Vào buổi 
sáng, từ 5 – 10h sáng, các đối tượng đều được xét nghiệm 
glucose máu ít nhất sau ăn là 8 tiếng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo quyết định 3319-BYT
Chẩn đoán
Nồng độ Glucose máu mmol/l hoặc mg/dl 
(máu mao mạch)
Đái tháo đường
Glucose lúc đói
≥ 7,0 mmol/l 
( ≥ 126mg/dl)
Hoặc 2 giờ sau test dung nạp Glucose
≥ 11,1 mmol/l
(≥ 200 mg/dl)
Tiền đái tháo đường
Glucose lúc đói (IFG) 5,6 – 6,9 mmol/l
 Hoặc 2 giờ sau test dung nạp Glucose (IGT)
≥7,8mmol/l (≥140mg/dl) và
<11,1mmo/l(<200mg/dl)
Bình thường Glucose lúc đói < 7mmol/l
2.2.4. Xử lý số liệu
- Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm 
Epidata3.0 và SPSS 16.0. Kết quả được trình bày dưới 
dạng các bảng tần số và biểu đồ.
- Sử dụng các test thống kê để kiểm định sự khác biệt 
giữa các tỷ lệ với mức ý nghĩa 5%, tính toán chỉ số chênh 
OR và khi bình phương.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn64
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Biểu đồ 3.1: Giới tính của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.2: Nhóm tuổi của đối tượng được nghiên cứu
Nhận xét: Trong tổng số 500 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ nam chiếm 33,2%; tỷ lệ nữ chiếm 66,8%.
Nhận xét: Trong độ tuổi nghiên cứu từ 30 – 69 tuổi, 
tập trung chủ yếu ở hai nhóm tuổi 60 – 69 tuổi và 50 – 59 
tuổi chiếm tỷ lệ 35,8% và 31,4%; nhóm tuổi 40 – 49 chiếm 
18,6%, thấp nhất ở nhóm tuổi 30 – 39 chiếm 14,2%.
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có ít nhất một yếu 
tố nguy cơ liên quan tới bệnh đái tháo đường và tình trạng 
thừa cân là 39,2%, tăng huyết áp 30%, rối loạn chuyển hóa 
lipid 12,6%, gia đình có người mắc ĐTĐ 11,4%, và thấp 
nhất là liên quan đến bệnh tim mạch 7,6%.
Bảng 3.1. Tiền sử và yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ
Tiền sử
Tỷ lệ có yếu tố nguy cơ 
Nam Nữ Chung
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tăng huyết áp 73 44 77 23,1 150 30
Bệnh tim mạch 15 9 23 6,9 38 7,6
Thừa cân 68 41 123 38,3 196 39,2
Rối loạn chuyển hóa lipit 14 8,4 49 14,7 63 12,6
Gia đình có người mắc ĐTĐ 19 11,4 38 11,4 57 11,4
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 65
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biểu đồ 3.3: Phân bố tình trạng phát hiện ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo giới
Trong tổng số 500 đối tượng được khám sàng lọc, 
tỷ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường bằng đo glucose máu 
lúc đói chiếm 7,6% trong đó nam giới chiếm 10,2%, nữ là 
6,3%. Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói chiếm 26,2,2% 
trong đó tỷ lệ nam giới bị rối loạn glucose máu lúc đói là 
25,3%, nữ là 26,6%. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí về 
các yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường typ 2 trong 
cộng đồng tỉnh Kon Tum, tỷ lệ mắc đái tháo đường 3,5% 
trong đó nam giới chiếm 5,2% và nữ 2,6%. Nghiên cứu 
của chúng tôi có kết quả cao hơn do tập trung nghiên cứu 
trong nhóm đối tượng từ 30 – 69 tuổi có yếu tố nguy cơ 
mắc bệnh đái tháo đường tại cộng đồng.
Tỷ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường bằng nghiệm 
pháp dung nạp đường huyết là 0,4% trong đó phân bố 
theo giới nam là 0% và nữ 0,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp 
glucose máu chiếm 13% trong đó phân bố theo giới nam 
và nữ là 10,7% và 14,1%.
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ĐTĐ và IFG bằng đo glucose máu lúc đói
Tình trạng bệnh
(n = 500)
Nam Nữ Chung
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Bình thường 107 65,5 224 67,1 331 66,2
IFG 42 25,3 89 26,6 131 26,2
ĐTĐ 17 10,2 21 6,3 38 7,6
Tổng 166 100 334 100 500 100
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ĐTĐ và IGT bằng nghiệm pháp gây tăng đường máu
Tình trạng bệnh
(n)
Nam Nữ Chung
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
IGT 16 10,7 44 14,1 60 13
ĐTĐ 0 0 2 0,6 2 0,4
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn66
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Bàng (2003), “Béo phì và tăng huyết áp”, Tạp chí Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, 27-35.
2. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam – Các phương pháp điều trị và biện pháp 
phòng chống, NXB Y học, Hà Nội.
3. Trần Minh Long (2010), Mô tả một số yếu tố liên quan ĐTĐ typ2 và tiền ĐTĐ ở 30-39 tuổi tại tỉnh Nghệ An năm 
2010, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Lý (2001), Nghiên cứu kiến thức, thực hành bênh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Trung 
tâm Y tế Gia Lâm, Hà Nội năm 2001, Luận văn Thạc sỹ Đại học Y tế công cộng.
5. Lê Thị Thu Hà (1999), Nghiên cứu cường Insulin, rối loạn chuyển hóa Lipid và HbA1c ở người đái tháo đường 
typ 2, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Pal S Das M, Ghosh A (2010), “Association of metabolic syndrome with obessity measures, metabolic profiles, 
and intake of dietary fatty acids in people of Asian Indian origin”, J Cardiovasc Dis Res.
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ phát hiện bệnh nhân 
đái tháo đường là 8%, trong đó phân bố theo giới nam 
và nữ là 10,2% và 6,9%. Tỷ lệ rối loạn đường máu lúc 
đói và rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường) là 
18% có phân bố theo giới nam và nữ lần lượt là 25,3% và 
26%. Tiền đái tháo đường bao gồm rối loạn glucose máu 
lúc đói (Fasting plasma glucose – FPG) và rối loạn dung 
nạp glucose (impaired glucose tolerance – IGT) là giai 
đoạn trung gian của chuyển hóa bất thường glucose máu 
giữa bình thường và đái tháo đường. Giai đoạn tiền đái 
tháo đường đã xuất hiện kháng insulin, là giai đoạn khởi 
đầu trong tiến trình tiến triển thành đái tháo đường type 2. 
Nguy cơ phát triển ĐTĐ type 2 từ tiền ĐTĐ đã được khảo 
sát trong một số công trình cho những kết quả khác nhau. 
Nói chung, những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng 
khoảng 25% người bị tiền ĐTĐ diễn tiến sang ĐTĐ type 2 
trong 5 năm, trong khi đó khoảng 50% vẫn duy trì ĐTĐ và 
25% trở về bình thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng 
tốc độ diễn tiến sang ĐTĐ type 2 có thể cao hơn. Trung 
bình khoảng 10 – 12% mỗi năm, như vậy việc xét nghiệm 
glucose máu lúc đói để phát hiện tiền ĐTĐ có ý nghĩa rất 
lớn giúp cho việc ngăn ngừa phát triển bệnh ĐTĐ.
IV. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở độ tuổi 30 – 69 là 8% phân bố 
theo giới nam và nữ là 10,2% và 6,9%, trong đó: cao nhất 
là nhóm 60 – 69 tuổi với tỷ lệ mắc là 11,2%, tiếp đến nhóm 
50 – 59 tuổi là 10,2%.
- Tỷ lệ rối loạn glucose lúc đói là 26,2%, trong đó 
phân bố theo giới nam và nữ là 25,3% và 26,6%.
- Tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose máu là 13% phân 
bố theo giới nam và nữ là 10,7% và 14,1%.
- Tỷ lệ tiền đái tháo đường 25,8% trong đó phân bố 
theo giới nam và nữ là 25,3% và 26%. Trong đó: cao nhất 
là nhóm 60 – 69 tuổi với tỷ lệ mắc là 28,8%, tiếp đến nhóm 
50 – 59 tuổi là 28%.
V. KHUYẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị 
sau:
	Tăng đường huyết cần sớm được nhìn nhận là một 
vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng. Y tế địa phương 
cần nâng cao công tác truyền thông giáo dục việc phòng 
chống đái tháo đường týp 2 cho cộng đồng dân cư tại xã 
Tân Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 
	Những nội dung cần quan tâm truyền thông 
giáo dục:
	Tư vấn xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người mắc 
đái tháo đường týp 2.
	Thường xuyên hoạt động thể lực, duy trì chế độ 
tập thể dục buổi sáng.
	Phổ biến những yếu tố nguy cơ gây bệnh, kiến 
thức về dự phòng biến chứng thường xuyên cho người dân.
	Khuyến khích người dân thường xuyên khám 
sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, kịp thời bệnh đái tháo 
đường týp 2 để có kế hoạch điều trị thích hợp.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_mac_benh_dai_thao_duong_va_roi_loan_dung_nap_gluc.pdf