Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay
Khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng, động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò của khoa học và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước xem là nhân tố động lực trong phát triển kinh tế xã hội, nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Điều này
đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 20-NQ/TW Khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Trong những năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên
cứu đã góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, một vấn đề lớn đang được đặt ra hiện nay là
làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Để góp phần giải quyết
vấn đề này, bài viết đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Việt Nam qua một
số nội dung: Thực trạng đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước; Thực trạng đội
ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học; Thực trạng công trình khoa học được công bố
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay
TÒA SOẠN Số 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: 024 6287 3463 / Website: khoahockiemtoan.vn Email: tcnckhkt@yahoo.com.vn / khoahockiemtoansav@gmail.com Giấy phép hoạt động báo chí số: 514/GP-BTTTT cấp ngày 05/10/2015 In tại: Công ty Cổ phần In La Bàn GIá: 9.500 ĐồNG HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP TS. Hồ Đức Phớc, Tổng KTNN, Chủ tịch GS.TS Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng KTNN, Phó Chủ tịch TS. Lê Quang Bính GS.TS Ngô Thế Chi PGS.TS Phạm Văn Đăng PGS.TS Đinh Trọng Hanh PGS.TS Nguyễn Đình Hòa GS.TS Vương Đình Huệ GS.TS Đặng Thị Loan GS.TS Dương Thị Bình Minh PGS.TS Phan Duy Minh TS. Lê Đình Thăng Nhà báo Nguyễn Thái Thiên PGS.TS Lê Huy Trọng GS.TS Phạm Quang Trung PGS.TS Ngô Trí Tuệ TS. Nguyễn Hữu Vạn TS. Mai Vinh THƯ KÝ TÒA SOẠN ThS. Ngô Khánh Hòa THIếT Kế Kỷ Quang SOÁ 145 - 11/2019 i iSSN 1859 - 1671 content NO 145 - 11/2019 i ISSN 1859 - 1671 RESEARCH AND DISCUSSION Dang Thi To Tam Current situation of science and technology activities of Vietnam Nguyen Duc Thanh, Vu Le Xuan Anh, Tran Dinh Vinh Completing the audit minutes and preparation of audit minutes of district budget audits in the local budget audit FROM THEORY TO PRACTICE Nguyen Thi Kieu Thu Improving quality of audit of public health establishments through designing and promulgation of detailed audit guidance Truong Duc Thanh Improving the quality of the audit of Social Policy Bank of State Audit of Vietnam ECONOMICS – FINANCE Vu Ngoc Tuan Impact of ownership structure on the performance of state-invested enterprises listed on Vietnam’s stock market Nguyen Thi Kim Tuyen Building environmental performance indicators at the mineral exploiting enterprises in Binh Dinh province FORUM AND DIALOGUE Hoai Phuong Adjust GDP to make appropriate policy Minh Anh Enhance solutions to anti origin fraud EXPERIENCES FROM ABROAD Pham Van Dang Training human resources on accounting and auditing in Vietnam towards the international financial reporting standards in the process of global economic integration NEW DOCUMENTS 06 19 33 49 53 61 noäi dung Số 145 - 11/2019 i ISSN 1859 - 1671 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Đặng Thị Tố Tâm Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay Nguyễn Đức Thanh, Vũ Lê Xuân Anh, Trần Đình Vĩnh Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN Nguyễn Thị Kiều Thu Nâng cao chất lượng kiểm toán các cơ sở y tế công lập thông qua việc xây dựng và ban hành hướng dẫn kiểm toán chi tiết Trương Đức Thành Nâng cao chất lượng kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội của Kiểm toán nhà nước Việt Nam KINH TẾ - TÀI CHÍNH Vũ Ngọc Tuấn Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tuyến Xây dựng chỉ số hiệu quả môi trường tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định DIỄN ĐÀN - ĐốI THOẠI Hoài Phương Điều chỉnh GDP để hoạch định chính sách phù hợp Minh Anh Nâng cao giải pháp chống gian lận xuất xứ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI Phạm Văn Đăng Đào tạo nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán ở Việt Nam hướng tới phù hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu VĂN BẢN MỚI 06 19 33 49 53 61 NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN6 Số 145 - tháng 11/2019 THÖÏC TRAÏNG HOAÏT ÑOÄNG KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ ÔÛ NÖÔÙC TA HIEÄN NAY ĐặNG THị Tố TâM* *Học viện Chính trị Khu vực I Khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng, động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò của khoa học và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước xem là nhân tố động lực trong phát triển kinh tế xã hội, nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 20-NQ/TW Khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong những năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, một vấn đề lớn đang được đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Để góp phần giải quyết vấn đề này, bài viết đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Việt Nam qua một số nội dung: Thực trạng đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước; Thực trạng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học; Thực trạng công trình khoa học được công bố Từ khóa: Khoa học và công nghệ. Current situation of science and technology activities of Vietnam Science and technology serve as the foundation and driving force for the country’s industrialization and modernization process. The role of science and technology is always considered by the Party and the State to be the driving force in socio-economic development, the foundation and the decisive factor for the success of industrialization, modernization and international integration of the country. This is clearly shown in Resolution No.20-NQ/TW of the XI Congress of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam, Law on Science and Technology 2013 and Strategy for Science and Technology Development of Vietnam period 2011-2020. Over the past years, the implementation of scientific and technological tasks and the application of research results have contributed to a marked change in productivity, quality and efficiency in production, and competitive capacity improvement. However, a big problem now being raised is how to improve the quality of scientific and technological research activities. This is a big deal and in order to contribute to solving this problem, the article evaluates the current situation of scientific and technological research activities in Vietnam through a number of contents: Current situation of investment in science and technology activities from the state budget; actual status of scientific researchers; actual status of published scientific works. Keywords: Science and technology. Thực trạng đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước Năm 2015, đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước đạt khoảng 17.390 tỷ đồng, bằng 1,52% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng mạnh so với mức 1,36% trong năm 2014, song giảm mạnh so với mức 1,85% năm 2006. Tính theo tỷ trọng đầu tư cho khoa học công nghệ/GDP từ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 7Số 145 - tháng 11/2019 ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2015 thì cũng giảm từ mức 0,51% xuống mức 0,41%. Như vậy, tổng đầu tư của Việt Nam cho khoa học công nghệ hàng năm vẫn dưới 1% GDP. Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Điều này đã được cụ thể hóa rõ nét ở Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Bình quân hàng năm, đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ với mức kinh phí vào khoảng 1,4 - 1,85% tổng chi ngân sách nhà nước, chiếm từ 0,4 đến 0,6% GDP. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ từ năm 2006 đến năm 2015 đều có xu hướng tăng: Năm 2006 là 5.429 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 17.390 tỷ đồng, qua đó cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ. (1) Trong đó, tổng đầu tư quốc gia cho nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ là 13.390,6 tỷ đồng thì đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm hơn một nửa: 7.591,6 tỷ đồng (tương đương 56,7%), trong khi nguồn đầu tư từ doanh nghiệp là 5.597,3 tỷ đồng đạt 41,8%, còn lại chỉ có 201,7 tỷ đồng (tương đương 1,5%) là từ nguồn vốn nước ngoài. Nhìn chung, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Năm 2016, trong cơ cấu chi cho khoa học và công nghệ, ngân sách nhà nước chiếm 52%, nguồn từ doanh nghiệp đã tăng lên 48%. Sự chuyển biến tích cực này có được nhờ doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới khoa học và công nghệ và sự đầu tư trọng điểm của một số doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả trong tăng cường xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Riêng về chi sự nghiệp cho khoa học và công nghệ, trong giai đoạn 2016 - 2019, mặc dù điều kiện ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bố trí chi ngân sách nhà nước cho phát triển hoạt động khoa học và công nghệ luôn ưu tiên năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2016 - 2018 chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ được đảm bảo ở mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Cơ cấu kinh phí đầu tư phát triển/kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ liên tục được đảm bảo theo tỷ lệ 40/60. Tổng dự toán chi ngân sách nhà nước sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2019 đã được Quốc hội thông qua tại các nghị quyết về về phân bổ ngân sách hàng năm là 46.729 tỷ đồng. Nguồn lực tài chính cho NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN8 Số 145 - tháng 11/2019 phát triển khoa học và công nghệ đã được bố trí tăng dần trong những năm gần đây. Theo đó, trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho khoa học và công nghệ đạt 12.825 tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2016. (3) Hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, luôn là nguồn đầu tư chủ yếu, cơ bản cho hoạt động nghiên cứu khoa học; góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển đào đạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ (bình quân hàng năm chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm khoảng 2% tổng chi của ngân sách nhà nước, tương đương 0,6% GDP và tăng bình quân mỗi năm là 19%). Thứ hai, đã có sự thay đổi về cơ cấu, phân cấp để phù hợp với nhu cầu nguồn lực đầu tư hiện tại, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phát triển bền vững. Thứ ba, cơ sở pháp lý về đầu tư ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ngày càng hoàn thiện hơn, chi tiết và cụ thể hóa rõ nét hơn. Cụ thể, gồm 38 văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Nghị định, Quyết định), 88 văn bản cấp Bộ (Thông tư, Thông tư liên tịch). Tuy nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ thời gian qua đã có được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể: Một là, hàng năm, mặc dù đầu tư ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu phát triển, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, đổi mới khoa học công nghệ như hiện nay. So với các nước, nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam còn hạn chế. Ở Việt Nam, ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ chỉ chiếm 0,6% GDP, còn châu âu năm 2013 là 2,01%, Nhật Bản năm 2013 là 3,47%, Mỹ năm 2012 là 2,81%... Hai là, việc phân bổ ngân sách nhà nước để phát triển khoa học và công nghệ còn phân tán, dàn trải, thiếu tập trung, thiếu mục tiêu ưu tiên, chưa đảm bảo theo những tiêu chí rõ ràng, thiếu cơ chế minh bạch (Chủ yếu tập trung chi cho bộ máy; Chi cho đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ còn ở mức thấp; Chi lương cho cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng còn thấp)... do đó dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 9Số 145 - tháng 11/2019 Ba là, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ còn thấp. Bởi hiện nay chưa xây dựng được một cơ chế thực sự phù hợp, từ đó để gắn kết phân bổ ngân sách nhà nước cho các tổ chức khoa học và công nghệ với các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể về các sản phẩm khoa học và công nghệ mà các đơn vị nghiên cứu cần thực hiện. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ có nhiều bất cập, cơ cấu chi chưa thực sự phù hợp (ước tính có khoảng 20% tiền dành cho khoa học công nghệ thực chất đầu tư cho hoạt động sáng tạo của các nhà nghiên cứu, còn 80% nằm ở khâu đầu tư gián tiếp). Thực trạng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến năm 2016, nước ta đã có hơn 24.300 Tiến sĩ, 101.000 Thạc sỹ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó Tiến sỹ tăng 7%/ năm, Thạc sỹ tăng 14%/năm. Hiện cả nước có hơn 10.774 Giáo sư, Phó Giáo sư, tuổi trung bình của cán bộ khoa học có học vị, học hàm khá cao. Bình quân chung là 57,2 tuổi. Số cán bộ học vị, học hàm cao ở tuổi 50 chỉ chiếm 12% trong khi đó tuổi từ 56 trở lên là 65,7%, riêng Giáo sư chiếm tới 77,4% và Phó Giáo sư chiếm 62%. Khi phân chia theo lứa tuổi các cán bộ khoa học công nghệ có học hàm thì phần đông Giáo sư có tuổi trên 60 và Phó Giáo sư có tuổi từ 56 đến 60. Trong số các Giáo sư và Phó Giáo sư thì nam là 83,5%, nữ 16,5% (3). Khi một bộ phận lớn các cán bộ khoa học chủ chốt đang về già và sẽ không có khả năng làm việc thì đội ngũ cán bộ trẻ thay thế lại chưa được chuẩn bị bồi dưỡng đào tạo. Hẫng hụt đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành sẽ diễn ra trong tương lai rất gần. Ngoài ra, còn có nhiều cán bộ nghiên cứu triển khai thuộc các viện nghiên cứu, trung tâm và nhiều nhà khoa học vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo sau đại học. Đây thực sự là nguồn nhân lực nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra, thống kê năm 2015 do Bộ Nội vụ tiến hành đối với 25 cơ quan Trung ương và 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước thì tổng số viên chức khoa học và công nghệ (theo 08 chức danh nghề nghiệp) là 43.849, trong đó, khối các cơ quan Trung ương là 32.881 và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 10.968. Số lượng viên chức khoa học và công nghệ là nam giới chiếm 78.03% tổng số lượng viên chức khoa học và công nghệ đã thống kê được. Tỷ lệ này ở khối các cơ quan trung ương là 80%, và khối địa phương là 71.3%. Đây là kết quả cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về giới tính, nếu như không phải những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất thiết (chỉ có thể do nam giới thực hiện) thì rất cần có sự điều chỉnh về tiêu chí bình đẳng giới khi đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về những quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ ở cả khối trung ương và khối địa phương trong thời gian tới. Về độ tuổi của viên chức khoa học và cô ... hiệp định tự do hóa thương mại và dịch chuyển lao động tạo ra thách thức và cơ hội cho nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, để cung cấp nguồn nhân lực cho nghề nghiệp trong giai đoạn mới, cần xem xét lại định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu nội địa hiện nay, trong đó có đào tạo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Việc duy trì hướng đào tạo như hiện nay sẽ dẫn đến mất dần thị trường lao động kế toán, kiểm toán ngay tại sân nhà, chưa kể đến đánh mất cơ hội mở mang sang các nước trong khu vực. Thứ hai, Chính phủ cần có chính sách chỉ đạo, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng một chiến lược đào tạo kế toán, kiểm toán bậc Đại học theo chuẩn quốc tế và tạo điều kiện để từng trường tùy theo năng lực hiện có thiết kế chương trình đào tạo phù hợp theo hướng tiếp cận chương trình tiên tiến trên thế giới. Chiến lược này tạo nên nền tảng pháp lý để từng trường chủ động trong việc hoạch định quá trình đào tạo nguồn nhân lực về kế toán, trong đó có đào tạo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế có chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Thứ ba, đổi mới mô hình đào tạo thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo hướng đào tạo, thi theo tín chỉ để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; đồng thời mở rộng và tăng cường số lượng các kỳ thi kế toán viên hành nghề, kế toán viên công chứng, kiểm toán viên. Về phía các tổ chức nghề nghiệp Một là, nâng cao vai trong hội nghề nghiệp như Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Chi hội Kế toán hành nghề Việt Nam (VICA)... giúp tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hành nghề kế toán, kiểm toán để đảm bảo những người đủ điều kiện mới có thể hành nghề, từ đó giúp nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của những công ty kiểm toán Việt Nam trên thị trường. Hai là, tăng cường hợp tác với các hội nghề nghiệp ở khu vực ASEAN để tăng cường sự hiểu biết và liên thông trình độ giữa các kế toán, kiểm toán viên trong khu vực. Đẩy mạnh việc thỏa thuận, hợp tác giữa các quốc gia trong khối ASEAN để tiến tới công nhận các bằng cấp và chứng chỉ hành nghề lẫn nhau. Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các hội nghề nghiệp trên thế giới để đào tạo đội ngũ kế toán NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 145 - tháng 11/2019 viên, kiểm toán viên, trong đó có đào tạo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đạt trình độ ngang bằng với trình độ của khu vực. Về phía các trường Đại học Với mục tiêu áp dụng IFRS thì nội dung chương trình giảng dạy kế toán cần phải có sự thay đổi, điều chỉnh theo hướng giảng dạy IFRS kết hợp với các tình huống cụ thể theo yêu cầu của Việt Nam. Việc làm này sẽ giúp người học vừa tiếp cận IFRS vừa am hiểu các quy trình kế toán ở Việt Nam, để kế toán phù hợp với môi trường thực tế sau khi ra trường và cũng như đặc điểm chuyển đổi theo IFRS khi có quy định bắt buộc áp dụng khuyến nghị đó là: Thứ nhất, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Mạnh dạn phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA Australia, CIMA... để đổi mới giáo trình đào tạo. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo để người học thông qua chương trình này sẽ có được những kiến thức vừa có tính hiện đại, tính thực tiễn, vừa có tính hàn lâm, tính ứng dụng, vừa có năng lực nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu phù hợp với các kỹ năng được xác định trong chuẩn đầu ra. Chương trình đào tạo phải đổi mới theo hướng tiếp cận và kế thừa những mặt tích cực của chương trình đào tạo của các trường Đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm giúp sinh viên có thể hội nhập và thực hành một cách có hiệu quả trong môi trường làm việc quốc tế. Bên cạnh đó, các trường cần thiết kế trong chương trình đào tạo những nội dung chuyên môn có tính chất đặc thù về môi trường pháp lý và môi trường hoạt động tại Việt Nam để người học có thể thực hiện được công việc chuyên môn một cách thành thạo sau khi tốt nghiệp. Tăng cường áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thực hiện các bài tập tình huống do giảng viên đưa ra có tác dụng rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng quốc tế hóa. Thứ hai, các trường Đại học cần phải gắn kết chặt chẽ với các tổ chức nghề nghiệp trong nước và quốc tế để từng bước đưa vào chương trình đào tạo những nội dung có tính ứng dụng chuyên nghiệp đã được các tổ chức này nghiên cứu, tổng hợp và áp dụng trong quá trình đào tạo các loại chứng chỉ hành nghề được công nhận rộng rãi ở Việt Nam và quốc tế. KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 145 - tháng 11/2019 Việc gắn kết này sẽ tạo nên sự hài hòa giữa đào tạo hàn lâm và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, giữa thực tế về kế toán, kiểm toán của một quốc gia với tính chất quốc tế hóa theo xu hướng hội tụ kế toán toàn cầu, từ đó nâng cao tính hiện đại, tính chuyên nghiệp cho chất lượng đầu ra ở bậc Đại học. Thứ ba, các trường Đại học cần phối hợp và thông qua các hiệp hội nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Câu lạc bộ Kế toán trưởng... để tạo nên mối quan hệ rộng rãi và sâu sắc với các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế nhằm một mặt giúp người học có điều kiện tiếp cận dễ dàng công việc thực tế tại các doanh nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp. Mặt khác, với việc tạo ra mối quan hệ này sẽ giúp các trường thường xuyên lắng nghe được từ phía các doanh nghiệp - các nhà tuyển dụng chủ lực - những yêu cầu về chất lượng sản phẩm đào tạo được cung cấp cũng như sự thích hợp của chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu về chất lượng được đặt ra. Thứ tư, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên không chỉ là những người có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, không ngừng cập nhật để kiến thức luôn được đổi mới, có tính hiện đại đồng thời phải có những am hiểu tình hình thực tiễn của hoạt động chuyên môn để bên cạnh tính hàn lâm còn phải có tính thực tiễn sâu sắc trong nội dung giảng dạy. Bên cạnh đó, việc thành thạo ngoại ngữ để phục vụ cho việc nghiên cứu và trao đổi học thuật cũng là một trong những yêu cầu cơ bản mà đội ngũ giảng viên cần phải có để đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo theo chương trình tiên tiến quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế cũng sẽ làm xuất hiện các cơ sở đào tạo mới trên nền tảng tự do hóa việc cung cấp dịch vụ đào tạo. Kết luận áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên thế giới đang ngày càng trở lên phổ biến. IFRS mang lại những lợi ích to lớn trong việc nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán, góp phần tạo ra ngôn ngữ kế toán mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình áp dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới cũng gặp không ít khó khăn. Những khó khăn, thách thức ấy lại càng lớn hơn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, để thực hiện được quyết tâm nỗ lực tiến tới vận dụng IFRS trong thời gian tới thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cần phải có bước chuyển mình thật sự. Từ đó, đặt ra yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, cập nhật kiến thức của các trường Đại học và các Tổ chức nghề nghiệp kế toán của Việt Nam. Các trường Đại học Việt Nam cũng phải cần nhiều sự giúp đỡ của Tổ chức nghề nghiệp kế toán của Việt Nam, các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thế giới trong quá trình đưa IFRS vào các trường Đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.,TS Võ Văn Nhị (2011), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Một số ý kiến về vấn đề đào tạo kế toán, kiểm toán bậc Đại học đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; 2. PGS.,TS Vũ Hữu Đức (2011), Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Đào tạo nhân lực cho ngành kiểm toán cần một cách tiếp cận mới; 3. Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Đại học Kinh tế quốc dân, Đào tạo chuyên ngành kiểm toán của trường Đại học Kinh tế quốc dân phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; 4. TS. Phan Thanh Hải, TS. Nguyễn Phi Sơn, Đào tạo nhân lực cho ngành Kiểm toán độc lập của Việt Nam trong các trường Đại học: Cơ hội và thách thức khi gia nhập AEC, Đại học Duy Tân. VAÊN BAÛN MÔÙI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 145 - tháng 11/2019 COÂNG VAêN 3402/TCT-HTQT NGAØY 27 THAÙNG 8 NAêm 2019 CuÛA TOåNG CuÏC THuEá VEà VIEÄC XAÙC ÑòNH bAáT ÑOÄNG sAÛN CHO muÏC ÑÍCH AÙp DuÏNG HIEÄp ÑòNH THuEá COÂNG VAêN 11243/bTC-TCT NGAØY 24 THAÙNG 9 NAêm 2019 CuÛA bOÄ TAØI CHÍNH VEà VIEÄC CHuYEåN lOÃ TRONG TRÖÔØNG HÔÏp CHuYEåN ÑOåI HÌNH THÖÙC CHI NHAÙNH Theo Thông tư 205/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước, khái niệm bất động sản trong trường hợp của Việt Nam bao gồm các bất động sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật Kinh doanh bất động sản, và các tài sản phụ kèm theo các bất động sản này. Theo Bộ Luật Dân sự 2015, bất động sản bao gồm đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật. Luật Kinh doanh bất động sản cũng định nghĩa bất động sản tương tự. Các quy định nêu trên không nêu rõ liệu máy móc, thiết bị được gắn với nhà xưởng có bị xem là bất động sản. Trong Công văn 3402, Tổng cục Thuế hướng dẫn Cục Thuế Hà Nội, để Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bia về việc áp dụng ưu đãi thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn theo Hiệp định thuế Việt Nam - Singapore, như sau: “Trường hợp máy móc, thiết bị được gắn với nhà xưởng của Công ty một cách thường xuyên, ổn định trong thời gian dài; máy móc thiết bị cùng với nhà xưởng tạo thành nhà máy bia hoàn chỉnh, phục vụ chức năng sản xuất sản phẩm bia thì máy móc, thiết bị được coi là bất động sản”. Nhìn chung, hướng dẫn này không có lợi cho người nộp thuế khi nhiều hiệp định cho phép Việt Nam đánh thuế trên thu nhập thu được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam hoặc thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của một công ty mà tài sản của công ty bao gồm trực tiếp hay gián tiếp chủ yếu là các bất động sản nằm tại Việt Nam. Công văn 3402 cho thấy cơ quan thuế đang diễn giải việc áp dụng hiệp định thuế theo hướng khắt khe hơn. Do đó, trước khi áp dụng hiệp định thuế, công ty cần phân tích kỹ hơn điều kiện được hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định. Theo Khoản 3, Điều 20, Nghị Định 218/2013/NĐ-CP:“3. Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập doanh nghiệp (kể cả tiền phạt nếu có), đồng thời được kế thừa các ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp (kể cả các khoản lỗ chưa được kết chuyển) của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp, điều kiện chuyển lỗ theo quy định của pháp luật.” Bộ Tài chính trong Công văn 11243 tham chiếu đến khoản này để hướng dẫn người nộp thuế rằng văn bản pháp luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành chỉ quy định chuyển lỗ trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và không có quy định chuyển lỗ trong trường hợp chuyển đổi hình thức chi nhánh (từ chi nhánh hạch toán độc lập chuyển đổi sang chi nhánh hạch toán phụ thuộc). Bộ Tài chính không nêu rõ liệu chi nhánh sau khi chuyển đổi hình thức có được phép chuyển lỗ phát sinh trước khi chuyển đổi hay không. Nếu việc chuyển lỗ khi chuyển đổi hình thức chi nhánh là vấn đề chưa rõ, thì việc liệu sau khi chuyển đổi, chi nhánh có được kế thừa ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp được hưởng trước khi chuyển đổi sẽ cũng là một câu hỏi với cùng một lập luận như trên (tức là văn bản pháp luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành chỉ quy định kế thừa ưu đãi thuế trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và không có quy định kế thừa ưu đãi thuế trong trường hợp chuyển đổi hình thức chi nhánh). VAÊN BAÛN MÔÙI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN62 Số 145 - tháng 11/2019 PHIếU ĐẶT MUA TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HọC KIỂM TOáN Đơn vị: ................................................................................ Địa chỉ: ................................................................................ Số điện thoại: .......................... Fax: ................................... Mã số thuế: ......................................................................... Số tài khoản: ....................................................................... tại: ....................................................................................... Đặt mua TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HọC KIỂM TOáN Với số lượng: ............... cuốn/kỳ xuất bản Số tiền: 9.500 đồng/cuốn x ...... = ........... ... /kỳ xuất bản KÍNH GỬI: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Địa chỉ: Số 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: 024 6282 2213 Website: khoahockiemtoan.vn Email: tcnckhkt@yahoo.com.vn / khoahockiemtoansav@gmail.com Số tài khoản: 0451000375016 tại NH Ngoại Thương Hà Nội, Chi nhánh Thành Công ... Ngày ... tháng ... năm 20........ Thủ trưởng đơn vị COÂNG VAêN 8806/CT-TTHT NGAØY 20 THAÙNG 8 NAêm 2019 CuÛA CuÏC THuEá Tp. HOà CHÍ mINH VEà KHOAÛN TIEàN VEÙ mAÙY bAY CuÛA NGÖÔØI NÖÔÙC NGOAØI lAØm VIEÄC TAÏI VIEÄT NAm COÂNG VAêN 8913/CT-TTHT NGAØY 20 THAÙNG 8 NAêm 2019 CuÛA CuÏC THuEá Tp. HOà CHÍ mINH VEà VIEÄC KHAáu TRÖØ sOá THuEá ÑAÕ NOÄp TAÏI NÖÔÙC NGOAØI Thuế Thu nhập cá nhân áp dụng đối với khoản trợ cấp là tiền vé máy bay do công ty chi trả cho người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú như sau: ▶ Chiều từ nước ngoài đến Việt Nam làm việc: Không tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân vì khoản chi này được xem là một phần của khoản trợ cấp chuyển vùng một lần. ▶ Chiều từ Việt Nam ra nước ngoài tại thời điểm kết thúc hợp đồng làm việc: Tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân. Cá nhân cư trú có hai nguồn thu nhập: Thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh tại nước ngoài thì cá nhân thực hiện kê khai trực tiếp với cơ quan thuế đối với phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tại thời điểm quyết toán thuế Thu nhập cá nhân, số thuế đã nộp trên thu nhập phát sinh tại nước ngoài sẽ được trừ vào số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp tại Việt Nam. Số thuế được trừ nộp tại nước ngoài không vượt quá số thuế phải nộp theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng được chi trả ở hai nơi: Tại Việt Nam và tại nước ngoài thì số thuế nộp ở nước ngoài cho phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam không được trừ vào số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp tại Việt Nam. Bản tin do Ernst &Young Việt Nam cung cấp
File đính kèm:
- thuc_trang_hoat_dong_khoa_hoc_va_cong_nghe_o_nuoc_ta_hien_na.pdf