Thực trạng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ

TÓM TẮT

Lĩnh vực sản xuất đồ gỗ (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ trong năm 2019) đã

góp phần giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam đã vươn lên là một trong nhiều ngành hàng có đóng góp lớn cho

đất nước. Tuy vậy, đóng góp này sẽ lớn hơn nữa nếu như chúng ta khắc phục được nhứng nút thắt cản trở sự

phát triển của nó. Một trong những nút thắt đó là chuỗi cung ứng đồ gỗ. Nhưng mức độ “thắt” của chuỗi này ở

cấp độ nào? Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra điều đó. Hiệu quả hoạt động là chỉ số quan trọng để đánh giá một

chuỗi cung ứng. Đã có một số nghiên cứu về chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên, cho đến

nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Nghiên cứu “Thực trạng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung

ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ” nhằm chỉ ra thực trạng của hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng

này theo các tiêu chí. Dựa vào kết quả của phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng (EFA) và kết

quả phân tích SWOT, nghiên cứu đã xác định được: i) Các chỉ số cụ thể về hiệu quả hoạt động của chuỗi cung

ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ; ii) Phân tích được nguyên nhân cho thực trạng đó; iii) Đề xuất một số giải

pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ Đông Nam Bộ.

Từ khóa: Chuỗi cung ứng đồ gỗ, hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ, phân tích EFA, phân tích

SWOT.

pdf 10 trang phuongnguyen 3080
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ

Thực trạng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ
Kinh tế & Chính sách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 171 
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ 
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 
Phạm Hồng Vích1, Nguyễn Văn Hà2, Nguyễn Phan Thiết3 
1Ban Quản lí các dự án Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT 
2Vụ Tài chính, Bộ NN&PTNT 
3Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Lĩnh vực sản xuất đồ gỗ (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ trong năm 2019) đã 
góp phần giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam đã vươn lên là một trong nhiều ngành hàng có đóng góp lớn cho 
đất nước. Tuy vậy, đóng góp này sẽ lớn hơn nữa nếu như chúng ta khắc phục được nhứng nút thắt cản trở sự 
phát triển của nó. Một trong những nút thắt đó là chuỗi cung ứng đồ gỗ. Nhưng mức độ “thắt” của chuỗi này ở 
cấp độ nào? Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra điều đó. Hiệu quả hoạt động là chỉ số quan trọng để đánh giá một 
chuỗi cung ứng. Đã có một số nghiên cứu về chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên, cho đến 
nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Nghiên cứu “Thực trạng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung 
ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ” nhằm chỉ ra thực trạng của hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng 
này theo các tiêu chí. Dựa vào kết quả của phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng (EFA) và kết 
quả phân tích SWOT, nghiên cứu đã xác định được: i) Các chỉ số cụ thể về hiệu quả hoạt động của chuỗi cung 
ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ; ii) Phân tích được nguyên nhân cho thực trạng đó; iii) Đề xuất một số giải 
pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ Đông Nam Bộ. 
Từ khóa: Chuỗi cung ứng đồ gỗ, hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ, phân tích EFA, phân tích 
SWOT. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vùng Đông Nam Bộ, nơi tập trung khoảng 
85% doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ cả nước 
(Nguồn: Năng lực các doanh nghiệp sản xuất 
đồ gỗ Việt Nam, Dự án Quản lí bền vững tài 
nguyên thiên nhiên (SNRM), 2017) và đã đóng 
góp phần lớn giá trị trong kim ngạch xuất khẩu 
đồ gỗ cả nước. Tuy nhiên, xét một cách tổng 
quát, đóng góp ấy chưa tương xứng với tiểm 
năng, kinh nghiệm và lợi thế của vùng về sản 
xuất đồ gỗ. Có rất nhiều nguyên nhân để lí giải 
về tình trạng trên mà một trong những nguyên 
nhân đó là chuỗi cung ứng đồ gỗ của vùng hoạt 
động chưa hiệu quả, các doanh nghiệp đồ gỗ 
Việt Nam chưa được thực sự tham gia vào 
chuỗi cung ứng đồ gỗ. Cụ thể: i) Thứ nhất, do 
chưa có thương hiệu, nên các doanh nghiệp đồ 
gỗ Việt Nam chủ yếu gia công cho các thương 
hiệu lớn nước ngoài hoặc sản phẩm chưa hoàn 
thiện đến tận cùng theo yêu cầu khách hàng mà 
đã xuất khẩu (qua thị trường Trung Quốc 
chẳng hạn), nên phần lớn giá trị gia tăng trong 
sản phẩm đồ gỗ tập trung vào nhà phân phối 
hoặc người hoàn thiện cuối cùng; Thứ 2, việc 
phân phối sản phẩm phải qua khâu trung gian 
(các nhà phân phối lớn như IKEA) nên doanh 
nghiệp đồ gỗ hoàn toàn bị động. 
Để có giải pháp phát triển bền vững chuỗi 
cung ứng là nâng cao hiệu quả hoạt động của 
nó và việc trước tiên phải làm là phải xác định 
được hiệu quả hoạt động của chuỗi theo các 
tiêu chí đề ra. Trên cơ sở các kết quả này, phân 
tích được điểm mạnh, điểm yếu và tìm giải 
pháp khắc phục và nâng cao chúng. Việc xác 
định thực trạng hiệu quả hoạt động nói chung 
và hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ 
gỗ vùng Đông Nam Bộ nói riêng là một công 
việc không dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh 
cạnh tranh khốc liệt trong sản xuất đồ gỗ và bí 
mật kinh doanh của doanh nghiệp. 
Chính vì thế, cần có phương pháp tiếp cận 
khảo sát thích hợp để có số liệu đầu vào phản 
ánh chính xác thực trạng của doanh nghiệp. Có 
như vậy mới có bức tranh thực, tìm ra nguyên 
nhân thực và giải pháp thực tế. Nghiên cứu 
“Thực trạng hiệu quả hoạt động của chuỗi 
cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ” nhằm 
các mục tiêu sau: (1) Chỉ ra thực trạng và đánh 
Kinh tế & Chính sách 
172 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ 
gỗ vùng Nam Bộ theo 4 tiêu chí: Mức phục vụ 
khách hàng; Hiệu quả nội bộ; Nhu cầu linh 
hoạt và Phát triển sản phẩm; (2) Xác định 
nguyên nhân và tìm ra một số giải pháp chủ 
yếu để nâng cáo hiệu quả của chuỗi cung cứng 
đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước 
nói chung. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Phương pháp thu thập số liệu 
2.1.1. Số liệu và tài liệu thứ cấp 
 Kế thừa các tài liệu có liên quan như: Tài 
liệu lý thuyết về chuỗi cung ứng, tập trung vào 
hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng; Các 
nghiên cứu, luận án tiến sỹ liên quan đến chuỗi 
cung ứng và hiệu quả hoạt động của chuỗi 
cung ứng đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt, vùng Đông 
Nam Bộ; Các báo cáo chính thức của cơ quan 
có thẩm quyền về các vấn đề có liên quan đến 
chuỗi cung ứng và hiệu quả hoạt động của 
chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt, vùng 
Đông Nam Bộ. 
2.1.2. Số liệu và thông tin sơ cấp 
Tiến hành khảo sát thực tế các doanh nghiệp 
đồ gỗ, với số lượng khảo sát là 58 doanh 
nghiệp thuộc TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương 
và Đồng Nai. Mẫu khảo sát được chọn theo 
phương pháp lấy mẫu phân tầng, đại diện, theo 
tiêu chí sau: Quy mô vừa và nhỏ; Loại hình 
doanh nghiệp: Cổ phần/TNHH/Tư nhân, FDI; 
Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ. 
Đối tượng phỏng vấn là: i) Doanh nghiệp 
vừa: 2 - 3 đối tượng (Lãnh đạo (CEO); Phòng 
Kinh doanh/Phòng tương đương; Phòng Kế 
hoạch/Phòng tương đương); ii) Doanh nghiệp 
nhỏ: 1 - 2 đối tượng (Giám đốc/chủ doanh 
nghiêp, điều hành sản xuất). 
Phiếu khảo sát: i) Khảo sát để xác định loại 
thị trường đồ gỗ theo mối quan hệ cung - cầu. 
Ở đây cung và cầu được xác định theo 2 chỉ số 
“Cao” và “thấp”; ii) Khảo sát các tiêu chí đánh 
giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ 
gỗ: Phiếu khảo sát được thiết kế theo các tiêu 
chí quy định. 
2.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 
Việc tính toán hiệu quả hoạt động của chuỗi 
cung ứng và xử lí thống kê bằng các phần mềm 
thống kê thích hợp (Excell hoặc SPSS). 
Sử dụng kết quả xác định các nhân tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung 
ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thực trạng hiệu quả chuỗi cung ứng đồ 
gỗ vùng Đông Nam Bộ theo 4 tiêu chí 
3.1.1. Loại hình thị trường đồ gỗ vùng Đông 
Nam Bộ 
Bảng 1. Kết quả khảo sát mối quan hệ cung - cầu trong chuỗi cung ứng đồ gỗ 
vùng Đông Nam Bộ 
Tiêu chí 
Số lượng 
Khả năng cung cấp đồ gỗ 
cho thị trường (Mức độ) 
Nhu cầu đồ gỗ 
của thị trường (Mức độ) 
Thấp Cao Thấp Cao 
Số đối tượng đánh giá 170 100 70 0 170 
Tính theo % 100 46,43 53,57 0,00 100 
Như vậy, nhu cầu đồ gỗ của thị trường (cầu) 
và khả năng cung cấp đồ gỗ cho thị trường 
(cung) cân bằng nhau, vì thế, thị trường đồ gỗ 
vùng Đông Nam Bộ là thị trường ổn định và 
đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung 
ứng đồ gỗ theo 2 nhóm tiêu chí: 
1) Mức phục vụ khách hàng; 
2) Hiệu quả nội bộ; 
3) Các tiêu chí khác có thể đánh giá thêm. 
3.1.2. Kết quả khảo sát hiệu quả chuỗi cung 
ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ 
3.1.2.1. Mức phục vụ khách hàng (MĐ) 
Kinh tế & Chính sách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 173 
Bảng 2. Kết quả khảo sát tiêu chí “Mức phục vụ khách hàng” 
TT Tiêu chí 
Trị số 
BQ 
Phân chia theo loại hình doanh nghiệp 
(Theo Tổng giá trị sản phẩm, tỷ VND) 
≥ 500 
100 đến 
dưới 500 
10 đến 
dưới 100 
< 10 
1 Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng (BTS1), % 96,68 99,09 91,50 97,27 98,85 
2 Tỉ lệ giao hàng đúng hạn (BTS2), % 94,54 97,45 86,17 96,53 98,00 
3 
Giá trị tổng đơn hàng bị trả lại (BTS31), 
tỷ VND 
2,09 0,75 7,18 0,27 0,17 
Số đơn hàng bị trả lại (BTS32) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 
4 
Tần suất, số đơn hàng (BTS41), 
đơn/tháng 0,25 0,55 0,33 0,00 0,10 
Thời gian các đơn hàng bị trả lại 
(BTS42), ngày 
2,77 4,55 0,83 5,00 0,70 
5 Tỉ lệ hàng bị trả lại (BTS5), % 0,46 0,94 0,55 0,27 0,07 
Tổng giá trị SP, tỷ VND 490,93 1731,82 194,58 34,23 3,10 
Bảng 2 cho thấy rằng: 
- Việc hoàn thành các hợp đồng của khách 
hàng rất đảm bảo do tỉ lệ hoàn thành đơn hàng 
đạt chỉ số rất cao (94,54%). Điều này chứng tỏ, 
đa số số đơn hàng được thực hiện lập tức ngay 
tại kho. 
- Giá trị hàng hóa bị trả lại không đáng kể 
(0,13%). Điểm lưu ý ở đây là: Các doanh 
nghiệp có quy mô lớn có giá trị hàng hóa trả lại 
rất ít (0,04%). 
- Không có số đơn hàng nào bị hủy. 
- Tần suất, số đơn hàng và thời gian các đơn 
hàng bị trả lại không đáng kể. 
3.1.2.2. Hiệu quả nội bộ (HQ) 
Bảng 3. Kết quả khảo sát tiêu chí “Hiệu quả nội bộ” 
TT Tiêu chí 
Trị số 
BQ 
Phân chia theo loại hình doanh nghiệp 
(Theo Tổng giá trị sản phẩm, tỷ VND) 
≥ 500 100 đến 
dưới 500 
10 đến 
dưới 100 
< 10 
1 Giá trị tồn kho (HQ1), 1tỷ VND 
22,30 
(4,54%) 
57,27 
(3,30%) 
26,83 
(13,79%) 
4,37 
(12,77%) 
0,74 
(23,81%) 
2 Vòng quay tồn kho (HQ2) 0,74 1,41 0,42 0,95 0,19 
3 
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 
(HQ3), % 
9,10 8,09 9,08 10,70 8,54 
4 Vòng quay tiền mặt, ngày 21,38 23,45 19,00 23,73 19,35 
Tổng giá trị SP, tỷ VND 490,93 1731,82 194,58 34,23 3,10 
Bảng 3 cho thấy rằng: 
- Doanh nghiệp luôn có sẵn hàng hóa nhưng 
giá trị tồn kho hàng hóa rất thấp (chiếm 
4,54%). Lượng tồn kho thấp sẽ giúp tiết kiệm 
diện tích kho bãi và giảm tồn đọng vốn; Lượng 
tồn kho chỉ chiếm 4,54%, nghĩa là khối lượng 
tồn kho chỉ khoảng 0,54 tháng (khoảng 16 
ngày): Lượng tồn kho này quá thấp, do đó, 
trong tình huống có trục trặc về sản xuất thì 
khó đảm bảo tiến độ của đơn hàng. 
- Vòng quay tồn kho rất thấp (0,74): Vòng 
quay thấp hơn thì đáp ứng được yêu cầu dịch 
vụ khách hàng và nhu cầu linh hoạt hơn, bởi 
vì, khi vòng quay tồn kho thấp, nghĩa là: 
i) nếu giá trị tồn kho cố định thì chi phí bán 
hàng thấp; 
hoặc ii) cả chi phí bán hàng và giá trị tồn 
kho đều thấp. 
Kinh tế & Chính sách 
174 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
Tuy vậy, trong thực tế, tỉ lệ vòng quay cao ở 
mức độ nào đó thì tốt hơn vì điều này đảm bảo 
cho doanh nghiệp chủ động trong việc cung 
cấp hàng hóa. 
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): 
9,10%. 
Trong kinh doanh, người ta thường mong 
muốn ROS càng cao càng tốt. Tuy vậy, trong 
kinh doanh đồ gỗ nói riêng và chế biến gỗ nói 
chung, ROS thường trong khoảng từ 5 - 12%. 
Có thể thấy: 
 ROS của ngành sản xuất đồ gỗ vùng 
Đông Nam bộ đạt 9,10% là một tỉ lệ hấp dẫn. 
 ROS phản ánh rõ nét về hoạt động rất tốt 
của chuỗi cung ứng đồ gỗ đang được vận hành 
tại Đông Nam Bộ. 
 ROS cũng thể hiện rõ việc quản lý chi 
phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận ròng 
theo mức doanh thu tại vùng này là khá tốt. 
- Vòng quay tiền mặt: 21,38 ngày, nghĩa là, 
trong 1 năm các cơ sở đồ gỗ có thể quay vòng 
tiền mặt được khoảng 17 lần: Việc này làm 
giảm gánh nặng vay vốn lưu động để sản xuất 
nên giảm chi phí lãi suất ngân hàng. Vòng 
quay tiền mặt càng thấp, nghĩa là hàng hóa có 
thời gian tồn kho thấp (lí giải tại sao HQ1 rất 
thấp) và như vậy, chi phí kho bãi và chi phí 
bảo quản sản phẩm giảm, cũng như sản phẩm 
ít rủi ro hơn về mặt chất lượng khi lưu kho. 
3.1.2.3. Nhu cầu linh hoạt (NC) 
Bảng 4. Kết quả khảo sát tiêu chí “Nhu cầu linh hoạt” 
TT Tiêu chí 
Trị số 
BQ 
Phân chia theo loại hình doanh nghiệp 
(Theo Tổng giá trị sản phẩm, tỷ VND) 
≥ 500 
100 đến 
dưới 500 
10 đến 
dưới 100 
< 10 
1 Thời gian chu kỳ hoạt động của sản phẩm 
(NC1), ngày 41,75 42,09 43,83 44,73 36,35 
2 Mức gia tăng tính linh hoạt (NC2), % 18,22 16,36 19,58 22,00 14,95 
3 Mức linh hoạt bên ngoài (NC3), % 3,61 4,09 3,00 3,73 3,60 
Từ bảng 4 ta thấy, 
- Thời gian và chu kỳ hoạt động: 41,75 ngày 
Như vậy, khoảng thời gian thực hiện hoạt 
động chuỗi cung ứng đồ gỗ tại vùng Đông 
Nam bộ, gồm: Thời gian hoàn thành đơn hàng, 
thiết kế sản phẩm, sản xuất và các hoạt động 
nào hỗ trợ cho chuỗi cung ứng là tương đối 
dài, đặc biệt đối với sản xuất đồ gỗ - Loại hình 
sản xuất mà mẫu mã sản phẩm thay đổi thường 
xuyên. 
Nguyên nhân có thể là: Do thời gian cung 
cấp nguyên liệu kéo dài và do thời gian gia 
công sản phẩm cao (năng suất thấp) vì máy 
móc thiết bị chưa đồng bộ, tự động hóa thấp; 
trình độ người sản xuất thấp hoặc do các yếu 
tố khác có vấn đề: Tổ chức và quản lí sản xuất, 
ý thức người lao động, chế độ lương 
- Mức gia tăng tính linh hoạt: 18,22%. 
 Điều này có nghĩa là, chuỗi cung ứng đồ 
gỗ Đông Nam bộ có khả năng đáp ứng nhanh 
chóng khối lượng đơn hàng tăng thêm khoảng 
18,22% so với bình thường. 
 Thông thường, khi thiết kế dây chuyền sản 
xuất, người thiết kế cũng tính toán khả năng 
đáp ứng nhanh chóng khối lượng đơn hàng 
tăng thêm khoảng 25% so với bình thường. 
Mức 18,22% mới chỉ đạt khoảng 73% mức tối 
thiểu tăng thêm về năng lực so với thiết kế. 
i) Tiêu chí này đối với các doanh nghiệp 
lớn (16,36%) và các doanh nghiệp rất nhỏ 
(14,95%) thấp hơn. Có thể lí giải: i) Đối với 
các doanh nghiệp lớn, tăng thêm 1% khối 
lượng là một khối lượng sản phẩm lớn và sẽ 
cần lượng nguyên liệu lớn hơn, kinh phí lớn 
Kinh tế & Chính sách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 175 
hơn, điều hành phức tạp hơn, nên mức này là 
thích hợp; ii) Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: 
Các kỹ năng quản lí, kế hoạch, mối quan hệ 
trong chuỗi đều yếu hơn nên mức gia tăng linh 
hoạt thấp hơn là hợp lí. 
- Mức linh hoạt bên ngoài: 3,61%. 
Điều này có nghĩa là, khả năng cung cấp 
nhanh chóng cho khách hàng những sản phẩm 
thêm vào mà sản phẩm này không thuộc nhóm 
sản phẩm thường được cung cấp của chuỗi 
cung ứng đồ gỗ Đông Nam Bộ khá thấp. Do 
vậy, đối với các doanh nghiệp đồ gỗ Đông 
Nam Bộ, sẽ rất nguy hiểm khi cố gắng cung 
cấp cho khách hàng những sản phẩm mới 
không liên quan và có ít điểm chung với sản 
phẩm hiện có. 
Lí do: Khi thay đổi mẫu mã sản phẩm thì 
khả năng cạnh tranh có thể tăng lên, tuy nhiên, 
doanh nghiệp phải thay đổi dây chuyền sản 
xuất, thay đối máy móc thiết bị, đào tạo lại 
công nhân, thay đổi loại nguyên vật liệu 
điều này mất nhiều thời gian, tốn kinh phí. 
Đây là điểm yếu cần khắc phục của chuỗi 
cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ. 
3.1.2.4. Phát triển sản phẩm (PT) 
Bảng 5. Kết quả khảo sát tiêu chí “Phát triển sản phẩm” 
TT Tiêu chí 
Trị số 
BQ 
Phân chia theo loại hình doanh nghiệp 
(Theo Tổng giá trị sản phẩm, tỷ VND) 
≥ 500 
100 đến 
dưới 500 
10 đến 
dưới 100 
< 10 
1 % Tổng số sản phẩm bán ra đã được giới 
thiệu trước đó (PT1) 94,80 96,36 93,33 97,00 92,50 
2 % Tổng doanh số sản phẩm bán ra đã 
được giới thiệu trước đó (PT2) 95,02 97,73 94,58 95,53 92,25 
3 Tổng thời gian phát triển và phân phối 
sản phẩm mới (PT3), ngày 24,42 25,18 24,17 24,93 23,40 
Bảng 5 cho thấy: 
- % tổng số sản phẩm bán ra đã được giới 
thiệu trước đó là rất cao (94,8%) tương ứng là 
% Tổng doanh số sản phẩm bán ra đã được 
giới thiệu trước đó cũng rất cao (95,02%) và 
Tổng thời gian phát triển và phân phối sản 
phẩm mới rất ngắn (24,2 ngày). 
- Nhìn vào con số, về hình thức có thể thấy, 
khả năng tiêu thụ sản phẩm rất tốt, thời gian 
triển khai sản phẩm mới ngắn, cũng như lượng 
tồn kho thấp (lượng sản phẩm của khoảng 16 
ngày sản xuất (bảng 3). Tuy nhiên, các chỉ số 
này quá tốt ... Nam chưa có mẫu mã và 
thương hiệu riêng trong xuất khẩu mà các sản 
phẩm đều có thiết kế từ bên đặt hàng nên thời 
gian triển khai sản phẩm mới ngắn; 
ii) Chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam, đặc 
biệt, khâu trung tâm (khâu sản xuất) đều làm 
nhiệm vụ gia công cho các đối tác bên ngoài 
nên % Tổng số sản phẩm bán ra đã được giới 
thiệu trước đó và Tổng doanh số sản phẩm bán 
ra đã được giới thiệu trước đó cũng rất cao. 
3.2. Kết quả xác định mức độ ảnh hưởng 
của các nhân tố đến hiệu quả chuỗi cung 
ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ 
Từ kết quả khảo sát và phân tích EFA, ta có 
được mức độ đạt được và mức độ tác động của 
các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của chuỗi 
cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ như bảng 6. 
Kinh tế & Chính sách 
176 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
Bảng 6. Tổng hợp kết quả khảo sát và phân tích EFA hiệu quả hoạt động 
của chuỗi cung ứng vùng Đông Nam Bộ 
Tiêu chí Mã hóa 
Mức đô đạt được 
Mức tác động Trị số (Giá trị cao 
nhất: 5) 
% 
1. Mức phục vụ khách hàng MĐ 4,43 88,60 
Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng BTS1 4,23 84,60 Rất lớn 
Tỉ lệ giao hàng đúng hạn BTS2 4,30 86,00 Rất lớn 
Giá trị tổng đơn hàng bị trả lại và số 
đơn hàng bị trả lại 
BTS3 4,54 90,80 Trung bình 
Tần suất và thời gian các đơn hàng bị 
trả lại 
BTS4 4,57 91,40 Trung bình 
Tỉ lệ hàng bị trả lại BTS5 4,51 90,20 Trung bình 
Hiệu quả nội bộ HQ 3,37 69,45 
Giá trị tồn kho HQ1 3,66 73,20 Không tác động 
Vòng quay tồn kho HQ2 3,53 70,60 Lớn 
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu HQ3 3,20 64,00 Lớn 
Vòng quay tiền mặt HQ4 3,50 70,00 Lớn 
Nhu cầu linh hoạt NC 3,52 70,4 
Thời gian và chu kỳ hoạt động NC1 3,97 79,40 Rất lớn 
Mức gia tăng tính linh hoạt NC2 3,39 67,80 Lớn 
Mức linh hoạt bên ngoài NC3 3,20 64,00 Lớn 
Phát triển sản phẩm PT 4,05 81,07 
% Tổng số sản phẩm bán ra đã được 
giới thiệu trước đó 
PT1 4,24 84,80 Lớn 
% Tổng doanh số sản phẩm bán ra đã 
được giới thiệu trước đó 
PT2 4,18 83,60 Lớn 
Tổng thời gian phát triển và phân phối 
sản phẩm mới 
PT3 3,74 74,80 Không tác động 
Hiệu quả hoạt động chung HQHĐ 3,69 73,80 
Bảng 6 cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến 
hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ 
vùng Đông Nam Bộ được chia thành 3 nhóm: 
- Nhóm 1: Ảnh hưởng rất lớn 
PT1 : % Tổng số sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trước đó; 
BTS2 : Tỉ lệ giao hàng đúng hạn; 
PT2 : % Tổng doanh số sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trước đó; 
NC1 : Thời gian và chu kỳ hoạt động; 
BTS1 : Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng. 
- Nhóm 2: Ảnh hưởng lớn 
HQ3 : Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu; 
HQ4 : Vòng quay tiền mặt; 
NC3 : Mức linh hoạt bên ngoài; 
HQ2 : Vòng quay tồn kho; 
NC2 : Mức gia tăng tính linh hoạt. 
- Nhóm 3: Ảnh hưởng trung bình: 
BTS3 : Giá trị tổng đơn hàng bị trả lại và số đơn hàng bị trả lại; 
BTS5 : Tỉ lệ hàng bị trả lại; 
BTS4 : Tần suất và thời gian các đơn hàng bị trả lại. 
Kinh tế & Chính sách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 177 
Đây là các căn cứ quan trọng để đề xuất giải 
pháp nâng cáo hiệu quả hoạt động của chuỗi 
cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ. 
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả 
hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông 
Nam Bộ 
a. Nâng cao mức phục vụ khách hàng 
Từ bảng 2, ta thấy rằng: Mức phục vụ khách 
hàng của chuỗi đạt khá cao (88,6%) và trong 
nhóm nhân tố này, có 2 nhân tố “Tỉ lệ hoàn 
thành đơn hàng” và “Tỉ lệ giao hàng đúng hạn” 
tác động rất lớn và 2 nhân tố “Giá trị tổng đơn 
hàng bị trả lại và số đơn hàng bị trả lại” và 
“Tần suất và thời gian các đơn hàng bị trả lại” 
tác động rất ở mức trung bình đến hiệu quả 
hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng 
Đông Nam Bộ. Các giải pháp nâng cao hiệu 
quả của nhóm nhân tố này là: Nâng cao tỉ lệ 
hoàn thành đơn hàng và tỉ lệ giao hàng đúng 
hạn, gồm: 
1) Tăng lượng tồn kho sản phẩm lên khoảng 
6% (lượng sản phẩm của khoảng 1 tháng sản 
xuất) đề vẫn đảm bảo tiến độ giao hàng dù các 
tình huống bất lợi xẩy ra (hỏng máy, bão lũ...). 
Theo bảng 3, lượng tồn kho chỉ chiếm 4,54% 
giá trị sản phẩm và khối lượng tồn kho chỉ 
khoảng 0,54 tháng (khoảng 16 ngày); 
2) Nâng cao năng lực máy móc thiết bị 
bằng cách: Trang bị máy móc đồng bộ, đủ số 
lượng, tăng cường thiết bị CNC; Sắp xếp hợp lí 
dây chuyền sản xuất; 
3) Nâng cao trình độ, tay nghề của người 
lao động trực tiếp và của kỹ sư tổ chức sản 
xuất tại xưởng sản xuất; 
4) Năng lực điều hành của cán bộ quản lí 
chung và các khâu: Lập kế hoạch, cung ứng 
nguyên liệu, tổ chức kỹ thuật và bán hàng; 
5) Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng 
theo ISO 9001:2015 để đảm bảo toàn bộ hệ 
thống sản xuất nhịp nhàng và phục vụ mục tiêu 
chất lượng; 
6) Có chế độ thưởng phạt hợp lí, rõ ràng đối 
với người lao động. 
b. Nâng cao hiệu quả nội bộ 
Bảng 3 cho thấy rằng, hiệu quả nội bộ chỉ 
đạt ở mức trên trung bình (69,45%) và có 3 
tiêu chí tác động rất lớn đến tiêu chí “Hiệu quả 
nội bộ” là: i) Vòng quay tồn kho; ii) Tỷ suất lợi 
nhuận so với doanh thu và iii) Vòng quay tiền 
mặt. Các giải pháp là: 
- Tăng vòng quay tồn kho hợp lí: 
Theo kết quả khảo sát, chuỗi cung ứng đồ 
gỗ Đông Nam Bộ có giá trị tồn kho và khối 
lượng tồn kho thấp (chỉ chiếm 4,54% giá trị 
hàng hóa và khổi lượng hàng tồn kho khoảng 
16 ngày sản xuất): 
Như vậy để tăng vòng quay tồn kho chỉ 
bằng cách tăng cường quảng cáo, tiếp thị sản 
phẩm để tăng chi phí bán hàng. 
- Nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên doanh 
thu: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của 
doanh nghiệp. Lợi nhuận được xem xét ở 2 góc 
độ: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (lợi nhuận 
tương đối) và giá trị lợi nhuận (lợi nhuận tuyệt 
đối). 
 Để tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 
thì phải lợi nhuận trước thuế. Muốn vậy cần 
giảm các chi phí để làm ra sản phẩm. Vậy, các 
giải pháp sẽ là: 
+ Giảm chi phí nguyên liệu bằng cách: Xây 
dựng định mức tiêu hao nguyên liệu hợp lí; 
Nâng cao độ chính xác của máy móc thiết bị; 
Nâng cao tay nghề công nhân; Xây dựng quy 
trình sản xuất hợp lí. 
+ Các giải pháp từ 1) đến 6), mục 3.3, a 
 Để tăng giá trị lợi nhuận cần tiến hành 
các giải pháp sau: 
+ Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; 
+ Chuẩn bị tốt các điều kiện về nguyên liệu, 
cơ sở vật chất, nhân lực, tăng cường tiếp thị, 
quảng bá để nhận các đơn hàng lớn, ổn định để 
tăng doanh thu. 
Kinh tế & Chính sách 
178 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
- Giảm mức tồn kho: Điều này khó thực 
hiện. Mức tồn kho không hợp lí sẽ gây ra các 
rủi ro: quá lớn sẽ tồn đọng vốn, tốn chi phí lưu 
kho. Quá nhỏ sẽ không chủ đọng trong phân 
phối và sẽ khó xử lí tiến độ giao hàng khi quá 
trình sản xuất gặp sự cố. Vì vậy, không nên tập 
trung vào giải pháp này. 
- Giảm vòng quay tiền mặt: Theo lí thuyết, 
vòng quay tiền mặt càng lớn khi số ngày tồn 
kho và thời gian khách hàng nợ càng lớn và 
khoảng thời gian chi trả trung bình khi mua 
hàng càng nhỏ. Như vậy, để giảm vòng quay 
tiền mặt thì phải giảm số ngày tồn kho cũng 
như giảm thời gian khách hàng nợ và tăng 
khoảng thời gian chi trả trung bình khi mua 
hàng. 
Tuy vậy, như đã phân tích ở trên, rất khó 
giảm lượng tồn kho. Mặt khác, cũng khó khi 
tăng thời gian chi trả trung bình khi mua 
nguyên liệu, phụ liệu vì điều này nghĩa là 
chiếm dụng vốn của người cung cấp nguyên 
liệu, phụ liệu và các dịch vụ, do đó, cũng khó 
khả thi. Từ những phân tích này, cho thấy, giải 
pháp khả thi hất để giảm vòng quay tiền mặt là 
giảm thời gian khách hàng nợ khi mua hàng. 
Giải pháp cơ bản là: 
+ Chuẩn hóa các quy trình thanh toán; 
+ Cân nhắc kỹ khi ký hợp đồng về phương 
thức trả tiền và thời gian trả tiền; 
+ Lựa chọn khách hàng có ít rủi ro về tài 
chính. 
c. Cải thiện nhu cầu linh hoạt 
Bảng 4 cũng chỉ ra rằng, mức độ đạt dược 
của tiêu chí này khoảng 70,4% so với mức tối 
đa (khá) và 3 yếu tố của nhóm tiêu chí này là: 
Thời gian và chu kỳ hoạt động, mức gia tăng 
tính linh hoạt và mức linh hoạt bên ngoài đều 
có tác động rất lớn và lớn đến hiệu quả hoạt 
động của chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông 
Nam Bộ. 
Như vậy, để nâng cao nhu cầu linh hoạt, 
nghĩa là, nâng cao khả năng đáp ứng nhanh sự 
thay đổi về nhu cầu sản phẩm hay là có thể xử 
lý nhanh mức độ gia tăng hơn về nhu cầu hiện 
tại của chuỗi cung ứng, cần có các giải pháp 
sau: 
1) Giảm thời gian chu kỳ hoạt động bằng 
cách: 
- Giảm thời gian thiết kế sản phẩm: Xây 
dựng quy trình thiết kế hợp lí; Có đội ngũ thiết 
kế chuyên nghiệp, giỏi kỹ năng; 
 - Giảm thời gian hoàn thành đơn hàng: 
Nâng cao năng suất lao động, phối hợp nhịp 
nhàng các khâu trong quá trình sản xuất. 
2) Tăng mức gia tăng tính linh hoạt 
- Hợp lí hóa quá trình sản xuất để tăng thêm 
năng suất; 
- Đảm bảo máy móc máy móc thiết bị 
không xảy ra sự cố khi sản xuất; 
- Nâng cao kỹ năng tổ chức sản xuất của 
cán bộ quản lí và kỹ năng người lao động; 
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản 
xuất. 
3) Gia tăng mức linh hoạt bên ngoài 
Càn có những giải pháp sau: 
- Giảm thời gian thiết kế sản phẩm và thời 
gian xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm 
mới; 
- Sử dụng các máy CNC để dễ chuyển đổi 
gia công các loại sản phẩm khác nhau; 
- Nâng cao trình độ đội ngũ kỹ thuật để họ 
dễ thích ứng với sự thay đổi sản phẩm. 
d. Tăng mức phát triển sản phẩm 
Theo bảng 5, tiêu chí này của chuỗi cung 
ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ đạt khá cao (83 
- 84%). Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng, 
hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt 
Nam nói chung và doanh nghiệp sản xuất đồ 
gỗ Đông Nam Bộ nói riêng đều gia công theo 
thiết kế của các đối tác nước ngoài nên chỉ số 
“% Tổng số sản phẩm bán ra đã được giới 
thiệu trước đó” và “% Tổng doanh số sản 
Kinh tế & Chính sách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 179 
phẩm bán ra đã được giới thiệu trước đó” 
không phản ảnh được mức phát triển sản phẩm 
của chuỗi cung ứng mà chỉ phản ánh lượng sản 
phẩm chờ xuất (tồn kho) và lượng sản phẩm 
hỏng. Do vậy, giải pháp đối với tiêu chí “Mức 
phát triển sản phẩm” sẽ đề cập khi các doanh 
nghiệp đồ gỗ tự thiết kế và chào bán sản phẩm 
của mình thiết kế. 
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Qua khảo sát và phân tích đánh giá thực 
trạng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng 
đồ gỗ vùng Đông Nam bộ đã cho các kết quả 
sau đây: 
1) Đã xác định được hiệu quả hoạt động của 
chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ 
thông qua 4 tiêu chí: 
- Mức phục vụ khách hàng; 
- Hiệu quả nội bộ; 
- Nhu cầu linh hoạt; 
- Phát triển sản phẩm. 
Các tiêu chí trên là khá tốt, điều này giải 
thích được tại sao sản xuất đồ gỗ vùng Đông 
Nam Bộ trong nhiều năm qua phát triển tốt cả 
về số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu và 
đống vai trò đầu tàu trong sản xuất đồ gỗ cả 
nước. Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm cần khắc 
phục để có thể nâng cao và phát triển bền vững 
chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng này, như: tỷ suất 
lợi nhuận còn ở mức khá, lượng tồn kho còn 
quá nhỏ, mức linh hoạt ngoài chưa cao... 
2) Đã xác định mức độ ảnh hưởng của các 
nhân tố đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung 
ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ. 
3) Đề xuất được một số nhóm giải pháp để 
nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng 
đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ. 
- Tồn tại chủ yếu của nghiên cứu: Nghiên 
cứu không hoàn thiện một cách toàn diện như 
mong muốn do các lí do sau: 
1) Có thể do phương pháp chưa thật phù 
hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam. 
2) Hoặc một số dữ liệu cung cấp cho nghiên 
cứu này có thể chưa thể chính xác cao vì trách 
nhiệm của người cung cấp thông tin. 
3) Hầu hết các hoạt động kinh doanh của 
các doanh nghiệp đồ gỗ ở Việt Nam đều dựa 
trên những kinh nghiệm thực tiễn, do đó, có 
thể làm cho hoạt động kinh doanh bất thường 
vượt ngoài quy định, cho nên tính khả thi của 
nghiên cứu có thể giảm thực tế. 
4.2. Khuyến nghị 
- Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho 
ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam vì ngành đồ gỗ 
Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ lớn trong ngành sản 
xuất đồ gỗ cả nước. 
- Để kết quả được hoàn thiện hơn, nên khảo 
sát nhiều mẫu hơn và khảo sát ở nhiều thời 
điểm khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Kim Anh & Huỳnh Gia Xuyên (2016). 
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng. Thư viện số. 
Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. 
2. Nguyễn Thành Hiếu (2015). Quản trị chuỗi cung 
ứng. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
3. Trần Văn Hùng (2016). Phát triển ngành chế 
biến gỗ vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ, Trường 
Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí 
Minh. 
4. Hoàng Trọng Chu, Nguyễn Mộng Ngọc (2008). 
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, NXB. 
Hồng Đức, tr. 24. 
5. Huỳnh Thị Thu Sương (2012). Nghiên cứu các 
nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng 
đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ. 
Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí 
Minh. 
6. Nguyễn Phan Thiết, Nguyễn Văn Diễn, Nguyễn 
Trọng Kiên và Vũ Mạnh Tường (2017). Đánh giá năng 
lực doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam. Dự án Quản 
lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM). 
7. Nunnally, J (1978). Psychometric. Newyork, 
McGraw-Hill. 
8. 
https://www.phamlocblog.com/www.careersinsupply
chain.org. 
Kinh tế & Chính sách 
180 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
CURRENT SITUATION OF PERFORMANCE EFFECTIVE OF 
FURNITURE CHAIN SUPPLY OF THE SOUTHEAST REGION 
Pham Hong Vich1, Nguyen Van Ha2, Nguyen Phan Thiet3 
1Management Board for Forestry Projects 
2Finance Department, Mard 
3Science and Technology Association of Forestry 
SUMMARY 
Furniture manufacturing (accounting about 80% of export turnover of the wood industry in 2019) has 
contributed to helping Vietnam's wood industry to rise to be one of the many industries with a major 
contribution to the country. However, this contribution will be greater if we overcome the bottlenecks 
hindering its development. One of those bottlenecks is the furniture supply chain. But what level of 
"bottleneck" does this chain have? No more studies have shown that yet. Performace efficiency of the supply 
chain is an important indicator to evaluate a supply chain. There have been some studies on the furniture 
supply chain in the Southeast region, but so far, no studies on this issue have been conducted. The study "The 
actual performance of the furniture supply chain in the Southeast region" aims to show the current situation of 
the performance of the furniture supply chain in this region according to the criteria. Based on the results of the 
factor analysis to explore the influencing factors (EFA) and the results of the SWOT analysis, the study has 
identified: i) Specific indicators of the performance efficiency of the furniture supply chain of the Southeast 
region; ii) Analyzing the causes for that situation; iii) Proposing major solutions to improve the performace 
efficiency of the furniture supply chain of the Southeast region. 
Keywords: EFA analysis, furniture supply chain, performance effective of furniture supply chain, 
SWOT analysis. 
Ngày nhận bài : 19/9/2019 
Ngày phản biện : 13/3/2020 
Ngày quyết định đăng : 20/3/2020 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hieu_qua_hoat_dong_chuoi_cung_ung_do_go_vung_dong.pdf