Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng

Tóm tắt: Giáo dục môi trường là quá trình trang bị cho con người những

kiến thức cơ bản để từ đó hình thành được thái độ, hành vi đúng đắn đối với

môi trường. Đây là một việc lâu dài, phải được thực hiện trong hệ thống giáo

dục quốc dân và bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Bài báo này nghiên cứu

và tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5

tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, tại các trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng, việc giáo dục môi

trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đã và đang được quan tâm thực hiện, tuy

nhiên hiệu quả mang lại vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu,

khám phá thiên nhiên của trẻ.

Từ khóa: Giáo dục môi trường, trẻ, trường mầm non

pdf 8 trang phuongnguyen 2520
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng

Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 82-89 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 
TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 
 TRẦN HỒ UYÊN 
 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 
Tóm tắt: Giáo dục môi trường là quá trình trang bị cho con người những 
kiến thức cơ bản để từ đó hình thành được thái độ, hành vi đúng đắn đối với 
môi trường. Đây là một việc lâu dài, phải được thực hiện trong hệ thống giáo 
dục quốc dân và bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Bài báo này nghiên cứu 
và tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 
tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy, tại các trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng, việc giáo dục môi 
trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đã và đang được quan tâm thực hiện, tuy 
nhiên hiệu quả mang lại vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, 
khám phá thiên nhiên của trẻ. 
Từ khóa: Giáo dục môi trường, trẻ, trường mầm non 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con 
người, cũng như đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay môi 
trường trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng đã 
gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân 
đầu tiên dẫn đến hậu quả này là do sự thiếu hiểu biết về môi trường và thiếu ý thức bảo 
vệ môi trường của một bộ phận người dân [1]. Do đó, bảo vệ môi trường đang là vấn đề 
mang tính sống còn của đất nước, và giáo dục môi trường là quá trình trang bị cho con 
người những kiến thức cơ bản để từ đó có thể hình thành được thái độ, hành vi đúng đắn 
đối với môi trường. 
Độ tuổi mầm non là giai đoạn phát triển rất nhanh về nhận thức. Giáo dục môi trường 
cho trẻ từ độ tuổi này giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản 
thân mình nói riêng và con người nói chung. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi 
trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ [2]. Đặc biệt ở lứa 
tuổi 4 - 5 tuổi, trẻ không ngừng hoàn thiện về các mặt thể chất tâm lý và hình thành 
nhân cách, vốn ngôn ngữ của trẻ đã phát triển, cơ tay đã hoàn thiện dần vì vậy rất thuận 
lợi để giáo dục môi trường cho trẻ ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới nên đa 
số giáo viên mầm non chưa được đào tạo đầy đủ về môi trường và phương pháp giáo 
dục môi trường, do đó hiệu quả giáo dục môi trường cho trẻ mầm non vẫn còn nhiều 
hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường chưa hình thành rõ nét ở trẻ. 
Bài báo này nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục môi trường cho trẻ 
mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng nhằm đưa ra 
những căn cứ thực tiễn cho các nghiên cứu sau có cơ sở để đề xuất được các biện pháp 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 -5 TUỔI 83 
nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại thành phố Đà 
Nẵng, góp phần hình thành nhận thức và hành vi đúng đắn ở trẻ. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để tìm hiểu thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại một số trường 
mầm non ở thành phố Đà Nẵng chúng tôi đã phối hợp các phương pháp nghiên cứu của 
ngành khoa học xã hội đó là: khảo sát bằng phiếu điều tra, quan sát, đàm thoại, phân 
tích, tổng kết kinh nghiệm. Sau đó, sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý 
các kết quả khảo sát. 
Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra ở tất cả các giáo viên dạy lớp trẻ 4 – 5 
tuổi tại 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau: 
Trường 20 - 10 9 - 5 Hoa Phượng Đỏ Tuổi Thơ 
Số lượng 06 giáo viên 06 giáo viên 06 giáo viên 04 giáo viên 
Tổng cộng 22 giáo viên 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết giáo dục môi trường cho 
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Bảng 1. Mức độ cần thiết của việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
STT Mức độ 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Rất cần thiết 19 86 
2 Cần thiết 3 14 
3 Không cần thiết 0 0 
Bảng 1 cho thấy: 100% giáo viên có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của giáo dục 
môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Trong đó, có 19/22 giáo viên (chiếm tỉ lệ 86%) ở 
một số trường mầm non tại thành phố Đà Nẵng đều cho rằng giáo dục môi trường cho 
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi là rất cần thiết. Con số này chiếm tỉ lệ rất cao, điều này thể hiện 
được tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. 
3.2. Thực trạng về mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Bảng 2. Mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
STT Mục đích 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Giáo dục trẻ bước đầu có ý thức quan tâm đến vấn 
đề môi trường 
20 90 
2 Giáo dục trẻ nhận biết được trách nhiệm của mình 
trong việc bảo vệ môi trường 
19 86 
3 Hình thành cho trẻ biểu tượng về môi trường sống 19 86 
4 Giáo dục trẻ tích cực tham gia các hoạt động giữ 
gìn, bảo vệ môi trường. 
18 81 
84 TRẦN HỒ UYÊN 
5 Mục tiêu khác 0 0 
Kết quả khảo sát cho thấy đa số các giáo viên đều đã xác định đúng đắn các mục tiêu 
cần đạt được khi giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Trong đó, mục tiêu 
giáo dục trẻ bước đầu có ý thức quan tâm đến vấn đề môi trường được các giáo viên lựa 
chọn nhiều nhất với tỷ lệ 90%. Không có giáo viên nào đưa ra thêm mục tiêu khác ngoài 
những mục tiêu có sẵn trong phiếu hỏi. 
3.3. Thực trạng về nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
Bảng 3. Nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
STT Nhiệm vụ 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với môi 
trường, khám phá môi trường xung quanh 
22 100 
2 Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm trong 
môi trường 
22 100 
3 Rèn luyện kĩ năng hành vi, thói quen bảo vệ 
môi trường cho trẻ. 
20 91 
4 Tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ hiểu biết, suy 
nghĩ, xúc cảm, tình cảm về các vấn đề môi 
trường và việc bảo vệ môi trường. 
16 73 
5 Nhiệm vụ khác 0 0 
Bảng 3. cho thấy: đa số giáo viên chọn 3 - 4 nhiệm vụ đưa ra sẵn, trong đó 2 nhiệm vụ 
tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với môi trường, khám phá môi trường xung quanh và 
tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm trong môi trường đều được các giáo viên lựa 
chọn (100%), đây là 2 nhiệm vụ để đạt được mục tiêu về nhận thức trong việc giáo dục 
môi trường cho trẻ, giáo viên cung cấp và hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu 
về môi trường sống, tài nguyên, các hiện tượng thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người 
với môi trường và việc bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ bước đầu có ý thức quan tâm 
đến các vấn đề môi trường. Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng hành vi, thói quen bảo vệ môi 
trường cho trẻ nhằm đạt được mục tiêu về kỹ năng trong việc giáo dục môi trường cho 
trẻ, giáo viên sử dụng các hoạt động đa dạng ở trường mầm non để tạo điều kiện cho trẻ 
có thể vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn cụ thể hằng ngày, nhiệm vụ này 
được 20 giáo viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 91%. Nhiệm vụ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ 
hiểu biết, suy nghĩ, xúc cảm, tình cảm về các vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi 
trường được chọn ít hơn với tỷ lệ 73%, ở nhiệm vụ này giáo viên hình thành cho trẻ thái 
độ đúng đắn với bản thân, cộng đồng và với môi trường sống; giáo dục trẻ tình yêu quê 
hương đất nước, yêu thiên nhiên. Đều này cho thấy, đa số giáo viên nắm được các 
nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. 
3.4. Thực trạng về mức độ giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Kết quả khảo sát ở bảng 4 cho thấy giáo dục môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi là một nội 
dung luôn được tiến hành ở một số trường mầm non tại thành phố Đà Nẵng. Trong đó, 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 -5 TUỔI 85 
82% giáo viên thường xuyên và đặc biệt có 18% giáo viên rất thường xuyên giáo dục 
môi trường cho trẻ. Việc giáo dục môi trường thường xuyên cho trẻ sẽ giúp trang bị cho 
trẻ kiến thức về bảo vệ môi trường và từ đó hình thành được hành vi bảo vệ môi trường 
như một thói quen hằng ngày ở trẻ. 
Bảng 4. Mức độ giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
STT Mức độ 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Rất thường xuyên 4 18 
2 Thường xuyên 18 82 
3 Hiếm khi 0 0 
4 Không 0 0 
3.5. Thực trạng về các nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Bảng 5. Nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
STT Nội dung 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Con người và môi trường xung quanh 22 100 
2 Con người và thế giới động, thực vật 22 100 
3 Con người với các hiện tượng thiên nhiên 20 91 
4 Con người với tài nguyên 19 86 
6 Nội dung khác 0 0 
Qua bảng 5, có thể thấy được đa số các giáo viên đều nắm được các nội dung giáo dục 
môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi, trong đó tất cả các giáo viên đều lựa chọn 2 nội dung con 
người với môi trường xung quanh và con người với thế giới động, thực vật (tỷ lệ 100%), 
đây là những nội dung gần gũi với trẻ và có điều kiện để tiến hành lồng ghép trong 
nhiều hoạt động hơn so với các nội dung khác. Hai nội dung còn lại cũng được đa số 
giáo viên lựa chọn, chỉ có 2 – 3 giáo viên không lựa chọn các nội dung này, nguyên 
nhân có thể một số giáo viên này vẫn chưa cập nhật đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ 
môi trường cho trẻ mầm non. Các nội dung giáo viên lựa chọn để giáo dục môi trường 
cho trẻ 4 - 5 tuổi đều nằm trong nội dung chương trình giáo dục môi trường cho trẻ 
mầm non. Không có giáo viên nào mở rộng đưa thêm nội dung khác. 
3.6. Thực trạng về phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Bảng 6. Các phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
STT Phương pháp 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Quan sát, trải nghiệm thực tế 22 100 
2 Đàm thoại 19 86 
3 Sử dụng tranh ảnh 22 100 
4 Trò chơi 20 91 
5 Đọc thơ, kể truyện 15 68 
6 Phương pháp khác 0 0 
86 TRẦN HỒ UYÊN 
Bảng 6.cho thấy tất cả giáo viên đều sử dụng các phương pháp trực quan như quan sát, 
trải nghiệm thực tế và sử dụng tranh ảnh để giáo dục môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi. Các 
phương pháp tổ chức cho trẻ chơi trò chơi và đàm thoại được các giáo viên sử dụng ít 
hơn, tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 91% và 86%. Phương pháp đọc thơ, kể chuyện chỉ có 
68% giáo viên lựa chọn vì họ cho rằng việc sử dụng phương pháp này cần nhiều thời 
gian và các truyện, thơ có nội dung giáo dục môi trường chưa có nhiều hoặc chưa được 
phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, chẳng hạn 
khi sử dụng phương pháp đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe thì các nội dung giáo dục môi 
trường sẽ dễ đi vào lòng trẻ hơn vì trẻ sẽ chú ý đến những câu thơ có vần điệu hơn là lời 
nói bình thường của cô. Vì vậy để giáo dục môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi một cách có 
hiệu quả chúng ta cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. 
3.7. Thực trạng về các hình thức giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Bảng 7. Các hình thức giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
STT Hình thức 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Hoạt động học 18 100 
2 Hoạt động ngoài trời 22 91 
3 Hoạt động vui chơi 20 91 
4 Sinh hoạt hằng ngày 16 73 
5 Tham quan 12 55 
6 Hoạt động khác 0 0 
Qua bảng 7, có thể thấy rằng, 100% giáo viên giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 
5 tuổi thông qua hoạt động học. Hình thức giáo dục môi trường thông qua hoạt động 
ngoài trời và hoạt động vui chơi được lựa chọn ít hơn với tỷ lệ 91%. Hình thức giáo 
dục môi trường thông qua hoạt động sinh hoạt hằng ngày có 73% giáo viên lựa chọn. 
Và hình thức tham quan chỉ có 55 % giáo viên lựa chọn. Nguyên nhân chủ yếu là do 
một số hình thức khó thực hiện vì tốn kém, mất nhiều thời gian và công sức nên các 
giáo viên còn e ngại thực hiện. 
3.8. Thực trạng về lĩnh vực tích hợp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Bảng 8. Các lĩnh vực tích hợp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
STT Lĩnh vực 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Làm quen với toán 16 73 
2 Làm quen với tác phẩm văn học 20 91 
3 Âm nhạc 18 82 
4 Tạo hình 20 91 
5 Làm quen với chữ cái 15 68 
6 Khám phá khoa học 22 100 
7 Phát triển thể chất 18 82 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 -5 TUỔI 87 
Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non là nội dung được thực hiện theo quan điểm tích 
hợp. Tại một số trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng, tất cả các giáo viên được khảo 
sát đều có tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào lĩnh vực Khám phá khoa học. 
91% giáo viên có tích hợp vào lĩnh vực làm quen với tác phẩm văn học và lĩnh vực tạo 
hình. Lĩnh vực phát triển thể chất và âm nhạc có 82% giáo viên lựa chọn để tích hợp nội 
dung giáo dục môi trường. Lĩnh vực làm quen với toán, làm quen với chữ cái ít được 
các giáo viên lựa chọn để tích hợp hơn vì họ cho rằng các lĩnh vực này không phù hợp 
và khó tích hợp giáo dục môi trường. Qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên cho thấy 
các lĩnh vực như phát triển thể chất, hình thành biểu tượng toán, làm quen với chữ cái, 
việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường được thực hiện ở mức độ liên hệ một số 
phần, tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể. Ví dụ: ở lĩnh vực phát triển thể chất, khi 
luyện tập cho trẻ mẫu giáo bé đi trong đường hẹp, giáo viên có thể cho trẻ gánh nước đi 
trong đường hẹp và nhắc nhở trẻ không làm rơi vãi nước ra sàn nhà, qua đó lồng ghép 
giáo dục trẻ về vai trò của nước và cách tiết kiệm nước; hoặc ở bài tập khởi động, có thể 
cho trẻ mô phỏng minh họa các động tác có lợi – có hại cho môi trường như nhổ cỏ, 
ngửi hoa, Ở lĩnh vực hình thành biểu tượng toán, khi dạy trẻ nhận biết số lượng, so 
sánh số lượng, kích thước có thể cho trẻ đếm số cây (lớn, có bóng mát) trong sân 
trường, so sánh cây cao – cây thấp, qua đó tích hợp giáo dục trẻ về vai trò của cây 
xanh; hoặc so sánh cá lớn – cá bé thì có thể tích hợp về lợi ích của cá. 
3.9. Thực trạng phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục môi trường cho trẻ 4 - 
5 tuổi 
Bảng 9. Thực trạng phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi 
STT Hình thức 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Trao đổi với phụ huynh về giáo dục môi 
trường cho trẻ vào những lúc đón, trả trẻ 
22 100 
2 Tuyên truyền qua hình ảnh. 16 73 
3 Hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ từ 
nguyên vật liệu phế thải 
12 55 
4 Hình thức khác 0 0 
5 Không phối hợp với phụ huynh 0 0 
Qua bảng 9 có thể thấy tất cả giáo viên điều có sự phối hợp với phụ huynh trong việc 
giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi bằng các hình thức khác nhau. Trong 
đó, 100% giáo viên chọn hình thức trao đổi với phụ huynh về giáo dục môi trường cho 
trẻ vào những lúc đón, trả trẻ vì hình thức này đơn giản, rất dễ thực hiện. 73% giáo viên 
chọn tuyên truyền qua hình ảnh và chỉ có 55% chọn hình thức hướng dẫn phụ huynh 
làm đồ chơi cho trẻ từ nguyên vật liệu phế thải vì các hình thức này cần phải mất nhiều 
thời gian để tổ chức thực hiện. 
88 TRẦN HỒ UYÊN 
3.10. Thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Bảng 10. Thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
STT Yếu tố Thuận lợi (%) Khó khăn (%) 
1 Không gian thiên nhiên 18 82 
2 Điều kiện vật chất 91 9 
3 Thời gian 36 64 
4 Nhận thức của phụ huynh 45 55 
5 Điều kiện địa phương, sự quan tâm của các cấp 
lãnh đạo 
55 
45 
6 Yếu tố khác 0 0 
Bảng 10 cho thấy, việc giáo dục môi trường cho trẻ ở một số trường mầm non tại thành 
phố Đà Nẵng đều có những thuận lợi và khó khăn. Đa số các giáo viên cho rằng, thuận lợi 
chủ yếu của việc giáo dục môi trường cho trẻ là do điều kiện vật chất đầy đủ, đa dạng 
(chiếm tỉ lệ 91%). Điều kiện địa phương cũng được các giáo viên cho là một trong những 
thuận lợi vì được sự quan tâm của cấp lãnh đạo, nhà trường (tỷ lệ 55%). Tuy nhiên, việc 
giáo dục môi trường cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn, trong đó, do các trường đều nằm 
trong khu vực trung tâm thành phố nên diện tích trường nói chung và không gian thiên 
nhiên nói riêng còn hạn hẹp, chưa phong phú là khó khăn lớn nhất (tỉ lệ 82%). Yếu tố thời 
gian cho việc giáo dục môi trường cho trẻ một trong những khó khăn mà giáo viên gặp 
phải (tỉ lệ 64%). 55% giáo viên cho rằng nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều về kiến 
thức và ý thức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, mặc dù thông qua các buổi họp phụ 
huynh hoặc giờ đón trả trẻ, giáo viên có tuyên truyền với phụ huynh về việc phối hợp giáo 
dục môi trường cho trẻ hoặc kêu gọi phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải để làm 
đồ chơi tái chế cho trẻ nhưng phụ huynh chưa hưởng ứng tích cực, phụ huynh ít khi để ý 
đến và ít khi trao đổi với giáo viên về các hành vi tốt/xấu với môi trường của trẻ khi ở nhà 
để giúp giáo viên có kế hoạch điều chỉnh, giáo dục cho phù hợp. Nhìn chung thì các khó 
khăn mà các giáo viên gặp phải vẫn còn nhiều hơn so với những thuận lợi trong việc giáo 
dục môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi. 
3.11. Thực trạng hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Bảng 11. Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
STT Mức độ 
Kết quả 
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 Rất hiệu quả 3 14 
2 Hiệu quả 17 77 
3 Không hiệu quả 2 9 
Qua bảng 11, có thể thấy chỉ có 14% giáo viên cho rằng việc giáo dục môi trường cho 
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hiện nay là rất hiệu quả, 77% giáo viên cho rằng việc giáo dục 
môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hiện nay chỉ ở mức hiệu quả và vẫn còn 9% giáo 
viên cho rằng việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hiện nay vẫn chưa 
đạt hiệu quả. Như vậy, nhìn chung việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 -5 TUỔI 89 
đã được quan tâm nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa cao và cần có những biện pháp 
mang lại hiệu quả tốt hơn. 
4. KẾT LUẬN 
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật và là nơi chứa đựng 
các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Hiện nay môi 
trường đang dần bị suy thoái nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, các 
vi sinh vật, động vật và thực vật. Vì vậy, hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường trở nên cấp 
bách hơn bao giờ hết. Giáo dục môi trường chính là biện pháp hữu ích nhất để hạn chế 
thực trạng môi trường hiện nay. 
Tại các trường mầm non ở thành phố Đà Nẵng, việc giáo dục môi trường cho trẻ mẫu 
giáo 4 - 5 tuổi đã và đang được quan tâm thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn 
chưa cao. Kiến thức của giáo viên về giáo dục môi trường nói chung và nội dung, 
phương pháp, hình thức giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng vẫn 
chưa đầy đủ, việc phối hợp với phụ huynh để giáo dục môi trường cho trẻ chưa được 
thực hiện triệt để và chưa mang lại hiệu quả. Trong quá trình giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi các giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: không 
gian thiên nhiên tại các trường vẫn còn hạn hẹp, thời gian dành cho chương trình giáo 
dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi chưa nhiều nên chưa đáp ứng được 
nhu cầu tìm hiểu, khám phá, thiên nhiên của trẻ. Vì vậy để việc giáo dục môi trường cho 
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả cao hơn thì cần phải có đầy đủ điều kiện thiết yếu và 
có những giải pháp cụ thể để giúp trẻ hiểu biết về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn 
bảo vệ môi trường và có thái độ, hành vi thân thiện, gần gũi với môi trường, yêu quý, 
tôn trọng môi trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Hưng (2009). Giáo trình con người và môi trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[2] Hoàng Thị Phương ( 2011). Giáo trình giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. NXB 
Đại học Sư phạm. 
Title: THE STATUS QUO OF ENVIRONMENTAL EDUCATION FOR 4 – 5 YEAR OLD 
CHILDREN AT SOME KINDERGARTEN IN DANANG CITY 
Abstract: The environmental education is process that equip basic knowledge for people to 
have a positive attitude and behavious with environment. This is a long-term activity that should 
be implemented in national education system and should be started since nursery age. The 
study results showed that, kindergartens in Danang city have interested in educating about 
environment for children aged 4 – 5. However, the effect hasn’t be good enough and doesn’’t 
reach the requirement of discovering natural of children. 
Keywords: environmental education, children, kindergarten 
ThS. TRẦN HỒ UYÊN, ĐT: 0905 492 369, Email: uyentran.tvt@gmail.com 
Khoa giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 
(Ngày nhận bài: 03/5/2016; Hoàn thành phản biện: 16/6/2016; Ngày nhận đăng: 30/6/2016) 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_giao_duc_moi_truong_cho_tre_mau_giao_4_5_tuoi_tai.pdf