Thực trạng đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành từ 30 - 69 tuổi và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2018

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường týp 2 và

một số yếu tố nguy cơ liên quan ở người trưởng thành

30 – 69 tuổi tại thành phố Đà Nẵng. Phương pháp:

Sử dụng phương pháp điều tra dịch tễ học mô tả cắt

ngang trên 1.800 người dân tuổi từ 30 - 69 tại thành phố

Đà Nẵng. Kết quả: Tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 là

11,5%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng không

được chẩn đoán là 68,6%. Các yếu tố liên quan chính

như tuổi (OR=2,1); tiền sử rối loạn lipid, gia đình mắc

đái tháo đường với mức (OR lần lượt 2,1: 1,55); các yếu

tố chuyển hóa: tăng huyết áp, chỉ số vòng bụng/vòng

mông cao có khả năng mắc bệnh đái tháo đường hơn

nhóm còn lại với (OR lần lượt là 2,1 : 1,4); hành vi lối

sống liên quan như: hút thuốc lá (OR = 1,85). Kết luận:

Kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy sự gia tăng nhanh

chóng về tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại

thành phố Đà Nẵng.

Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, Đà Nẵng

pdf 120 trang phuongnguyen 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành từ 30 - 69 tuổi và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành từ 30 - 69 tuổi và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2018

Thực trạng đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành từ 30 - 69 tuổi và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2018
 VIỆN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
TR11: TỶ LỆ NHIỄM 
TỤ CẦU VÀNG VÀ TỤ 
CẦU VÀNG KHÁNG 
METHICILLIN TRÊN 
BÀN TAY SINH VIÊN 
XÉT NGHIỆM TRƯỜNG 
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y 
- DƯỢC ĐÀ NẴNG 
TR39: THAY ĐỔI KIẾN 
THỨC, THỰC HÀNH VỀ TƯ 
THẾ, VẬN ĐỘNG SAU 
PHẪU THUẬT THOÁT VỊ 
ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG 
THẮT LƯNG CỦA NGƯỜI 
BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH 
VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM 
ĐỊNH, NĂM 2018 
TR61: THỰC TRẠNG 
NUÔI CON BẰNG SỮA 
MẸ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ 
LIÊN QUAN CỦA SẢN 
PHỤ SAU ĐẺ MỔ TẠI 
KHOA SẢN BỆNH VIỆN 
ĐA KHOA ĐỨC GIANG 
NĂM 2018 
TR90: ĐỘNG LỰC LÀM 
VIỆC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ 
ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN 
VIÊN KHỐI HÀNH CHÍNH 
TẠI BỆNH VIỆN CHẤN 
THƯƠNG CHỈNH HÌNH 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ 
MINH, NĂM 2019
Số: 5 (52) tháng 09+10/2019
ISSN 2354-0613
MỤC LỤC
Thực trạng đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành từ 30 - 69 tuổi và một số yếu tố nguy 
cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2018
Tôn Thất Thạnh, Đỗ Ích Thành, Nguyễn Ngọc Ánh, Bùi Thị Hạnh; 
Lê Thị Lệ Trinh, Nguyễn Thị Hồng Minh, Ngô Thị Hồng Lĩnh, Trần Anh Quốc
3
Tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng và tụ cầu vàng kháng Methicillin trên bàn tay sinh viên xét nghiệm 
trường Đại học kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng 
Nguyễn Thị Đoan Trinh, Hoàng Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Tường Vi,
Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Anh Chi
11
Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và một 
số yếu tố liên quan tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, năm 2018
Phạm Phương Liên, Lê Đông Nhựt
16
Đánh giá chức năng vận động thô trên trẻ bị bại não sau viêm não, viêm màng não tại Bệnh 
viện Vinmec Times City
Mai Kiều Anh
22
Đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sống điều trị rám má bằng Laser QS YAG kết hợp sản 
phẩm 2 thành phần 4-N-Butylresorcinol và Axit Tranexamic
Nguyễn Tiến Thành, Nguyễn Văn Thường 
26
Đau bụng mạn tính do rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trẻ em tuổi học đường
Lê Sỹ Hùng
33
Thay đổi kiến thức, thực hành về tư thế, vận động sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống 
thắt lưng của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, năm 2018
Vũ Mạnh Độ, Đỗ Thị Mai 
39
Đặc điểm lâm sàng của bệnh trứng cá thông thường mức độ trung bình và nhẹ tại Bệnh 
viện Da liễu Trung ương
Phương Quỳnh Hoa, Trần Lan Anh 
44
Khảo sát mức độ đáp ứng các nhu cầu khám, chữa bệnh của người bệnh ở Bệnh viện trung 
ương Quân đội 108 hiện nay
Nguyễn Thị Hà 
49
Tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Đắk 
Lắk năm 2019
Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thúy Quỳnh 
54
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và một số yếu tố liên quan của sản phụ sau đẻ mổ tại 
khoa Sản Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2018 
Mã Thị Hồng Liên, Phạm Huy Hiền Hào, Nguyễn Thùy Trang 
61
Hiệu quả chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm Hyaluronic Acid nội khớp
Nguyễn Thị Bích, Vương Thị Hòa 
67
Thực trạng thái độ và thực hành của điều dưỡng viên về tiêm an toàn tại Bệnh viện Đa khoa 
huyện Vũ Thư năm 2018 
Phí Đức Long, Đinh Thị Huyền Trang, Đặng Thị Bích Hợp 
73
Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của điều dưỡng viên về tiêm an toàn tại Bệnh viện Đa 
khoa huyện Vũ Thư năm 2018
Phạm Thị Luân, Phí Đức Long, Đặng Thị Bích Hợp, Đinh Thị Huyền Trang 
77
Löông Ñình Khaùnh
229/GP-BTTTT
19/6/2013
261/GP-BTTTT 23/5/2016
Coâng ty TNHH In Taân Hueä Hoa
Giaù: 60.000 ñoàng
vaø soá 3965/BTTTT-CBC ngaøy 31/10/2017
Số: 5 (52)
Tháng 09+10/2019
Phạm Ngọc Châu (Trưởng ban)
Nguyễn Xuân Bái
Phạm Văn Dũng
Trần Văn Hưởng
Thái Doãn Kỳ
Nguyễn Văn Lành
Đặng Đức Nhu
Hoàng Cao Sạ
Đinh Ngọc Sỹ
Võ Văn Thanh
Ngô Văn Toàn
Nguyễn Đức Trọng
Nguyễn Xuân Trường
Nguyễn Anh Tuấn
Vũ Phong Túc
Nguyễn Kim Phượng (Trưởng ban)
Nguyễn Văn Chuyên
Đào Thị Mai Hương
Trần Thị Bích Hạnh (Trưởng ban)
Nguyễn Thị Thúy 
Lê Bách Quang
Trần Quốc Thắng
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn2
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và nguyên nhân mất cân đối quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Việt Nam
Nguyễn Thị Thúy Nga, Bùi Thị Mỹ Anh 
81
Động lực làm việc và một số yếu tố ảnh hưởng của nhân viên khối hành chính tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
Phan Thị Hoàng Anh, Nguyễn Đức Thành
85
Động lực làm việc và một số yếu tố ảnh hưởng của nhân viên khối hành chính tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí 
Minh, năm 2019
Hoàng Thị Mai, Nguyễn Đức Thành 
90
Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tại một số trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2019
Nguyễn Hoài Vũ, Đặng Quang Tân,
Đỗ Hải yến, Trương Thị Thùy Dương, Lê Thị Hương 
95
Thực trạng ô nhiễm một số loại vi sinh vật trong nước đá dùng liền tại các cơ sở sản xuất nước đá dùng liền tại tỉnh Quảng Bình
 Lê Minh Tiến 
102
Thực trạng phân loại chất thải y tế tại các cơ sở y tế tại huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Trương Viết Trường, Đỗ Văn Hàm, Hạc Văn Vinh
108
Thực trạng thu gom chất thải y tế tại các cơ sở y tế tại huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Trương Viết Trường, Đỗ Văn Hàm, Hạc Văn Vinh
114
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 3
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Ở NGƯỜI TRƯỞNG 
THÀNH TỪ 30 - 69 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN 
QUAN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2018
Tôn Thất Thạnh1, Đỗ Ích Thành1, Nguyễn Ngọc Ánh1, Bùi Thị Hạnh2; 
Lê Thị Lệ Trinh2, Nguyễn Thị Hồng Minh2, Ngô Thị Hồng Lĩnh2, Trần Anh Quốc2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường týp 2 và 
một số yếu tố nguy cơ liên quan ở người trưởng thành 
30 – 69 tuổi tại thành phố Đà Nẵng. Phương pháp: 
Sử dụng phương pháp điều tra dịch tễ học mô tả cắt 
ngang trên 1.800 người dân tuổi từ 30 - 69 tại thành phố 
Đà Nẵng. Kết quả: Tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 là 
11,5%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng không 
được chẩn đoán là 68,6%. Các yếu tố liên quan chính 
như tuổi (OR=2,1); tiền sử rối loạn lipid, gia đình mắc 
đái tháo đường với mức (OR lần lượt 2,1: 1,55); các yếu 
tố chuyển hóa: tăng huyết áp, chỉ số vòng bụng/vòng 
mông cao có khả năng mắc bệnh đái tháo đường hơn 
nhóm còn lại với (OR lần lượt là 2,1 : 1,4); hành vi lối 
sống liên quan như: hút thuốc lá (OR = 1,85). Kết luận: 
Kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy sự gia tăng nhanh 
chóng về tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại 
thành phố Đà Nẵng.
Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, Đà Nẵng.
ABSTRACT
PRevAlenCe of TyPe 2 DIABeTeS AnD 
RelATeD fACToRS Among ADulTS AgeD 30-
69 In DAnAng CITy
Objectives: To estimate the prevalence of type 
2 diabetes and related factors among adults aged 30-
69 in Danang city. Methods: A cross-sectional study 
among 1,800 adults aged 30-69 was conducted in 
Danang city. Results: The prevalence of type 2 diabetes 
was 11.5% including 68.6% without diagnosed. Age 
was significantly associated with diabetes with OR = 
2.1 (95%CI:1.4-3.3). Compared with normal adults, 
adults with history of disorder, family member’s 
diabetes had the odds ratio (OR) of 2.1 (95%CI:1.4-
3.1) and 1.55 (95%CI:1.0-2.2) for high blood pressure, 
2.1 (95%CI:1.5-2.8), for high waist/buttocks index, 
1.4(95%CI:1.0-1.9) for smoking, 1.85 (95%CI:1.3-2.7). 
Conclusion: The results show a rapid increase in the 
prevalence of type 2 diabetes and pre-diabetes in Da 
Nang city 
Keywords: Type 2 diabetes, Da Nang.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 
2017, số người bị đái tháo đường (ĐTĐ) trên thế giới là 
422 triệu người, dự báo đến năm 2045 là 642 triệu người. 
Đây thực sự là hồi chuông báo động đối với các nước đang 
phát triển [1]. Cuối năm 2017 có 4 triệu ca tử vong xảy ra 
do ĐTĐ và biến chứng của ĐTĐ [2].
Việt Nam là nước có tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ tăng rất 
nhanh. Theo điều tra toàn quốc năm 2012, tỷ lệ ĐTĐ lứa 
tuổi 30 - 69 là 5,4%. Như vậy sau 10 năm, từ 2002 đến 
2012, tỷ lệ ĐTĐ tăng gấp đôi, 2,7% lên 5,4%. Điều tra 
cũng chỉ ra thực trạng đáng quan tâm người mắc ĐTĐ 
trong cộng đồng không được phát hiện vẫn rất cao là 
63,6%, năm 2002 là 64,5% [3].
Thành phố Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế, văn 
hóa ở khu vực duyên hải miền Trung với quá trình đô thị 
hóa và phát triển nhanh chóng, kéo theo đó tình hình mắc 
các bệnh không lây nhiễm cũng tăng nhanh như đái tháo 
đường, ung thư, tim mạch. Theo nghiên cứu Trần Văn 
Nhật, Tôn Thất Thạnh và cộng sự năm 2007 ở người từ 20 
- 64 tuổi tại thành phố Đà Nẵng, tỷ lệ ĐTĐ khá cao 7,38%, 
giảm dung nạp glucose là 14,9% [4]. 
Theo nghiên cứu của Đỗ Ích Thành và cộng sự năm 
2016 ở người trên 45 tuổi tại 3 vùng sinh thái thành phố 
Đà Nẵng, tỷ lệ ĐTĐ: 13,1%, tỷ lệ ĐTĐ trong cộng đồng 
không được chẩn đoán là 65,5% [5]. 
Ngày nhận bài: 12/07/2019 Ngày phản biện: 18/07/2019 Ngày duyệt đăng: 26/07/2019
1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng; 
2. Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn4
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Tuy nhiên, việc mong muốn có được cái nhìn toàn 
diện hơn về thực trạng mắc bệnh, một số yếu tố nguy cơ 
liên quan đến bệnh ĐTĐ type 2 trên toàn thành phố Đà 
Nẵng. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng đái tháo 
đường týp 2 ở người trưởng thành 30 - 69 tuổi và một 
số yếu tố nguy cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 
2018” với 2 mục tiêu sau: (1) Xác định tỷ lệ đái tháo đường 
týp 2 ở người trưởng thành từ 30-69 tuổi tại thành phố Đà 
Nẵng năm 2018. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến 
đái tháo đường týp 2 ở nhóm đối tượng nghiên cứu.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Quần thể đích: Quần thể cộng đồng người 
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
2.1.2. Quần thể nghiên cứu: Toàn bộ người dân từ 
30 – 69 tuổi có hộ khẩu và đang sinh sống tại 30 cụm xã 
phường thuộc các quận huyện thành phố Đà Nẵng
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 5 - 7 năm 2018
- Địa điểm: Tại 30 xã, phường thuộc các quận huyện 
tại thành phố Đà Nẵng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu dịch 
tễ học mô tả cắt ngang [6]
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu: 
 Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng cho 
một tỷ lệ [7]:
Trong đó: n là số đối tượng cần nghiên cứu; 
Z²(1-α/2) =1,96 với độ tin cậy 95%; p= 0,06 (với p là tỷ lệ 
ĐTĐ: 6,0% ở người Việt Nam theo IDF 2015 đã được hiệu 
chỉnh, theo tuổi 20- 79 [8]); d=0,02: là sai số lựa chọn. Cỡ 
mẫu tối thiểu n= 542.
Chúng tôi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu chùm nhiều giai 
đoạn, hệ số thiết kế mẫu chúng tôi chọn là 3, lấy dư tổng 
cộng mẫu nghiên cứu được chọn vào là 1.800 đối tượng. 
Sử dụng phương pháp chọn mẫu tương ứng với kích 
thước quần thể (PPS ; Probability proportionate to size) 
cho từng quận huyện, tổng số 30 cụm trên toàn thành phố 
được chọn vào nghiên cứu (mỗi cụm 60 đối tượng 30 - 69, 
cụm ở đây chính là xã, phường).
Bước 1: Lập danh sách dân số toàn bộ các xã, phường 
tại mỗi vùng.
Bước 2: Chọn xã, phường điều tra theo phương 
pháp PPS.
Bước 3: Chọn thôn/tổ: Lập danh sách các thôn/tổ tại 
xã/phường được chọn, từ đó chọn ra 1 thôn/tổ theo phương 
pháp ngẫu nhiên bằng bốc thăm, hoặc bảng số ngẫu nhiên.
Bước 4: Lập danh sách đối tượng 30 - 69 tại thôn/tổ 
được chọn theo tuổi, giới (sinh từ 1988 – 1949) (trường 
hợp thôn/tổ chọn được không đủ 60 đối tượng, thì chọn 
thêm một thôn/tổ kế bên để lập danh sách đối tượng). 
Bước 5: Chọn đối tượng điều tra: Chúng tôi sử dụng 
phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn chọn các đối tượng vào 
nghiên cứu, cho đến khi đủ số đối tượng thì dừng lại. 
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu:
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu trên mẫu, bao 
gồm xét nghiệm máu, cân đo nhân trắc, huyết áp bằng 
các công cụ đã được chuẩn hóa và Bộ Y tế chấp nhận, 
phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi nghiên cứu đã được 
soạn sẵn.
2.3.4. Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và 
các dạng rối loạn glucose máu 
- Chẩn đoán ĐTĐ và tiền ĐTĐ dựa vào tiêu chuẩn 
của ADA năm 2018.
- Hoặc người có kết quả glucose máu trong giới hạn 
bình thường nhưng trước đó đã được chẩn đoán ĐTĐ theo 
tiêu chuẩn trên và đang sử dụng thuốc hạ glucose máu 
cũng được xác định mắc bệnh.
Sử dụng máy đo glucose máu SureStep Onetouch của 
hãng Johnson & Johnson, kết quả xét nghiệm của máy này 
được tính theo tiêu chuẩn glucose máu tĩnh mạch (đã được 
kiểm chứng trong điều tra DTH năm 2002 và 2012). Xét 
nghiệm máu 2 lần, sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose 
tại cộng đồng.
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
- Nhập số liệu trên Epidata 3.1, xử lý số liệu bằng 
phần mềm SPSS 20.0 để tìm hiểu mối liên quan giữa một 
số yếu tố nguy cơ, tiền sử và bệnh ĐTĐ bằng test Chi-
square, KTC 95% CI, phân tích hồi quy đa biến, giá trị p 
chọn ngưỡng p < 0,05 [9].
2.3.6. Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu của chúng tôi được sự chấp thuận của Sở 
Y tế thành phố Đà Nẵng và Hội đồng Nghiên cứu khoa học 
Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Đà Nẵng.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế - xã hội ở 
đối tượng nghiên cứu
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 5
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học - kinh tế xã hội ở đối tượng nghiên cứu
Biến số nghiên cứu Số lượng (n=1.800) Tỷ lệ (%)
Tuổi 
30 - 39 234 13,0
40 - 49 382 21,2
50 - 59 527 29,3
60 - 69 657 36,5
Giới 
Nam 619 34,4
Nữ 1.179 65,5
Dân tộc 
Kinh 1.798 99,9
Khác 2 0,1
Trình độ học vấn
Không biết chữ 24 1,3
Chưa tốt nghiệp tiểu học 114 6,3
Tốt nghiệp tiểu học 215 11,9
Tốt nghiệp THCS 551 30,6
Tốt nghiệp THPT 515 28,6
Tốt nghiệp TC/CĐ/ĐH .. 381 21,2
Nghề nghiệp
Nông dân 134 7,4
Công nhân 303 16,8
Buôn bán 392 21,8
CBCC/NVVP 371 20,6
Nội trợ 264 14,7
Thất nghiệp 33 1,8 
Khác 303 16,8 
Nhận xét: Tiến hành nghiên cứu trên 1.800 đối tượng 
tại 30 cụm phường xã trên toàn thành phố Đà Nẵng, ta 
thấy độ tuổi từ 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất 36,5%; 50 - 59 
chiếm 29,3%, 30 - 39 tuổi chỉ chiếm 13%. Không biết chữ 
chiếm 1,3%.
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn6
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Bảng 3.2: Giá trị trung bình một số chỉ số nhân trắc và huyết áp 
Chỉ số
Trung bình theo giới tính (X ± SD)
Giá trị p
Nam Nữ
Tuổi (năm) 52,46± 10,1 50,8 ± 10,6 <0,05
Cân nặng (kg) 61,4 ± 9,30 54, 7 ± 7,64 <0,05
Vòng bụng (cm) ... gom chất thải y tế vào thùng đựng chất thải y tế. Các tác 
giả khuyến nghị các trạm y tế và các khoa phòng của Bệnh 
viện huyện Võ Nhai cần thực hiện đúng cách thu gom chất 
thải y tế. 
Từ khóa: Chất thải y tế; Bệnh viện huyện Võ Nhai.
ABSTRACT
SITuATIon of ColleCTIon of meDICAl 
WASTe AT HeAlTH fACIlITIeS In vo nHAI 
DISTRICT - THAI nguyen PRovInCe
By descriptive research method, cross-sectional 
study design, the authors studied at 15 health stations 
and departments of Vo Nhai district hospital in Thai 
Nguyen province showed that 60.0% of health stations 
collecting medical waste in standard bags not according 
to regulations, 66.7% of health stations collect medical 
wastes in standard boxes not in compliance, 46.7% of 
medical stations do not collect. Right medical waste 
into medical waste bins, 28.6% of the district hospital 
departments collect sharp infectious waste into sharps 
containers. 14.3% of departments collect medical waste 
into medical waste bins. The authors recommend that 
the medical stations and departments of Vo Nhai district 
Hospitals have to collect medical waste.
Keywords: Medical waste; Vo Nhai district Hospitals.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải y tế nếu không được thu gom và xử lý 
tốt thì sẽ là một trong những nguy cơ gây ô nhiễm 
nghiêm trọng đối với môi trường sống, là nguồn gây 
ô nhiễm trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng [1]; [3]. Vì 
vậy việc quản lý và xử lý chất thải y tế là một trong 
những mục tiêu quan trọng trong chiến lược bảo vệ 
môi trường của Việt Nam. Ngày 31/12/2015 Bộ Y tế 
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 
liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về việc ban 
hành Quy định về quản lý CTYT. Thực trạng thu gom 
chất thải y tế tại các trạm y tế hiện nay ra sao? Chính 
vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 
Mô tả được thực trạng thu gom chất thải y tế tại các 
cơ sở y tế tại huyện Võ Nhai năm 2017. Số liệu của 
bài báo được trích từ nguồn số liệu của đề tài “Thực 
trạng, yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp 
về xử lý chất thải y tế ở tuyến y tế cơ sở công lập tại 
huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên”. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Các trạm y tế và bệnh viện huyện tại huyện Võ Nhai 
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2017 đến 
tháng 6 năm 2017
- Địa điểm nghiên cứu: 
 15 trạm y tế xã, thị trấn của huyện Võ Nhai, tỉnh 
Thái Nguyên và bệnh viện huyện. 
Trong đó 5 trạm y tế gần trung tâm y tế huyện (< 
7km) gồm các xã: xã Phú Thượng, La Hiên, thị trấn Đình 
Cả, xã Lâu Thượng, xã Tràng Xá. 
 10 trạm y tế xa trung tâm y tế huyện (> 7km ) gồm 
các xã: xã Bình Long, xã Dân Tiến, xã Thần Sa, xã Thượng 
Nung, xã Sảng Mộc, xã Nghinh Tường, xã Vũ Chấn, xã 
Liên Minh, xã Phương Giao, xã Cúc Đường.
Ngày nhận bài: 19/08/2019 Ngày phản biện: 25/08/2019 Ngày duyệt đăng: 04/09/2019
1. Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 115
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu 
cắt ngang. 
2.3.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu 
Chọn toàn bộ 15 trạm y tế trên địa bàn huyện Võ 
Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Trong đó 5 trạm y tế gần trung 
tâm y tế huyện và 10 trạm y tế xa trung tâm y tế huyện và 
bệnh viện huyện. 
2.4. Chỉ số nghiên cứu
Tỷ lệ các trạm y tế và các khoa phòng thực hiện thu 
gom chất thải y tế vào túi hộp chuẩn theo quy định. 
Tỷ lệ các trạm y tế và các khoa phòng thực hiện thu 
gom chất thải y tế vào hộp chuẩn theo quy định. 
Tỷ lệ các trạm y tế và các khoa phòng thực hiện thu 
gom chất thải y tế vào thùng đựng chất thải y tế. 
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu và tiêu chuẩn 
đánh giá
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu
Bảng kiểm đánh giá thu gom chất thải y tế theo Thông 
tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế - Bộ Tài 
nguyên và Môi trường. 
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Quan sát quá trình thu gom chất thải y tế bằng bảng 
kiểm dựa trên thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-
BTNMT của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thu gom đúng chất thải y tế theo quy định đánh giá 
của Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, thu gom 
không đúng là không thực hiện các quy định của Thông 
tư này. 
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vì mục đích phục vụ sức khỏe cộng 
đồng, không vì lợi ích kinh tế, thực hiện nghiêm túc và đầy 
đủ các quy định về y đức của ngành Y tế. 
Đề tài đã được thông qua Hội đồng Y đức của Trường 
Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. 
2.7. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, mã hóa và 
nhập dữ liệu vào máy tính, sử dụng phần mềm EpiData 
3.1; Phân tích số liệu bằng sử dụng phần mềm SPSS 26.0. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Tỷ lệ các trạm y tế thực hiện thu gom chất thải y tế vào túi hộp chuẩn theo quy định 
Thu gom
Địa điểm
Không thu gom theo kích thước hộp Có thu gom theo kích thước hộp
Sl TL% Sl TL%
TYT xa trung tâm (SL=10) 5 50,0 5 50,0
TYT gần trung tâm (SL=5) 4 80,0 1 20,0
Tổng số (SL= 15) 9 60,0 6 40,0
Bảng 3.2. Tỷ lệ các trạm y tế thực hiện thu gom chất thải y tế vào hộp sắc nhọn 
Thu gom
Địa điểm
Không thu gom vào hộp sắc nhọn Có thu gom vào hộp sắc nhọn
Sl TL% Sl TL%
TYT xa trung tâm (SL=10) 7 70,0 3 30,0
TYT gần trung tâm (SL=5) 3 60,0 2 40,0
Tổng số (SL= 15) 10 66,7 5 33,3
Nhận xét: 60,0 % số trạm y tế thu gom chất thải y tế vào 
túi hộp chuẩn không đúng quy định. Trong đó có 50% số trạm 
y tế ở xa trung tâm và 80% số trạm y tế ở gần trung tâm không 
thực hiện đúng thu gom chất thải y tế vào túi hộp chuẩn. 
Nhận xét: 66,7% các trạm y tế thu gom chất thải y tế 
vào hộp chuẩn không theo quy định, trong đó có 70,0% là 
các trạm y tế ở xa trung tâm và 60,0% các trạm y tế ở gần 
trung tâm. 
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn116
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Bảng 3.4. Tỷ lệ các khoa phòng thu gom chất thải y tế tại Bệnh viện huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Thu gom CTYT SL (=14) TL %
Số khoa thu gom CTYT theo kích thước của túi hộp chuẩn theo quy định 7/14 50,0
Số khoa thu gom CT lây nhiễm sắc nhọn vào hộp đựng vật sắc nhọn. 4/14 28,6
Số khoa thu gom CTYT vào thùng đựng chất thải y tế 2/14 14,3
Bảng 3.3. Tỷ lệ các trạm y tế thực hiện thu gom chất thải y tế vào thùng đựng chất thải y tế
Thu gom
Địa điểm
Không thu gom vào thùng đựng CTYT Có thu gom vào thùng đựng CTYT
Sl TL% Sl TL%
TYT xa trung tâm (SL=10) 5 50,0 5 50,0
TYT gần trung tâm (SL=5) 2 40,0 3 60,0
Tổng số (SL= 15) 7 46,7 8 53,3
Nhận xét: 46,7% các trạm y tế thực hiện thu gom 
không đúng chất thải y tế vào thùng đựng chất thải y tế, 
trong đó có 50,0% là các trạm y tế ở xa trung tâm và 40,0% 
các trạm y tế ở gần trung tâm. 
Nhận xét: 28,6% số khoa thu gom chất thải lây nhiễm 
sắc nhọn vào hộp đựng vật sắc nhọn. 14,3% số khoa thu 
gom chất thải y tế vào thùng đựng chất thải y tế. Có 50,0% 
số khoa thu gom chất thải y tế theo kích thước túi hộp 
chuẩn theo quy định. 
IV. BÀN LUẬN
Thu gom chất thải y tế là một công đoạn quan trọng 
trong quá trình xử lý chất thải y tế. Thu gom chất thải y tế 
lây nhiễm bao gồm thu gom từ nơi phát sinh về nơi lưu giữ 
chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; trong quá trình thu 
gom túi đựng buộc kín, nắp thùng kín, không rơi, rò rỉ khi 
thu gom; cơ sở y tế quy định tuyến đường, địa điểm thu 
gom; chất thải y tế có nguy cơ cao phải xử lý sơ bộ trước 
khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn 
viên cơ sở y tế. Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm 
được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải y tế 
trong khuôn viên cơ sở y tế. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 60,0 % số 
trạm y tế thu gom chất thải y tế vào túi hộp chuẩn không 
đúng quy định. Trong đó có 50% số trạm y tế ở xa trung 
tâm và 80% số trạm y tế ở gần trung tâm không thực hiện 
đúng thu gom chất thải y tế vào túi hộp chuẩn theo quy 
định. 66,7% các trạm y tế thu gom chất thải y tế vào hộp 
chuẩn không theo quy định, trong đó có 70,0% là các trạm 
y tế ở xa trung tâm và 60,0% các trạm y tế ở gần trung tâm. 
46,7% các trạm y tế thực hiện thu gom không đúng chất 
thải y tế vào thùng đựng chất thải y tế, trong đó có 50,0% 
là các trạm y tế ở xa trung tâm và 40,0% các trạm y tế ở 
gần trung tâm. 28,6% số khoa thu gom chất thải lây nhiễm 
sắc nhọn vào hộp đựng vật sắc nhọn. 14,3% số khoa thu 
gom chất thải y tế vào thùng đựng chất thải y tế. Có 50,0% 
số khoa thu gom chất thải y tế theo kích thước túi hộp 
chuẩn theo quy định. 
 Nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy về phương 
tiện thu gom, phân loại, vận chuyển và lưu giữ chất thải 
rắn y tế hầu hết các chỉ tiêu tại các bệnh viện đều chưa 
đạt. Hoạt động thu gom, phân loại chất thải nhìn chung 
đã làm tốt, vẫn có khoảng 50% bệnh viện có phương tiện 
vận chuyển và có từ 95,5% - 100% bệnh viện có nơi lưu 
giữ chất thải không theo đúng quy chế quản lý chất thải y 
tế [4], [5].
V. KẾT LUẬN 
60,0% số trạm y tế thu gom chất thải y tế vào túi hộp 
chuẩn không đúng quy định. 
66,7% các trạm y tế thu gom chất thải y tế vào hộp 
chuẩn không theo quy định.
 46,7% các trạm y tế thực hiện thu gom không đúng 
chất thải y tế vào thùng đựng chất thải y tế. 
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 117
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
28,6% số khoa phòng của bệnh viện huyện thu gom 
chất thải lây nhiễm sắc nhọn vào hộp đựng vật sắc nhọn. 
14,3% số khoa thu gom chất thải y tế vào thùng đựng chất 
thải y tế. 
VI. KHUYẾN NGHỊ
Các trạm y tế và các khoa phòng của Bệnh viện 
huyện Võ Nhai cần thực hiện thu gom chất thải y tế theo 
quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Khuê, Phạm Đức Khiêm (2013), “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện thành 
phố Hải Phòng năm 2013”, Tạp chí Y tế Công cộng, Tập 3 (số 35), tr. 17–22.
2. Trần Thị Kiệm (2012), “Thực trạng quản lý nước thải y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp – Hải Phòng năm 
2012”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 23 (số 2), tr. 117. 
3. Phan Thanh Lam, Trần Thị Ngọc Lan, Lã Ngọc Quảng (2013), “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các 
trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013”. Tạp chí Y học Thực hành, Tập 876 (số 7), tr. 48-52.
4. Kumar R, Somrongthong R, Shaikh, T.B (2015) “Effectiveness of intensive healthcare waste management 
training model among health professionals at teaching hospitals of Pakistan: a quasi-experimental study”, Kumar et al. 
BMC Health Services Research, 15:81.
5. Pulliishery F, Panchmal GS, Siddique S, Abraham A (2016) “Awareness, Knowledge and Practices on 
Bio-Medical Waste Management Among Health Care Professionals in Mangalore – A Cross Sectional Study”, 
IAIM, 3(1): 29 – 35.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Tạp chí “Y HỌC CỘNG ĐỒNG” xuất bản 06 số/năm, đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan về Y, Dược học cộng đồng, sức khỏe môi trường, y sinh học và y xã hội học, những thông tin Y-Dược học trong nước và quốc tế, thông tin về nghiên cứu và đào tạo.
I. Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học.
1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học chưa đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào.
2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách khoa Việt Nam. 
Bài gửi đăng đánh máy bằng tiếng Việt, rõ ràng, cách dòng, một bài không dài quá 7 trang khổ A4, kể cả bảng biểu 
và tài liệu tham khảo. Chỉ sử dụng những bảng, biểu, hình ảnh cần thiết và phải có chú thích rõ. Mỗi bài viết không 
quá 5 hình. Cuối bài phải nêu rõ xuất xứ của công trình, làm tại đâu, thời gian, số điện thoại cần liên hệ, địa chỉ Email.
3. Các danh từ tiếng Việt nếu dịch từ tiếng nước ngoài viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú 
thích các từ gốc của các chữ viết tắt.
4. Trình tự các mục trong bài:
a) Đầu đề
b) Họ và tên tác giả: Không ghi học hàm, học vị, chức danh. Có ghi chú đơn vị công tác của từng tác giả ở cuối trang 
thứ nhất bài báo.
c) Nội dung:
Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (tối đa 150 từ). Ghi từ khóa tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặt vấn đề: bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
d) Tài liệu tham khảo (không quá 10 tài liệu)
Đánh số thứ tự tài liệu tiếng Việt (vần ABC theo tên tác giả) sau đó đến tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, 
tiếng Nga (vần ABC theo họ)... Mỗi tài liệu đề họ, tên tác giả, tên bài, tên tạp chí, năm xuất bản, số trang. Tên sách: tên 
tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang. 
Ví dụ: 1. Vũ Triệu An, Nguyễn Ngọc Lan: Điều tra HLA ở bộ tộc người Êđê, Y học thực hành, 1999, 4,17-25. 2. Wright 
P Krisnakone P Kobayashi A: “Using Immunoglobulin in treatment of Asthma”. J.of Internet. Immunol., 2005,17,19-20.
5. Tác giả cần gửi kèm một thư xác định bài báo là của mình, thêm: “Tôi cam đoan chịu trách nhiệm hoàn toàn 
về sự xác thực của các thí nghiệm, các tin tức, các tư liệu thu thập được và sự phân tích các dữ kiện, bài viết này chưa 
được gửi đăng ở báo nào khác”. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm trước công luận và độc giả về quyền tác giả và nội dung 
gửi bài đăng.
Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa một bài trong cùng một số.
II. Đối với các bài tổng quan, thông tin, bài dịch.
- Đối với các bài tổng quan cần có đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số liệu đã được trích dẫn trong bài. Tác 
giả bài tổng quan ghi rõ chức danh, học hàm, học vị, chuyên ngành, cơ quan và hội chuyên khoa ở phần ghi chú cuối 
trang đầu tiên của bài tổng quan. Bài tổng quan cũng được đánh máy trên khổ A4 và không dài quá 7 trang kể cả biểu 
bảng và tài liệu tham khảo.
- Các thông tin, bài dịch cần ghi rõ xuất xứ của nguồn dữ liệu. Đối với bài dịch cần chụp toàn văn bài báo tiếng nước 
ngoài gửi kèm theo bản dịch.
III. Lệ phí đăng bài khoa học: 800.000 đồng/bài (tám trăm nghìn đồng), gửi về tài khoản: Tạp chí Y học Cộng đồng: 
0861100688668, Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Bài viết xin gửi về Ban biên tập TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Địa chỉ: số 24 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 7621898 - Fax: 0243 7621899
Email: tapchiyhcd@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_dai_thao_duong_typ_2_o_nguoi_truong_thanh_tu_30_6.pdf