Thực nghiệm bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác kết hợp khâu ước lượng nhiễu đầu vào theo nguyên lý tối ưu dọc trục thời gian cho trms trong phòng thí nghiệm
TÓM TẮT
Bài báo này tập trung vào thực nghiệm một bộ điều khiển tiên tiến trên hệ thống Twin Rotor
Multi-Input Multi-Output (TRMS) trong phòng thí nghiệm. Nền tảng lý thuyết của bộ điều khiển
đề xuất này gồm bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác và khâu ước lượng nhiễu đầu vào dựa trên
nguyên lý tối ưu dọc trục thời gian. Thiết bị thực nghiệm gồm có một máy vi tính, một card
dSP1103, một TRMS vật lý, thiết bị tạo nhiễu ngoài (quạt điện) và các cáp kết nối. Phần mềm
Matlab/Simulik được sử dụng để cài đặt thông số của bộ điều khiển và phần mềm Control Desk
được kết nối với Card dSP1103 để giao tiếp, xử lý và điều khiển TRMS. Kết quả thực nghiệm
được thực hiện trên thiết bị thực trong điều kiện có nhiễu ngoài từ gió quạt với tín hiệu mẫu có
dạng đơn vị và hình sin. Các kết quả thực nghiệm trên mô hình thiết bị thực cho thấy tín hiệu đầu
ra nhanh chóng bám tín hiệu mẫu với độ chính xác cao, hệ thống làm việc ổn định ngay cả trong
điều kiện nhiễu ngoài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực nghiệm bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác kết hợp khâu ước lượng nhiễu đầu vào theo nguyên lý tối ưu dọc trục thời gian cho trms trong phòng thí nghiệm
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(06): 318 - 324 318 Email: jst@tnu.edu.vn THỰC NGHIỆM BỘ ĐIỀU KHIỂN TUYẾN TÍNH HÓA CHÍNH XÁC KẾT HỢP KHÂU ƯỚC LƯỢNG NHIỄU ĐẦU VÀO THEO NGUYÊN LÝ TỐI ƯU DỌC TRỤC THỜI GIAN CHO TRMS TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Đàm Bảo Lộc1*, Nguyễn Duy Cương2 1Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, 2Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này tập trung vào thực nghiệm một bộ điều khiển tiên tiến trên hệ thống Twin Rotor Multi-Input Multi-Output (TRMS) trong phòng thí nghiệm. Nền tảng lý thuyết của bộ điều khiển đề xuất này gồm bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác và khâu ước lượng nhiễu đầu vào dựa trên nguyên lý tối ưu dọc trục thời gian. Thiết bị thực nghiệm gồm có một máy vi tính, một card dSP1103, một TRMS vật lý, thiết bị tạo nhiễu ngoài (quạt điện) và các cáp kết nối. Phần mềm Matlab/Simulik được sử dụng để cài đặt thông số của bộ điều khiển và phần mềm Control Desk được kết nối với Card dSP1103 để giao tiếp, xử lý và điều khiển TRMS. Kết quả thực nghiệm được thực hiện trên thiết bị thực trong điều kiện có nhiễu ngoài từ gió quạt với tín hiệu mẫu có dạng đơn vị và hình sin. Các kết quả thực nghiệm trên mô hình thiết bị thực cho thấy tín hiệu đầu ra nhanh chóng bám tín hiệu mẫu với độ chính xác cao, hệ thống làm việc ổn định ngay cả trong điều kiện nhiễu ngoài. Từ khóa: Tuyến tính hóa chính xác; ước lượng nhiễu đầu vào; tối ưu dọc trục thời gian; TRMS; Card dSPACE 1103. Ngày nhận bài: 22/4/2020; Ngày hoàn thiện: 21/5/2020; Ngày duyệt đăng: 25/5/2020 AN EXPERIMENT FOR COMBINATION OF THE ACCURATE LINEAR CONTROLLER AND AN INPUT DISTURBANCE ESTIMATOR BASED ON TIME RECEDING OPTIMIZATION FOR TRMS IN THE LABORATORY Dam Bao Loc1*, Nguyen Duy Cuong2 1Thai Nguyen Industrial College, 2TNU - University of Technology ABSTRACT This paper focuses on the Twin Rotor Multi-Input Multi-Output (TRMS) system in the laboratory with an advanced controller. For the theoretical background, this proposed controller includes a linearized controller and an input disturbance estimator based on time receding optimization. Some main experimental equipments such as a computer, a dSP1103 card, a physical TRMS, external disturbance generating equipment (electric fans) and connection cables are used. The MATLAB/Simulink software was used to set the parameters for the controller and the Control Desk software was connected to the dSP1103 Card to communicate, calculate and control the TRMS. Experimental conditions are performed on real equipments in cases of reference signals with step and sinusoidal functions with an external disturbance (wind from the fan). Experimental results showed that the output signals quickly and accurately tracked to the reference signals and the system worked stably in conditions having external disturbance. Keywords: Accurate linearization; input disturbance estimator; time receding optimal; TRMS; dSPACE 1103 Card. Received: 22/4/2020; Revised: 21/5/2020; Published: 25/5/2020 * Corresponding author. Email: dambaoloc@gmail.com Đàm Bảo Lộc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 318 - 324 Email: jst@tnu.edu.vn 319 1. Đặt vấn đề Nhìn chung, với một bộ điều khiển sau khi đã thiết kế và được chứng minh trên mô phỏng thì mục tiêu tiếp theo là phải kiểm nghiệm xem bộ điều khiển đó có thể áp dụng vào đối tượng thực hay không. Trong bài báo này sẽ đưa ra phương pháp cài đặt và kiểm nghiệm bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác kết hợp khâu bù nhiễu đầu vào dựa trên nguyên lý tối ưu dọc trục thời gian cho hệ thống Twin Rotor Multi-Input Multi-Output (TRMS) trong phòng thí nghiệm. Việc cài đặt dựa trên bộ thí nghiệm TRMS sẵn có đã được cài bộ điều khiển PID do nhà sản xuất cung cấp [1]. Trên máy tính cài đặt phần mềm Matlab/Simulink và phần mềm điều khiển Control Desk. Phần mềm Matlab/Simulink dùng để cài đặt bộ điều khiển với các thông số đã chọn. Card dSP1103 thông qua phần mềm điều khiển Control Desk để giao tiếp, xử lý và điều khiển TRMS. Trong thí nghiệm này tín hiệu mẫu là hàm đơn vị và hàm sin cho hệ thống TRMS. Ngoài ra, để đánh giá ảnh hưởng của nhiễu ngoài, hệ thống còn được thiết kế thêm bộ tạo nhiễu dùng quạt gió. 2. Các thiết bị trên bàn thí nghiệm Hình 1 mô tả cấu trúc hệ thống thí nghiệm TRMS, gồm có máy tính, Card ghép nối dSPACE 1103, hệ thống Twin Rotor MIMO. Các thành phần được mô tả chi tiết trong các phần dưới đây. Hình 1. Cấu trúc vật lý của bàn thí nghiệm TRMS 2.1. Máy tính - Cấu hình máy tính trong bàn thí nghiệm TRMS: Là loại Acer, có bộ vi xử lí Intel(R) Core(TM) i3-3220 CPU @ 3.30Ghz, RAM 2.00GB, ổ cứng 500 GB - Máy tính được cài phần mềm Matlab 2012a và phần mềm ControlDesk 3.2.7 để giao tiếp, xử lý và điều khiển TRMS. 2.2. Card dSPACE DS 1103 Dùng cho kết nối, giao tiếp, đo các tín hiệu tương tác giữa máy máy tính và bộ biến đổi công suất. 2.3. Hệ vật lý TRMS TRMS trong phòng thí nghiệm có mã hiệu TRMS 33-220 công ty thiết bị Feedback chế tạo gồm: - Khối nguồn đóng, cắt và bảo vệ quá tải. - Hai cánh quạt được truyền động bởi hai động cơ một chiều Maxon, mỗi động cơ có gắn máy phát tốc để lấy và đo vận tốc góc 𝜔𝑣 , 𝜔ℎ và đưa tới khối ADC của Card dsPACE 1103. - Hai cánh quạt được gắn theo phương vuông góc với nhau trên cùng một cánh tay đòn. - Một thanh có gắn đối trọng được gắn vuông góc với cánh tay đòn tự do và cả hai cùng được gắn trên một trụ tại chốt quay. - Trên chốt quay có gắn hai sen sơ đo góc chao dọc và góc đảo lái , giá trị hai góc này đưa tới dSPACE 1103. 2.4. Hệ thống tạo nhiễu ngoài Với mong muốn kiểm chứng hệ thống TRMS có khả năng ổn định trong điều kiện nhiễu ngoài, một bộ tạo nhiễu chủ động tác động lên hệ thống TRMS là một quạt gió (hình 2) đã được lắp thêm với các thông số: - Điện áp xoay chiều định mức: Uđm = 220/240V. - Công suất định mức: Pđm = 38 w. - Dòng định mức: Iđm = 0,22 A. - Tần số định mức: fđm = 50/60 Hz. Hình 3 là mô hình thực nghiệm TRMS có tại Viện nghiên cứu phát triển Công nghệ cao về d S P A C E 1 1 0 3 Đo lường Điều khiển Đàm Bảo Lộc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 318 - 324 320 Email: jst@tnu.edu.vn Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Hình 2. Quạt gió tạo nhiễu chủ động. Hình 3. Mô hình bàn thí nghiệm TRMS 3. Cài đặt bộ điều khiển 3.1. Mô hình toán TRMS Mô hình toán của TRMS được sử dụng là mô hình toán chính xác dựa theo phương trình Euler_Lagrange [2]. [𝐽1𝑐𝑜𝑠 2𝛼𝑣 + 𝐽2𝑠𝑖𝑛 2𝛼𝑣 + ℎ 2(𝑚𝑇1+𝑚𝑇2) + 𝐽3]𝛼ℎ̈ +ℎ(𝑚𝑇1𝑙𝑇1𝑐𝑜𝑠𝛼𝑣 + 𝑚𝑇2𝑙𝑇2𝑠𝑖𝑛𝛼𝑣)�̇�𝑣 2 +2𝛼ℎ̇𝛼�̇�(𝐽2 − 𝐽1)𝑠𝑖𝑛𝛼𝑣𝑐𝑜𝑠𝛼𝑣 = ∑ 𝑀𝑖ℎ𝑖 (𝐽1 + 𝐽2)𝛼�̈� + ℎ(𝑚𝑇1𝑙𝑇1𝑠𝑖𝑛𝛼𝑣 − 𝑚𝑇2𝑙𝑇2𝑐𝑜𝑠𝛼𝑣)𝛼ℎ̈ + �̇�ℎ 2(𝐽1 − 𝐽2)𝑠𝑖𝑛𝛼𝑣𝑐𝑜𝑠𝛼𝑣 + +𝑔(𝑚𝑇1𝑙𝑇1𝑐𝑜𝑠𝛼𝑣 + 𝑚𝑇2𝑙𝑇2𝑠𝑖𝑛𝛼𝑣) = ∑ 𝑀𝑖𝑣𝑖 (1) Trong đó: 𝛼𝑣 , 𝛼ℎ : Lần lượt là các góc chao dọc và góc đảo lái của cánh tay đòn tự do của TRMS với mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng. ∑ 𝑀𝑖ℎ𝑖 : Tổng các mô men tác dụng trong chuyển động ngang, được tính: ∑ Mihi = Mprop.h − Mfric,h − Mcable + +kmωv̇ cosαv 𝑀𝑝𝑟𝑜𝑝.ℎ = 𝑙𝑡𝐹ℎ(𝜔ℎ)𝑐𝑜𝑠(𝛼𝑣): Mô men của lực đẩy của cánh quạt đuôi; 𝑀𝑓𝑟𝑖𝑐,ℎ: Mô men ma sát của cánh tay đòn tự do trong chuyển động ngang. 𝑀𝑓𝑟𝑖𝑐,ℎ = 𝑘𝑣𝑓ℎΩℎ + 𝑘𝑐𝑓ℎsign(Ωℎ) + + { 𝑘𝑠𝑓ℎ 𝑘ℎ𝑖 Ωℎ = 0 + −𝑘𝑠𝑓ℎ 𝑘ℎ𝑖 Ωℎ = 0 − 0 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑘ℎá𝑐 𝑀𝑐𝑎𝑏𝑙𝑒: Mô men của cáp dẹt 𝑀𝑐𝑎𝑏𝑙𝑒 = { 𝑘𝑐ℎ𝑝𝛼ℎ 𝑛ế𝑢 𝛼ℎ ≥ 0 𝑘𝑐ℎ𝑛𝛼ℎ 𝑛ế𝑢 𝛼ℎ < 0 ∑ 𝑀𝑖𝑣𝑖 : Tổng của các mô men trong chuyển động đứng , được tính: ∑ 𝑀𝑖𝑣𝑖 = 𝑀𝑝𝑟𝑜𝑝.𝑣 − 𝑀𝑓𝑟𝑖𝑐.𝑣 + 𝑘𝑡𝜔ℎ̇ + 𝑀𝑔𝑦𝑟𝑜 𝑀𝑝𝑟𝑜𝑝.𝑣 = 𝑙𝑚𝐹𝑣(𝜔𝑣): Mô men của lực đẩy do cánh quạt chính 𝑀𝑔𝑦𝑟𝑜 = 𝑘𝑔𝐹𝑣𝛺ℎ𝑐𝑜𝑠 𝛼𝑣: Mô men con quay hồi chuyển 𝐹ℎ , 𝐹𝑣: Lực sinh ra bởi cánh quạt đuôi và cánh quạt chính 𝐹ℎ = { 𝑘𝑓ℎ𝑝ℎ|ℎ| 𝑘ℎ𝑖 ℎ ≥ 0 𝑘𝑓ℎ𝑛ℎ|ℎ| 𝑘ℎ𝑖 ℎ < 0 𝐹𝑣 = { 𝑘𝑓𝑣𝑝𝑣|𝑣| 𝑘ℎ𝑖 𝑣 ≥ 0 𝑘𝑓𝑣𝑛𝑣|𝑣| 𝑘ℎ𝑖 𝑣 < 0 Đưa mô hình toán TRMS về dạng tổng quát hệ Euler_Lagrange [3-5]. M( q )q+C( q ,q )q+ g( q ) = Fτ+n(t) (2) Chuyển đổi mô hình Euler-Lagrange bất định (2) thành dạng Euler-Lagrange song tuyến bất định bằng cách đặt thành phần bất định mới: ( , ) ( ) ( )= −d q t n t g q (3) Khi đó, mô hình Euler-Lagrange bất định ban đầu (2) trở thành: M( q )q+C( q ,q )q = u+d( q ,t) (4) Ở đây =u , tức là ở đây ta cũng đã giả thiết cơ cấu chấp hành giống như một khâu biến đổi lý tưởng các giá trị vật lý. ( ) ( ) ( ) 1 1 2 2 1 2 2 2 2 2 1 2 2 3 11 , , ( ) ( ) , ( , ) ( , ) , , 1,2, ( cos sin ) ( ) cos sin ( ( ) , ) 0 , i ih i iv i T T T v T T v v v h ij T T v j M M q M q m q C q q c q q i F I g q m l m l JJ h m j g m q m J = = = = = = = + = + + + + Đàm Bảo Lộc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 318 - 324 Email: jst@tnu.edu.vn 321 ( ) ( ) ( ) ( ) 1 1 2 2 1 1 2 2 12 21 22 1 2 11 2 1 12 21 1 2 22 ( ) ( ) sin cos , ( ) , ( , ) sin cos ( , ) cos sin ( , ) sin cos 0. 2 T T T T v v v v T T v T T v h v v v v m q m q m q J J c q q J J q h m l m l hc q q c q J m l m l J c − = = = = + = − = + = − = Bảng 1. Tham số thực nghiệm cho hệ TRMS Ký hiệu Giá trị Đơn vị h 0,06 m 1T m 0,8250 kg 2T m 0,0908 kg 1T l 0,0186 m 2T l 0,2443 m 1J 0,0591 kgm2 2J 0,0059 kgm2 3J 1,68x10-5 kgm2 g 9,81 m/s2 Hình 4 là cấu trúc hệ thống điều khiển cho hệ TRMS có mô hình toán học dạng Euler- Lagrange. Đây là hệ thống điều khiển kết hợp giữa bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác và bộ nhận dạng bất định. Các thành phần của hệ thống điều khiển này sẽ được trình bày cụ thể ở mục 3.2 và 3.3. Hệ TRMS dạng Euler- Lagrange u ( , )x col q q= Nhận dạng bất định d d Bộ điều khiển TTH r Hình 4. Điều khiển kết hợp tuyến tính hóa chính xác và bù bất định 3.2. Bộ điều khiển tuyến tính hóa 1 2( ) ( , )u M q r K e K e C q q q= + + + (5) với = −e r q . Hai ma trận đối xứng xác định dương 1 2,K K thỏa mãn: 2 1 1 2 2 2 1diag( ), diag( ) 0= = i i i iK k K k k k víi 3.3. Khối ước lượng nhiễu Dùng để ước lượng nhiễu d theo nhiễu hệ thống d dựa trên nguyên lý tối ưu dọc trục thời gian [6]. 4. Thực nghiệm Cấu trúc hệ thống điều khiển hệ thực TRMS được thiết kế trên Simulink (hình 5), gồm có các thành phần: - SVF1, SVF2: Các bộ lọc biến trạng thái, đây là khâu bậc hai. - Bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác: dùng để tính tín hiệu điều khiển mô men. - PID, PIDi: Các mạch vòng phản hồi âm tốc độ và âm dòng điện tương ứng cho động cơ đuôi và động cơ chính. - TRMS vật lý: Liên kết Card dspace 1103 với Simulink thông qua phần mềm điều khiển Control Desk. - Khối ước lượng nhiễu: Xác định nhiễu nhiễu và bù nhiễu 1d , 2d tương ứng theo mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng. - Khối bù bhM , bvM : Dùng để tìm ra mô men lực đẩy của cánh quạt chính và cánh quạt đuôi, sau đó dựa vào mối liên hệ giữa mô men lực đẩy và tốc độ góc tương ứng của các động cơ đuôi và động cơ chính. Quá trình này được thực hiện như sau: Đàm Bảo Lộc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 318 - 324 322 Email: jst@tnu.edu.vn Hình 5. Cấu trúc hệ thống điều khiển hệ thực TRMS thiết kế trên Simulink Từ công thức (1) đặt: , - cosfric h cable m vbh vM M M k = − + (6) ta sẽ có: .prop h ih i hbM M M −= (7) và . . . . . khi cos 0 cos 0 khi cos 0 khi cos 0 cos − = = prop h prop h v t fhn v h prop h v prop h prop h v t fhp v M M l k M M M l k (8) Tương tự, từ (1), đặt: .fric v t gyrbv ohM M k M− + += (9) sẽ được: .prop v iv i vbM M M −= (10) và . . . . . khi 0 0 khi 0 khi 0 = = − prop v prop v m fvp v prop v prop h prop v m fvn M M l k M M M l k (11) Vector tín hiệu mẫu 1 2( , )= Tr r r cho hai góc ( , ) = Th vq cần phải bám theo vẫn được chọn là hằng số và dạng hình sin: Trường hợp tín hiệu mẫu là hằng số: 1 0,5 [rad]h r → = 2 0,3 [rad]v r → = Trường hợp tín hiệu mẫu dạng hình sin: 1 0,2sin(0,1256 ) [rad]h r t → = 2 0,2sin(0,1256 ) [rad]v r t → = − Bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác, có hai ma trận 1 2,K K được chọn lần lượt là: 1 40 0 0 40 = K ; 2 30 0 0 30 = K Thông số các bộ điều khiển PID cho cơ cấu chấp hành là: - Thông số bộ điều khiển tốc độ và dòng điện cho động cơ đuôi: 5 6 , , 6 , , , , PID : 10 ; 10 35 10 . PID : 0,25; 20 0,0028 h h h h t t t t p I d i p i I i d i K K K K K K − − − = = = = = = - Thông số bộ điều khiển tốc độ và dòng điện cho động cơ chính: 6 5 , , 6 , , , , PID : 4 10 ; 5 10 15 10 PID : 0,1; 80 0,0005 v v v v v v v v p I d i p i I i d K K K K K K − − − = = = = = = Đàm Bảo Lộc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): xx - xx Email: jst@tnu.edu.vn 323 Các tham số PID này đã được lựa chọn trên cơ sở phương pháp Ziegler–Nichols thứ 2. Tiến hành chạy thực nghiệm được kết quả như trên hình 6 đến hình 15. Hình 6. Đáp ứng góc đảo lái ứng với tín hiệu mẫu 0,5hR = cùng sai lệch khi có nhiễu ngoài Hình 7. Đáp ứng góc chao dọc ứng với tín hiệu mẫu 0,3vR = cùng sai lệch khi có nhiễu ngoài. Hình 8. Nhiễu ước lượng ( )hd t ứng với tín hiệu mẫu 0,5hR = khi có nhiễu ngoài Hình 9. Nhiễu ước lượng ( )vd t ứng với tín hiệu mẫu 0,3vR = khi có nhiễu ngoài Hình 10. Đáp ứng góc đảo lái ứng với tín hiệu mẫu 0,2sin(0,1256 )hR t = khi có nhiễu ngoài Hình 11. Đáp ứng góc chao dọc ứng với tín hiệu mẫu 0,2sin(0,1256 )vR t = − khi có nhiễu ngoài Hình 12. Sai lệch góc đảo lái ứng với tín hiệu mẫu 0,2sin(0,1256 )hR t = khi có nhiễu ngoài Hình 13. Sai lệch góc chao dọc ứng với tín hiệu mẫu 0,2sin(0,1256 )vR t = − khi có nhiễu ngoài Hình 14. Nhiễu ước lượng ( )hd t ứng với tín hiệu mẫu 0,2sin(0,1256 )hR t = khi có nhiễu ngoài Đàm Bảo Lộc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 318 - 324 324 Email: jst@tnu.edu.vn Hình 15. Nhiễu ước lượng ( )vd t ứng với tín hiệu mẫu 0,2sin(0,1256 )vR t = − khi có nhiễu ngoài Hình 6 đến hình 15 là kết quả thực nghiệm khi có nhiễu ngoài là quạt gió từ thời điểm ( )50 100= t s . Tại thời điểm 50 [ ]=t s , nhiễu ngoại lực ảnh hưởng khá mạnh đến hệ thống, tuy nhiên nhờ cơ cấu bù nhiễu mà đáp ứng đầu ra nhanh chóng bám tín hiệu mẫu. Điều này có thể thấy rõ qua các nhiễu ước lượng 1 2,d d phản ứng nhanh chóng với nhiễu ngoài (hình 8, hình 9, hình 14 và hình 15). 5. Kết luận Trong bài báo này, nhóm tác giả đã trình bày việc cài đặt và kiểm nghiệm bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác kết hợp khâu bù nhiễu đầu vào dựa trên nguyên lý tối ưu dọc trục thời gian cho hệ thống Twin Rotor Multi- Input Multi-Output (TRMS). Kết quả thực nghiệm với tín hiệu mẫu là hàm đơn vị và hàm sin cho thấy tín hiệu đầu ra nhanh chóng bám tín hiệu mẫu, hệ thống làm việc ổn định ngay cả khi có nhiễu ngoài tác động. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. Twin Roto MIMO System Control Experiments 33-949S Feedback Instruments Ltd, East susex, U.K., 2006. [2]. A. Rahideh, and M. H. Shahee, “Mathematical dynamic modeling of a twin- rotor multiple input – multiple output System,” Proceedings of the IMechE, Part I: Journal of Systems and Control Engineering, vol. 221, pp. 89-101, 2006. [3]. David Morin, Introduction to Classical Mechanics: With Problems and Solutions. Cambridge University, 2008. [4]. R. Ortega, A. Loria, P. J. Nicklasson, and H. S. Ramirez, Passivity−bassed Control of Euler-Lagrange Systems. Springer Verlag, 1998. [5]. F. L. Lewis, D. M. Dawson, and C. T. Abdallah, Robot Manipulator Control. Theory and Practice. Marcel Dekker, Inc, 2004. [6]. D. P. Nguyen, and H. N. Nguyen, “Some methods of controlling the mechanical system have the uncertain Euler-Lagrange model,” (in Vietnamese) Collection of papers in the first National Scientific Conference on Dynamics and Control, Da Nang, July 19-20, 2019, doi: 10.15625/vap.201900026.
File đính kèm:
- thuc_nghiem_bo_dieu_khien_tuyen_tinh_hoa_chinh_xac_ket_hop_k.pdf