Thuật toán PSO cải tiến trong cung cấp tài nguyên cho dịch vụ ảo hóa dựa trên nền tảng máy chủ chia sẻ không đồng nhất

Abstract: Providing resource for virtual services in

cloud computing which requires saving the resource

and minimizing the amount of energy consumption is

critical. In this study, we propose the resource model

and linear programming formulation for multidimensional resource allocation problem. Based on

the Particle Swarm Optimization algorithm, RA-PSO

algorithm was designed to solve and evaluate through

CloudSim simulation tool compared with FirstFit

Decreasing (FFD) algorithm. The parameters include

the number of physical machines being used and the

amount of energy consumption. The experimental

results show that the proposed RA-PSO algorithm

yields a better performance than FFD algorithm.

pdf 9 trang phuongnguyen 10880
Bạn đang xem tài liệu "Thuật toán PSO cải tiến trong cung cấp tài nguyên cho dịch vụ ảo hóa dựa trên nền tảng máy chủ chia sẻ không đồng nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuật toán PSO cải tiến trong cung cấp tài nguyên cho dịch vụ ảo hóa dựa trên nền tảng máy chủ chia sẻ không đồng nhất

Thuật toán PSO cải tiến trong cung cấp tài nguyên cho dịch vụ ảo hóa dựa trên nền tảng máy chủ chia sẻ không đồng nhất
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-95- 
Thuật toán PSO cải tiến trong cung cấp tài nguyên 
cho dịch vụ ảo hóa dựa trên nền tảng máy chủ chia 
sẻ không đồng nhất 
The Improved PSO Algorithm in Resource Allocation for Virtual Service 
based on Heterogeneous Shared Hosting Platforms 
Phạm Nguyễn Minh Nhựt, Lê Văn Sơn, Hoàng Bảo Hùng 
Abstract: Providing resource for virtual services in 
cloud computing which requires saving the resource 
and minimizing the amount of energy consumption is 
critical. In this study, we propose the resource model 
and linear programming formulation for multi-
dimensional resource allocation problem. Based on 
the Particle Swarm Optimization algorithm, RA-PSO 
algorithm was designed to solve and evaluate through 
CloudSim simulation tool compared with FirstFit 
Decreasing (FFD) algorithm. The parameters include 
the number of physical machines being used and the 
amount of energy consumption. The experimental 
results show that the proposed RA-PSO algorithm 
yields a better performance than FFD algorithm. 
Keywords: Resource Allocation, Cloud Computing, 
Virtual machine, Particle Swarm Optimization. 
I. GIỚI THIỆU 
Với sự phát triển về công nghệ và khả năng ứng 
dụng của điện toán đám mây, nhu cầu sử dụng các 
máy vật lý cho dịch vụ ảo hóa tại các trung tâm dữ liệu 
ngày càng tăng. Điều này dẫn đến việc gia tăng năng 
lượng tiêu thụ trong các trung tâm dữ liệu, có thể trở 
thành mối đe dọa đối với môi trường sống. Vì thế, tối 
ưu trong cung cấp tài nguyên cho dịch vụ ảo hóa tại 
các trung tâm dữ liệu, đáp ứng nhu cầu về chất lượng 
dịch vụ và giảm thiểu tối đa năng lượng tiêu thụ là vấn 
đề quan trọng. 
Cung cấp tài nguyên với các ràng buộc tối thiểu 
năng lượng tiêu thụ cho dịch vụ ảo hóa đang được 
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, Eugen 
Feller và các cộng sự [6] đã đưa ra mô hình cung cấp 
tài nguyên cho dịch vụ ảo hóa. Họ sử dụng thuật toán 
tối ưu “đàn kiến” để ước lượng. Kết quả mô phỏng đã 
chứng minh rằng, năng lượng tiêu thụ của hệ thống 
giảm khi số máy vật lý giảm. Tuy nhiên, họ xem xét 
nền tảng máy vật lý đồng nhất và thực nghiệm trên dữ 
liệu mô phỏng, còn chúng tôi xem xét trong môi 
trường không đồng nhất, tức là cấu hình tài nguyên 
của máy vật lý không giống nhau và thực nghiệm trên 
dữ liệu thực tế được đưa ra trong [1, 2]. Mark Stillwell 
và các cộng sự [11] đã trình bày bài toán cung cấp tài 
nguyên dưới dạng bài toán quy hoạch tuyến tính và sử 
dụng thuật toán FFD để ước lượng. Ngược lại, 
Thomas Setser [12] cho rằng thuật toán này có xu 
hướng dẫn đến lãng phí tài nguyên. Vì vậy, chúng tôi 
dựa trên thuật toán PSO, đề xuất thuật toán RA-PSO 
để giải. Trong các tài liệu [4, 5, 7, 10], các tác giả đã 
giới thiệu phương pháp cung cấp tài nguyên với mục 
tiêu tối thiểu năng lượng tiêu thụ của hệ thống, nhưng 
họ chỉ tập trung xem xét đến việc tiêu thụ năng lượng 
trên CPU của máy vật lý. Trong khi đó, các tác giả 
trong tài liệu [8, 9] cho rằng, việc tiêu thụ năng lượng 
không chỉ trên CPU mà còn trên các tài nguyên khác, 
ví dụ: đĩa cứng, băng thông, RAM,  
Vì vậy, trong nội dung bài báo này, chúng tôi xem 
xét bài toán cung cấp tài nguyên (tài nguyên vật lý) đa 
chiều cho dịch vụ ảo hóa từ nền tảng máy chủ chia sẻ 
không đồng nhất, với mục tiêu tối thiểu năng lượng 
tiêu thụ trên tất cả các tài nguyên thông qua việc tối 
thiểu số máy vật lý được dùng. Những kết quả chính 
của bài báo được tóm tắt như sau: 
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-96- 
(a) Xây dựng mô hình nhu cầu tài nguyên và cung 
cấp tài nguyên, mô hình tiêu thụ năng lượng của nền 
tảng máy chủ chia sẻ không đồng nhất khi cung cấp tài 
nguyên cho dịch vụ ảo hóa, với ràng buộc mỗi dịch vụ 
ảo hóa là một máy ảo đơn lẻ; 
(b) Phát biểu bài toán cung cấp tài nguyên từ nền 
tảng máy chủ chia sẻ không đồng nhất dưới dạng bài 
toán quy hoạch tuyến tính; 
(c) Xây dựng thuật toán RA-PSO được cải tiến từ 
thuật toán PSO và sử dụng công cụ CloudSim [3] để 
giải. So sánh năng lượng tiêu thụ, số máy vật lý được 
dùng và thời gian thực thi thuật toán giữa RA-PSO và 
FFD, thông qua dữ liệu thực tế. 
Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau: 
Mục 2 trình bày mô hình của bài toán dưới dạng bài 
toán quy hoạch tuyến tính và mô hình tiêu thụ năng 
lượng. Mục 3 trình bày thuật toán RA-PSO và mục 4 
trình bày phương pháp thực nghiệm, kết quả đánh giá. 
Phần kết luận và đề xuất hướng phát triển được giới 
thiệu ở mục 5. 
II. MÔ HÌNH CUNG CẤP TÀI NGUYÊN CHO 
DỊCH VỤ ẢO HÓA 
II.1. Mô hình tài nguyên và nhu cầu tài nguyên 
Xét một nền tảng máy chủ chia sẻ không đồng nhất 
gồm các máy vật lý có cấu hình tài nguyên khác nhau, 
được kết nối bằng thiết bị mạng tốc độ cao để chia sẻ 
tài nguyên [11]. Khi hệ thống nhận được yêu cầu cung 
cấp tài nguyên thì bộ cung cấp tài nguyên có nhiệm vụ 
ra quyết định từ chối hoặc đáp ứng yêu cầu, phân chia 
tỷ lệ tài nguyên từ các máy vật lý cho dịch vụ ảo hóa. 
Đối với mỗi loại tài nguyên tại một máy vật lý có 
thể có một hoặc nhiều phần tử tài nguyên riêng biệt (ví 
dụ, một hoặc nhiều CPU, một hoặc nhiều RAM, ). 
Vì thế, tài nguyên của mỗi máy vật lý được biểu diễn 
bởi một cặp thứ tự các vector. Trong đó, vector tài 
nguyên thành phần biểu diễn tài nguyên của một phần 
tử đơn lẻ và vector tài nguyên tổng hợp biểu diễn tổng 
tài nguyên được tính trên tất cả các phần tử. 
Tương tự, đối với nhu cầu tài nguyên của dịch vụ 
ảo hóa cũng được biểu diễn bởi cặp thứ tự các vector, 
bao gồm vector nhu cầu tài nguyên thành phần và 
vector nhu cầu tài nguyên tổng hợp. Hơn nữa, nhu cầu 
tài nguyên gồm có hai loại: nhu cầu tất yếu và nhu cầu 
tùy biến [11]. Nhu cầu tất yếu biểu thị phần cụ thể của 
tài nguyên yêu cầu. Dịch vụ không hưởng lợi từ phần 
lớn hơn và không thể hoạt động với phần nhỏ hơn từ 
tài nguyên được cung cấp. Nhu cầu tùy biến biểu thị 
phần bổ sung của tài nguyên mà dịch vụ có thể sử 
dụng. Dịch vụ không hưởng lợi từ phần lớn hơn nhưng 
có thể hoạt động với phần nhỏ hơn với chi phí giảm. 
Như vậy, nhu cầu tất yếu tài nguyên của dịch vụ 
 được biểu diễn bởi một cặp vector thứ tự ( 
 ), 
biểu thị nhu cầu tài nguyên cần thiết để chạy dịch vụ ở 
mức tối thiểu chấp nhận được. Nếu nhu cầu tài nguyên 
tất yếu không được đáp ứng thì việc cung cấp tài 
nguyên thất bại. Nhu cầu tùy biến tài nguyên của 
dịch vụ được biểu diễn bởi một cặp vector thứ tự 
( 
 ), biểu thị tài nguyên bổ sung cần thiết để chạy 
dịch vụ ở mức tối đa. Do vậy, nhu cầu tùy biến có thể 
được biểu diễn bởi tích số giữa nhu cầu tùy biến với 
hệ số yêu cầu bổ sung và được gọi là nhu cầu tùy biến 
ràng buộc. 
Việc sử dụng tài nguyên đối với nhu cầu tùy biến 
thường là quan hệ tuyến tính. Chẳng hạn, nếu dịch vụ 
được cung cấp chỉ một nửa tài nguyên CPU so với nhu 
cầu, thì khả năng nó chỉ sử dụng một nửa băng thông 
I/O so với nhu cầu. Điều này phù hợp với thực tế vì 
khi tài nguyên CPU cần cung cấp giảm, dẫn đến tiêu 
hao tài nguyên khác cũng bị giảm (trong trường hợp 
này là băng thông I/O). Như vậy, để đơn giản hệ số bổ 
sung của tất cả nhu cầu tùy biến có thể biểu diễn cùng 
một giá trị và giá trị của nó nằm trong khoảng 0 và 1. 
Một dịch vụ với hệ số bổ sung bằng 0 sẽ thực thi ở 
trạng thái không có nhu cầu tài nguyên tùy biến, trong 
khi một dịch vụ với hệ số bổ sung bằng 1 sẽ được thực 
thi ở mức tài nguyên được cung cấp tối đa. Do đó, nhu 
cầu tài nguyên của dịch vụ ảo hóa tại máy vật lý 
được xác định bởi ( 
 ). 
Trong đó, là hệ số bổ sung nhu cầu tài nguyên tùy 
biến của dịch vụ tại máy vật lý . 
Việc cung cấp tài nguyên bị lỗi nếu nhu cầu tài 
nguyên tổng hợp của dịch vụ ảo hóa vượt quá dung 
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-97- 
lượng tài nguyên máy vật lý. Tương tự như [2], chúng 
tôi cũng giả định rằng nhu cầu tài nguyên thành phần 
của dịch vụ ảo hóa không vượt quá dung lượng tài 
nguyên thành phần của máy vật lý. 
Hình 1, minh họa về mô hình tài nguyên và nhu 
cầu tài nguyên, gồm có 2 máy vật lý và một dịch vụ ảo 
hóa. Trong đó, máy vật lý A gồm có 4 lõi CPU (tức là, 
4 tài nguyên CPU thành phần) và 1 bộ nhớ RAM (tức 
là, 1 tài nguyên RAM thành phần). Như vậy, cặp 
vector tài nguyên CPU là ( ) và cặp vector tài 
nguyên RAM là ( ). Máy vật lý B có 2 lõi và 1 
RAM nên cặp vector tài nguyên CPU là ( ) và 
cặp vector tài nguyên RAM là ( ). Đối với dịch 
vụ ảo hóa, cặp vector nhu cầu tài nguyên CPU là 
( ), cặp vector nhu cầu 
tài nguyên RAM là (1.0 + 0.0, 1.0+ 0.0). 
Nếu = 1 thì chỉ máy vật lý A đáp ứng nhu cầu 
cung cấp tài nguyên cho dịch vụ ảo hóa. Ngược lại, 
 thì máy vật lý B cũng đáp ứng việc cung 
cấp tài nguyên nhưng với chi phí tài nguyên giảm. 
Hình 1. Ví dụ tài nguyên của 2 máy vật lý và nhu cầu tài 
nguyên của 1 dịch vụ ảo hóa. 
II.2. Hàm mục tiêu và các ràng buộc 
Giả định mỗi dịch vụ ảo hóa là một máy ảo đơn lẻ 
có nhu cầu tài nguyên không đổi. Chúng tôi xây dựng 
bài toán cung cấp tài nguyên đa chiều cho dịch vụ ảo 
hóa dựa trên nền tảng máy chủ chia sẻ không đồng 
nhất (HMDRAP) trên cơ sở bài toán quy hoạch tuyến 
tính với các biến hữu tỷ và nguyên, như sau: 
Xét dịch vụ, với ; , số máy vật 
lý không đồng nhất là với > 0. Mỗi 
máy vật lý cung cấp loại tài nguyên, với 
 . Sử dụng 
 , 
 để biểu thị nhu cầu tài 
nguyên tất yếu thành phần và nhu cầu tài nguyên tất 
yếu tổng hợp tương ứng, 
 , 
 là nhu cầu tài nguyên 
tùy biến thành phần và nhu cầu tài nguyên tùy biến 
tổng hợp. Tương tự, 
 , 
 biểu thị tài nguyên thành 
phần và tài nguyên tổng hợp của máy vật lý đối với 
loại tài nguyên và là hệ số bổ sung tài nguyên 
của dịch vụ trên máy vật lý Biến nhị phân có 
giá trị 1 nếu dịch vụ được cung cấp tài nguyên từ 
máy vật lý và bằng 0 nếu ngược lại. Cuối cùng, số 
máy vật lý để cung cấp tài nguyên cho dịch vụ ảo 
hóa là biến nhị phân Với những ký hiệu như trên, 
bài toán cung cấp tài nguyên đa chiều cho dịch vụ ảo 
hóa được biểu diễn với các ràng buộc và hàm mục tiêu 
như sau: 
 * + , - (1) 
 ∑ (2) 
 (3) 
 ( 
 ) 
 (4) 
 ∑ ( 
 ) 
 (5) 
 Và mục tiêu là min ∑ (6) 
Ràng buộc (1) xác định phạm vi của các biến. Ràng 
buộc (2) thể hiện trạng thái một dịch vụ chỉ được 
cung cấp tài nguyên từ một máy vật lý . Ràng buộc 
(3) mô tả trạng thái mà máy vật lý đã được sử dụng 
hay không. Ràng buộc (4) biểu thị trạng thái mà tổng 
nhu cầu tài nguyên thành phần loại của dịch vụ tại 
các máy vật lý không vượt quá năng lực tài nguyên 
thành phần của máy vật lý Ràng buộc (5) thể hiện 
trạng thái mà tổng nhu cầu tài nguyên tổng hợp loại 
của các dịch vụ ảo hóa tại các máy vật lý không được 
vượt quá năng lực tài nguyên tổng hợp của nó. Cuối 
cùng, ràng buộc (6) với mục tiêu là tối thiểu số lượng 
máy vật lý đượ ù để cung cấp cho dịch vụ 
ảo hóa. 
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-98- 
II.3. Mô hình tiêu thụ năng lƣợng 
Để ước lượng năng lượng tiêu thụ của máy vật lý, 
chúng tôi thừa kế [4] đề xuất công thức tính nguồn 
điện năng tiêu thụ tại máy vật lý là hàm tuyến tính 
 ( ) như công thức sau: 
 ( ) ( ) (7) 
Trong đó, và là công suất của máy vật 
lý tương ứng ở trạng thái sử dụng tiện ích tài nguyên 
tối đa và trạng thái không hoạt động. Để mở rộng cho 
tất cả các loại tài nguyên, thì là tổng tiện ích sử 
dụng của tất cả tài nguyên trên máy vật lý , 
, - và được tính theo công thức (8). 
 ∑
 (8) 
Trong đó, là tài nguyên thứ của máy vật lý 
đã cung cấp cho dịch vụ ảo hóa và 
 là dung lượng 
tài nguyên tổng hợp loại trên máy vật lý . Những 
máy vật lý không được sử dụng sẽ được tắt và năng 
lượng tiêu thụ bằng 0. Do vậy, năng lượng tiêu thụ của 
 máy vật lý khi cung cấp tài nguyên trong khoảng 
thời gian được thiết lập như sau: 
 ( ) {
 ∑ ( ) 
 (9) 
Cung cấp tài nguyên như trình bày ở trên là bài 
toán tối ưu hóa tổ hợp. Để giải các bài toán thuộc lớp 
này, đến nay người ta thường dùng các tiếp cận: tìm 
kiếm heuristic để tìm lời giải đủ tốt; hoặc tìm kiếm cục 
bộ để tìm lời giải tối ưu địa phương; hay tìm lời giải 
gần đúng nhờ các thuật toán mô phỏng tự nhiên: mô 
phỏng luyện kim, di truyền,  Trong nội dung sau 
đây, chúng tôi đề xuất một thuât toán cải tiến dựa trên 
thuật toán PSO [13] để giải. 
III. THUẬT TOÁN PSO CẢI TIẾN 
Thuật toán PSO là kỹ thuật tối ưu ngẫu nhiên dựa 
trên kinh nghiệm bầy đàn, được phát triển bởi 
Eberhart và Kennedy vào năm 1995 [13]. Hiện nay, 
PSO được áp dụng thành công để giải các bài toán tối 
ưu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong PSO, mỗi 
giải pháp được xây dựng bởi một “con chim” và được 
gọi là particle. Mỗi particle có hai tham số: vị trí và 
vận tốc. Trong đó, vị trí của particle kết hợp với giá trị 
hàm thích nghi của nó để đánh giá và lựa chọn giải 
pháp tối ưu. Đầu tiên, PSO được khởi tạo với một 
quần thể các particle ngẫu nhiên và sau đó tìm kiếm 
tối ưu bằng cách cập nhật giải pháp qua nhiều thế hệ. 
Trong mỗi lần lặp, mỗi particle được cập nhật bởi hai 
giá trị “tốt nhất” (dựa trên hàm thích nghi). Một là, 
giải pháp tốt nhất so với các giải pháp mà mỗi particle 
đã đạt được trong mỗi vòng lặp và được gọi là giá trị 
tốt nhất cục bộ, pbest. Hai là, giá trị “tốt nhất” nhận 
được từ trước cho đến nay của một particle trong quần 
thể và gọi là giá trị tốt nhất toàn cục, gbest. Sau khi 
tìm thấy hai giá trị tốt nhất, các particle được cập nhật 
vận tốc và vị trí của nó theo công thức sau: 
 ( 
 ) ( 
 ) (10) 
 (11) 
Trong đó, 
 là vận tốc của particle thứ ở 
thời điểm trước và sau khi vật tốc được cập nhật. 
 là vị trí của particle thứ trước và sau khi vị 
trí được cập nhật. 
 và 
 là vị trí của 
particle tương ứng với giải pháp tốt nhất cục bộ và 
toàn cục. là các số ngẫu nhiên , -. là 
các hệ số gia tốc và là hệ số quán tính. 
Áp dụng để giải bài toán HMDRAP, thuật toán 
PSO [13] truyền thống được cải tiến như sau: thứ nhất, 
PSO truyền thống thích hợp để giải bài toán tối ưu hóa 
liên tục và không phù hợp để giải bài toán tối ưu rời 
rạc. Do vậy, các tham số và phép toán phải được định 
nghĩa lại. Thứ hai, cấu trúc của các particle phải được 
xây dựng lại cho phù hợp với bài toán HMDRAP và 
cách thức cập nhật vị trí và vận tốc của các particle 
cũng phải được thay đổi. 
III.1. Vị trí của các particle 
Vị trí của các particle là một vector bit 
( 
 ), biểu diễn một giải pháp cung cấp 
tài nguyên tại thời điểm . Trong đó, là số máy vật 
lý được dùng để cung cấp tài nguyên. 
III.2. Vận tốc của các particle 
Vận tốc của các particle là một vector bit 
 ( 
 ), nó quyết định sự điều chỉnh 
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-99- 
của việc cung cấp tài nguyên. 
 hướng các toán tử 
cập nhật để đạt được giải pháp tối ưu. Giá trị của các 
phần tử trong vector 
 là các bit nhị phân. Nếu bit 
bằng 0 thì việc cung cấp tài nguyên được ước tính lại. 
Ngược  ... 3(0, 0, 1) 0.7(0, 1, 1) = (0, #, 1) có nghĩa là bit 
# bằng 0 với xác suất 0.3, hoặc bằng 1 với xác suất 
0.7. Trong biểu thức cập nhật vận tốc cho các particle 
có 3 toán hạng, nên trong thuật toán PSO cải tiến, 
chúng tôi sử dụng 3 tác nhân xác suất là và 
giá trị của nó là một số ngẫu nhiên , -. 
- Toán tử trừ: được ký hiệu ○一 để thay thế phép 
toán trừ trong biểu thức cập nhập vận tốc các particle 
của PSO truyền thống. Nó được sử dụng để tính toán 
sự khác nhau giữa hai giải pháp cung cấp tài nguyên. 
Giá trị của biểu thức trừ phụ thuộc vào giá trị của các 
bit phần tử trong vector 
 . Tức là, giá trị của biểu 
thức 
 ○一 
 được tính theo quy luật như sau: nếu hai 
phần tử bit cùng vị trí tương ứng trong 
 và 
 có 
giá trị bằng nhau, thì phần tử kết quả có giá trị là 1. 
Ngược lại, có giá trị là 0. Ví dụ, (1, 1, 0) ○一 (1, 0, 1)= 
(1, 0, 0), vì bit 1 của hai vector vế bên trái của biểu 
thức có giá trị giống nhau và giá trị của bit 2 và bit 3 
của hai vector khác nhau. 
III.5. Toán tử cập nhật vị trí particle 
Toán tử cập nhật vị trí được ký hiệu ○X để thay thế 
phép toán cộng trong biểu thức cập nhật vị trí các 
particle của PSO truyền thống. Giá trị bit phần tử của 
 có được thay đổi hay không phụ thuộc vào giá trị 
bit ở vị trí tương ứng của 
 . Cụ thể, giá trị của biểu 
thức 
 ○ 
 được tính theo quy luật sau: nếu giá trị 
bit của vector 
 bằng 1 thì giá trị bit tương ứng của 
vector 
 sẽ không thay đổi. Ngược lại, giá trị bit của 
vector 
 sẽ được thay đổi. Ví dụ, 
 = (1, 0, 1) và 
 = (1, 1, 0) thì biểu thức 
 ○ 
 cho biết rằng, 
vị trí bit thứ 3 của 
 sẽ được thay đổi. Điều này 
tương ứng trạng thái mà máy vật lý thứ 3 phải được 
cập nhật lại quá trình cung cấp tài nguyên cho dịch vụ 
ảo hóa. 
Với các định nghĩa như trên và thừa kế từ các công 
thức (10) và (11). Công thức cập nhật vận tốc và vị trí 
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-100- 
của các particle được trình bày như sau: 
 ( 
 ○一 
 ) 
 ( 
 ○一 
 ) (12) 
 ○ 
 (13) 
III.6. Hàm thích nghi 
Đối với thuật toán RA-PSO, qua mỗi lần lặp vị trí 
và vận tốc của các particle được cập nhật dựa trên giá 
trị tốt nhất cục bộ và tốt nhất toàn cục. Các giá trị này 
có được thông qua ước lượng hàm thích nghi. Mục 
tiêu của bài toán là tối thiểu số máy vật lý được dùng, 
tức là tối đa tiện ích tài nguyên được cung cấp. Nên, 
hàm thích nghi của mỗi particle tại thời điểm được 
xác định dựa vào tiện ích sử dụng tài nguyên của các 
dịch vụ ảo hóa được cấp tài nguyên từ một máy vật lý 
 , như sau: 
Gọi 
 là tổng tài nguyên thứ mà dịch vụ ảo 
hóa được cung cấp tài nguyên từ máy vật lý Dựa 
vào công thức (5), 
 được tính theo công thức (10). 
 ( 
 ) (14) 
Do vậy, hàm thích nghi được tính như công thức 
(11). 
 ∑ (∑
 ) (15) 
Trong đó, 
 là tài nguyên tổng hợp của máy vật 
lý j đối với loại tài nguyên k (đã nêu ra trong mục 
II.2). Những particle với giá trị hàm thích nghi cực đại 
sẽ được chọn khi cập nhật vị trí. 
Mã giả của thuật toán RA-PSO để giải bài toán 
HMDRAP được trình bày như Thuật toán 1. 
Thuật toán 1: RA-PSO 
Đầu vào: 
- Số dịch vụ ảo hóa S, số loại tài nguyên D, nhu cầu 
tất yếu tài nguyên thành phần 
 , nhu cầu tất yếu tài 
nguyên tổng hợp 
 , nhu cầu tùy biến tài nguyên 
thành phần 
 , nhu cầu tất yếu tài nguyên tổng hợp 
 , và hệ số bổ sung . 
- Số máy vật lý Y, tài nguyên thành phần 
 , tài 
nguyên tổng hợp 
 . 
Đầu ra: Danh sách các dịch vụ ảo hóa đã được cung 
cấp tài nguyên tại các máy vật lý (tốt nhất), 
 1: 
 2: , - /* new là toán tử khai báo mảng */ 
 3: , -, - 
 4: , -, - 
 5: , -, - 
 6: 
 7: 
 8: , - ( ) 
 9: 
10: ( , -, - ) 
11: , -, - 
12: 
13: , -, - 
14: 
15: 
16: 
17: , - 
18: , -, - , -, - 
19: , - 
20: 
21: ( ) 
22: 
23: , - () 
24: , - () 
25: , - ( , -) 
26: ( ) 
27: 
28: 
29: 
30: 
Đầu tiên, thiết lập số lượng particle là , số lần lặp 
 . Khai báo các mảng để lưu giá trị tốt nhất cục bộ và 
toàn cục; lưu thông tin vị trí và vận tốc các particle (từ 
lệnh 1 đến lệnh 5). Tiếp đến, thực hiện lần lặp để 
tìm kiếm giải pháp cung cấp tài nguyên tối ưu (từ lệnh 
6 đến lệnh 29). Trong đó, sử dụng Thuật toán 2 để tạo 
ra giải pháp ban đầu cho việc cung cấp tài nguyên 
bằng phương pháp ngẫu nhiên, kết quả là vị trí của các 
particle được lưu vào mảng (lệnh 8). Dựa 
trên thông tin đó, thiết lập giá trị vận tốc các particle 
và lưu trong mảng (từ lệnh 9 đến lệnh 15). 
Tiếp đến, tính độ thích nghi của tất cả các particle và 
có được vị trí tốt nhất cục bộ (từ lệnh 16 đến lệnh 20) 
và vị trí tốt nhất toàn cục (lệnh 21). Ước lượng vị trí 
tốt nhất toàn cục bằng Thuật toán 3. Tiếp đến, cập 
nhật vị trí, vận tốc của các particle theo công thức (12) 
và (13), tính vị trí tốt nhất cục bộ và toàn cục dựa trên 
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-101- 
dân số mới được cập nhật và hàm thích nghi (từ lệnh 
22 đến lệnh 27). Cuối cùng, tăng chỉ số vòng lặp 
 (lệnh 28). Thuật toán kết thúc sau khi thực hiện 
 lần lặp và trả về danh sách các dịch vụ ảo hóa 
đã được cung cấp tài nguyên từ các máy vật lý (tốt 
nhất) được dùng (lệnh 30). 
 Thuật toán 2: InitSolution 
Đầu vào: 
- Số dịch vụ ảo hóa S, cùng với nhu cầu tài nguyên 
giống như Thuật toán 1 và hệ số bổ sung . 
- Số máy vật lý Y, cùng với tài nguyên giống như 
Thuật toán 1. 
Đầu ra: Danh sách các dịch vụ ảo hóa được cung cấp 
tài nguyên tại các máy vật lý, 
 1: , - /* Khai báo mảng */ 
 2: 
 3: , - () 
 4: 
 5: 
 6: ( ) 
 7: 
 8: 
 9: 
10: ( 
 ) 
11: 
12: 
13: 
10: , - 
11: 
12: 
Thuật toán 3: globalBestParticle 
Đầu vào: 
- Mảng hai chiều 
- Số máy vật lý Y, tài nguyên thành phần 
 , tài 
nguyên tổng hợp 
 . 
Đầu ra: Mảng ; mỗi phần tử của mảng 
là một mảng có giá trị tốt nhất toàn cục. 
 1: 
 2: , - 
 3: 
 4: , - () 
 5: 
 6: 
 7: ( , - ) /* Tính giá trị 
 của hàm thích nghi theo công thức (11) */ 
 8: ( ) 
 9: 
10: 
11: , - , -, - 
12: 
13: 
14: 
15: 
Gọi là số dịch vụ ảo hóa, là số máy vật lý, là 
số lượng paticle. Cố định chiều tài nguyên D, độ phức 
tạp của thuật toán là ( ). 
IV. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM VÀ KẾT 
QUẢ ĐÁNH GIÁ 
IV.1. Phƣơng pháp thực nghiệm 
Đánh giá thuật toán RA-PSO với FFD [11], chúng 
tôi sử dụng công cụ mô phỏng đám mây CloudSim 
[3]. Trong đó, kế thừa các lớp Vm và Host để mở rộng 
các đặt tính nhu cầu tài nguyên của máy ảo và tài 
nguyên của máy vật lý. Đồng thời, kế thừa lớp 
VMAlloctonPolicy để thực chính sách cung cấp tài 
nguyên cho máy ảo dựa trên thuật toán RA-PSO. 
Bảng 1. Đặc tính tài nguyên và tiêu thụ công suất của 
các loại máy vật lý 
Loại máy 
vật lý 
CPU 
(MHz) 
RAM 
(GB) 
BW 
(GB/s) 
Disk 
(GB) 
Pidle 
(kW) 
Pmax 
(kW) 
HP proliant 
G4 
2core x 
1860 
4 1 20 86 117 
HP proliant 
G5 
2core x 
2660 
4 1 40 93.7 135 
IBM Server 
x3250 
4core x 
2933 
8 1 600 46.1 113 
IBM Server 
x3550 
6core x 
3067 
16 1 800 58.4 222 
Các dữ liệu thực nghiệm được lấy từ các mẫu dữ 
liệu thực tế đã được trình bày trong [1, 2]. Trong đó, 
các máy vật lý có đặc tính tài nguyên và tiêu thụ công 
suất như trong Bảng 1, các máy ảo có đặc tính tài 
nguyên giống với các loại máy ảo của đám mây 
Amazon EC2 và được sửa đổi để phù hợp với bài toán, 
như trong Bảng 2. 
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-102- 
Bảng 2. Đặc tính nhu cầu tài nguyên của các loại máy ảo 
Loại 
máy ảo 
CPU(MHz) RAM(GB) BW(GB/s) DISK(GB) 
Số 
phần 
tử 
Tổng 
cộng 
Số 
phần 
tử 
Tổng 
cộng 
Số 
phần 
tử 
Tổng 
cộng 
Số 
phần 
 tử 
Tổng 
cộng 
VM1 1000 1500 1 2500 0.4 0.45 1 0.85 0.2 0.25 1 0.45 0.5 2.0 2 5 
VM2 1000 1000 1 2000 1.0 2.75 1 3.75 0.1 0.25 1 0.35 2.0 3.0 2 10 
VM3 500 500 1 1000 0.7 1.0 1 1.7 0.1 0.15 1 0.25 2.5 5.0 2 15 
VM4 250 250 1 500 0.113 0.5 1 0.613 0.05 0.1 1 0.15 5.0 5.0 2 20 
Số lượng particle và giá trị numLoop là các tham 
số thực nghiệm, việc lựa chọn giá trị của nó phụ thuộc 
vào kết quả hàm mục tiêu. Thực nghiệm thấy rằng: số 
lượng particle là 20, số lần lặp numLoop là 10 cho kết 
quả hàm mục tiêu tốt nhất. Với mỗi thuật toán sử dụng 
ba thước đo: số máy vật lý được dùng, năng lượng tiêu 
thụ trong khoảng thời gian = 24 giờ và thời gian thực 
thi. Số lượng máy ảo trong các kịch bản thực nghiệm 
lần lượt là 100; 200; 300; 400; 500. Đơn vị tính năng 
lượng thiêu thụ là kWh và thời gian thực thi là giây (s). 
Thời gian thực hiện được đo trên máy tính đơn có bộ 
vi xử lý Intel(R) Core(TM) i5-3235M 2.60 GHz, 
RAM 4Gb. 
IV.2. Kết quả nhận xét 
Bảng 3. Kết quả thực nghiệm 
Số máy 
ảo 
Tên Thuật 
toán 
Số máy 
vật lý 
được 
dùng 
Thời 
gian thực 
hiên (s) 
Năng 
lượng 
tiêu thụ 
(kWh) 
Lợi ích 
năng 
lượng 
(%) 
100 
FFD 42 0,031 201.284 
RA-PSO 39 0,037 190.726 5,536 
200 
FFD 80 0,078 396.706 
RA-PSO 67 0,084 390.292 1,643 
300 
FFD 122 0,116 597.989 
RA-PSO 106 0,121 574.440 4,099 
400 
FFD 160 0,144 793.411 
RA-PSO 138 0,150 770.908 2,919 
500 
FFD 202 0,200 994.694 
RA-PSO 179 0,216 960.156 3,597 
Kết quả thực nghiệm được trình bày như trong 
Bảng 3 và Hình 3. Nhận thấy rằng: năng lượng tiêu 
thụ tỷ lệ thuận với số lượng máy vật lý; số lượng máy 
vật lý được dùng và năng lượng tiêu thụ của thuật toán 
RA-PSO tốt hơn thuật toán FFD. Khi bài toán lớn (số 
lượng máy ảo lớn) thì chênh lệch số máy vật lý được 
dùng giữa thuật toán RA-PSO và FFD rõ nét hơn. 
Thời gian thực thi của RA-PSO kém hơn FFD, nguyên 
nhân do RA-PSO có sử dụng tham số vòng lặp để ước 
lượng giải pháp tốt nhất cục bộ và tốt nhất toàn cục. 
Hơn nữa, thuật toán RA-PSO thực hiện tìm kiếm giải 
pháp tối ưu dựa trên kinh nghiệm bầy đàn, nên số 
lượng các particle cũng góp phần làm tăng thời gian 
tính toán. 
Hình 3. Số máy vật lý được dùng và năng lượng tiêu thụ. 
V. KẾT LUẬN 
Nội dung bài báo trình bày vấn đề cung cấp tài 
nguyên vật lý đa chiều cho dịch vụ ảo hóa với ràng 
buộc tối ưu; mỗi dịch vụ là một máy ảo đơn lẻ; nhu 
cầu tài nguyên không đổi trong quá trình hệ thống 
thực thi. Dựa trên phương pháp tối ưu hóa bầy đàn 
PSO, chúng tôi đưa ra các thuật toán RA-PSO và đã 
cài đặt, đánh giá và so sánh với thuật toán FFD thông 
qua các thước đo: số máy vật lý được dùng, năng 
lượng tiêu thụ và thời gian thực hiện thuật toán. Các 
thuật toán được thực thi bằng công cụ CloudSim với 
các dữ liệu thực tế. Qua kết quả thực nghiệm, chúng ta 
thấy rằng: các thước đo giá trị hàm mục tiêu và năng 
lượng tiêu thụ trên thuật toán RA-PSO tốt hơn thuật 
toán FFD. Hướng nghiên cứu mở rộng là bài toán 
cung cấp tài nguyên động cho dịch vụ ảo hóa. 
,
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0
30,0
35,0
40,0
0,E+00
2,E+05
4,E+05
6,E+05
8,E+05
1,E+06
1,E+06
100 200 300 400 500
N
ă
n
g
 l
ư
ợ
n
g
 t
iê
u
 t
h
ụ
S
ố
 m
á
y
 v
ậ
t 
lý
 đ
ư
ợ
c 
d
ù
n
g
Số dịch vụ ảo hóa 
Số máy vật lý của FFD 
Số máy vật lý của RA-PSO 
Năng lượng tiêu thụ của FFD 
Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập V-2, Số 16 (36), tháng 12/2016 
-103- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ARIANYAN, E., H. TAHERI, and S. SHARIFIAN, 
“Novel energy and SLA efficient resource management 
heuristics for consolidation of virtual machines in cloud 
data centers”,Computers & Electrical Engineering, vol. 
47, 2015, 222-240. 
[2] BELOGLAZOV, A. and R. BUYYA, “Optimal online 
deterministic algorithms and adaptive heuristics for 
energy and performance efficient dynamic consolidation 
of virtual machines in Cloud data centers”, Concurr. 
Comput. Pract. Exper., vol.24, No.13, 2012,1397-1420. 
[3] CALHEIROS, R.N., et al., “CloudSim: a toolkit for 
modeling and simulation of cloud computing 
environments and evaluation of resource provisioning 
algorithms”, Softw. Pract. Exper., vol. 41, No.1, 2011, 
23-50. 
[4] CAO, Z. and S. DONG, “Dynamic VM Consolidation 
for Energy-Aware and SLA Violation Reduction in 
Cloud Computing” in Proceedings of Parallel and 
Distributed Computing, Applications and Technologies 
(PDCAT), Beijing, 2012, 363-369. 
[5] FARAHNAKIAN, F., et al. “Energy-Aware Dynamic 
VM Consolidation in Cloud Data Centers Using Ant 
Colony System”, in Proceedings of the 7th International 
Conference on Cloud Computing, Anchorage, 2014, 
104-111. 
[6] FELLER, E., L. RILLING, and C. MORIN, “Energy-
Aware Ant Colony Based Workload Placement in 
Clouds”, in Proceedings of the 12th International 
Conference on Grid Computing, Lyon, 2011, 26-33. 
[7] JANSEN, R. and P.R. BRENNER. “Energy efficient 
virtual machine allocation in the cloud”, in Green 
Computing Conference and Workshops, Orlando, 
2011,1-8. 
[8] LIANG, L., et al. “A resource scheduling algorithm of 
cloud computing based on energy efficient optimization 
method”,Green Computing Conference, San Jose, 
2012,1-6. 
[9] QUAN, D.M., et al., “Energy Efficient Resource 
Allocation Strategy for Cloud Data Centres”, in 
Proceedings of 26th International Symposium on 
Computer and Information Sciences, London, 2012, 
133-141. 
[10] VIGLIOTTI, A. and BATISTA, D.M., “Energy-
Efficient Virtual Machines Placement”, in Proceedings 
of Computer Networks and Distributed Systems, 
Florianopolis, 2014, 1-8. 
[11] STILLWELL, M., VIVIEN, F., CASANOVA, H. 
“Virtual Machine Resource Allocation for Service 
Hosting on Heterogeneous Distributed Platforms”, in 
Proceedings of 26th International, 2012, 86 - 797. 
[12] THOMAS S. and ALEXANDER S., “Decision support 
for virtual machine reassignments in enterprise data 
centers”, in Proceedings of Network Operations and 
Management Symposium Workshops, Osaka, 2010, 88-
94. 
[13] KENNEDY J. and EBERHART R., “Particle swarm 
optimization”, in Proceedings of Neural Networks, vol. 
4, 1995,1942 – 1948. 
Nhận bài ngày: 15/04/2016 
SƠ LƢỢC VỀ TÁC GIẢ 
PHẠM NGUYỄN MINH NHỰT 
Sinh năm 1972 tại Đà Nẵng. 
Tốt nghiệp ĐH Huế năm 1994 
chuyên ngành Vật lý; nhận bằng 
thạc sỹ Khoa học Máy tính năm 
2005 tại ĐH Huế; đang là nghiên 
cứu sinh tại ĐH Đà Nẵng. 
Hiện công tác tại trường Cao đẳng 
CNTT Việt-Hàn. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Xử lý ảnh, nhận dạng, hệ phân 
tán, điện toán đám mây. 
Điện thoại : 090 3 501 421, 
Email : minhnhutvh@gmail.com 
LÊ VĂN SƠN 
Sinh năm 1948 tại Quảng Nam. 
Tốt nghiệp ĐH năm 1978, bảo 
vệ TS năm 1997 tại trường ĐH 
Tổng hợp Donesk, Ucraina, 
được công nhận PGS năm 2004. 
Hiện công tác tại Khoa Tin học, 
trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà 
Nẵng. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Hệ điều hành, mạng máy tính, 
hệ phân tán, điện toán đám mây. 
Điện thoại: 090 5 827 499 
E-mail : levansupham2004@yahoo.com 
HOÀNG BẢO HÙNG 
Sinh năm 1971 tại Huế. 
Tốt nghiệp ĐH năm 1993, bảo vệ 
Tiến sĩ tại Viện CNTT, Viện Hàn 
lâm KHCN Việt nam năm 2007. 
Hiện công tác tại Trường Cao đẳng 
CNTT Hữu nghị Việt-Hàn. Lĩnh 
vực nghiên cứu: Hệ CSDL hướng 
đối tượng, hệ phân tán, điện toán 
đám mây, GIS. 
Điện thoại: 0914019123, E-mail : hbhung@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfthuat_toan_pso_cai_tien_trong_cung_cap_tai_nguyen_cho_dich_v.pdf