Thử nghiệm trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên ở huyện Con Cuông

Sa nhân tím (Amomum longgigulare) thuộc chi Sa nhân (Amomum),

họ Gừng (Zingiberaceae), là loài cây thuốc quý, chuyên trị các bệnh về

đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, an thai. Hiện nay, tinh

dầu Sa nhân được dùng nhiều trong sản xuất hóa mỹ phẩm, được ưa

chuộng trên thị trường trong nước và thế giới. Sa nhân tím được xem là

loài có giá trị và đem lại hiệu quả kinh tế - sinh thái lớn nhất. Tuy nhiên,

ở Nghệ An, loài này phân bố rất ít trong tự nhiên, khó phát triển thành

vùng nguyên liệu dược. Để tạo tiền đề cho việc phát triển vùng trồng

dược liệu dưới tán rừng, nâng cao thu nhập và bảo vệ rừng, nghiên cứu

này đã gây trồng thí điểm 1ha Sa nhân tím ở huyện Con Cuông và nghiên

cứu các điều kiện sinh thái nhằm tìm ra điều kiện tối ưu để hoàn chỉnh

quy trình gây trồng cây Sa nhân tím (A. longgigulare) dưới tán rừng tự

nhiên ở miền núi Nghệ An.

pdf 6 trang phuongnguyen 960
Bạn đang xem tài liệu "Thử nghiệm trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên ở huyện Con Cuông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thử nghiệm trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên ở huyện Con Cuông

Thử nghiệm trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên ở huyện Con Cuông
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 8/2020 [8]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
THỬ NGHIỆM TRỒNG CÂY SA NHÂN TÍM 
DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN Ở huyện con cuông 
n Đào Thị Minh Châu(1), nguyễn Thượng hải(2)
(1) Trường Đại học Vinh, (2) Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Cửa Lò, Nghệ An
Sa nhân tím (Amomum longgigulare) thuộc chi Sa nhân (Amomum),
họ Gừng (Zingiberaceae), là loài cây thuốc quý, chuyên trị các bệnh về
đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, an thai... Hiện nay, tinh
dầu Sa nhân được dùng nhiều trong sản xuất hóa mỹ phẩm, được ưa
chuộng trên thị trường trong nước và thế giới. Sa nhân tím được xem là
loài có giá trị và đem lại hiệu quả kinh tế - sinh thái lớn nhất. Tuy nhiên,
ở Nghệ An, loài này phân bố rất ít trong tự nhiên, khó phát triển thành
vùng nguyên liệu dược. Để tạo tiền đề cho việc phát triển vùng trồng
dược liệu dưới tán rừng, nâng cao thu nhập và bảo vệ rừng, nghiên cứu
này đã gây trồng thí điểm 1ha Sa nhân tím ở huyện Con Cuông và nghiên
cứu các điều kiện sinh thái nhằm tìm ra điều kiện tối ưu để hoàn chỉnh
quy trình gây trồng cây Sa nhân tím (A. longgigulare) dưới tán rừng tự
nhiên ở miền núi Nghệ An.
Sa nhân tím được trồng dưới tán rừng
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 8/2020 [9]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
i. ĐặT Vấn Đề
Sa nhân tím là cây thân thảo sống lâu năm, cao
1,5-2,5m, ưa ẩm, chịu bóng nên có thể trồng được
dưới tán rừng, vừa giúp tăng độ che phủ đất rừng,
giữ nước, chống xói mòn, vừa giúp tăng thu nhập
cho người dân. Cây Sa nhân tím cũng có thể trồng
ở những nơi tránh nắng (trên đất sau nương rẫy)
tạo thành những quần thể lớn thuần loài. Cây Sa
nhân tím là cây dễ trồng vì chúng ít kén đất, có
khả năng tái sinh vô tính khỏe và tái sinh tự nhiên
từ hạt lớn [1].
Sa nhân tím sau 2-3 năm trồng có thể cho thu
hoạch từ 150-250kg quả khô/ha, giá thu mua tại
rừng là 150.000-250.000đồng/kg quả khô. Như
vậy, bình quân mỗi ha trồng sa nhân tím dưới tán
rừng có thể thu lợi từ 20-30 triệu đồng/năm. Hiện
nay, cả nước chỉ có thể khai thác được 1.000 tấn
quả sa nhân khô, chủ yếu dành cho xuất khẩu [3]. 
Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả
nước với gần 1 triệu ha, trong đó chủ yếu là rừng
tự nhiên. Có gần 300 ngàn dân sống phụ thuộc
trực tiếp hoặc gián tiếp vào rừng, với sinh kế chủ
yếu là khai thác tài nguyên rừng và đốt nương làm
rẫy [8]. Cho đến nay, các nguồn thu từ công tác
quản lý, bảo vệ rừng rất ít. Vì thế, rất cần có các
biện pháp canh tác rừng bền vững để người dân
vừa sống tốt, vừa bảo vệ, phát triển rừng [5].
Vì những lý do trên, nghiên cứu này đã triển
khai các hoạt động trồng thử nghiệm 1ha cây Sa
nhân tím dưới tán rừng tự nhiên ở huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An và nghiên cứu các điều kiện
sinh thái, chăm sóc phù hợp. Từ đó, hoàn chỉnh
quy trình nhân giống và trồng Sa nhân tím (Amo-
mum longgigulare) dưới tán rừng tự nhiên của
vùng miền núi Nghệ An. Đây là 1 trong 4 kết quả
của dự án sản xuất thử nghiệm: Xây dựng mô hình
trồng cây dược liệu: Ba kích tím (Morinda offci-
nalis), Sa nhân tím (Amomum longgigulare),
Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Trà hoa
vàng (Cammelia quephongensis) tại các huyện
miền núi tỉnh Nghệ An.
ii. ĐịA ĐiểM, Đối Tượng, Phương
PháP Và MụC Tiêu nghiên Cứu
1. Địa điểm nghiên cứu
Mô hình trồng thử nghiệm dưới tán rừng tự
nhiên tái sinh trong phân khu dịch vụ hành chính
của Vườn Quốc gia Pù Mát, tại xã Lục Dạ,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Loài Sa nhân tím (Amomum longgigulare
T.L.Wu).
- Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng chính đến
sự sinh trưởng và phát triển của loài.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về nhân giống và
trồng Sa nhân tím [2].
- Nghiên cứu thực địa học hỏi kinh nghiệm
tại 2 mô hình trồng Sa nhân tím thành công ở
Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh) và Tam Đảo (tỉnh
Vĩnh Phúc).
- Nghiên cứu điều kiện sinh thái thích hợp
trên mô hình trồng thử nghiệm tại xã Lục Dạ,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Diện tích 1ha,
trong thời gian 2 năm. 
- Mô hình bố trí thành các khu vực như sau:
+ Khu vực 1: địa hình bằng phẳng, được chia
thành các khu nhỏ hơn có các điều kiện sinh thái
khác nhau (ven suối, xa suối, che tán 10%, 25%,
40%, 55%, 70%).
+ Khu vực 2: địa hình dốc khoảng 350, chia
thành các khu nhỏ hơn có các điều kiện sinh thái
khác nhau (ven suối, xa suối, che tán 10%, 25%,
40%, 55%, 70%).
- Lượng mưa và nhiệt độ theo dõi theo thời
gian, theo mùa.
iii. KếT QuẢ nghiên Cứu
1. nghiên cứu trồng thử nghiệm Sa nhân
tím dưới tán rừng tự nhiên ở nghệ An
1.1. Đặc điểm khu vực xây dựng mô hình
Sa nhân tím
Sau khi khảo sát các yếu tố tự nhiên (khí hậu,
đất, nước, vị trí, địa hình...) và xã hội (điều kiện
dân sinh khi mở rộng quy mô, nguồn nhân lực,
khả năng khuyến khích sự tham gia...), khu đất
rừng tái sinh sau nương rẫy, còn một số cây thân
gỗ che bóng đã được chọn. Khu đất thuộc phân
khu hành chính, dịch vụ của Vườn Quốc gia Pù
Mát, phía sau Trạm Bảo vệ rừng Khe Kèm, xã
Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Đây
là khu vực vừa có địa hình bằng phẳng và địa
hình dốc, vừa gần suối lại gần núi, khí hậu khá
mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 20-240C, thấp
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 8/2020 [10]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
nhất khoảng 100C rơi vào tháng giêng, cao nhất
400C rơi vào tháng 5 âm lịch. Lượng mưa trung
bình khoảng 2.200mm/năm và 80% tập trung
vào mùa mưa. Độ ẩm không khí đạt 85-86%,
mùa mưa lên tới 90%, thấp nhất có khi xuống
dưới 40% do nắng nóng kéo dài vào mùa hè.
Đất đai ở khu vực này được xác định là feralit
đỏ vàng, nhiều mùn do tích lũy của tàn tích
thực vật.
Dân cư sống trong vùng có người Thái, người
Đan Lai, người Khơ Mú và người Kinh sống
trong bản Thịn, bản Khe Mọi (xã Lục Dạ) và bản
Trung Chính, Trung Hương, Tân Hương (xã Yên
Khê), người dân ở khu vực này có thể tham gia
vào các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, trồng
và chăm sóc Sa nhân tím. Sau đó, họ có thể tự
nhân rộng mô hình trên diện tích rừng sản xuất
hoặc rừng được giao khoán của họ.
1.2. Quá trình xây dựng và theo dõi mô hình
Sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên
- Tháng 9/2017: Phát quang và loại bỏ thực
bì, để lại các cây che bóng theo tỷ lệ 10%, 25%,
40%, 55%, 70% trên khu vực hơn 1ha và phân
chia các lô theo độ dốc, độ tán che.
- Tháng 11/ 2017: Đào hố, bón phân chuồng
hoai, 0,5kg/hố.
- Tháng 12/2017: Đưa 1.500 cây giống là cây
nhánh con từ Tam Đảo về trồng, tưới nước và
chăm sóc. Do thời gian nắng nóng kéo dài và
khô hạn nên tỷ lệ cây con chết rất cao.
- Tháng 6/2018: Tỷ lệ sống sót còn 8%,
nhưng cây rất yếu.
- Tháng 8/2018: Đưa 1.000 cây giống nuôi
cấy mô từ Trạm Nghiên cứu giống cây lâm sản
ngoài gỗ ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) đặt vào
vườn ươm và chăm sóc để cây phục hồi.
- Tháng 9/2018: Phát quang và loại bỏ thực
bì, để lại các cây che bóng theo tỷ lệ 10%, 25%,
40%, 55%, 70% trên khu vực hơn 1ha và phân
chia các lô theo độ dốc, độ tán che.
- Tháng 11/ 2018: Đào lại 1.500 hố, bón phân
chuồng hoai: 1kg/hố.
- Tháng 12/ 2018: Đưa cây giống đã phục hồi
từ vườn ra trồng 
- Tháng 1-5/2019: Tưới ẩm, theo dõi, chăm
sóc. Phát quang cây leo và cỏ dại. Do thời tiết
không như dự báo: lượng mưa thấp, nhiều đợt
nắng lớn xen kẽ với rét đậm nên khoảng 30%
số cây yếu và chết sau khi trồng. Những cây còn
sống chủ yếu là cây trồng ở các khu vực có tỷ
lệ tán che lớn: 40%, 55%, 70%. 
- Tháng 6, 7/ 2019: Những cây còn lại ở các
khu vực che tán thấp (10%, 25%) tiếp tục héo
lá và chết dần do có nhiều đợt nắng nóng khắc
nghiệt liên tục. Những cây ở khu vực che tán
cao (55%, 70%), lá xanh đậm và ít phát triển
chiều cao. Tỷ lệ sống sót 50%.
- Tháng 8-12/2019: Cây bắt đầu đẻ nhánh,
thân ngầm phát triển và lan ra xung quanh.
- Tháng 3/2020: Phát quang cây leo và cỏ
dại, để lại các cây chuối ở khu vực có độ tán
che thấp (10%, 25%). Đào hố, bón lót phân
chuồng hoai (0,5kg/hố) và tách 1.000 cây con
từ các gốc mẹ sang trồng ở những nơi cây đã
bị chết trước đây.
- Tháng 4-6/2020: Các cây phát triển mạnh
về chiều cao, và lan rộng ra xung quanh, tạo
thành các khóm rộng 1-2m2, đặc biệt ở các khu
vực có tán che vừa (40%, 55%). Các cây con
sống khỏe. Những cây trồng và sống khỏe từ
tháng 12/2018 đến tháng 7/2020 đã bắt đầu ra
nhiều hoa và quả.
2. hoàn thiện quy trình gây trồng Sa
nhân tím dưới tán rừng tự nhiên ở miền núi
nghệ An
Từ việc xây dựng và theo dõi quá trình gây
trồng Sa nhân tím ở mô hình, các kinh nghiệm
và bài học đã được đúc rút để hoàn thiện quy
trình gây trồng Sa nhân tím (Amomum long-
gigulare T.L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở miền
núi Nghệ An như sau:
2.1. Lựa chọn khu vực trồng 
Sa nhân thích hợp với hầu hết các khu vực
đồi núi của miền Tây Nghệ An, nơi có lượng
mưa 1.500-3.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình
năm từ 20-250C, độ ẩm cao từ 75-90%, độ tán
che từ 35-50% là phù hợp nhất, độ cao từ 100-
800m so với mực nước biển. Sa nhân tím phù
hợp với nhiều loại đất: đất nâu đỏ phát triển trên
bazan, đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá
granit, phiến thạch sét... Đất trồng Sa nhân tím
cần có tầng đất dày, mát, độ ẩm cao, nhiều mùn,
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 8/2020 [11]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, có thể hơi
chua, pH từ 5-5,5. Vì thế, trồng Sa nhân tím dưới
tán rừng thường xanh tự nhiên có các cây gỗ che
bóng là rất phù hợp. Ngoài ra, còn có thể trồng
Sa nhân tím ven khe suối, bìa rừng, đất nương
rẫy bỏ hóa, ven nương rẫy, trong vườn trồng cây
ăn quả, rừng trồng cây lấy gỗ gần khép tán với
chiều cao dưới cành trên 5m, nơi có độ tàn che
từ 30-60%. Không nên trồng Sa nhân nơi đất
mỏng, khô, quá nắng.
2.2. Sản xuất cây giống Sa nhân tím
2.2.1. Sản xuất cây giống Sa nhân tím từ hạt
- Hạt giống được thu hái từ bụi cây mẹ từ 5-
7 tuổi, ở những cây phát triển tốt, có chiều cao
trung bình trên 1,5m, thân khí sinh mập, khóm
cây có trung bình từ 1-2 chùm quả/thân. Quả
chín từ tháng 7-8 hoặc từ tháng 11-12, khi vỏ quả
chuyển từ màu xanh sang màu tím mốc, hạt màu
nâu đen. Chọn chùm có quả to, đều, có từ 15-30
quả/chùm.
- Sau khi thu hái, quả được tách bỏ vỏ, chà
xát cho sạch lớp áo xơ của hạt, chọn hạt chắc
bằng cách đãi ngâm trong nước và lấy hạt chìm
và đem gieo ngay. Nếu không gieo ngay, có thể
bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5-80C hoặc ủ cả quả
trong đất hoặc cát ẩm với tỷ lệ 1 hạt/3 cát, để ở
nơi râm mát trong thời gian không quá 3 tháng.
- Nơi gieo ươm là nơi có đất tốt, thông
thoáng, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới, gần
nơi trồng, thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ.
Luống gieo rộng 1,0m, dài tùy điều kiện cho
phép, cao 15-20cm, rãnh luống rộng 35-40cm.
Đất trên mặt luống được cuốc sâu khoảng 20cm,
đập đất nhỏ đường kính dưới 5mm, làm sạch cỏ,
trộn đều với phân chuồng hoai (liều lượng
1kg/1m2) và phân NPK tỷ lệ 5:10:5 (liều lượng
50 gam/1m2), san phẳng. Đất gieo tốt nhất được
khử trùng bằng Benlát nồng độ 0,5% với liều
lượng 0,5 lít/1m2 để chống nấm. 
- Tạo bầu: vỏ bầu bằng polyetylen có đáy hoặc
không đáy, kích thước bầu 9x12 cm. Thành phần
ruột bầu gồm: 94% đất có thành phần cơ giới thịt
trung bình, hàm lượng mùn cao, trộn với 5%
phân chuồng hoai, 1% phân NPK (tỷ lệ 5:10:5).
Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ nói trên, cho
đất vào đáy bầu khoảng 2-3 cm, lèn chặt để định
hình bầu và giữ đất trong bầu không bị rơi ra, sau
đó cho đất đầy tới miệng bầu (không ép chặt đất).
- Tạo luống đặt bầu: làm sạch cỏ, san phẳng
và lên luống rộng 1m, chiều dài luống tùy theo
điều kiện cụ thể, rãnh luống rộng 50cm, nện chặt
mặt luống. Bầu sau khi được đóng xếp sát nhau
trên luống. Chung quanh luống đắp gờ cao 5-6cm
để giữ ẩm và giữ bầu không bị đổ. 
- Làm dàn che: dàn che có độ tàn che 70-80%. 
- Hạt được xử lý bằng cách ngâm hạt trong
nước lã từ 4-6 giờ, vớt ra rửa sạch để ½ ngày cho
ráo nước rồi gieo trực tiếp trên luống gieo, hạt
cách hạt 2-3cm đối với luống gieo để cấy vào bầu
và 4-5cm đối với luống gieo thẳng (không cấy
Cây sa nhân tím là loài có giá trị kinh tế và sinh thái cao
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 8/2020 [12]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
vào bầu). Gieo xong, dùng đất mịn rắc đều phủ kín
hạt giống dày 0,5cm, rồi phủ một lớp cỏ hoặc rơm rạ
lên trên. Hàng ngày, thường xuyên nhặt cỏ, tưới đủ
ẩm, kiểm tra, bảo vệ tránh nấm, côn trùng, động vật
phá hoại. 
- Khi cây mầm cao 5-7cm, có 2-3 lá, chọn mầm
khỏe, nhổ ra và cấy vào các bầu đã được tưới nước.
Cây mầm cấy vào bầu sao cho rễ ở tư thế tự nhiên,
tiếp xúc tốt với đất, cây thẳng, không bị dập nát. Cấy
cây vào lúc thời tiết râm mát. Cấy xong cần tưới nhẹ
bằng nước sạch. 
- Chăm sóc cây con: Thường xuyên kiểm tra, bảo
vệ, tưới nước đủ ẩm, làm cỏ, phá váng (2-3 tuần/1
lần). Nếu làm dàn che thì có thể làm mái bằng hoặc
mái nghiêng bằng các vật liệu tại chỗ hoặc chuyên
dùng đảm bảo độ tàn che 0,7-0,8; chiều cao dàn che
tối thiểu phải đạt 1,5m. Sau khi gieo được 6 tháng,
tiến hành điều chỉnh độ tàn che xuống còn 0,3-0,5.
Sau 9-12 tháng, cây đạt tiêu chuẩn đem trồng.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây trên 9 tháng tuổi,
chiều cao 25cm trở lên, có từ 3 lá xanh dạng thuôn trở
lên, ở gốc xuất hiện chồi rễ hoặc nhánh con mới, cây
có hệ rễ chùm dài trên 10cm, không bị đứt, không bị
sâu bệnh, dập nát. 
2.2.2. Sản xuất cây giống Sa nhân tím từ hom gốc
Hom gốc được tách từ khóm cây mẹ: Từ khóm cây
mẹ, tiến hành nhổ tỉa các nhánh cây sa nhân bánh tẻ (1-
2 tuổi) chưa từng ra hoa quả ở gốc, gốc có mang theo
1-2 đoạn thân ngầm có rễ dài 20-30cm. Thời gian tách
vào khoảng tháng 2-3 trước khi cây ra hoa. Số nhánh
tách không quá 1/3 tổng số nhánh trong khóm. Dùng
dao tách từng nhánh, cắt bỏ bớt các thân rễ, rễ phụ. Nếu
cây quá cao thì cắt bỏ phần ngọn mang lá, chỉ giữ lại
phần gốc có chiều cao 30-40cm.
Chú ý, giữ ẩm rễ bằng cách hồ rễ (nhúng gốc, rễ vào
hỗn hợp đất mùn với nước pha loãng). Khi tách và vận
chuyển cây con tránh xây sát thân ngầm. Tốt nhất tách
hom gốc ngày nào trồng ngay vào ngày đó. Nếu chưa
trồng ngay, phải giâm hom gốc trong đất ẩm, dưới độ
tàn che khoảng 0,5- 0,6, thời gian bảo quản không quá
1 tuần.
2.3. Trồng và chăm sóc Sa nhân tím
- Thời vụ trồng: Vụ xuân: tháng 2-4 là tốt nhất; Vụ
thu: tháng 8-9.
- Mật độ: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của khu
rừng mà trồng với mật độ là 1.200 cây/ha (cự ly
1,5x2m); 1.600 cây/ha (cự ly 2x3m);
2.500 cây/ha (cự ly 2x2m).
- Xử lý thực bì: Điều chỉnh độ tàn che,
để lại các cây gỗ và cây gỗ tái sinh có giá
trị, đảm bảo độ tàn che đạt 40-60%. Mật
độ cây gỗ để lại từ 100 cây đối với cây gỗ
có đường kính ngang ngực (D1.3) trên
20cm và 200 cây có D1.3 nhỏ hơn 20cm.
Các cây để lại phân bố đều. Phát toàn bộ
thảm tươi, cây bụi, dây leo, bụi rậm dưới
tán rừng, băm nhỏ rồi rải đều trên mặt đất
hoặc gom lại 1 chỗ để đắp vào gốc cây
mới trồng, chú ý để lại cây gỗ tái sinh có
giá trị. Rẫy, phát cỏ và cuốc xới xung
quanh hố trồng đường kính rộng 1,0-
1,2m. 
- Làm đất cục bộ trước khi trồng ít nhất
là 20-30 ngày. 
- Đào hố: Hố được bố trí theo hàng
song song với đường đồng mức. Khi cuốc
hố, để riêng lớp đất mặt 1 bên ở phía trên
dốc. Kích thước hố 50x30x20cm cho
trồng bằng hom gốc. Kích thước hố
30x30x20cm cho trồng bằng cây con gieo
từ hạt (cây mạ hoặc bầu).
- Lấp hố và bón lót: Đào hố xong, lấp
hố và bón lót bằng cách lấy phần đất mặt
đã loại bỏ rễ cây, sỏi, đá, đã đập nhỏ và
trộn đều với 1kg phân chuồng hoai và
100g phân NPK (tỷ lệ 5:10:5) hoặc 200g
phân vi sinh (nếu đất trồng nghèo dinh
dưỡng), lấp đất theo hình mu rùa. 
- Trồng cây: Dùng cuốc moi đất, khơi
rộng lòng hố vừa đủ đặt hom cây. Đặt cây
hom thẳng đứng, lấp đất dày 6-10cm, lèn
chặt xung quanh gốc. Nếu trồng bầu cây
thì dùng cuốc moi đất khơi rộng lòng hố
vừa đủ đặt bầu cây, rạch bỏ vỏ bầu, không
để bầu vỡ, đặt bầu cây thẳng đứng trong
lòng hố, lấp đất dày 6-10cm, lèn chặt gốc.
Tốt nhất là trồng vào ngày mưa. Nếu
trồng không gặp mưa thì phải tưới ngay.
- Chăm sóc và bảo vệ sau khi trồng:
Trong năm đầu tiên, nếu trồng vào vụ
xuân chăm sóc 2 lần, nếu trồng vào vụ
thu, chăm sóc 1 lần, lần chăm sóc đầu tiên
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 8/2020 [13]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
được tiến hành sau khi trồng 1-2 tháng. Các năm tiếp
theo, mỗi năm chăm sóc 2-3 lần vào các tháng 2-3, 6-
7, 11-12. Chăm sóc gồm: phát dọn dây leo, cỏ dại xâm
lấn, điều chỉnh độ tàn che, xới đất xung quanh bụi Sa
nhân với đường kính rộng từ 1,0-1,5m, không được làm
tổn thương đến mầm cây đang sinh trưởng dưới mặt
đất. Bón thúc với phân chuồng hoặc 0,1kg NPK/khóm
trước mùa ra hoa, quả. 
Chú ý: Lần 1 cần phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn,
rắc gio bếp vào gốc rồi vun đất mặt đường kính 0,8m
xung quanh khóm để giúp cây sai quả, quả chắc. Lần
2: phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn, dọn vệ sinh sạch sẽ
xung quanh gốc, không để cỏ, rác phủ lên chùm quả,
xới vun gốc. Lần 3: phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn,
tỉa cây già, dọn vệ sinh sạch sẽ xung quanh gốc. Bón
thúc 100g NPK, vun đất mặt xung quanh khóm. Rào
tránh gia súc phá, thú nhỏ ăn quả.
2.4. Thu hoạch và sơ chế
Vào tháng 7-8 (vụ hè), tháng 11-12 (vụ đông) khi
quả chín già, vỏ quả chuyển sang màu tím mốc, gai trên
vỏ quả ngắn, bóp nhẹ thấy cứng, bóc vỏ ra thấy khối
hạt có màu nâu, nếm phần áo hạt có vị ngọt là thu hoạch
được. Thu hoạch bằng cách dùng dao tách lấy chùm
quả, không làm tổn thương các gốc và thân ngầm.
Quả mang về tiến hành loại bỏ tạp chất, rác, bóc bỏ
các lá vảy, lá bắc, đem phơi hoặc sấy khô ngay. Khi quả
gần khô, tách từng quả, bỏ cuống rồi phơi sấy tiếp cho
đến khi khô hẳn.
Quả khô, để nguội cho vào túi ni lông buộc chặt để
trên gác bếp hoặc nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Nếu chưa
bán được ngay thì phải kiểm tra thường xuyên, tránh
ẩm mốc.
iV. KếT Luận 
Sa nhân tím là loài có giá trị kinh tế và sinh thái cao.
Hiện nay, nhu cầu thị trường thế giới và trong nước đối
với quả và hạt khô Sa nhân tím rất lớn. Loài này rất phù
hợp khi trồng dưới tán rừng, vừa giúp tăng độ che phủ,
bảo vệ hệ sinh thái rừng, vừa nâng cao thu nhập cho
người dân. Sau 2 năm trồng có thể cho quả, thu hái
được khoảng 0,1kg quả khô/gốc.
Nghiên cứu đã hoàn chỉnh quy trình gây trồng Sa
nhân tím (Amomum longgigulare T.L.Wu) dưới tán
rừng tự nhiên ở miền núi Nghệ An. Nghiên cứu cũng
đã khuyến cáo các điều kiện sinh thái phù hợp: Địa hình
từ bằng phẳng đến dốc dưới 350; trên độ cao từ 100-
800m so với mặt nước biển; nhiệt độ tối ưu từ 20-300C;
cây rất ưa ẩm (80-85%) và râm mát (độ
tán che phù hợp nhất là 35-50%), phù hợp
trên nhiều loại đất lâm nghiệp khác nhau,
nhưng tầng đất phải dày, mát, độ ẩm cao,
nhiều mùn, thành phần cơ giới trung bình,
tơi xốp. Cần lưu ý, cây trồng từ giống cây
nuôi cấy mô hoặc giống cây ươm từ hạt
sẽ sống khoẻ hơn giống cây lấy từ hom
gốc. Khi mới trồng cần đảm bảo độ ẩm
cao và độ tán che lớn (50-60%), nhưng
khi cây lớn và cho hoa, trái thì nên giảm
độ tán che xuống còn khoảng 35%, giúp
cây ra trái tốt hơn./.
Tài liệu tham khảo: 
1. Nguyễn Quốc Bình, 2011, Nghiên cứu phân
loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
2018, Quyết định số 89/QĐ-BNN-TCLN ngày
1/01/2018 công bố Quy trình sản xuất và cho phép
phổ biến gây trồng cây sa nhân tím tại những nơi
có điều kiện sinh thái tương tự nơi khảo nghiệm.
3. Đào Thị Minh Châu và nnk, 2016, Nghiên
cứu đề xuất mô hình bảo tồn và phát triển bền
vững lâm sản ngoài gỗ nhằm phục vụ phát triển
kinh tế xã hội ở khu Dự trữ sinh quyển miền Tây
Nghệ An, Đề tài KH&CN tỉnh Nghệ An đã nghiệm
thu 2016. 
4. Đào Thị Minh Châu, Trần Minh Hợi, Trần
Huy Thái, 2014, Đa dạng các nhóm lâm sản ngoài
gỗ được khai thác từ Vườn Quốc gia Pù Mát -
Nghệ An, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 6-2014. 
5. Thủ tướng Chính phủ, 2013, Quyết định số
2355/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án phát triển
kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm
2020. 
6. UBND tỉnh Nghệ An, 2018, Quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học tỉnh Nghệ An đến 2020, tầm
nhìn 2030.
7. UBND tỉnh Nghệ An, 2017, Quyết định số
1187/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030.
8. UBND tỉnh Nghệ An, 2016, Quyết định số
1731/ QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả kiểm
kê rừng tỉnh Nghệ An. 

File đính kèm:

  • pdfthu_nghiem_trong_cay_sa_nhan_tim_duoi_tan_rung_tu_nhien_o_hu.pdf