Thông báo lâm sàng: gây mê cho người sống hiến thuỳ phổi đầu tiên tại Việt Nam

TÓM TẮT

Ngày 21 - 2 - 2017, ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện

thành công tại Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y. Phổi hiến lấy từ thuỳ dưới phổi trái của

bác và thuỳ dưới phổi phải của bố ghép cho bệnh nhi 7 tuổi được chẩn đoán giãn phế quản

bẩm sinh lan tỏa, biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng độ III, có chỉ định ghép

phổi. Hai bệnh nhân hiến phổi được gây mê nội khí quản hai nòng, thông khí một phổi trong

quá trình phẫu thuật. Hoá giải giãn cơ bằng sugammadex khi kết thúc phẫu thuật, rút ống nội

khí quản tại phòng mổ. Kiểm soát đau sau mổ đường ngoài màng cứng ngực và 2 bệnh nhân

đều hồi phục tốt sau mổ.

pdf 7 trang phuongnguyen 8700
Bạn đang xem tài liệu "Thông báo lâm sàng: gây mê cho người sống hiến thuỳ phổi đầu tiên tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thông báo lâm sàng: gây mê cho người sống hiến thuỳ phổi đầu tiên tại Việt Nam

Thông báo lâm sàng: gây mê cho người sống hiến thuỳ phổi đầu tiên tại Việt Nam
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
 114
THÔNG BÁO LÂM SÀNG: GÂY MÊ CHO NGƯỜI SỐNG 
HIẾN THUỲ PHỔI ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM 
 Đỗ Quyết*; Nguyễn Trường Giang*; Trần Viết Tiến*; Hoàng Văn Chương* 
 Trần Đắc Tiệp*; Võ Văn Hiển*; Tạ Bá Thắng*; Đào Thị Khánh*; Nguyễn Trung Kiên* 
TÓM TẮT 
Ngày 21 - 2 - 2017, ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện 
thành công tại Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y. Phổi hiến lấy từ thuỳ dưới phổi trái của 
bác và thuỳ dưới phổi phải của bố ghép cho bệnh nhi 7 tuổi được chẩn đoán giãn phế quản 
bẩm sinh lan tỏa, biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng độ III, có chỉ định ghép 
phổi. Hai bệnh nhân hiến phổi được gây mê nội khí quản hai nòng, thông khí một phổi trong 
quá trình phẫu thuật. Hoá giải giãn cơ bằng sugammadex khi kết thúc phẫu thuật, rút ống nội 
khí quản tại phòng mổ. Kiểm soát đau sau mổ đường ngoài màng cứng ngực và 2 bệnh nhân 
đều hồi phục tốt sau mổ. 
* Từ khoá: Gây mê cắt thuỳ phổi từ người cho sống; Thông khí một phổi; Sugammadex; 
Giảm đau ngoài màng cứng ngực. 
Case Report: Anesthesia for the First Living Donor Lobar Lung in 
Vietnam 
Summary 
The first bilateral living donor lobar lung transplantation was performed successfully in 
103 Military Hospital, Vietnam Military Medical University on February 21, 2017. Living donor 
lobar lung came from his uncle’s left lower lobar and his father’s right lower lobar in order to 
implant to 7 years old patient who was diagnosed diffuse congenital bronchiectasis with 
respiratory failure, chronic cor-pulmonal, severe malnutrition. Donors were performed general 
anesthesia with double lumen tracheal tube and one lung ventilation during surgery. 
Neuromuscular was reversed by sugammadex then extubated at the end of surgeries in 
operating room. Postoperative pain was managed by thoracic epidural anesthesia and both of 
them got well recover after surgery. 
* Keywords: Anesthesia for living-donor lobar lung; One lung ventilation; Sugammadex; 
Thoracic epidural analgesia. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ca ghép phổi đầu tiên thực hiện tại Đại 
học Mississipi năm 1963 cho bệnh nhân (BN) 
nam 58 tuổi bị ung thư phế quản gốc trái 
đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của nền 
y học thế giới dù BN chỉ sống được 18 ngày 
sau ghép. Ghép thuỳ phổi từ hai người cho 
sống đầu tiên được thực hiện thành công 
tại Nhật Bản năm 1998 ở BN nữ 24 tuổi 
* Học viện Quân y 
** Bệnh viện Quân y 103 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (drkien103103@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 16/05/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/06/2018 
 Ngày bài báo được đăng: 25/06/2018 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
 115 
từ nguồn cho từ thùy dưới phổi trái của 
mẹ và thùy dưới phổi phải của chị gái. BN 
xuất viện sau ghép 61 ngày và trở lại 
cuộc sống bình thường, thể trạng tốt, 
dung tích sống đạt 1,77 lít [10]. Thành 
công này mở ra một hướng mới giúp tăng 
số lượng BN được ghép phổi từ người 
cho sống. Hiện nay, ghép phổi đã được 
chấp nhận rộng rãi, là phương pháp điều 
trị cho một số bệnh lý phổi giai đoạn cuối. 
Một trong những điều người hiến thuỳ 
phổi quan tâm là đau sau mổ và quá trình 
bình phục như thế nào. Những tiến bộ 
trong phẫu thuật lồng ngực cũng như gây 
mê hồi sức (GMHS) đã có đóng góp tích 
cực điều trị phát triển ghép phổi [5]. 
Thành công từ ca ghép hai thùy phổi đầu 
tiên từ người cho sống ngày 21 - 2 - 2017 
đánh dấu sự phát triển của Y học Việt Nam. 
GMHS không những phải tạo điều kiện 
thuận lợi nhất cho phẫu thuật lấy thuỳ 
phổi hiến mà còn giúp người hiến thuỳ 
phổi nhanh bình phục về thể chất và tinh 
thần sau phẫu thuật. Mục tiêu bài báo: 
Phân tích về phương diện GMHS trong 
quá trình lấy phổi đảm bảo chất lượng 
thùy phổi hiến, cũng như tăng cường hồi 
phục sau mổ của người hiến thuỳ phổi. 
GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH HIẾN PHỔI 
TỪ NGƯỜI SỐNG KHỎE MẠNH VÀ 
KẾT QUẢ 
1. Chuẩn bị BN trước hiến phổi. 
BN là người cho sống khỏe mạnh, 
được khám chuyên khoa tim mạch, hô hấp, 
hoàn thành các xét nghiệm thường quy, 
xét nghiệm miễn dịch và đo chức năng 
hô hấp chuẩn bị trước hiến theo quy định, 
có kết luận đủ tiêu chuẩn hiến thuỳ phổi. 
Quá trình chuẩn bị trước mổ, BN được 
giải thích về phẫu thuật lấy thuỳ phổi có 
nội soi hỗ trợ, chống đau và bình phục 
sau mổ. Catheter ngoài màng cứng ngực 
kiểm soát đau sau mổ được đặt từ chiều 
hôm trước mổ tại Khoa Điều trị Tích cực. 
* Tiến hành đặt catheter ngoài màng 
cứng ngực: 
- BN được giải thích về kỹ thuật đặt 
catheter ngoài màng cứng ngực. 
- Lắp monitoring theo dõi mạch, ECG, 
Sp02, huyết áp không xâm lấn mỗi 2 phút, 
đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi truyền 
dịch tinh thể. 
- Tiến hành kỹ thuật: 
+ BN nằm trên giường, tư thế nghiêng 
trái, đầu cúi sát vào ngực, hai chân co, 
đùi gập sát vào bụng. Sát trùng da vùng 
lưng bằng betadin 10% ba lần. 
+ Tê tại chỗ vùng chọc kim T6 - T7 bằng 
lidocain 2%. 
+ Chọc kim Touhy qua da, tổ chức 
dưới da, dây chằng vàng, xác định kim 
Touhy đã vào khoang ngoài màng cứng 
bằng nghiệm pháp “mất sức cản”. 
+ Luồn catheter vào khoang ngoài màng 
cứng và cố định ở vạch 5 cm. 
+ Thử test 3 ml lidocain 1,5% + adrenalin 
1/200.000 để khẳng định đầu catheter 
không nằm trong mạch máu hoặc trong 
khoang dưới nhện. Cố định catheter bằng 
opsite. Chuyển BN về tư thế nằm ngửa. 
2. Gây mê. 
* Chuẩn bị trước khi khởi mê: 
BN ở tư thế nằm ngửa trên bàn mổ, 
cho thở oxy 100% 4 l/phút. Theo dõi điện tim, 
huyết áp không xâm nhập, SpO2, EtCO2 
qua monitor Nihon Kohden, theo dõi độ 
mê BIS qua điện cực trán, đo độ giãn cơ 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
 116
TOF-watch tay cùng bên với thùy phổi 
hiến, đo thân nhiệt ngoại vi. Làm ấm bằng 
máy thổi hơi ấm, bao chân phòng chống 
huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Đặt 
tĩnh mạch ngoại vi tay đối diện thùy phổi 
hiến bằng kim 18G truyền dung dịch natri 
clorua 0,9%. 
* Khởi mê: 
- Khởi mê bằng propofol nồng độ đích 
tại não (Ce) 4,0 mcg/ml, fentanyl 4 mcg/kg, 
rocuronium 1 mg/kg. Khi đạt hiệu quả giãn 
cơ tối đa (TOF bằng 0), đặt ống nội khí 
quản (NKQ) 2 nòng Robert shaw nhánh 
(T) cỡ 37F. Tay phải dùng ngón trỏ và 
ngón cái mở miệng BN, tay trái đưa đèn 
NKQ nhẹ nhàng vào khoang miệng, tiến 
về phía trước gạt lưỡi sang bên trái. 
Nâng lưỡi đèn theo hướng chếch 45º, 
điều chỉnh lưỡi đèn để quan sát rõ lỗ 
thanh môn. 
- Tay phải cầm ống NKQ 2 nòng nhẹ 
nhàng đưa ống qua lỗ thanh môn vào khí 
quản từ vị trí 3 giờ. Khi đầu ống đi qua hai 
dây thanh âm thì xoay ống NKQ ngược 
chiều kim đồng hồ một góc 90o về vị trí 
12 giờ. 
 - Rút nòng kim loại, đẩy ống NKQ vào 
sâu trong phế quản đến khi thấy lực cản 
nhẹ thì dừng lại. 
 - Bơm hai bóng chèn, nối 2 nòng ống 
NKQ với máy thở qua chạc ba chữ Y, 
quan sát thán đồ và áp lực đường thở, 
nghe phổi kiểm tra thông khí. 
- Kiểm tra vị trí của ống NKQ 2 nòng 
bằng ống nội soi phế quản sợi mềm. Cố 
định ống NKQ bằng băng dính, lắp đầu 
nối ống NKQ với dây thở. Thông khí hai 
phổi qua máy thở Datex Omeha Advance 
chế độ kiểm soát thể tích với Vt = 10 ml/kg; 
tần số thở 12 chu kỳ/phút; tỷ lệ I:E = 1:2. 
- Đặt catheter động mạch quay ở tay 
đối diện với bên lấy thùy phổi, theo dõi 
huyết áp động mạch xâm nhập. Đặt thêm 
đường truyền tĩnh mạch ngoại vi. 
- Chuyển tư thế BN nghiêng phải 900 
(đối với BN hiến thùy phổi trái) và nghiêng 
trái 900 (đối với BN hiến thùy dưới phổi 
phải). Kiểm tra lại vị trí của ống NKQ 
bằng ống nội soi mềm trước khi rạch da 
phẫu thuật. 
* Duy trì mê: 
- Duy trì mê bằng propofol qua máy 
truyền kiểm soát nồng độ đích tại não 
(Ce) điều chỉnh 3 - 5 mcg/ml để duy trì 
độ mê BIS từ 50 - 70; truyền liên tục 
tĩnh mạch qua bơm tiêm điện fentanyl 
2 mcg/kg/giờ; rocuronium nhắc lại 0,5 mg/kg 
khi TOF ≥ 2 twitch. 
- Tiêm liều đầu khoang ngoài màng 
cứng 5 ml ropivacain 0,2%, sau đó truyền 
liên tục 4 ml/giờ qua catheter ngoài màng 
cứng đã được đặt hôm trước mổ. 
- Duy trì thở máy mode A/C khi thông 
khí hai phổi. 
- Giai đoạn thông khí một phổi: kẹp 
nhánh trái của ống NKQ để ngừng thông 
khí phổi trái (đối với BN lấy thùy dưới 
phổi trái) hoặc nhánh chung để ngừng 
thông khí phổi phải (đối với BN lấy thùy 
dưới phổi phải), làm xẹp phổi khi đưa 
trocar vào khoang màng phổi. Tăng tần 
số thở lên 16 lần/phút, giảm Vt xuống 
7 ml/kg, điều chỉnh thông khí dựa vào 
giá trị EtCO2 và kết quả xét nghiệm khí 
máu động mạch: EtCO2 trong phạm vi 
35 - 40 mmHg, PaCO2 từ 40 - 45 mmHg. 
- Lấy thùy phổi ghép: 
+ Tiêm tĩnh mạch solumedron 500 mg; 
heparin 6.000 UI trước khi kẹp cắt động 
mạch phổi, kiểm tra ACT đạt giá trị trên 
200 giây. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
 117 
+ Phẫu thuật viên tiến hành giải phóng 
và khống chế động mạch, tĩnh mạch phổi, 
khí quản và tiến hành cắt thùy phổi. Thuỳ 
phổi được lấy ra đặt trên bàn rửa phổi 
(backtable), vận chuyển sang phòng mổ 
ghép để rửa phổi theo quy trình trước khi 
ghép vào người nhận. 
+ Tiếp tục cầm máu các vết khâu, đặt 
dẫn lưu dịch màng phổi. 
+ Trung hòa heparin bằng protamin 
6.000 UI (tỷ lệ 1:1). Kiểm tra giá trị ACT 
sau khi trung hòa 110 giây. 
- Giai đoạn thông khí hai phổi trở lại: 
hút sạch dịch tiết, dịch máu trong phế 
quản trước khi bóp bóng thông khí làm 
nở phổi trở lại. Bóp bóng từ từ để làm nở 
phổi, kiểm tra có rò khí ở mỏm phế quản 
không. Sau khi khẳng định không có rò khí, 
đặt dẫn lưu khoang màng phổi, chuyển 
sang thông khí qua máy chế độ A/C, đóng 
vết mổ, băng vô khuẩn, chuyển BN về tư 
thế nằm ngửa. Ngừng thuốc mê và thuốc 
giảm đau đường tĩnh mạch. 
* Kết thúc phẫu thuật, chuyển BN về 
Khoa Hồi sức Tích cực: 
- Chụp C-arm lồng ngực thấy phổi hai 
bên nở tốt, các dẫn lưu đúng vị trí. 
- Hoá giải giãn cơ bằng sugammadex 
4 mg/kg tiêm tĩnh mạch. Sau khi ngừng 
thuốc mê và trung hòa giãn cơ bằng 
sugammadex, BN tỉnh táo, tự thở thỏa 
đáng qua ống NKQ Vt > 5 ml/kg, kiểm tra 
sức cơ bằng cách yêu cầu BN nắm tay chặt, 
đáp ứng tốt: TOF > 90%. Hút sạch dịch 
tiết trong ống NKQ và miệng BN trước khi 
rút ống NKQ. 
- 2 BN hiến thuỳ phổi đều được rút 
ống NKQ sau gây mê thuận lợi. Sau rút 
ống NKQ, BN tỉnh táo, đáp ứng tốt theo 
mệnh lệnh, tự thở thỏa đáng tần số thở 
16 - 18 lần/phút, thở O2 100% 4 l/phút 
qua mũi, SpO2 99 - 100%. 
- Trong quá trình phẫu thuật, huyết 
động và thông khí được duy trì ổn định; 
các thông số mạch, ECG, huyết áp, SpO2 
duy trì trong giới hạn bình thường, không 
có diễn biến bất thường nào trong quá 
trình gây mê phẫu thuật. 
- Chuyển BN về Khoa Hồi sức Tích 
cực tiếp tục theo dõi, duy trì giảm đau sau 
mổ bằng truyền liên tục ngoài màng cứng 
ngực ropivacain 0,2% + fentanyl 2 mcg/ml 
tốc độ 3 - 5 ml/giờ, kết hợp perfalgan 
truyền tĩnh mạch sáng 1 g, chiều 1 g. 
Mức độ đau được đánh giá theo thang 
điểm VAS trong phạm vi 0 - 2 trong 72 giờ 
sau phẫu thuật. Rút catheter ngoài màng 
cứng sau mổ 72 giờ. 
BÀN LUẬN 
Phẫu thuật lấy thuỳ phổi ở người hiến 
thực chất là phẫu thuật cắt thuỳ phổi ở 
người khoẻ mạnh. Để có kết quả tốt, 
ngoài yếu tố động viên giải thích kỹ cho 
người hiến từ trước mổ, cần đặt biệt 
lưu tâm về thông khí một phổi, hoá giải 
giãn cơ, cũng như kiểm soát đau sau mổ. 
Đây là các nội dung vừa đảm bảo an toàn 
trong gây mê phẫu thuật lấy thuỳ phổi, 
vừa giúp tăng cường hồi phục nhanh sau 
mổ hiến thuỳ phổi. 
1. Kiểm soát huyết động và hô hấp 
trong thông khí một phổi. 
Phẫu thuật cắt thùy phổi là một trong 
những phẫu thuật có nguy cơ cao do can 
thiệp liên quan trực tiếp đến hai chức năng 
sống quan trọng là hô hấp và tuần hoàn. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
 118
Trong phẫu thuật cắt thuỳ phổi, BN ở tư 
thế nằm nghiêng sang bên để tạo thuận 
lợi cho phẫu thuật. Phổi ở dưới (phổi phụ 
thuộc) được tưới máu nhiều hơn do trọng 
lực và phổi ở trên (phổi không phụ thuộc) 
có độ đàn hồi hơn và dễ thông khí hơn 
gây ra shunt phổi. Cơ chế co mạch phổi 
do thiếu oxy vẫn chưa được hiểu biết đầy 
đủ, có thể là đáp ứng trực tiếp với hạ oxy 
máu tĩnh mạch trộn và phế nang, hoặc 
giải phóng ra các chất có hoạt tính co 
mạch trong khi thiếu oxy gây ra co mạch 
máu phổi. 
Thay đổi thông khí khi thông khí một 
phổi ở tư thế nằm nghiêng góp phần gây 
ra các vấn đề về đảm bảo oxy. Giãn nở 
phổi bị hạn chế do trọng lực của trung thất, 
cơ hoành hạn chế di chuyển, một bên 
thành ngực không di động. Điều này dẫn 
tới xẹp phổi bên phổi phụ thuộc, giảm bề 
mặt phổi được thông khí. Kết quả là co 
mạch phổi do thiếu oxy, tăng sức cản 
mạch máu ở phổi phụ thuộc và dòng máu 
tới phổi không phụ thuộc nhiều hơn. Hơn 
nữa, tăng áp lực thông khí và thể tích của 
phổi phụ thuộc cản trở tưới máu, dẫn tới 
tăng tưới máu phổi không phụ thuộc và 
tăng shunt tĩnh mạch. Cuối cùng, thông 
khí kém sẽ dẫn tới tổn thương phổi. 
Thông khí giảm, tưới máu tăng ở phổi 
phụ thuộc, lưu lượng dòng máu phổi 
chiếm 80%. Ngược lại, phổi không phụ 
thuộc thông khí tăng, tưới máu giảm, 
chiếm 20% lưu lượng máu phổi [8]. 
Trong 2 BN phẫu thuật lấy thuỳ phổi 
hiến trên, chúng tôi sử dụng chế độ thông 
khí kiểm soát thể tích, thể tích khí lưu 
thông tương đối thấp (7 ml/kg khi thông 
khí một phổi) để hạn chế tổn thương áp 
lực. Đồng thời xét nghiệm khí máu động 
mạch 15 phút/lần tại phòng mổ để xác 
định PaCO2, pH nhằm điều chỉnh kịp thời 
ngay trong mổ. Cả 2 BN đều tự dung nạp 
tốt trong quá trình thông khí một phổi, 
SpO2 luôn duy trì ở mức 100%, EtCO2 
dao động trong khoảng 30 - 40 mmHg, 
các chỉ số khí máu động mạch trong giới 
hạn bình thường trong suốt cuộc mổ. 
2. Hoá giải giãn cơ bằng sugammadex 
khi kết thúc cuộc mổ. 
Sử dụng thuốc giãn cơ nhằm tạo điều 
kiện thuận lợi cho phẫu thuật. Hoá giải 
giãn cơ không tốt có nguy cơ tái giãn cơ 
sau mổ, BN thông khí tự chủ chưa thoả 
đáng, dễ xẹp phổi và gây ra các biến 
chứng hô hấp sau mổ phổi. Rocuronium 
là thuốc giãn cơ không khử cực nhóm 
aminosteroid có tác dụng phong bế thần 
kinh cơ tốt, hiệu quả tác dụng nhanh, 
được đưa vào thực hành lâm sàng từ 
những năm 90 của thế kỷ XX [4]. Có thể 
sử dụng neostigmin hoá giải giãn cơ nhờ 
ức chế acetylcholinesterase làm tăng 
nồng độ acetylcholin tại bản vận động. 
Nghiên cứu quan sát tiến cứu trên 3.000 BN 
hóa giải với neostigmin tại Bệnh viện Đa 
khoa Massachusetts (Mỹ) cho thấy liều 
cao của neostigmin làm kéo dài thời gian 
ra khỏi phòng hồi tỉnh và kéo dài thời gian 
nằm viện sau mổ. Ngoài ra, việc sử dụng 
neostigmin mà không theo dõi độ giãn cơ 
là một yếu tố nguy cơ độc lập của phù 
phổi và phải đặt lại ống NKQ [9]. 
Hiện nay, sugammadex là thuốc hoá 
giải giãn cơ hiệu quả của rocuronium. 
Đây là một cyclodextrin gama biến đổi có 
tác dụng gắn kết chọn lọc với phân tử 
thuốc giãn cơ (rocuronium, veccuronium) 
trong huyết tương để tạo thành một 
phức hợp rất chặt chẽ ở tỷ lệ 1:1 [3, 6]. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
 119 
Một nghiên cứu đa trung tâm đánh giá 
hiệu quả và sự an toàn của sugammadex 
trên BN có bệnh lý hô hấp (n = 77) cho 
thấy với liều sugammadex 2 mg/kg hóa 
giải nhanh, hoàn toàn và hiệu quả trên cả 
BN có bệnh lý hô hấp [1]. 
Đối với cả 2 BN trên, chúng tôi tiến 
hành hóa giải giãn cơ rocuronium bằng 
sugammadex 2 mg/kg cho hiệu quả tốt. 
Sau khi tiêm 4 phút, giá trị TOF của cả 
2 BN đều đạt 100%. BN được rút ống 
NKQ nòng đôi ngay sau phẫu thuật trong 
tình trạng thở tốt, Sp02 luôn duy trì ở mức 
99 - 100% mà không cần đổi sang ống 
NKQ nòng đơn. 
3. Giảm đau sau phẫu thuật qua 
catheter ngoài màng cứng ngực. 
Phẫu thuật lồng ngực được coi là phẫu 
thuật gây đau nhiều nhất ảnh hưởng tới 
thông khí và quá trình hồi phục của BN 
sau mổ. Gây tê ngoài màng cứng được 
coi như “tiêu chuẩn vàng” để giảm đau 
sau phẫu thuật lớn ở ngực, bụng chi 
dưới, phẫu thuật chỉnh hình và mạch máu 
so với sử dụng opioid toàn thân. Giảm 
đau đường ngoài màng cứng còn làm 
giảm tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật ở 
BN nguy cơ cao và cải thiện kết quả phẫu 
thuật. Giảm đau đường ngoài màng cứng 
bằng thuốc tê từ trước, trong và sau phẫu 
thuật có khả năng làm giảm đáp ứng sinh 
lý với phẫu thuật và làm giảm tỷ lệ biến 
chứng so với giảm đau bằng opioid đường 
toàn thân nhờ ngăn chặn phản xạ ức chế 
cơ hoành [2]. 
Giảm đau đường ngoài màng cứng 
bằng thuốc tê ngăn chặn phản xạ ức chế 
cơ hoành nhờ chặn đường dẫn truyền 
hướng tâm, do đó làm tăng hiệu quả 
thông khí phổi sau mổ, giảm dung tích 
cặn chức năng (FRC), giảm tỷ lệ thuyên 
tắc phổi và các biến chứng tim mạch, hồi 
phục nhanh nhu động ruột, đồng thời cải 
thiện chức năng cơ tim [7, 11]. 
Giảm đau ngoài màng cứng bằng 
thuốc tê phối hợp opioid với liều lượng 
thích hợp giúp tăng hiệu quả và kéo dài 
thời gian giảm đau, không liên quan đến 
hạ huyết áp, nôn hay buồn nôn. Trong hai 
ca hiến thuỳ phổi trên, tối ưu hoá giảm 
đau trong và sau mổ bằng dung dịch 
ropivacain 0,2% phối hợp fentanyl 2 mcg/ml 
dung dịch. Sử dụng dung dịch thuốc tê 
tiêm khoang ngoài màng cứng ngực để 
giảm đau phối hợp từ trong mổ nhằm 
ngăn chặn phản xạ ức chế cơ hoành. 
Hơn nữa, BN còn được dùng phối hợp 
perfalgan 2 g/ngày để tăng hiệu quả của 
giảm đau đa mô thức. Nhờ hiệu quả giảm 
đau tốt, điểm VAS luôn ở mức 1 - 3, cả 
2 BN đều tham gia tập thở lý liệu pháp tốt 
nên phục hồi nhanh sau mổ. 
KẾT LUẬN 
Gây mê hồi sức cho BN hiến thuỳ phổi 
từ người cho sống thành công góp phần 
vào thành công cho ca ghép phổi đầu tiên 
tại Việt Nam. Ngoài các vấn đề về hoà hợp 
miễn dịch, chuẩn bị trước mổ, quá trình 
GMHS cần đặc biệt lưu ý tới thông khí một 
phổi, sử dụng thuốc hoá giải giãn cơ và 
kiểm soát tốt đau sau mổ đường ngoài 
màng cứng ngực nhằm tăng cường hồi phục 
sau mổ cho người sống hiến thuỳ phổi. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 
 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Amao R et al. Use of sugammadex in 
patients with a history of pulmonary disease. J 
Clin Anesth. 2012, 24 (4), pp.289-297. 
2. Ballantyne J.C et al. The comparative 
effects of postoperative analgesic therapies 
on pulmonary outcome: Cumulative meta-
analysis of randomized, controlled trials. 
Anesth Analg. 1998, 86 (3), pp.598-612. 
3. Bruintjes M et al. Deep neuromuscular 
block to optimize surgical space conditions 
during laparoscopic surgery: A systematic 
review and meta-analysis. British Journal of 
Anaesthesia. 2017, 118 (6), pp.834-842. 
4. Castro D.S. Jr et al. Sugammadex 
reduces postoperative pain after laparoscopic 
bariatric surgery: A randomized trial. Surg 
Laparosc Endosc Percutan Tech. 2014, 24 
(5), pp.420-423. 
5. Date H. Update on living donor lobar 
lung transplantation. Curr Opin Organ Transplant. 
2011, 16 (5), pp.453-457. 
6. Madsen M.V et al. Deep neuromuscular 
blockade and low insufflation pressure during 
laparoscopic hysterectomy. Dan Med J. 2017, 
64 (5). 
7. Pansard J.L et al. Effects of thoracic 
extradural block on diaphragmatic electrical 
activity and contractility after upper abdominal 
surgery. Anesthesiology. 1993, 78 (1), pp.63-71. 
8. Rippin B.D, S Kritzinger. One lung 
ventilation anaesthesia tutorial of the week 145. 
World Federation of Societies of Anaesthesiologists. 
2009, pp.1-6.  
One lung ventilation.pdf(ATOTW 145). 
9. Sasaki N et al. Effects of neostigmine 
reversal of nondepolarizing neuromuscular 
blocking agents on postoperative respiratory 
outcomes: A prospective study. Anesthesiology. 
2014, 121 (5), pp.959-968. 
10. Shimizu N et al. First successful 
bilateral living-donor lobar lung transplantation 
in Japan. Nihon Geka Gakkai Zasshi. 1999, 
100 (12), pp.806-814. 
11. Tuman K.J et al. Effects of epidural 
anesthesia and analgesia on coagulation and 
outcome after major vascular surgery. 
Anesthesia and Analgesia. 1991, 73 (6), 
pp.696-704.

File đính kèm:

  • pdfthong_bao_lam_sang_gay_me_cho_nguoi_song_hien_thuy_phoi_dau.pdf