Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ

thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016 - 2020 đã được ban hành và có

hiệu lực thi hành. Bên cạnh những kết quả đạt được về thoái vốn tại các DNNN ở Việt Nam còn có những

bất cập về cơ chế chính sách và trong công tác triển khai thoái vốn nhà nước tại DN. Bài viết nhằm chỉ ra

thực trạng và một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thoái vốn DN, từ đó đề cập đến một số giải pháp nhằm

khắc phục những hạn chế trong công tác thoái vốn nhà nước tại DN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

của các DNNN.

pdf 4 trang phuongnguyen 80
Bạn đang xem tài liệu "Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp

Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp
47Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙCÂSoá 11 (196) - 2019
Thoái vốn tại các DNNN ở Việt Nam hiện nay 
đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, 
đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết nhằm 
nâng cao hiệu quả hoạt động tại các DNNN, 
giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Với 
sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng 
Chính phủ về tái cơ cấu DN thì nhiều văn bản 
quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ 
cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN giai 
đoạn 2016 - 2020 đã được ban hành và có hiệu 
lực thi hành, cụ thể như: Nghị định 126/2017/
NĐ-CP, Quyết định 1232/QĐ-TTg, Nghị định 
số 32/2018/NĐ-CP, các Nghị định về điều lệ và 
tổ chức hoạt động của các tập đoàn kinh tế và 
tổng công ty nhà nước... Các quy định mới này 
đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm việc 
thoái vốn được chặt chẽ, công khai minh bạch 
hơn, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước... Công tác 
thoái vốn nhà nước tại các DNNN trong 6 tháng 
đầu năm 2019 đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, về số lượng DN thoái vốn:
Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 
17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì giai 
đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 
tỷ đồng vốn nhà nước tại các DN, trong đó: Năm 
2017 thực hiện thoái vốn tại 135 DN; năm 2018 
thực hiện thoái vốn tại 181 DN; năm 2019 thực 
hiện thoái vốn tại 62 DN; năm 2020 thực hiện 
thoái vốn tại 28 DN. Đồng thời, theo kế hoạch 
cơ cấu lại DN được phê duyệt, các tập đoàn, 
tổng công ty, DNNN phải thực hiện thoái vốn 
tại các ngành, lĩnh vực không thuộc ngành, nghề 
kinh doanh chính. 
Thứ hai, về số vốn thoái tại các DNNN: Từ 
năm 2016 đến tháng 6 năm 2019: Tổng số thoái 
24.157 tỷ đồng, thu về 169.787 tỷ đồng, trong đó: 
- Lũy kế từ năm 2017 đến tháng 6/2019: 
Thoái vốn nhà nước tại 87 đơn vị thuộc Quyết 
định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ 
THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP - 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
TS. Nguyễn Thị Thanh*
Ngày nhận bài: 4/10/2019
Ngày chuyển phản biện: 6/10/2019
Ngày nhận phản biện: 19/10/2019
Ngày chấp nhận đăng: 23/10/2019
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ 
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016 - 2020 đã được ban hành và có 
hiệu lực thi hành. Bên cạnh những kết quả đạt được về thoái vốn tại các DNNN ở Việt Nam còn có những 
bất cập về cơ chế chính sách và trong công tác triển khai thoái vốn nhà nước tại DN. Bài viết nhằm chỉ ra 
thực trạng và một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thoái vốn DN, từ đó đề cập đến một số giải pháp nhằm 
khắc phục những hạn chế trong công tác thoái vốn nhà nước tại DN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
của các DNNN.
• Từ khóa: thoái vốn; DNNN.
With the drastic directions of the Government 
and the Prime Minister for reengineering the 
corporations, from 2016 to 2020 many legal 
documents, policies on the State capital 
divestment in State-owned enterprises 
were issued and taken effect. Besides those 
achievements, there are still some issues about 
the policies and conducting the State capital 
divestment in those enterprises. This essay points 
out the current situations and some reasons 
affecting the State capital divestment in State-
owned enterprises to enhance the efficiency of the 
corporations.
• Keywords: capital divestment, corporation, state-
owned enterprises.
* Học viện Tài chính
48 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
tướng Chính phủ với giá trị 4.549 tỷ đồng, thu về 
8.765 tỷ đồng. Như vậy, việc triển khai thoái vốn 
nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg còn 
chậm, chỉ có 87 đơn vị thực hiện thoái vốn theo 
kế hoạch với tổng giá trị thoái khoảng 4.549 tỷ 
đồng (7,5% kế hoạch), không đạt kế hoạch đề ra.
- Tình hình thoái vốn nhà nước tại các DN 
ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg: Từ năm 
2017 đến tháng 6/2019: cả nước đã thoái 3.785 
tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản 
thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại 
Sabeco).
- Tình hình thoái vốn của các tập đoàn, tổng 
công ty, DNNN theo Đề án cơ cấu lại: Từ năm 
2016 đến tháng 6/2019, các tập đoàn, tổng công 
ty nhà nước thực hiện thoái 15.821 tỷ đồng, thu 
về 50.630 tỷ đồng, trong đó:
+ Thoái vốn tại các lĩnh vực nhạy cảm được 
4.617 tỷ đồng, thu về 5.888 tỷ đồng;
+ Thoái vốn tại các lĩnh vực khác được 4.917 
tỷ đồng, thu về 8.807 tỷ đồng;
+ SCIC thực hiện thoái vốn với giá trị 6.286 
tỷ đồng, thu về 35.933 tỷ đồng.
Tình hình thoái vốn nhà nước tại DNNN ở 
Việt Nam trong những tháng đầu năm 2019 
được thể hiện qua các khía cạnh sau:
* Về những kết quả đạt được
Thứ nhất, về cơ chế chính sách
Để phục vụ việc tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới 
và nâng cao hiệu quả DN nhà nước giai đoạn 
2016-2020, đến nay cơ bản hệ thống chính sách 
đã được ban hành đầy đủ, tạo khung pháp lý 
cho các DN, tổ chức triển khai, thực hiện, cụ 
thể: Ngày 08/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị 
định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 
13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào DN và 
quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN, Bộ Tài 
chính đã ban hành Thông tư số 59/2018/TT-
BTC ngày 16/7/2018 sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 
31/12/2015 của Bộ Tài chính về đầu tư vốn nhà 
nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại 
DN và 02 Quy chế mẫu hướng dẫn Nghị định số 
32/2018/NĐ-CP.
Nghị định và Thông tư đã bổ sung các nội 
dung mới: về nguyên tắc chuyển nhượng vốn 
nhà nước/vốn của DNNN đầu tư tại DN khác; 
quy định về xác định giá khởi điểm khi thực 
hiện chuyển nhượng vốn nhà nước/vốn của 
DNNN đầu tư tại DN khác; quy định về thẩm 
quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước/
vốn của DNNN đầu tư tại công ty cổ phần, công 
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; 
quy định về phương thức chuyển nhượng vốn 
nhà nước/vốn của DNNN đầu tư tại DN khác; 
quy định về xác định giá bán cổ phần mà nhà 
đầu tư phải thanh toán khi cơ quan đại diện chủ 
sở hữu/DNNN thực hiện giao dịch ngoài sàn để 
chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm 
yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng 
khoán; quy định về ghi nhận vốn đầu tư ra ngoài 
của DNNN theo Hợp đồng Hợp tác kinh doanh 
(BCC) và chuyển nhượng vốn đầu tư tham gia 
Hợp đồng BCC; quy định về trách nhiệm của 
người đại diện trong việc thu cổ tức, lợi nhuận 
được chia vào Ngân sách nhà nước.
Thứ hai, về thực trạng công tác thực hiện 
thoái vốn nhà nước tại DN
Về cơ bản, các DN đã tích cực triển khai 
thoái vốn theo phương án đã được cấp có thẩm 
quyền phê duyệt, trong đó: cụ thể đã thu gọn 
các ngành nghề không phù hợp để tập trung vào 
những ngành, lĩnh vực kinh doanh chính. Đồng 
thời đã chủ động phân tích và đánh giá hiện 
trạng, xây dựng kế hoạch, thiết lập các giải pháp 
tối ưu để cơ cấu tài chính; xây dựng phương án 
huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn 
trong chiến lược tổng thể dài hạn cũng như trong 
từng giai đoạn cụ thể của DN...
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 
DN thực hiện theo phương án cơ cấu lại được 
nâng cao, nhiều DN (đặc biệt là các DN thuộc 
Bộ Quốc phòng như Tập đoàn Viễn thông quân 
đội - Viettel, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn...) 
đã tạo ra được các sản phẩm có giá trị cao, xây 
dựng được thương hiệu có uy tín, ảnh hưởng lớn 
trong khu vực và quốc tế về nhiều lĩnh vực như 
dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, cảng biển, 
bay dịch vụ...
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC Soá 11 (196) - 2019
49Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙCÂSoá 11 (196) - 2019
* Về những hạn chế trong công tác thoái 
vốn nhà nước tại DN
Về cơ chế chính sách
Việc sử dụng các công cụ quản lý nhà nước 
đối với các DNNN bằng các văn bản dưới luật 
dẫn đến hiệu lực thực thi chưa cao, làm giảm 
hiệu quả của quản lý nhà nước đối với DNNN 
nói chung và gây khó khăn cho hoạt động kiểm 
soát, giám sát của Nhà nước và trong công tác 
thoái vốn nhà nước đối với các DN.
Bên cạnh đó một số Bộ, ngành, địa phương, 
tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN còn gặp 
vướng mắc khi triển khai thực hiện một số nội 
dung về sắp xếp, phê duyệt phương án sử dụng 
đất, xác định giá trị DN, phần vốn nhà nước để 
thoái vốn theo quy định tại các Nghị định số 
126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, Nghị định 
số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị 
định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018.
Tồn tại trong công tác triển khai thực hiện 
thoái vốn nhà nước tại DN
+ Hiện nay, có những khoản đầu tư tại một 
số DN phải thực hiện công tác đấu giá nhiều lần 
nhưng không bán được do không có nhà đầu tư 
quan tâm. Việc thực hiện thoái vốn nhiều lần 
làm tăng chi phí thoái vốn, có thể bằng khoản 
vốn phải thoái (đối với những danh mục phải 
thoái có giá trị nhỏ). Việc thoái vốn nhiều lần 
cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất 
kinh doanh; ảnh hưởng đến tâm lý của người 
lao động.
+ Phần lớn các đơn vị tư vấn đều đặt địa điểm 
tại các thành phố lớn, vì vậy khi triển khai thoái 
vốn tại các địa phương, một số nơi khó tìm được 
đơn vị tư vấn để thực hiện.
+ Một số DN có phần lúng túng trong quá 
trình thoái vốn tại các đơn vị có dự án thua lỗ. 
Đơn cử trường hợp Nhà máy Bột giấy Phương 
Nam (Tổng công ty Giấy Việt Nam) đã đấu giá 
3-4 lần, nhưng không có nhà đầu tư mua. Tổng 
công ty Thép Việt Nam nếu muốn thoái vốn ở 
Nhà máy Gang thép Thái Nguyên cũng không 
dễ làm, bởi tại DN này vẫn còn tranh chấp pháp 
lý giữa đơn vị thi công và chủ đầu tư, phải xác 
định rõ sai phạm.
* Nguyên nhân của hạn chế
Công tác thoái vốn nhà nước tại các DN có 
nhiều tồn tại do ảnh hưởng của 2 nhóm nguyên 
nhân khách quan và chủ quan:
Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan
- Do quy mô thị trường chứng khoán trong 
nước còn chưa đủ lớn, khó có thể hấp thụ hết 
toàn bộ số vốn mà DNNN thoái trong một 
khoảng thời gian nhất định, phát triển chưa 
bền vững nên giá cổ phiếu trên thị trường tăng 
giảm bất thường, dẫn đến khó khăn cho việc 
thoái vốn. 
- Các DN thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 
này hầu hết là các DN lớn, có tình hình tài chính 
phức tạp, sở hữu nhiều đất đai; hoặc là các DN 
hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với 
các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò 
quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các 
chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa 
phương.
Thứ hai, các nguyên nhân chủ quan
- Nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa nắm 
bắt được đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng 
Chính phủ tại Quyết định số 707/QĐ-TTg về 
việc thực hiện xây dựng, phê duyệt hoặc trình 
cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án thoái 
vốn nhà nước đối với các DNNN trực thuộc từ 
đó gây khó khăn, chậm trễ trong công tác triển 
khai thoái vốn nhà nước tại DNNN.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện của một 
số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng 
công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc 
triển khai kế hoạch thoái vốn tại DNNN theo 
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vai trò, nhận 
thức, trách nhiệm của người đứng đầu DN, đơn 
vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi 
mới hoạt động của DN, công khai minh bạch, 
đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc 
thị trường, chống lợi ích nhóm trong thoái vốn 
nhà nước. 
- Một số đơn vị thuộc diện thoái vốn đang 
bị cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện thanh tra, 
kiểm tra, điều tra vì vi phạm các quy định về 
quản lý sử dụng vốn nhà nước theo quy định 
hiện hành. Thoái vốn ở các DN Nhà nước còn 
vướng những thủ tục trong quá trình thẩm định, 
50 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
định giá khiến cho đối tác mua không thể quyết 
định.
* Những giải pháp khắc phục hạn chế trong 
công tác thoái vốn nhà nước 
Trong bối cảnh hiện nay, muốn đẩy nhanh 
tiến độ thoái vốn nhà nước, cần sử dụng đồng 
bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, giải pháp về cơ chế chính sách: 
Cần phải rà soát các luật sửa đổi, bổ sung liên 
quan đến DNNN trong công tác thoái vốn như: 
Luật DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Luật Quản 
lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, 
kinh doanh tại DN (Bộ Tài chính);... Đồng thời 
tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý 
về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN và 
DN có vốn nhà nước về thoái vốn nhà nước 
tại DN; Bộ Tài chính cần rà soát các văn bản 
pháp luật liên quan đến thoái vốn, đặc biệt là 
Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 
167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-
CP, Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg và các 
Thông tư hướng dẫn, rà soát, báo cáo Thủ tướng 
Chính phủ xem xét về cơ chế xử lý đối với các 
khoản vốn phải thoái nhỏ, đã tổ chức thoái vốn 
nhiều lần nhưng không thành công, đồng thời 
các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ 
Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ 
quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm 
vụ khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn 
các Nghị định của Chính phủ trong việc nâng 
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và 
đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước (như Nghị 
định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, 
Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 
32/2018/NĐ-CP...).
 Thứ hai, giải pháp về quá trình triển khai 
thực hiện thoái vốn nhà nước 
- Tăng cường trách nhiệm của cơ quan đại 
diện chủ sở hữu, lãnh đạo địa phương, DN trong 
việc thực hiện phương án thoái vốn nhà nước 
tại các DNNN. Tăng cường giám sát quá trình 
tái cơ cấu. Thủ trưởng, người đứng đầu các Bộ, 
ngành, địa phương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà 
nước tại DN phải chịu trách nhiệm đôn đốc, 
triển khai thoái vốn theo đúng quyết định của 
Thủ tướng Chính phủ.
- Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN tiếp tục 
rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng các định 
mức kinh tế kỹ thuật đối với các hoạt động của 
DN làm cơ sở để quản lý, kiểm tra, giám sát DN.
- Triển khai thoái vốn nhà nước tại DN và các 
DN thành viên theo phương án cơ cấu lại được 
cấp có thẩm quyền phê duyệt. Rà soát, điều 
chỉnh các nội dung chưa đem lại hiệu quả cao 
khi triển khai công tác thoái vốn tại DN.
- Tiếp tục đổi mới quản trị DN trên tất cả các 
mặt phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhằm nâng 
cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản 
xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao hiệu quả 
sử dụng vốn, sức cạnh tranh và phát triển bền 
vững. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán 
nội bộ. Cần vận hành lại, cơ cấu lại các dự án 
thua lỗ, yếu kém trước khi thoái vốn, cổ phần 
hóa. Những trường hợp đặc biệt thua lỗ kéo dài, 
“chết lâm sàng từ lâu” phải thoái ra để cắt lỗ.
- Các DN thuộc diện phải thoái vốn cần khẩn 
trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử 
dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy 
định của pháp luật.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc niêm yết trên 
thị trường chứng khoán và tăng cường thanh 
tra, kiểm tra, giám sát công khai minh bạch các 
trường hợp làm chậm, cố tình không làm. 
Tài liệu tham khảo: 
Chinhphu.vn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo tình hình thoái vốn 
DNNN 6 tháng đầu năm 2018.
Bộ Tài chính, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện đề án 
tái cơ cấu lại DN nhà nước giai đoạn 2017 - 2018.
Quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ 
tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn 
nhà nước và danh mục DNNN.
Quyết định 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 về 
phê duyệt Danh mục DN có vốn nhà nước thực hiện thoái 
vốn giai đoạn 2017 - 2020.
Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 quy 
định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký 
giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của DNNN.
Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về đầu tư vốn nhà nước 
vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN.
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC Soá 11 (196) - 2019

File đính kèm:

  • pdfthoai_von_nha_nuoc_tai_doanh_nghiep_thuc_trang_va_giai_phap.pdf