Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học đại cương ở trường Đại học kỹ thuật

TÓM TẮT

Bản đồ tư duy là một sơ đồ được sử dụng để phác thảo trực quan thông tin. Bản đồ tư duy thường

được tạo ra xung quanh một từ hoặc văn bản và đặt ở trung tâm, những ý tưởng liên quan, lời nói

và khái niệm được thêm vào. Nội dung chính được tạo ra từ một nút trung tâm, và loại nhỏ hơn là

các chi nhánh của nội dung chính. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học là một trong những

phương pháp giảng dạy tích cực, sáng kiến này sẽ giúp giảng viên tính linh hoạt, tiết kiệm thời

gian trong giảng dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tư duy, ghi nhớ, kỹ

năng hội họa, tạo tâm lý thoải mái, kích thích sự quan tâm của sinh viên trong học tập.

Bài viết này sẽ hướng dẫn giáo viên và sinh viên trong trường đại học kỹ thuật sử dụng bản đồ tư

duy trong hoạt động dạy và học môn hóa học để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy và

học. Từ đó thu được kết quả học tập cao hơn và tạo ra một môi trường học tập tích cực hơn.

Từ khóa: Bản đồ tư duy, kĩ thuật dạy học, dạy học tích cực, thực nghiệm, thí nghiệm

pdf 6 trang phuongnguyen 7560
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học đại cương ở trường Đại học kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học đại cương ở trường Đại học kỹ thuật

Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học đại cương ở trường Đại học kỹ thuật
Nguyễn Ngọc Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 120(06): 197 – 202 
197 
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY 
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT 
Nguyễn Ngọc Tuấn1,Trần Trung Ninh2 
1Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên, 
2Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 
TÓM TẮT 
Bản đồ tƣ duy là một sơ đồ đƣợc sử dụng để phác thảo trực quan thông tin. Bản đồ tƣ duy thƣờng 
đƣợc tạo ra xung quanh một từ hoặc văn bản và đặt ở trung tâm, những ý tƣởng liên quan, lời nói 
và khái niệm đƣợc thêm vào. Nội dung chính đƣợc tạo ra từ một nút trung tâm, và loại nhỏ hơn là 
các chi nhánh của nội dung chính. Sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học là một trong những 
phƣơng pháp giảng dạy tích cực, sáng kiến này sẽ giúp giảng viên tính linh hoạt, tiết kiệm thời 
gian trong giảng dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tƣ duy, ghi nhớ, kỹ 
năng hội họa, tạo tâm lý thoải mái, kích thích sự quan tâm của sinh viên trong học tập. 
Bài viết này sẽ hƣớng dẫn giáo viên và sinh viên trong trƣờng đại học kỹ thuật sử dụng bản đồ tƣ 
duy trong hoạt động dạy và học môn hóa học để góp phần vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy và 
học. Từ đó thu đƣợc kết quả học tập cao hơn và tạo ra một môi trƣờng học tập tích cực hơn. 
Từ khóa: Bản đồ tư duy, kĩ thuật dạy học, dạy học tích cực, thực nghiệm, thí nghiệm 
MỞ ĐẦU* 
Đổi mới phƣơng pháp dạy học là một trong 
những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo 
dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lƣợng 
giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên có thể thấy 
một thực tế là trong khi các trƣờng phổ thông 
đang tích cực tiến hành đổi mới phƣơng pháp 
giảng dạy và đem lại kết quả khả quan thì hầu 
nhƣ các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học 
vẫn chƣa quan tâm nhiều tới điều này. 
Phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu ở các trƣờng 
chuyên nghiệp vẫn là giảng viên thuyết trình, 
sinh viên thụ động trong việc tiếp nhận và 
làm chủ kiến thức, chƣa phát huy đƣợc tính 
tích cực, khả năng tƣ duy sáng tạo và hứng 
thú học tập của sinh viên. 
Bài báo này giới thiệu kỹ thuật dạy học sử 
dụng bản đồ tƣ duy (BĐTD) khi dạy các bài 
thực hành ở môn Hóa học Đại cƣơng ở các 
trƣờng đại học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu 
quả dạy học. 
NỘI DUNG 
Giới thiệu về bản đồ tƣ duy (BĐTD) và các 
bƣớc thiết kế dạy học theo BĐTD 
Giới thiệu bản đồ tư duy 
Bản đồ tƣ duy (BĐTD) còn gọi là lƣợc đồ tƣ 
duy, sơ đồ tƣ duy... là một hình thức ghi chép 
*
 Tel: 0986 796536, Email: tuanhoa.cntt@gmail.com 
sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào 
sâu các ý tƣởng, đƣợc xây dựng và phát triển 
bởi tác giả Tony Buzan. BĐTD đƣợc đánh giá 
là công cụ tƣ duy của thế kỷ 21, đƣợc ứng 
dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực trong 
đó có giáo dục[4]. 
Sử dụng BĐTD trong dạy học là một kỹ thuật 
dạy học tích cực, giúp giảng viên chủ động, 
linh hoạt, tiết kiệm thời gian trong việc giảng 
dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa tính sáng 
tạo, khả năng tƣ duy, ghi nhớ, năng khiếu hội 
họa, đồng thời tạo tâm lí thoải mái, kích thích 
hứng thú học tập của sinh viên. 
Các bước thiết kế dạy học theo BĐTD 
Bước 1: Xác định kiến thức trọng tâm 
Trƣớc khi thiết kế bài dạy, việc đầu tiên là 
cần xác định rõ kiến thức trọng tâm của bài. 
Từ đó, rút ra những yêu cầu cần thiết ở ngƣời 
học và phƣơng pháp dạy học của giảng viên. 
Bước 2: Xác định mục tiêu của bài học. Mục 
tiêu của bài học gồm ba thành tố: Kiến thức, 
kĩ năng, thái độ (khi xác định mục tiêu bài học 
cần chú ý tới những kiến thức và đặc biệt là các 
kĩ năng, thái độ ẩn chứa trong nội dung bài). 
Mục tiêu đƣợc thể hiện bằng các động từ có 
thể lƣợng hóa đƣợc với các mức độ: Biết – 
Hiểu – Vận dụng và vận dụng sáng tạo. 
Nguyễn Ngọc Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 120(06): 197 – 202 
198 
Bước 3: Lựa chọn phương pháp và phương 
tiện dạy học 
Lựa chọn phương pháp dạy học 
Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung kiến 
thức truyền đạt và kiểu bài lên lớp để lựa 
chọn phƣơng pháp dạy học sao cho thích hợp. 
Khi đã chọn đƣợc phƣơng pháp dạy học cho 
tiết học, giảng viên cần phải ghi vào sơ đồ và 
thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch. Hiện 
nay, phƣơng pháp sử dụng có hiệu quả hơn cả 
là phƣơng pháp dạy học phức hợp, tức là, 
giảng viên sử dụng phối hợp các phƣơng pháp 
và kĩ thuật dạy học tích cực để đạt hiệu quả 
cao nhất cho tiết học. 
Chuẩn bị phương tiện dạy học 
Chuẩn bị thiết bị dạy học cần thiết cho một 
tiết học nhƣ sau: 
Dụng cụ, hóa chất, các thiết bị, máy móc nhƣ 
Projector, máy tính . . . Các phần mềm mô 
phỏng, thí nghiệm ảo, các video clipCác 
bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài 
tập, các câu hỏi hoặc dụng cụ học tập cần có 
và thứ tự sử dụng và thực hiện nó. 
Cần chỉ rõ công việc của giảng viên, công 
việc của từng cá nhân hoặc nhóm sinh viên 
trong việc chuẩn bị này. 
Bước 4: Lựa chọn phương pháp kiểm tra và 
đánh giá sinh viên 
Có thể lựa chọn một trong hai cách để tiến 
hành kiểm tra và đánh giá sinh viên nhƣ sau: 
Phiếu giao nhiệm vụ có tác dụng rất mạnh 
trong học tập hợp tác, thảo luận nhóm. Cần 
phải xây dựng câu hỏi và bài tập trong phiếu 
học tập sao cho phát huy đƣợc năng lực nhận 
thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
cho sinh viên. 
Bài tập củng cố phải có tác dụng hệ thống hóa 
kiến thức hoặc vận dụng kiến thức vừa học 
xong [6]. 
Bước 5:Thiết kế hoạt động dạy học theo bản 
đồ tư duy dựa vào phần mềm Mindjet 
Mindmanager Pro 8.0. 
Sử dụng BĐTD để dạy các bài thực hành 
hóa học ở trƣờng Đại học kỹ thuật 
Hóa học là một môn khoa học lý thuyết và 
thực nghiệm, bài thực hành hóa học là cầu nối 
giữa lý thuyết và thực hành. Vì vậy các bài 
thực hành hóa học có một ý nghĩa quan trọng 
trong việc dạy học hóa học. Qua bài thực 
hành, sinh viên có điều kiện kiểm chứng lại 
các kiến thức đã học, từ đó thêm hiểu, khắc 
sâu và nhớ lâu kiến thức, bài thực hành còn 
giúp nâng cao lòng tin của sinh viên vào khoa 
học, hình thành ở sinh viên các kỹ năng thực 
hành, từ đó giúp sinh viên phát triển tƣ duy 
một cách toàn diện, hệ thống. 
Học phần Hóa học đại cƣơng ở các trƣờng 
Đại học kỹ thuật không chuyên Hóa thƣờng 
gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành đƣợc 
tách riêng, phần thực hành thƣờng đƣợc tiến 
hành sau khi kết thúc phần lý thuyết, mỗi bài 
thực hành thƣờng gồm từ 3 đến 4 thí nghiệm. 
Có thể tóm tắt hoạt động dạy và học bài thực 
hành với BĐTD thành các bƣớc chính nhƣ sau: 
Bƣớc 1. Chuẩn bị 
Để chuẩn bị tốt cho tiết thực hành, giảng viên 
chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các 
nhóm thiết kế BĐTD cho các thí nghiệm có 
trong bài thực hành gồm các nhánh chính: 
Dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành, hiện 
tƣợng, giải thích (Hình 1). Có thể đính kèm 
hoặc Hyperlink đến các video hƣớng (dẫn 
thao tác thí nghiệm)[4],[7]. 
Bước 2. Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp 
Một buổi thực hành thƣờng gồm 4 phần: 
Ôn lại cơ sở lý thuyết và cách tiến hành thí 
nghiệm (25 - 30 phút) 
Hoạt động 1: Mỗi nhóm cử một sinh viên lên 
trình bày một thí nghiệm gồm mục đích, yêu 
cầu, cách tiến hành, những điểm cần lƣu ý. 
Sinh viên cụ thể hóa bằng BĐTD gồm các 
nhánh chính: dụng cụ, hóa chất, cách tiến 
hành (mô tả bằng hình ảnh). 
Hoạt động 2: Sinh viên các nhóm khác đóng 
góp, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. 
Hoạt động 3: Giảng viên hƣớng dẫn, bổ sung, 
chỉnh sửa và nhấn mạnh những điểm cần lƣu 
ý khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo thí 
nghiệm tiến hành an toàn, thành công.
Nguyễn Ngọc Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 120(06): 197 – 202 
199 
Hình 1: Thiết kế bản đồ tư duy cho một thí nghiệm hóa học 
Hình 2: BĐTD thí nghiệm tốc độ phản ứng hóa học 
Tiến hành làm thí nghiệm (110 – 120 phút) 
Các nhóm tiến hành làm
. 
Báo cáo kết quả thí nghiệm (25 - 30 phút) 
Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, giải 
thích các hiện tƣợng xẩy ra. 
Giảng viên chỉnh sửa, bổ sung và kết luận. 
Công việc cuối buổi thực hành (5 – 10 phút) 
Giảng viên yêu cầu sinh viên về nhà hoàn 
thiện báo cáo thực hành bằng BĐTD (Mỗi thí 
nghiệm là một BĐTD ) gồm các nhánh chính: 
Dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành, hiện 
tƣợng, giải thích, những điểm cần lƣu ý. 
Ví dụ: Dạy bài thực hành “Các yếu tố ảnh 
hƣởng tới tốc độ phản ứng” 
Sinh viên đã đƣợc tìm hiểu các yếu tố ảnh 
hƣởng tới tốc độ phản ứng trong phần lý 
thuyết. Bài thực hành sẽ giúp sinh viên kiểm 
chứng và làm rõ hơn các kiến thức đã học. 
Giảng viên yêu cầu các nhóm sinh viên thiết 
kế BĐTD cho các thí nghiệm để chuẩn bị cho 
buổi thực hành, khuyến khích sinh viên phát 
huy tối đa năng khiếu hội họa, trí tƣởng 
tƣợng, khả năng tƣ duy sáng tạo. 
Trong giờ thực hành, giảng viên tổ chức sinh 
viên thực hiện các hoạt động dạy học nhƣ đã 
trình bày ở bƣớc 2 
BĐTD của một trong các thí nghiệm sử dụng 
trong bài dạy đƣợc trình bày ở hình 2. 
Kết quả thực nghiệm sƣ phạm 
Chúng tôi thực hiện điều tra sinh viên bằng 
việc phát phiếu điều tra và xử lý kết quả điều 
tra, từ đó chúng tôi so sánh việc sử dụng bản 
đồ tƣ duy trong dạy học với các phƣơng pháp 
dạy học truyền thống. 
Nguyễn Ngọc Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 120(06): 197 – 202 
200 
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO SINH VIÊN 
Họ và tên: .. 
Lớp : ....... 
1. Sau khi học các bài học đƣợc thiết kế theo lƣợc đồ tƣ duy và tự mình thiết các hoạt động 
trƣớc khi lên lớp bằng bản đồ tƣ duy, hãy cho biết ý kiến của bản thân ( đánh dấu x vào ô 
chọn ) 
 Không thích 
 Bình thƣờng 
 Rất thích 
Ý kiến khác: 
........................ 
. 
2. Khả năng tiếp thu kiến thức của em nhƣ thế nào khi học và tự học các bài thiết kế theo sơ 
đồ tƣ duy? 
 Khó tiếp thu 
 Bình thƣờng 
 Dễ tiếp thu 
 Rất dễ tiếp thu 
3. Là ngƣời sử dụng bản đồ tƣ duy, theo em việc sử dụng bản đồ tƣ duy dễ hay khó ? 
 Quá khó 
 Bình thƣờng 
 Dễ 
4. Để SVcó thể học tốt các bài sử dụng bản đồ tƣ duy các thầy, cô nên: 
 Thƣờng xuyên dạy học các bài học bằng bản đồ tƣ duy 
 Chia các nhóm và giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu cho các nhóm 
 Khuyến khích học sinh xây dựng hoạt động học tập trƣớc khi lên lớp 
Ý kiến khác:  
Qua thống kê phiếu điều tra của 100 sinh viên, các em đều cho rằng các bài dạy sử dụng bản đồ 
tƣ duy giúp các em dễ tiếp thu kiến thức, 98% các em cho rằng việc sử dụng bản đồ tƣ để thiết kế 
các hoạt động học tập trƣớc khi lên lớp là rất tốt, nó giúp các em chủ động trong việc tiếp thu 
kiến thức trên lớp. 
So sánh kỹ thuật dạy học truyền thống và sử dụng BĐTD 
Qua thực nghiệm sƣ phạm, đã nhận thấy sự khác biệt giữa kỹ thuật dạy truyền thống và sử dụng 
BĐTD nhƣ sau: 
Nguyễn Ngọc Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 120(06): 197 – 202 
201 
So sánh kỹ thuật dạy học truyền thống và sử dụng BĐTD 
Dạy học truyền thống Kỹ thuật sử dụng BĐTD 
* Đối với giảng viên 
GV bị động và phụ thuộc về thời gian theo cách 
trình bày của SV. 
* Đối với sinh viên 
- Phần ôn tập kiến thức: Với cách trình bày thí 
nghiệm theo một trình tự cố định (Thƣờng là 
tên thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất, cách tiến 
hành, hiện tƣợng, giải thích, những điểm cần 
lƣu ý), dƣới hình thức liệt kê thông thƣờng 
(mục 1, 2, *, gạch đầu dòng,), tạo cho SV 
cảm giác nhàm chán vì các bƣớc lặp đi lặp lại, 
khi thuyết trình luôn trong tâm lý căng thẳng, 
sợ quên kiến thức và nhầm lẫn giữa các bƣớc. 
- Phần tiến hành thí nghiệm: SV lúng túng khi 
chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, đặc biệt hay quên 
trình tự và thao tác tiến hành thí nghiệm. 
- Phần viết báo cáo thực hành: SV gần nhƣ hệ 
thống lại toàn bộ kiến thức dƣới hình thức liệt 
kê. 
* Nhận xét chung 
Phƣơng pháp dạy học truyền thống chƣa kích 
thích đƣợc sự sáng tạo, hứng thú học tập của 
SV. 
* Đối với giảng viên 
- GV chủ động, tiết kiệm thời gian, dễ theo dõi và bổ 
sung cho SV trong quá trình thực hành. 
* Đối với sinh viên 
- Phần ôn tập kiến thức: BĐTD trình bày các thí 
nghiệm theo 1 trình tự logic, khoa học nhƣng không 
cố định và cứng nhắc, giúp SV chủ động, linh hoạt 
khi thuyết trình nhƣng vẫn đảm bảo kiểm soát đƣợc 
thời gian cũng nhƣ nội dung cần trình bày. BĐTD 
giúp SV phát huy đƣợc tính sáng tạo, năng khiếu hội 
họa khi sử dụng màu sắc, hình ảnh, từ ngữ theo ý 
chủ quan để vẽ các dụng cụ, hóa chất và mô tả cách 
tiến hành thí nghiệm. 
- Phần tiến hành thí nghiệm: chỉ cần nhìn qua BĐTD 
sinh viên có thể biết ngay các dụng cụ, hóa chất cần 
chuẩn bị và hình dung ra cách tiến hành thí nghiệm 
từ đó giúp SV thực hành theo một quy trình khoa 
học, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lƣợng giờ 
học. 
- Phần viết báo cáo thực hành: sử dụng BĐTD giúp 
sinh viên hệ thống kiến thức một cách ngắn ngọn, 
súc tích, dễ đọc, dễ nhớ nhƣng vẫn bao quát đƣợc cả 
thí nghiệm. 
* Nhận xét chung 
Sử dụng BĐTD trong dạy và học các buổi thực hành 
đã tạo ra một môi trƣờng học tập tích cực, SV hứng 
thú, sôi nổi, sáng tạo trong giờ học, khả năng tiếp 
thu và nhớ bài tốt hơn, bên cạnh đó còn hình thành 
cho SV một số kỹ năng mềm nhƣ làm việc theo 
nhóm, thuyết trình trƣớc đám đông. 
KẾT LUẬN 
Sử dụng BĐTD trong dạy và học thực hành 
hóa học là một kỹ thuật dạy học tích cực, giúp 
giảng viên chủ động, linh hoạt, tiết kiệm thời 
gian, sinh viên hiểu đƣợc nội dung bài học 
một cách rõ ràng và nhanh nhất theo sơ đồ 
kiến thức đƣợc hệ thống một cách khoa học, 
việc ghi nhớ, ôn tập cũng hiệu quả hơn, nhìn 
vào BĐTD sinh viên có thể hình dung ra ngay 
các dụng cụ, hóa chất cần chuẩn bị và cách 
tiến hành thí nghiệm. Khi thiết kế BĐTD sinh 
viên phát huy tối đa trí tƣởng tƣợng, năng 
khiếu hội họa, khả năng tƣ duy logic khoa 
học. Ngoài ra sử dụng BĐTD còn giúp sinh 
viên kết hợp trí tuệ cá nhân với trí tuệ tập thể 
một cách hiệu quả, hình thành cho sinh viên 
các kĩ năng thực hành, kĩ năng thuyết trình, kĩ 
năng làm việc theo nhóm. 
BĐTD thực sự là một công cụ tƣ duy hệ 
thống, hiệu quả mang lại những lợi ích to lớn 
trong hoạt động dạy và học ở các trƣờng đại 
học kỹ thuật, góp phần đổi mới phƣơng pháp, 
nâng cao chất lƣợng giáo dục, hƣớng sinh 
viên đến sự phát triển toàn diện, đáp ứng các 
nhu cầu nhân lực cho quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Đình Châu, “Sử dụng Bản đồ tƣ duy-một 
biện pháp hiệu quả hỗ trợ HS học tập môn toán”, 
Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 9-2009. 
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ 
tư duy-công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công 
Nguyễn Ngọc Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 120(06): 197 – 202 
202 
tác quản lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, 
số 147 ngày 14/9/2010. 
3. Nguyễn Cƣơng (2005), Phương pháp dạy học 
Hóa học – tập 1, Nxb Giáo dục 
4. Tony Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng 
hợp – TP Hồ Chí Minh 
5. Đặng Xuân Hải(2013), Kỹ thuật dạy học trong 
đào tạo tín chỉ, Nxb Bách Khoa, Hà Nội 
6. Nguyễn Ngọc Tuấn(2008), Luận văn thạc sĩ , 
Đại học Giáo dục 
7. Joyce Wycoff, (2008) Ứng dụng Bản đồ tư duy, 
Nxb Lao động – Xã hội. 
SUMMARY 
DESIGN AND USE MAP OF THOUGHT IN GENERAL TEACHING 
IN CHEMICAL ENGINEERING UNIVERSITY 
Nguyen Ngoc Tuan
1*
, Tran Trung Ninh
2 
1College of Information and Communication Technology – TNU, 
2Ha Noi National University of Education 
A mind map is a diagram used to visually outline information. A mind map is often created around 
a single word or text, placed in the center, to which associated ideas, words and concepts are 
added. Major categories radiate from a central node, and lesser categories are sub-branches of 
larger branches. Categories can represent words, ideas, tasks, or other items related to a central key 
word or idea.. Using mind maps in teaching is a positive teaching technicts, help faculty initiative, 
flexibility, saving time in teaching, help students maximize their creativity, ability from only, 
remember, painting skills, and create psychological comfort, stimulate students' interest in 
learning. 
This article will guide teachers and students in Technical University use mind maps in chemical 
practices to contribute to the renewal of teaching and learning methods, resulted in higher learning 
and building create a more positive learning environment. 
Keywords: Mind map, teaching techniques, active teaching, experiment, experiment 
Ngày nhận bài:31/12/2014; Ngày phản biện:22/1/2014; Ngày duyệt đăng:09/6/2014 
Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hiền Lan – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN 
*
 Tel: 0986 796536, Email: tuanhoa.cntt@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_va_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_hoa_hoc_dai.pdf