Thiết kế hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ cho trạm phát điện tàu biển

Tóm tắt

Phụ tải điện năng của trạm phát điện tàu biển có đặc điểm là biến thiên theo thời gian,

ngẫu nhiên và phụ thuộc vào chế độ làm việc của con tàu. Do vậy, trong quá trình hoạt

động của trạm phát điện tàu biển, các máy phát điện có thể làm việc độc lập hoặc song

song với nhau, thường xuyên xảy ra sự thay đổi tải, làm cho các máy phát điện liên tục

phân chia công suất tác dụng để giữ trạng thái cân bằng về công suất tác dụng giữa các

máy phát điện. Với những sự thay đổi tải lớn, đột ngột, dẫn đến sự chênh lệch lớn công

suất tác dụng giữa các máy phát điện, thì trạm phát điện có thể dẫn đến mất ổn định. Để

phân chia công suất tác dụng giữa các máy phát điện trong trạm phát điện, sử dụng hệ

thống phân chia công suất tác dụng được thiết kế theo phương pháp truyền thống. Tuy

nhiên, hệ thống phân chia công suất tác dụng này, được xây dựng theo phương pháp

truyền thống, vì vậy hệ thống chỉ làm việc tốt trong điều kiện nhất định quanh điểm làm

việc cho phép. Trạm phát điện tàu biển là hệ thống có đặc điểm phi tuyến mạnh, tải điện

năng thay đổi ngẫu nhiên, vì vậy hệ thống phân chia công suất tác dụng truyền thống sẽ

làm việc không hiệu quả, khi chế độ làm việc thay đổi và điểm làm việc thay đổi trong

phạm vi rộng. Để giải quyết vấn đề này, bài báo đề xuất xây dựng hệ thống phân chia

công suất tác dụng ứng dụng logic mờ, nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống phân

chia công suất tác dụng truyền thống, cải thiện chất lượng cho trạm phát điện tàu biển.

Từ khóa: Trạm phát điện tàu biển, hệ thống phân chia công suất tác dụng, logic mờ, phụ tải điện

pdf 6 trang phuongnguyen 2700
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ cho trạm phát điện tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ cho trạm phát điện tàu biển

Thiết kế hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ cho trạm phát điện tàu biển
 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 43 
THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN CHIA CÔNG SUẤT TÁC DỤNG MỜ 
CHO TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU BIỂN 
DESIGN OF FUZZY ACTIVE POWER SHARING SYSTEM 
FOR MARINE POWER STATION 
NGUYỄN KHẮC KHIÊM1, HOÀNG ĐỨC TUẤN2 
1Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
2 Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
Tóm tắt 
Phụ tải điện năng của trạm phát điện tàu biển có đặc điểm là biến thiên theo thời gian, 
ngẫu nhiên và phụ thuộc vào chế độ làm việc của con tàu. Do vậy, trong quá trình hoạt 
động của trạm phát điện tàu biển, các máy phát điện có thể làm việc độc lập hoặc song 
song với nhau, thường xuyên xảy ra sự thay đổi tải, làm cho các máy phát điện liên tục 
phân chia công suất tác dụng để giữ trạng thái cân bằng về công suất tác dụng giữa các 
máy phát điện. Với những sự thay đổi tải lớn, đột ngột, dẫn đến sự chênh lệch lớn công 
suất tác dụng giữa các máy phát điện, thì trạm phát điện có thể dẫn đến mất ổn định. Để 
phân chia công suất tác dụng giữa các máy phát điện trong trạm phát điện, sử dụng hệ 
thống phân chia công suất tác dụng được thiết kế theo phương pháp truyền thống. Tuy 
nhiên, hệ thống phân chia công suất tác dụng này, được xây dựng theo phương pháp 
truyền thống, vì vậy hệ thống chỉ làm việc tốt trong điều kiện nhất định quanh điểm làm 
việc cho phép. Trạm phát điện tàu biển là hệ thống có đặc điểm phi tuyến mạnh, tải điện 
năng thay đổi ngẫu nhiên, vì vậy hệ thống phân chia công suất tác dụng truyền thống sẽ 
làm việc không hiệu quả, khi chế độ làm việc thay đổi và điểm làm việc thay đổi trong 
phạm vi rộng. Để giải quyết vấn đề này, bài báo đề xuất xây dựng hệ thống phân chia 
công suất tác dụng ứng dụng logic mờ, nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống phân 
chia công suất tác dụng truyền thống, cải thiện chất lượng cho trạm phát điện tàu biển. 
Từ khóa: Trạm phát điện tàu biển, hệ thống phân chia công suất tác dụng, logic mờ, phụ tải điện. 
Abstract 
The electric loads of the marine power station are characterized by time-varying, random 
and depending on the working mode of the ship. Therefore, during the operation of the 
marine power station, the generators can work independently or in parallel, frequently 
occurring load changes, which cause the generator to continually share active power is to 
maintain the equilibrium of operating power between generators. With sudden and large 
load changes, resulting in a large difference in activepower between generators, the 
marine power station can lead to instability. In order to share the active power between 
generators in the marine power station, the activepower sharing system is designed 
according to the traditional method. However, this performance-sharing system, built on a 
traditional approach, so the system only works well under certain conditions around the 
operating point. The marine power station is a system with a strong nonlinear 
characteristic, randomly changing load power, so a traditional active power sharing 
system will be ineffective when the operating mode changes and work points vary widely. 
To solve this problem, the paper proposes to build an activepower sharing system that 
uses fuzzy logic to overcome the disadvantages of a traditional activepower sharing 
system, improve the quality of the marine power station. 
Keywords: Marine power station, activepower sharing system, fuzzy logic, electric loads. 
1. Giới thiệu 
Trên tàu biển, nguồn điện năng cơ bản được tạo ra bởi các máy phát điện đồng bộ ba pha được 
truyền động bởi các động cơ Diesel, Turbin... Tuỳ theo chế độ hoạt động của con tàu, mà các máy phát 
điện có thể làm việc độc lập hoặc song song với nhau. Đặc điểm của lưới điện tàu biển là lưới mềm có 
sự thay đổi điện áp, tần số và sự chênh lệch công suất giữa các máy phát điện công tác song song 
thường xuyên xảy ra, do công suất của tải tương đối lớn so với công suất của máy phát điện, hơn nữa 
phụ tải thay đổi bất thường phụ thuộc vào chế độ hoạt động của con tàu. Nếu sự phân bố công suất 
giữa các máy phát điện chênh lệch nhau quá lớn, vượt quá giới hạn cho phép thì có thể dẫn đến sự 
cướp tải giữa các máy phát điện dẫn tới mất ổn định, gây ra mất điện toàn tàu. Theo quy định của 
Đăng kiểm thì giới hạn này không vượt quá 10% công suất của máy phát điện lớn nhất [1, 5]. 
Do tính chất quan trọng như vậy, mà việc nghiên cứu nâng cao chất lượng và ổn định hệ thống 
năng lượng, trong đó hệ thống tự động phân chia công suất tác dụng giữa các máy phát điện khi chúng 
công tác song song là một việc cần thiết, quan trọng không thể thiếu trong hệ thống điện tàu biển. 
 44 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 
Những công trình tiêu biểu nghiên cứu về hệ thống tự động phân chia công suất tác dụng đã 
và đang được ứng dụng dưới tàu biển như phương pháp thay đổi tham số cho trước bằng việc 
dịch đặc tính tĩnh, phương pháp máy chủ, tác động đến bộ điều tốc để thay đổi lượng nhiên liệu 
đưa vào Diesel [1, 5]. Tuy nhiên mối quan hệ giữa tải, lượng nhiên liệu là không rõ ràng như nếu 
tải tăng thì tăng nhiên liệu vào Diesel, hơn nữa sự thay đổi của tải là ngẫu nhiên không theo quy 
luật, nên không thể mô tả quá trình đó bằng toán học, do đó áp dụng các phương pháp điều khiển 
kinh điển sẽ gặp trở ngại và hệ thống tự động phân chia công suất tác dụng sẽ hoạt động không 
tối ưu. 
Để giải quyết vấn đề trên, thì hệ thống phân chia công suất tác dụng ứng dụng lý thuyết điều 
khiển mờ được đề xuất, nhằm giải quyết vấn đề phi tuyến mạnh và dải thay đổi trong phạm vi rộng 
về điều kiện làm việc của phụ tải. 
Bài báo đề cập đến việc xây dựng hệ thống phân chia công suất tác dụng ứng dụng lý 
thuyết điều khiển mờ, nhằm nâng cao chất lượng phân chia công suất tác dụng cho trạm phát điện 
tàu biển khi điều kiện làm việc thay đổi trong phạm vi rộng của phụ tải. Kết quả nghiên cứu được 
trình bày trong các phần sau. 
2. Mô hình toán của các thành phần trong trạm phát điện tàu biển 
2.1. Mô hình toán của máy phát điện đồng bộ và bộ tự động điều chỉnh điện áp 
Mô hình toán học của máy phát điện đồng bộ và bộ tự động điều chỉnh điện áp [1, 4, 5] 
được viết trên hệ tọa độ d-q, ở đại lượng tương đối, mô tả như sau: 
1
d d d q
b
d
u Ri
dt
 

 (1) 
1
q q q d
b
d
u Ri
dt
 

 (2) 
 f f f f
d
u i T
dt
 (3) 
 d f d d Di X i i (4) 
 q q q QX i i (5) 
 adf f fad d d D
f
X
i M X i i
X
 (6) 
 j d q q d m
d
T i i m
dt

  (7) 
 ( )f u q i d d kdu K u K X i E K (8) 
 ( 1)( )hc n
hc
K
E U U
T S
 (9) 
Trong đó: u, i, R, X,M, ,  là điện áp, dòng điện, điện trở, trở kháng, hỗ cảm, từ thông, tốc 
độ góc với chỉ số phụ d, q đại điện cho trục dọc, ngang, f, D, Q cho cuộn dây kích từ và cuộn ổn 
định của máy phát điện; K là hằng số; mm là mô men cơ. 
2.2. Mô hình toán của bộ điều tốc phức hợp 
Phương trình toán học của bộ điều tốc phức hợp. Theo [1, 5] ta có: 
 j p e
d
T M
dt
 (10) 
 1s p n p
d
T K
dt
  (11) 
 2s p n e
d
T KP KM
dt
 (12) 
 1 2p p p   (13) 
 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 45 
Trong đó: T, K, là hằng số thời gian, hệ số khuyếch đại, độ dịch chuyển; là độ lệch tương 
đối của vận tốc quay so với vận tốc khi không tải; Pn là công suất của tải; Me là mô men điện từ. 
2.3. Mô hình toán của tải 
Phương trình toán học của tảiđược viết trên hệ tọa độ d-q. Theo [1, 5] ta có : 
 n dd n d n q
t
x di
u r i x i
dt
 (14) 
qn
q n q n d
t
dix
u r i x i
dt
 (15) 
Tải mang tính chất cảm kháng, trong đó rn là điện trở của tải, xn là điện kháng của tải. 
3. Thiết kế bộ điều khiển mờ cho hệ thống tự động phân chia công suất tác dụng trạm phát 
điện tàu biển 
Để phân chia công suất tác dụng giữa hai máy phát điện, người ta tác động vào bộ điều 
tốc để thay đổi lượng nhiên liệu cấp vào các động cơ Diesel lai máy phát điện. Do đó ta có sơ đồ 
khối của hệ thống: 
Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống tự động phân chia công suất tác dụng mờ 
Hệ thống tự động phân chia công suất tác dụng mờ, sẽ sử dụng hai tín hiệu đầu vào là tín 
hiệu sai lệch công suất tác dụng của hai máy phát điện ( P=P1-P2) và đạo hàm của nó. Đầu ra của 
bộ điều khiển mờ là hai tín hiệu tác động đến bộ điều tốc của Diesel lai máy phát điện số 1, 2 
(DT1, DT2) được thể hiện trên Hình 2. 
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống tự động phân chia công suất tác dụng mờ. 
Mờ hóa tín hiệu đầu vào và ra [2, 3]. 
 Miền giá trị thay đổi của tín hiệu sai lệch công suất tác dụng của hai máy phát điện P biến 
đổi từ [-0,25 ; 0,25] và chọn 07 tập mờ tương ứng là {AL, AV, AN, Z, DN, DV, DL}. 
 Miền giá trị thay đổi của tín hiệu đạo hàm sai lệch công suất tác dụng của hai máy phát 
điện
d P
dt
biến đổi từ [-0,9; 0,9] và chọn 07 tập mờ tương ứng là {AL, AV, AN, Z, DN, DV, DL}. 
Miền giá trị thay đổi của tín hiệu DT1 biến đổi từ [-0,03 ; 0.03] và chọn 07 tập mờ tương ứng 
là {AL, AV, AN, Z, DN, DV, DL}. 
Miền giá trị thay đổi của tín hiệu DT1 biến đổi từ [-0,03 ; 0,03] và chọn 07 tập mờ tương ứng 
là {AL, AV, AN, Z, DN, DV, DL}. 
 d/dt 
So 
sánh 
P1 
P2 
Bộ 
điều 
khiển 
mờ 
 P 
DT1 
DT2 
 46 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 
Dạng hàm liên thuộc của tập mờ đầu vào và ra chọn là hàm tam giác, được thể hiện trên 
Hình 3, 4, 5. 
Hình 3. Mờ hóa sai lệch tín hiệu đầu vào P 
Hình 4. Mờ hóa đạo hàm sai lệch tín hiệu đầu vào 
Hình 5. Mờ hóa tín hiệu đầu ra DT1, DT2 
3. Xây dựng luật hợp thành cho hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ [2, 3] 
 Mỗi tín hiệu đầu vào gồm 7 hàm liên thuộc và 7 hàm liên thuộc cho tín hiệu đầu ra. Hai tín 
hiệu đầu vào chọn toán tử phép nhân “AND”, chọn phương pháp giải mờ là phương pháp trọng 
tâm, có thể tạo nên 49 luật hợp thành như Bảng 1. 
Bảng 1. Luật hợp thành của hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ với đầu ra DT2 
Sai lệch 
 P 
Đạo hàm sai lệch P 
AL AV AN Z DL DV DN 
AL DL DL DL DL AL AL AN 
AV DL DL DL DV AL AV AV 
AN DV DV DV DN AV AN AN 
Z Z Z Z Z Z Z Z 
DN AN AN AN AN DN DN DN 
DV AV AV AV AV DL DV DV 
DL AL AV AV AL DL DV DV 
Hình 6. Luật hợp thành cho hệ thống phân chia 
công suất tác dụng mờ 
Hình 7. Quan hệ vào ra của hệ thống phân chia 
công suất tác dụng mờ 
4. Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống 
Để mô phỏng hệ thống sử dụng các thông số như sau: 02 máy phát điện đồng bộ ba pha có 
S = 500 (KVA), U = 400 (V), f = 50 (Hz); hệ thống tự động điều chỉnh điện áp Khc = 10 -25, Thc = 0,1 
 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 47 
- 0,2, Un = 1; Diesel - bộ điều tốc Tj = 1,5 - 4(s), Ts = 0,05 - 1(s), Te = 0,01-0,02(s), Kp = 20-35; hệ 
thống phân chia công suất tác dụng thông thường T1= 0,2-0,3 (s) , K1= 0,3. 
Trên cơ sở mô hình toán học của hệ thống, tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu hệ 
thống với hệ thống phân chia công suất tác dụng truyền thống bao gồm mô hình con của máy phát 
điện đồng bộ ba pha, mô hình con của hệ thống tự động điều chỉnh điện áp, mô hình con của 
Diesel - bộ điều tốc, mô hình con của hệ thống tự động phân chia tải tác dụng, phản tác dụng, mô 
hình con của tải, mô hình con của tổng trở đường dây và thanh cái, mô hình con tính giá trị dòng 
điện, mô hình con tính giá trị điện áp và được trình bày điển hình trên Hình 8, 9. 
Hình 8. Mô hình con của hệ thống phân chia 
công suất tác dụng truyền thống 
Hình 9. Mô hình hệ thống với hệ thống phân chia 
công suất tác dụng truyền thống 
Mô hình nghiên cứu hệ thống với hệ thống phân chia công suất tác dụng truyền thống và hệ thống 
phân chia công suất tác dụng mờ được thể hiện trên Hình 10. 
Hình 10. Mô hình hệ thống với hệ thống phân chia công suất 
 tác dụng truyền thống và hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ 
Sau khi mô phỏng hệ thống trạm phát điện tàu biển với 02 tổ hợp Diesel – máy phát điện sử 
dụng hệ thống phân chia công suất tác dụng truyền thống và hệ thống phân chia công suất tác 
dụng mờ, với sự thay đổi giá trị khác nhau của tải trạm phát điện. 
 48 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 
Tại thời điểm t=0-5(s), tải của trạm phát điện bằng 30% tải định mức, tại t=5-10(s), tải của 
trạm phát điện bằng 80% tải định mức, tại t=10-15(s), tải của trạm phát điện bằng 70% tải định 
mức, ta nhận được các kết quả như sau: 
0 5 10 15
-0.2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
t
P
1
2
Hình 11. Đặc tính tải tác dụng (P) của máy 
phát điện số 1 và 2 
1: Là đường đặc tính tải tác dụng của máy 
phát điện số 1 
2: Là đường đặc tính tải tác dụng của máy 
phát điện số 2 
0 5 10 15
-0.2
-0.15
-0.1
-0.05
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
t
D
e
lt
a
 P
1
2
Hình 12. Đặc tính sai lệch công suất tác dụng P 
1: Là đường đặc tính sử dụng hệ thống phân chia 
công suất tác dụng truyền thống 
2: Là đường đặc tính sử dụng hệ thống phân chia 
công suất tác dụng mờ 
Dựa trên đặc tính sai lệch công suất tác dụng P thu được, ta thấy rằng khi có sự tham gia 
của hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ vào trạm phát điện tàu biển,sự sai lệch công suất 
tác dụng giữa các máy phát điện luôn nhỏ hơn 10% công suất của máy phát điện lớn nhất. Thời 
gian quá độ mà sai lệch công suất tác dụng giữa các máy phát điện đi vào dải ổn định cho phép 
nhỏ, số lần dao động giảm đi rất nhiều, so với khi hệ thống chỉ sử dụng hệ thống phân chia công 
suất tác dụng thông thường. 
5. Kết luận 
Trạm phát điện tàu biển sử dụng hệ thống phân chia công suất tác dụng mờ cho đặc tính 
động học tốt hơn, chất lượng của hệ thống được nâng cao. Sai lệch công suất tác dụng và thời 
gian đi vào dải ổn định cho phép nhỏ hơn, thời gian quá độ nhỏ hơn, điều này không thể đạt được 
với hệ thống phân chia công suất tác dụng truyền thống. 
Việc nghiên cứu mô hình trạm phát điện tàu biển, với sự tham gia của hệ thống phân chia 
công suất tác dụng mờ, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nghiên cứu để chế tạo hệ thống 
phân chia công suất tác dụng mờ thực cho trạm phát điện tàu biển, nhằm mục đích nâng cao chất 
lượng cho hệ thống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] GS. TSKH Thân Ngọc Hoàn, TS. Nguyễn Tiến Ban, Trạm phát và lưới điện tàu thuỷ, Nhà xuất 
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008. 
[2] Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, Lý thuyết điều khiển mờ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ 
thuật, 1999. 
[3] Clarence W.de Silva, Intellegent control-Fuzzy logic Applications, CRC Press, 1995. 
[4] Dennis T. Hall, Practical marine electrical knowledge, Witherby publishers, 1999. 
[5] Баранов А.П., Судовые автоматизированные электроэнергетические системы, 
Судостроение, Санкт - Петербург, 2005. 
Ngày nhận bài: 20/3/2018 
Ngày nhận bản sửa: 20/4/2018 
Ngày duyệt đăng: 21/5/2018 

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_he_thong_phan_chia_cong_suat_tac_dung_mo_cho_tram_p.pdf