Thành phần loài bò sát, ếch nhái ở quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

TÓM TẮT

Điều tra thành phần loài bò sát, ếch nhái tại Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình từ tháng 4 đến

tháng 10 năm 2015. Kết quả đã ghi nhận được 27 loài bò sát thuộc 12 họ, 2 bộ và 18 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1

bộ. Mất sinh cảnh sống và săn bắt là mối đe dọa chính đến khu hệ bò sát và lưỡng cư tại Quần thể danh thắng

Tràng An. Trong tổng số loài được ghi nhận có 9 loài bò sát và 2 loài ếch nhái có tên trong Nghị định

32/2006/NĐ-CP, Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2017) cần được ưu tiên cho bảo

tồn bao gồm: Tắc kè Gecko reevesii (Gray, 1831), Rồng đất Physignathus cocincinus (Cuvier, 1829), Rắn sọc

xanh Gonyosoma prasinus (Blyth, 1854), Hổ mang chúa Ophiophagus hannah (Cantor, 1836), Rắn cạp nong

Bungarus fasciatus (Schneider, 1801), Rắn hổ mang trung quốc Naja atra (Cantor, 1842), Rắn lục sừng

Protobothrops cornutus (Smith, 1930), Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862), Rùa núi viền Manouria

impressa (Günther, 1882), Chàng mẫu sơn Sylvirana maosonensis (Bourret, 1937) và Ếch cây sần bắc bộ

Theloderma corticale (Boulenger, 1903).

Từ khóa: Bò sát, đa dạng loài, ếch nhái, tình trạng bảo tồn, Tràng An

pdf 7 trang phuongnguyen 1340
Bạn đang xem tài liệu "Thành phần loài bò sát, ếch nhái ở quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần loài bò sát, ếch nhái ở quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

Thành phần loài bò sát, ếch nhái ở quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 135TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 
THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT, ẾCH NHÁI 
Ở QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH 
Hoàng Thị Tươi1, Lưu Quang Vinh2 
1,2Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Điều tra thành phần loài bò sát, ếch nhái tại Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình từ tháng 4 đến 
tháng 10 năm 2015. Kết quả đã ghi nhận được 27 loài bò sát thuộc 12 họ, 2 bộ và 18 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 
bộ. Mất sinh cảnh sống và săn bắt là mối đe dọa chính đến khu hệ bò sát và lưỡng cư tại Quần thể danh thắng 
Tràng An. Trong tổng số loài được ghi nhận có 9 loài bò sát và 2 loài ếch nhái có tên trong Nghị định 
32/2006/NĐ-CP, Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2017) cần được ưu tiên cho bảo 
tồn bao gồm: Tắc kè Gecko reevesii (Gray, 1831), Rồng đất Physignathus cocincinus (Cuvier, 1829), Rắn sọc 
xanh Gonyosoma prasinus (Blyth, 1854), Hổ mang chúa Ophiophagus hannah (Cantor, 1836), Rắn cạp nong 
Bungarus fasciatus (Schneider, 1801), Rắn hổ mang trung quốc Naja atra (Cantor, 1842), Rắn lục sừng 
Protobothrops cornutus (Smith, 1930), Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862), Rùa núi viền Manouria 
impressa (Günther, 1882), Chàng mẫu sơn Sylvirana maosonensis (Bourret, 1937) và Ếch cây sần bắc bộ 
Theloderma corticale (Boulenger, 1903). 
Từ khóa: Bò sát, đa dạng loài, ếch nhái, tình trạng bảo tồn, Tràng An. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày 23/6/2014, tại Thủ đô Doha (Qatar), 
Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo 
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc 
(UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể 
danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào danh 
mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới 
dựa trên 3 tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ 
và địa chất - địa mạo. 
Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 
6.172 ha, chủ yếu là hệ sinh thái núi đá vôi, 
thuộc địa bàn huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho 
Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh 
Bình. Bao quanh quần thể là vùng đệm có diện 
tích 6.268 ha, chủ yếu là đồng ruộng và làng 
mạc (UNESCO report 2016). Địa hình và thảm 
thực vật nơi đây rất thuận lợi cho các loài bò 
sát, ếch nhái sinh sống nhưng trong nhiều năm 
trở lại đây do sự tác động của con người đặc 
biệt là hoạt động du lịch ngày càng phát triển 
làm cho số lượng các loài bò sát, ếch nhái tại 
khu vực suy giảm mạnh. Vì vậy, các nghiên 
cứu điều tra thành phần loài nhằm mục đích 
đánh giá sơ bộ thành phần loài bò sát, ếch nhái 
tại khu vực là cần thiết và trên cơ sở này đưa ra 
một số giải pháp khả thi để bảo tồn các loài bò 
sát, ếch nhái song song với phát triển du lịch. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Quá trình điều tra thực địa được thực hiện 
từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2015 tại Quần thể 
danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. 
2.1. Điều tra thực địa 
Tiến hành điều tra sơ bộ nhằm xem xét điều 
kiện địa hình và các dạng sinh cảnh chính của 
khu vực nghiên cứu, từ đó xác định các điểm 
điều tra phù hợp. 
Tổng số có 6 điểm điều tra bao gồm: Tam 
Cốc (28/4 – 02/5); Bích Động (03/5 – 10/5); 
Thung Nham (01/7 – 07/7); Đinh Lê (02/8- 
10/8); Tràng An (05/10 – 10/10); Bãi Đính 
(11/10 – 17/10) về sự có mặt và thành phần 
loài bò sát, ếch nhái và các mối đe dọa đến loài 
và sinh cảnh trong Quần thể danh thắng Tràng 
An. Các điểm được chọn là ở các dạng sinh 
cảnh khác nhau với đặc trưng hang động, vách 
đá, đất ngập nước 
Phương pháp thu mẫu: Thu mẫu vật trực 
tiếp bằng tay, gậy, kẹp bắt rắn. Thời gian thu 
mẫu chủ yếu từ 19h đến 24h và 10h đến 14h. 
Mẫu vật được định hình bằng cồn 900 khoảng 
24 giờ, bảo quản trong cồn 700. Những mẫu 
không được phép thu thập thì chụp hình và đo 
chỉ số hình thái. Thông tin mẫu được ghi vào 
biểu mẫu chuẩn bị sẵn: tên loài, thời gian bắt 
gặp, số lượng cá thể, tọa độ GPS và sinh cảnh 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 136 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 
nơi bắt gặp. Mẫu vật được lưu giữ tại Trung 
tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền 
vững, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi 
trường, Trường Đại học Lâm nghiệp. 
2.2. Phương pháp phỏng vấn 
Mục đích: Thu thập thông tin về thành phần 
loài, sinh cảnh sống của chúng, khả năng bắt 
gặp chúng và các mối đe dọa hiện tại. Đối 
tượng phỏng vấn là người dân địa phương, cán 
bộ quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, kết 
hợp sưu tầm thông tin về các mẫu vật một phần 
hoặc toàn bộ mẫu vật còn giữ lại được như: 
mai rùa, rắn ngâm rượu... 
Câu hỏi phỏng vấn là các câu hỏi ngắn gọn 
dễ hiểu về những đặc điểm nhận dạng về loài 
kèm theo ảnh màu để hỗ trợ nhận dạng. 
2.3. Định loại và phân tích mẫu vật 
Định loại mẫu vật: Định loại tên loài theo 
các tài liệu của Bourret (1942); Ziegler et al. 
(2007); Hendrix et al. (2008); Nguyen et al. 
(2009); Ziegler & Vu (2009) và một số tài liệu 
khác có liên quan. Tên khoa học và phổ thông 
của loài theo Nguyen et al. (2009) và một số 
tài liệu mới công bố gần đây. 
Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài theo 
Nghị định 32 năm 2006 của Chính phủ (NĐ32), 
Danh lục Đỏ IUCN (2017) và Sách Đỏ Việt 
Nam (SĐVN, 2007). Loài hiện chỉ ghi nhận 
phân bố ở Việt Nam được coi là loài đặc hữu. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thành phần loài bò sát tại khu vực 
nghiên cứu 
Tổng hợp kết quả nghiên cứu, đã xác định ở 
Quần thể danh thắng Tràng An có 27 loài bò 
sát thuộc 12 họ của 2 bộ. Trong đó, 14 loài có 
mẫu lưu giữ, 02 loài ghi nhận qua mẫu vật 
trong dân, 08 loài quan sát ngoài tự nhiên, 05 
loài ghi nhận qua phỏng vấn. Đây là danh sách 
bò sát đầu tiên được biết đến ở Tràng An ngoại 
trừ loài Rắn lục sừng - Protobothrops cornutus 
của Luu et al. (2015), kết quả này dựa trên so 
sánh với tài liệu của Nguyen et al. (2009). 
Các họ ưu thế về loài gồm: Agamidae (3 
giống, 4 loài), họ Viperidae (2 giống, 3 loài). 
Đây là những giống, họ phổ biến trong khu 
vực nghiên cứu, nhưng mỗi giống trung bình 
chỉ có 1 loài điều này cho thấy số lượng loài 
trong khu vực suy giảm nghiêm trọng. 
Hình 1. Một số loài bò sát trong khu vực nghiên cứu 
A) Rắn roi thường (Ahaetulla prasina); B) Rắn hổ mây ngọc (Pareas margaritophorus); 
C) Rắn lục mép trắng (Trimeresurus albolabris); D) Rắn lục sừng (Protobothrops cornutus) 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 137TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 
Bảng 1. Thành phần loài bò sát tại Quần thể Danh thắng Tràng An 
TT 
(1) 
Tên khoa học 
(2) 
Tên Việt Nam 
(3) 
Nguồn 
(4) 
TSG 
 I. SQUAMATA BỘ CÓ VẨY 
 1. Agamidae Họ Nhông 
1 Physignathus cocincinus (Cuvier, 1829) Rồng đất QS, PV + 
2 Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829) Ô rô vảy MV +++ 
3 Calotes versicolor (Daudin, 1802) Nhông xanh MV ++ 
4 Calotes emma (Gray, 1845) Nhông Emma QS ++ 
 2. Gekkonidae Họ Tắc kè 
5 Gecko reevesii (Gray, 1831) Tắc kè QS +++ 
6 Gecko palmatus (Boulenger, 1907) Tắc kè chân vịt MV +++ 
7 Gecko sp. Tắc kè sp MV ++ 
8 Hemidactylus frenatus (Dumérin & Bibron, 1836) Thạch sùng đuôi sần QS + 
 3. Lacertidae Họ Thằn lằn chính thức 
9 Takydromus sexlineatus (Daudin, 1802) Liu điu chỉ MV ++ 
 4. Scincidae Họ Thằn lằn bóng 
10 Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1857) Thằn lằn bóng đuôi dài MV ++ 
11 Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa MV ++ 
 5. Colubridae Họ Rắn nước 
12 Ahaetulla prasina (Boie, 1827) Rắn roi thường MV +++ 
13 Gonyosoma prasinum (Blyth,1854) Rắn sọc xanh QS, PV + 
14 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo MV + 
 6. Natricidae Họ rắn nước chính thức 
15 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ QS, TL ++ 
16 Sinonatrix percarinata (Boulenger, 1899) Rắn hoa cân vân đen QS, TL + 
 7. Pareidae Họ Rắn hổ mây 
17 Pareas hamptoni (Boulenger, 1905) Rắn hổ mây ham – ton MV +++ 
18 Pareas margaritophorus (Jan, 1866) Rắn hổ mây ngọc MV + 
 8. Elapidae Họ Rắn hổ 
19 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong QS + 
20 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Hổ mang chúa MD,TL + 
21 Naja atra (Cantor, 1842) Rắn hổ mang trung quốc MD, TL 
 9. Viperidae Họ rắn lục 
22 Protobothrops cornutus (Smith, 1930) Rắn lục sừng MV + 
23 Trimeresurus albolabris (Gray, 1842) Rắn lục mép trắng MV +++ 
24 Trimeresurus stejnegeri (Schmidt, 1925) Rắn lục xanh MV +++ 
 II. TESTUDINES BỘ RÙA 
 10. Platysternidae Họ Rùa đầu to 
25 Platysternum megacephalum (Gray, 1831) Rùa đầu to PV, TL + 
 11. Geoemydidae Họ Rùa đầm 
26 Cuora mouhotii (Gray, 1862) Rùa sa nhân PV, TL + 
 12. Testudinidae Họ Rùa núi 
27 Manouria impressa (Günther, 1882) Rùa núi viền PV, TL + 
Ghi chú: (1) TT - Thứ tự;. MV: Loài thu mẫu vật; MD: Loài ghi nhận qua mẫu vật trong dân; QS: Loài 
quan sát ngoài tự nhiên; PV: Loài ghi nhận qua phỏng vấn. TSG: Tần số gặp (+: ít gặp, ++: trung bình, 
+++: nhiều). 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 138 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 
3.2. Giá trị bảo tồn 
Trong 27 loài Bò sát đã ghi nhận, có 9 loài 
quý hiếm (chiếm 33,33% tổng số loài), gồm 3 
loài có tên trong NĐ32 (11,11%), 6 loài có tên 
trong SĐVN (22,22%), 5 loài có tên trong 
IUCN (18,51%, (bảng 2). Đây là những loài 
cần được ưu tiên cho bảo tồn ở Khu danh 
thắng Tràng An. 
Bảng 2. Tình trạng bảo tồn các loài bò sát tại Quần thể danh thắng Tràng An 
TT Tên khoa học Tên Việt Nam 
Cấp độ bảo tồn 
NĐ32 SĐVN IUCN 
1 Gecko reevesii Tắc kè VU 
2 Physignathus cocincinus Rồng đất VU 
3 Gonyosoma prasinus Rắn sọc xanh VU 
4 Ophiophagus hannah Hổ mang chúa IB CR VU 
5 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong IIB EN 
6 Naja atra Rắn hổ mang trung quốc VU 
7 Protobothrops cornutus Rắn lục sừng NT 
8 Cuora mouhotii Rùa sa nhân EN 
9 Manouria impressa Rùa núi viền IIB VU VU 
Chú thích về tình trạng bảo tồn: 
- Nghị định 32/2006 : IB : Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài 
động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần 
thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao; IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục 
đích thương mại, gồm những loài động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao 
về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. 
- Tình trạng bảo tồn trên thế giới theo IUCN (2017): CR: Cực kỳ nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sắp 
nguy cấp; NT: Sắp bị đe dọa. 
- Tình trạng bảo tồn ở Việt Nam theo Sách Đỏ Việt Nam, Tập 1, Phần Động vật (2007): E: Nguy cấp; 
V: Sẽ nguy cấp. 
3.3. Thành phần loài ếch nhái tại khu vực 
nghiên cứu 
Điều tra ếch nhái được tiến hành cùng với 
điều tra bò sát, nhưng do khu vực nghiên cứu 
đã bị tác động nhiều nên việc bắt gặp ếch nhái 
trên các tuyến điểm điều tra là rất ít so với bò 
sát (do đặc điểm của ếch nhái là rất nhạy cảm 
với sự thay đổi của môi trường). Vì vậy, mà 
mẫu ếch nhái thu được chủ yếu là những loài 
phổ biến: cóc nhà, nhái bén nhỏ, ếch đồng. 
Danh lục ếch nhái của khu vực nghiên cứu 
được xây dựng dựa trên nhiều thông tin như: 
phỏng vấn, tài liệu và quan sát. 
Trong 5 họ ếch nhái có ở Quần thể danh 
thắng Tràng An, xét về đa dạng các taxon thì 
họ Ếch nhái chính thức (với 7 loài chiếm 
38,89% tổng số loài; 5 giống chiếm 38,46% 
tổng số giống ếch nhái) và họ Ếch cây (với 6 
loài chiếm 35,29% tổng số loài; 3 giống chiếm 
23,07% tổng số giống ếch nhái) là hai họ có số 
lượng đông đảo nhất. Sau đó là họ Nhái bầu 
với 3 loài chiếm 16,66% tổng số loài; 2 giống 
chiếm 15,38% tổng số giống. Hai họ còn lại có 
số loài ít nhất là họ Nhái bén (1 loài) và họ Cóc 
(1 loài). Kết quả thể hiện tại bảng 3. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 139TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 
Bảng 3. Thành phần loài ếch nhái tại Quần thể Danh thắng Tràng An 
TT 
(1) 
Tên khoa học 
(2) 
Tên Việt Nam 
(3) 
Nguồn 
(4) 
TSG 
 I. ANURA BỘ KHÔNG ĐUÔI 
 1. Bufonidae Họ Cóc 
1 Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799) Cóc nhà MV +++ 
 2. Hylidae Họ Nhái bén 
2 Hyla simplex (Boettger, 1901) Nhái bén nhỏ M +++ 
 3. Dicroglossidae 
Họ Ếch nhái chính 
thức 
3 Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829) Cóc nước sần TL + 
4 Occidozyga martensii (Peters, 1867) Cóc nước Mac ten TL + 
5 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834) Ếch đồng MV +++ 
6 Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Ngóe MV +++ 
7 Rana johnsi (Smith, 1921) Hiu hiu MV,TL ++ 
8 Sylvirana maosonensis (Bourret, 1937) Chàng Mẫu Sơn PV,TL + 
9 Sylvirana guentheri (Boulenger, 1882) Chẫu MV,TL + 
 4. Rhacophoridae Họ Ếch cây 
10 Raorchestes parvulus (Boulenger, 1893) Nhái cây MV ++ 
11 Rhacophorus dennysi (Blanford, 1881) Ếch cây xanh đốm TL + 
12 Polypedates mutus (Smith, 1940) Ếch cây Mu tus QS + 
13 Polypedates megacephalus (Hallowell, 1861) Ếch cây MV, PV ++ 
14 Rhacophorus orlovi (Ziegler and Köhler, 2001) Ếch cây Orlov TL + 
15 Kurixalus verrucosus (Boulenger, 1893) Ếch cây sần nhỏ TL + 
 5. Microhylidae Họ Nhái bầu 
16 Kaloula pulchra Gray, 1831 Ếch ương MV, TL +++ 
17 Microhyla heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu Hây môn QS, TL + 
18 Microhyla pulchra (Hallowell, 1861) Nhái bầu vân MV ++ 
Ghi chú: MV: Loài thu mẫu vật; QS: Loài quan sát ngoài tự nhiên; PV: Loài ghi nhận qua phỏng 
vấn. TSG: Tần số gặp (+: ít gặp, ++: trung bình, +++: nhiều) 
Hình 2. Một số loài ếch nhái trong khu vực nghiên cứu 
A) Cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus); B) Chẫu (Hylarana guentheri); C) Ễnh ương (Kaloula pulchra); 
D) Nhái bầu vân (Microhyla heymonsi). 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 140 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 
3.4. Các loài ếch nhái quý hiếm 
Quần thể danh thắng Tràng An có 2 loài 
quý hiếm được luật pháp bảo vệ và được liệt 
kê trong Sách Đỏ các loài động thực vật bị de 
dọa. Bao gồm: 2 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 
năm 2007 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi 
trường; 1 loài đặc hữu của Việt Nam (Chàng 
Mẫu Sơn Sylvirana maosonesis). Thống kê chi 
tiết về các loài lưỡng cư quý hiếm được trình 
bày trong bảng 4. 
Bảng 4. Tình trạng của các loài ếch nhái quý hiếm 
tại Quần thể Danh thắng Tràng An 
TT Tên khoa học Tên Việt Nam 
Loài đặc 
hữu 
Cấp độ bảo tồn 
NĐ32 SĐVN IUCN 
1 Rana maosonensis Chàng Mẫu Sơn E 
2 Theloderma corticale Ếch cây sần Bắc Bộ + EN 
Cũng như tình trạng chung ở các khu du 
lịch ở Việt Nam, do nhiều áp lực như hủy hoại 
môi trường sống, săn bắt, buôn bán tiêu thụ 
động vật hoang dã đã dẫn đến việc quần thể của 
nhiều loài lưỡng cư bị suy giảm nghiêm trọng. 
Quần thể Danh thắng Tràng An có vị trí 
nằm ở gần sát đồng bằng Bắc Bộ, nơi có mật 
độ dân cư đông đúc phải chịu nhiều tác động 
xâm hại đến tài nguyên động vật nên cũng có 
tình trạng tương tự. 
Quần thể của các loài lưỡng cư lớn và có giá 
trị kinh tế cao như Ếch đồng Hoplobatrachus 
rugulosus, Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii, Cóc 
nhà Bufo melanostistus vốn dĩ rất phổ biến hiện 
đã bị giảm sút nhiều. Nhiều loài trước đây có 
khá nhiều như Ếch cây xanh đốm Rhacophorus 
dennysi, Ễnh ương Kaloula pulchra thì nay 
vùng sống của chúng bị thu hẹp, các quần thể 
bị cô lập hoặc bị xa cách giảm khả năng liên hệ 
để sinh sản, phát triển và số lượng cá thể thể 
giảm đi một cách nhanh chóng. 
3.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn 
Làm biển báo bảo vệ các loài động vật 
hoang dã 
Để nâng cao tính giáo dục và tạo điều kiện 
thuận lợi cho cán bộ quản lý Quần thể Danh 
thắng Tràng An tuyên truyền, xử lý vi phạm 
cần xây dựng một số biển báo ở các địa điểm 
du lịch như Tràng An, Tam Cốc, Bích Động... 
Biển báo nên làm bằng kim loại (kích cỡ biển 
khoảng 1,7 x 1,2 m) với nội dung quy định cụ 
thể về mức xử lý cao nhất đối với các vi phạm 
có liên quan đến các loài động vật quý hiếm và 
các loài động vật hoang dã khác. Vị trí đặt biển 
báo cần chọn nơi dễ quan sát và có nhiều 
người qua lại. 
Chương trình tuyên truyền ở cộng đồng 
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng 
đồng: Phổ biến cho người dân không săn bắt 
các loài bò sát quý hiếm có trong danh mục 
bằng Tranh khổ lớn (poster) hoặc lịch treo 
tường có hình ảnh một số loài bò sát, ếch nhái 
quý hiếm cần được bảo vệ. Hình thức tuyên 
truyền này không chỉ có tác dụng đối với người 
dân địa phương mà còn cả đối với du khách 
đến thăm quan tại địa phương. 
 Đồng thời đẩy mạnh công tác trồng rừng, 
phục hồi thảm thực vật tạo môi trường trú ẩn 
cho các loài. Không ngừng nâng cao đời sống 
cho người dân địa phương. Nâng cao nhận 
thức cho người dân về pháp luật, chính sách 
của Nhà nước, các giá trị khác nhau và lâu dài 
của rừng. 
- Sử dụng bền vững tài nguyên bò sát, ếch 
nhái gắn với phát triển kinh tế. Xây dựng mô 
hình, khuyến khích người dân nuôi một số loài 
bò sát, ếch nhái có giá trị kinh tế cao như: rùa 
sa nhân, rồng đất, tắc kè phát triển đàn gia 
súc, quy hoạch vùng chăn thả, hạn chế thói 
quen chăn thả tự do. Khuyến khích phát triển 
các ngành nghề truyền thống của địa phương: 
trồng cây dược liệu thay cho khai thác tự nhiên 
hiệu quả không cao. 
Thu gom rác thải 
Ô nhiễm do rác thải đã trực tiếp tác động 
đến các loài đồng vật ở suối và ven suối, đặc 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 141TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 
biệt là các loài ếch nhái. Do vậy, để nâng cao ý 
thức của người dân địa phương và khách du 
lịch, cần thiết có chương trình thu gom rác thải 
thường xuyên để vừa đảm bảo mỹ quan của 
khu du lịch, vừa bảo vệ môi trường. 
KẾT LUẬN 
Đã ghi nhận Quần thể danh thắng Tràng An 
có 42 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ và 30 loài 
ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ. Năm mẫu Tắc kè 
cần phải phân tích thêm về sinh học phân tử để 
khẳng định chắc chắn về mức độ loài. 
Trong số 27 loài bò sát ghi nhận được có 6 
loài ghi trong SĐVN (2007), có 5 loài ghi 
trong Danh lục IUCN (2016); trong số 18 loài 
ếch nhái ghi nhận có 2 loài trong SĐVN 
(2007) và 1 loài đặc hữu. 
Một số đề xuất giải pháp bảo tồn các loài bò 
sát, ếch nhái tại Quần thể danh thắng Tràng An. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường - Viện Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam: 
Phần Động vật. NXB. Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 
2. Bourret, R. (1942). Les Batraciens de l'Indochine. 
Institut Océanographique de l’Indochine, Hanoi, x + 547 
pp., 4 pls. 
3. Frost, Darrel R. 2017. Amphibian Species of the 
World: an Online Reference. Version 6.0 (Date of 
access). Electronic Database accessible at 
ml. American Museum of Natural History, New York, 
USA. 
4. Hendrix, R, Nguyen, T.Q., Böhme, W. et al. 
(2008). New anuran records from Phong Nha – Ke Bang 
National Park, Truong Son, central Vietnam. 
Herpetology Notes, 1, 23–31. 
5. IUCN 2017. The IUCN Red List of Threatened 
Species. Version 2017-1. . 
Downloaded on 12 May 2017. 
6. Luu, V. Q., Nguyen, T. Q., Lehmann, T et al. 
(2015). New records of the Horned Pitviper, 
Protobothrops cornutus (Smith, 1930) (Serpentes: 
Viperidae), from Vietnam with comments on 
morphological variation. Herpetology Notes (8): 149-152. 
7. Nguyen, S. V., Ho, C. T., Nguyen, T. Q., 
(2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition 
Chimaira, Frankfurt am Main. 
8. UNESCO report (2016). Trang An Landscape 
Complex Ninh Binh, Vietnam, 1341 pp. 
9. Ziegler, T. & Vu, N.T. (2009). Ten years of 
herpetodiversity research in Phong Nha - Ke Bang 
National Park, cen-tral Vietnam. In Vo V. T., Nguyen 
D. T., Dang K. N. & Pham Y. H. T. (Eds.). Phong Nha - 
Ke Bang National Park and Cologne Zoo, 10 years of 
coope-ration: 103-124. 
10. Ziegler, T., Hendrix, R., Vu, N. T., Vogt, M., 
Forster, B., & Dang N. K. (2007). The diversity of a 
snake community in a karst forest ecosystem in the 
central Truong Son, Vietnam, with an identification 
key. Zootaxa 1493: 1–40. 
SPECIES COMPOSITION OF REPTILES AND AMPHIBIANS FROM 
TRANG AN LANDSCAPE COMPLEX, NINH BINH PROVINCE 
Hoang Thi Tuoi1, Luu Quang Vinh2 
1,2Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
Field surveys on the herpetofauna were conducted between April and October 2015 in Trang An Landcape 
Complex, Ninh Binh Province. A total of 27 reptile species belonging to 12 families, two orders and 18 
amphibian species belonging to five families and one order were recorded. Main threats to the herpetofauna are 
habitat loss and hunting. Among 45 species of reptiles and amphibians, nine species of reptiles and two species 
of amphibian are listed in the Government Decree 32/2006/ND-CP, Red Book of Vietnam (2007) and IUCN 
Red List (2007) and they are considered as priority species for conservation including: Gecko reevesii (Gray, 
1831), Physignathus cocincinus (Cuvier, 1829), Gonyosoma prasinus (Blyth, 1854), Ophiophagus hannah 
(Cantor, 1836), Bungarus fasciatus (Schneider, 1801), Naja atra (Cantor, 1842), Protobothrops cornutus 
(Smith, 1930), Cuora mouhotii (Gray, 1862), Manouria impressa (Günther, 1882), Sylvirana maosonensis 
(Bourret, 1937) and Theloderma corticale (Boulenger, 1903). 
Keywords: Amphibians, conservation status, repiles, species diversity, Trang An. 
Ngày nhận bài : 22/3/2017 
Ngày phản biện : 28/3/2017 
Ngày quyết định đăng : 10/4/2017 

File đính kèm:

  • pdfthanh_phan_loai_bo_sat_ech_nhai_o_quan_the_danh_thang_trang.pdf