Tần suất phổ biến của vi khuẩn enterobacteria sinh men β‐lactamase trong cộng đồng tại thành phố hồ chí minh năm 2013
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Extended spectrum β‐lactamase (ESBLs) là những men đề kháng kháng sinh với tất cả
penicillins, cephalosporins và monobactams (nhưng không phải cephamycin hoặc carbapenems). Vi khuẩn
Enterobacteria tạo men ESBLs đã lan rộng trên khắp thế giới và do đó nhiều nhiễm trùng phổ biến và đe dọa đến
tính mạng ngày càng trở nên khó điều trị hoặc thậm chí không thể điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định tần suất phổ biến của vi khuẩn
Enterobacteria sinh men β‐lactamase trong cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2013.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013 tại Tp. Hồ
Chí Minh. Bộ câu hỏi phỏng vấn và mẫu phân được lấy từ những người khỏe mạnh tuổi từ 20 – 70 tại 4 quận,
huyện. Các mẫu phân được nuôi cấy sàng lọc để nhận dạng hình thái khuẩn khác vi khuẩn sinh men ESBL trên
môi trường CHROMagar ESBL. Kiểu hình kháng kháng sinh của những chủng phân lập được kiểm tra bằng đĩa
kháng sinh phối hợp.
Kết quả: 160 mẫu phân nuôi cấy, có 63% mẫu có vi khuẩn Enterobacteria sinh men ESBL. 139 chủng phân
lập được (trong đó có 40 mẫu mang hơn 2 chủng sinh men ESBL). E. coli chiếm ưu thế 63%, tiếp đến Klebsiella
spp. 35% và Citrobacter 1%. Quận 3 có tần suất mẫu có vi khuẩn sinh men ESBL cao nhất là 80%, tiếp theo Tân
Phú là 67,5%, Củ Chi là 65,0%, và quận 6 là 40%.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tần suất phổ biến của vi khuẩn enterobacteria sinh men β‐lactamase trong cộng đồng tại thành phố hồ chí minh năm 2013
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 397 TẦN SUẤT PHỔ BIẾN CỦA VI KHUẨN ENTEROBACTERIA SINH MEN β‐LACTAMASE TRONG CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 Nguyễn Đỗ Phúc*, Nguyễn Lý Hoàng Ngân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Extended spectrum β‐lactamase (ESBLs) là những men đề kháng kháng sinh với tất cả penicillins, cephalosporins và monobactams (nhưng không phải cephamycin hoặc carbapenems). Vi khuẩn Enterobacteria tạo men ESBLs đã lan rộng trên khắp thế giới và do đó nhiều nhiễm trùng phổ biến và đe dọa đến tính mạng ngày càng trở nên khó điều trị hoặc thậm chí không thể điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định tần suất phổ biến của vi khuẩn Enterobacteria sinh men β‐lactamase trong cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2013. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013 tại Tp. Hồ Chí Minh. Bộ câu hỏi phỏng vấn và mẫu phân được lấy từ những người khỏe mạnh tuổi từ 20 – 70 tại 4 quận, huyện. Các mẫu phân được nuôi cấy sàng lọc để nhận dạng hình thái khuẩn khác vi khuẩn sinh men ESBL trên môi trường CHROMagar ESBL. Kiểu hình kháng kháng sinh của những chủng phân lập được kiểm tra bằng đĩa kháng sinh phối hợp. Kết quả: 160 mẫu phân nuôi cấy, có 63% mẫu có vi khuẩn Enterobacteria sinh men ESBL. 139 chủng phân lập được (trong đó có 40 mẫu mang hơn 2 chủng sinh men ESBL). E. coli chiếm ưu thế 63%, tiếp đến Klebsiella spp. 35% và Citrobacter 1%. Quận 3 có tần suất mẫu có vi khuẩn sinh men ESBL cao nhất là 80%, tiếp theo Tân Phú là 67,5%, Củ Chi là 65,0%, và quận 6 là 40%. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tần suất của vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL cao trong cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh, từ 40‐80% trong các quận, huyện, với E. coli và Klebsiella spp.chiếm ưu thế. Tần suất cao này cho thấy đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL tại Tp. Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn trong môi trường bệnh viện mà đã lan rộng trong cộng đồng. Để ngăn ngừa sự lan rộng sự đề kháng kháng sinh, cần phải sử dụng hợp lý và các sản phẩm làm giả cũng cần phải được loại bỏ. Từ khóa: Vi khuẩn Enterobacteria sinh men ESBL, cộng đồng. ABSTRACT PREVALENCE OF EXTENDED SPECTRUM LACTAMASE PRODUCING ENTEROBACTERIA IN HEALTHY POPULATION, HO CHI MINH, 2013. Nguyen Do Phuc, Nguyen Ly Hoang Ngan * Y Hoc Tp. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 397 – 401 Background: Extended spectrum β‐lactamase (ESBLs) are enzymes that promote resistance to antibiotics such as penicillins, cephalosporins and monobactams (but not including cephamycin or carbapenems). Enterobacteria producing ESBLs spread over the world; therefore, many infections are becoming common, life‐ threatening and difficult or even impossible to treat. Objectives: to determine the prevalence of ESBL‐producing enterobacteria in a healthy population in Ho Chi Minh City, Vietnam. *Viện Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đỗ Phúc ĐT: 0907 669 008 Email: nguyendophucihph@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 398 Methods: A cross ‐ sectional study was conducted in Ho Chi Minh City from January to July in 2013. Stool samples were collected from healthy individuals aged 20‐70 years in four districts, and were screened with CHROMagar ESBL (The Chromogenic Media Pioneer, USA) for ESBL‐producing enterobacteria. Phenotypes of these isolates were confirmed by combined disc method. Result: Of 160 stool samples, 63% samples contained ESBL‐producing enterobacteria. Of 139 isolates (40 samples carried more than 2 isolates), E.coli, Klebsiella spp. and Citrobacter predominated at 63%, 35% and 1% respectively. District3 had the highest prevalence (80%), Tan Phu at the second (67.5%), Cu Chi (65.0%), and District 6 (40%) then. Conclusion: This study indicates that the prevalence of ESBL‐producing enterobacteria was high in the healthy population in Ho Chi Minh City, ranging from 40‐80% by district, with the domination of E.coli and Klebsiella spp. This high prevalence suggests that antibiotic resistance may be a problem in Ho Chi Minh City. The resistance have not only located in the hospital environment but also spread in community. To prevent the continuation of resistance coverage, antibiotics should be prescribed appropriately and counterfeit products should be abolished. Keywords: ESBL‐producing enterobacteria, healthy population. ĐẶT VẤNĐỀ Kháng sinh họ β‐lactam được sử dụng xấp xỉ 50% trong các loại kháng sinh trên toàn thế giới và điều này tạo áp lực chọn lọc thúc đẩy nhanh sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại các kháng sinh này(3). Một cơ chế đề kháng quan trọng của vi khuẩn đường ruột đối với β‐lactam là sản xuất men β‐lactamase(5). Vi khuẩn Enterobacteria có thể chiếm đến 80% trong số các trực khuẩn Gram âm gây tiêu chảy và 50% phân lập được tại các phòng xét nghiệm do nguyên nhân tiêu chảy(2). Tỷ lệ sinh β‐lactamase phổ rộng (extended spectrum β‐lactamase ‐ ESBL) của vi khuẩn Enterobacteria thì rất cao. ESBL là những men β ‐lactamases có khả năng đề kháng kháng sinh như penicillins, cephalosporins thế hệ thứ nhất, nhì, ba và monobactams nhưng không đề kháng với cephamycins và carbapenems(8) và các vi khuẩn mang gen điều khiển sinh β‐lactamase phổ rộng thì có thể chuyển gen cho nhau(6). Vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBLs đã lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới và gây nên nhiễm trùng phổ biến, gây khó khăn trong điều trị và thậm chí không thể điều trị(8). Do vậy nghiên cứu này là xác định tần suất vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL ở người khỏe mạnh trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh với các mục tiêu sau. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu. Xác định tần suất lưu hành vi khuẩn đường ruột sinh ESBL trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Xác định tỷ lệ các loài vi khuẩn đường ruột sinh ESBL trong mẫu phân. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu: Người dân và bệnh phẩm trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Dân số nghiên cứu: Người dân và bệnh phẩm tại quận 3, 6, Tân Phú và huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013 tại Tp. Hồ Chí Minh ở trên dân số khỏe mạnh. Cỡ mẫu: được tính toán dựa vào công thức sau: Trong đó: Z (1‐α / 2) = 1,96 ở độ tin cậy 95%, p: tỷ lệ vi khuẩn Enterobacteriacae sinh men ESBL trong cộng đồng trong nghiên cứu trước đây ở Thái Lan(8) ; p= 0,506, q = (1‐p)=0,494; d = 10% (sai số chấp nhận được). 2 2 /2)-(1 )1( d ppZ n Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 399 Cỡ mẫu được tính như sau: (1.96)2 x (0,506x0,494)/0,12 = 96,02 Thêm 10% khả năng mất mẫu, tổng số mẫu gồm 105 mẫu. Ngoài ra, bởi vì sử dụng việc lấy mẫu nhiều giai đoạn nên tổng số mẫu được nhân với 1,5 (thiết kế có hiệu lực). Cỡ mẫu sẽ là: 105 x 1,5 = 157 mẫu. Làm tròn 160 mẫu Cách chọn mẫu Dân số Thành phố Hồ Chí Minh được nhóm thành 24 cụm: 19 cụm (quận) nội thành và 5 cụm(huyện) ngoại thành. Từ đó, 3 quận nội thành và một huyện ngoại thành được rút ra một cách ngẫu nhiên. Trong mỗi quận, huyện chọn được tiếp tục chọn ngẫu nhiên ra 2 phường. Trong mỗi phường chọn ngẫu nhiên ra 20 hộ gia đình. Trong mỗi hộ gia đình chọn một người khỏe mạnh tuổi từ 20 đến 70 (mỗi phường gồm 10 nam và 10 nữ) để lấy thông tin và mẫu phân. Kỹ thuật lấy mẫu phân Các mẫu phân được thu thập bằng cách sử dụng que tăm bông vô trùng chạm vào ít nhất ba phần khác nhau rồi bỏ vào trong môi trường vận chuyển Cary‐Blair. Các mẫu phân này được giữ trong một thùng mát cho đến khi cấy mẫu. Việc cấy mẫu được bắt đầu trong ngày sau khi thu thập mẫu. Phương pháp phòng thí nghiệm 160 mẫu phân được nuôi cấy sàng lọc trên môi trường CHROMagar ESBL (Chromogenic Media Pioneer, USA) cho vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL. Các chủng được xác định lại bằng thử nghiệm sinh vật hóa học. Kiểu hình kháng kháng sinh của những chủng phân lập được xác nhận bằng phương pháp đĩa kháng sinh phối hợp theo hướng dẫn bởi CLSI, 2011. Thực hiện kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch tán đồng thời hai cặp đĩa kháng sinh ceftazidime và ceftazidime/clavulanic acid (30mg/10mg), cefotaxime và cefotaxime/clavulanic acid (30mg/10mg), trên cùng một đĩa thạch. Tính hiệu số đường kính vòng vô khuẩn của từng cặp đĩa kháng sinh. Biện luận kết quả như sau: ESBL (+) khi hiệu số đường kính vòng vô khuẩn ≥ 5 mm giữa ceftazidime/clavulanic acid và ceftazidime hoặc cefotaxime/clavulanic acid và cefotaxime ESBL (‐) khi hiệu số đường kính vòng vô khuẩn < 5 mm trên đồng thời cả 2 cặp đĩa kháng sinh Khi thực hiện thử nghiệm khẳng định ESBL, thực hiện song song với 2 chủng kiểm chứng K. pneumoniae ATCC700603: chứng dương. E. coli ATCC 25922: chứng âm. Hiệu số đường kính quy định đối với E. coli ATCC 25922 là ≤ 2mm; K. pneumoniae ATCC700603 ≥ 5mm đối với cặp kháng sinh ceftazidime và ceftazidime/clavulanic acide ≥ 3mm đối với cặp kháng sinh cefotaxime và cefotaxime /clavulanic acide(1). Phân tích thống kê Nhập dữ liệu bằng phần mềm Epi data 3.0 và phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 10.0. Thống kê mô tả tính tần số và tỷ lệ phần trăm được dùng để mô tả đặc tính của mẫu. Dùng phép kiểm χ2 để kiểm định sự khác biệt của các biến số. Giá trị p < 0,05 được xem như khác biệt có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Tần suất vi khuẩn Enterbacteria sinh ESBL trong cộng đồng ESBL(+) ESBL(-) n % n % Mẫu phân (n=160) 101 63, 1 59 36, 9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 400 Biểu đồ 1: Tỷ lệ người mang vi khuẩn đường ruột sinh ESBL trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong nghiên cứu này, kết quả có 101/160 mẫu phân (63,1%) được phân tích có chứa vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL. Trong số đó, 40 mẫu (25%) chứa hơn 1 chủng sinh ESBL. Đây là báo cáo đầu tiên về tần suất vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL trên phạm vi tại Tp. Hồ Chí Minh. Bảng 2: Tần suất vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL phân tích theo các đặc điểm dân số Đặc điểm Dương tính n (%) Âm tính n (%) P value Giới Nam 48 (60,76) 31 (39,24) 0,540 Nữ 53 (65,43) 28 (34,57) Nhóm tuổi <30 20 (60, 61) 13 (39,39) 0,343 30-40 22 (73,33) 8 (26,67) 41-59 51(63,75) 29 (36,25) ≥60 8 (47,06) 9 (52,94) Địa điểm Quận 3 32 (80,0) 8 (20,0) 0,002 Quận 6 16 (40,0) 24 (60,0) Tân Phú 27 (67,5) 13 (32,5) Củ Chi 26 (65,0) 14(35,0) Có 79 nam và 81 nữ tham gia nghiên cứu, độ tuổi từ 20‐68. Tuổi trung bình là 43,46 chiếm tỷ lệ 63,75%. Tỷ lệ mẫu phân giữa nam và nữ phân lập có nhiễm ít nhất một chủng vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL là tương tự nhau (60,76% và 65,43%). Tần suất cao nhất mang vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL là nhóm tuổi 30‐ 40 (73,33%); thứ hai là nhóm tuổi 41‐59 (63,75%); thứ ba là nhóm tuổi nhỏ hơn 30 (60,61%) và nhóm tuổi thấp nhất là ≥ 60 (47,06%). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi và sự hiện diện của vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL (p=0,343). Tần suất người mang vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL cao nhất là quận 3 (80,0%), tiếp theo là Tân Phú (67,5%), Củ Chi (65,0%) và thấp nhất là quận 6 (40,0%). Kết quả này cho thấy vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL rất cao và rất khác nhau giữa các quận, huyện (p=0,002). Chúng tôi đã thu thập và lưu giữ 139 chủng sinh ESBL, trong số đó E.coli là 88 chủng (63,3%); Klebsiella spp. là 49 chủng (35,3%) và Citrobacter là 2 chủng (1,4%). BÀN LUẬN Nghiên cứu này cho thấy tần suất vi khuẩn Enterbacteria sinh ESBL trong cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh là 63%. Kết quả này thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Võ Chi Mai khi nghiên cứu trên bệnh nhân không có triệu chứng bệnh đường tiêu hóa tại bệnh viện Chợ Rẫy (76,4%)(9). Nhưng kết quả này cho thấy cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ngọc Lâm (2013) là 55,54% mẫu phân có nhiễm E. colisinh ESBL ở người khỏe mạnh tại quận 3, Tp. Hồ Chí Minh(7). So sánh kết quả nghiên cứu trước đây tại một số nước như Nhật Bản tỷ lệ Enterobacteriaceae của Luvsansharav và cộng sự, 2013 mang gene loại CTX‐M chiếm tỷ lệ 19,6% ở 63,1% sinh ESBL 36,9% không sinh ESBL ESBL(+) ESBL(‐) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 401 những người hộ lý(4). Ở Hà Lan của A.Reuland 2011, tỷ lệ này trong cộng đồng chỉ có 10,1%. Tần suất vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL trong nghiên cứu này thì khác nhau giữa 4 quận, huyện. Đây là một phát hiện cần được quan tâm. Các yếu tố về mặt địa lý, môi trường, kiểu di truyền vi khuẩn hoặc yếu tố xã hội liệu có thể chi phối đến sự khác biệt này. Điều này cũng được đề nghị bởi những nghiên cứu về sự phân bố vi khuẩn Enterobacteria sinh CTX‐M ESBL tại 3 tỉnh khác nhau tại Thái Lan liên quan đến việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị(8). E. coli và Klebsiella spp. chiếm tỷ lệ cao hơn các vi khuẩn đường ruột khác và kết quả này cũng tương tự như một số kết quả trước đây của tác giả Võ Chi Mai và cộng sự(9). Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy sự trái ngược về tỷ lệ nhiễm E. coli và K. pneumoniae với những nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (49% và 58%) và bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. KẾT LUẬN Tần suất vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL ở người khỏe mạnh trong cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh cao. Điều này cho thấy rằng đề kháng kháng sinh là một vấn đề cần được quan tâm, sự đề kháng kháng sinh không chỉ còn giới hạn trong môi trường bệnh viện mà ngay cả trong cộng đồng người khỏe mạnh. Để ngăn ngừa sự lan truyền của vi khuẩn kháng kháng sinh, việc sử dụng kháng sinh hợp lý. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Châu Á‐ Thái Bình Dương (WHO ‐ Western Pacific Region), Văn phòng đại diện WHO tại Hà Nội, Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. CLSI (2011). Performance Standards forAntimicrobial Susceptibility Testing; Twenty‐First Informational Supplement. M100‐S21. Vol.31. No.1. Pp. 67‐89. 2. Edmond MB, Wallace SE, McClish DK, Pfaller MA, Jones RN, and Wenzel RP (1999). Nosocomial bloodstream infections in United States hospitals: a three‐year analysis. Clin. Infect. Dis.. 29: 239‐244. 3. Livermore DM (1988). β‐lactamase‐mediated resistance and opportunities for its control. J. Antimicrob. Chemother. 41: S25‐S41. 4. Luvsansharav UO, Hirai I, Niki M, Nakata A, Yoshinaga A, Yamamoto A, Yamamoto M, Toyoshima H, Kawakami F, Matsuura N, Yamamoto Y(2013). Fecal carriage of CTX‐M β‐ lactamase‐producingEnterobacteriaceae in nursing homes in the Kinki region of Japan. Infection and Drug Resistance. Volume 2013(6): 67‐70. 5. Pitout. JDD.; Thomson. K.S.; Hanson. N.D.; Ehrhardt. A.F. (1998). β ‐Lactamase responsible for resistance to expanded spectrum cephalosporin in Klebsiella pneumoniae. Escherichia coli. and Proteus mirabilis isolates recovered from South Africa. Antimicrob. Agents Chemother. 42: 1350‐1354. 6. Tham J (2012).Extended‐Spectrum β‐Lactamase Producing Enterobacteriaceae: Epidemiology. Risk Factor. and Duration of Carriage. Lund University. Sweden. Pp. 67‐89. 7. Trần Ngọc Lâm (2013). Tần suất người trên 18 tuổi mang vi khuẩn sinh ESBL tại Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn CKI. Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 80‐89. 8. Ulzii ‐ Orshikh L, Itaru H, Marie N, Tadahiro S, Kiyoko M, Chalit K, Wanna M, Teera K, Surapol SN, Somchit P and Yoshimasa Y (2011). Analysis of risk factor for a high prevalence of Extended‐spectrum β – lactamase – producing Enterobacteriaceae in asymptomatic individuals in rural Thailand. Journal of Medical Microbiology. 60: 619‐624. 9. Vo CM, Ngo TQH, Huynh CL, Le KNG, Hoang TpD (2010). Infection and colonization cause by extended spectrum beta‐ lactamase (ESBL) producing Enterobacteria at Cho Ray hospital. Ho Chi Minh Medical University. 14(2) 685‐689. Ngày nhận bài báo: 26/5/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/6/2014 Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
File đính kèm:
- tan_suat_pho_bien_cua_vi_khuan_enterobacteria_sinh_men_lacta.pdf