Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh đà nẵng

TÓM TẮT: Trên cơ sở các số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành

phố Đà Nẵng tới năm 2025, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các họat động phát triển đã được tính

toán bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm thành

phố Đà Nẵng phát sinh khoảng 42 nghìn tấn COD; 23 nghìn tấn BOD5; 9 nghìn tấn T_N; 3 nghìn

tấn T_P; 140 nghìn tấn TSS từ các nguồn sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn

nuôi và rửa trôi đất. Tới năm 2025, lượng chất thải này sẽ tăng lên khoảng 1,3 - 1,7 lần. Các nguồn

ô nhiễm chính là từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch) và chăn nuôi. Vì vậy, việc xử lý chất thải từ

các nguồn này là rất cần thiết để giảm thiểu lượng chất thải đưa vào vịnh Đà Nẵng.

pdf 11 trang phuongnguyen 900
Bạn đang xem tài liệu "Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh đà nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh đà nẵng

Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh đà nẵng
 165
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; 2015: 165-175 
DOI: 10.15625/1859-3097/15/2/5896 
TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM ĐƯA VÀO VỊNH ĐÀ NẴNG 
Lê Xuân Sinh*, Lê Văn Nam 
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
*E-mail: sinhlx@gmail.com 
Ngày nhận bài: 4-2-2015 
TÓM TẮT: Trên cơ sở các số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành 
phố Đà Nẵng tới năm 2025, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các họat động phát triển đã được tính 
toán bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm thành 
phố Đà Nẵng phát sinh khoảng 42 nghìn tấn COD; 23 nghìn tấn BOD5; 9 nghìn tấn T_N; 3 nghìn 
tấn T_P; 140 nghìn tấn TSS từ các nguồn sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn 
nuôi và rửa trôi đất. Tới năm 2025, lượng chất thải này sẽ tăng lên khoảng 1,3 - 1,7 lần. Các nguồn 
ô nhiễm chính là từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch) và chăn nuôi. Vì vậy, việc xử lý chất thải từ 
các nguồn này là rất cần thiết để giảm thiểu lượng chất thải đưa vào vịnh Đà Nẵng. 
Từ khóa: Tải lượng thải, nguồn ô nhiễm, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, nước thải sinh hoạt, 
nước thải. 
MỞ ĐẦU 
Vịnh Đà Nẵng tiếp giáp bốn quận Liên 
Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu và Sơn Trà của 
thành phố Đà Nẵng (hình 1) với các hoạt động 
kinh tế - xã hội đang diễn ra hết sức sôi động 
bao gồm nông nghiệp, nghề cá và khai thác 
biển, giao thông - cảng, du lịch - dịch vụ. Chất 
thải từ các hoạt động phát triển và đô thị hóa 
đang gây sức ép ngày càng lớn đến môi trường 
của vịnh. Các chất thải từ nuôi trồng thủy sản 
bao gồm thức ăn thừa, chất thải thủy sản, chất 
thải của lao động phục vụ thủy sản; từ hoạt 
động nông nghiệp liên quan đến chất thải chăn 
nuôi, hóa chất dùng trong nông nghiệp; từ hoạt 
động du lịch với số lượng khách và số cơ sở 
lưu trú, nhà hàng và khách sạn ngày càng tăng, 
tạo ra chất thải và rác thải; từ hoạt động giao 
thông - cảng liên quan đến kim loại nặng, dầu 
mỡ  Ngoài ra, vịnh Đà Nẵng cũng là nơi chịu 
tác động gián tiếp bởi các hoạt động kinh tế - 
xã hội từ các quận huyện khác như quận Ngũ 
Hành Sơn, quận Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang. 
Nếu không có những giải pháp xử lý chất thải 
tốt thì lượng chất thải từ các quận, huyện ven 
biển sẽ được xả vào thủy vực ven biển và làm 
gia tăng lượng chất ô nhiễm và vi sinh vật trong 
nước gây ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm 
trầm tích đáy cũng như dần tích lũy trong cơ 
thể sinh vật gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và 
con người. Tuy vậy, những ước tính và dự báo 
tải lượng chất ô nhiễm từ các nguồn trên đưa 
vào vịnh Đà Nẵng làm cơ sở tính toán sức tải 
và xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ môi 
trường và tài nguyên vịnh cũng như vùng biển 
lân cận trong nhiều năm vẫn chưa được quan 
tâm, dẫn đến thiếu cơ sở chắc chắn để hoạch 
định chiến lược bảo vệ và sử dụng vùng vịnh 
này. Trên cơ sở tài liệu thu thập và điều tra 
thực tế ở khu vực nghiên cứu, kết quả tính toán 
tải lượng thải ô nhiễm phát sinh từ các nguồn 
dân cư, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn 
nuôi, rửa trôi đất của năm 2013 và dự báo năm 
2025 đã được thực hiện. Từ đó, ước tính tải 
lượng chất ô nhiễm được đưa vào vịnh hàng 
năm. Các kết quả tính toán có thể dùng làm cơ 
sở để tính toán khả năng tự làm sạch và sức tải 
môi trường của thủy vực. 
Lê Xuân Sinh, Lê Văn Nam 
 166
Hình 1. Vịnh Đà Nẵng và vùng đất bao quanh 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Tài liệu được sử dụng bao gồm các báo cáo 
về hoạt động của các ngành nuôi trồng thủy 
sản, chăn nuôi, du lịch và quy hoạch phát triển 
của các ngành đến năm 2025 từ Cục Thống kê 
Đà Nẵng, Niên giám thống kê Đà Nẵng 2013 
[1], Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12 tháng 9 
năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử 
dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng 
đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố 
Đà Nẵng, Quyết định 882/QĐ-TTg ngày 
23/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây 
dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, Báo 
cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 của Viện 
Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
(2008). 
Phương pháp đánh giá nhanh môi trường 
được áp dụng chính trong nghiên cứu này, tính 
toán tải lượng thải phát sinh trên cơ sở các hệ 
số phát thải theo UNEP (1984) [2], San Diego - 
McGlone (2000) [3], Trần Văn Nhân, Ngô Thị 
Nga (2002) [4] và số lượng dân cư, khách du 
lịch, vật nuôi, sản lượng công nghiệp. Phương 
pháp này đã được sử dụng để đánh giá tải 
lượng ô nhiễm đưa vào vịnh Hạ Long - Bái Tử 
Long [5], đầm phá Tam Giang - Cầu Hai [6], 
cửa sông Bạch Đằng [7]. Ước tính lượng chất ô 
nhiễm đưa vào khu vực vịnh Đà Nẵng trên cơ 
sở phân tích khả năng đưa chất ô nhiễm vào 
vịnh, khả năng xử lý chất thải tại khu vực. 
Nguồn ô nhiễm sinh hoạt và du lịch 
Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ dân cư của 
các quận ven biển được tính dựa trên việc 
thống kê lượng dân cư trong khu vực và hệ số 
phát thải ô nhiễm tính theo đầu người. Các 
thành phần lựa chọn để tính tải lượng ô nhiễm 
là BOD5, COD, TSS, T_N và T_P. Tải lượng ô 
nhiễm từ khách du lịch được tính dựa trên số 
lượng khách du lịch và ngày lưu trú nhân với 
hệ số phát thải đơn vị. Tải lượng ô nhiễm từ các 
quận, huyện của thành phố Đà Nẵng được tính 
toán trên cơ sở khả năng đưa chất ô nhiễm vào 
vịnh Đà Nẵng. Tải lượng thải từ nguồn sinh 
hoạt (Qsh) bằng tổng tải lượng thải từ dân cư 
(Qdc) và khách du lịch (Qdl). 
Qsh = Qdc + Qdl (tấn/năm) 
Công thức tính nguồn thải từ dân cư (tải 
lượng thải từ nguồn này được tính dựa trên số 
dân của các quận, huyện và tải lượng thải sinh 
hoạt tính theo đầu người). 
Qdc = P × Qi × 10-3 
Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nẵng 
 167
Qdc: Tải lượng thải từ dân cư (tấn/năm), P: Dân 
số các quận, huyện (người), Qi: Đơn vị tải 
lượng thải sinh hoạt của chất i (kg/người/năm). 
Bảng 1. Đơn vị tải lượng thải sinh hoạt 
Thông số Tải lượng (kg/người/năm) 
Hiệu suất xử lý (%) 
Lắng sơ cấp Xử lý sinh học 
COD 20 - 55 10 - 20 30 - 60 
BOD5 10 - 25 10 - 30 50 - 80 
T_N 4,0 20 - 40 20 - 50 
T_P 0,5 - 1,1 10 - 20 10 - 30 
NO3+NO2* 0,04 20 - 40 20 - 50 
NH4* 2,2 20 - 40 20 - 50 
PO4* 0,27 - 0,594 10 - 20 10 - 30 
TSS 20 - 30 50 - 70 70 - 95 
[Nguồn: UNEP, 1984; (*)Số liệu tính theo San 
Diego-McGlone et al., 2000]. 
Công thức tính tải lượng ô nhiễm từ hoạt 
động du lịch (tải lượng thải từ khách du lịch 
được ước tính dựa trên tổng số ngày lưu trú 
mỗi năm của khách và đơn vị tải lượng thải 
sinh hoạt). 
Qdl = n.Qi /365 × 10-3 
Qdl: Tải lượng thải từ khách du lịch (tấn/năm), 
n: Tổng số ngày lưu trú của khách trong năm 
(ngày/năm). 
Nguồn ô nhiễm công nghiệp 
Nguồn ô nhiễm công nghiệp trong khu vực 
được tính dựa trên sản lượng công nghiệp trên 
địa bàn các huyện liên quan nhân với hệ số phát 
thải chất ô nhiễm của loại hình công nghiệp đó. 
Tải lượng công nghiệp từ các khu vực khác 
trong tỉnh được tính toán trên cơ sở khả năng 
đưa chất ô nhiễm vào khu vực. Tải lượng thải 
công nghiệp tính theo công thức: 
Qij = Vj × Cij × 10-6 (j =1, n) 
Qij: Tải lượng thải chất i từ nguồn công nghiệp 
j (t/năm), Vj: Thể tích nước thải hàng năm từ cơ 
sở j (m3/năm), Cij: Hàm lượng chất i trong nước 
thải cơ sở j (mg/l), n: Số cơ sở công nghiệp 
trong vùng. 
Công thức này được sử dụng tính tải lượng 
các chất ô nhiễm từ hoạt động ngành than. Khi 
không có số liệu về thành phần nước thải, tải 
lượng thải phát sinh được tính dựa trên khối 
lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 
của quận, huyện và thành phần nước thải điển 
hình (bảng 2). 
Bảng 2. Thành phần nước thải công nghiệp thực phẩm điển hình 
Chất ô nhiễm 
Hàm lượng các chất trong nước thải (mg/l) 
HSXL bùn hoạt hoá** (%) 
Bia Bột mì Dầu ăn Hải sản ĐL 
M3 thải/tsp 11,0 25,0 10,5 95,0 - 
COD 150 1.500 1.950 1.950 80 - 85 
BOD5 87 825 1.355 1.500 80 - 95 
T_N 43,5 42,5 20 90 15 - 50 
T_P 3,65 34,65 56,91 63 10 - 25 
NO3+NO2* 0,435 0,425 0,2 0,9 8 - 15 
NH4* 16,53 10,2 7,6 34,2 8 - 15 
PO4* 1,825 17,325 28,455 31,5 10 - 25 
TSS <30 1242 95 85 80 - 90 
[Nguồn: Lâm Minh Triết, 1995; (*)Tính theo San Diego-McGlone et al., 2000; (**)Trần Văn Nhân, Ngô 
Thị Nga, 2002]. 
Nguồn ô nhiễm do nông nghiệp 
Các nguồn ô nhiễm gây ra bởi gia súc được 
tính bằng số gia súc và đơn vị tải lượng ô nhiễm. 
Số lượng gia súc được lấy từ Niên giám thống 
kê thành phố Đà Nẵng. Đơn vị tải lượng ô 
nhiễm tính trên đầu gia súc được lấy từ “Hướng 
dẫn quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước lưu 
vực” của Hiệp hội thoát nước Nhật Bản. Tải 
lượng thải do chăn nuôi được tính dựa trên tổng 
đàn gia súc hàng năm và suất phát thải đơn vị 
cho các loại gia súc, gia cầm (bảng 3). 
Lê Xuân Sinh, Lê Văn Nam 
 168
Bảng 3. Tải lượng thải đơn vị 
do chăn nuôi (kg/năm) 
STT Thông số Gia cầm* Trâu, bò Lợn 
1 COD 2,73 233,60 73,00 
2 BOD5 0,78 193,45 47,45 
3 T_N 0,5 105,85 14,60 
4 T_P 0,156 18,25 9,13 
5 NO3+NO2* 0,005 1,0585 0,146 
6 NH4* 0,12 25,404 3,504 
7 PO4* 0,047 8,176 4,110 
8 TSS - 1.095,0 255,5 
[Nguồn: “Nghiên cứu quản lý môi trường vịnh Hạ 
Long” JICA, 1999; (*)Tính theo San Diego-McGlone et 
al., 2000]. 
Nguồn ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản 
Nguồn ô nhiễm phát sinh do nuôi trồng 
thủy sản được tính toán dựa trên sản lượng nuôi 
trồng trong khu vực nhân với hệ số phát sinh 
chất thải đối với mỗi loại sản lượng thủy sản. 
Lượng thải phát sinh tuỳ thuộc vào hình thức 
và đối tượng nuôi, trong đó nuôi tôm công 
nghiệp và nuôi cá lồng có lượng phát thải đáng 
kể nhất. 
Bảng 4. Hệ số phát thải từ nuôi thuỷ sản 
Các chất ô nhiễm 
Hệ số phát thải (kg/tấn/năm) 
Nuôi TC tôm sú Nuôi cá lồng 
COD* 28,4 15,9 
BOD5* 8,1 4,5 
T_N 5,2a 2,9b 
T_P 4,7a 2,6b 
NO3+NO2* 0,05 0,03 
NH4* 1,25 0,70 
PO4* 2,12 1,17 
[Nguồn: (a)- Gonzales et al., 1996; (b)- Padilla et 
al., 1997; (*)Theo San Diego-McGlone et al., 2000]. 
Nguồn ô nhiễm do nước chảy tràn 
Tải lượng ô nhiễm nước chảy tràn được 
tính bằng diện tích đất sử dụng và đơn vị tải 
lượng ô nhiễm. Đơn vị tải lượng ô nhiễm bình 
quân diện tích đối với BOD5, COD, T_N và 
T_P được lấy từ “Hướng dẫn quy hoạch tổng 
thể hệ thống thoát nước lưu vực” của Hiệp hội 
thoát nước Nhật Bản. Tải lượng ô nhiễm do 
nước chảy tràn được tính dựa trên số liệu về 
diện tích sử dụng đất các loại, số ngày mưa 
trung bình năm trong khu vực và đơn vị tải 
lượng ô nhiễm do nước chảy tràn từ các kiểu sử 
dụng đất. 
Bảng 5. Đơn vị tải lượng ô nhiễm do nước 
chảy tràn (kg/km2/ngày mưa) 
Thông 
số 
Đất rừng 
và đồng cỏ 
Đất nông 
nghiệp 
Đất 
trồng 
Đất khu 
dân cư 
COD 20 28 26 42 
BOD5 14 18 16 38 
T_N 10 36 32 20 
T_P 4 8 6 12 
TSS 200 2.500 2.500 200 
[Nguồn: “Nghiên cứu quản lý môi trường vịnh 
Hạ Long” JICA, 1999]. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Tải lượng ô nhiễm phát sinh trong lưu vực 
hiện tại và dự báo đến năm 2025 
Nguồn từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch) 
Bảng 6. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2013 
từ nguồn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng 
Thông số Du lịch (tấn/năm) 
Dân cư 
(tấn/năm) 
Sinh hoạt 
(tấn/năm) 
COD 657 21.458 22.114 
BOD5 306 10.014 10.320 
T_N 70 2.289 2.359 
T_P 14 458 472 
NO3+NO2* 1 23 24 
NH4* 39 1.259 1.297 
PO4* 8 244 252 
TSS 438 14.305 14.743 
Chú thích: (*)Số liệu tính theo San Diego - 
McGlone et al., 2000 [3]. 
Bảng 7. Dự báo cho năm 2025 từ nguồn sinh 
hoạt của thành phố Đà Nẵng 
Thông số Du lịch (tấn/năm) 
Dân cư 
(tấn/năm) 
Sinh hoạt 
(tấn/năm) 
COD 4.402 32.401 36.803 
BOD5 2.054 15.121 17.175 
T_N 470 3.456 3.926 
T_P 94 691 785 
NO3+NO2* 5 35 39 
NH4* 258 1.901 2.159 
PO4* 51 369 420 
TSS 2.935 21.601 24.535 
Chú thích: (*) Số liệu tính theo San Diego-
McGlone et al., 2000 [3]. 
Theo số liệu thống kê, dân số của thành phố 
năm 2013 là 992.849 người, trong đó khu vực 
các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, 
Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nẵng 
 169
Sơn Trà có 687.991 người. Theo quy hoạch về 
quy mô, cơ cấu dân số, dự báo quy mô dân số 
thành phố Đà Nẵng vào năm 2025 là 1.500.000 
người [8]. Năm 2013, thành phố Đà Nẵng đón 
3.195.000 khách du lịch, trong đó khách quốc 
tế là 484.000 người và khách nội địa là 
2.711.000 người, thời gian khách lưu trú trung 
bình là 2 ngày [1]. Theo niên giám thống kê 
thành phố Đà Nẵng 2009 - 2013, chỉ số tăng 
trưởng khách du lịch trung bình khoảng 
30,2 %/năm. Giả sử tốc độ phát triển du lịch 
vẫn duy trì đến 2025 thì lượng khách du lịch 
đến thành phố ước khoảng 14,8 triệu lượt 
khách vào năm 2025. Tải lượng ô nhiễm năm 
2013 và dự báo cho năm 2025 từ nguồn sinh 
hoạt của thành phố Đà Nẵng được tính toán 
trên cơ sở các số liệu trên (bảng 6, bảng 7). 
Nguồn từ công nghiệp 
Thành phố Đà Nẵng hiện có 6 khu công 
nghiệp với diện tích 970,50 ha đã đi vào hoạt 
động. Ngoài ra, thành phố còn 1 khu công nghệ 
thông tin tập trung với diện tích 131 ha và 1 
khu công nghệ cao có diện tích 1.010 ha đang 
được xây dựng. Cơ sở hạ tầng của các khu công 
nghiệp đã hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu sản 
xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trong và 
ngoài nước. Hiện nay, diện tích đất cho thuê tại 
Khu công nghiệp Đà Nẵng và Khu Công 
nghiệp Hòa Khánh đã được lấp đầy. Mục tiêu 
phát triển công nghiệp, tốc độ tăng bình quân 
GDP công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2016 - 
2020 là 12,3%. Tỷ trọng GDP công nghiệp - 
xây dựng trong tổng GDP của thành phố năm 
2020 là 42,6%. Giá trị sản xuất công nghiệp 
(giá 94) năm 2020 là 48.857 triệu đồng, tốc độ 
tăng giai đoạn 2016 - 2020 là 12,6 % [9]. 
Những ngành sản xuất bia, chế biến thủy 
sản được tập trung nghiên cứu và tính tải lượng 
thải vì nước thải của ngành nghề này rất lớn và 
đủ cơ sở để tính toán. Trên cơ sở tình hình phát 
triển công nghiệp hiện tại và dự báo, tải lượng 
ô nhiễm phát sinh trên địa bàn thành phố Đà 
Nẵng vào vịnh Đà Nẵng đã được ước tính 
(bảng 8, 9). Lượng chất ô nhiễm phát sinh do 
hoạt động công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng 
dự báo đến 2025 tăng 3,4 lần so với năm 2013. 
Bảng 8. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2013 
từ một số nguồn công nghiệp của 
thành phố Đà Nẵng 
Thông số Bia (tấn/năm) 
Chế biển thủy 
sản (tấn/năm) Tổng 
(tấn/năm) Lưu lượng 
nước thải (m3) 653.532 2.104.250 
COD 98 3.156 3.254 
BOD5 57 1.736 1.793 
T_N 28 89 118 
T_P 2 73 75 
NO3+NO2 0,3 1 1 
NH4 11 22 32 
PO4 1 37 38 
TSS 20 2.614 2.633 
Bảng 9. Dự báo cho năm 2025 từ một số nguồn 
công nghiệp của thành phố Đà Nẵng 
Thông số Bia (tấn/năm) 
Chế biển thủy 
sản (tấn/năm) Tổng 
(tấn/năm) Lưu lượng 
nước thải (m3) 2.215.473 7.133.408 
COD 332 10.700 11.032 
BOD5 193 5.885 6.079 
T_N 96 303 400 
T_P 8 247 255 
NO3+NO2 1 3 4 
NH4 37 73 109 
PO4 4 124 128 
TSS 67 8.860 8.926 
Nguồn từ chăn nuôi 
Theo thống kê năm 2013, thành phố Đà 
Nẵng có đàn trâu (1.913 con), bò (13.785 con), 
lợn (72.291), dê (670 con) và gia cầm là hơn 
710.871 con [1]. Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở 
4 quận, huyện (Quận Liên Chiểu, Quận Ngũ 
Hành Sơn, Quận Cẩm Lệ, Huyện Hòa Vang). 
Theo quy hoạch, xu hướng phát triển chăn 
nuôi ngày càng chiến ...  nuôi tại 
thành phố Đà Nẵng dự báo vào 2025 tăng 1,48 
lần so với năm 2013. 
Bảng 10. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2013 từ nguồn chăn nuôi của thành phố Đà Nẵng 
Thông 
số 
Gia cầm Trâu, bò Lợn 
Tổng 
(tấn/năm) Hệ số phát thải (kg/năm) 
Tải lượng 
(tấn/năm) 
Hệ số phát 
thải (kg/năm) 
Tải lượng 
(tấn/năm) 
Hệ số phát 
thải (kg/năm) 
Tải lượng 
(tấn/năm) 
COD 2,73 1.941 233,6 3.667 73 5.326 10.934 
BOD5 0,78 554 193,45 3.037 47,45 3.462 7.053 
T_N 0,5 355 105,85 1.662 14,6 1.065 3.082 
T_P 0,156 111 18,25 286 9,13 666 1.064 
NO3+NO2 0,005 4 11 166 0,146 11 180 
NH4 0,12 85 25 399 4 256 740 
PO4 0,047 33 8 128 4 300 462 
TSS - - 1.095 17.189 255,5 18.642 35.831 
Bảng 11. Dự báo cho năm 2025 từ nguồn chăn nuôi của thành phố Đà Nẵng 
Thông 
số 
Gia cầm Trâu, bò Lợn 
Tổng 
(tấn/năm) Hệ số phát thải (kg/năm) 
Tải lượng 
(tấn/năm) 
Hệ số phát 
thải (kg/năm) 
Tải lượng 
(tấn/năm) 
Hệ số phát thải 
(kg/năm) 
Tải lượng 
(tấn/năm) 
COD 2,73 2.872 233,6 5.427 73 7.883 16.182 
BOD5 0,78 821 193,45 4.494 47,45 5.124 10.439 
T_N 0,5 526 105,85 2.459 14,6 1.577 4.562 
T_P 0,156 164 18,25 424 9,13 986 1.574 
NO3+NO2 0,005 5 11 246 0,146 16 267 
NH4 0,12 126 25 590 4 378 1.095 
PO4 0,047 49 8 190 4 444 683 
TSS - - 1.095 25.440 255,5 27.589 53.030 
Nguồn từ nuôi trồng thủy sản 
Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có vùng 
thềm lục địa đến độ sâu 200 m từ Đà Nẵng trải 
ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng 
lớn, do đó ngành thuỷ sản được xác định là mũi 
đột phá trong sản xuất thuỷ sản - nông - lâm. 
Đến 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng 
lên 485 ha [1]. 
Trên cơ sở này, tải lượng ô nhiễm phát sinh 
năm 2013 và dự báo 2025 được trình bày trong 
bảng 12 và bảng 13. So với năm 2013, lượng 
chất thải trong nuôi thủy sản năm 2025 trong 
toàn thành phố sẽ tăng khoảng 1,46 lần. 
Bảng 12. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2013 từ nguồn 
nuôi trồng thủy sản của thành phố Đà Nẵng 
Các chất 
ô nhiễm 
Hệ số phát thải (kg/tấn/năm) Tải lượng từ tôm tính 
theo toàn thành phố 
(tấn/năm) 
Tải lượng từ cá tính 
theo toàn thành phố 
(tấn/năm) 
Tổng 
(tấn/năm) Nuôi thâm canh 
tôm sú Nuôi cá lồng 
COD 28,4 15,9 36 459 495 
BOD5 8,1 4,5 10 130 140 
T_N 5,2 2,9 7 84 90 
T_P 4,7 2,6 6 75 81 
NO3+NO2 0,05 0,03 0,1 1 1 
NH4 1,25 0,7 2 20 22 
PO4 2,12 1,17 3 34 36 
Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nẵng 
 171
Bảng 13. Dự báo cho năm 2025 từ nguồn nuôi trồng thủy sản của thành phố Đà Nẵng 
Các chất ô 
nhiễm 
Hệ số phát thải (kg/tấn/năm) Tải lượng từ tôm 
tính theo toàn thành 
phố (tấn/năm) 
Tải lượng từ cá tính 
theo toàn thành phố 
(tấn/năm) 
Tổng 
(tấn/năm) Nuôi thâm canh 
tôm sú Nuôi cá lồng 
COD 28,4 15,9 49 619 668 
BOD5 8,1 4,5 14 175 189 
T_N 5,2 2,9 9 113 122 
T_P 4,7 2,6 8 101 109 
NO3+NO2 0,05 0,03 0,1 1 1 
NH4 1,25 0,7 2 27 29 
PO4 2,12 1,17 4 46 49 
Nguồn từ nước chảy tràn 
Tải lượng ô nhiễm do nước chảy tràn được 
tính dựa trên số liệu về diện tích sử dụng đất 
các loại, số ngày mưa trung bình năm trong khu 
vực và đơn vị tải lượng ô nhiễm do nước chảy 
tràn từ các kiểu sử dụng đất. Theo thống kê 
năm 2013, thành phố Đà Nẵng có diện tích đất 
rừng và đồng cỏ là 66.618,2 ha; đất nông 
nghiệp là 6.874,9 ha; đất trồng là 12.424,7 ha; 
đất khu dân cư là 53.044,9 ha. Mùa mưa của 
thành phố Đà Nẵng diễn ra từ tháng 9 đến 
tháng 12 hàng năm nên số ngày mưa được tính 
là 120 ngày. 
Ngày 04/12/2013, Chính phủ đã ký Quyết 
định số 2357/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều 
chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến 
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, 
Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, 
phấn đấu trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc 
gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và bền vững. 
Về quy mô đất đai (Đến năm 2020: đất xây 
dựng đô thị khoảng 20.010 ha, trong đó đất dân 
dụng khoảng 8.659 ha. Đến năm 2030: đất xây 
dựng đô thị khoảng 37.500 ha, trong đó đất dân 
dụng là 15.500 ha). Dựa trên các số liệu này, tải 
lượng ô nhiễm phát sinh do nước chảy tràn của 
thành phố được tính toán (bảng 14, 15). 
Do có sự thay đổi về sử dụng đất nên so với 
năm 2013, dự báo tải lượng thải phát sinh từ 
nước chảy tràn đến 2025 sẽ giảm 1,2 lần. 
Bảng 14. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2013 từ nước chảy tràn của thành phố Đà Nẵng 
Thông số Đất rừng và đồng cỏ (tấn/năm) 
Đất nông nghiệp 
(tấn/năm) 
Đất trồng 
(tấn/năm) 
Đất khu dân cư 
(tấn/năm) 
Tổng 
(tấn/năm) 
COD 1.599 231 388 2.673 4.891 
BOD5 1.119 148 239 2.419 3.925 
T_N 799 297 477 1.273 2.847 
T_P 320 66 89 764 1.239 
TSS 15.988 20.625 37.274 12.731 86.618 
Bảng 15. Dự báo cho năm 2025 từ nước chảy tràn của thành phố Đà Nẵng 
Thông số Đất rừng và đồng cỏ 
(tấn/năm) 
Đất nông nghiệp 
(tấn/năm) 
Đất trồng 
(tấn/năm) 
Đất khu dân cư 
(tấn/năm) 
Tổng 
(tấn/năm) 
COD 1.373 134 129 2.926 4.561 
BOD5 961 86 79 2.647 3.773 
T_N 686 172 159 1.393 2.410 
T_P 275 38 30 836 1.178 
TSS 13.727 11.949 12.399 13.931 52.006 
Tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh trong 
khu vực 
Tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh trên toàn 
địa bàn thành phố Đà Nẵng được tổng hợp từ 
Lê Xuân Sinh, Lê Văn Nam 
 172
kết quả tính toán các nguồn thải khác nhau 
(bảng 16 và bảng 17). Hàng năm các nguồn 
nước thải ở các quận, huyện ở thành phố Đà 
Nẵng phát sinh khoảng 41,7 nghìn tấn COD; 
23,2 nghìn tấn BOD5; 8,5 nghìn tấn T_N; 2,9 
nghìn tấn T_P; 139,8 nghìn tấn TSS. Trong đó, 
các chất hữu cơ và dinh dưỡng phát sinh chủ 
yếu từ nguồn nước thải sinh hoạt (10,5 - 62%) 
và chăn nuôi (25,6 - 87,5%), riêng T_N và T_P 
được bổ sung đáng kể từ nguồn nước chảy tràn 
(33,5 - 42,3%). Lượng các chất rắn lơ lửng phát 
sinh nhiều nhất từ nguồn nước chảy tràn 
(61,9%), tiếp theo là từ nước thải chăn nuôi 
(25,6%) và sinh hoạt (10,5%) (bảng 16). 
Bảng 16. Tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh trong khu vực năm 2013 
Thông số Tải lượng thải từ các nguồn (tấn/năm) Tổng số Sinh hoạt Công nghiệp Chăn nuôi Thuỷ sản Nước chảy tràn 
COD 22.114 3.254 10.934 494 4.891 41.688 
BOD5 10.320 1.793 7.053 140 3.925 23.231 
T_N 2.359 118 3.082 90 2.847 8.496 
T_P 472 75 1.064 81 1.239 2.931 
NO3+NO2 24 1 180 1 - 206 
NH4 1.297 32 740 22 - 2.091 
PO4 252 38 462 36 - 788 
TSS 14.743 2.633 35.831 - 86618 139.825 
 Tỷ lệ đóng góp từ các nguồn (%) 
COD 53,0 7,8 26,2 1,2 11,7 100 
BOD5 44,4 7,7 30,4 0,6 16,9 100 
T_N 27,8 1,4 36,3 1,1 33,5 100 
T_P 16,1 2,6 36,3 2,8 42,3 100 
NO3+NO2 11,4 0,6 87,5 0,5 - 100 
NH4 62,0 1,5 35,4 1,0 - 100 
PO4 32,0 4,8 58,6 4,6 - 100 
TSS 10,5 1,9 25,6 0,0 61,9 100 
Dự báo đến năm 2025, hàng năm các nguồn 
nước thải ở các quận, huyện ở thành phố Đà 
Nẵng phát sinh khoảng 69,2 nghìn tấn COD; 
37,7 nghìn tấn BOD5; 11,4 nghìn tấn T_N; 3,9 
nghìn tấn T_P; 138,5 nghìn tấn TSS. Trong đó, 
các chất hữu cơ và dinh dưỡng phát sinh chủ 
yếu từ nguồn nước thải sinh hoạt (12,6 - 
63,6%) và chăn nuôi (23,4 - 85,7%), riêng T_N 
và T_P được bổ sung đáng kể từ nguồn nước 
chảy tràn (21,1 - 30,2%). Lượng các chất rắn lơ 
lửng phát sinh nhiều nhất từ nguồn nước chảy 
tràn (37,6%), tiếp theo là từ nước thải chăn 
nuôi (38,3%) và sinh hoạt (17,7%) (bảng 17). 
Bảng 17. Tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh trong khu vực năm 2025 
Thông số Tải lượng thải từ các nguồn (tấn/năm) Sinh hoạt Công nghiệp Chăn nuôi Thuỷ sản Nước chảy tràn Tổng số 
COD 36.803 11.032 16.182 668 4.561 69.246 
BOD5 17.175 6.078 10.439 189 3.773 37.654 
T_N 3.926 400 4.562 122 2.410 11.419 
T_P 785 255 1.574 109 1.178 3.902 
NO3+NO2 39 4 267 1 - 311 
NH4 2.159 109 1.095 29 - 3.393 
PO4 420 128 683 49 - 1.280 
TSS 24.535 8.926 53.030 - 52.006 138.497 
 Tỷ lệ đóng góp từ các nguồn (%) 
COD 53,1 15,9 23,4 1,0 6,6 100 
BOD5 45,6 16,1 27,7 0,5 10,0 100 
T_N 34,4 3,5 39,9 1,1 21,1 100 
T_P 20,1 6,5 40,3 2,8 30,2 100 
NO3+NO2 12,6 1,3 85,7 0,4 - 100 
NH4 63,6 3,2 32,3 0,9 - 100 
PO4 32,8 10,0 53,4 3,8 - 100 
TSS 17,7 6,4 38,3 0,0 37,6 100 
Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nẵng 
 173
Bảng 18. Tổng tải lượng ô nhiễm đổ trực tiếp vào vịnh Đà Nẵng năm 2013 
Thông số 
Tải lượng thải từ các nguồn (tấn/năm) 
Sinh hoạt Công nghiệp Chăn nuôi Thuỷ sản Nước chảy tràn Tổng số 
COD 21.008 3.091 10.387 470 4.647 39.604 
BOD5 9.804 1.703 6.700 133 3.729 22.070 
T_N 2.241 112 2.928 86 2.705 8.071 
T_P 448 71 1.011 77 1.177 2.785 
NO3+NO2 23 1 171 1 - 196 
NH4 1.232 30 703 21 - 1.987 
PO4 239 36 439 35 - 749 
TSS 14.006 2.501 34.040 - 82.287 132.834 
Bảng 19. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm đổ trực tiếp vào vịnh Đà Nẵng năm 2025 
Thông số 
Tải lượng thải từ các nguồn (tấn/năm) 
Sinh hoạt Công nghiệp Chăn nuôi Thuỷ sản Nước chảy tràn Tổng số 
COD 34.963 10.481 15.373 634 4.333 65.784 
BOD5 16.316 5.774 9.917 180 3.585 35.771 
T_N 3.729 380 4.334 116 2.290 10.848 
T_P 746 242 1.495 104 1.119 3.707 
NO3+NO2 37 4 254 1 - 296 
NH4 2.051 104 1.040 28 - 3.223 
PO4 399 121 649 47 - 1.216 
TSS 23.308 8.480 50.378 - 49.406 131.572 
Tải lượng ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nẵng 
Theo đánh giá địa hình, thành phố Đà Nẵng 
có bề ngang rất hẹp và nhỏ. Toàn bộ hệ thống 
sông ngòi đều đổ ra vịnh Đà Nẵng. Dựa theo hệ 
số tính toán về tải lượng thải ở khu vực cửa 
sông Bạch Đằng [7] và khu vực đầm phá Tam 
Giang - Cầu Hai [6], lượng thải đổ vào vịnh Đà 
Nẵng phải nhận hàng năm chiếm 95% lượng 
thải phát sinh của nguồn ở trên địa bàn thành 
phố Đà Nẵng. 
Như vậy tổng lượng thải đưa trực tiếp vào 
vịnh tính được đến năm 2014 được như sau: 
Lượng chất thải hữu cơ đạt 40 nghìn tấn COD, 
22 nghìn tấn BOD5. Lượng thải chất hữu cơ đổ 
vào vịnh cao hơn vào đầm phá Tam Giang - 
Cầu Hai từ 1,1 đến 1,3 lần. Đầm phá Tam 
Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn thuộc tỉnh 
Thừa Thiên Huế kéo dài theo phương Tây Bắc 
- Đông Nam dọc theo bờ biển, có chiều dài 
68 km, nên đón nhận hầu hết lượng thải của 
tỉnh Thừa Thiên Huế. Lượng thải T_N và T_P 
lần lượt đổ vào vịnh Đà Nẵng, tính được là 8 
nghìn tấn và 3 nghìn tấn, so với lượng thải đổ 
vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thì lượng 
T_N thấp hơn 4 nghìn tấn và lượng T_P cao 
hơn 1 nghìn tấn. Như vậy lượng thải các chất 
hữu cơ, tổng N, tổng P đổ vào hai thủy vực 
không có sự chênh lệch lớn. Đối với hàm lượng 
TSS, lượng vật chất lơ lửng đổ vào vịnh Đà 
Nẵng 133 nghìn tấn, thấp 2,5 lần lượng đổ vào 
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (335 nghìn tấn) 
[6]. Để giải thích cho sự chênh lệch này, chúng 
ta cần so sánh hàm lượng TSS trong nước tại 
hai khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm 
lượng TSS ở vịnh Đà Nẵng (dao động từ 
17,3 mg/l đến 33,6 mg/l, số liệu của đề tài KC 
09.17/11-15), thấp hơn so với hàm lượng TSS 
trong nước tại đầm Tam Giang - Cầu Hai (dao 
động từ 35,9 mg/l đến 63 mg/l [6]). Tính toán 
các lượng các chất NO3+NO2 là 196 tấn; NH4 
là 2 nghìn tấn và PO4 là 749 tấn. 
Theo kịch bản dự báo đến năm 2025, ước 
tính ban đầu về lượng chất thải đổ vào vịnh như 
sau: 66 nghìn tấn COD, 36 nghìn tấn BOD5, 11 
nghìn tấn T_N, 04 nghìn tấn T_P, 132 nghìn 
tấn TSS, 296 tấn NO3+NO2; 3 nghìn tấn NH4; 1 
nghìn tấn PO4. 
KẾT LUẬN 
Các nguồn nước thải ở các quận, huyện ở 
thành phố Đà Nẵng hàng năm trực tiếp vào 
Lê Xuân Sinh, Lê Văn Nam 
 174
vịnh khoảng 40 nghìn tấn COD; 22 nghìn tấn 
BOD5; 8 nghìn tấn T_N; 3 nghìn tấn T_P; 133 
nghìn tấn TSS; 196 tấn NO3+NO2; 2 nghìn tấn 
NH4; 749 tấn PO4. Lượng phát thải cao ở các 
thông số COD, BOD5 và TSS. Nguồn sinh 
hoạt, chăn nuôi và nước chảy tràn là các 
nguồn chính cung cấp các chất ô nhiễm cho 
vịnh Đà Nẵng. Dự báo đến năm 2025, hàng 
năm các nguồn nước thải ở các quận, huyện ở 
thành phố Đà Nẵng trực tiếp vào vịnh khoảng 
66 nghìn tấn COD; 36 nghìn tấn BOD5; 11 
nghìn tấn T_N; 4 nghìn tấn T_P; 132 nghìn 
tấn TSS; 296 tấn NO3+NO2; 3 nghìn tấn NH4; 
1 nghìn tấn PO4. 
Cần có các giải pháp để giảm thiểu lượng 
chất thải đưa vào vịnh bao gồm xử lý chất thải 
tại nguồn, giám sát việc xả thải tại các đơn vị 
sản xuất, cải thiện điều kiện vệ sinh tại các khu 
vực nông thôn, miền núi, xây dựng các khu xử 
lý nước thải sinh họat tập trung. Bên cạnh đó, 
việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức 
bảo vệ môi trường tại các khu vực ven biển là 
rất quan trọng trong việc duy trì các chức năng 
vốn có của vịnh Đà Nẵng. 
Lời cảm ơn: Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới 
chương trình “Cán bộ trẻ năm 2015” của Viện 
Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 
đề tài KC 09.17/11-15 đã hỗ trợ tác giả thực 
hiện nội dung nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cục Thống kê Đà Nẵng, 2013. Niên giám 
thống kê Đà Nẵng 2013. Nxb. Thống kế, 
Hà Nội. 
2. UNEP, 1984. Pollutants from land-based 
resources in the Mediterranean. UNEP 
Regional Seas Reports and Studies No. 32. 
3. San Diego-McGlone, M. L., Smith, S. V., 
and Nicolas, V. F., 2000. Stoichiometric 
interpretations of C: N: P ratios in organic 
waste materials. Marine pollution bulletin, 
40(4), 325-330. 
4. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 2002. Giáo 
trình công nghệ xử lý nước thải. Nxb. Khoa 
học và Kỹ thuật. Hà Nội. 
5. Trần Đức Thạnh, Trần Văn Minh, Cao Thị 
Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú, 
2012. Sức tải môi trường vịnh Hạ Long - 
Bái Tử Long. Nxb. Khoa học Tự nhiên và 
Công nghệ. Hà Nội. 294 tr. 
6. Cao Thị Thu Trang, Trần Đức Thạnh, Lê 
Xuân Sinh, 2013. Đánh giá sức tải môi 
trường khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu 
Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ biển, 13(3): 276-283. 
7. Cao Thị Thu Trang, Nguyễn Mạnh Thắng, 
2009. Đánh giá khả năng tích tụ các chất ô 
nhiễm vùng cửa sông Bạch Đằng và Ba 
Lạt. Tài nguyên và Môi trường biển, Tập 
XIV. Tr. 143-150. 
8. Quyết định 882/QĐ-TTg ngày 23/6/2009 
của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Nhiệm 
vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng 
thành phố Đà Nẵng đến năm 2025. 
9. Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư, 2008. Báo cáo quy hoạch tổng 
thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà 
Nẵng đến năm 2020. 
POLLUTION LOAD INTO DA NANG BAY 
Le Xuan Sinh, Le Van Nam 
Institute of Marine Environment and Resources-VAST 
ABSTRACT: Based on the current statistic data and socio-economic development planning to 
2025 of Da Nang city, land-based pollution load from development activities has been calculated by 
using the rapid assessment of water pollution sources. The obtained results showed that each year 
development activities in Da Nang city discharged into Da Nang bay about 42 thousand tons of 
COD; 23 thousand tons of BOD5; 9 thousand tons of total nitrogen; 3 thousand tons of total 
Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nẵng 
 175
phosphorus and 140 thousand tons of TSS (development activities including living activities, 
aquaculture, industry, farming and soil washing). Until 2025, these pollution loads will increase by 
1.3 - 1.7 times. The main pollution sources are from domestic activities (residents and tourists) and 
livestock farming. Therefore, treatment of liquid and solid wastes from those sources is very 
necessary to mitigate the amount of waste into the bay. 
Keywords: Pollution load, pollution sources, aquaculture, industry, domestic wastewater, 
wastewater. 

File đính kèm:

  • pdftai_luong_chat_o_nhiem_dua_vao_vinh_da_nang.pdf