Tài liệu Truyền thông giáo dục sức khỏe (Phần 2)
TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH ỈA CHẢY CẤP Ở TRẺ EM CÁCH PHÒNG
BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
I. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:
- Đối tượng truyền thông
- Hình thức truyền thông: Trực tiếp tại hộ gia đình hoặc truyền thông nhóm
- Thời gian: dự kiến 60 phút
- Phương tiện truyền thông: Tờ rơi, tranh lật, giấy bút và các vật phẩm truyền
thông
- Địa điểm: tại hộ gia đình hoặc trường học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Truyền thông giáo dục sức khỏe (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Truyền thông giáo dục sức khỏe (Phần 2)
49 PHẦN IV TRUYỀN THÔNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ 50 TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH ỈA CHẢY CẤP Ở TRẺ EM CÁCH PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ I. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: - Đối tượng truyền thông - Hình thức truyền thông: Trực tiếp tại hộ gia đình hoặc truyền thông nhóm - Thời gian: dự kiến 60 phút - Phương tiện truyền thông: Tờ rơi, tranh lật, giấy bút và các vật phẩm truyền thông - Địa điểm: tại hộ gia đình hoặc trường học II. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG Iả chảy (tiêu chảy) là một bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là ở nơi vệ sinh môi trường kém. Bệnh có thể gây chết người do kiệt nước cấp hoặc gây ỉa chảy kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu và thảo luận về bệnh ỉa chảy, qua đó bà con sẽ biết cách phòng và điều trị ỉa chảy tại nhà cho con mình. - Tuyên truyền cho người dân các nguyên nhân gây ra bệnh ỉa chảy, các biểu hiện của bệnh, cách phòng bệnh ỉa chảy - Hướng dẫn người dân cách hăm sóc nuôi dưỡng trẻ bị ỉa chảy, pha được dung dịch Oresol và biết cách cho trẻ trong khi trẻ bị ỉa chảy. - Xác định được khi nào cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. III. NỘI DUNG TIẾN HÀNH Bước 1 và 2. Tìm hiểu kiến thúc và hướng dẫn cụ thể 1. Nguyên nhân gây bệnh Hỏi: Theo chị/anh, trẻ bị ỉa chảy có thể do những nguyên nhân gì? Trẻ có thể bị ỉa chảy do : Ăn uống không đúng chế độ: ăn sam quá sớm, ăn quá số lượng và chất lượng (thịt, 51 dầu....). Thức ăn bị nhiễm bẩn: ôi thiu, ruồi nhặng đậu vào, dùng nước không sạch, không lau đầu vú trước khi cho con bú. Do vi trùng, siêu vi trùng hoặc ký sinh trùng gây viêm ruột. Do ổ viêm nhiễm tại nơi khác như viêm tai, viêm phổi .... Sử dụng kháng sinh bừa bãi gây giảm vi khuẩn cộng sinh tại ruột. Nguyên nhân khác: ỉa chảy sau suy dinh dưỡng, sởi... 2- Biểu hiện bệnh Hỏi: Theo các chị/anh, khi trẻ đi ỉa như thế nào thì gọi là trẻ bị ỉa chảy? Iả chảy cấp là ỉa chảy trên 3 lần ngày, phân lỏng không thành khuôn, đôi khi toàn nước, có thể có chất nhầy lẫn máu. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như nôn mửa, mệt mỏi . Hỏi: Anh/chị nào có thể cho biết, khi trẻ bị ỉa chảy thì có điều gì là nguy hiểm nhất ? Khi trẻ bị ỉa chảy, nguy hiểm nhất là tình trạng trẻ bị mất nước và các chất điện giải . Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong . Một số dấu hiệu mất nước và điện giải: - Khát, mệt mỏi, mạch nhanh - Môi, lưỡi khô, da khô và lạnh - Mắt trũng, khóc không có nước mắt - Thóp lõm triệu trẻ còn thóp) - Đái ít 3- Cách chăm sóc và nuôi dưỡng tại nhà đối với trẻ bị ỉa chảy 52 Hỏi: Khi trẻ bi ỉa chảy, điều trị sớm tại nhà như thế nào? Ba nguyên tắc điều trị sớm tại nhà khi trẻ bị ỉa chảy: - Uống thêm dịch. - Tiếp tục cho ăn. - Khi nào cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. a- Uống thêm dịch (cho trẻ uống nhiều nước có thể cứu sống trẻ) - Cho trẻ bú thường xuyên và mỗi bữa bú cho trẻ bú nhiều hơn và lâu hơn cả ngày lẫn đêm. - Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống thêm Oresol hoặc nước sôi để nguội. Bù dịch tốt nhất là dung dịch Oresol có đủ chất điện giải. - Nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống thêm các loại nước sau: dung dịch Oresol, nước canh, nước cháo, nước hoa quả, nước sôi để nguội. Hỏi: Chị có thể cho biết là đã dùng Oresol lần nào chưa và dùng oresol như thế nào mỗi khi trẻ bị ỉa chảy? Cách pha Oresol: Pha 1 gói Oresol với 1 lít nước sôi để nguội, uống trong một ngày một đêm (24 giờ). Dịch pha chỉ dùng trong ngày, không dùng đến ngày hôm sau. Hỏi: Nếu không có Oresol chị có biết dùng gì để thay thế mà cũng tốt như Oresol không? Khi không có Oresol, có thể cho trẻ uống nước cháo muối. Cách nấu nước cháo muối như sau: - Cho vào nồi 1 nắm gạo, 1 nhúm muối (nhúm bằng 3 đầu ngón tay), 6 bát ăn cơm nước sạch. - Đun sôi đến khi hạt gạo nhừ nở bung ra. Gạn lấy 5 bát nước cho trẻ uống dần. Nếu không có các thứ nước trên thì cho trẻ uống nước sôi để nguội, nước hoa quả tươi 53 Cách uống: trẻ nhỏ uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng chén hoặc thìa, trẻ lớn uống bằng cốc, uống theo nhu cầu. - Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút, rồi sau đó cho trẻ uống nhưng chậm hơn. - Tiếp tục cho uống thêm các loại nước cho đến khi ngừng tiêu chảy. - Cùng với bù nước các bà mẹ còn phải chú ý: b- Nuôi dưỡng Tăng cường cho trẻ bú lâu hơn và nhiều hơn, cả ngày lẫn đêm nếu trẻ còn bú mẹ hoàn toàn. Nếu trẻ đang được ăn thêm sữa khác: thay thế sữa đó bằng cách cho bú mẹ tăng lên hoặc có thể thay thế bằng sữa chua hoặc sữa đậu nành, hoặc thay thế 1 nửa lượng sữa bằng các thức ăn mềm dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Sau khi đã ngừng ỉa chảy cần giữ nguyên chế độ nuôi dưỡng, cho trẻ ăn uống tốt hơn và tăng bữa ít nhất là 1 tuần lễ để hồi phục. Không dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm ỉa khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. c - Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế Nếu điều trị như trên mà sau 2 ngày không đỡ. Phải đưa trẻ đi ngay nếu thấy có một trong các dấu hiệu sau: - Không chịu ăn, nôn nhiều, ỉa nước nhiều lần - Mắt trũng, khóc không có nước mắt - Sốt cao. - Có máu trong phân Phần ôn tập: Hỏi: Chị nào có thể nói lại cách pha và cho trẻ uống Oresol khi trẻ bị tiêu chảy? Chị nào có thể nói lại khi nào cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế? 4- Phòng bệnh 54 Hỏi: Theo chị muốn phòng cho trẻ không bị ỉa chảy chúng ta phải làm gì? Muốn phòng ỉa chảy cho trẻ chúng ta phải : - Cho trẻ bú mẹ, không cho bú chai. - Không cho trẻ ăn sam trước 4 tháng. - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi trẻ ỉa. - Thức ăn cho trẻ phải tươi , nấu chín , không để ôi thiu . - Dùng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh, diệt ruồi nhặng. - Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Bước 3 - Tìm hiểu những khó khăn và cách khắc phục Hỏi: Trong phần bù nước cho trẻ, các chị thấy có khó khăn gì không? Các chị có tin là mình sẽ pha được oresol hay nấu nước cháo muối cho trẻ không? Ghi các khó khăn và giải đáp từng khó khăn một. - Trong phần phòng bệnh ỉa chảy, các chị thấy có khó khăn gì không? Ghi các khó khăn và giải đáp từng khó khăn một. Dưới đây là một số khó khăn mà các bà mẹ có thể đưa ra: - Biết được vệ sinh môi trường kém sẽ gây ra ỉa chảy cho trẻ, nhưng không làm được giếng, hố xí hợp vệ sinh vì không có điều kiên kinh tế? Phân tích ích lợi, kể cả so sánh về kinh tế: Nếu như trẻ thường xuyên ỉa chảy sẽ rất tốn kém, do đó cố gắng phòng bệnh vẫn tốt hơn và có hiệu quả kinh tế hơn. - Trẻ không chịu uống Oresol khi ỉa chảy? Giải thích: Vận động chị em kiên trì cho uống, trẻ khát sẽ phải uống. - Phải bắt trẻ nhịn ăn mới chóng khỏi bệnh Vẽ một cái bình thủng đáy hoặc một cây héo, rồi giải thích phải tưới cho cây hoặc thêm nước vào bình nếu không cây sẽ héo, bình sẽ cạn. Trẻ bị ỉa chảy cũng giống như vậy. 55 Bước 4. Giải thích ích lợi Hỏi: Các chị hãy kể một số lợi ích nếu như chúng ta giữ cho trẻ không bị ỉa chảy hoặc kể một số tác hại do ỉa chảy gây ra. Nếu trẻ không bị ỉa chảy hoặc làm đúng theo hướng dẫn của bài học này khi trẻ bị ỉa chảy thì sẽ có lợi: - Trẻ không bị suy dinh dưỡng - Cơ thể trẻ phát triển tốt cả về thế lực lẫn trí tuệ - Sẽ ít bị các bệnh khác - Đỡ tốn kém về kinh tế Bước 5 . Khuyến khích động viên Vì đã biết được nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng chống bệnh ỉa chảy nên chị em cần phải thực hiện tốt vấn đề phòng bệnh, cách điều trị cho trẻ bị ỉa chảy vừa ít tốn kém mà hiệu quả cao. Bây giờ để giúp các bà mẹ nắm vững hơn, tôi xin tóm tắt những nội dung chính mà chúng ta đã thảo luận trong ngày hôm nay: Trẻ bị ỉa chảy là khi đi ỉa trên 3 lần trong ngày và phân không thành khuôn, loãng nhiều nước. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ỉa chảy là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hoặc do trẻ mắc một số bệnh viêm nhiệm, hoặc do sử dụng kháng sinh bừa bãi . Điều trị chủ yếu là bù nước bằng dung dịch Oresol, hoặc nước cháo muối, cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, tăng chất lượng thức ăn. Trẻ bị ỉa chảy cần được phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước. Không sử dụng kháng sinh hoặc thuốc cầm ỉa chảy khi không có chỉ định của thầy thuốc. Đưa trẻ tới cơ sở y tế khi điều trị tại nhà 2 ngày không đỡ. Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có 1 trong các biểu hiên: mất nước nặng, sốt cao hoặc phân có máu. Phòng bệnh cho trẻ bằng giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh thực phẩm. 56 Bước 6. Thoả thuận và cam kết thực hiện Tôi xin kết thúc buổi thảo luận hôm nay ở đây. mong rằng chúng ta sẽ thực hiện được cách điều trị và chăm sóc cho trẻ tốt nhất khi trẻ bị ỉa chảy. Tin rằng chị em ta có thể pha được Oresol hay nấu cháo muối khi con mình bị ỉa chảy. Tôi rất vui là các chị đã nhất trí thực hiện công việc này. Nếu ai còn thấy khó khăn, khi cần cứ gọi tôi, tôi sẵn sàng trợ giúp. Xin cám ơn tất cả mọi người đã dành thời gian để tham dự buổi thảo luận hôm nay. Xin hẹn gặp lại trong dịp trao đổi về các vấn đề sức khoẻ khác. 57 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN I. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG - Đối tượng truyền thông - Hình thức truyền thông: Trực tiếp tại hộ gia đình hoặc truyền thông nhóm - Thời gian: dự kiến 60 phút - Phương tiện truyền thông: Tờ rơi, tranh lật, giấy bút và các vật phẩm truyền thông - Địa điểm: tại hộ gia đình hoặc trường học II. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG - Nhiễm giun là tình trạng phổ biến ở nhiều nơi và là một vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bệnh thường gặp ở những nơi đời sống kinh tế còn thấp, nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng, điều kiên vệ sinh kém, ít quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe và thiếu hiểu biết. - Tuyên truyền cho người dân về đường lây truyền, tác hại của bệnh giun. - Hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống bệnh giun và những điểm cần lưu ý khi tẩy giun III. TIẾN HÀNH Bước 1 và 2. Tìm hiểu kiến thức và hướng dẫn cụ thể 1 Đường lây truyền bệnh giun Hỏi: Trong số chúng ta ngồi đây có ai mô tả được con giun đũa, giun tóc, giun móc không? và có biết vì sao lại gọi chúng là loại giun truyền qua đất không? Giun vào cơ thể con người theo cách nào? Giun sống trong ruột người, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài và phát triển nơi đất ẩm. Người bị nhiễm giun đũa và giun tóc khi ăn phải trứng giun có trong thức ăn, tay bẩn, đất bụi, rau sống; riêng nhiễm giun móc là do ấu trùng giun móc chui qua da khi đi chân đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất khi chăm bón cây trồng. Sau khi vào cơ thể trứng hoặc ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành ở ruột và đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài và phát triển ở đất. Vòng đời của giun lại tiếp tục. 58 Hỏi: Có ai biết có mấy loại giun truyền qua đất không? Có 3 loại giun truyền qua đất thường gặp và gây bệnh nguy hiểm cho người là giun đũa, giun tóc và giun móc. 2. Biểu hiện khi bị nhiễm giun Hỏi: Hãy kể một số biểu hiện khi mắc bệnh giun? Đau bụng: thường gặp nhất khi bị nhiễm giun đũa, giun móc. Đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội khi giun chui ống mật, giun chui ruột thừa, tắc ruột do giun, . . . Biếng ăn: ăn không ngon, ứa nước bọt, buồn nôn, gầy còm,... Thiếu máu: Da xanh, hay chóng mặt, đau đầu Nôn ra giun hoặc ỉa ra giun 3. Tác hại của bệnh giun Hỏi: Hãy nêu một số bệnh do giun? Giun thường gây các bệnh: - Suy dinh dưỡng: do giun chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể làm cho cơ thể yếu dần, sức đề kháng giảm, trẻ em gầy còm, chậm lớn, lười vận động và học kém. - Thiếu máu dinh dưỡng: do chế độ ăn thiếu sắt kết hợp với nhiễm giun gây thiếu máu thiếu sắt. Thường gây đau đầu, xanh xao, mệt mỏi, trường hợp nhiễm nhiều giun có thể gây suy tim, phụ nữ vô sinh hoặc để non, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. - Rối loạn tiêu hóa: do giun hoạt động và các chất’ tiết của giun tác động vào thành ruột gây đau bụng, buồn nôn, có khi đi ngoài ra máu. Các biến chứng nguy hiểm: Gây tắc ruột, thủng ruột, viêm ruột thừa, giun chui ống mật. 4. Tẩy giun Bệnh giun nguy hiểm như vậy nên chúng ta phải tẩy giun. Do giun rất dễ bị nhiễm lại từ môi trường xung quanh nên chúng ta phải tẩy giun như thế nào? Hỏi: Mọi người có biết mấy tháng phải tẩy giun một lần không? 59 - Tốt nhất là tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần - Loại thuốc và liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của cán bộ y tế 5. Những điều cần lưu ý khi uống thuốc tẩv giun Hỏi: Sau khi uống thuốc tẩy giun cần lưu ý điều gì? Sau khi uống thuốc tẩy giun cần: - Nghỉ ngơi, không làm việc quá sức - Theo dõi xem người uống thuốc có các dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều, mẩn ngứa không? Nếu có phải đưa ngay người đó đến cơ sở y tế khám và điều trị. 6. Phòng bệnh giun Hỏi: Xin hãy cho biết chúng ta làm thế nào để phòng bệnh giun? - Vệ sinh cá nhân: - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiện - Thường xuyên cắt ngắn móng tay - Thường xuyên đi giày dép nhất là khi ra vườn - Không ăn hoa quả chưa rửa sạch - Không uống nước chưa đun sôi. Thực hiện “ăn chín, uống sôi” - Vệ sinh xung quanh nơi ở: - Xây dựng hố xí hợp vệ sinh, không đi ỉa ngoài hố xí - Không sử dụng phân tươi bón cây trồng - Không để chó, gà bới và tha phân đi khắp nơi Bước 3. Tìm hiểu các khó khăn và cách khắc phục Hỏi: Qua các phần vừa thảo luận ở trên mọi người thấy có khó khăn gì trong việc phòng và tẩy giun không? 60 Bước 4. Giải thích ích lợi Như vậy chúng ta thấy rằng: - Mắc bệnh giun dẫn tới thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, sức khỏe suy yếu, tinh thần mệt mỏi, người lớn lao động kém năng suất, trẻ em chậm lớn, học kém. - Nêu nặng sẽ gây các biện chủng nguy hiểm phải đi chữa chạy tốn tiền, mất thời gian, có thể tử vong. - Trong khi chỉ cần giữ vệ sinh tốt và tẩy giun thường xuyên là biện pháp hiệu quả và rẻ tiền. Do vậy mọi người hãy cố gắng thực hiện tẩy giun thường xuyên 6 tháng một 1 lần và giữ vệ sinh tốt. Bước 5. Khuyến khích động viên - Trước khi kết thúc buổi thảo luận xin mời bà con nào có thể nói lại các đường lây truyền của bệnh giun truyền qua đất? - Xin mời một người nói lại các tác hại của bệnh giun truyền qua đất? - Xin mời một người nói lại thời gian tẩy giun và các điều cần lưu ý khi uống thuốc tẩy giun . - Xin mời một người nói lại muốn phòng bệnh giun chúng ta phải làm gì? - Mời những người khác tham gia và bổ sung. Tôi xin tóm tắt lại các nội dung đã thảo luận hôm nay: - Bệnh giun là bệnh đường tiêu hoá. - Bệnh giun nhiệm chủ yếu do ăn uống và qua da. Nguyên nhân nhiệm bệnh chủ yếu là chưa giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt. - Bệnh giun gây thiếu máu, suy dinh dưỡng và các biến chứng khác. - Bệnh giun dễ chữa bằng cách uống thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của cán bộ y tế - Bệnh giun dễ phòng ngừa chủ yếu là giữ vệ sinh tốt. Không dùng phân tươi để 61 bón cây trồng. Bước 6. Thoả thuận và cam kết sẽ áp dụng Xin cám ơn mọi người, qua phần ôn lại vừa rồi tôi thấy mọi người đã hiểu được giun vào cơ thể như thế nào, các tác hại của giun, cách phòng và điều trị bệnh giun. Tôi mong rằng mọi người sẽ thực hiện tốt các điểm thảo luận hôm nay về giữ vệ sinh và tẩy giun định kỳ. Nếu ai có khó khăn gì thì hãy đến gặp tôi, tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ. Một lần nữa xin cảm ơn mọi người đã tham gia nhiệt tình vào buổi thảo luận hôm nay, xin hẹn gặp lại trong buổi thảo luận sau. 62 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG I. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: - Đối tượng truyền thông - ... ngại. - Nặng: giập não, máu tụ trong sọ. Biểu hiện bằng tri giác xấu đi ( gọi hỏi đáp ứng chậm, trả lời sai), thậm chí hôn mê, vật vã kích thích, yếu hoặc liệt nửa người (đối diện với bên não tổn thương) phải can thiệp ngoại khoa sớm, Trong chẩn đoán chấn thương sọ não quan trọng nhất là theo dõi diễn biến tri giác. 5.5 Đa chấn thương (tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể): Gọi là đa chấn thương khi thương tổn từ hai cơ quan trở lên có đe dọa tới tính mạng. Thăm khám toàn diện để không bỏ sót tổn thương và xử lý thương tổn theo trình tự ưu tiên. 6. Xử trí ban đầu Có một số biện pháp xử trí ban đầu ở các địa phương (theo kinh nghiệm nhân gian) đối với những thương tổn do ngã có hiệu quả tuy nhiên có rất nhiều trường hợp do xử lý sai mà đã biến một thương tổn ban đầu vốn dĩ nhẹ nhàng thành phức tạp và để lại hậu quả nặng nề. Điều này có thể đươc khai thác qua việc chủ động gợi ý cho học viên về tình hình thực tế ở địa phương mình. Vì vậy có một số nguyên tắc chung cần được tuân thủ như sau: 102 Bước 1: Động viên, an ủi, tránh mắng đổ lỗi làm trẻ lo lắng, sợ hãi, gây đau tăng hoặc dễ làm trẻ nói dối. Bước 2: Hỏi để biết hoàn cảnh xảy ra tai nạn, diễn biến của các triệu chứng từ lúc xảy ra tai nạn tớ lúc khám, từ đó có thể phần nào dự đoán tổn thương rồi quyết định điều trị tại nhà hay phải đưa trẻ vào trung tâm y tế - bệnh viện. -* Tổn thương phần mềm: sầy xước da, tụ máu, bầm tím. ● Cần làm: ■ Rửa nước muối ấm sạch. ■ Đặt gạc vô khuẩn, băng nhẹ. ■ Đưa trẻ đến cơ sở y tế ● Không được làm: ■ Xoa dầu, cao ■ Bôi cồn trực tiếp vào vết thương (gây sót, bỏng) ■ Rắc thuốc bột kháng sinh vào vết thương * Bong gân ● Cần làm: ■ <6h: chườm mát, bất động chi ■ >6h: ngâm nước muối ấm, băng chun cố định. Dùng thuốc giảm đau, chống phù nề. ■ Hạn chế vận động đi lại ● Không được làm: ■ Xoa bóp ■ Bôi dầu, đắp lá láng 103 ■ Tự nắn chỉnh hoặc đi khám ông lang * Trật khớp, gãy xương: ■ Cần bất động thật tốt trước khi di chuyển trẻ tới các cơ sở y tế (nẹp bằng tre, gỗ, thậm chí bằng bìa cứng). Nếu nghi có chấn thương cột sống: trẻ nằm ngửa trên ván cứng. ■ Tuyệt đối không được xoa bóp, tự nắn chỉnh vì chỉ gây đau thêm, thậm chí làm tổn thương thêm mạch máu và thần kinh. - Chấn thương bụng - vỡ tạng ■ Cần làm: ■ Lập đường truyền tĩnh mạch ■ Không thay đổi tư thế trẻ đột ngột ■ Chuyển tới cơ sở ngoại khoa gần nhất (nếu đi tới các bệnh viện xa, trẻ có thể tử vong dọc đường do đau, do sốc, do mất máu). ■ Nhịn ăn tuyệt đối ■ Không nên làm: ■ Giữ theo dõi tại nhà ■ Tự động dùng thuốc giảm đau mạnh (làm mất triệu chứng) ■ Khám bác sĩ tư không chuyên khoa ■ Xoa dầu cao * Chấn thương sọ não: - Tổn thương rách da đầu nhỏ: băng hoặc khâu - Chấn động não: rất thường gặp do xương sọ trẻ mềm - Nếu trẻ tỉnh: nằm nghỉ, ăn nhẹ, tuyệt đối không dùng thuốc an thần, thuốc ngủ ít nhất trong vòng 48 giờ đầu. Theo dõi sát tri giác nếu mê đi đưa vào cơ sở ngoại 104 khoa thần kinh ngay. - Máu tụ - giập não nội sọ: trẻ mê, liệt nửa người và giãn đồng tử phải chuyển ngay đến cơ sở phẫu thuật thần kinh. Tư thế lúc chuyển (tư thế an toàn) như sau: ● Kê gối dưới vai, nghiêng đầu sang một bên ● Thở oxy qua sonde mũi ● Hút đờm dãi ● Tuyệt đối không cho ăn uống (nguy cơ sặc đường thở) *Chấn thương ngực - Nhẹ: ● Cho trẻ nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng khí ● Nới lỏng quần áo, mũ ● Nằm nghỉ, cao đầu, thở oxy (nếu có) ● An thần nhẹ (Theralefne) ● Giảm đau (Dafalgan uống, đặt hậu môn). - Nặng: khó thở nhiều đưa vào trung tâm y tế. * Các thương tổn khác: - Vết thương xuyên còn dị vật (dao, cành cây, que củi) + Tuyệt đối không được rút dị vật + Cho dùng giảm đau, kháng sinh và đưa vào trung tâm y tế. - Vết thương chảy máu nhiều: băng ép đúng kỹ thuật là đủ để cầm máu đại đa số các vết thương phần mềm. Chỉ định garrot hết sức hạn chế ( mỏm cụt, chi giật nát không còn khả năng bảo tồn). 105 NGỘ ĐỘC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC CHO TRẺ EM I. CHUẨN BỊ CHO BUỔI TRUYỀN THÔNG: - Đối tượng truyền thông - Hình thức truyền thông: Trực tiếp tại hộ gia đình hoặc truyền thông nhóm - Thời gian: dự kiến 60 phút - Phương tiện truyền thông: Tờ rơi, tranh lật, giấy bút và các vật phẩm truyền thông - Địa điểm: tại hộ gia đình hoặc trường học II. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG: - Tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là cho trẻ em về ngộ độc, các nguyên nhân, hậu quả của ngộ độc, nắm được các biện pháp phòng tránh ngộ độc cho trẻ em. - Hướng dẫn người dân và trẻ em cách nhận biết và sơ cấp cứu đối với ngộ độc, cách phòng tránh ngộ độc cho trẻ III. NỘI DUNG: 1. Khái niệm chung Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm chất độc và ngộ độc cũng là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em (tại nước Mỹ, mỗi năm có gần 2 triệu trẻ em bị ngộ độc, với tỷ lệ tử vong khoảng 0.5%; ở Việt Nam, số trẻ vào Viện Nhi trung ương hang năm là 1.42% tổng số trẻ vào viện, tỷ lệ tử vong vào khoảng 8%; trong năm 2002 đã có trên 500 trẻ bị ngộ độc cấp vào viện Nhi đồng I và nhi đồng II). Do đó các nhân viên y tế cũng như các động tác viên mức thấp nhất các nguy cơ ngộ độc cho trẻ em. Đường vào của chất độc: Các chất độc có thể vào cơ thể theo nhiều đường: đường ăn uống (thức ăn, đồ uống, hóa chất, thuốc uống); đường thở (khí độc, thuốc trừ sâu, thuốc trừ sâu..); qua da niêm mạc (một số thuốc, hóa chất), đường tiêm truyềnđường vào hay gặp nhất trong thực tế với trẻ em là đường ăn uống. 106 Thời gian tiềm ẩn ngộ độc: Chất độc cần thời gian nhất định để thấm vào máu và cơ thể để gây ra tác dụng độc. Nếu cấp cứu trong giai đoạn chất độc còn nằm trong dạ dày, trên dathì dễ dàng loại bỏ chất độc bằng rửa dạ dày, tắm gội hoặc dùng sớm các thuốc giảm độc ngăn không cho chất độc gây tác dụng độc giúp bệnh nhân tránh khỏi ngộ độc nặng. Khi chất độc đã ngấm vào cơ thể và gây độc thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn, nguy cơ điều trị phức tạp, tốn kém và tử vong cao hơn. 2. Tác nhân và yếu tố nguy cơ gây ngộ độc Tác nhân gây ngộ độc Nhiều chất, thuốc sử dụng trong đời sống hang ngày có thể trở nên gây độc cho cơ thể khi dùng với lượng lớn, khi dùng sai mục đích, sai hướng dẫn, không tôn trọng quy trình bảo hộ hoặc không bảo quản tốt. Thống kê tại một số cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân trẻ em cho thấy một số loại ngộ độc thường gặp: Thức ăn, cây cỏ: thức ăn nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn, phun hóa chất, thuốc diệt chuột, nấm độc, ngộ độc cóc, ngộ độc củ ấu tàu Thuốc: trẻ uống nhầm thuốc hoặc dùng quá liều cho phép (thực tế đã gặp ngộ độc các thuốc thông thường như thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc chống nôn và rất nhiều các thuốc phải có đơn của bác sỹ như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị bệnh tim mạch; thuốc nam không rõ nguồn gốc cũng có thể gây hại cho trẻ. Hóa chất, khí độc: hóa chất dùng trong công nghiệp, chất tẩy rửa, hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ), xăng dầu, khói than, khí ga Các yếu tố nguy cơ - Dạng bào chế thuốc hoặc hình thức đóng gói các chất độc giống cái kẹo hoặc các dạng thực phẩm, đồ uống. - Quản lý cất giữ thuốc và các hóa chất gia dụng tại nhà không tốt: ● Để thuốc, chất độc trong các chai hoặc bình chứa không có nhãn mác hoặc dán sai nhán ● Để thuốc, chất độc không đúng nơi quy định, trong tầm với của trẻ ( để thuốc trong tủ kẹo, để các hóa chất hoặc thuốc trong các đồ đựng quen dùng để đựng thức ăn, đẻ chai hóa chất trong ngăn bếp, tủ lạnh 107 ● Thức ăn để ôi thiu ● Ăn các loại cây, quả, nấmchưa định loại được và chưa từng ăn bao giờ xuyên ● Cha mẹ bị tâm thần, trong nhà có người bị bệnh phải dùng thuốc thường xuyên. Cách phát hiện một trường hợp ngộ độc Chúng ta có thể phát hiện trẻ bị ngộ độc dựa trên nhiều thông tin gợi ý: - Hoàn cảnh trẻ có nguy cơ bị ngộ độc: môi trường xung quanh trẻ có chất độc, sang chấn tâm lý làm trẻ tìm cách tự đầu độc, đã ăn uống, nuốt phải các chất hoặc thức ăn có nhiều khả năng nhiễm chất độc, có tang vật chất độc cạnh trẻ ( lọ thuốc rống, chai hóa chất), có dấu vết của chất độc trên người trẻ (miệng, da) - Biểu hiện của ngộ độc: các biểu hiện thường rất dễ nhận thấy tuy nhiên lại xuất hiện tương đối muộn sau khi đã nhiễm chất độc. Biểu hiện đặc trưng nhất cần đặc biệt lưu ý là thấy xuất hiện nhanh chóng các biểu hiện bất thường ở đứa trẻ trước đó khỏe mạnh, hoặc xuất hiện các biểu hiện giống nhau ở nhiều người sau khi ăn uống, hoặc có tiếp xúc với các chất có thể gây ngộ độc. Các dấu hiệu bất thường thường gặp: buồn nôn, nôn - đau bụng- ỉa lỏng; trạng thái tinh thần lơ mơ, đờ đẫn, hoảng loạn, bất tỉnh, co giật; thở dốc, thở nhanh hoặc thở yếu, thở chậm bất thường, tím tái; da lạnh, ẩm vã mồ hôi lạnh; hơi thở hoặc người trẻ có mùi bất thường. Thường thì trẻ không sốt. Từng loại ngộ độc có thể có biểu hiện riêng cho ngộ độc đó: con ngươi (đồng tử) co nhỏ tỏng ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc phiện; nằm bất tỉnh như ngủ trong ngộ độc thuốc an thần gây ngủ 3. Sơ cấp cứu ban đầu - Nhanh chóng xem xét đứa trẻ: có còn thở không, thở có tiếng khò khè hoặc lọc xọc trong họng, có tím tái, co giật không? Trẻ có biểu hiện muốn nôn không? - Nhanh chóng cho trẻ nằm đầu nghiêng sang một bên, không để cổ gập vào ngực, móc đờm dãi hoặc chất nôn trong họng, nhét giẻ hoặc đũa cả (hoặc vật khác tương tự) vào miệng trẻ nếu trẻ co giật, cắn chặt hàm - Cố gắng loại bỏ chất độc khỏ người trẻ nếu có thể 108 - Nếu trẻ hoàn toàn tỉnh táo, ngộ độc thường qua ăn uống và mới trong vòng 1 h: thử gây nôn cho trẻ bằng cách móc họng hoặc ngoáy đuôi long gà sạchchú ý là để trẻ ngồi một hoặc nằm nghiêng khi gây nôn và không quá có gắng bắt trẻ phải nôn. - Nếu trên da, đầu tóc, quần áo có dính chất độc: thay quần áo, tắm gội sạch chất độc - Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc gọi điện đến trung tâm chống độc để xin ý kiến tư vấn - Lưu ý là một số thông tin rất quan trọng cho chẩn đoán và cấp cứu trẻ bị ngộ độc, cần cố gắng khai thác để cung cấp cho cơ sở y tế điều trị Liên quan đến việc xác định chất độc: tang vật chất độc để lại: lọ thuốc, chai hóa chấtchất nôn, nước tiểu để làm xét nghiệm độc chất Liên quan đến dự đoán và đánh giá mức độ ngộ độc và lựa chọn biện pháp xử trí: thời điểm nhiễm chất độc vào cơ thể (thời điểm ăn, uống), số lượng chất độc đã nhiễm, đường vào chất độc 4. Cách phòng tránh Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ ● Quản lý sản xuất, sử dụng và lưu thông thuốc và hóa chất trên thị trường ● Đảm bảo nguyên tắc bảo quản, đóng gói, hóa chất tránh dễ nhầm lẫn với các đồ uống được ● Đảm bảo tốt nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ y tế ● Bảo quản tốt thuốc và hóa chất tai gia đình: dán nhãn mác rõ rang, cất đúng nơi quy định, ngoài tầm của trẻ ● Tránh sang chấn tâm lý cho trẻ Giáo dục kiến thức về một số chất độc thường gặp cho trẻ. Chỉ cho trẻ thấy các chất, các thuốc, các loại cây cỏkhông được ăn uống Giáo dục kiến thức về ngô độc, đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố nguy cơ cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và người chăm sóc trẻ 109 Ngộ độc là một trong các nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật đáng tiếc ở trẻ, xử trí hiện nay còn có nhiều khó khăn, do vậy phòng tránh không để xảy ra ngộ độc là cơ bản nhất Tất cả trường hợp nghi ngộ độc cần được chuyển đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt hoặc gọi điện đến các trung tâm chống ngộ độc để xin ý kiến tư vấn 5. Một số ngộ độc thường gặp Ngộ độc sắn - Các loại sắn có nguy cơ gây ngộ độc là loại sắn dù và sắn chết nhựa - Yếu tố thuận lợi làm trẻ dễ bị ngộ độc sắn: ● Trẻ đang bị đói khi ăn sắn ● Sắn không được ngâm kỹ trước khi luộc, không bóc sạch vỏ, luộc không kỹ, - Biểu hiện của ngộ độc sắn: ● Nôn nao, nôn, bụng đầy, sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy ● Váng đầu, chóng mặt, vật vã, run, co giật, bất tỉnh ● Xanh tím, suy thở - Sơ cứu ban đầu: ● Gây nôn nếu trẻ con còn tỉnh táo và mới ăn trong vòng chưa đầy 1 h ● Cho trẻ uống nước đường ● Nhanh chóng đưa trẻ đén cơ sở y tế càng sớm càng tốt hoặc gọi điện đến các trung tâm chống ngộ độc để xin ý kiến tư vấn - Phòng tránh: ● Không được sắn có nguy cơ gây ngộ độc ● Bóc sạch vỏ, ngâm kỹ trước khi luộc, luộc chín kỹ ● Nên ăn sắn chấm đường Ngộ độc thuốc trừ sâu - Hoàn cảnh ngộ độc: ● Do ăn ra, củ quả mới phun thuốc trừ sâu ● Uống nhầm các chai thuốc trừ sâu đựng trong chai lọ thường dùng vẫn dùng để đồ ăn, uống 110 ● Đứng cuối ngọn gió khi phun thuốc trừ sâu - Biểu hiện: ● Đau bụng, buồn nôn, ỉa lỏng, chảy nhiều nước bọt, da lạnh, mạch chậm, con người co ● Trường hợp ngộ độc nặng: giật các thớ cơ, co giật, bất tỉnh - Sơ cứu ban đầu: ● Gây nôn nếu trẻ vừa mới uống hoặc ăn phải thuốc trừ sâu] ● Thay quần áo nhiễm thuốc trừ sâu, tắm rửa, gội đầu ● Cho trẻ nằm nghiêng, đầu cao để hạn chế bị sặc chất nông vào phổi ● Không cho trẻ uống sữa ● Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất - Phòng tránh: ● Rửa sạch rau, quả dưới vòi nước ● Cất giữ chai thuốc trừ sâu cẩn thận, có nhãn mác, xa tầm với của trẻ ● Đảm bảo trẻ đứng xa hoặc đứng ở đầu ngọn gió khi phun thuốc trừ sâu Ngộ độc paracetamol - Có thể bị ngộ độc khi dùng thuốc với liều quá cao trên 100mg/ kg. lưu ý là có nhiều loại thuốc chữa cảm cúm có chứa paracetamol - Hoàn cảnh ngộ độc: do uống nhầm thuốc hoặc cho trẻ bị cảm sốt phải dùng thuốc nhưng người lớn cho trẻ dùng liều quá cao - Biểu hiện ngộ độc (thường xuất hiện muộn sau nhiều giờ): trẻ chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, sau đó xuất hiện mắt vàng, da vàng - Thực tế cần nghĩ ngộ độc ngay khi phát hiện trẻ đã uống quá liều paracetamol (mà không cần đợi đến khi xuất hiệu dấu hiện ngộ độc) và khởi động ngay các biện pháp sơ cứu: ● Sơ cứu ban đầu: + Gây nôn nếu trẻ vừa mới uống thuốc + Nhanh chóng đưa trẻ đén cơ sở y tế càng sớm càng tốt hoặc gọi điện đến các trung tâm chống ngộ độc để xin ý kiến tư vấn ● Phòng tránh: ■ Cất thuốc cẩn thận, có dán nhãn mắc, để riêng loại dành cho người lớn và 111 trẻ em ■ Tư vấn ý kiến bác sỹ hoặc tra cứu liều thuốc cẩn thận trước khi dùng để trẻ uống thuốc hạ sốt Ngộ độc thuốc an thần gây ngủ - Hoàn cảnh ngộ độc: do trẻ vô tính hoặc cố ý uống thuốc do người lớn thiếu thận trọng để trong tầm với của trẻ - Biểu hiện ngộ độc nặng: ngủ sâu, thở rất yếu hoặc không còn thở, trụy mạch ● Sơ cứu ban đầu: gây nôn nếu trẻ còn tỉnh táo và mới vừa uống thuốc; Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. - Phòng tránh: cất cẩn thận kỹ càng các thuốc an thần gây ngủ vào nơi cần thiết, xa tầm với của trẻ, không tự ý dùng thuốc này cho trẻ nếu không có ý kiến của bác sỹ, không để trẻ tự uống thuốc Ngộ độc khí CO (carbonmonoxyt) - Hoàn cảnh ngộ độc: thường gặp do đốt lò than trong phòng kín - Biểu hiện: trẻ bị nhức đầu, ù tai, hoa mắt, buồn nôn, khó thở, lẫn lộn, giãy dụa, bất tỉnh, da đỏ hồng - Sơ cứu ban đầu: ● Đưa ngay trẻ ra khỏi phòng, đễn chỗ thoáng khí ● Đặt trẻ ở tư thế đầu cao ● Chuyển ngay vào viện hoặc gọi xe cấp cứu - Phòng tránh: ● Hướng dẫn cho trẻ và người lớn không dùng lò than nơi kém thông khí, nơi đầu gió ● Không đóng kín phòng khi đốt lò than 112
File đính kèm:
- tai_lieu_truyen_thong_giao_duc_suc_khoe_phan_2.pdf