Tài liệu Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn

Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn là một công trình địa chí văn hóa, có giá trị

đặc biệt về tư liệu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của nhiều đối tượng khác nhau, khi nghiên

cứu về tầm cao, chiều sâu và bề rộng văn hóa lịch sử của tỉnh Phú Yên.

Kết tinh nhiều tâm sức, điền dã, miêu tả, khảo tả của nhiều cán bộ Bảo tàng với

anh chị em làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa đã dày

công chắt lọc, tổng hợp và trình bày có hệ thống về diện mạo văn hóa vật thể và phi vật

thể ở Phú Yên qua bề dày thời gian và chiều sâu cội nguồn.

pdf 547 trang phuongnguyen 10540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn

Tài liệu Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn
LỜI NÓI ĐẦU 
Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn là một công trình địa chí văn hóa, có giá trị 
đặc biệt về tư liệu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của nhiều đối tượng khác nhau, khi nghiên 
cứu về tầm cao, chiều sâu và bề rộng văn hóa lịch sử của tỉnh Phú Yên. 
Kết tinh nhiều tâm sức, điền dã, miêu tả, khảo tả của nhiều cán bộ Bảo tàng với 
anh chị em làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa đã dày 
công chắt lọc, tổng hợp và trình bày có hệ thống về diện mạo văn hóa vật thể và phi vật 
thể ở Phú Yên qua bề dày thời gian và chiều sâu cội nguồn. 
Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn lấp lánh những vẻ đẹp đặc trưng của một 
vùng đất trên con đường di sản văn hóa nhân loại qua miền Trung Việt Nam. Một Phú 
Yên thời kỳ tiền sơ sử ngời sáng trong không gian văn hóa Sa Huỳnh, một Phú Yên phát 
triển rực rỡ thời vương quốc Chămpa và một Phú Yên mở đầu sự nghiệp khai phá xứ 
Đàng Trong của các chúa Nguyễn với sự ra đời phủ Phú Yên năm 1611 và lịch sử phát 
triển gần 400 năm. Tỉnh Phú Yên sẽ tổ chức kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển vào năm 
2011. 
Dòng chảy liên tục của lịch sử, để lại một di sản văn hóa đa dân tộc phong phú, 
phả hồn vào những sự kiện nhiều chiều, tạo một nét đặc trưng văn hóa độc đáo của 
vùng đất Phú Yên. Di sản văn hóa ấy đang tiếp sức cho hiện tại và hướng về tương lai 
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương. 
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên hoan nghênh Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin cho 
ra mắt bạn đọc tác phẩm: Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn và chia vui cùng tác giả 
Nguyễn Thị Kim Hoa đã đóng góp vào gia tài lịch sử văn hóa của tỉnh một sản phẩm có 
giá trị, một dấu nhấn đầy ấn tượng của công tác nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn 
trên địa bàn tỉnh, gợi mở nhiều cảm hứng cho các công trình nối tiếp. 
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 
 Tuy Hòa, ngày 23 tháng 11 năm 2007 
 T/M. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 
 CHỦ TỊCH 
 Phạm Ngọc Chi 
LỜI GIỚI THIỆU 
Cách đây 5 năm tập bản thảo Phong tục vòng đời của người ÊđêMdhur ở Phú 
Yên, của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa, công tác trong ngành Văn hóa Thông tin Phú 
Yên được gửi về Bộ Văn hóa Thông tin nhờ thẩm định. Bản thảo được đánh giá tốt, 
được Bộ Văn hóa Thông tin giới thiệu quỹ Việt Nam-Thụy Điển và Nhà xuất bản 
Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2003, đánh dấu bước khởi đầu của một nữ tác giả, 
một cán bộ nghiên cứu văn hóa của Phú Yên ở lĩnh vực văn hóa. Trước đó, độc giả 
trong cả nước biết đến Nguyễn Thị Kim Hoa với tư cách là Hội viên Hội sử học Việt 
Nam, chuyên nghiên cứu và viết lịch sử Đảng ở Phú Yên. 
Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa tiếp tục gởi về Bộ Văn hóa Thông tin 
tác phẩm Thức với Sông Hinh. Tác phẩm này đặc biệt thể hiện sự tâm huyết của tác 
giả đối với vùng đất và con người đôi bờ Sông Hinh, một vùng văn hóa đậm đặc bản 
sắc của Phú Yên. Thức với Sông Hinh được Bộ Văn hóa Thông tin thẩm định và 
được Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin cho ra mắt bạn đọc. 
Lần này, nâng trên tay tập bản thảo Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn, dày 
hơn 1000 trang của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa, tôi không khỏi ngạc nhiên, trân 
trọng và thầm cảm phục sự tâm huyết, cần mẫn, sáng tạo trong nghiên cứu di sản 
văn hóa ở tầm vóc một tỉnh miền Trung. Thật khó mà xác định danh tính cuốn sách 
có thể coi là đồ sộ này bởi tác giả lại là một cán bộ quản lý Bảo tàng tỉnh trực thuộc Cục 
Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh 
Phú Yên - Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên. 
Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn phảng phất đâu đó cảm xúc của sáng tác văn 
học nhưng đó chỉ là cách dẫn chuyện của người kể chuyện, sự mềm mại của lời văn viết 
trong cảm xúc giàu nữ tính khi đề cập đến những vấn đề không dễ dàng cảm hóa được 
người đọc. 
Cuốn sách là sự tổng hợp có chắt lọc và sắp đặt của hệ thống những nghiên cứu 
thông qua các bài viết tích lũy hàng chục năm trời. Cuốn sách vừa mang lại những thông 
tin khoa học lại hàm chứa những thông tin cảm xúc qua lăng kính người viết. Mà người 
viết ở đây lại kết hợp khá nhuần nhị bản lĩnh và ngôn ngữ vừa với tư cách một nhà báo, 
vừa với tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa bản địa. 
Có thể tin Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn là cuốn địa chí văn hóa của tỉnh Phú 
Yên. Nếu như vậy thì đây là cuốn sách quý. Những kiến thức về văn hóa tại địa phương 
mà cuốn sách đề cập tới rất phong phú, đa dạng, hàm súc. Cuốn sách rất cần cho cán bộ 
quản lý và hoạt động sự nghiệp không chỉ riêng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 
không chỉ cần thiết cho người Phú Yên mà cho tất cả những ai đó yêu mến, quan tâm, đã 
và chưa đặt chân tới vùng đất Phú Yên hào hùng và giàu truyền thống văn hóa, đồng thời 
cũng rất đậm đặc chất Trung Bộ này. 
Tôi không hình dung nổi ngoài công việc một nhà báo, một Ủy viên Ban chấp hành Hội 
sử học Phú Yên, một cán bộ quản lý văn hóa cấp huyện, một lãnh đạo Bảo tàng cùng với 
bao điều níu kéo của cuộc sống ra thì tâm trí đâu, nguồn lực và động lực nào giúp 
Nguyễn Thị Kim Hoa hoàn thành tập sách dày dặn về số trang in, dày dặn về lượng kiến 
thức này. Tôi cho rằng để hoàn thành cuốn sách ngoài tâm huyết, nghị lực cá nhân ra hẳn 
phải có sự động viên khích lệ và tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh và ngành Văn hóa Thông 
tin Phú Yên. 
Thật vui mừng lần này Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin lại cho ra mắt bạn đọc 
cuốn sách Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn. Văn hóa Phú Yên lại có dịp mở thêm 
cánh cửa sổ thông tin về di sản văn hóa để bạn đọc và người mến mộ Phú Yên lại được 
tiếp nối mở rộng tầm nhìn, được tiếp nối cảm xúc về một vùng đất miền Trung giàu 
truyền thống, đậm đặc bản sắc văn hóa xây dựng nước, văn hóa giữ nước. 
Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn với bạn đọc 
và chúc mừng thành công của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa. 
 Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2007 
 Nhà văn Ngô Quang Hưng 
 Phó vụ trưởng, vụ Văn hóa Dân tộc 
 - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
DI SẢN VĂN HÓA THỜI TIỀN SỬ 
Hậu đẹp, thời gian công tác ở Bảo tàng 15 năm. Đó là lý do để giám đốc chọn 
thuyết minh cho đoàn sinh viên khoa Sử năm thứ tư, trường Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn, do giáo sư Phan Quang và giáo sư MariKo đồng trưởng nhóm, hướng dẫn 
làm luận văn ở Phú Yên. Chiếc xe 15 chỗ ngồi của Sở Văn hóa Thông tin chật ém. Ngày 
đầu tiên đoàn đi khảo sát, nên nhiều thành phần của tỉnh Phú Yên tham gia: Văn phòng 
Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Nội vụ, Bảo tàng tỉnh... 
Len chân sau các sinh viên Nhật, loay hoay một hồi, Hậu cũng tìm được chỗ. Mới ngồi 
xuống, một anh bên cạnh hỏi: 
- Em làm ở đâu vậy? 
- Chỗ em làm khi nói đến anh phải uốn lưỡi mười lần, nếu không cẩn thận sẽ làm 
hỏng tiếng Việt. 
- Em dạy ngôn ngữ ở trường đại học à? 
- Không phải! Anh có cái gì quí nhất, hiếm nhất không cần thiết phải lạ nhất thì 
mang tới gởi chỗ em. 
- Em làm bên ngân hàng hay bên kho bạc? 
- Không phải! Nơi em làm theo đúng luật thì vật quý hiếm của anh gởi vào sẽ 
không ai được mó tới. Mọi người chỉ có quyền nhìn thôi. Riêng em, luật cho phép không 
những được mó mà còn được sờ nắn, tôn tạo, quảng bá rộng rãi. Vật quý hiếm anh gởi 
chỗ em giữ cứng ngắc, cứng nghiểng, không bao giờ mất, em nắm chặt lắm. 
- À! Anh biết rồi, em làm ở bảo tồn, bảo tàng đúng không? Anh là Quân làm ở Sở 
Ngoại vụ. 
- Anh quá tay, cơ quan em là một cơ quan tổng hợp, liên kết với rất nhiều ngành 
khoa học, nhưng phải sau ba lần em nói, anh mới đoán ra, phạt mới được. 
- Em nói vòng vo, nếu em nói thẳng anh biết cơ quan em và nhiều người ở đó lâu 
rồi. 
- Dóc, anh biết ai ở cơ quan em mà nói. 
- Anh biết anh Đức, anh Lân, chị Liên, em giám đốc giấu kỹ quá, giờ anh mới thấy. 
-Ừa! giờ anh mới biết em, chứ anh mà thấy em thì mệt đó! 
Hậu đang chí chóe với Quân thì cách hai hàng ghế trên giáo sư Phan Quang gọi: 
- Hậu à, em lên trên này nói chuyện với giáo sư MariKo cho vui. 
- Dạ thưa thầy, em lên ạ. 
 Ngồi một bên giáo sư MariKo, Hậu lễ phép: 
- Dạ thưa giáo sư, sắp đến Sông Cầu rồi. 
- Trên bản đồ, chúng ta đang ở chỗ nào em Hậu? 
- Dạ thưa giáo sư, vùng đất chúng ta đang đi chính là ở đây ạ. Hậu lấy viết khoanh 
vùng bắc Sông Cầu trên bản đồ của giáo sư MariKo. 
- Nơi này đẹp quá. Giáo sư MariKo nhận xét. 
Các sinh viên nhoài người ra khỏi xe, chụp hình, quay camêra, ai cũng tấm tắc: 
Sông Cầu tuyệt vời quá. Dừa ở đây xanh mướt mát, cát trắng nao lòng, biển một màu lam 
nhẹ. Bức tranh hài hòa của thiên nhiên được cư dân điểm xuyến bằng những chiếc 
thuyền xinh xắn đi bắt tôm hùm, những chiếc ghe nhỏ đánh cá gần bờ, những ngôi nhà 
mái lá truyền thống Tất cả tạo nên nét duyên dáng, đằm thắm của vùng biển Sông Cầu. 
Ngay tại địa đầu của Sông Cầu, mọi người đi trên xe còn được thưởng thức khuyến 
mãi mùi thơm đặc trưng của nước mắm Gành Đỏ. Nước mắm ở đây ngon nổi tiếng với 
những nhà thùng truyền thống: Tân Lập, Bà Mười, Ông Già, Bà Tư... 
Đã hẹn trước ở trung tâm Sông Cầu, đoàn khảo sát được anh Chương - Trưởng 
phòng Văn hóa Thông tin đón. Hậu xuống xe, nói vắn tắt: 
- Anh ạ, điểm đầu tiên Bảo tàng tỉnh dẫn đoàn tới khảo sát là di chỉ khảo cổ Gò Ốc. 
Đoàn làm việc trực tiếp ở di chỉ này để rút kinh nghiệm chung, sau đó chia thành ba 
nhóm đi khảo sát cụ thể. 
- Nhất trí, nhưng xe chật quá, anh và anh Dung sẽ đi xe ra sau. 
- Dạ. 
Xe vừa chạy, giáo sư Phan Quang hỏi: 
- Từ đây ra di chỉ khảo cổ Gò Ốc xa không Hậu? 
- Dạ thưa thầy, còn trên 40km, Gò Ốc là vùng đất dưới chân đèo Cù Mông, giáp 
ranh với Bình Định. Nãy giờ, mọi người ca ngợi Gành Đỏ tuyệt vời, nhưng sắp tới chúng 
ta sẽ đi đến một địa điểm trên cả tuyệt vời, đó là 15 km biển Sông Cầu, rẽ về bên phải 
qua 15km biển Sông Cầu, chúng ta tới di tích Gò Ốc. Đây là di tích khảo cổ thời tiền sử 
của Phú Yên. 
- Hậu giới thiệu còn thiếu, 15 km bờ biển ở Sông Cầu còn nổi tiếng với biệt danh là 
“15 cây số ăn chơi” đấy thầy ạ! Anh Châu - Chuyên viên Văn phòng Uỷ ban nhân dân 
tỉnh lên tiếng. Mọi người trên xe cười rộ. 
- Sao lại kêu là “15 cây số ăn chơi”? Giáo sư Phan Quang ngạc nhiên hỏi. 
- Nhìn thì thấy, không có biển ở nơi nào đẹp như ở đây cả. Nếu ngồi trên máy bay 
thầy sẽ khẳng định chắc chắn hơn. Mặt khác, trên thực tế, các quán gội đầu, mát xa, 
karaokê Mộng Tuyết, Hồng Oanh, Mơ Huyền mọc ở hai bên đường này luôn luôn có 
những em xinh đẹp, sẵn sàng chiều cánh đàn ông chúng ta từ A đến Z. Anh Châu giải 
thích. 
- Hấp dẫn quá! Vậy Hậu dẫn đoàn chúng ta xuống đó trước. Giáo sư Phan Quang 
hồ hởi. 
- Dạ thưa giáo sư! Em không phải là chuyên gia xã hội học nên không dẫn đoàn đi 
được. Nội dung này anh Châu dẫn đi thầy ạ. Hậu cố nén cười nói. 
Giáo sư MariKo lên tiếng: 
- Cho giáo sư Phan Quang xuống đây đi, không thể chấp nhận một nhà khoa học 
như thế. 
Giáo sư Phan Quang phấn chấn: 
- Giáo sư MariKo ơi, chào anh nhé! Chúng ta tạm biệt thôi, em ở lại với biển Sông 
Cầu. Gần ba mươi năm em gắn bó với nghiệp khảo cổ, suốt ngày ăn, ngủ với di tích, nói 
chuyện với gốm, với đá. Em có giải thích với mọi người rằng: tình yêu của dân khảo cổ 
lãng mạn, sâu sắc, nhạy cảm, thì cũng chẳng ai tin. Quan điểm của em là dân khảo cổ có 
tình yêu không điều kiện. Nhưng xã hội không chấp nhận. Họ cho rằng dân khảo cổ 
không biết yêu. Ngay cả vợ em khi bỏ đi cũng rất ấm ức, nàng nói tức tưởi: anh yêu mấy 
cái mảnh gốm vỡ, lôi từ trong miền Nam về hơn tôi. Bây giờ em nhìn biển Sông Cầu thơ 
mộng, thấy các em Sông Cầu xinh tươi, nghe tiếp thị được hát karaokê mỏi tay là em OK, 
chuyển ngành thôi. Muộn còn hơn không. Em sẽ nghiên cứu những vấn đề về xã hội học. 
Trước hôm em đi, bạn em gọi điện cho em giữa trưa nắng như lửa đốt: - Quang ơi! Mình 
ăn phở với một em bán hoa, giờ thấy ghê ghê. Em trấn an: 
- Ăng-Ghen nói: trong xã hội hàng hóa, vợ là mua sỉ, gái bán hoa là mua lẻ, nhằm 
nhò gì ba chuyện lẻ tẻ. 
- Ồ! Thế hả Quang, Ăng-Ghen tập mấy? 
- Mình nhớ đại thể như thế, không nhớ tập mấy. Đấy là em nói bừa với bạn em, khi 
nào bí là em lôi kinh điển ra. Ai cũng chạy nhoắng lên kiếm tiền, kiếm tình, có ai đọc 
kinh điển đâu, có “mác” giáo sư rồi, em nói tốt. Trên bình diện chung, dân khảo cổ chưa 
đạt tới ngưỡng được hâm mộ, nhiều nguy cơ bị xã hội cho là thiếu thực tế, vợ bỏ, người 
yêu chạy. Làm thế nào để trong mắt người khác phái, dân khảo cổ là “số một” phải 
nghiên cứu. Xã hội học sẽ làm tốt việc đó hơn khảo cổ học. Trước mắt, em ở lại Sông 
Cầu làm đề tài: “Hát Karaokê bằng tay - Thực trạng và giải pháp”. Đề tài này hết sức 
hấp dẫn, hứa hẹn nhiều vấn đề mới mẻ, cần phải mổ xẻ dưới góc độ khoa học. Khoa học 
phải phục vụ cuộc sống. Làm như thế nào để các em ở Sông Cầu hát karaokê bằng môi 
chứ không hát karaokê bằng tay, bằng mắt là một vấn đề hết sức nan giải. Đặc biệt, đối 
với đàn ông chúng ta, mới nhìn thấy các em thì mắt như sao sa, mất hết nhuệ khí. Khi đó, 
các em có mời hát bằng... chân thì cũng gật. Trong tình thế đó, giải pháp nào để hát 
bằng môi là hữu hiệu? Hóc búa lắm. Khoa học không phải là phù thủy. Em phải hy sinh 
vì khoa học thôi, giáo sư MariKo ạ! 
Cả xe cười ầm lên, Hậu không ngờ giáo sư Phan Quang lại hài như thế. 
- Đi xe dọc đường cũng có cái thú, giáo sư Phan Quang tiếp tục nói: cách đây ba 
năm mình thề là không bao giờ đi xe. Hồi đó, mình 58 tuổi, có việc phải đi vào Đà Nẵng 
gấp. Ngồi trên xe chất lượng cao, có hai em ngồi hai bên đều là người Hà Nội, các bạn 
có nghĩ là mình gặp may không? Đi tới gần Vinh, em bên trái gợi chuyện: 
- Em chào thầy, em thường thấy thầy trên truyền hình. 
- Đúng rồi. Mình gật đầu sung sướng. Tôi phụ trách chương trình sử học trên 
truyền hình. 
- Dạ, em nhìn bên ngoài, thấy thầy giống ba em, nhưng thầy trẻ hơn ba em. Nghe 
nàng nói vậy, mình vui lắm, hỏi tiếp: 
- Ba em năm nay bao nhiêu tuổi? 
- Ba em năm nay 70 tuổi, em đoán thầy chắc 67 tuổi. Mình buồn vô cùng, im như 
thóc trên đoạn đường từ Vinh vô Huế. Đến Huế, em ngồi bên phải lên tiếng: 
- Thầy vào quán ăn cơm với chúng em, thầy ăn ba bát trẻ còn 64 tuổi, thầy không 
ăn đói bụng đó. 
- Hai cô vào ăn đi, tôi không đói. 
Mình bỏ ăn suốt một ngày hôm sau nữa, khi bay về Hà Nội kể cho mấy thầy ở khoa 
Sử nghe, thầy Hồng ngạc nhiên: 
- Chắc các nàng trêu anh, chứ làm sao nhìn anh đến 67 được? 
- Không! Anh biết là hai nàng nói nghiêm túc, không trêu anh đâu. 
- Anh già nhì khoa chứ chưa già nhất đâu. Khoa mình già trước tuổi nhất có thầy 
Đán. Hôm kia em đi uống cà phê ở bờ Hồ, cô phục vụ gọi em bằng anh, gọi thầy Đán 
bằng bác. Thầy Hồng nói như thế, mình thấy an ủi được phần nào. 
Mải chuyện, đoàn đã đến di tích Gò Ốc, Hậu nói: 
- Dạ thưa giáo sư MariKo, thưa giáo sư Phan Quang, thưa các đồng chí, các đồng 
nghiệp và các bạn sinh viên! Nơi chúng ta đang đứng là di chỉ khảo cổ Gò Ốc, thuộc thôn 
Thọ Lộc, xã Xuân Bình, huyện Sông Cầu. Gò Ốc nằm sát bờ đầm Cù Mông, ở vĩ độ 
13036’ bắc, kinh độ 109013’ đông, có diện tích gần 1.000m2. Đây là di chỉ thuộc loại 
hình “đống rác bếp” (Jo’K Ken Moddirng) được Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối 
hợp với Bảo tàng Phú Yên khai quật năm 1991. Tầng văn hóa khảo cổ ở đây tuy bị bạt đi 
một phần trên nhưng vẫn còn khả nă ... ên: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1930 - 1945), 
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 1999. 
10. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên: Truyền thống ngành Tuyên giáo Phú Yên 
(1930 - 2000), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 2003. 
11. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Yên: Lịch sử Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Yên (1930 - 
2005), Ban Tổ chức Tỉnh ủy, 2005 
12. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên: Ba mươi năm chiến tranh giải phóng, Tỉnh 
đội Phú Yên, 1993. 
13. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên: Lịch sử Lực lượng đặc công tỉnh Phú Yên, 
1997 
14. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên: Những trận đánh tiêu biểu, tập 1, 1998. 
15. Bộ Tư lệnh Quân khu V: Lịch sử Trung đoàn 803 chủ lực và cơ động Liên khu 
V trong kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1950 -1954, Nhà xuất bản Quân đội nhân 
dân, 1999. 
16. Bộ Tư lệnh Quân khu 5: Khu Năm, Ba mươi năm chiến tranh giải phóng, tập 1, 
Quân khu V, 1986. 
17. Nguyễn Lương Bích – Phạm Ngọc Phụng: Tìm hiểu thiên tài quân sự của 
Nguyễn Huệ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005. 
18. Nguyễn Đình Cầm - Trần Sĩ: Địa dư Phú Yên, 1938. 
19. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp: Văn hóa Chăm, Nhà xuất bản Khoa 
học Xã hội, Hà Nội, 1991. 
20. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 
1960 - 1961. 
21. Phan Huy Chú: Hoàng Việt địa dư chí, Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế, 1977. 
22. Văn Công: Miền đất huyền thoại, Sở Văn hoá - Thông tin Phú Yên, 1990. 
23. Văn Công: Vùng đất lửa, Sở Văn hoá - Thông tin Phú Yên, 1992. 
24. Công an tỉnh Phú Yên: Lịch sử Công an nhân dân Phú Yên, 1945 - 1975, Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 
25. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hoà, Cục thống kê tỉnh Phú Yên: Niêm giám thống 
kê, 1975, 1980, 1985, 1989, 1990, 1995, 1998, 2000, 2003. 
26. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xửng, Trần Xán: Đại Nam nhất thống chí, quyển 10, 
tỉnh Phú Yên, Nhà xuất bản Nha văn hóa, Sài Gòn, 1964. 
27. Lê Quý Đôn: Vân Đài loại ngữ, Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1962. 
28. Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục, Nhà xuất bản Khoa học Việt Nam, Hà Nội, 
1946. 
29. Nguyễn Đình Đầu: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, Nhà xuất bản thành phố 
Hồ Chí Minh, 1997. 
30. Nguyễn Đình Đầu: Chế độ công điền, công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp 
ở Nam Kỳ lục tỉnh, Nhà xuất bản Trẻ, 1999. 
31. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên: Sơ thảo lịch sử đoàn, 
Tỉnh đoàn Phú Yên, 1997. 
32. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Yên: Lịch sử phong trào phụ nữ Phú Yên, Hội 
phụ nữ Phú Yên, 1996. 
33. Ban Chấp hành Đảng bộ Tuy An: Tuy An, những chặng đường lịch sử, Huyện 
ủy Tuy An, 1997. 
34. Nguyễn Quang Ngọc: Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 
2000. 
35. Phan Khoang: Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai trí, 1967. 
36. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Tân Việt, Sài Gòn, 1958. 
37. Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 
1971, 4 tập. 
38. Li Ta Na: Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17, 18, Nhà 
xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 1999. 
39. Nguyễn Quốc Lộc, Vũ Thị Việt: Các dân tộc thiểu số ở Phú Yên, Sở Văn hóa - 
Thông tin tỉnh Phú Yên, 1990. 
40. Nội Các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nhà xuất bản Thuận 
Hóa, Huế, 1993. 
41. Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam Chính biên Liệt truyện, Nhà xuất bản 
Thuận Hóa, Huế, 1993. 
42. Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam Liệt truyện, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 
Huế, 1993. 
43. Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam Thực lục tiền biên, Nhà xuất bản Sử học, 
Hà Nội, 1962. 
44. Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam Thực lục, Nhà xuất bản Khoa học, Hà 
Nội, 1962 - 1967. 
45. Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam Thực lục, Nhà xuất bản Khoa học Xã 
hội, Hà Nội, 1973 - 1974. 
46. Nguyễn Siêu: Phương Đình Dư địa chí, Bản dịch Ngô Mạnh Nghinh, Tự do, 
Sài Gòn, 1960. 
47. Nguyễn Quang Thắng - Nguyễn Bá Thể: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, 
Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1997. 
48. Thanh Lê: Hướng về con người, về xã hội tương lai, Nhà xuất bản Thanh niên, 
2003. 
49. Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan: Thời đại Hùng Vương, Nhà xuất bản Khoa 
học Xã hội, Hà Nội, 1976. 
50. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên: Phú Yên 10 năm xây dựng và phát triển, Ủy 
ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 1999. 
51. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên: Địa chí Phú Yên, Nhà xuất bản Chính trị quốc 
gia, 2003. 
52. Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn: Lịch sử thành phố Quy Nhơn, Nhà xuất 
bản Thuận Hoá, 1998... 
II. CÁC THỂ LOẠI TƯ LIỆU KHÁC 
A. TƯ LIỆU TẠI BẢO TÀNG PHÚ YÊN 
 1. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích Lịch sử Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, 
phòng Kiểm kê Bảo quản, 1996. 
2. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích lịch sử Vũng Rô, phòng Kiểm kê Bảo quản, 
1996. 
3. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích thắng cảnh Đầm Ô Loan, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 1996. 
4. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích lịch sử văn hóa chùa Từ Quang, phòng Kiểm kê 
Bảo quản, 1996. 
5. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích lịch sử Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương, 
phòng Kiểm kê Bảo quản, 1996. 
6. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích lịch sử Đường số Năm, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 1997. 
7. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích thắng cảnh Gành Đá Dĩa, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 1997. 
8. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích lịch sử Địa điểm diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn 
Chí Thạnh, phòng Kiểm kê Bảo quản, 1997. 
9. Bảo tàng Phú Yên: Hồ sơ di tích lịch sử Nơi thành lập chi bộ đầu tiên ở tỉnh Phú 
Yên, phòng Kiểm kê Bảo quản, 1997. 
10. Bảo tàng Phú Khánh: Hồ sơ di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn, phòng 
Kiểm kê Bảo quản, 1988-1989. 
11. Nguyễn Hữu An: Hồ sơ di tích khảo cổ thành An Thổ, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 2006. 
12. Nguyễn Hữu An, Trương Thị Thùy Trân: Hồ sơ di tích lịch sử: Nơi diễn ra 
đồng khởi Hòa Thịnh, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2006. 
13. Nguyễn Hữu An: Hồ sơ di tích khảo cổ: Thành Hồ, phòng Kiểm kê Bảo quản, 
2006. 
14. Phạm Thị Trúc Lệ: Hồ sơ di tích lịch sử: suối Cối, phòng Kiểm kê Bảo quản, 
2007. 
15. Nguyễn Danh Hạnh: Hồ sơ di tích lịch sử: Bến vận chuyển vũ khí vào Nam Bộ 
tại Phú Yên 1946, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2007. 
16. Phạm Thị Trúc Lệ: Hồ sơ di tích lịch sử núi Sầm, phòng Kiểm kê Bảo quản, 
2007. 
17. Phạm Thị Trúc Lệ: Hồ sơ di tích lịch sử chùa Khánh Sơn, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 2007. 
18. Nguyễn Danh Hạnh: Hồ sơ di tích lịch sử vịnh Xuân Đài, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 2007. 
19. Phạm Thị Trúc Lệ: Hồ sơ di tích lịch sử mộ Nguyễn Hào Sự, phòng Kiểm kê 
Bảo quản, 2007. 
20. Nguyễn Danh Hạnh: Hồ sơ di tích lịch sử mộ và đền thờ Đào Trí, phòng Kiểm 
kê Bảo quản, 2007. 
21. Nguyễn Hữu An: Hồ sơ di tích lịch sử Trại An Trí Trà Kê, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 2007. 
22. Trương Thị Thùy Trân: Hồ sơ di tích lịch sử mộ Nguyễn Hữu Dực, phòng 
Kiểm kê Bảo quản, 2007. 
23. Nguyễn Hữu An: Hồ sơ di tích lịch sử mộ Săm Brăm, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 2007. 
24. Nguyễn Đính: Hồ sơ di tích lịch sử mộ và đền thờ Mạnh Tuyển, phòng Kiểm kê 
Bảo quản, 2007. 
25. Nguyễn Hữu An: Hồ sơ di tích lịch sử Hành cung Long Bình, phòng Kiểm kê 
Bảo quản, 2004. 
26. Nguyễn Văn Tuấn: Hồ sơ di tích lịch sử bia Chợ Dinh, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 2005. 
27. Nguyễn Văn Tuấn: Hồ sơ di tích lịch sử tháp Chăm Phú Lâm, phòng Kiểm kê 
Bảo quản, 2005. 
28. Trương Thị Thùy Trân: Hồ sơ di tích lịch sử văn hóa núi Hương, bầu Hương, 
chùa Hương, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2007. 
29. Phạm Thị Trúc Lệ: Hồ sơ di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh Gành Đá, phòng 
Kiểm kê Bảo quản, 2005. 
30. Giáo sư Trần Quốc Vượng, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chiều: Kết quả khảo cổ 
học tỉnh Phú Yên, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2001. 
31. Tiến sĩ Lê Đình Phụng: Báo cáo sơ bộ khai quật khảo cổ học di tích Thành Hồ, 
Phú Yên, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2003. 
32. Tiến sĩ Lê Đình Phụng: Báo cáo khai quật khảo cổ học di tích Thành Hồ, Phú 
Yên, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2004. 
33. Tiến sĩ Lê Đình Phụng: Báo cáo khai quật khảo cổ học di tích Thành Hồ lần 
hai, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2005. 
34. Giáo sư Trần Quốc Vượng, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chiều: Báo cáo sơ bộ 
điều tra, thám sát, khai quật di tích Gò Bộng Dầu, Long Thủy, An Phú, Tuy An, phòng 
Kiểm kê Bảo quản, 2002. 
35. Giáo sư Trần Quốc Vượng, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chiều: Những di tích, di 
chỉ khảo cổ học đã phát hiện ở Phú Yên, phòng Kiểm kê Bảo quản, 1990 - 2001. 
36. Bảo tàng Phú Yên: Sưu tập tiền cổ phát hiện ở thôn Đông Phước, xã Hòa An, 
huyện Phú Hòa, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2000. 
37. Bảo tàng Phú Yên: Sưu tập tiền cổ phát hiện tại đường Nguyễn Thái Học, thành 
phố Tuy Hòa, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2000. 
38. Bảo tàng Phú Yên: Sưu tập tiền cổ phát hiện tại thôn Hà Giang, Sơn Giang, 
huyện Sông Hinh, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2001. 
39. Nguyễn Danh Hạnh: Báo cáo kết quả khảo sát tại xã Hòa Tâm, huyện Đông 
Hòa, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2004. 
40. Tiến sĩ Lê Đình Phụng: Núi Bà, dấu tích một tháp Chăm pa cổ, phòng Kiểm kê, 
Bảo quản, 1993. 
41. Phan Văn: Phú Yên khởi đầu cuộc hành trình vào quá khứ, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 1993. 
42. Đoàn Thế Hanh: Quan niệm do dân vì dân trong chiến đấu và xây dựng của 
Nguyễn Huệ – Quang Trung, phòng Kiểm kê Bảo quản, 1993. 
43. Nghiêm Thẩm: Phiên Vương của triều đình Việt Nam hồi trước: Thủy xá và 
Hỏa xá, phòng Kiểm kê Bảo quản, 1971. 
44. Trung tức Nam: Nói về dân tộc thiểu số và một số ít về người kinh ở tỉnh Phú 
Yên thời kỳ chống Pháp đến thời kỳ chống Mỹ, phòng Kiểm kê Bảo quản, 1990. 
45. Nguyễn Thị Kim Hoa: Phú Yên – Từ khi có Đảng, phòng Kiểm kê, Bảo quản, 
2005. 
46. Nguyễn Thị Kim Hoa: Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 
trên địa bàn huyện Tuy An, phòng Kiểm kê, Bảo quản, 2005. 
47. Nguyễn Thị Kim Hoa: Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 
trên địa bàn huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, phòng Kiểm kê, Bảo quản, 2006. 
48. Nguyễn Thị Kim Hoa: Di sản văn hóa tiêu biểu ở Phú Yên, phòng Kiểm kê Bảo 
quản, 2006. 
49. Nguyễn Thị Kim Hoa: Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên, phòng Kiểm 
kê Bảo quản, 2006. 
50. Nguyễn Thị Kim Hoa: Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 
trên địa bàn huyện Tây Hòa, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2007. 
51. Nguyễn Thị Kim Hoa: Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 
trên địa bàn huyện Phú Hòa, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2005. 
52. Nguyễn Thị Kim Hoa: Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 
trên địa bàn huyện Đông Hòa, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2007. 
53. Nguyễn Thị Kim Hoa: Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 
trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2007. 
54. Nguyễn Thị Kim Hoa: Kết quả kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn huyện Sông 
Cầu, phòng Kiểm kê Bảo quản, 2005. 
55. Nguyễn Thị Kim Hoa: Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn 
hóa tỉnh Phú Yên giai đoạn (2007-2010) và (2010-2020), phòng Kiểm kê Bảo quản, 
2007. 
B. CÁC TƯ LIỆU KHÁC: 
1. Ngô Văn Doanh: Thành Hồ – cửa ngõ Châu Thượng Nguyên – Tây Nguyên của 
Vương quốc Chăm pa, tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 3, 2001. 
2. Trần Bạch Đằng: Từ Phú Yên xưa và nay nhìn về tương lai, tạp chí Xưa và Nay, 
số 106, 2001. 
3. Trần Bạch Đằng: Đất và người Phú Yên, tạp chí Xưa và Nay, số 140, 2003 
4. Nguyễn Đình Đầu: Đã tìm thấy nguyên quán của Quận công Lương Văn Chánh, 
tạp chí Xưa và Nay, số 292, 2007. 
5. Nguyễn Hạnh: Người Việt trên đất mới Phú Yên, tạp chí Xưa và Nay, số 140, 
2003. 
6. Nguyễn Quốc Lộc: Phú Yên – tên có từ bao giờ? tạp chí Xưa và Nay, số 106, 
2001. 
7. Nguyễn Quốc Lộc: Phú Yên thời mở cõi, tạp chí Xưa và Nay, số 140, 2003... 
8. Công điện: Một số vấn đề bổ sung kế hoạch giành nông thôn trong Nghị quyết 
Hội nghị Khu ủy lần thứ XI, Khu ủy Khu V - A15 - Văn phòng Trung ương Đảng... 
MỤC LỤC 
l Lời nói đầu 5 
l Lời giới thiệu 7 
CHƯƠNG I 
SÔNG CẦU - VÙNG ĐẤT MANG ĐẬM NÉT 
DI SẢN VĂN HÓA THỜI TIỀN SƠ SỬ 
- Dẫn truyện 11 
- Các di sản văn hóa thời tiền sử ở Sông Cầu 16 
- Dẫn truyện 28 
- Các di tích đủ điều kiện trình các cấp xếp hạng 
 ở Sông Cầu 38 
- Kết quả kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn 
 huyện Sông Cầu 50 
- Thống kê di sản văn hóa huyện Sông Cầu 94 
CHƯƠNG II 
PHÚ HÒA ĐỊA DANH ĐẬM ĐẶC 
CÁC DI SẢN VĂN HÓA THỜI MỞ ĐẤT 
- Dẫn truyện 104 
- Di tích đã được công nhận cấp quốc gia trên địa bàn 
 huyện Phú Hòa. 104 
- Di tích dự kiến đủ điều kiện lập hồ sơ 
 trình các cấp công nhận 113 
- Dẫn truyện 143 
- Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản 
 văn hóa huyện Phú Hòa 149 
- Dẫn truyện 197 
CHƯƠNG III 
THÀNH PHỐ TUY HÒA VÀ SỰ PHONG PHÚ ĐA DẠNG 
CỦA CÁC DI SẢN VĂN HÓA 
- Dẫn truyện 202 
- Hệ thống di tích trên địa bàn thành phố Tuy Hòa 223 
- Dẫn truyện 285 
- Phú Yên - Từ khi có Đảng (1930-1975) 287 
CHƯƠNG IV 
TUY AN, NƠI HỘI TỤ 
NHIỀU DI SẢN VĂN HÓA QUÍ BÁU 
- Dẫn truyện 340 
- Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản 
 văn hóa trên địa bàn huyện Tuy An 342 
- Di sản văn hóa vật thể 342 
- Dẫn truyện 462 
- Di sản văn hóa phi vật thể 489 
- Thống kê di sản văn hóa huyện Tuy An 517 
CHƯƠNG V 
ĐÁ BIA - MŨI ĐIỆN VÀ NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA 
ĐẶC SẮC CỦA ĐÔNG HÒA, TÂY HÒA 
- Dẫn truyện 535 
- Ngày xửa, ngày xưa ở núi Đá Bia 540 
- Di tích đã được công nhận cấp quốc gia 554 
- Các di tích dự kiến đủ điều kiện lập hồ sơ di tích cấp tỉnh559 
- Các loại hình di tích khác 568 
- Thống kê di sản văn hóa huyện Đông Hòa 605 
- Dẫn truyện 615 
- Những đóng góp của phụ nữ xã Hòa Thịnh, huyện 
 Tây Hòa, tỉnh Phú Yên trong phong trào Đồng khởi 618 
- Dẫn truyện 634 
- Di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tây Hòa 654 
- Di sản văn hóa vật thể 654 
- Di sản văn hóa phi vật thể 694 
- Thống kê di sản văn hóa huyện Tây Hòa 695 
CHƯƠNG VI 
DI SẢN VĂN HÓA CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH PHÚ YÊN 
- Dẫn truyện 704 
- Thống kê di sản văn hóa huyện Sông Hinh 778 
- Di sản văn hóa huyện Đồng Xuân 799 
- Di tích đã được công nhận cấp quốc gia 800 
- Di tích hoàn chỉnh hồ sơ trình xếp hạng 803 
- Các loại hình di tích khác trên địa bàn huyện Đồng Xuân817 
- Thống kê di sản văn hóa huyện Đồng Xuân 841 
- Qui hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản 
 văn hóa trên địa bàn huyện Sơn Hòa 852 
- Thống kê di sản văn hóa huyện Sơn Hòa 880 
CHƯƠNG VII 
ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY 
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHÚ YÊN 
- Dẫn truyện 901 
- Qui hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản 
 văn hóa tỉnh Phú Yên, giai đoạn (2007 - 2010) 
 và (2010 - 2020) 904 
- Dẫn truyện 945 
- Nhận xét, đánh giá, kiến nghị 960 
l Tài liệu tham khảo 999 
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN 
43 Lò Đúc – Hà Nội 
PHÚ YÊN TRONG CHIỀU SÂU CỘI NGUỒN 
Chịu trách nhiệm xuất bản: 
 BÙI VIỆT BẮC 
Chịu trách nhiệm bản thảo: 
 NGUYỄN VĂN KHƯƠNG 
Biên tập : THU NGÂN 
Chế bản: TRƯƠNG THỊ HỢP 
 PHẠM THỊ HỒNG LINH 
 NGUYỄN THỊ THÙY 
Vẽ bìa: VÕ TĨNH 
Sửa bản in: THU NGÂN 
Ảnh: LÊ NGỌC MINH 
 DƯƠNG THANH XUÂN 
 TRẦN MINH KÝ 
Sách do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin liên kết xuất bản 
với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Phú Yên, 
Bảo tàng tỉnh Phú Yên. 
In 500 cuốn, khổ 14,5x20,5cm, tại Công ty CP In – TM Phú Yên 
Số 396 Hùng Vương - Phường Bảy - Thành phố Tuy Hòa. 
Giấy phép số 859 – 2007/CXB/01-147/VHTT. 
 In xong và nộp lưu chiểu năm 2008 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_phu_yen_trong_chieu_sau_coi_nguon.pdf