Tài liệu Một số kiến thức nhạc lý cơ bản cần có (để dễ dàng trong việc Tự học piano)
Một số kiến thức nhạc lý cơ bản cần có
(để dễ dàng trong việc Tự học piano)
Sau đây là những hiểu biết cơ bản nhất để tự học piano dễ dàng hơn, gồm: Đọc
nốt nhạc, Nhớ kí hiệu hợp âm, Thứ tự dấu hóa (thăng, giáng), Trường độ
nốt nhạc, Các chỉ số nhịp cơ bản.
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Một số kiến thức nhạc lý cơ bản cần có (để dễ dàng trong việc Tự học piano)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Một số kiến thức nhạc lý cơ bản cần có (để dễ dàng trong việc Tự học piano)

NHẠC LÝ CƠ BẢN Written by Boi Ngoc Page 1 Một số kiến thức nhạc lý cơ bản cần có (để dễ dàng trong việc Tự học piano) Sau đây là những hiểu biết cơ bản nhất để tự học piano dễ dàng hơn, gồm: Đọc nốt nhạc, Nhớ kí hiệu hợp âm, Thứ tự dấu hóa (thăng, giáng), Trường độ nốt nhạc, Các chỉ số nhịp cơ bản. I. Đọc nốt nhạc NHẠC LÝ CƠ BẢN Written by Boi Ngoc Page 2 Phương pháp dễ dàng để ghi nhớ nốt nhạc cho người mới bắt đầu: · Ghi nhớ, đọc tên, tập chép và nhìn trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ. Sau đó xác định trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ cách nhau 1 phím trắng đàn. · Ghi nhớ, đọc tên, tập chép và nhìn trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên khe. Sau đó xác định trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên khe cách nhau 1 phím trắng đàn. Phương pháp giúp đọc nốt nhạc trên bản nhạc nhanh hơn: · Lấy các nốt nhạc mà mình dễ dàng ghi nhớ làm mốc (xác định đúng tên gọi, vị trí trên phím đàn của nốt nhạc này) · Quan sát trên bản nhạc những nốt nhạc tiếp theo trên khuông nhạc đi lên hay đi xuống, nằm trên bao nhiêu dòng, bao nhiêu khe, thì ngón tay cũng di chuyển bấm đi lên, đi xuống bấy nhiêu phím đàn. · Tập nhin bản nhạc và di chuyển ngón tay mà không cần nhìn bàn tay. ——————————————– NHẠC LÝ CƠ BẢN Written by Boi Ngoc Page 3 II. Hợp âm 1. Kí hiệu hợp âm: 2. Cách gọi tên: · Các chữ cái in hoa: hợp âm trưởng. Ví dụ: C (hợp âm đô trưởng) · Có chữ “m” sau các chữ cái in hoa: hợp âm thứ. Ví dụ: Cm (hợp âm đô thứ) · Có số, dấu thăng, dấu giáng Ví dụ: C7 (đô bảy), C9 (đô chin), C# (đô thăng trưởng), Cb (đô giáng trưởng), C#m (đô thăng thứ), C#m7 (đô thăng thứ bảy) ——————————————- NHẠC LÝ CƠ BẢN Written by Boi Ngoc Page 4 III. Thứ tự các dấu hóa: Khoảng cách giữa phím đàn đen và trắng liên tiếp nhau trên đàn là ½ cung. #: dấu thăng (tăng ½ cung) b: dấu giáng (giảm ½ cung) Dấu thăng # (dấu giáng b) cố định xuất hiện ở đầu khuông nhạc đặt ở vị trí nốt nào thì nốt đó tăng lên (giảm xuống) ½ cung. Cách xác định nhanh các nốt tăng lên (giảm xuống) ½ cung dựa vào số lượng dấu thăng (#)/ giáng (b) cố định trên khuông nhạc. Dựa vào Bảng thứ tự thăng/giáng ta có thế biết được nốt nhạc nào bị thăng/giáng chỉ cần nhìn vào số lượng dấu # / dấu b cố định ở đầu khuông nhạc. Ví dụ: Có 3 dấu # ở đầu khuông nhạc: là có 3 nốt phải # NHẠC LÝ CƠ BẢN Written by Boi Ngoc Page 5 (đi từ trái qua) Fa – Do – Sol Có 4 dấu b ở đầu khuông nhạc: là có 4 nốt phải b (đi từ phải qua) Si – Mi – La – Rê ———————————————- NHẠC LÝ CƠ BẢN Written by Boi Ngoc Page 6 VI. Trường độ nốt nhạc: NHẠC LÝ CƠ BẢN Written by Boi Ngoc Page 7 Trường độ nốt nhạc có dấu chấm đằng sau. Dấu chấm là nốt bằng ½ trường độ nốt đứng trước nó. ————————————————- NHẠC LÝ CƠ BẢN Written by Boi Ngoc Page 8 IV. Ý nghĩa các chỉ số nhịp phổ biến:
File đính kèm:
tai_lieu_mot_so_kien_thuc_nhac_ly_co_ban_can_co_de_de_dang_t.pdf