Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng

MỤC LỤC

Bài 1: Phong cách lãnh đạo và quản lý của Điều dưỡng trưởng 8

Bài 2: Những phẩm chất lãnh đạo và quản lý hiệu quả 22

Bài 3: Quản lý dựa vào kết quả 32

Bài 4: Kỹ năng giải quyết vấn đề 56

Bài 5: Lập kế hoạch công tác điều dưỡng bệnh viện 65

Bài 6: Đánh giá công tác điều dưỡng bệnh viện 75

Bài 7: Quản lý nhân lực 89

Bài 8: Quản lý thiết bị - y dụng cụ - vật tư y tế tiêu hao 99

Bài 9: Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều

dưỡng, hộ sinh từ nay đến năm 2020

106

Bài 10: Hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong

các bệnh viện

pdf 245 trang phuongnguyen 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng

Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng
 1 
BỘ Y TẾ 
CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH 
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN 
NHÂN LỰC TRONG KHÁM CHỮA BỆNH 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO 
HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2012 
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG 
 2 
BỘ Y TẾ 
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO 
HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2012 
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG 
 3 
CHỦ BIÊN 
PGS.TS Lương Ngọc Khuê 
ThS. Phạm Đức Mục 
THAM GIA BIÊN SOẠN 
ThS. Phạm Đức Mục 
TS. Trần Quang Huy 
TS. Phí Nguyệt Thanh 
ThS. Phạm Thu Hà 
ThS. Đào Thành 
ThS. Thái Thị Kim Nga 
ĐDCKI. Phan Cảnh Chương 
THƯ KÝ BIÊN SOẠN 
ThS. Bùi Quốc Vương 
 4 
 5 
LỜI NÓI ĐẦU 
Điều dưỡng trưởng (ĐDT) trong hệ thống khám chữa bệnh bao gồm: 
ĐDT Sở Y tế, ĐDT bệnh viện, ĐDT khối và các ĐDT khoa. Hiện nay cả nước 
ước tính có 15000 ĐDT. Điều tra của Cục Quản lý khám chữa bệnh và Hội 
Điều dưỡng Việt Nam cho thấy có tới gần 40% các ĐDT đương nhiệm được 
lựa chọn từ các điều dưỡng viên giỏi về chuyên môn nhưng chưa được đào tạo 
về quản lý điều dưỡng. Một số trưởng phòng Điều dưỡng và ĐDT khoa đã 
được học các lớp quản lý điều dưỡng trước đây nhưng nay cơ chế quản lý bệnh 
viện và các quy định trong Quy chế bệnh viện đã có nhiều thay đổi nên đa số 
điều dưỡng trưởng chưa cập nhật kiến thức và kỹ năng. 
Để triển khai thực hiện Thông tư số 07/2011/TT-BYT về công tác điều 
dưỡng trong chăm sóc người bệnh có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội 
nhập trong lĩnh vực điều dưỡng hiện nay, một trong những giải pháp thiết yếu 
là chuẩn hoá trình độ ĐDT bệnh viện và Điều dưỡng trưởng khoa. Vì vậy, BYT 
đã ban hành Chương trình và Tài liệu tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng, 
tại văn bản số 6520/BYT-K2ĐT ngày 27 tháng 9 năm 2012, đây là Tài liệu đào 
tạo cơ bản cho tất cả các ĐDT khoa và Điều dưỡng trưởng bệnh viện. 
Trên cơ sở Tài liệu quản lý điều dưỡng cơ bản do Bộ Y tế ban hành, học 
tập kinh nghiệm đào tạo điều dưỡng trưởng của các nước và để cập nhật các 
kiến thức và các kỹ năng cho điều dưỡng trưởng, trong khuôn khổ Dự án hợp 
tác giữa Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) và JICA về phát triển nguồn 
nhân lực khám chữa bệnh, Bộ Y tế ban hành Tài liệu đào tạo tăng cường năng 
lực quản lý điều dưỡng. Tài liệu có sự tham gia biên soạn của Hội Điều dưỡng 
Việt Nam. 
Mục tiêu khóa học nhằm chuẩn bị cho người ĐDT có năng lực tham gia 
xây dựng chính sách, điều hành chăm sóc người bệnh, tham gia nghiên cứu và 
giảng dạy cho điều dưỡng có hiệu quả. Học viên sau khi hoàn thành khoá học 
này có thể trở thành giảng viên dạy học môn quản lý điều dưỡng. 
 Ban biên soạn 
 ThS. Phạm Đức Mục 
 6 
MỤC LỤC 
Bài 1: Phong cách lãnh đạo và quản lý của Điều dưỡng trưởng 8 
Bài 2: Những phẩm chất lãnh đạo và quản lý hiệu quả 22 
Bài 3: Quản lý dựa vào kết quả 32 
Bài 4: Kỹ năng giải quyết vấn đề 56 
Bài 5: Lập kế hoạch công tác điều dưỡng bệnh viện 65 
Bài 6: Đánh giá công tác điều dưỡng bệnh viện 75 
Bài 7: Quản lý nhân lực 89 
Bài 8: Quản lý thiết bị - y dụng cụ - vật tư y tế tiêu hao 99
Bài 9: Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều 
dưỡng, hộ sinh từ nay đến năm 2020 
106 
Bài 10: Hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong 
các bệnh viện 
119 
Bài 11: Chuẩn chất lượng chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện 
và phương pháp đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh 
126 
Bài 12: An toàn người bệnh: hiện trạng và giải pháp 142 
Bài 13: Quản lý đào tạo liên tục 157 
Bài 14: Đặc điểm học tập của người lớn 165 
Bài 15: Các kỹ thuật dạy – học tích cực 169 
Bài 16: Lượng giá – đánh giá học tập 179
Bài 17: Đại cương về giao tiếp 191 
Bài 18: Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt Nam 205 
Bài 19: Vai trò nghiên cứu điều dưỡng và thực hành dựa vào bằng 
chứng 
214 
Bài 20: Xây dựng đề cương và báo cáo nghiên cứu khoa học 224 
Đáp án 238 
 7 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
BYT Bộ Y tế 
BV Bệnh viện 
BN Bệnh nhân 
BVSK Bảo vệ sức khỏe 
CBYT Cán bộ y tế 
CSNB Chăm sóc người bệnh 
CSSK Chăm sóc sức khỏe 
CSYT Cơ sở y tế 
ĐDV Điều dưỡng viên 
ĐDT Điều dưỡng trưởng 
HSV 
KCB 
Hộ sinh viên 
Khám bệnh chữa bệnh 
NCĐD Nghiên cứu điều dưỡng 
NLYT Nhân lực y tế 
NVYT Nhân viên y tế 
NXB Nhà xuất bản 
TTB Trang thiết bị 
VTYT Vật tư y tế 
 8 
BÀI 1 
CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ 
MỤC TIÊU 
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 
1. Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo 
2. Phân tích được các phong cách quản lý và lãnh đạo hiệu quả 
3. Liên hệ phong cách quản lý và lãnh đạo của bản thân hiện nay và 
nhận ra những vấn đề hạn chế cần đổi mới. 
4. Trình bày được vai trò của Điều dưỡng trưởng trong bối cảnh đổi 
mới. 
NỘI DUNG 
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO 
1.1. Các khái niệm về quản lý 
Quản lý là gì? câu hỏi mà bất cứ người học quản lý nào cũng muốn lý giải. 
Khái niệm quản lý có tính đa nghĩa, có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp 
và có sự nhận thức khác nhau theo thời đại, xã hội, nghề nghiệp nên cho đến nay 
vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Các trường phái quản lý học 
đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: 
Henri Fayol (1841-1925): Quản lý là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, 
điều phối và kiểm soát “ To manage is to forcast and to plan, to organize, to 
command, to co-ordinate and to control”. 
Mary Parker Follet (1868-1933): Quản lý là nghệ thuật làm cho các công việc 
được thực hiện bởi mọi người “Management is getting things done through 
people.” 
Harold Koontz (1909-1984): Quản lý là một nghệ thuật làm cho mọi công 
việc được thực hiện thông qua các nhóm người trong một tổ chức chính thức 
“Management is the art of getting things done through and with people in 
formally organized groups”. 
Quản lý là sự tác động của đối tượng quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt 
được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. 
Quy trình quản lý bao gồm: (1) Lập kế hoạch quyết định những gì cần phải 
làm ngày hôm nay, tuần tới, tháng tới, năm tới, năm năm năm tiếp theo; việc xác 
 9 
định đúng các mục tiêu của tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng, nó định hướng 
và chi phối hoạt động của toàn bộ hệ thống; nếu mục tiêu đúng sẽ tạo động lực 
phát triển, ngược lại mục tiêu sai sẽ dẫn đến thất bại; (2) Tổ chức thực hiện xác 
định mô hình tổ chức, mô tả công việc, phân công công việc thích hợp, đào tạo 
nhân lực; xác định các hoạt động, tiến độ công việc và điều chỉnh nguồn lực để 
đạt được mục tiêu đề ra; (3) Kiểm tra, giám sát tiến độ so với kế hoạch và đánh 
giá kết quả thực hiện. 
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần có nhận thức mới hơn về người quản 
lý thông thường và người quản lý hiệu quả. Từ thực tiễn, có thể đưa ra các tiêu 
chí đánh giá một người quản lý hiệu quả như sau: 
a) Đổi mới và cải tiến liên tục: làm cho đơn vị trở thành tổ chức đứng đầu 
trong lĩnh vực hoạt động, luôn lấy khách hàng làm trung tâm và luôn tìm cách để 
thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. 
b) Xây dựng được một tổ chức hoạt động hiệu quả: Trách nhiệm của người 
quản lý là làm cho cả hệ thống tổ chức hoạt động hiệu quả chứ không phải chỉ có 
bản thân nhà quản lý làm việc hiệu quả, từ đó sẽ đề cao trách nhiệm xây dựng hệ 
thống và tránh quan niệm tuyệt đối hóa vai trò cá nhân trong tổ chức. 
c) Hài hòa lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ chức và lợi ích của nhân 
viên: Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên của các lợi ích trên của các nhà quản lý tạo 
nên sự khác biệt giữa các nhà quản lý khi phải đương đầu giải quyết các công 
việc có liên quan đến lợi ích. 
d) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhà quản lý phải biết đào tạo và sử 
dụng con người để tạo ra giá trị sức lao động ngày càng cao, tạo môi trường để 
mỗi nhân viên đều có cơ hội phát triển. Để sử dụng nhân viên hiệu quả, người 
quản lý cần nhận dạng được các giai đoạn phát triển của mỗi nhân viên trong tổ 
chức của mình và tác động thích hợp vào mỗi giai đoạn phát triển của mỗi nhân 
viên. 
1.2 Khái niệm về lãnh đạo 
Theo Warren Bannis, tác giả cuốn sách nổi tiếng Những người lãnh đạo “The 
Leaders” có tới hơn 850 định nghĩa khác nhau về lãnh đạo và đã có nhiều công 
trình nghiên cứu đánh giá về lãnh đạo nhưng vẫn chưa đi tới một sự thống nhất 
lãnh đạo là gì. 
“Lãnh đạo là quá trình tạo ảnh hưởng tới những người khác để họ tin, đi 
theo và làm theo cách thức mà người lãnh đạo đề ra”. 
Theo Ken Blanchard, chìa khóa để lãnh đạo thành công ngày nay là ảnh 
hưởng của người lãnh đạo tới những người khác, chứ không phải quyền lực từ 
 10 
cái ghế. Nếu bạn muốn lãnh đạo người khác, bạn không thể chỉ sử dụng quyền 
lực từ cái ghế của mình. 
Trong một xã hội văn minh, càng ngày quyền lực do chức vụ, địa vị đem lại 
càng giảm. Xã hội càng phát triển ở bậc càng cao, quyền lực đơn thuần do chức 
vụ đem lại càng ít đi và lãnh đạo càng phải chú ý đến quần chúng mà mình muốn 
tập hợp hoặc dưới mình hơn. 
Người lãnh đạo phải đưa ra mục tiêu, tầm nhìn và là người đề ra đường lối 
cho tổ chức của mình, chấp nhận những thách thức và nhìn nhận những con 
đường người khác né tránh là một cơ hội cho một lợi thế cạnh tranh và sẵn sàng 
phá vỡ những rào cản, những nguyên tắc cố hữu để đạt đến thành công. 
Người lãnh đạo tập trung vào con người, tạo dựng lòng trung thành của 
nhân viên, động viên, tạo cảm hứng cho người khác, chấp hành là việc làm tự 
nguyện và người lãnh đạo không thể chỉ giao việc mà không truyền cảm hứng 
cho người thừa hành. Ngoài ra, một khác biệt quan trọng giữa lãnh đạo và quản 
lý là ở chỗ trong khi người quản lý làm việc theo đúng cách mà pháp luật quy 
định thì người lãnh đạo làm đúng việc và xác định cách làm đúng, đường lối 
đúng. 
Người lãnh đạo hiệu quả là người xác định được các trọng tâm hoạt động và 
tập trung vào 7 nhiệm vụ dưới đây: 
- Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức 
- Tập hợp và động viên toàn bộ nhân viên 
- Xây dựng chiến lược phát triển cho tổ chức 
- Ra quyết định đúng lúc 
- Lãnh đạo thực hiện những sự đổi mới trong tổ chức 
- Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh 
Thế kỷ 21 là thế kỷ của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều biến 
động toàn cầu, sự cạnh tranh gay gắt, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ 
thuật, sự đa dạng, liên kết chặt chẽ và đa văn hoá. 
Ngành y tế và bệnh viện không ngoại lệ trong xu hướng chung của thời đại, 
vì vậy, Điều dưỡng trưởng là những người quản lý hoạt động chăm sóc người 
bệnh cũng bị tác động của những thay đổi cả bên ngoài ngành y tế và bên trong 
ngành y tế. Do đó Điều dưỡng trưởng phải chuẩn bị cho mình hành trang để 
đón nhận những thay đổi và làm chủ được sự thay đổi. 
 11 
II. PHÂN LOẠI CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO 
Vào những năm 1940, các nhà nghiên cứu Đại học Ohio của Mỹ đã tiến 
hành một loạt các cuộc điều tra trong các tổ chức. Mục đích của các cuộc điều 
tra này nhằm phân loại các hành vi của các nhà quản lý và lãnh đạo theo mức 
độ quan tâm đến công việc và quan tâm đến con người. 
2.1 Mô hình lấy con người là trung tâm 
 Mô hình quản lý và lãnh đạo chú trọng tới con người có đặc trưng nổi bật là 
đối xử dựa trên sự tôn trọng laaxnh nhau, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng 
quyền lực để ép buộc nhân viên dưới quyền. Những hành vi điển hình của nhà 
lãnh đạo lấy con người làm trung tâm là: 
- Tạo môi trường làm việc thân thiện. 
- Thúc đẩy động cơ làm việc. 
- Thúc đẩy ý thức làm việc theo nhóm. 
- Quan tâm đến lợi ích của mọi nhân viên. 
- Giúp đỡ nhân viên giải quyết những vấn đề riêng tư của họ. 
- Đối xử với nhân viên một cách thân thiện và gần gũi. 
- Khen thưởng kịp thời những nhân viên hoàn thành tốt công việc. 
Phong cách lãnh đạo này đem lại sự hài lòng cao cho nhân viên, tạo sự hợp 
tác và làm tăng động lực thúc đẩy nhân viên và làm giảm tỉ lệ phàn nàn, bỏ việc. 
2.2 Mô hình lấy sản phẩm làm trung tâm 
Phong cách lãnh đạo này dựa trên cơ sở những giả thuyết X. Những hành vi 
điển hình của nhà lãnh đạo lấy sản phẩm/công việc làm trung tâm, bao gồm: 
- Thiết lập các tiêu chuẩn công việc. 
- Phân công nhân viên đảm nhiệm từng công việc cụ thể. 
- Cung cấp phương tiện theo yêu cầu của công việc. 
- Đưa ra quy trình công việc. 
- Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện. 
III. PHÂN LOẠI PHONG CÁCH QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO 
3.1. Phong cách quản lý và lãnh đạo độc đoán 
a) Đặc điểm phong cách lãnh đạo độc đoán 
 12 
Đặc điểm của người lãnh đạo độc đoán là tập trung quyền lực vào một 
người trong việc thiết lập mục tiêu, ra quyết định dựa trên định hướng cá nhân, 
thông tin một chiều, giám sát chặt chẽ và khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. 
Phong cách quản lý độc đoán được biểu hiện cụ thể như sau: 
- Thiết lập mục tiêu: Nhà quản lý thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn với 
nhân viên, chẳng hạn “Mục tiêu của anh trong tháng này là hoàn chỉnh hồ sơ 
bệnh án”. Khi mục tiêu đã được xác định rõ ràng và thời gian cũng được ấn 
định, thì người nhân viên biết rõ nhà quản lý mong chờ ở anh ta điều gì. Các 
mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy nhân viên. 
- Cách thức ra quyết định: Người lãnh đạo có phong cách độc đoán thường 
nói với nhân viên dưới quyền “Bây giờ tôi muốn anh dừng ngay những việc 
đang làm và giúp chuẩn bị một phòng họp để chiều nay tiếp khách”. Khi nảy 
sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo tự mình đưa ra quyết định và hướng 
dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải tiến công việc tốt hơn. 
- Cách thức chỉ đạo: Điều hành nhân viên phải làm những gì người lãnh đạo 
muốn và hoàn thành công việc theo định hướng được người lãnh đạo đã đưa ra. 
Người quản lý đưa ra chỉ thị, biện pháp quyết đoán và chỉ đạo nghiêm ngặt đối 
với cấp dưới. Phong cách quản lý này cho phép nhân viên biết những gì họ cần 
phải làm, họ sẽ làm như thế nào và lúc nào các nhiệm vụ phải hoàn thành. 
- Thông tin quản lý: Thông tin một chiều từ trên xuống và giới hạn ở việc ra 
quyết định ở cấp cao nhất, không cho phép nhân viên trực tiếp tham gia vào 
quá trình ra quyết định. Thông thường, người lãnh đạo nói và nhân viên lắng 
nghe. Cách giao tiếp của nhà quản lý ngắn gọn, nhân viên biết chính xác họ 
phải làm gì. Khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, họ thường chỉ đặt 
một câu hỏi “Anh đã hiểu cần phải làm gì chưa?”. 
- Kiểm soát thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: Thiết lập các khâu 
kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc. Cách đưa 
mệnh lệnh của họ thường là: “Hãy quay trở lại gặp tôi vào lúc 11 giờ trưa và 
báo cáo tóm tắt những công việc mà anh đã làm xong”. 
- Khen thưởng và ghi nhận công việc: Người lãnh đạo cảm thấy hài lòng khi 
nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự hướng dẫn của mình. Họ thường nói 
“Công việc rất tuyệt vời, anh đã làm chính xác những gì mà tôi đã nói với anh”, 
đó là câu nói thể hiện thái độ hài lòng của người quản lý đối với nhân viên. 
b) Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán 
- Phát huy tính hiệu lực của nhà quản lý. 
 13 
- Hiệu suất công việc cao khi có mặt người quản lý. 
- Tạo nề nếp kỷ luật cao trong tổ chức khi có mặt người quản lý. 
c) Nhược điểm 
- Không khí làm việc luôn căng thẳng và lo sợ ảnh hưởng đến kết quả công 
việc.  ... ên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. 
- Khả năng áp dụng những kết luận rút ra từ nghiên cứu. 
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, kết luận từ nghiên cứu, tác giả đưa ra 
những khuyến nghị mang tính khả thi để khuyến cáo cho các nhà quản lý, 
người thực hiện hoặc người có liên quan áp dụng những kết quả nghiên cứu 
nhằm cải thiện tình hình tốt hơn. 
2.8. Lời cảm ơn (Acknowledgment) 
Phần này không bắt buộc, tác giả có thể viết để bày tỏ lòng cảm ơn với 
đối tượng tham gia nghiên cứu (người bệnh, người dân/người cung cấp thông 
tin), những người đóng góp cho sự thành công của nghiên cứu (người hướng 
dẫn, người thu thập số liệu, người/nguồn hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu). 
2.9. Tài liệu tham khảo (References) 
- Phải liệt kê đầy đủ, chính xác các tài liệu tham khảo (bài báo, sách, 
luận văn). Phải ghi các tài liệu tham khảo theo một quy tắc nhất định, thống 
nhất. Có hai cách chính để ghi tài liệu tham khảo đó là: ghi theo số thứ tự (kiểu 
Vancouver) và ghi theo tên tác giả (kiểu Harvard). Với cách ghi theo số thứ tự 
ta có thể sử dụng phần References trong chương trình Microsoft word để ghi tài 
liệu tham khảo theo cách đánh số. Hiện nay có chương trình phần mềm 
 234 
ENDNOTE rất tiện ích để ghi tài liệu tham khảo. Chương trình phần mềm này 
cho phép ta có thể dễ dàng đổi từ cách ghi này sang cách ghi khác tuỳ theo yêu 
cầu hay quy định của tạp chí mà ta định gửi bài để đăng báo. 
- Ở Việt Nam, theo qui định của Bộ Giáo dục, trình tự sắp xếp tài liệu 
tham khảo như sau: Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ 
(Việt Anh, Pháp, Đức Nga, Trung, Nhật...) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài 
phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch. Tài liệu tham khảo xếp theo 
thứ tự ABC Họ tên tác giả của tài liệu tham khảo theo qui định sau: 
+ Tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự ABC theo họ. 
+ Tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ 
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước 
họ. 
+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên 
cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Bộ Y tế xếp vào vần B... 
- Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông 
tin sau: 
+ Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) 
+ Năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn 
+ Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) 
+ Nhà xuất bản, dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản 
+ Nơi xuất bản, dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo 
- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, trong một cuốn sách... ghi 
đầy đủ các thông tin sau: 
+ Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) 
+ Năm công bố: đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn. 
+ "Tên bài báo" (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối 
tên). 
+ Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) 
+ Tập (không có dấu ngăn cách) 
+ Số (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) 
+Các số trang: gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc. 
- Tài liệu tham khảo là các trang Web: Nêu tên bài viết, đường dẫn, 
ngày truy cập/hoặc tải xuống 
2.10. Phụ lục 
 Đưa vào báo cáo những bản phụ lục đã được sử dụng trong quá trình 
nghiên cứu như: các công cụ để thu thập số liệu như phiếu quan sát, phiếu 
phỏng vấn, nguyên tắc sử dụng trang thiết bị chuyên dụng đã sử dụng để thu 
thập số liệu nghiên cứu cho đề tài 
 235 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Carmen G. Loiselle & Joanne Profetto McGrath. Canadian Essentials 
Of Nursing Research. Lippicott; 2004: 10-45. 
2. Dorothy Young Brockopp. Fundamentals of Nursing Research. Third 
Edition; Jones and Barlett Publishers; 2003: 10-40. 
3. Dương Đình Thiện. Dịch tễ học lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, tập I, 
2002: 15-30. 
4. Geri LoBiondo-Wood & Judith Haber. Nursing Research, Methods, 
Critical Appraisal, and Utilisation. Mosby; 2003: 25-40. 
5. Hội điều dưỡng Việt Nam. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học 
điều dưỡng; 2002: 15-30. 
6. Jame A. Fain. Instructor's Guide for Reading, Understanding and 
Applying Nursing Research; 1999. 
7. Nancy Burn & Susan K. Grove. Understanding Nursing Research. 
Third Edition; Sauders; 2002. 
8. Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự. Cách tiến hành công trình nghiên 
cứu khoa học; Nhà xuất bản Y học; 2002. 
9. Rose Marie Nieswiadomy. Foundations of Nursing Research. Fourth 
Edition. Prentice Hall; 2002. 
 236 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
Câu 1: Viết đủ bước 1- 5 của quy trình nghiên cứu 
1. Chọn chủ đề nghiên cứu 
2. . 
3. Phân tích vấn đề nghiên cứu 
4. .. 
5. Nêu giả thuyết khoa học 
Câu 2: Viết đủ bước 6 – 11 của quy trình nghiên cứu 
6. . 
7. Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
8. .. 
9. Xác định quần thể nghiên cứu và chọn mẫu, cỡ mẫu 
10. Xác định biến số nghiên cứu 
11. Xác định phương pháp thu thập số liệu và xây dựng công cụ thu thập 
số liệu 
Câu 3: Viết đủ bước 12 – 17 của quy trình nghiên cứu 
12. . 
13. Điều tra thử, lựa chọn phương pháp thu thập số liệu và hoàn thiện 
công cụ thu thập số liệu 
14.  
15. Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu 
16. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu 
17. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên 
cứu 
Câu 4: Kể tên các loại bài báo khoa học thường gặp 
 A. Bài báo nguyên bản (original paper) 
B. .. 
C. Bài điểm báo (reviews) 
D. .. 
E. Bài báo trong kỷ yếu hội nghị (Symposium report/Conference 
Proceeding) 
Câu 5: Thành phần chính (theo trình tự) của một bản báo cáo khoa học 
gồm: 
1. Tên đề tài báo cáo 
 237 
2. . 
3. Đặt vấn đề 
4. Phương pháp 
5. Kết quả 
6. Bàn luận 
7. Kết luận 
8. Đề nghị/khuyến nghị 
9. Lời cảm ơn 
10. .. 
11. Phụ lục (nếu cần) 
Câu 6: Các nguyên tắc để viết mục tiêu nghiên cứu gồm: 
A. Cụ thể (Specific); 
B. Đo lường được (Measurable); 
C. . 
D. Thực tế (Realistic); 
E. . 
Câu 7: Câu hỏi Đúng-Sai 
T
T 
Nội dung Đúng Sai 
1 Tên bài báo phải ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn 
người đọc 
2 Mọi nghiên cứu đều phải có mục tiêu chung 
3 Phần đặt vấn đề là phần đọc giả chú ý nhất và 
đọc nhiều nhất 
4 Khi viết báo cáo khoa học nhất thiết phải viết 
theo trình tự các phần của một báo cáo khoa 
học 
5 Bài báo nguyên bản thường là rất ngắn 
(thường là dưới 1.000 từ), nội dung chủ yếu 
tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo 
cáo một phát hiện nhỏ nhưng quan trọng. 
6 Bài báo nguyên bản là loại báo cáo kết quả 
một công trình nghiên cứu, hay đề ra một 
phương pháp mới, một ý tưởng mới, hay một 
cách diễn dịch mới. 
7 Theo thông lệ tất cả các bài báo nguyên bản 
đều phải thông qua hệ thống bình duyệt hay 
đồng phản biện (peer review) trước khi được 
 238 
công bố. 
8 Từ một công trình nghiên cứu có thể viết được 
nhiều bài báo nguyên bản. 
9 Ghi tài liệu tham khảo theo kiểu Harvard là ghi 
theo số thứ tự 
10 Ghi tài liệu tham khảo kiểu Vancouver là ghi 
theo số thứ tự 
 239 
 PHẦN ĐÁP ÁN CÁC BÀI TỪ 1-20 
ĐÁP ÁN BÀI 1: CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ 
1. Sai 6. Sai 11. C 16. Đúng 
 2. Đúng 7. Sai 12. D 17. Đúng 
3. Sai 8. Đúng 13. D 18. Sai 
4. Đúng 9. Đúng 14. D 19. Sai 
5. Sai 10.Đúng 15. Đúng 20. C 
 ĐÁP ÁN BÀI 2: NHỮNG PHẨM CHẤT LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ 
 2. C 5. Sai 8. Đ 
 3. Sai 6. Sai 
 4. Sai 7. Sai 
ĐÁP ÁN BÀI 3: QUẢN LÝ DỰA VÀO KẾT QUẢ 
 Câu 1: C Câu 9: B Câu 17: A Câu 25: D 
 Câu 2: B Câu 10: C Câu 18: C Câu 26: D 
Câu 3: A Câu 11: D Câu 19: B Câu 27: B 
 Câu 4: C Câu 12: D Câu 20: A Câu 28: C 
Câu 5: D Câu 13: A Câu 21: D Câu 29: A 
 Câu 6: A Câu 14: C Câu 22: C Câu 30: B 
 Câu 7: C Câu 15: B Câu 23: D 
Câu 8: C Câu 16: C Câu 24: B 
ĐÁP ÁN BÀI 4: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. (a) = hiện tại; (b) = mong muốn; 
2. D 
3. Thứ tự 6 bước của quy trình giải quyết vấn đề 
Sắp xếp thứ 
tự từ 1 đến 6 
 Các bước 
2 - Phân tích xác định nguyên nhân 
1 - Nhận biết vấn đề 
4 - Thực hiện các giải pháp lựa chọn 
3 - Đưa ra các giải pháp và xem xét lựa chọn giải 
pháp phù hợp 
5 - Đánh giá kết quả và tiếp tục cải tiến 
4. D 
 240 
5. D= Khả thi 
6. A= Vẽ biểu đồ xương cá; C= đặt tên cho mỗi khúc xương cá các 
nguyên nhân có thể như con người; phương tiện, thiết bị; môi trường, công 
việc; các chính sách và quản lý. 
ĐÁP ÁN BÀI 5: KẾ HOẠCH CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG 
Câu 1. A= mục tiêu; B= kết quả 
Câu 2. A= Điểm mạnh; C= Cơ hội 
Câu 3. D 
Câu 4. D 
Câu 5: D 
 Câu 6: C= Mô tả công việc và phân công từng cá nhân, đơn vị cụ thể. 
 Câu 7: S 
 Câu 8: S 
 Câu 9: Đ 
 Câu 10: Đ 
ĐÁP ÁN BÀI 6: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN 
Câu 1. A= phát hiện sai sót 
Câu 2. A= lượng giá liên tục 
Câu 3. A= Pháp luật; B= có vi phạm hay không vi phạm. 
Câu 4. A= xác định kết quả hoạt động 
Câu 5: C= tác động vào hệ thống hoặc tăng cường chất lượng dịch vụ 
Câu 6. D = Báo cáo giám sát, đánh giá phải được hoàn thành ngay sau khi 
kết thúc công việc 
Câu 7. B 
Câu 8. B. Quan sát; D. Bộ câu hỏi 
Câu 9. C 
 241 
Câu 10. Hãy lựa chọn Đúng/Sai của một số kỹ thuật thu 
thập số liệu dưới đây:Nội dung 
Đúng/Sai 
A. Kỹ thuật thu thập thông tin có sẵn thường tốn kém S 
B. Thông tin có sẵn là các thông tin có thể thiếu chính 
xác hoặc không đầy đủ 
Đ 
C. Quan sát thường khó thu thập được các thông tin chi 
tiết và bối cảnh liên quan đến các thông tin đó 
S 
D. Nhược điểm của kỹ thuật quan sát là đòi hỏi đào tạo 
cẩn thận người giám sát 
Đ 
E. Thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi tự điền thường có 
tỷ lệ trả lời cao hơn các phương pháp khác 
Đ 
ĐÁP ÁN BÀI 7: QUẢN LÝ NHÂN LỰC 
1. D 4. D 7. 70% 10. Đ 
 2. D 5. Tháng thứ 7 8.Đ 
 3. A 6. Sở Y tế ra quyết định. 9. Đ 
ĐÁP ÁN BÀI 8: QUẢN LÝ THIẾT BỊ - Y DỤNG CỤ - VẬT TƯ Y TẾ 
TIÊU HAO 
1. D 2. C 3. D 4. D 
5. Hạn sử dụng 6. Đảm bảo chất lượng của hàng 
7. Huấn luyện nhân viên; 8. Đúng 
9. Sai 10. Sai 
 ĐÁP ÁN BÀI 9: CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA TĂNG 
CƯỜNG CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH 
 Câu 1. C= Đáp ứng yêu cầu hội nhập ASEAN 
Câu 2. F= Phát triển hệ thống hội nghề nghiệp 
Câu 3. A 
Câu 4. A 
Câu 5. A 
Câu 6: A 
Câu 7:A 
Câu 8. A= an toàn, B= chất lượng, C= sự hài lòng 
 242 
Câu 9. B 
 Câu 10. E= Giải pháp truyền thông, giáo dục; G = Tăng cường vai trò 
của Hội Điều dưỡng và Hội Hộ sinh Việt Nam 
ĐÁP ÁN BÀI 10: GIỚI THIỆU TT 07/2011/TT-BYT 
Câu 1: B (12 nhiệm vụ). 
Câu 2: B = Nhân lực chăm sóc người bệnh; D= Trang thiết bị phục vụ 
chăm sóc người bệnh. 
Câu 3: A= Giám đốc bệnh viện ban hành quy định cụ thể về tư vấn, giáo 
dục sức khỏe trong bệnh viện. 
Câu 4: D = Tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về chăm 
sóc thể chất cho người bệnh; E Đầu tư nguồn lực thích đáng để tăng cường 
phương tiện hỗ trợ chăm sóc thể chất cho người bệnh (ăn, mặc ở). 
Câu 5: A = Lựa chọn đúng người tham gia Hội đồng; D = Xây dựng kế 
hoạch hoạt động của Hội đồng và thực hiện theo kế hoạch; 
Câu 6: B = Giám đốc bệnh viện ban hành quy định cụ thể về ghi chép hồ 
sơ điều dưỡng; Đ= Xây dựng các chỉ số đánh giá về theo dõi, ghi chép hồ sơ 
điều dưỡng 
ĐÁP ÁN BÀI 11 CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH 
Câu 1: A = thân thiện; B = An toàn 
Câu 2: D 
Câu 3: D 
Câu 4: B=Chăm sóc điều dưỡng; E=Quản lý chăm sóc. 
Câu 5: A= Lấy người bệnh làm trung tâm; D=Tập trung vào sự phối của 
mọi nhân viên y tế. 
Câu 6: A; Câu 7: A; Câu 8: A; Câu 9: A 
ĐÁP ÁN BÀI 12: AN TOÀN NGƯỜI BỆNH VÀ GIẢI PHÁP 
1. Đúng 3. Đúng 5. Sai 7. Đúng 
 2. Đúng 4. Đúng 6. Đúng 
 8. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp 9. D 
10. B = Nhầm thuốc; H = Thủ tục hành chính rườm rà dẫn đến khám 
chữa bệnh không kịp thời. 
11. C 
ĐÁP ÁN BÀI 13: QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VÀ VAI TRÒ ĐIỀU 
DƯỠNG TRƯỞNG 
Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: 
Câu 4: Bảng kèm theo 
 243 
Thứ tự Nội dung chính của chương trình 
8 - Yêu cầu về trang thiết bị, tài liệu học tập cho khoá học. 
9 - Đánh giá và cấp Giấy chứng nhận. 
3 - Thời gian 
4 - Yêu cầu cần đạt được sau khoá học về kiến thức 
6 - Chương trình chi tiết được cụ thể đến tên bài và số tiết học. 
7 - Tiêu chuẩn giảng viên và phương pháp dạy học. 
1 - Tên của khoá học. 
2 - Mục tiêu khoá học. 
5 - Yêu cầu đầu vào của học viên. 
 Câu 5: A; Câu 6: A; Câu 7: B; Câu 8: A; Câu 9: A; Câu 10: A; Câu 11: 
D Câu 12: A; 
ĐÁP ÁN BÀI 14: ĐẶC ĐIỂM HỌC TẬP CỦA NGƯỜI LỚN 
 Câu 1: A= Người lớn có nhu cầu cần biết tại sao họ phải học; B = Người 
lớn có động cơ học tập rõ ràng 
Câu 2: B = Tạo môi trường hỗ trợ cho việc dạy –học 
Câu 3: D Câu 4: Đúng Câu 5: Sai 
Câu 6: Đúng Câu 7: Đúng 
ĐÁP ÁN BÀI 15: CÁC KỸ THUẬT DẠY - HỌC TÍCH CỰC 
Câu 1: B = Bắt đầu bằng kinh nghiệm của bản thân học viên; D= Hoạt 
động học tập có sự tham gia của học viên. 
Câu 2: = Kể chuyện về thái độ; Đ = Đóng vai 
Câu 3: B. Thao diễn kỹ năng mẫu; C = Thực hành kỹ năng: trong điều 
kiện thật hoặc giả định như thật 
Câu 4: D Câu 5: Sai Câu 6: Đúng Câu 7: Sai 
Câu 8: Đúng Câu 9: C Câu 10: B 
ĐÁP ÁN BÀI 16: LƯỢNG GIÁ - ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP 
Câu 1: a = đo lường; b= mức độ 
Câu 2: a = lượng giá; b = quyết định 
Câu 3: a= Tính tin cậy (Reliability); c= Tính phân biệt 
 244 
Câu 4: a= Trước khi học (đánh giá dự báo); d= Áp dụng nơi làm việc 
Câu 5: b = Đánh giá phải bao trùm nội dung học tập; d= Phương pháp, 
hình thức, công cụ đánh giá phải phù hợp. 
Câu 6: d; Câu 7: d Câu 8: Sai Câu 9: Đúng 
Câu 10: Sai Câu 11: Sai Câu 12: Đúng 
ĐÁP ÁN BÀI 17: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIAO TIẾP 
Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: A 
Câu 4: Sai Câu 5: Đúng Câu 6: Sai Câu 7: Đúng 
Câu 8: Đúng Câu 9: Đúng Câu 10: Đúng Câu 11: Sai 
Câu 12: Sai Câu 13: Sai Câu 14: Đúng Câu 15: Sai 
Câu 16: Đúng Câu 17: Đúng Câu 18: Đúng Câu 19: Đúng 
Câu 20: D Câu 21: D Câu 22: B Câu 23: D 
Câu 24: A Câu 25: D 
ĐÁP ÁN BÀI 18: CHUẨN ĐẠO ĐỨC ĐIỀU DƯỠNG VIÊN 
 1=D, 2=D, 3=B, 4=C, 5=Đ 
ĐÁP ÁN BÀI 19: VAI TRÒ NCĐD 
 Câu 1: a= thông tin; b= phân tích; 
Câu 2: b= Dự đoán; d=Giải thích. 
Câu 3: a= Tạo ra kiến thức mới; d= Khẳng định giá trị vị thế và uy tín 
nghề nghiệp; 
Câu 4: a= Đào tạo về phương pháp nghiên cứu điều dưỡng; c=Tăng 
cường phổ biến kết quả nghiên cứu; 
Câu 5: a= Cơ sở để tin tưởng; d= Dùng để chỉ thị, làm chứng; 
Câu 6: b= Bằng chứng từ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên; 
d=Bằng chứng từ nghiên cứu bệnh chứng; 
Câu 7: a= Người bệnh (Patient): là ai?, bị bệnh gì?; d= Kết quả đầu ra 
(Outcome): chỉ số lâm sàng, thời gian nằm viện; 
Câu 8: 1, 2, 4, 3, 5; 
Câu 9: a=Kiểu “làm” (“doing” mode); b=Kiểu “lặp lại” (Iterated mode); 
 245 
Câu 10: a= Nguồn chứng cứ không phải luôn có sẵn; d= Thiếu kiến 
thức/chưa được đào tạo. Kỹ năng để phân tích và đánh giá chứng cứ của 
các thày thuốc lâm sàng chưa thuần thục. 
ĐÁP ÁN BÀI 20: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO 
CÁO NCKH 
Câu 1: Bước 2: Tham khảo tài liệu liên quan; Bước 4: Lựa chọn vấn đề 
ưu tiên (đề tài) 
Câu 2: Bước 6: Xác định mục nghiên cứu; Bước 8: Chọn phương pháp 
nghiên cứu; 
Câu 3: Bước 12: Lập kế hoạch nghiên cứu; Bước 14: Thu thập số liệu 
nghiên cứu. 
Câu 4: B=Bài báo nghiên cứu ngắn (short communications); D=Bài xã 
luận (editorials). 
Câu 5: 2=Tóm tắt; 10=Tài liệu tham khảo 
Câu 6: C= Khả năng đạt được (Achievable); Đ=Gắn cùng thời gian 
(Time bound) 
Câu 7: 1. Đ; 2.S; 3.S; 4.S; 5.S; 6.Đ; 7.Đ; 8.Đ; 9.S; 10.Đ 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dao_tao_tang_cuong_nang_luc_quan_ly_dieu_duong.pdf