Tác dụng của lercanidipine trên huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp-Kết quả từ 52 bệnh nhân được đo lưu động 24 giờ

TÓM TẮT

Mục đích: Đánh giá tác dụng hạ huyết áp và tác

dụng phụ của lercanidipine ở bệnh nhân nhồi máu

não có tăng huyết áp bằng đo huyết áp lưu động 24

giờ. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp thử

nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đơn, trên 52 bệnh nhân

nhồi máu não có tăng huyết áp, 30 nam và 22 nữ,

tuổi trung bình 64,6±9,7, tất cả bệnh nhân được theo

dõi huyết áp (HA) lưu động 24 giờ trong tuần đầu,

sau đó dùng lercanidipine 20 mg/ngày 4 tuần rồi

mang máy đo HA lưu động lần 2. Chương trình đo 30

phút một lần vào thời gian ngày (từ 6am - 10pm) và

60 phút một lần vào ban đêm (10pm-6am). Kết quả:

Sau 4 tuần dùng lercanidipine, huyết áp ở bệnh nhân

nhồi máu não có tăng huyết áp giảm có ý nghĩa

(p<0,001): 17±10/="" 8="" ±="" 9="" mmmhg="" đối="" với="" ha="" 24="">

18±11/ 8 ± 9 mmHg đối với HA ngày và 14±16/7 ± 12

mmHg đối với HA ban đêm. Áp lực mạch 24 giờ giảm

9 ±10 mmHg. Tỷ lệ đáp ứng là 34,6% và tỷ lệ bình

thường hoá là 46,2%. Tỷ lệ vọt HA sáng sớm và tỷ lệ

quá tải HA giảm có ý nghĩa. Tỷ lệ bệnh nhân có tác

dụng phụ là 5,7%. Kết luận: Lercanidipine làm giảm

có ý nghĩa HA 24 giờ, ban ngày, ban đêm ở bệnh

nhân nhồi máu não có tăng huyết áp. Lercanidipine

có tác dụng kéo dài 24 giờ làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ

vọt HA sáng sớm và tỷ lệ quá tải HA. Tỷ lệ tác dụng

phụ của lercanidipine thấp

pdf 5 trang phuongnguyen 7220
Bạn đang xem tài liệu "Tác dụng của lercanidipine trên huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp-Kết quả từ 52 bệnh nhân được đo lưu động 24 giờ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác dụng của lercanidipine trên huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp-Kết quả từ 52 bệnh nhân được đo lưu động 24 giờ

Tác dụng của lercanidipine trên huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp-Kết quả từ 52 bệnh nhân được đo lưu động 24 giờ
 Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014 
34
một phương thức giúp trẻ xao nhãng với các tác 
nhân xung quanh (tiêm, truyền, tiếng ồn) điều này 
giải thích cho việc giảm đau của G30% trong khi làm 
thủ thuật thông thường. 
4. Yếu tố liên quan đến đau khi làm thủ thuật 
Thời gian khóc ngắn hơn là 47s ở nhóm dùng 
G30% so với nhóm dùng nước cất thời gian khóc 
trong quá trình làm thủ thuật là 112s (p<0,001). Theo 
Blass EM, 1992 cho thấy ở nhóm bệnh nhân dùng 
G30% thời gian khóc là 43s so với nhóm không dùng 
G30% là 105s (p<0,001) [4] và trên một kết quả 
nghiên cứu thử nghiệm khác trong 3 phút đầu với 
nhóm trẻ dùng G30% tổng thời gian khóc là 1s so với 
nhóm dùng Emla giảm đau là 18s [5]. Về nhịp tim, 
tăng lên trong quá trình làm thủ thuật và giảm dần về 
trạng thái ban đầu sau khi làm thủ thuật. 
Trong khi làm thủ thuật nhịp tim ở nhóm dùng 
G30% (182l/ph) thấp hơn so với nhóm dùng nước cất 
(198l/ph) và sau thủ thuật ở nhóm dùng G30% là 
149l/ph và ở nhóm dùng nước cất là 168l/ph 
(p<0,05). Mức độ đau cũng làm ảnh hưởng đến tần 
số tim ở nhóm trẻ 2-12 tháng. Tuy nhiên, so sánh kết 
quả này với một số kết quả nghiên cứu hiệu quả 
G30% trên trẻ sơ sinh thì không có sự khác biệt về 
tần số tim giữa nhóm dùng G30% và nhóm không 
dùng G30% [1, 5]. Việc sử dụng dung dịch G30% 
rất đơn giản, chỉ cần 3-5ml bằng đường miệng đã 
cho thấy hiệu quả giảm đau. Trong nghiên cứu chưa 
thấy có biểu hiện tác dụng phụ khi dùng 3-5ml dung 
dịch G30% cho trẻ khi làm thủ thuật. Kết quả này 
cũng trùng với kết quả của nhiều tác giả nghiên cứu 
về vấn đề này 1], [3, 7. 
KẾT LUẬN 
Mức độ đau của trẻ trong và sau khi làm thủ thuật, 
bảng 3 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa 
thống kê giữa nhóm dùng nước cất và nhóm dùng 
G30% với mức “không đau, đau nhẹ” và “đau vừa” 
trong khi làm thủ thuật từ 0-15s, từ 15-30s và từ 30-
60s (p < 0,0001). 
Điểm đau trung bình trong khi làm thủ thuật ở 
nhóm dùng nước cất cao hơn gấp đôi so với nhóm 
dùng G30% trong khi làm thủ thuật ở thởi điểm từ 0-
15s, từ 15-30s và 30-60s. Sự khác biệt rất rõ rệt có ý 
nghĩa thống kê với p<0,001. Điểm đau trung bình sau 
khi làm thủ thuật giảm nhiều ở nhóm dùng G30% sau 
thủ thuật so với nhóm dùng nước cất. Sự khác biệt 
rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Thời gian khóc 
trong và sau khi làm thủ thuật của nhóm dùngnước 
cất dài hơn so với nhóm dùng G30% (p<0,001). Có 
sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm 
với p<0,001 về tần số tim trong khi làm thủ thuật ở 
nhóm dùng nước cất cao hơn so với tần số tim của 
nhóm dùng G30%. Về tần số tim sau làm thủ thuật 
giảm dần ở cả hai nhóm nhưng giảm nhanh hơn ở 
nhóm dùng G30%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Thị Hòa Bình, Đào Thị Hồng Kiên (2006), 
“Nghiên cứu hiệu quả của dung dịch glucose 30% giúp 
giảm đau cho bệnh nhi khi làm thủ thuật tại khoa Sơ 
sinh – Bệnh viện Nhi Trung TW”, Hội nghị khoa học điều 
dưỡng Nhi Khoa toàn quốc, trg 43 – 48. 
2. Muller (Thế kỷ 19), “Thuyết đặc hiệu” (tài liệu 
dịch). 
3. Bauer K, K.J, Hellwig M, Laurenz M, Versmold H 
(2004), “Oral glucose before venipuncture relieves 
neonates of pain, but stress is still evidenced by 
increase in oxygen consumption, energy expenditure, 
and heart rate”, Pediatr Res, pg. 695 – 700. 
4. Blass EM, S.D. (1994), “Some comparisons 
among the calming and pain – relieving effects of 
sucrose, glucose, fructose, and lactose in infant rats”, 
Chem Senses, pg. 239 – 249. 
5. Gradin M, E.M., Holmqvist G, Holstein A, Schollin 
J. (2002), “Pain reduction at venipuncture in newborns: 
oral glucose compared with local anesthetic cream”, 
Pediatrics, pg.1053 – 6. 
6. Harrison D, S.B., Bueno M, Yamada J, Adams – 
Webber T, Beyene J, Ohlsson A. (2010), “Efficacy of 
sweet solutions for analgesia in infants between 1 and 
12 months of age: a systematic review”, Arch Dis Child, 
pg. 406 – 413. 
7. Harrison D, Y.J., Adams – Webber T, Ohlsson A, 
Beyene J, Stevens B (2011), “Sweet tasting solutions for 
reduction of needle – related procedural pain in children 
aged one to 16 years”, Cochrane Database Syst Rev, 
pg. CD008408. Efficiency of 30% glucose solution 
HELP. 
TÁC DỤNG CỦA LERCANIDIPINE TRÊN HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN 
NHỒI MÁU NÃO 
CÓ TĂNG HUYẾT ÁP- KẾT QUẢ TỪ 52 BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐO LƯU 
ĐỘNG 24 GIỜ 
CAO TRƯỜNG SINH – Đại học Y khoa Vinh 
TÓM TẮT 
Mục đích: Đánh giá tác dụng hạ huyết áp và tác 
dụng phụ của lercanidipine ở bệnh nhân nhồi máu 
não có tăng huyết áp bằng đo huyết áp lưu động 24 
giờ. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp thử 
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đơn, trên 52 bệnh nhân 
nhồi máu não có tăng huyết áp, 30 nam và 22 nữ, 
tuổi trung bình 64,6±9,7, tất cả bệnh nhân được theo 
dõi huyết áp (HA) lưu động 24 giờ trong tuần đầu, 
sau đó dùng lercanidipine 20 mg/ngày 4 tuần rồi 
mang máy đo HA lưu động lần 2. Chương trình đo 30 
phút một lần vào thời gian ngày (từ 6am - 10pm) và 
Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014 
35
60 phút một lần vào ban đêm (10pm-6am). Kết quả: 
Sau 4 tuần dùng lercanidipine, huyết áp ở bệnh nhân 
nhồi máu não có tăng huyết áp giảm có ý nghĩa 
(p<0,001): 17±10/ 8 ± 9 mmmHg đối với HA 24 giờ; 
18±11/ 8 ± 9 mmHg đối với HA ngày và 14±16/7 ± 12 
mmHg đối với HA ban đêm. Áp lực mạch 24 giờ giảm 
9 ±10 mmHg. Tỷ lệ đáp ứng là 34,6% và tỷ lệ bình 
thường hoá là 46,2%. Tỷ lệ vọt HA sáng sớm và tỷ lệ 
quá tải HA giảm có ý nghĩa. Tỷ lệ bệnh nhân có tác 
dụng phụ là 5,7%. Kết luận: Lercanidipine làm giảm 
có ý nghĩa HA 24 giờ, ban ngày, ban đêm ở bệnh 
nhân nhồi máu não có tăng huyết áp. Lercanidipine 
có tác dụng kéo dài 24 giờ làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ 
vọt HA sáng sớm và tỷ lệ quá tải HA. Tỷ lệ tác dụng 
phụ của lercanidipine thấp. 
Từ khóa: theo dõi huyết áp lưu động, nhồi máu 
não, tăng huyết áp, lercanidipine. 
SUMMARY 
EFFECT OF LERCANIDIPNE IN CEREBRAL 
ISCHEMIC STROKE WITH HYPERTENSION - RESULT 
FROM 52 PATIENTS WERE TAKEN 24 HOURS 
AMBULATORY BLOOD PRESSURE MONITORING 
Aim: Evaluation the effects of blood pressure (BP) 
reduction and adverse effects of lercanidipine in 
hypertensive patients complicating ischemic stroke in 
acute phrase by ABPM s' technique. Methods: 52 
hypertensive patients with complications of cerebral 
infarction were followed up 24-hour BP (ABPM) in the 
first week, then use lercanidipine 20 mg/day for 4 
weeks and then take the second ABPM. The program 
was measured every 30 minutes at a time day (6am-
10pm) and 60 minutes at night (10pm-6am). Results: 
After 4 weeks taking lercanidipine, BP in hypertensive 
patients with complications of cerebral infarction was 
significantly reduced (p < 0.001): 17±10/8 ± 9 
mmmHg for 24 hours blood pressure, 18±11/8 ± 9 
mmHg for time day and 14±16/7 ± 12 mmHg for 
night. Pulse pressure reduced 9 ±10 mmHg for 24h. 
The response rate was 34.6% and the normalized 
rate is 30,8%. The early morning BP ratio and 
overload ratio was significantly reduced. The rate of 
patients with adverse events was 5.7%. Conclusion: 
Lercanidipine significantly reduced 24-h BP, daytime, 
night in hypertensive patients with complications of 
cerebral infarction. Evaluation of the effects of the 
drug by ABPM is reliable and more benefits of clinical 
BP measurement. Lercanidipine effect lasting 24 
hours and significantly reduced the rate of early 
morning and BP overload rate. The rate of side 
effects of lercanidipine is low 
Keywords: ABPM (ambulatory blood pressure 
monitoring), hypertension, Smoothness index 
morning surge, cerebral ischemic stroke, 
lercanidipine, response rate, T/P ratio. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tăng huyết áp (THA) là nguyên nhân chủ yếu gây 
nhồi máu não, bởi vậy việc kiểm soát tốt huyết áp 
giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân nhồi máu 
não góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế và tái phát 
nhằm giảm chi phí điều trị cho gia đình và xã hội. 
Hiện nay, nhiều loại thuốc chống tăng huyết áp 
được sử dụng trong điều trị, mỗi loại có những ưu, 
nhược điểm về dược lý và hiệu quả hạ huyết áp, 
nhưng việc lựa chọn thuốc căn cứ vào bệnh nhân và 
nhóm bệnh là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả điều 
trị. Thuốc ức chế kênh canxi như lercanidipine, 
amlodipine, nimodipine là một trong những nhóm thuốc 
được chỉ định dùng ở bệnh nhân tăng huyết áp đơn 
thuần ở bệnh nhân THA biến chứng nhồi máu não. 
Trong thực hành lâm sàng việc theo dõi hiệu quả 
điều trị của thuốc chống tăng huyết áp chủ yếu là đo 
huyết áp bằng huyết áp kế thuỷ ngân hoặc đồng hồ 
gọi là đo huyết áp phòng khám, phương pháp này đôi 
khi không hoàn toàn phản ánh trung thực huyết áp 
của bệnh nhân do quy trình đo chưa được tuân thủ 
chặt chẽ như nghỉ ngơi trước lúc đo, tư thế bệnh 
nhân, yếu tố tâm lý, phản ứng khi có mặt thầy thuốc, 
môi trường bệnh viện. Mặt khác, huyết áp thay đổi 
theo thời gian và trạng thái cơ thể trong ngày, đo 
huyết áp một hay 2 lần trong ngày không thể phản 
ánh đúng huyết áp của bệnh nhân. Vì vậy, để đánh 
giá hiệu quả hạ áp của thuốc chống tăng huyết áp, 
cần phải áp dụng phương pháp đo lưu động 24 giờ. 
Với các lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm 
mục đích: Đánh giá tác dụng hạ huyết áp và tác dụng 
phụ của Lercanidipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng 
huyết áp bằng đo huyết áp lưu động 24 giờ. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
52 bệnh nhân (BN), được chẩn đoán nhồi máu 
não có tăng huyết áp, tuổi từ 40-90, 30 nam và 22 
nữ, nằm điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa 
Nghệ An và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 
5/2009-7/2012. 
Loại trừ: Bệnh nhân THA thứ phát, bệnh nhân hôn 
mê sâu và nhồi máu não sau 1 tuần, có cơn THA 
phải điều trị cấp cứu, có vòng cánh tay quá nhỏ < 25 
cm và phù chi trên 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng 
ngẫu nhiên đơn. 
2.2. Phương tiện nghiên cứu 
Máy đo huyết áp lưu động 24 giờ nhãn hiệu 
Suntech Oscar 2 của Mỹ kèm theo phần mềm phân 
tích huyết áp AccuWinProv3. 
Thuốc Lercanidipine viên 10 mg của Pháp. 
2.3. Cách thức tiến hành 
- Đo HA lưu động 24 giờ: 
+ Đo lần 1: trước khi dùng thuốc: Bệnh nhân 
được đo HA 24 giờ bằng máy lưu động trong tuần 
đầu (từ sau khi vào cho đến 6 ngày). Trước 1 ngày 
và trong ngày đo HA lưu động bệnh nhân không dùng 
thuốc hạ HA. 
Sau khi đo lần 1, những BN có HA lâm sàng 
(HAPK) ≥180/105 mmHg và HA 24h ≥ 130/80 mmHg 
được dùng thuốc ngay. Những BN có HA lâm sàng 
<180/105 mmHg và TB HA 24h ≥ 130/80 mmHg thì 
sau 7 ngày tính từ lúc nhập viện mới dùng thuốc. 
Lercanidipine 20mg uống 1 lần vào 7-8 giờ sáng. 
 Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014 
36
+ Đo lần 2: Sau khi điều trị 4 tuần. 
+ Trị số HA lâm sàng (hoặc HAPK). Trị số HA do 
thầy thuốc trực tiếp đo 2 lần (tính trung bình) thời 
điểm trước và sau điều trị 4 tuần bằng máy lưu động 
làm căn cứ để xếp giai đoạn THA. Giai đoạn THA 
được xếp theo WHO/ISH 2004 và Hội Tim mạch 
quốc gia Việt Nam 2008 [1]. 
- Chương trình đo: Đo liên tục 24 giờ, ban ngày 
30 phút 1 lần, ban đêm 60 phút một lần để tránh cho 
BN mất ngủ và gây hiện tưởng giả dipper. Thời gian 
khởi phát ban ngày từ 6 giờ sáng (6am) và ban đêm 
từ 22 giờ (10pm). 
- Ngưỡng HA đo lưu động: Được cài sẵn trong 
chương trình phân tích HA theo Hội THA châu Âu 
(ESH): HA 24h < 130/80 mmHg; ban ngày 
<135/85mmHg, ban đêm <120/70 mmHg [8],[9]. 
- Tiêu chuẩn các biến số: 
+ Trũng huyết áp ban đêm (dipper): HATT và 
HATTr ban đêm giảm > 10% so với ban ngày. 
+ Không trũng HA ban đêm (nondipper): HATT và 
HATTr giảm 10% [5,6]. 
+ Vọt HA sáng sớm: HATT và HATTr tăng lên ít 
nhất 20/15mmHg tính từ HA thấp nhất trong quá trình 
ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên sau khi tỉnh giấc 
[7,11]. 
+ Đáp ứng điều trị khi: Trung bình HA 24h giảm 
so với trước khi dùng thuốc ≥ 15mmHg đối với HATT 
hoặc ≥ 10 mmHg đối với HATTr [9]. 
+ Huyết áp trở về bình thường khi: TB HA 24 giờ 
<130/80 hoặc TB ngày <135/85 mmHg [9]. 
+ Tỷ lệ đáy đỉnh: T/P = ∆HA lúc thấp nhất trung 
bình 2 giờ cuối (6h-8h)/ ∆HA lúc cao nhất trung bình 
2 giờ kế tiếp trong khoảng 2-8 giờ sau giờ uống 
thuốc [12]. 
+ Chỉ số êm dịu (Smoothness Index) SI = 
24h SD 
24hHA 
Average
Average [4]. 
- Xử lý số liệu và phân tích thống kê: Exel 2007, 
phần mềm SPSS và Epi Enfo 6.04. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Tác dụng hạ huyết áp của lercanidipine 
1.1. Tác dụng trên huyết áp 
Bảng 1. Huyết áp, tần số tim và áp lực mạch 
trước và sau 4 tuần điều trị 
Biến 
số 
HA trước 
điều trị HA sau điều trị Giảm 
TT 
Giả
m 
TTr 
p TT ± 
SD 
TTr ± 
SD 
TT ± 
SD 
TTr ± 
SD 
HA24h 154± 15 
90± 
10 
137± 
17 82±11 
17± 
10 8±9 
< 
0,001 
HA 
ngày 
156± 
16 
90± 
11 
138± 
17 82±11 
18± 
11 8±9 
< 
0,001 
HA 
đêm 
150± 
16 
88± 
10 
136± 
20 81±12 
14± 
16 
7± 
12 
< 
0,001 
TS tim 
24h 75 ± 13 76 ± 12 -1 ±14 > 0,05 
TS tim 
ngày 77±13 78±13 -1±15 > 0,05 
TS tim 71±12 70±13 1±15 > 0,05 
đêm 
PP 
24h 65 ± 13 56 ± 11 9 ±10 
< 
0,001 
PP 
ngày 66±14 56±11 10±10 
< 
0,001 
PP 
đêm 62±13 55±12 7±12 
< 
0,001 
Sau 4 tuần dùng lercanidipine HA 24 giờ, ban 
ngày, ban đêm và áp lực mạch 24 giờ, ngày, đêm 
giảm có ý nghĩa (p<0,001). 
Lercanidipine không gây giảm hay tăng nhịp tim. 
1.2. Đáp ứng điều trị 
Bảng 2. Tỷ lệ đáp ứng và huyết áp trở về bình 
thường 
Các loại tỷ lệ n % 
Tỷ lệ đáp ứng điều trị 18 34,6 
Tỷ lệ huyết áp trở về bình thường 24 46,2 
Hơn 1/3 số bệnh nhân đáp ứng và gần một nửa 
có HA trở về bình thường. 
1.3. Tỷ lệ đáy đỉnh và chỉ số êm dịu 
Bảng 3. T/P và SI của lercanidipine 
Biến số Tâm thu Tâm trương 
Tỷ lệ đáy đỉnh T/P 0,61 0,52 
Chỉ số êm dịu: SI 0,79 0,57 
Tỷ lệ đáy đỉnh của lercanidipine cho cả 2 loại HA 
đều > 50%. 
1.4. Tỷ lệ có trũng, không trũng HA ban đêm 
trước và sau khi dùng thuốc 
Bảng 4. Tỷ lệ có, không trũng HA và TS tim ban 
đêm 
Biến số 
Trước dùng 
thuốc 
Sau dùng 
thuốc p 
n % n % 
Có trũng HA 
ban đêm 6 11,5 9 17,3 > 0,05 
Không trũng 
HA ban đêm 46 88,5 43 82,7 > 0,05 
Tỷ lệ có giảm, không giảm HA ban đêm sau điều 
trị thay đổi không có ý nghĩa. 
1.5. Tác dụng của lercanidipine với hiện tượng 
vọt HA sáng sớm và đảo ngược HA 
Bảng 5. Tỷ lệ vọt HA sáng sớm và đảo ngược HA 
Biến số 
Trước dùng 
thuốc 
Sau dùng 
thuốc p 
n % n % 
Vọt HA sáng 
sớm 35 67,3 6 11,5 <0,05 
Đảo ngược HA 19 36,5 24 46,2 >0,05 
Tỷ lệ vọt HA sáng sớm sau điều trị giảm có ý 
nghĩa. 
1.6. Tác dụng đối với hiện tượng quá tải HA 
Bảng 6. Tác dụng của lercanidipine với quá tải HA 
Biến số Trước điều trị Sau điều trị 
∆ ± 
SD p 
Quá tải TT % 
± SD 82 ± 18 55 ± 31 27 <0,05 
Quá tải TTr % 
± SD 65± 27 45± 28 20 <0,05 
Tỷ lệ quá tải huyết áp tâm thu và tâm trương sau 
điều trị giảm có ý nghĩa so với trước điều trị (p<0,05). 
2. Tác dụng phụ của Lercanidipine 
Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014 
37
Tỷ lệ BN có tác dụng phụ: 5,7% (3/52) 
Trong đó: 
Bừng mặt: 5,7% (3/52) 
Phù cổ chân: 3,8% (2/52) 
Hồi hộp đánh trống ngực: 0% (0/52) 
Tụt HA: 0% (0/52) 
Đau thương vị: 0% (0/52) 
Buồn nôn: 0% (0/52) 
Ngừng điều trị do T/d phụ: 0% (0/52) 
BÀN LUẬN 
1. Tác dụng hạ HA của Lercanidipine 
1.1. Mức độ giảm HA 
Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 1, 2 và biểu 
đồ 1 cho thấy, sau 4 tuần dùng Lercanidipine HA ở 
bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp giảm một 
cách có ý nghĩa (p<0,001): 17±10 mmHg đối với 
HATT 24 giờ, 8 ± 9 mmmHg đối với HATTr 24 giờ; 18 
± 11/8 ± 9 mmHg đối với HA ban ngày và 14 ±16/7 ± 
12 mmHg đối với HA ban đêm. Áp lực mạch giảm 9 
±10 mmHg đối với TB 24g, 10±10 mmHg với ban 
ngày và 7±12 mmHg đối với ban đêm. 
Tỷ lệ đáp ứng là 34,6% (18/52 BN) và tỷ lệ huyết 
áp trở về bình thường là 46,2% (24/52 BN) 
Về vấn đề này có một số nghiên cứu trên thế giới 
đề cập. 
Nghiên cứu của Campo và cộng sự ở Madrid Tây 
ban nha [4] cho thấy, sau 6 tháng dùng Lercanidipine 
liều 10-20 mg huyết áp đo ABPM giảm có ý nghĩa 9,1 
± 10,9 mmHg đối với trung bình HATT và 4,8 ± 6,4 
mmHg đối với HATTr ban ngày. Vào cuối nghiên cứu 
có 58% được kiểm soát HA đối với HAPK và chỉ có 
41,2% có HA ban ngày<135/85 mmHg. 
Nghiên cứu của Carmella và cộng sự cho thấy 
sau 2 tháng điều trị Lercanidipine giảm được 18/10 
mmHg. 
Nghiên cứu của Joel M.Neutel và cộng sự [9] cho 
thấy tỷ lệ đáp ứng điều trị khi theo dõi HA lưu động 
24 giờ (ABPM) của Losartan là 24% đối với HATT và 
46% đối với HATTr; của Telmisartan là 30,6% đối với 
HATT và 52,1% đối với HATTr. Áp lực mạch giảm 3,1 
mmHg cho losartan và 4,4 mmHg đối với telmisartan. 
Nghiên cứu của Millar và Cs theo phương pháp 
mù đôi trên 2 nhóm song song với 111 bệnh nhân 
dùng liều lercanidipine 10mg/ngày và lacidipine 
2mg/ngày sau 8 tuần với THA tâm thu đơn độc, tuổi 
BN từ 60-85, HATT >200mmHg có theo dõi HA liên 
tục 24 giờ theo thời gian ban ngày từ 6h-22h, đêm từ 
22h-6h. Kết quả giảm HA của 2 thuốc khác nhau 
không có ý nghĩa thống kê. 
1.2. Tỷ lệ đáy đỉnh và chỉ số êm dịu 
Tỷ lệ đáy- đỉnh (T/P) của Lercanidipine ở BN THA 
có biến chứng nhồi máu não là 0,61 đối với HA TT và 
0,52 đối với TTr. 
Chỉ số êm dịu(SI): Tâm thu: 0,79; SI tâm trương: 
0,57. 
Tỷ lệ đáy đỉnh đã được FDA đưa ra như là một 
phương pháp đánh giá quá trình và thời gian xuất 
hiện tác dụng của liều duy nhất đối với thuốc chống 
THA. Tỷ lệ đáy đỉnh của thuốc > 0,5 coi như chấp 
nhận được và tỷ lệ <0,5 không được khuyến cáo, tỷ 
lệ này chỉ tính toán được khi dùng phương pháp đo 
lưu động 24 giờ (ABPM) [4]. 
Chỉ số êm dịu (SI) thể hiện mối tương quan nghịch 
với biến đổi HA trong điều trị và tương quan thuận với 
chỉ số khối lượng cơ thất trái. Tỷ lệ này được tính bằng 
trung bình hiệu số HA từng giờ trước và sau điều trị/ 
trung bình độ lệch chuẩn trong 24 giờ, thể hiện tính êm 
dịu, ổn định HA trong 24 giờ. Khi độ lệch chuẩn càng 
thấp thì mức độ dao động và biến đổi HA càng nhỏ 
làm giảm nguy cơ tai biến cho bệnh nhân. 
Nghiên cứu của Campo và cộng sự tại Tây ban 
nha cho thấy sau 6 tháng điều trị Lercanidipine liều 
10-20mg/ ngày, tỷ lệ đáy- đỉnh là 0,58 đối với HATT 
và 0,56 đối với HATTr; chỉ số êm dịu HATT là 0,82 và 
TTr là 0,51. Nghiên cứu này đã đi đến kết luận rằng, 
chỉ số êm dịu tương quan chặt chẽ với thay đổi chỉ số 
khối lượng cơ thất trái hơn tỷ lệ đáy đỉnh [4] 
1.3. Đánh giá tác dụng Lercanidipine thông 
qua tỷ lệ có, không giảm HA ban đêm, vọt HA 
sáng sớm và quá tải HA 
Kết quả của chúng tôi trình bày ở bảng 3 đến 3.6 
cho thấy, tỷ lệ có trũng HA ban đêm (dipper) sau khi 
dùng thuốc tăng lên và tỷ lệ không trũng HA ban đêm 
(nondipper) giảm đi so với trước khi dùng thuốc 
không có ý nghĩa. Tỷ lệ có vọt HA sáng sớm giảm có 
ý nghĩa so với trước khi dùng thuốc từ 67,3 (35 BN) 
xuống còn 11,5 (6 BN) với p < 0,05. Tỷ lệ % số lần đo 
có THA hay còn còn là quá tải HA trung bình cho tất 
cả 52 BN sau 4 tuần dùng thuốc giảm có ý nghĩa 
xuống còn 27% đối với HATT và 20% đối với HATTr 
(p <0,01) trong khi tỷ lệ này ở người bình thường là < 
25%. Tỷ lệ này càng tăng thì yếu tố nguy cơ tim mạch 
càng tăng. 
Hiện tượng vọt HA sáng sớm có thể là nguyên 
nhân gây đột quỵ nhồi máu não hay chảy máu não, 
điều này giải thích đột quỵ thường xẩy ra vào sáng 
sớm cho nên BN nhập viện từ 6 giờ-12 giờ chiếm 
47% [13] 
Nghiên cứu của K.Madin và cộng sự tại Anh [11] 
trên 1187 đối tượng, tuổi trung bình 59,3 cho thấy, tỷ 
lệ vọt HA sáng sớm là 47,09% (559 BN). 
Kario và cộng sự ở Nhật Bản [10] đã chỉ ra rằng 
những người cao tuổi có vọt HA sáng sớm có tỷ lệ 
cao nhồi máu não đa ổ (57% so với chứng 33%. 
p=0,001) và có tỷ lệ đột quỵ cao (19% so với 7,3%, p 
= 0,004). 
Nghiên cứu của Redon và cộng sự [11] đã chỉ ra 
rằng: ở BN được điều trị, THA buổi sáng chiếm tỷ lệ 
từ 52-72%. Vọt HA sáng sớm và THA buổi sáng là 
yếu tố làm tăng tình trạng tử vong và tỷ lệ tử vong tim 
mạch trong những giờ đầu của buổi sáng. 
Kết quả trên cho thấy thuốc Lercanidipine có tác 
dụng kéo dài, kiểm soát HA suốt 24 giờ, giảm tỷ lệ 
vọt HA sáng sớm, giảm quá tải HA đồng nghĩa với 
giảm tỷ lệ đột quỵ não trong đó có nhồi máu não và 
giảm tỷ lệ biến chứng phì đại thất trái. 
2. Tác dụng phụ của Lercanidipine 
Qua nghiên cứu 52 BN chúng tôi thấy, tỷ lệ BN có 
 Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014 
38
tác dụng phụ của Lercanidipine là 5,7% (3 BN), trong 
đó cả 3 BN (5,7%) đều có cảm giác bừng mặt, nóng 
mặt, nóng và đỏ vùng trán, thường về buổi chiều; có 
2 BN (3,8%) bị phù cổ chân 2 bên. Chúng tôi chưa 
phát hiện thấy các tác dụng phụ khác như hồi hộp 
đánh trống ngực, tụt HA, đau thương vị, buồn nôn, 
ngừng điều trị do tác dụng phụ. 
Nghiên cứu ELYPSE [2] tiến hành trên 5059 bệnh 
nhân tăng huyết áp vô căn độ I độ II, tuổi trung bình 
63. Tỷ lệ toàn bộ tác dụng phụ là 6,5%. 
Nghiên cứu Challenge, nghiên cứu mở đa trung 
tâm, tiến hành trên 125 bệnh nhân THA; 68 nam, 67 
nữ độ tuổi trung bình 62,9 ±11 tuổi; trong 8 tuần, HA 
được đo ở tư thế nằm và tư thế đứng bằng HA kế 
thuỷ ngân, nhằm mục đích so sánh tính dung nạp của 
lercanidipine với các thuốc đối kháng kênh canxi 
khác. Sau 4 tuần dùng lercanidipine rồi lại đổi sang 4 
tuần dùng thuốc đối kháng kênh canxi khác. Kết qủa 
cho thấy, với mức huyết áp tương tự nhau 
lercanidipine có tỷ lệ phù cổ chân, đỏ phừng mặt, nổi 
mẩn, nhức đầu và chóng mặt thấp hơn một cách có ý 
nghĩa so với các thuốc đối kháng kênh canxi khác. 
KẾT LUẬN 
Huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết 
áp sau 4 tuần điều trị bằng lercanidipine giảm có ý 
nghĩa đối với HA 24 giờ, ban ngày, ban đêm. Đánh giá 
hiệu quả hạ HA của thuốc bằng theo dõi HA lưu động 
24 giờ đáng tin cậy và nhiều lợi ích. Lercanidipine có 
tác dụng kéo dài 24 giờ, làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ vọt 
huyết áp sáng sớm và tỷ lệ quá tải huyết áp. Tỷ lệ tác 
dụng phụ của lercanidipine thấp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam (2008), khuyến 
cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyểnhoá, trang 
243, NXB Y học, TP Hồ Chí Minh. 
2. Vivencio Barrios et al (2002), Hiệu quả hạ áp và 
độ dung nạp của Lercanidipine trong thực hành lâm 
sàng hàng ngày, nghiên cứu ELYPSE, Blood 
Pressure 2002, Vol 11-95-100, Fournier Pharma. 
3. Barrios et al(2006), Lercanidipine is an effective 
and well tolerated antihypertensive drug regardless the 
cardiovascular risk profile: The LAURA Study, Copyrigh 
2006. 
4. Campo et al (2005), Correlations of smoothness 
index and trough-to-peak ratio with left ventricular mass 
index changes induced by lercanidipine in hypertensive 
patient, Madrid, Spain. 
5. Eoin O' Brien (2007), Is the case for ABPM as a 
routine investigation in clinical practice not 
overwhelming, Hypertension AHA. 
6. ESH/ESC (2007), “2007 Guidelines for the 
Management of Hypertension, Journal of Hypertension 
Vol 25: p1093-1210. 
7. P, Iqbal and Louise Stevenson (2011), 
Cardiovascular Outcomes in Patient with Normal and 
Abnormal 24- Hour Ambulatory Blood Pressure 
Monitoring, International Journal of Hypertension 2011. 
8. Ambrose O. Isah (1996), Amlodipine versus 
nifedipine in the treatment of mild-to moderate 
hypertesion in black Africans, Current Therapeutic 
Research. 
9. Joel M. Neutel and David H.G. Smith (2005), 
Evaluation of Angiotensin II Receptor Blockers for 24-
Hour Blood Pressure Control: Meta- Analysis of a 
Clinical Database, the journal of hypertension. 
10. Kario K (2006), Blood pressure variation and 
cardiovascular risk in hypertension, Division of 
Cardiovascular Medicine, Department of Medicine, Jichi 
Medical School. 
11. K.Madin and P Iqbal (2006), Twenty four hour 
ambulatory bloodpressure monitoring: a new tool for 
determining cardiovascular prognostic. 
HIÖU QU¶ CAN THIÖP N¢NG CAO N¡NG LùC §IÒU D¦ìNG TR¦ëNG 
T¹I TØNH NGHÖ AN 
Phan Quèc Héi1, TrÇn Quèc Kham2, NguyÔn ThÞ Thu YÕn3 
1. Tr­êng §HYK Vinh, 2. Côc KHCN&§T – Bé Y tÕ, 3. ViÖn VÖ sinh dÞch tÔ Trung ­¬ng 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu can thiệp đào tạo, xây dựng qui trình, 
giám sát hỗ trợ triển khai thực hiện 16 kỹ năng quản 
lý điều dưỡng trên 229 ĐDT (nhóm can thiệp 117, 
nhóm chứng 112) đang đương chức tại các bệnh viện 
công lập, ngoài công lập trên địa bàn Nghệ An nhằm 
đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực ĐDT. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy: về đánh giá kiến thức 
ĐDT: Trước can thiệp so sánh giữa hai nhóm can 
thiệp (tốt, khá 7,5%) và chứng (tốt, khá 5,2%) không 
có sự khác biệt với p > 0,005. Sau can thiệp Kiến 
thức ĐDT của nhóm can thiệp (tốt, khá 48,0%) cao 
hơn nhóm chứng (tốt, khá 7,9%), sự khác biệt có ý 
nghĩa thông kê với p < 0,001. Về thực hành: trước 
can thiệp giữa hai nhóm can thiệp (tốt, khá 5,7%) và 
chứng (tốt, khá 7,5%) không có sự khác biệt với p > 
0,05. Sau can thiệp nhóm can thiệp (tốt, khá 42,5%) 
cao hơn nhóm chứng (tốt, khá 4,8%), sự khác biệt có 
ý nghĩa thông kê với p < 05. Đối với đánh giá năng 
lực chung: Trước can thiệp nhóm can thiệp (tốt, khá 
3,5%) thấp hơn nhóm chứng (tốt, khá 6,1%), sự khác 
biệt có ý nghĩa thồng kế với p < 0,05. Sau can thiệp 
năng lực chung nhóm can thiệp (tốt, khá 47,2%) cao 
hơn nhóm chứng (tốt, khá 7,9%), sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự hài lòng của người 
bệnh: Trước can thiệp giữa hai nhóm can thiệp và 
chứng: có sự khác biệt (Về cử chỉ; Đáp ứng ngay; 
Thăm hỏi, ĐV; Kiến thức CM; Kỹ thuật CM; Thủ tục 

File đính kèm:

  • pdftac_dung_cua_lercanidipine_tren_huyet_ap_o_benh_nhan_nhoi_ma.pdf