Tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên động vật thực nghiệm

TÓM TẮT

Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên

mô hình thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm

trên mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin và mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng.

Đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm bằng thử nghiệm Randall-Selitto ở chuột cống trắng

và mô hình gây đau quặn ở chuột nhắt trắng. Kết quả: cao lỏng kiện khớp tiêu thống làm giảm

có ý nghĩa thống kê mức phù bàn chân chuột sau khi tiêm carragenin; làm giảm trọng lượng u

hạt khô ở tất cả chuột dùng thuốc; làm tăng ngưỡng đau trong thử nghiệm Randall-Selitto; làm

giảm số cơn đau quặn do tiêm axít acetic. Các tác dụng này tương đương các thuốc chuẩn

NSAIDs dùng làm tham chiếu. Kết luận: cao lỏng kiện khớp tiêu thống có tác dụng chống viêm,

giảm đau trên thực nghiệm tương đương với các thuốc chuẩn NSAIDs.

* Từ khóa: Kiện khớp tiêu thống; Chống viêm; Giảm đau

pdf 8 trang phuongnguyen 3980
Bạn đang xem tài liệu "Tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên động vật thực nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên động vật thực nghiệm

Tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên động vật thực nghiệm
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 
42 
TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG 
KIỆN KHỚP TIÊU THỐNG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 
 Vũ Bình Dương*; Nguyễn Hoàng Ngân* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên 
mô hình thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm 
trên mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin và mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng. 
Đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm bằng thử nghiệm Randall-Selitto ở chuột cống trắng 
và mô hình gây đau quặn ở chuột nhắt trắng. Kết quả: cao lỏng kiện khớp tiêu thống làm giảm 
có ý nghĩa thống kê mức phù bàn chân chuột sau khi tiêm carragenin; làm giảm trọng lượng u 
hạt khô ở tất cả chuột dùng thuốc; làm tăng ngưỡng đau trong thử nghiệm Randall-Selitto; làm 
giảm số cơn đau quặn do tiêm axít acetic. Các tác dụng này tương đương các thuốc chuẩn 
NSAIDs dùng làm tham chiếu. Kết luận: cao lỏng kiện khớp tiêu thống có tác dụng chống viêm, 
giảm đau trên thực nghiệm tương đương với các thuốc chuẩn NSAIDs. 
* Từ khóa: Kiện khớp tiêu thống; Chống viêm; Giảm đau. 
Anti-inflammatory and Analgesic Activities of Kien Khop Tieu Thong 
Liquid Extract in Animal Model 
Summary 
Objective: Study anti-inflammatory and analgesic activities of Kien khop tieu thong liquid 
extract in experimental models. Subjects and methods: The anti-inflammatory activities of the 
extract were evaluated using carrageenan-induced paw edema model and the granuloma 
formation model in rats. The analgesic activities of the extract was evaluated using Randall-
Selitto test in rats and writhing test in mice. Results: Kien khop tieu thong extract produced a 
significant reduction in paw edema after carrageenan administration; reduced dry granuloma 
weight in all treated animals; increased pain level in Randall-Selitto test; reduced the number of 
abdominal constriction and stretching of hind limb induce by the injection of acetic acid. These 
activities equal to standard NSAIDs. Conclusion: Kien khop tieu thong extract exhibit the anti-
inflammatory and the analgesic activities in experiment, equal to standard NSAIDs. 
* Key words: Kien khop tieu thong; Anti-inflammatory; Analgesic. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các thuốc giảm đau chống viêm không 
steroid (non-steroidal anti-inflammatory 
drugs - NSAIDs) thường được dùng điều 
trị viêm đau khớp, nhưng khi dùng nhiều 
dễ gây các tác dụng phụ như viêm loét dạ 
dày - tá tràng, gây độc cho thận. Nhiều 
dược liệu, bài thuốc cổ truyền có tác dụng 
tốt trong điều trị viêm đau khớp mà ít gây 
* Học viện Quân y 
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Bình Dương (vbduong2978@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 01/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/03/2015 
 Ngày bài báo được đăng: 03/04/2015 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 
43 
tác dụng phụ. Việc nghiên cứu bào chế các 
dạng thuốc hiện đại từ dược liệu, bài thuốc 
cổ truyền ngày càng được quan tâm, giúp 
tạo ra các chế phẩm có tác dụng tốt, ít tác 
dụng phụ, giá thành hợp lý. 
Học viện Quân y đã sản xuất được cao 
lỏng kiện khớp tiêu thống từ dược liệu 
sẵn có trong nước. Để có căn cứ khoa 
học chứng minh hiệu quả của sản phẩm, 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: 
Đánh giá tác dụng giảm đau chống viêm 
của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên 
động vật thực nghiệm. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng và nguyên vật liệu 
nghiên cứu. 
* Chế phẩm nghiên cứu: 
- Cao lỏng kiện khớp tiêu thống 1:1 đạt 
TCCS, do Trung tâm Nghiên cứu Ứng 
dụng sản xuất Thuốc - Học viên Quân y 
cung cấp. 
- Thuốc tham chiếu diclofenac sodium, 
dạng bột (Hãng Sigma, Hoa Kỳ). 
- Thuốc tham chiếu aspergic, gói bột 
0,1 g của Pháp sản xuất. 
* Động vật thí nghiệm: 
- Chuột cống trắng trưởng thành dòng 
Wistar, không phân biệt giống, đạt tiêu 
chuẩn thí nghiệm, cân nặng trung bình 
mỗi con 150 - 180 g. 
- Chuột nhắt trắng trưởng thành dòng 
Swiss, không phân biệt giống, đạt tiêu chuẩn 
thí nghiệm, cân nặng trung bình mỗi con 
18 - 22 g. 
Động vật thí nghiệm do Ban Cung cấp 
động vật thí nghiệm - Học viện Quân y 
cung cấp, nuôi dưỡng trong phòng nuôi 
động vật thí nghiệm ít nhất một tuần 
trước khi tiến hành thí nghiệm. Động vật 
ăn thức ăn theo tiêu chuẩn thức ăn cho 
động vật nghiên cứu, nước sạch đun sôi 
để nguội uống tự do. Hàng ngày theo dõi 
ghi chép diễn biến kết quả thí nghiệm. 
* Thiết bị và hóa chất dùng trong 
nghiên cứu: 
- Thiết bị nghiên cứu: cân phân tích 
10-4g, model CP224S (Sartorius, Đức); 
máy đo giảm đau áp lực bàn chân chuột 
(Paw Pressure Analgesy Meter), model 
37215 (Hãng Ugo Basile, Italia); máy đo 
thể tích chân chuột (Plethysmometer), 
model 7140 (Hãng Ugo Basile, Italia) và 
một số thiết bị, dụng cụ phụ trợ khác. 
- Hóa chất: carrageenin và một số hóa 
chất khác của Hãng Sigma, Hoa Kỳ. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
Áp dụng các mô hình dược lý thực 
nghiệm theo quy định của Bộ Y tế Việt 
Nam và hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế 
giới về nghiên cứu đánh giá các thuốc y học 
cổ truyền [1, 6, 7]. 
* Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp: 
- Đánh giá tác dụng chống viêm cấp 
trên mô hình gây phù chân chuột bằng 
carrageenin, theo phương pháp của Winter 
và CS (1968) [3]. 
- Chia ngẫu nhiên chuột cống trắng 
làm 3 lô, mỗi lô 08 con. Cho chuột nhịn đói 
qua đêm, nước uống tự do. Đo thể tích 
bàn chân sau (bên trái) của chuột (hình 1) 
tới khớp cổ chân bằng máy đo thể tích 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 
44 
chân chuột (Plethysmometer) lúc ban đầu 
(V0). Sau đó, cho chuột uống thuốc hoặc 
nước cất với cùng thể tích 5 ml/kg. 
+ Lô 1 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng 
kiện khớp tiêu thống liều 75 mg/kg. 
+ Lô 2 (diclofenac): uống diclofenac 
sodium liều 15 mg/kg. 
+ Lô 3 (chứng sinh lý): uống nước cất. 
Sau dùng thuốc 60 phút, tiến hành gây 
phù viêm cấp bằng cách tiêm hỗn dịch 
carrageenin 1% (pha trong nước muối sinh 
lý, ngay trước khi tiêm), liều 0,05 ml/con 
vào dưới da gan bàn chân sau (bên trái) 
của chuột. Sau gây phù viêm cấp, đo lại 
thể tích bàn chân sau (bên trái) ở các thời 
điểm sau 1 giờ (V1), sau 3 giờ (V3), sau 
5 giờ (V5) và sau 7 giờ (V7). 
Mức độ tăng thể tích chân chuột được 
tính theo công thức: 
X% = 
Vt - V0 x 100 
 V0 
Trong đó, X%: tỷ lệ % tăng thể tích 
bàn chân chuột; V0: thể tích bàn chân 
chuột trước khi tiêm carrageenin; Vt: V1, 
V3, V5 và V7 (thể tích bàn chân chuột ở 
các thời điểm sau khi tiêm carrageenin 1, 
3, 5 và 7 giờ). 
Tác dụng ức chế phù được biểu thị 
bằng % giảm mức độ tăng thể bàn chân 
chuột của lô dùng thuốc nghiên cứu so 
với mức độ tăng của lô chứng sinh lý và 
tính theo công thức: 
Y% = 
Mc - Mt 
x 100 
Mc 
Trong đó, Y%: tỷ lệ % giảm mức độ 
phù bàn chân chuột; Mc: tỷ lệ % tăng thể 
tích bàn chân chuột lô đối chứng và Mt: 
tỷ lệ % tăng thể tích bàn chân chuột ở lô 
dùng thuốc nghiên cứu. 
* Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn: 
Đánh giá tác dụng chống viêm mạn 
trên mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng 
theo phương pháp nghiên cứu của Ducrot, 
Julon và CS (1963) [4], Meier và CS (1950) 
[3]. 
Chia ngẫu nhiên chuột cống trắng làm 
3 lô, mỗi lô 08 con. Sau khi nhịn đói qua 
đêm, cho chuột uống thuốc hoặc nước 
cất với cùng thể tích 5 ml/kg/24 giờ. 
+ Lô 1 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng 
kiện khớp tiêu thống liều 75 mg/kg/24 giờ. 
+ Lô 2 (diclofenac): uống diclofenac 
sodium liều 15 mg/kg/24 giờ. 
+ Lô 3 (chứng sinh lý): uống nước cất. 
30 phút sau dùng thuốc, gây mê nhẹ 
chuột bằng calypsol và cấy hạt amian vô 
khuẩn (30 ± 0,1 mg) vào dưới da lưng hai 
bên của chuột. 
Tiếp tục cho chuột uống thuốc thêm 6 
ngày, sang ngày thứ 7, phẫu thuật chuột, 
bóc tách lấy u hạt bao bọc quanh hạt 
amian, sấy khô đến khối lượng không đổi, 
cân bằng cân phân tích chính xác đến 
10-4g và xác khối lượng thực của u hạt 
sau khi trừ đi khối lượng của hạt amian 
(tính theo mg/100 g cân nặng chuột). 
* Nghiên cứu tác dụng giảm đau tại tổ 
chức viêm (Randall-Selitto test): 
Dựa theo phương pháp nghiên cứu của 
Randall và Selitto có sửa đổi bởi Winter 
và CS (1962) [3]. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 
45 
Chia ngẫu nhiên chuột cống trắng 
thành 3 lô, mỗi lô 08 con. Chuột nhịn đói 
18 giờ trước khi uống thuốc. Tiến hành 
gây phù viêm cấp bằng cách tiêm hỗn 
dịch carrageenin 1% (pha chế ngay trước 
khi tiêm) liều 0,1 ml/con vào dưới da 
gan bàn chân chuột. Sau 3 giờ kể từ khi 
tiêm carrageenin, cho chuột uống thuốc 
hoặc nước cất với cùng thể tích 5 ml/kg 
cân nặng. 
+ Lô 1 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng 
kiện khớp tiêu thống liều 75 mg/kg. 
+ Lô 2 (aspegic): uống aspegic liều 80 
mg/kg. 
+ Lô 3 (chứng sinh lý): uống nước cất. 
Đo ngưỡng đau bàn chân gây phù viêm 
của chuột bằng máy đo giảm đau áp lực 
bàn chân chuột (Paw Pressure Analgesy 
Meter) tại các thời điểm 30 phút, 60 phút, 
90 phút và 120 phút sau dùng thuốc. 
So sánh ngưỡng đau bàn chân chuột giữa 
các lô với nhau. 
* Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên 
mô hình gây đau quặn (Writhing tests): 
Theo phương pháp nghiên cứu của Koster 
và CS (1959) [3]. 
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt trắng làm 
3 lô, mỗi lô 10 con. Cho chuột nhịn đói 
12 giờ trước khi uống thuốc. Cho chuột 
uống thuốc hoặc nước cất với cùng thể 
tích 10 ml/kg. 
+ Lô 1 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng 
kiện khớp tiêu thống liều 90 mg/kg. 
+ Lô 2 (diclofenac): uống diclofenac 
sodium liều 20 mg/kg. 
+ Lô 3 (chứng sinh lý): uống nước cất. 
Sau khi dùng thuốc 60 phút, tiến hành 
gây đau quặn bằng cách tiêm phúc mạc 
dung dịch axít acetic 0,6% liều 0,1 ml/10 
g thể trọng. Chuột sẽ xuất hiện những 
cơn đau quặn biểu hiện như thóp bụng 
lại, áp bụng xuống sàn, duỗi dài thân và 
chân sau. Đếm số cơn đau quặn trong 
thời gian 20 phút kể từ khi tiêm axít 
acetic. So sánh kết quả giữa các lô 
nghiên cứu, tính % ức chế đau quặn theo 
công thức: 
A% = 
Dc - Dt 
x 100 
 Dc 
Trong đó, A%: tỷ lệ giảm số cơn đau 
quặn của lô thử thuốc; Dc: số cơn đau 
quặn của lô chứng âm; Dt: số cơn đau 
quặn của lô thử thuốc. 
* Xử lý số liệu: 
So sánh thống kê đánh giá sự khác 
biệt giữa các lô nghiên cứu bằng One-
way ANOVA test, sử dụng phần mềm 
SPSS 16.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Tác dụng chống viêm cấp. 
Sau khi tiêm carragenin, tất cả chuột 
đều xuất hiện phù bàn chân rõ. Ở tất cả 
các lô, chân chuột phù to nhất tại thời 
điểm sau gây viêm phù 5 giờ và tại thời 
điểm sau gây viêm phù 7 giờ đã giảm dần. 
So với lô chứng sinh lý, tỷ lệ % tăng thể 
tích bàn chân chuột của lô dùng cao lỏng 
kiện khớp tiêu thống và lô dùng diclofenac 
giảm rõ (p < 0,05 tại thời điểm 1 giờ sau 
tiêm carragenin và p < 0,01 tại các thời 
điểm 3, 5, 7 giờ sau tiêm carragenin) (hình 1). 
So sánh giữa lô cao lỏng và lô dùng 
diclofenac không thấy sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 
46 
Hình 1: Cao lỏng kiện khớp tiêu thống có tác dụng ức chế phù viêm do 
carragenin ở bàn chân chuột cống trắng. Các thanh (bar) thể hiện giá trị X ± SE. 
* p < 0,05; ** p < 0,01 so với lô chứng sinh lý. 
Tại thời điểm sau gây phù viêm 1 giờ, lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống cũng 
như lô dùng thuốc chuẩn diclofenac đã thể hiện tác dụng ức chế phù viêm. Tác dụng 
này thể hiện rõ nhất ở thời điểm sau gây phù viêm 3 giờ, với tỷ lệ % ức chế phù viêm 
ở lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống và diclofenac lần lượt là 38,14% và 40,49%. 
Tại thời điểm sau gây phù viêm 5 giờ và 7 giờ, tỷ lệ % ức chế phù viêm ở các lô dùng 
thuốc vẫn duy trì được ở mức cao. So sánh tỷ lệ % ức chế phù bàn chân chuột ở lô 
dùng cao lỏng và lô dùng diclofenac không thấy khác biệt (p > 0,05) (bảng 1). 
Bảng 1: Tỷ lệ % ức chế (I%) phù viêm cấp bàn chân chuột của các lô nghiên cứu. 
Thêi ®iÓm sau g©y phï 
Tû lÖ % øc chÕ phï viªm cÊp bµn ch©n chuét (I%) 
Lô cao lỏng Lô diclofenac p 
Sau 1 giờ 25,17 28,75 
> 0,05 
Sau 3 giờ 38,11 40,49 
Sau 5 giờ 37,89 40,00 
Sau 7 giờ 35,80 38,37 
X ± SD 34,24 ± 6,14 36,90 ± 5,51 
* * * 
** ** ** 
** ** ** 
** 
** 
** 
** 
** 
** ** 
** 
* * 
** 
P
h
ầ
n
 t
ră
m
 t
ă
n
g
 t
h
ể
tí
c
h
Sau 1 giờ Sau 3 giờ Sau 5 giờ Sau 7 giờ 
Cao lỏng 
Diclofenac 
Chứng sinh lý 
200 
160 
120 
80 
40 
0 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 
47 
2. Tác dụng chống viêm mạn. 
Hình 2: U hạt bao quanh hạt amian trong nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn. 
Toàn bộ chuột được cấy hạt amian vô khuẩn vào dưới da đều có hình thành tổ chức 
u hạt (granuloma tissue) bao quanh hạt aminan. 
Hình 3: Cao lỏng kiện khớp tiêu thống có tác dụng làm giảm khối lượng u hạt ở chuột 
cống trắng. Các thanh (bar) thể hiện giá trị X ± SE. ** p < 0,01 so với lô chứng sinh lý. 
Khối lượng u hạt ở lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống và lô dùng diclofenac 
giảm so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). So sánh giữa lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu 
thống và lô dùng diclofenac không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
Diclofenac Cao lỏng Chứng sinh lý 
** 
** 
28.88 28.63
39.88
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1 2 3
T
rọ
n
g
 l
ư
ợ
n
g
 u
 h
ạ
t 
(m
g
) 
Diclofenac Cao lỏng 
Chứng sinh lý 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 
48 
3. Tác dụng giảm đau trên tổ chức viêm. 
Bảng 2: Ngưỡng đau của tổ chức viêm cấp bàn chân chuột (n = 8). 
L« thÝ nghiÖm 
Ng-ìng ®au t¹i c¸c thêi ®iÓm sau uèng thuèc 
30 phút 60 phút 90 phút 120 phút 
X ± SD % tăng X ± SD % tăng X ± SD % tăng X ± SD % tăng 
Cao lỏng (1) 
5,13 ± 
0,69 
26,15 
6,03 ± 
1,01 
40,94 
5,36 ± 
0,65 
31,19 
5,15 ± 
0,76 
29,56 
Aspegic (2) 
5,26 ± 
0,86 
29,54 
6,09 ± 
1,01 
42,40 
5,68 ± 
0,89 
38,84 
5,29 ± 
0,81 
33,02 
Chứng sinh lý (3) 
4,06 ± 
1,25 
- 
4,28 ± 
1,14 
- 
4,09 ± 
1,14 
- 
3,98 ± 
0,96 
- 
p p1,2,3- 4 < 0,05 p1,2,3- 4 < 0,01 
Tại thời điểm sau uống thuốc 30 phút, lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống và lô 
dùng thuốc chuẩn aspegic đều thể hiện tác dụng giảm đau, làm tăng ngưỡng đau so 
với lô chứng sinh lý (p < 0,05). Tác dụng giảm đau thể hiện rõ nhất ở thời điểm sau 
uống thuốc 60 phút, ngưỡng đau tăng so với lô chứng sinh lý với p < 0,01 và tỷ lệ % 
tăng ngưỡng đau so với lô chứng sinh lý ở các lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống 
và aspegic lần lượt là 40,94% và 42,40%. Tại thời điểm sau uống thuốc 90 phút và 120 
phút, tác dụng giảm đau của thuốc vẫn được duy trì với ngưỡng đau tăng so với lô 
chứng sinh lý (p < 0,01). So sánh thống kê giữa lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống 
với lô dùng aspegic không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
4. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn. 
Bảng 3: Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu tới số cơn đau quặn của chuột nhắt trắng. 
L« nghiªn cøu n 
ChØ tiªu nghiªn cøu 
Số cơn đau quặn (lần/20 phút) Tỷ lệ (%) giảm đau quặn 
Cao lỏng liều (1) 10 33,60 ± 8,22 ↓ 35,14% 
Diclofenac (2) 10 30,40 ± 8,80 ↓ 36,80 % 
Chứng sinh lý (3) 10 48,10 ± 11,99 0% 
p p1-3 0,05 
Sau khi tiêm axít acetic vào ổ bụng, tất cả chuột đều có những cơn đau quặn với 
biểu hiện thóp bụng lại, áp bụng xuống sàn, duỗi dài thân và chân sau. Chuột ở lô 
dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống và lô dùng diclofenac có số cơn đau quặn đếm 
được trong 20 phút giảm rõ so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Tỷ lệ giảm đau quặn ở 
các lô dùng cao lỏng và diclofenac lần lượt là 35,14% và 36,80%. So sánh giữa lô 
dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống với lô dùng aspegic chuẩn, số cơn đau quặn không 
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 
49 
BÀN LUẬN 
Tác dụng chống viêm của cao lỏng kiện 
khớp tiêu thống được đánh giá trên mô 
hình gây phù chân chuột bằng carragenin và 
mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng. Mô 
hình gây phù chân chuột bằng carragenin 
được dùng để khảo sát hoạt tính ức chế của 
thuốc chống lại autacoid (nitric oxide, 
histamine, serotonin, kinin, các 
prostaglandin...) là những chất trung gian hóa 
học đóng vai trò quan trọng trong quá trình 
viêm cấp [5]. Mô hình gây u hạt thực nghiệm 
được xem là một mô hình tin cậy để đánh giá 
tác dụng của thuốc ức chế chống lại hoạt hóa 
(activation), thâm nhiễm (infiltration) và kết 
tập (aggregation) của đại thực bào, chống lại 
quá trình hình thành các tổ chức u hạt trong 
viêm mạn. Tác dụng giảm đau của cao lỏng 
kiện khớp tiêu thống được đánh giá trên mô 
hình đánh giá giảm đau tại tổ chức viêm 
(Randall-Selitto test) và mô hình gây đau 
quặn (Writhing tests). Đây là hai mô hình 
dược lý cơ bản để đánh giá tác dụng giảm 
đau ngoại vi của thuốc, đặc biệt đau do viêm 
[3, 4]. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao lỏng 
kiện khớp tiêu thống có tác dụng chống viêm 
giảm đau tốt trên các mô hình thực nghiệm, 
tương đương với thuốc NSAIDs (diclofenac, 
aspergic) dùng làm tham chiếu, hứa hẹn là 
loại thuốc có tác dụng tốt cho điều trị các 
chứng viêm đau như viêm khớp (cả cấp và 
mạn), viêm dây thần kinh... 
KẾT LUẬN 
Cao lỏng kiện khớp tiêu thống có tác dụng 
chống viêm (cả viêm cấp và viêm mạn), giảm 
đau tốt trên mô hình dược lý thực nghiệm, 
tương đương với các thuốc NSAIDs 
(diclofenac, aspergic) dùng làm tham chiếu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế. Quyết định số 01/2007/ QĐ-BYT về 
việc ban hành “Quy định về thử thuốc trên lâm 
sàng”. 2007. 
2. Meier R, Schuler W, Desaulles P. On the 
mechanism of cortisone inhibition of connective tissue 
proliferation. Autoimmun Rev. 2008, 7, pp.305-308. 
3. H.Gerhard Vogel. Drug Discovery and 
Evaluation: Pharmacological Assays. Springer. 2008. 
4. Turner A. Screening methods in pharmacology. 
Academic Press, New York and London. 1965, 
pp.60-68. 
5. Vinegar R, Schreiber W, Hugo R. Biphasic 
development of carrageenin edema in rats. J 
Pharmacol Exp Ther. 1969, 166, pp.96-103. 
6. WHO. Research Guidelines For Evaluating the 
Safety and Efficacy of Herbal Medicines. ROWP, 
Manila, Philippines. 1993. 
7. WHO. General Guidelines for Methodologies on 
Research and Evaluation of Traditional 
Medicine, EDM/TRM. Geneva, Switzerland. 2000. 

File đính kèm:

  • pdftac_dung_chong_viem_giam_dau_cua_cao_long_kien_khop_tieu_tho.pdf