Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

TÓM TẮT

Tại Việt Nam, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư

toàn xã hội và góp phần quan trọng tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này,

chúng tôi sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và ứng dụng mô hình tự hồi quy dạng vector (VAR) để

phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1988 đến 2017,

nguồn dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng thế giới, Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Kết quả nghiên

cứu cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, GDP và FDI trong quá khứ có ảnh hưởng đến GDP ở thời

điểm hiện tại với độ trễ tối đa là 3 năm, đây cũng chính là điểm mới của nghiên cứu này so với các

nghiên cứu trước đó. Từ kết quả nêu trên, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách trong việc thu

hút FDI ở Việt Nam trong thời gian tới.

pdf 12 trang phuongnguyen 7800
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
18 
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN 
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 
THE AFFECT OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON ECONOMIC GROWTH 
IN VIET NAM 
Ngày nhận bài: 21/12/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 12/02/2019 
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Hoa 
TÓM TẮT 
Tại Việt Nam, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư 
toàn xã hội và góp phần quan trọng tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này, 
chúng tôi sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và ứng dụng mô hình tự hồi quy dạng vector (VAR) để 
phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1988 đến 2017, 
nguồn dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng thế giới, Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế 
trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, GDP và FDI trong quá khứ có ảnh hưởng đến GDP ở thời 
điểm hiện tại với độ trễ tối đa là 3 năm, đây cũng chính là điểm mới của nghiên cứu này so với các 
nghiên cứu trước đó. Từ kết quả nêu trên, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách trong việc thu 
hút FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. 
Từ khóa: FDI, tác động, tăng trưởng kinh tế, VAR, Việt Nam. 
ABSTRACT 
In Vietnam, foreign direct investment always accounts for a large proportion of the total investment 
capital of the society and plays an important role in promoting economic growth. In this study, we 
have used time series data and applied the vector autoregression model (VAR) to analyze the 
effect of FDI on economic growth in Vietnam in the period from 1988 to 2017. Data sources are 
collected from the World Bank, General Statistics Office of Vietnam. The results of the study show 
that foreign direct investment inflows positively impacted economic growth during the studied 
period. In addition, past GDP and FDI have affected present GDP with a maximum time lag of 3 
years, which is also a new finding of this study compared to previous studies. From the above 
results, the paper presents some policy implications for attracting FDI in Vietnam in coming time. 
Keywords: FDI, affect, economic growth, VAR, Vietnam. 
1. Giới thiệu 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức 
đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư tiến hành đầu 
tư vào một nền kinh tế khác nhằm mục đích 
thu được lợi ích lâu dài và có khả năng thực 
hiện quản lý doanh nghiệp nhận đầu tư hiệu 
quả ( IMF, 2009). Mối quan hệ giữa FDI và 
tăng trưởng kinh tế từ lâu đã là một chủ đề 
quan tâm lớn trong lĩnh vực phát triển kinh tế 
quốc tế. FDI thường được coi là chất xúc tác 
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ở các 
nước đang phát triển. Trong xu thế hội nhập 
ngày càng sâu rộng và dòng vốn tự do di 
chuyển qua biên giới các quốc gia, sự ổn 
định của dòng vốn FDI được xem như một 
kênh hiệu quả để đạt được tốc độ tăng trưởng 
nhanh hơn ở các nước đang phát triển (Makki 
và Somwaru, 2004). Các mô hình tăng 
trưởng tân cổ điển cũng như các mô hình 
tăng trưởng nội sinh cung cấp cơ sở lý thuyết 
cho hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về 
mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. 
Mặc dù kết quả cuối cùng còn hỗn hợp, 
hầu hết các nghiên cứu kinh tế vĩ mô đều ủng 
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Hoa, Trường 
Đại học Tài chính- Marketing 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
19 
hộ mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng 
trưởng trong các điều kiện kinh tế đặc biệt 
(Lean và Tan, 2011; Alshehry, 2015; 
Adhikary, 2015). FDI có thể góp phần thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tại các 
quốc gia đang phát triển thể hiện trên các 
khía cạnh sau: Đầu tiên là FDI là ngoại lực 
quan trọng bù đắp mức độ tiết kiệm thấp ở 
các quốc gia đang phát triển, giúp thoát khỏi 
vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói nhờ nâng 
cao công nghệ và năng suất, tạo thêm việc 
làm từ đó gia tăng thu nhập và điều kiện phát 
triển. Thứ hai, FDI là nguồn dẫn chính mà 
qua đó công nghệ được chuyển giao giữa các 
quốc gia, nhất là từ các quốc gia phát triển 
đến các quốc gia đang phát triển, dẫn đến 
tăng năng suất và hiệu quả của nhân tố trong 
việc sử dụng các nguồn lực, dẫn đến tăng 
trưởng. Thứ ba, FDI dẫn đến tăng xuất khẩu 
do tăng năng lực và khả năng cạnh tranh 
trong sản xuất trong nước. Mối quan hệ này 
thường được cho là phụ thuộc vào yếu tố 
khác, được gọi là “năng lực hấp thụ”, bao 
gồm mức phát triển nguồn nhân lực, loại chế 
độ thương mại và độ mở của nền kinh tế nội 
địa (Umoh và cộng sự, 2012; Strauss, 2015). 
Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ năm 1988 
được coi là một hiện tượng rất ấn tượng của 
quá trình chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế kế 
hoạch tập trung sang nền kinh tế định hướng 
thị trường (Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn 
Thắng, 2007; Ohno và Le, 2014). Điều đáng 
ngạc nhiên là cuộc khủng hoảng tồi tệ năm 
2008, kinh tế thế giới gặp khó khăn nhưng 
lượng vốn FDI vào Việt Nam vẫn khá ổn 
định. Bài nghiên cứu này được thực hiện 
nhằm mục đích kiểm định sự ảnh hưởng của 
FDI đến tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh 
Việt Nam giai đoạn 1988-2017 bằng cách sử 
dụng các kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian 
với mô hình VAR. Kết quả nghiên cứu là 
bằng chứng thực nghiệm về vai trò của FDI 
đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, trên 
cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị 
cho Việt Nam trong thời gian tới. 
2. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực 
nghiệm 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng 
kinh tế được khẳng định trong các mô hình 
tăng trưởng tân cổ điển. Mô hình tân cổ điển 
cho rằng lao động và công nghệ là các yếu tố 
ngoại sinh trong khi vốn là nhân tố nội sinh. 
Theo đó, vốn có tác động quan trọng đến 
tăng trưởng kinh tế. Bởi vì là nhân tố nội 
sinh, FDI chỉ tác động đến tăng trưởng trong 
ngắn hạn, nhưng tăng trưởng kinh tế trong 
dài hạn bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng 
trong lao động và tiến bộ công nghệ. 
Ra đời vào những năm 1980, lý thuyết 
tăng trưởng nội sinh phê phán một số thiếu 
sót của mô hình tăng trưởng tân cổ điển về 
các giả định rằng tốc độ cải tiến công nghệ là 
không đổi và tỷ suất lợi nhuận biên của vốn 
giảm dần, giả thuyết tăng trưởng nội sinh cho 
rằng công nghệ là yếu tố nội sinh. Trong 
khung phân tích này, FDI có tác động lớn 
hơn đến đầu tư trong nước. Cụ thể, lý thuyết 
này nhấn mạnh vào một số yếu tố thúc đẩy 
tăng trưởng như vốn nhân lực, các yếu tố 
ngoại tác và tác động lan tỏa công nghệ. Điều 
này cung cấp một số cơ sở giải thích về ảnh 
hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế 
(Grossman, Helpman, 1991; Loungani, 
Razin, 2001). Ngoài ra, theo lý thuyết tăng 
trưởng nội sinh, FDI được hấp thụ thông qua 
chuyển giao công nghệ sẽ tạo ra các ngoại tác 
tăng năng suất và do đó thúc đẩy tăng trưởng. 
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm 
2.2.1. Các nghiên cứu tìm thấy FDI tác động 
cùng chiều đến GDP 
Roman và Padureanu (2012) đề xuất mô 
hình cho mối quan hệ giữa FDI và tăng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
20 
trưởng kinh tế trong quá trình chuyển đổi ở 
Romania, tác giả sử dụng mô hình tân cổ 
điển với chức năng sản xuất CobbDouglas để 
phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng 
kinh tế. Kết quả, kinh tế Romania tăng 
trưởng từ ảnh hưởng tích cực của chính sách 
tài khóa, FDI và từ mức độ hòa nhập vào EU. 
Shaari và cộng sự (2012), kiểm tra mối quan 
hệ giữa FDI và GDP tại Malaysia bằng cách 
sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm 1971 đến 
năm 2010, áp dụng mô hình VAR. Kết quả 
cho thấy sự gia tăng của FDI có tác động tốt 
đến tăng trưởng kinh tế ở Malaysia. Cụ thể, 
1% tăng trưởng FDI tạo ra mức tăng 
49,135% GDP của Malaysia. Iqbal1 và cộng 
sự (2013) sử dụng dữ liệu 30 năm từ năm 
1983 đến năm 2012, kiểm định với hàm 
Cobb-Douglas Production, kết quả cho thấy 
có mối quan hệ tích cực giữa FDI và GDP ở 
Pakistan. Adamu và cộng sự (2015) đã kiểm 
tra tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh 
tế của Nigeria, sử dụng dữ liệu chuỗi thời 
gian giữa năm 1970 đến 2012 bằng cách 
phương pháp OLS, thử nghiệm gốc đơn vị 
ADF và kiểm tra quan hệ nhân quả Pairwise 
Granger cho thấy một mối quan hệ một chiều 
tích cực, có ý nghĩa giữa FDI và tăng trưởng 
kinh tế Nigeria. 
Gần đây nhất, Hemed và Suleiman (2017) 
áp dụng kỹ thuật FMOLS (Fully Modified 
Ordinary Least Square) cho dữ liệu từ 4 nước 
thành viên Đông Phi (Kenya, Rwanda, 
Uganda và Cộng hòa Tanzania) trong giai 
đoạn 1990-2015, cho thấy FDI tác động tích 
cực đến tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các 
nước Đông Phi với kết quả đáng kể ở mức ý 
nghĩa 10%. 
Trong bối cảnh Việt Nam, một số các 
nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tích cực 
của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở những giai 
đoạn nghiên cứu khác nhau. Nguyễn Mại 
(2003) cho thấy FDI có tác động dương đến 
tăng trưởng kinh tế ở mức độ quốc gia và đưa 
ra nhận định rằng để thu hút vốn FDI vào 
Việt Nam cần mở rộng thị trường và tìm đối 
tác mới. Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) kết 
luận FDI có tác động dương tới tăng trưởng 
kinh tế của các địa phương thông qua hình 
thành, tích lũy tài sản vốn và có sự tương tác 
cùng chiều giữa FDI với nguồn nhân lực. 
Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) sử 
dụng dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1988-
2003, cho thấy tác động của FDI tới tăng 
trưởng kinh tế qua kênh đầu tư. Vũ Băng 
Tâm (2008) với dữ liệu giai đoạn 1990-2002, 
sử dụng phương pháp OLS, GLS và kiểm 
định quan hệ nhân quả cho thấy FDI có tác 
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông 
qua năng suất lao động. Lê Việt Anh (2009), 
nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng 
trưởng kinh tế ở Việt Nam cho thấy đóng góp 
tích cực của dòng vốn FDI đối với tăng 
trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1988-
2002, ước tính khoảng 7% trong 37% tổng số 
vốn đóng góp cho sự tăng trưởng trong giai 
đoạn này. Kết quả hồi quy thấy rằng FDI có 
mối quan hệ dương với đầu tư trong nước và 
tăng trưởng kinh tế cũng như FDI tạo ra 
những tác động dương đáng kể trong ngắn 
hạn và dài hạn lên tăng trưởng kinh tế ở Việt 
Nam. Chien và Zhang (2012) cũng khẳng 
định FDI có tác động dương lên tăng trưởng 
kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000-
2010. 
2.2.2. Các nghiên cứu tìm thấy FDI tác động 
ngược chiều đến GDP 
Tuy không phổ biến, một số các nghiên 
cứu lại tìm thấy tác động ngược chiều của 
FDI đến tăng trưởng kinh tế. 
Damijan và cộng sự (2001) nghiên cứu dữ 
liệu của 8 nước Estonia, Slovenia, Hungari, 
Slovakia, Bulgari, the Czech republic, 
Romania, Poland trong giai đoạn 1994–1998, 
kết quả cho thấy FDI tác động ngược chiều 
với GDP. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
21 
Tương tự, Ang (2009) đánh giá tác động 
của FDI đến kinh tế Thái Lan trong giai đoạn 
1970 – 2004 bằng cách sử dụng mô hình hiệu 
chỉnh sai số. Kết quả cho thấy FDI tác động 
ngược chiều đến kinh tế Thái Lan. 
2.2.3. Các nghiên cứu tìm thấy FDI không có 
ý nghĩa thống kê đến GDP 
Ở một hướng nghiên cứu khác, bằng các 
mô hình kinh tế lượng khác nhau, với các 
giai đoạn nghiên cứu khác nhau, các tác giả 
không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống 
kê về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh 
tế của các quốc gia tiếp nhận. 
Ericsson và Irandoust (2001) không phát 
hiện bất kỳ mối quan hệ nhân quả giữa FDI 
và tăng trưởng đối với Đan Mạch và Phần 
Lan khi kiểm tra tác động nhân quả giữa FDI 
và sản lượng cho bốn quốc gia OECD gồm 
Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển. 
Carkovic và Levine (2002) dùng dữ liệu giai 
đoạn 1960-1995 từ 72 quốc gia phát triển và 
đang phát triển, với phương pháp OLS và 
GMM đã không tìm thấy mối quan hệ có ý 
nghĩa thống kê giữa FDI và tăng trưởng ở 
những nước nhận đầu tư. Karimi và cộng sự 
(2009) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa 
đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng 
kinh tế với phương pháp luận dựa trên thử 
nghiệm Toda-Yamamoto cho mối quan hệ 
nhân quả và thử nghiệm giới hạn (ARDL), 
dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1970-2005 
cho Malaysia cũng nhận thấy không có ảnh 
hưởng có ý nghĩa thống kê giữa FDI và tăng 
trưởng. Temiz, Dilek và Gökmen, Aytaç 
(2014) kiểm tra quan hệ giữa dòng vốn FDI 
và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng 
cách áp dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo 
quý từ quý 1/1992 đến quý 3/2007, sử dụng 
Johansen và phân tích nhân quả Granger. Kết 
quả phân tích khẳng định không tồn tại mối 
quan hệ có ý nghĩa nào giữa FDI và tăng 
trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cả trong ngắn 
hạn lẫn dài hạn. Nghiên cứu của Curwin và 
Mahutga (2014), sử dụng phương pháp hồi 
quy dữ liệu bảng trong giai đoạn 2009 – 2010 
của 25 quốc gia. Kết quả nghiên cứu của các 
tác giả cho thấy FDI chưa đủ ý nghĩa thống 
kê để kết luận ảnh hưởng tới tăng trưởng 
kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. 
3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 
3.1. Mô hình nghiên cứu 
Dựa trên các mô hình lý thuyết tăng 
trưởng tân cổ điển và nội sinh cũng như các 
mô hình phân tích thực nghiệm khác nhau 
như Borensztein và cộng sự (1998), Hoàng 
Thị Thu, Paitoon Wiboonchutikula and 
Bangorn Tubtimtong (2010), tác giả xây 
dựng mô hình nghiên cứu để đánh giá tác 
động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của 
Việt Nam như sau: 
Trong đó: 
GDPt: Giá trị tổng sản phẩm quốc nội 
năm t. 
FDIt: Giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài năm t 
ɛt: Sai số 
Độ trễ j và i của các biến hồi quy trong 
mô hình được lựa chọn theo tiêu chuẩn 
Likelihood. 
3.2. Phương pháp nghiên cứu 
3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu 
Số liệu cho nghiên cứu được thu thập theo 
tần suất hàng năm cho khoảng thời gian từ 
năm 1988 đến năm 2017. Các dữ liệu thứ cấp 
được thu thập từ Ngân hàng thế giới, Tổng 
Cục Thống kê Việt Nam bao gồm: GDP 
thực, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
FDI. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
22 
STT Dữ liệu Nguồn 
1 GDP thực Ngân hàng thế giới 
2 FDI ròng Ngân hàng thế giới 
FDI đăng ký Tổng cục thống kê 
FDI thực hiện Tổng cục thống kê 
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Bài nghiên cứu áp dụng kiểm định tính 
dừng ADF để kiểm tra tính dừng của các 
biến trước khi thực hiện phân tích thực 
nghiệm mối quan hệ giữa chúng. Đối với 
chuỗi gốc không dừng sẽ được loại bỏ xu 
hướng hoặc lấy sai phân đến khi có được 
chuỗi dừng trước khi đưa vào mô hình. Sau 
khi kiểm định tính dừng, nghiên cứu tiếp tục 
xem xét mối quan hệ cân bằng trong dài hạn 
giữa hai biến bằng kiểm định đồng liên kết 
Johansen, việc kiểm định đồng liên kết nhằm 
xem xét liệu các chuỗi dữ liệu theo thời gian 
không dừng có bất kỳ mối quan hệ cân bằng 
nào trong dài hạn hay không, hay nói cách 
khác chúng có bất ổn đồng nhịp hay không. 
Nếu các chuỗi dữ liệu là không dừng nhưng 
chúng có mối quan hệ đồng liên kết, yếu tố 
hiệu chỉnh sai số cần được thêm vào phương 
trình hồi quy để phản ánh đúng mối quan hệ 
của các biến trong ngắn hạn, đồng thời có thể 
nắm bắt được mối quan hệ của chúng trong 
dài hạn. Cuối cùng nghiên cứu sử dụng mô 
hình VAR để mô hình hóa mối quan hệ giữa 
FDI và tăng trưởng kinh tế. 
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
4.1. Thực trạng nguồn vốn FDI và tăng 
trưởng kinh tế tại Việt Nam 
4.1 ... ô hình phù hợp cho nghiên cứu là 
mô hình VAR. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
25 
4.2.4. Phân tích mô hình VAR 
Bảng 4 thể hiện phân tích mô hình VAR 
Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình VAR 
Biến 
DGDP 
Hệ số 
hồi quy 
Mức ý 
nghĩa 
Hằng số 0,0647491 0,006*** 
DGDP(-1) 0, 3285184 0,068* 
DGDP(-2) 0, 0558903 0,693 
DGDP(-3) -0, 0588312 0,427 
DFDI(-1) 0, 1058101 0,004*** 
DFDI(-2) -0, 0746204 0,037** 
DFDI(-3) 0, 0564103 0,001*** 
Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở 
mức 10%, 5% và 1% 
Mô hình VAR được ước lượng với độ trễ 
3, được lựa chọn theo tiêu chuẩn Likelihood. 
Kết quả mô hình VAR được trình bày ở bảng 
4 cho thấy, FDI tác động cùng chiều đến 
GDP. FDI tăng sẽ kích thích tăng trưởng 
kinh tế, điều này thể hiện rõ nhất sau 1 và 3 
kỳ. Tuy nhiên, nếu FDI không được sử dụng 
hiệu quả thì có thể kìm hãm tăng trưởng kinh 
tế, điều này thể hiện rõ sau 2 kỳ. Điều này 
khá phù hợp với thực tế, vì khi FDI tăng sẽ 
kích thích tăng trưởng kinh tế trong thời gian 
ngắn. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch sử 
dụng FDI một cách hiệu quả thì sẽ không 
kích tích được tăng trưởng kinh tế (sau 2 kỳ). 
Nhận thấy được điều đó, VN sẽ có các biện 
pháp cải thiện và sử dụng FDI hiệu quả hơn, 
điều này sẽ kích thích được tăng trưởng kinh 
tế sau 3 kỳ. Hàm ý nguồn vốn FDI càng gia 
tăng càng tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. 
Tác động tổng hợp sau 3 kỳ là 0,0876 và có ý 
nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy 
rằng sự gia tăng 1% FDI trong nước có xu 
hướng tăng 0,11% trong tốc độ tăng trưởng 
GDP trong năm đầu tiên, và tăng 0,08% sau 
3 năm. Kết quả nghiên cứu phù hợp với lý 
thuyết tăng trưởng cổ điển và mô hình 
Harrod- Domar. Kết quả này cũng phù hợp 
với kết quả của các nghiên cứu trước đây như 
Borensztein và cộng sự (1998), Lean và Tan 
(2011), Insah (2013) và Iqbal và Abbas 
(2015). Vốn đầu tư là nhân tố quan trong đối 
với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 
Vốn gia tăng là điều kiện tích lũy tư bản, gia 
tăng đầu tư, tăng năng lực sản xuất và tái sản 
xuất của nền kinh tế. Vốn cũng là điều kiện 
để gia tăng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng 
của nền kinh tế, tạo môi trường hoạt động tốt 
hơn cho các doanh nghiệp trong nước, do đó 
đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế. 
FDI là một nguồn thiết yếu hỗ trợ trực tiếp 
cho việc tạo ra các ngành công nghiệp khác 
nhau ở Việt Nam với nhu cầu cao về công 
nghệ và các sản phẩm giá trị như sản xuất 
máy móc, năng lượng, máy tính và điện 
thoại. Ngoài ra, FDI đã đóng một vai trò 
ngày càng quan trọng trong hoạt động xuất 
nhập khẩu của đất nước cũng như đảm bảo 
cung cấp ngoại hối và cán cân thanh toán 
quốc gia trong những năm qua. 
Hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn vốn 
FDI, Việt Nam đã thực hiện chính sách thu 
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay từ 
khi tiến hành cải cách kinh tế và được Quốc 
hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài đầu 
tiên vào tháng 12/1987. Tháng 6/1990, Quốc 
hội bổ sung một số điều của Luật đầu tư 
nước ngoài tại Việt Nam. Tháng 12/1992, 
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 
một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại 
Việt Nam. Tháng 11/1996, Quốc hội thông 
qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần 
thứ 2. Tháng 6/2000, Quốc hội thông qua 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tháng 
12/2005, Quốc hội thông qua Luật đầu tư 
(thống nhất). Tháng 11/2014, Quốc hội ban 
hành Luật đầu tư 2014. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
26 
Như vậy có thể thấy, hệ thống pháp luật 
trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài 
của Việt Nam đã có sự cập nhật theo hướng 
ngày càng phù hợp với các cam kết và thông 
lệ quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất 
cập: Các chính sách ưu đãi của Việt Nam vẫn 
còn chưa hấp dẫn so với các nước trong khu 
vực như Thái lan, Philippin, Indonesia; các 
vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng gây 
chậm trễ tiến độ thực hiện dự án, làm mất 
thời cơ của nhà đầu tư; hệ thống luật pháp, 
chính sách vẫn còn thiếu tính đồng bộ và hay 
thay đổi, thiếu tính minh bạch và khó dự 
đoán trước tạo ra những rào cản bất hợp lý, 
gây khó khăn cho nhà đầu tư. 
Để khẳng định tính vững chắc của mô 
hình ước tính, tác giả thực hiện kiểm định 
chẩn đoán trên phần dư của mô hình. Tất cả 
các số liệu thống kê được tính toán là không 
có ý nghĩa thống kê, chỉ ra rằng mô hình 
không tồn tại hiện tượng tự tương quan. 
Ngoài ra, với mô hình VAR, sự ổn định của 
mô hình là điều kiện để đảm bảo kết quả hồi 
quy là đáng tin cậy. Tác giả báo cáo sự ổn 
định của mô hình ở hình 4. Tất cả các giá trị 
nghiệm ước lượng đều nằm trong vòng tròn 
đơn vị, cho thấy mô hình VAR với độ trễ 3 là 
ổn định. 
-1
-.
5
0
.5
1
Im
a
g
in
a
ry
-1 -.5 0 .5 1
Real
Roots of the companion matrix
Hình 4: Kết quả kiểm định sự ổn định của mô 
hình VAR 
5. Kết luận và hàm ý chính sách 
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện 
kiểm định tác động của FDI đến tăng trưởng 
kinh tế tại Việt Nam. Sử dụng dữ liệu trong 
giai đoạn 1988-2017 với mô hình VAR, kết 
quả của nghiên cứu cho thấy FDI tác động 
tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả 
nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến 
nghị nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp 
nước ngoài hỗ trợ tăng trưởng kinh tế: 
Thứ nhất, nhóm giải pháp về công tác 
phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt 
động đầu tư nước ngoài: Trung ương và địa 
phương phối hợp chặt chẽ trong việc cấp 
phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. 
Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công 
chức nhằm đảm bảo thực hiện theo quy định 
tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp 
quản lý đầu tư FDI. 
Thứ hai, nhóm giải pháp liên quan tới 
chính sách thu hút đầu tư: Tiếp tục rà soát, 
sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh 
doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu 
tư vào một số lĩnh vực, thực hiện các biện 
pháp thúc đẩy giải ngân... tập trung hoàn 
thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách 
phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 
đã cam kết, góp phần tạo môi trường kinh 
doanh thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các 
thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước 
cho đầu tư phát triển. Đặc biệt, trong thời đại 
cách mạng công nghiệp 4.0, có thể khai thác 
tối đa và tận dụng hiệu quả các lợi thế của 
đầu tư nước ngoài trong giai đoạn chuyển đổi 
theo hướng chất lượng và hiệu quả. Chính 
sách thu hút đầu tư nước ngoài cần cải cách 
theo hướng ưu tiên cao nhất cho công nghệ 
cao, công nghệ nguồn hướng tới cách mạng 
công nghiệp 4.0, xây dựng môi trường kinh 
doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp 
trong kỷ nguyên số, cần phải đem lại môi 
trường đầu tư ưu việt cùng các trải nghiệm 
vận hành với các giải pháp số, trực tuyến 
cạnh tranh được với các đối thủ khác trong 
khu vực. Tiếp tục cải cách hành chính hơn 
nữa trong giải quyết thủ tục đầu tư. Xử lý kịp 
thời vướng mắc trong vấn đề cấp phép điều 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
27 
chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời, 
tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát đối 
với các doanh nghiệp có vốn FDI nhằm đảm 
bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp 
trong nước và giữ vững mối quan hệ thân 
thiện với các nước đầu tư.Thứ ba, nhóm các 
giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ổn định: 
Tập trung giải quyết hiệu quả bài toán phân 
bổ hợp lý nguồn lực trên phạm vi cả nước, 
từng ngành, vùng, địa phương. Kinh nghiệm 
một số quốc gia cho thấy trong giai đoạn đầu 
của quá trình phát triển có thể xem xét, tập 
trung nguồn lực cho những vùng, khu vực, 
đối tượng có hiệu quả sử dụng cao nhất , sau 
một thời gian sẽ có nguồn lực lớn hơn để 
phát triển cân bằng, bền vững cho các vùng, 
khu vực, đối tượng còn lại. Tăng cường liên 
kết theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia 
tăng, kết nối khu vực kinh tế trong nước với 
khu vực FDI, giữa thị trường trong nước và 
thị trường quốc tế. Thúc đẩy phát triển sản 
xuất kinh doanh, tạo nền tảng vi mô vững 
chắc cho ổn định vĩ mô. Xác định rõ những 
ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh 
tranh chủ đạo để có những chính sách hỗ trợ 
phát triển phù hợp theo cơ chế thị trường, đặc 
biệt chú trọng khâu tiêu thụ sản phẩm, đầu ra. 
Các ngành chế biến chế tạo, nông nghiệp, 
dịch vụ, du lịch đang trong xu thế phục hồi 
tốt; tuy nhiên cần chú trọng việc các nước, 
đối tác lớn có thể áp dụng các biện pháp 
phòng vệ thương mại và xu hướng của khu 
vực FDI để có đối sách phù hợp, kịp thời. 
Tập trung nâng cao năng suất lao động, hiệu 
quả, năng lực cạnh tranh và khả năng chống 
chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực, 
doanh nghiệp thông qua thúc đẩy ứng dụng 
công nghệ cao, tận dụng cơ hội của cách 
mạng công nghiệp 4.0. Củng cố ổn định kinh 
tế vĩ mô cần được thực hiện đồng thời với cơ 
cấu lại nền kinh tế trên các ngành, lĩnh vực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Adamu, J., Idi, A., & Hajara, B. (2015). FDI and Economic Growth Nexus: Empirical 
Evidence from Nigeria (1970-2012). Journal of Economics and Sustainable 
Development, 6(6), 87-89. 
Adhikary, B. K. (2015). Dynamic Effects of FDI, Trade Openness, Capital Formation and 
Human Capital on the Economic Growth Rate in the Least Developed Economies: 
Evidence from Nepal. International Journal of Trade, Economics and Finance, 6(1), 1-7. 
Alshehry, A. S. (2015). Foreign Direct Investments and Economic Growth in Saudi Arabia: 
A Cointegration Analysis. Developing Country Studies, 5(6), 69-76. 
Ang, J., (2009). Foreign direct investment and its impact on the Thai economy: the role of 
financial development. Journal of Economics and Finance, 33(3): 316-323. 
Basu, P. and Guariglia, A., (2007). Foreign direct investment, inequality, and growth. 
Journal of Macroeconomics, 29(4): 824-839. 
Borensztein, E., De Gregorio, J., & Lee, J-W. (1998). How does Foreign Direct Investment 
Affect Economic Growth. Journal of International Economics, 45(1), 115-135. 
Carkovic, M. và Levine R.(2002). Does Foreign Direct Investment Accelerate Economic 
Growth?. Washington DC: Institute for International Economics, 195-220. 
Chien N.D, and Zhang K.Z., (2012). FDI of Vietnam: Two-Way Linkages between FDI and 
GDP, Competition among Provinces and Effects of Laws. iBusiness, 2012(4): 157-163. 
Damijan, J.P., Boris, M., Mark, K., and Matija, R., (2001). The role of FDI, absorptive 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
28 
capacity and trade in transferring technology to transition countries: evidence from 
firm panel data for eight transition countries. Mimeo UN Economie Commission for 
Europe, Geneva 
Ghatak, A., & Halicioglu, F. (2007). Foreign Direct Investment and Economic Growth: 
Some Evidence from Across the World. Global Business and Economics Review, 9(4), 
381-394. 
Grossman, G., Helpman, E. (1991), “Quality ladders in the theory of growth”, Review of 
Economic Studies, Vol. 58, pp. 43-61. 
Hoang, T. T., Wiboonchutikula, P., & Tubtimtong, B. (2010). Does Foreign Direct 
Investment Promote Economic Growth in Vietnam. ASEAN Economic Bulletin, 27(3), 
295-311. 
Insah, B. (2013). Foreign Direct Investment Inflows and Economic Growth in Ghana. 
International Journal of Economic Practices and Theories, 3(2), 115-121. 
Iqbal, Z., & Abbas, K. (2015). An Econometric Analysis of Foreign Direct Investment and 
Economic Growth of Pakistan. Developing Country Studies, 5(11), 16-25. 
Issa Moh’d Hemed, Salim Hamad Suleiman (2017): Foreign Direct Investment (FDI) and 
Economic Growth in East African Countries, European Journal of Business and 
Management 
 www.iiste.org ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online) Vol.9, No.33, 2017 
Kevin D. Curwin, Matthew C. Mahutga, (2014). Foreign Direct Investment and 
Economic Growth: New Evidence from Post-Socialist Transition Countries. Social 
Forces, 92(3): 1159-1187. 
Lean, H. H., & Tan, B. W. (2011). Linkages between Foreign Direct Investment, Domestic 
Investment and Economic Growth in Malaysia. Journal of Economic Cooperation and 
Development, 32(4), 75-96. 
Le Viet Anh, (2009). FDI-Growth Nexus in Vietnam. Nagoya University. 
Loungani, P., Razin, A. (2001). “How beneficial is foreign direct investment for developing 
countries?”, Finance and Development, Vol. 38, No. 2, pp. 6-9. 
Mahanta Devajit (2012): Impact of Foreign Direct Investment on Indian economy, Research 
Journal of Management Sciences, ISSN 2319–1171 Vol. 1(2), 29-31. 
Makki, S. S., & Somwaru, A. (2004). Impact of Foreign Direct Investment and Trade on 
Economic Growth: Evidence from Developing Countries. American Journal of 
Agricultural Economics, 86(3), 795-801. 
Mihai Daniel Roman and Andrei Padureanu, (2012). Models of Foreign Direct Investments 
Influence on Economic Growth. Evidence from Romania. International Journal of 
Trade, Economics and Finance, 3(1): 25-29. 
Mohd Shahidan Bin Shaari, Thien Ho Hong & Siti Norwahida Shukeri, (2012). Foreign 
Direct Investment and Economic Growth: Evidence from Malaysia. International 
Business Research, 5(10). 
Nadeem Iqbal1, Naveed Ahmad, Zeeshan Haider, Sonia Anwar (2013): Impact of foreign 
direct investment (FDI) on GDP: A Case study from Pakistan, International Letters of 
Social and Humanistic Sciences Online:2013-11-08 ISSN: 2300-2697, Vol. 16, pp 73-80 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
29 
Nam Hoai Trinh, Quynh Anh Mai Nguyen (2015) The Impact of Foreign Direct Investment 
on Economic Growth: Evidence from Vietnam, Developing Country Studies, ISSN 
2224-607X (Paper) ISSN 2225-0565 (Online) Vol.5, No.20. 
Nguyễn Hồng Hà (2016). Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh 
tế tỉnh Trà Vinh. Phát triển và hội nhập, số 26(36)- tháng 01-02/2016 
Nguyễn Mại (2003): FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Báo Đầu tư, 24-12-2003. 
Nguyễn Thị Liên Hoa, Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2014): Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp 
nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Tài chính tháng 6/2014 
Nguyêñ Thi ̣ Tuê ̣Anh , Vũ Xuân Nguyệt Hồng , Trần Toàn Thắng, và Nguyễn Mạnh Hải 
(2006), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, 
Dự án SIDA 2001 - 2010 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM. 
Rivera-Batiz, L.A, Romer, P.M. (1991). “Economic Integration and Endogenous Growth”, 
The Quarterly Journal of Economics, MIT Press, vol. 106(2), pp. 531-555. 
Strauss, L. (2015). FDI Inflows and Economic Growth in South Africa from 1994 to 2013 
(Master’s thesis). School of Economics and Management, Lund University. 
Tam Bang Vu., (2008). Foreign Direct Investment and Endogenous Growth in Vietnam. 
Applied Economics, 40: 1165-1173. 
Temiz, Dilek & Gökmen, Aytaç (2014). FDI inflow as an international business operation 
by MNCs and economic growth: An empirical study on Turkey. International Business 
Review, 23(1): 145-154. 
Umoh, O. J., Jacob, A. O., & Chuku, C. A. (2012). Foreign Direct Investment and Economic 
Growth in Nigeria: An Analysis of the Endogenous Effects. Current Research Journal 
of Economic Theory, 4(3), 53-66. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_den_tang_truong.pdf