Tác động của việc giảm giá dầu đến phúc lợi của các nhóm hộ gia đình Việt Nam

TÓM TẮT

Biến động giá dầu do sự chênh lệch cung - cầu cũng như các điều kiện kinh tế- chính trị luôn gây

nên tình trạng bất ổn cho nền kinh tế ở quy mô toàn cầu. Sau khi đạt mức cao kỷ lục với 109,45

USD/ 1 thùng vào năm 2012, giá dầu thô thế giới bắt đầu giảm liên tục đến năm 2016 với mức giá

40,68 USD/ 1thùng. Dưới tác động của việc giảm giá dầu thô quốc tế trong lịch sử giai đoạn 2012-

2016, bài báo đã sử dụng cách tiếp cận của mô hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh (CGE) dựa trên

nguồn dữ liệu từ ma trận hạch toán xã hội Việt Nam 2012 (VNSAM 2012) để đánh giá sự thay đổi

phúc lợi của các nhóm hộ gia đình. Kết quả mô phỏng cho thấy phúc lợi của các hộ dân được cải

thiện đáng kể khi giá dầu giảm nhưng sự gia tăng phúc lợi này không đồng đều giữa các nhóm hộ.

Trong đó, các nhóm hộ gia đình nông nghiệp ở nông thôn và nhóm hộ gia đình phi nông nghiệp có

mức thu nhập cao nhất ở thành thị được hưởng lợi lớn nhất từ tác động của sự biến động giá dầu.

Kết quả phân tích cho thấy mức độ ảnh hưởng chủ yếu đến phúc lợi của các nhóm hộ từ kênh tiêu

thụ xăng dầu, là cơ sở để chính phủ có thể xây dựng những chính sách điều tiết hoặc hỗ trợ kịp

thời cho các đối tượng chịu ảnh hưởng từ các biến động này

pdf 12 trang phuongnguyen 5420
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của việc giảm giá dầu đến phúc lợi của các nhóm hộ gia đình Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của việc giảm giá dầu đến phúc lợi của các nhóm hộ gia đình Việt Nam

Tác động của việc giảm giá dầu đến phúc lợi của các nhóm hộ gia đình Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 
1 
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM GIÁ DẦU ĐẾN PHÚC LỢI CỦA CÁC 
NHÓM HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 
THE IMPACTS OF FALLING OIL PRICES ON VIETNAMESE HOUSEHOLD WELFARE 
Ngày nhận bài: 29/06/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 21/09/2018 
Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Hữu Nguyên Xuân 
TÓM TẮT 
Biến động giá dầu do sự chênh lệch cung - cầu cũng như các điều kiện kinh tế- chính trị luôn gây 
nên tình trạng bất ổn cho nền kinh tế ở quy mô toàn cầu. Sau khi đạt mức cao kỷ lục với 109,45 
USD/ 1 thùng vào năm 2012, giá dầu thô thế giới bắt đầu giảm liên tục đến năm 2016 với mức giá 
40,68 USD/ 1thùng. Dưới tác động của việc giảm giá dầu thô quốc tế trong lịch sử giai đoạn 2012-
2016, bài báo đã sử dụng cách tiếp cận của mô hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh (CGE) dựa trên 
nguồn dữ liệu từ ma trận hạch toán xã hội Việt Nam 2012 (VNSAM 2012) để đánh giá sự thay đổi 
phúc lợi của các nhóm hộ gia đình. Kết quả mô phỏng cho thấy phúc lợi của các hộ dân được cải 
thiện đáng kể khi giá dầu giảm nhưng sự gia tăng phúc lợi này không đồng đều giữa các nhóm hộ. 
Trong đó, các nhóm hộ gia đình nông nghiệp ở nông thôn và nhóm hộ gia đình phi nông nghiệp có 
mức thu nhập cao nhất ở thành thị được hưởng lợi lớn nhất từ tác động của sự biến động giá dầu. 
Kết quả phân tích cho thấy mức độ ảnh hưởng chủ yếu đến phúc lợi của các nhóm hộ từ kênh tiêu 
thụ xăng dầu, là cơ sở để chính phủ có thể xây dựng những chính sách điều tiết hoặc hỗ trợ kịp 
thời cho các đối tượng chịu ảnh hưởng từ các biến động này. 
Từ khóa: giá dầu, CGE, VNSAM 2012, phúc lợi. 
ABSTRACT 
The volatility of oil prices caused by supply-demand disparities as well as economic and political 
conditions has always triggered economic instability on a global scale. After reaching a record high 
of 109.45 USD a barrel by 2012, world crude oil prices have been falling steadily until 2016 at 
40.68 USD per barrel. The paper uses the static CGE model based on accounting matrix Viet Nam 
2012 (VNSAM 2012) to assess the welfare of the household groups under the impact of 
international crude oil price declines during the period from 2012 to 2016. The results show that the 
living standards of households have improved significantly in falling oil prices but the increased 
welfare is unequal among household groups. In which, the rural farm household groups and the 
highest-income non-farm household in urban are benefited most by the impact of oil price 
fluctuations. The findings of the analysis highlight the major impact on social welfare through the 
fuel consumption channel, that is the basis for the Government to develop policies regulating or 
supporting household groups affected by these fluctuations in a timely manner. 
Keywords: Oil price, static CGE, VNSAM 2012, welfare. 
1. Giới thiệu 
Nhu cầu về năng lượng thường gắn liền 
với sự phát triển của các nền kinh tế. Trong 
đó, xăng dầu được xem là một trong những 
yếu tố đầu vào cần thiết trong các hoạt động 
sản xuất hàng hóa và dịch vụ như sản xuất 
điện, đánh bắt thủy sản, công nghiệp chế 
biến, giao thông vận tảiDo dầu thô lại là 
nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xăng 
dầu, vì vậy, bất kỳ tác động nào đến giá dầu 
thế giới cũng gây ảnh hưởng đến giá xăng 
dầu, từ đó tác động đến sự phát triển kinh tế 
các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nguồn 
nhiên liệu này. 
Sự chênh lệch về cung – cầu và các điều 
kiện kinh tế - chính trị khách quan khác gây 
nên sự biến động của giá dầu thô thế giới, 
Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Hữu Nguyên Xuân, 
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
2 
dẫn đến sự tăng hoặc giảm giá xăng dầu theo 
thời gian. Gần đây nhất, trong giai đoạn từ 
2012-2016, thế giới một lần nữa chứng kiến 
sự lao dốc của giá dầu. Sau khi đạt mức cao 
kỷ lục với 109,45 USD/ 1 thùng vào năm 
2012, giá dầu thô thế giới bắt đầu giảm liên 
tục đến năm 2016 với mức giá 40,68 USD/ 1 
thùng. Sự giảm giá dầu đã tác động đến giá 
xăng dầu thế giới và Việt Nam. 
Theo số liệu thống kê của Tập đoàn dầu 
khí Anh Quốc (BP), Việt Nam đứng thứ 28 
trên tổng số 52 nước trên thế giới có tài 
nguyên dầu khí (Bp statistic, 2014). Xuất 
khẩu dầu khí đóng góp quan trọng vào thu 
ngân sách của Chính phủ. Chính vì vậy, sự 
biến động của thị trường dầu mỏ quốc tế ảnh 
hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, 
từ đó tác động đến phúc lợi và các chương 
trình trợ cấp của chính phủ. Bên cạnh đó, giai 
đoạn 2012-2016, giá xăng dầu trong nước 
luôn trong tình trạng bất ổn và có xu hướng 
giảm theo giá dầu thô trên thị trường thế giới. 
Mặc dù có độ trễ của sự giảm sút giá dầu 
theo thời gian nhưng nhìn chung sự biến 
động giá xăng dầu tại Việt Nam và thế giới 
có sự tương đồng (Hình 1 và 2). 
Hình 1: Biến động giá dầu thô quốc tế giai đoạn 
1999 – 2017 
Nguồn: OPEC 
Hình 2: Biến động giá xăng dầu Việt Nam giai 
đoạn 2010 – 2018 
Nguồn: Trading economics 
Có thể nói, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ 
chiến lược kinh tế của quốc gia nào cũng 
hướng đến việc đạt được mức độ thỏa mãn 
của người dân đối với cuộc sống của họ hay 
nói cách khác là nâng cao phúc lợi của các 
nhóm hộ gia đình. Việt Nam mặc dù có 
nguồn lực lao động dồi dào nhưng trình độ 
kỹ thuật – công nghệ còn thấp nên năng suất 
lao động chưa cao. Chính vì vậy mà mức 
lương của một số bộ phận người lao động 
khá thấp, ví dụ như nhóm hộ gia đình nghèo 
ở thành thị. Điều này tạo nên khoảng cách 
thu nhập khá lớn giữa các nhóm hộ gia đình 
và dễ bị tổn thương bởi các cú sốc kinh tế. 
Do đó, phúc lợi của các nhóm hộ cũng là một 
trong những vấn đề thu hút sự quan tâm lớn 
của Chính phủ, đặc biệt khi xuất hiện các cú 
sốc ngoại sinh tác động đến toàn nền kinh tế. 
Sự biến động giá dầu trên thế giới dẫn đến sự 
thay đổi giá xăng dầu Việt Nam đã tác động 
trực tiếp đến cơ cấu kinh tế, từ đó ảnh hưởng 
đến việc làm, thu nhập và cuối cùng là phúc 
lợi của các nhóm hộ. Tại Việt Nam hiện chưa 
có nghiên cứu nào cụ thể, rõ ràng về phân 
tích tác động của việc giảm giá dầu đến thay 
đổi phúc lợi của các nhóm hộ gia đình. Chính 
vì vậy, việc dự báo và phân tích tác động đa 
chiều của cú sốc giá dầu đến thu nhập và 
phúc lợi của các nhóm hộ gia đình là hết sức 
quan trọng và cần thiết để Chính phủ có thể 
xây dựng những chính sách điều tiết hoặc hỗ 
trợ kịp thời cho các đối tượng chịu ảnh 
hưởng từ các biến động này, đảm bảo công 
bằng xã hội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 
3 
2. Tổng quan nghiên cứu 
Bởi vì các cú sốc giá dầu gây nên những 
ảnh hưởng mang tính toàn cầu nên sự biến 
động thị trường dầu mỏ thế giới đến phúc lợi 
của các nhóm hộ gia đình luôn là đề tài được 
các nhà nghiên cứu và xây dựng chính sách 
quan tâm. Các tác động tăng trưởng và nghèo 
đói gây nên bởi sự biến động giá dầu có sự 
khác biệt đáng kể giữa các nước tùy thuộc 
vào giai đoạn phát triển, sức mạnh tài chính, 
cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển nhượng. 
Bên cạnh đó, sự tồn tại của các kênh khác 
nhau trong việc lan truyền tác động giá dầu 
đến phúc lợi của các nhóm hộ gia đình làm 
cho việc xác định mối liên hệ giữa biến động 
giá dầu và mức độ phúc lợi trong thực tế 
tương đối phức tạp. Hầu hết trong các nghiên 
cứu, phương pháp cân bằng tổng thể khả tính 
(CGE) được sử dụng rộng rãi như một khung 
phân tích để tìm hiểu tác động tăng trưởng và 
nghèo đói của sự biến động giá dầu. Các mô 
hình này có thể mô tả chi tiết các kênh truyền 
dẫn của các chính sách kinh tế vĩ mô đến các 
thành phần trong nền kinh tế. Điều này khó 
có thể thực hiện với các mô hình I/O, VAR 
hoặc mô hình DSGE, mô hình cân bằng cục 
bộ (Partial Equilibrium) 
Phần lớn các nghiên cứu cho thấy sự tăng 
giá dầu đột ngột và lâu dài thường dẫn đến 
các suy thoái kinh tế và lạm phát tài chính 
(Brown and Yücel, 2002, tr. 193-208). Trong 
thời kỳ giá dầu tăng, giá cả một số loại hàng 
hóa sẽ tăng tương đối, dẫn đến thu nhập thực 
tế của các hộ gia đình giảm, từ đó tác động 
trực tiếp đến phúc lợi của các nhóm hộ gia 
đình. Sánchez M. V. (2011, tr. 321-346) kết 
hợp mô hình CGE đệ quy – động và tập hợp 
dữ liệu đặc trưng của mỗi quốc gia chỉ ra 
rằng, trong suốt thời kỳ giá dầu tăng từ 2002-
2006, tăng trưởng kinh tế thấp đã dẫn đến sự 
thu hẹp nhu cầu lao động; thất nghiệp gia 
tăng song song với việc giá tiêu dùng tăng đã 
ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi của các 
nhóm hộ gia đình ở 6 quốc gia: Bangladesh, 
El Salvador, Kenya, Nicaragua, Tanzania và 
Thái Lan. Sự kết hợp giữa mô hình GTAP và 
mô hình CGE trong nghiên cứu biến động 
giá dầu năm 2007-2008 ở Sri Lanka của 
Naranpanawa A. và Bandara J. S. (2012, tr. 
102-111) đã làm rõ các hộ thu nhập thấp ở 
thành thị là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất 
khi giá dầu thế giới tăng, tiếp đến là các hộ 
thu nhập thấp ở nông thôn. Riêng đối với các 
quốc gia xuất khẩu dầu ròng, như Trung 
Đông, Bắc Phi (MENA) và Nga, kinh 
nghiệm cho thấy phúc lợi ở các nước này 
tăng lên vì họ được hưởng lợi từ việc tăng 
giá dầu (Maisonnave H. và các cộng sự, 
2012, tr. 172-176). Ganguly A. và Das K. 
(2016, tr. 345-360) đã sử dụng mô hình CGE 
kết hợp với bộ dữ liệu ma trận hạch toán xã 
hội của Ấn Độ năm 2007-2008 để đánh giá 
tác động của việc giảm giá dầu đến thu nhập 
của các nhóm hộ. Đối với kịch bản giá dầu 
giảm và trợ cấp năng lượng không đổi, kết 
quả phân tích cho thấy chuyển nhượng của 
chính phủ cho các nhóm hộ giảm làm cho thu 
nhập của các hộ gia đình ở nông thôn và 
thành thị giảm 0,08% và 0,5% tương ứng. 
Yaron A. & Hitzemann S. (2016) đã định 
lượng các chi phí phúc lợi của những cú sốc 
giá dầu đối với nền kinh tế Hoa Kỳ - một 
trong những nước nhập khẩu dầu lớn trên thế 
giới dựa trên mô hình cân bằng tổng thể. Kết 
quả phân tích cho thấy tiêu thụ của các nhóm 
hộ gia đình có ảnh hưởng lớn đến phúc lợi 
của họ khi các biến động giá dầu xảy ra. 
Chính vì vậy việc xem xét giảm cường độ 
tiêu thụ dầu của các nhóm gia đình sẽ làm 
giảm được những tác động tiêu cực nếu có 
được gây ra bởi những cú sốc giá dầu. Tác 
động của việc tăng hoặc giảm giá dầu thô đến 
phúc lợi của các nhóm hộ gia đình là khác 
nhau tùy thuộc vào bối cảnh của từng quốc 
gia. Là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào 
nguồn năng lượng xăng dầu, nền kinh tế Việt 
Nam khá nhạy cảm với những biến động từ 
giá dầu thô thế giới. Vì vậy, nghiên cứu tác 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
4 
động của giảm giá dầu đến phúc lợi của các 
nhóm hộ gia đình là cần thiết đối với việc 
xem xét sử dụng nguồn năng lượng này một 
cách hợp lý để đạt được phúc lợi cao nhất 
cho các hộ dân khi cú sốc giá dầu diễn ra. 
Tại Việt Nam hiện nay mặc dù có những 
nghiên cứu xem xét tác động của thị trường 
giá dầu đến hoạt động nền kinh tế như 
Nguyễn Đức T., Bùi T., Đào Nguyên T. 
(2009, tr. 25-38), Nguyễn Thị Thu H. và 
Nguyễn Đức T. (2010)tuy nhiên các 
nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng mô hình 
I/O, mô hình Véc tơ điều chỉnh sai số 
(VECM)và chưa có nghiên cứu nào phân 
tích tác động của biến động giá dầu đến phúc 
lợi của các nhóm hộ gia đình bằng mô hình 
CGE.Vì vậy, bài báo cho thấy khả năng ứng 
dụng của tiếp cận CGE đối với việc đánh giá 
sự thay đổi giá dầu đến phúc lợi của các 
nhóm hộ gia đình trong bối cảnh nền kinh tế 
Việt Nam. 
3. Mô hình, dữ liệu, và kịch bản nghiên 
cứu 
3.1. Mô hình 
Trong bài báo này, tác giả dựa trên cấu 
trúc lý thuyết của mô hình trong các nghiên 
cứu của Dervis, de Melo, và Robinson S. 
(1982), Vargas E., Schreiner F. và cộng sự 
(1999), Hosoe N. (2001, tr. 281-321), Chen 
M.C. (2004, tr. 127-151), Nguyễn Mạnh T. 
(2010, tr. 19-26) để xây dựng một mô hình 
CGE chuẩn cho nền kinh tế mở, qui mô nhỏ, 
chấp nhận giá và cạnh tranh theo định hướng 
thị trường. Mô hình cho phép mô phỏng biến 
động của sự thay đổi giá dầu thô và giá xăng 
dầu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và 
phúc lợi nói riêng. 
Trong ứng dụng mô hình CGE, nền kinh 
tế ban đầu được giả định đang ở vị trí cân 
bằng, nghĩa là với mức giá cả hiện tại, tổng 
cung của tất cả các loại hàng hoá được giả 
định cân bằng với tổng cầu của nó. Dưới tác 
động của một “cú sốc” giá dầu và giá xăng 
dầu, toàn bộ nền kinh tế sẽ dịch chuyển từ 
điểm cân bằng này sang một điểm cân bằng 
khác, từ đó cho phép tính toán sự thay đổi 
các biến số của nền kinh tế Việt Nam. Mô 
hình trong nghiên cứu này mô phỏng hoạt 
động của 25 ngành sản xuất. Trong đó bao 
gồm ngành khai thác dầu thô (C6) và sản 
xuất xăng dầu (sản xuất sản phẩm từ dầu mỏ 
- C13). Mỗi ngành sử dụng các yếu tố đầu 
vào trung gian và các nhân tố sản xuất (vốn 
và 6 loại lao động) để phục vụ cho hoạt động 
sản xuất của mình. Những tiêu chí được sử 
dụng để phân loại lao động là: vị trí địa lý 
(nông thôn/ thành thị) và kỹ năng làm việc 
(lao động phổ thông/ lao động có tay nghề/ 
lao động có kỹ năng cao). Như vậy 6 loại lao 
động trong mô hình sẽ phân chia vào 2 vùng: 
khu vực nông thôn: L1, L2, L3 và khu vực 
thành thị: L4, L5, L6. Ở mỗi nhóm, ký kiệu 
số tăng dần thể hiện trình độ tay nghề tăng 
lên của các loại lao động tương ứng ở mỗi 
khu vực. 
Một trong những đặc trưng cơ bản của mô 
hình này là sự phân nhóm hộ gia đình để 
nghiên cứu sự phân phối thu nhập đến từng 
nhóm hộ trong nền kinh tế. Mô hình bao gồm 
20 nhóm hộ gia đình được phân loại theo các 
chỉ tiêu vị trí địa lý (nông thôn/thành thị); 
lĩnh vực hoạt động của chủ hộ gia đình (nông 
nghiệp/ phi nông nghiệp) và theo mức thu 
nhập (5 nhóm thu nhập từ cao nhất đến thấp 
nhất, mỗi nhóm gồm 20% số hộ). Mỗi nhóm 
hộ gia đình được giả định sở hữu vốn cũng 
như tất cả các loại lao động, nhận thu nhập từ 
vốn và các loại lao động khác nhau, chuyển 
nhượng từ chính phủ và nước ngoài. 
Cơ chế lan truyền tác động của việc giảm 
giá xăng dầu đến phúc lợi của các nhóm hộ 
gia đình thông qua nhiều mối quan hệ phức 
tạp có thể giải thích theo 2 tác động chủ yếu 
sau đây (Hình 3): 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 
5 
Hình 3: Các kênh tác động đến mức sống cỉa các nhóm hộ gia đình dưới tác động của giá dầu 
giảm 
Tác động trực tiếp được lan truyền chủ 
yếu thông qua tiêu dùng cuối cùng của các 
nhóm hộ gia đình đối với xăng dầu. Các 
nhóm hộ gia đình tiêu dùng các sản phẩm 
xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu 
dùng của họ thì sẽ nhận được sự tác động 
tích cực khi giá xăng dầu giảm (Kênh 1). 
Tác động gián tiếp được lan truyền theo 
một cơ chế phức tạp thông qua 2 kênh: 
Giá dầu thô giảm được dự đoán sẽ làm 
giảm chi phí đầu vào của các ngành sản xuất 
sử dụng dầu thô và xăng dầu như nguồn 
nguyên liệu đầu vào trong hoạt động sản xuất 
của mình, từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế của 
các ngành này biến đổi và tác động đến thu 
nhập từ vốn và lao động của các nhóm hộ gia 
đình. Ngoài ra, với các ngành nhận được sự 
tác động tích cực khi giá xăng dầu giảm được 
dự đoán có thể thu hút nhiều vốn đầu tư, mở 
rộng quy mô sản xuất hơn so với các ngành 
bị bất lợi. Cơ cấu sản xuất của nền kinh tế 
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến số lượng việc làm, 
mức lương và do đó tác động gián  ... n đổi 
này có thể dẫn đến sự thay đổi trong cung – 
cầu về vốn đầu tư, tỷ lệ thu nhập giành cho 
tiêu dùng cũng như tỷ lệ tiết kiệm giành cho 
đầu tư của mỗi nhóm hộ, từ đó sẽ ảnh hưởng 
đến mức sống của các hộ gia đình (Kênh 2) 
Do giá dầu giảm tác động đến các ngành 
sản xuất trong nền kinh tế và cung – cầu đối 
với từng loại hàng hóa nên giá tương đối của 
các loại sản phẩm, hàng hóa trong nền kinh 
tế thay đổi. Sự thay đổ biến động giá cả của 
các mặt hàng tiêu dùng là một trong những 
Thay đổi thu nhập 
của các nhân tố lao 
động và vốn trong 
nền kinh tế 
Tác động 
gián tiếp 
Thay đổi giá tương 
đối của các sản 
phẩm hàng hóa 
trong nền kinh tế 
Giảm giá 
xăng dầu 
Tác động 
trực tiếp 
Mức tiêu dùng cuối 
cùng về xăng dầu 
của mỗi nhóm hộ 
Thay đổi 
phúc lợi 
của các 
nhóm hộ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
6 
tác nhân quan trọng làm thay đổi cơ cấu tiêu 
dùng của các nhóm hộ. Một số loại hàng hóa 
trở nên rẻ hơn, trong lúc một số loại khác đắt 
hơn một cách tương đối. Giả sử mức thu 
nhập của các nhóm hộ có tăng lên do giá 
xăng dầu giảm nhưng những nhóm hộ sử 
dụng nhiều những loại sản phẩm, hàng hóa 
có giá trở nên đắt hơn tương đối có thể bị 
thiệt làm cho thu nhập thực tế của nhóm hộ 
này giảm xuống. Trong khi đó những nhóm 
hộ gia đình sử dụng nhiều các sản phẩm hàng 
hóa có giá trở nên rẻ hơn tương đối sẽ được 
lợi (Kênh 3). 
Ngoài ra, việc giảm giá dầu ảnh hưởng 
đến hoạt động của các ngành kinh tế nên có 
thể ảnh hương đến nguồn thu ngân sách của 
Chính phủ trong ngắn hạn, do đó sẽ làm thay 
đổi khoản chuyển nhượng từ Chính phủ cho 
các hộ gia đình. 
3.2. Dữ liệu 
Số liệu được sử dụng để tính toán dựa trên 
bảng SAM của Việt Nam 2012 do CIEM 
công bố. Để thuận tiện cho việc tính toán, 63 
ngành kinh tế trong SAM được gộp thành 25 
ngành. 
3.3. Kịch bản nghiên cứu 
Giá xăng dầu Việt Nam đã dựa trên cơ sở 
giá thế giới và các loại thuế cũng như mức 
trích/ xả quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đồng 
thời, căn cứ vào định mức chi phí kinh doanh 
và mức lợi nhuận hợp lý để quyết định giá cơ 
sở - căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ theo chu 
kỳ 15 ngày theo nghị định số 83/2014/NĐ-
CP cho nên tuy là giá xăng dầu giảm cùng 
nhịp điệu với sự giảm của giá dầu thô nhưng 
mức giảm vẫn ít hơn với tốc độ chậm hơn. 
Do đó, trong giai đoạn 2012-2016 vào thời 
điểm giá dầu chạm đáy vào tháng 2/2016 
giảm hơn 50% so với thời điểm giá dầu đạt 
mức cao nhất vào năm 2012 thì giá xăng chỉ 
giảm dưới 40% (Hình 1 và 2). Chính vì vậy 
kịch bản nghiên cứu được đề xuất như sau: 
Bảng 1: Tỷ trọng sử dụng xăng dầu của các 
nhóm hộ gia đình 
Nguồn: Bảng cân đối liên ngành của Việt Nam 
năm 2012 
Giá xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu 
thô giảm 50% đồng thời giá nhập khẩu và 
xuất khẩu xăng dầu sẽ giảm 35%. Các yếu tố 
khác trong nền kinh tế không thay đổi. 
4. Kết quả 
Tác động trực tiếp (Kênh 1): 
Tỷ trọng chi tiêu cho xăng dầu của các 
nhóm hộ gia đình với các mức thu nhập khác 
nhau là không giống nhau. Bảng 1 cho thấy 
tỷ trọng sử dụng xăng dầu của các nhóm hộ 
gia đình. Trong đó nhóm 10 có tỷ trọng tiêu 
dùng cao nhất, chiếm 32,95% tổng số xăng 
dầu được sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng 
của hộ gia đình trong nền kinh tế. Trên cơ sở 
này có thể dự đoán rằng giá dầu giảm sẽ tạo 
nên ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi của 
nhóm hộ này. Ngược lại, nhóm 6 có tỷ trọng 
tiêu dùng xăng dầu thấp nhất (0,08%) nên 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 
7 
mức độ phúc lợi của nhóm hộ này được dự 
đoán sẽ ít được cải thiện nhất khi biến động 
giá dầu xảy ra. 
Tác động gián tiếp: 
Kênh 2: Kết quả mô phỏng cho thấy mức 
lương tăng lên đối với tất cả các loại lao 
động trong nền kinh tế, biểu hiện sự tăng lên 
về phía cầu đối với tất cả các loại lao động. 
Dưới tác động của kịch bản nghiên cứu, giá 
trị sản xuất của các ngành có lợi thế (thủy 
sản, vận tải, dầu khí, khai thác than) có cơ 
hội tăng trưởng nhanh và mở rộng đầu tư để 
phát triển quy mô sản xuất và xuất khẩu. 
Điều này dẫn đến nhu cầu lao động tăng cao 
gắn liền với sự cải thiện mức lương ở các 
loại lao động. Những nhóm hộ gia đình sở 
hữu tỷ trọng lớn các loại lao động này sẽ có 
khuynh hướng cải thiện mức sống của mình. 
Ngược lại các ngành như dệt may, giày 
damặc dù ít bị ảnh hưởng trực tiếp từ tác 
động giảm giá dầu do ít nhu cầu sử dụng 
xăng dầu làm nguyên liệu đầu vào trong hoạt 
động sản xuất nhưng bị lấn át bởi sự chuyển 
dịch nguồn lực lao động trong nền kinh tế. Vì 
vậy các ngành này được dự đoán có thể gặp 
áp lực về lực lượng lao động cũng như mức 
lương tăng theo mặt bằng chung trong nền 
kinh tế. Kết quả mô phỏng ở Hình 4 cho thấy 
mức lương của 6 loại lao động đều có xu 
hướng tăng theo trình độ lao động từ thấp 
đến cao tương ứng ở cả hai khu vực nông 
thôn và thành thị. Mức tăng trưởng lương của 
các loại lao động với tốc độ khác nhau sẽ ảnh 
hưởng trực tiếp đến mức sống của người dân 
thông qua nguồn thu nhập. Trong đó, nhóm 
lao động trình độ cao ở nông thôn (nhóm L6) 
có mức lương tăng nhiều nhất, khoảng 9,3% 
so với năm gốc. Tiếp đó là nhóm lao động 
cùng trình độ ở khu vực thành thị (nhóm L3), 
chiếm tỷ khoảng 8,4%. Vì vậy nhóm hộ gia 
đình nào sở hữu tỷ trọng lực lượng lao động 
của 2 nhóm này cao sẽ có cơ hội cải thiện thu 
nhập của mình. 
Hình 4: Thay đổi mức lương của các loại lao động trong nền kinh tế 
Nguồn: Tác giả tính toán từ mô phỏng mô hình 
Đối với một số ngành thâm dụng lao 
động, mặc dù không được hưởng lợi nhiều từ 
sự giảm giá dầu nhưng có khả năng sẽ bị ảnh 
hưởng tiêu cực khi phải đối mặt với khó khăn 
do chi phí nhân công tăng (Bảng 2). Điều này 
ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mở rộng 
sản xuất để tăng sản lượng của các ngành 
kinh tế này khi diễn ra cú sốc giá dầu. Xét về 
dài hạn, dịch chuyển cơ cấu các ngành kinh 
tế sẽ dẫn đến sự biến đổi cung cầu và thu 
nhập các nhân tố sản xuất. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
8 
Bảng 2: Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế của Việt Nam 
Đơn vị tính: tỷ đồng 
Nguồn: Bảng cân đối liên ngành của Việt Nam năm 2012 
Trong mô hình, thu nhập của các nhóm hộ 
lao động được phân phối chủ yếu từ các nhân 
tố lao động và vốn theo một tỷ lệ sở hữu các 
nhân tố cố định. Vì vậy bất kỳ sự thay đổi 
nào tác động đến mức lương và thu nhập của 
nhân tố sẽ gián tiếp tác động đến thu nhập 
của các nhóm hộ. Kết quả mô phỏng ở Bảng 
3 cho thấy, dưới tác động của việc giảm giá 
Ngành 
 CP lao động theo 
ngành 
Giá trị sản xuất 
(GTSX) 
Tỷ trọng CP lao 
động/ GTSX 
C1 - Trồng trọt 274,243 590,585 46.44 
C2 - Chăn nuôi 55,229 325,525 16.97 
C3 - Lâm nghiệp 12,378 26,932 45.96 
C4 - Thủy sản 69,920 289,177 24.18 
C5 - Khai thác than 8,901 76,086 11.70 
C6 - Dầu thô 2,695 273,948 0.98 
C7 - Khí tự nhiên 775 105,780 0.73 
C8 - Khai khoáng khác 7,949 45,132 17.61 
C9 - CN CB thực phẩm 54,095 1,178,572 4.59 
C10 - Dệt may 85,274 457,372 18.64 
C11 - Giày da 57,038 268,680 21.23 
C12 - Gỗ và sp từ gỗ 17,296 221,736 7.80 
C13 – SXSP từ dầu mỏ 3,972 242,344 1.64 
C14 – SXSP từ hóa chất khác 16,865 226,740 7.44 
C15 - Luyện kim 7,788 155,739 5.00 
C16 - Máy móc thiệt bị 57,305 779,278 7.35 
C17 - Phương tiện tải 7,496 239,734 3.13 
C18 - Sản xuất khác 113,069 772,076 14.64 
C19 - Xây dựng 137,452 617,413 22.26 
C20 - Thương mại 203,171 497,326 40.85 
C21 - Khách sạn, nhà hàng 29,255 233,564 12.53 
C22 - Vận tải 51,962 334,204 15.55 
C23 – B chính, viễn thông 27,454 148,690 18.46 
C24 - Tài chính ngân hàng 114,199 515,760 22.14 
C25 - Dịch vụ công 216,743 465,103 46.60 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 
9 
dầu và xăng dầu, thu nhập từ nhân tố lao 
động tăng nhanh trong khi đó thu nhập từ 
nhân tố vốn giảm nhẹ. Nhóm hộ gia đình ở 
nông thôn có mức tăng về thu nhập cao hơn 
so với nhóm hộ ở thành thị, đặc biệt là nhóm 
hộ trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm 
nông – lâm – ngư nghiệp). Nhóm hộ này 
cũng có mức giảm thu nhập từ vốn cao hơn 
so với các nhóm hộ ở thành thị. Nhìn chung, 
thu nhập của các nhóm hộ có xu hướng tăng 
lên với mức tăng của tổng thu nhập từ các 
nhân tố sản xuất trong toàn nền kinh tế đạt 
103.008 tỷ đồng. 
Bảng 3: Thay đổi thu nhập của các nhóm hộ gia đình từ nhân tố lao động và nhân tố vốn 
Đơn vị tính: tỷ đồng 
Nguồn: Tác giả tính toán từ mô phỏng mô hình 
Kênh 3: Thay đổi giá tương đối của các 
loại sản phẩm, hàng hóa trong nền kinh tế là 
một nhân tố quan trọng tác động đến thay đổi 
tiêu dùng và mức tiêu dùng của các nhóm hộ 
gia đình. Kết quả mô phỏng Hình 5 cho thấy 
hệ thống giá cả thay đổi đáng kể dưới tác 
động của giá dầu giảm. Cụ thể, 5 loại hàng 
hóa có mức giá giảm mạnh gồm: dầu mỏ 
(C6), xăng dầu (C13), than đá (C5), Vận tải 
(C22) và Thủy sản (C4). Trong khi đó những 
hàng hóa khác trở nên đắt hơn một cách 
tương đối, đáng chú ý là sản phẩm của các 
ngành trồng trọt (C1), Chăn nuôi (C2), lâm 
nghiệp (C3), CN chế biến thực phẩm (C9), 
dệt may (C10), giày da (C11), Thương mại 
(C20), Tài chính ngân hàng (C24) và Dịch vụ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
10 
công (C25). Có thể dự đoán những nhóm hộ 
gia đình sử dụng nhiều các sản phẩm xăng 
dầu, vận tải, thủy sản sẽ được lợi trong khi 
các hộ gia đình sử đụng nhiều các sản phẩm 
khác sẽ bị ảnh hưởng bất lợi của việc tăng 
giá tương đối của hầu hết các mặt hàng tiêu 
dùng thiết yếu khác. 
Hình 5: Thay đổi giá tương đối của các loại hàng hóa 
Nguồn: Tác giả tính toán từ mô phỏng mô hình 
Kết quả phân tích cho thấy do tác động 
tích cực của việc tăng thu nhập lớn hơn các 
tác động tiêu cực của việc tăng giá tương đối 
của các hàng hóa trong nền kinh tế nên phúc 
lợi của tất cả các nhóm hộ gia đình đều tăng 
(Bảng 4). Kết quả mô phỏng ở Bảng 1 và 
Bảng 4 còn cho thấy mức độ khá tương đồng 
giữa thay đổi phúc lợi của các nhóm hộ và tỷ 
trọng sử dụng xăng dầu của các nhóm hộ gia 
đình. Về mức tăng tuyệt đối, nhóm HOH_10, 
HOH_11, HOH_12, HOH_13, HOH_14 và 
HOH_15 có mức tăng nhiều nhất và đây 
cũng là những nhóm hộ có mức tiêu dùng 
xăng dầu lớn nhất trong nền kinh tế. Tuy 
nhiên, HOH_9 là nhóm hộ có mức tiêu dùng 
xăng dầu khá nhiều nhưng do mức thu nhập 
tăng lên không nhiều nên mức phúc lợi được 
cải thiện không đáng kể. Trong khi đó nhóm 
HOH_11 mặc dù có mức tiêu dùng xăng dầu 
có ít hơn so với nhóm HOH_9 nhưng tổng 
thu nhập thay đổi từ các nhân tố vốn và lao 
động nhiều hơn đã làm cho mức sống của 
nhóm hộ gia đình này được cải thiện hơn so 
với nhóm HOH_9. Các nhóm hộ nghèo ở 
thành thị nhìn chung không được hưởng lợi 
nhiều vì tỷ trọng tiêu dùng các sản phẩm liên 
quan đến xăng dầu khá thấp. 
Bảng 4: Thay đổi phúc lợi của các nhóm hộ gia 
đình 
Đơn vị tính: tỷ đồng 
Nguồn: Tác giả tính toán từ mô phỏng mô hình 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 
11 
5. Kết luận 
Sự giảm sút giá dầu thế giới nhìn chung 
giúp cải thiện mức sống thực tế của người 
dân Việt Nam tuy rằng lợi ích đó không đồng 
đều giữa các nhóm hộ gia đình. Cách tiếp cận 
thông qua mô hình CGE cho phép mô phỏng 
tác động của việc giảm giá dầu tương ứng 
với giai đoạn biến động của giá dầu thô thế 
giới năm 2012-2016, từ đó có thể phân tích 
và so sánh mức phúc lợi của các nhóm hộ gia 
đình thông qua các kênh lan truyền tác động 
khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy mức 
tiêu dùng xăng dầu của các nhóm hộ gia đình 
là yếu tố cơ bản quyết định đến mức độ phúc 
lợi của các nhóm hộ gia đình. Khoảng cách 
mức sống của các nhóm hộ ở khu vực nông 
thôn và thành thị có khả năng thu hẹp lại 
trong khi khoảng cách giàu nghèo giữa các 
nhóm hộ phi nông nghiệp trong cùng một 
khu vực có nguy cơ bị nới rộng ra. Đặc biệt, 
phần lớn nhóm hộ gia đình nông nghiệp ở 
nông thôn nhận được lợi ích đáng kể từ tác 
động giá dầu giảm so với các nhóm hộ còn 
lại. Riêng nhóm hộ phi nông nghiệp thành thị 
với mức thu nhập cao nhất (nhóm HOH_10) 
đạt mức phúc lợi cao nhất do tỷ trọng tiêu 
dùng cuối cùng các sản phẩm xăng dầu trong 
đời sống lớn nhất. Việc phân tích tác động đa 
chiều của việc giảm giá dầu đến phân phối 
thu nhập của các nhóm hộ gia đình cung cấp 
cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính 
sách có thể xem xét và xây dựng những 
chính sách phát huy những tác động tích cực 
và giảm thiểu những tác động tiêu cực do cú 
sốc này có thể gây ra đối với việc phân hóa 
giàu nghèo và giảm thiểu rủi ro cho các 
nhóm hộ bị bất lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
BP. BP statistical review of world energy (63rd edition). 2014. 
Brown, S.P.A., Yücel, M.K. (2002). Energy prices and aggregate economic activity: an 
interpretative survey, Q. Rev. Econ. Finan. 42, 193–208. 
Chen, M.C. (2003). The Effects of Tax Incentives on Tax Burden of Profit - Seeking 
Enterprises, Management Review, Vol. 22, No. 1, pp. 127-151. 
Dervis, Kemal; Jaime de Melo; Robinson S. (1982), General Equilibrium Models for 
Development Policy, Cambridge University Press, Cambridge. 
EIA. Annual Energy Outlook 2017. 
Ganguly A. and Das K. (2016), Impacts of Falling Crude Oil Prices and Reduction of Energy 
Subsidies on the Indian Economy: A CGE Modelling Approach, Vis. J. Bus.Perspect., vol. 
20, no. 4, pp. 345–360. 
Hosoe, N. (2001), Computable General Equilibrium with GAMS, National Graduate Institute 
for Policy Studies, Elsevier, vol. 1(3-4) 281-321, 
Lê Việt T., Phạm Văn C. (2016), Tổng quan về ngành công nghiệp dầu khí việt nam, Tạp chí 
Dầu khí, số 4, trang 56-64, năm 2016. 
 Maisonnave H., Pycroft J., Saveyn B., and Ciscar J. (2012), Does climate policy make the EU 
economy more resilient to oil price rises? A CGE analysis, Energy policy, vol. 47, pp. 
172–179, 2012. 
Naranpanawa A. and Bandara J. S. (2012). Poverty and growth impacts of high oil prices: 
Evidence from Sri Lanka, Energy Policy, vol. 45, pp. 102–111. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
12 
Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 về kinh doanh xăng dầu. 
Nguyễn Đức T., Bùi T., Đào Nguyên T. (2009), Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu: Một số 
phân tích định lượng ban đầu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, tr. 
25-38. 
Nguyễn Mạnh T. (2010), Ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể vào phân tích mối quan hệ giữa 
ngành công nghiệp chính yếu và các ngành công nghiệp phụ trợ, Tạp chí Kinh tế và Phát 
triển, số 159, trang 19-26, năm 2010. 
Nguyễn Thị Thu H. và Nguyễn Đức T. (2010), Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt 
Nam giai đoạn 2000-2010: các bằng chứng và thảo luận, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế 
và Chính sách VEPR, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Sánchez M.V. (2011), Welfare effects of rising oil prices in oil-importing developing countries, 
Dev. Econ., vol. 49, no. 3, pp. 321–346, 2011. 
Vargas, E.; Schreiner F. et al. (1999), Computable General Equilibrium Modeling for Regional 
Analysis, Web book, Regional Research Institute, West Virginia University. 
Yaron A. & Hitzemann S. (2017). Welfare Costs of Oil Shocks, 2017 Meeting Papers 1381, 
Society for Economic Dynamics. 
https://tradingeconomics.com/vietnam/gasoline-prices 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_viec_giam_gia_dau_den_phuc_loi_cua_cac_nhom_ho.pdf