Tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam

Bài báo nghiên cứu tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân

hàng. Mẫu nghiên cứu bao gồm 31 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt

Nam trong giai đoạn 2006- 2018. Sự ổn định ngân hàng được đo lường

thông qua Tỷ lệ dự phòng cho vay trên tổng cho vay (LRGL), Tỷ lệ cho vay

trên huy động (LDR), chỉ số Z_score của ngân hàng. Sử dụng phân tích hồi

quy dựa trên dữ liệu bảng không cân, kết quả cho thấy rằng, sở hữu tập

trung (đại diện bởi cổ đông lớn nhất) có tác động dương đến LLRGL và

LDR. Ngược lại, sở hữu tập trung có tác động âm đến chỉ số Z_score ngân

hàng. Kết quả nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết cho rằng sở hữu tập trung có

ảnh hưởng làm giảm sự ổn định ngân hàng.

Từ khóa: Sở hữu tập trung, rủi ro ngân hàng, sự ổn định ngân hàng

pdf 13 trang phuongnguyen 80
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam

Tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 215- Tháng 4. 2020
Tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định 
ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các 
ngân hàng Việt Nam
Võ Xuân Vinh
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 
- Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) 
Thành phố Hồ Chí Minh
Mai Xuân Đức
Viện nghiên cứu Kinh doanh - Trường Đại học 
Kinh tế TP.HCM
Ngày nhận: 26/12/2019 Ngày nhận bản sửa: 13/01/2020 Ngày duyệt đăng: 05/02/2020
Bài báo nghiên cứu tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân 
hàng. Mẫu nghiên cứu bao gồm 31 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt 
Nam trong giai đoạn 2006- 2018. Sự ổn định ngân hàng được đo lường 
thông qua Tỷ lệ dự phòng cho vay trên tổng cho vay (LRGL), Tỷ lệ cho vay 
trên huy động (LDR), chỉ số Z_score của ngân hàng. Sử dụng phân tích hồi 
quy dựa trên dữ liệu bảng không cân, kết quả cho thấy rằng, sở hữu tập 
trung (đại diện bởi cổ đông lớn nhất) có tác động dương đến LLRGL và 
LDR. Ngược lại, sở hữu tập trung có tác động âm đến chỉ số Z_score ngân 
hàng. Kết quả nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết cho rằng sở hữu tập trung có 
ảnh hưởng làm giảm sự ổn định ngân hàng.
Từ khóa: Sở hữu tập trung, rủi ro ngân hàng, sự ổn định ngân hàng.
The impact of ownership concentration on Bank Stability: Empirical evidence from Vietnamese Banks
Abstract: Using data on 31 commercial Vietnamese banks in the period 2006 – 2018, this study investigate the 
impact of ownership concentration on the bank stability. The article measure the bank stability by Loan Loss 
Reserves to Gross Loans (LLRGL), Loan to Deposite Ratio (LDR) and Bank’s Z-score. Employing unbalanced panel 
data regression analyses, the results suggest that ownership concentration (proxyed by largest shareholder) 
has a significantly positive effect on both LLRGL and LDR. In the opposite, concentrated ownership has a 
negative influence on Bank’s Z-score. The reseach results support the hypothesis that ownership concentration 
reduces bank stability.
Keywords: Ownership Concentration, Bank Risk, Bank Stability.
Vinh Xuan Vo.
Email: vinhvx@ueh.edu.vn
University Economics Ho Chi Minh City - CFVG Ho Chi Minh City
Duc Xuan Mai.
Email: xuanducsbvhcm@gmail.com
Institute of Business Research - University Economics Ho Chi Minh City
Tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ 
các ngân hàng Việt Nam
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020
1. Giới thiệu
Trong công ty cổ phần, “vốn điều lệ được 
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là 
cổ phần”1. Các cổ đông là những cá nhân 
tổ chức sở hữu tối thiểu một cổ phần. 
Cơ cấu cổ đông tạo nên cấu trúc sở hữu 
của công ty. Cấu trúc sở hữu của công ty 
có thể được tiếp cận ở hai góc độ khác 
nhau, sở hữu tập trung và sở hữu hỗn hợp 
(Mandaci & Gumus 2010). Pedersen & 
Thomsen (1999) cho rằng sở hữu tập trung 
(Ownership Concentration) biểu thị những 
cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phiếu cao nhất, và 
chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi phát sinh 
rủi ro cũng như chi phí giám sát. Sở hữu 
tập trung thể hiện việc phân chia quyền sở 
hữu giữa các cổ đông khác nhau, có vai 
trò quan trọng trong việc xác lập quyền 
kiểm soát công ty của cổ đông. Sở hữu tập 
trung cao trong công ty thường xuất hiện 
ở các nước đang phát triển, nơi quyền lợi 
của nhà đầu tư nhỏ lẻ không được bảo vệ 
do chưa có quy định hoặc quy định không 
đầy đủ trong các luật liên quan (La Porta 
et al. 1999; Shleifer & Vishny 1997).
Trong hoạt động ngân hàng, tập trung sở 
hữu là một khía cạnh hết sức quan trọng 
(Iannotta et al. 2007). Ở Việt Nam, vấn 
đề tỷ lệ sở hữu ngân hàng đã được luật 
hóa và luôn được Chính phủ giám sát 
chặt chẽ. Theo đó,“Một cổ đông là 
cá nhân không được sở hữu vượt quá 
5% điều lệ của một tổ chức tín dụng 
(TCTD)” và “Một cổ đông là tổ chức 
không được sở hữu vượt quá 15% vốn 
điều lệ của một TCTD”, trừ một số 
trường hợp đặc biệt được luật quy định 
riêng2.
1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014. 
2 Điều 55 Luật Các TCTD 2010 (được sử đổi bổ sung bởi 
Khoản 14 Điều 1 Luật Các TCTD sửa đổi 2017). 
Dù vậy, trong thời gian qua, ở một số 
ngân hàng Việt Nam đã xuất hiện tình 
trạng cổ đông lớn hoặc nhóm cổ đông 
lớn chi phối hoạt động của ngân hàng. 
Các cổ đông có tỷ lệ sở hữu lớn hoặc có 
quyền lực trong ngân hàng đã thao túng 
hoạt động của ngân hàng, sử dụng tiền 
huy động từ các khu vực kinh tế và dân 
cư để đầu tư vào những dự án có rủi ro 
cao hoặc sử dụng cho các dự án sân sau. 
Hậu quả là một số ngân hàng có tỷ lệ nợ 
xấu tăng cao, mất thanh khoản và thậm 
chí âm vốn chủ sở hữu. Để đảm bảo an 
toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam (NHNN) buộc phải có những 
hành động quyết liệt (cho vay tái cấp 
vốn, kiểm soát đặc biệt hoặc quốc hữu 
hóa) trong quản lý và điều hành hoạt 
động của hệ thống ngân hàng. Đề án 
1058 khẳng định, “nghiên cứu để hoàn 
thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh hành 
vi sở hữu chéo, lạm dụng quyền quản 
trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để 
thao túng hoạt động của TCTD là một 
trong những giải pháp quan trọng để 
thực hiện thành công đề án cơ cấu lại hệ 
thống các TCTD”3. 
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu thực 
nghiệm cho thấy rằng tập trung sở hữu có 
thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của 
ngân hàng (Azofra & Santamaría 2011; 
Iannotta et al. 2007; Shehzad et al. 2010). 
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn tồn 
tại hai quan điểm trái ngược nhau. Nguyên 
nhân có thể một phần xuất phát từ sự khác 
biệt về môi trường kinh doanh, đặc điểm 
thể chế và chế độ pháp lý từ các quốc 
gia khác nhau (Dong et al. 2014). Bài 
báo xem xét mối quan hệ giữa sở hữu 
tập trung và sự ổn định ngân hàng Việt 
3 Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn 
với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020” ban hành kèm 
theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của 
Thủ tướng Chính phủ. 
VÕ XUÂN VINH - MAI XUÂN ĐỨC
3Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Nam. Sự tác động của sở hữu tập trung 
được lý giải dựa trên nền tảng lý thuyết 
quản trị công ty: Giả thuyết cổ đông 
giám sát (SMH- Shareholder Monitoring 
Hypothesis) và lý thuyết người đại diện 
(AT- Agency Theory); giả thuyết về quan 
hệ ủy quyền thừa hành trong hoạt động 
ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là bằng 
chứng quan trọng trong nghiên cứu mối 
quan hệ giữa sở hữu tập trung và sự ổn 
định của NHTM Việt Nam. Từ kết quả 
nghiên cứu, bài báo đề xuất một số hàm 
ý chính sách đến các cơ quan quản lý 
nhà nước cũng như các nhà quản trị điều 
hành trong khu vực ngân hàng.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Một số giả thuyết liên quan
Tác động của sở hữu tập trung đến hoạt 
động của công ty là một chủ đề quan trọng 
được đề cập nhiều trong các nghiên cứu 
thực nghiệm về quản trị công ty. Jensen & 
Meckling (1976) cho rằng sự tập trung sở 
hữu cao có thể mang lại lợi ích cho công 
ty. Nói một cách khác, công ty có cổ đông 
lớn sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và giá 
trị của công ty. 
Các nghiên cứu (Admati et al. 1994; 
Edwards & Nibler 2000; Shleifer & 
Vishny 1986) dựa trên giả thuyết cổ đông 
giám sát (SMH- Shareholder Monitoring 
Hypothesis) cho rằng, ở các công ty có sở 
hữu tập trung cao sẽ khuyến khích các cổ 
đông tăng cường giám sát hoạt động của 
công ty cũng như hoạt động của ban điều 
hành, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát 
công ty. Ngược lại, những công ty có sở 
hữu phân tán, các cổ đông có ít động cơ để 
thực hiện việc giám sát. Tương tự, Berle 
& Means (1933) và Shehzad et al. (2010)
ote> cho rằng sở hữu phân tán sẽ làm 
giảm quyền lực của cổ đông tham gia quản 
lý, giám sát công ty và có thể cản trở việc 
ra quyết định hiệu quả. Hơn nữa, khi sở 
hữu phân tán, các cổ đông nhỏ phải chịu 
đầy đủ chi phí giám sát trong khi chỉ nhận 
được một phần nhỏ lợi ích. Vì vậy, họ có 
rất ít động lực để thực hiện việc giám sát 
hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu dựa trên 
lý thuyết người đại diện (AT- Agency 
Theory) có quan điểm ngược lại. La 
Porta et al. (1999) cho rằng một khi công 
ty được sở hữu bởi các cổ đông lớn sẽ 
có hiện tượng các cổ đông lớn thu lợi 
riêng, vì vậy doanh nghiệp có hiệu quả 
hoạt động kém hơn. Tương tự, Gomes & 
Novaes (1999) cho rằng các cổ đông lớn 
có điều kiện theo đuổi những lợi ích khác 
so với các cổ đông thiểu số. Vì vậy, các cổ 
đông lớn và có quyền lực mạnh có thể gây 
áp lực lên ban quản lý để tăng hiệu suất 
trong ngắn hạn. Áp lực này có thể thúc 
đẩy các nhà quản lý theo đuổi những dự 
án đầu tư mới có rủi ro cao hơn (Burkart 
et al. 1997).
Hoạt động của các ngân hàng có sự khác 
biệt lớn so với các công ty phi tài chính. 
Sự khác biệt đó chính là ngân hàng đóng 
vai trò trung gian tài chính trong nền kinh 
tế (Shehzad et al. 2010). Tính chất trung 
gian tài chính của ngân hàng đã làm phát 
sinh mối quan hệ ủy quyền và thừa hành. 
Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng 
sau đó thực hiện nghiệp vụ cho vay. Lúc 
này phát sinh mối quan hệ giữa ngân hàng 
với người gửi tiền và mối quan hệ giữa 
ngân hàng với người đi vay. Trong phạm 
vi quyền lực của mình, do sự bất cân 
xứng thông tin, người gửi tiền không thể 
giám sát và kiểm soát đầy đủ những hành 
động của cổ đông và nhà quản lý ngân 
hàng trong mối quan hệ giữa ngân hàng 
Tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ 
các ngân hàng Việt Nam
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020
và người đi vay (Saunders et al. 1990). 
Một số cổ đông ngân hàng có thể thông 
đồng với các nhà quản lý ngân hàng dùng 
vốn huy động từ nền kinh tế để tài trợ các 
khoản vay có rủi ro cao, làm gia tăng tỷ 
lệ nợ xấu và gây ra tình trạng hao hụt vốn 
của các ngân hàng (Shehzad et al. 2010). 
Hơn nữa, người quản lý ngân hàng và 
chủ sở hữu ngân hàng không phải gánh 
chịu toàn bộ hậu quả từ những hành động 
của họ gây ra, lúc này, vấn đề rủi ro đạo 
đức trong hoạt động ngân hàng sẽ phát 
sinh và gây thiệt hại cho ngân hàng cũng 
như người gửi tiền (Esty 1998; Galai & 
Masulis 1976). 
2.2. Mối quan hệ giữa sở hữu tập trung 
và hoạt động ngân hàng
Một số nghiên cứu cho rằng sở hữu tập 
trung có tác động làm gia tăng sự bất ổn 
cho hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng 
có mức độ sở hữu tập trung tăng, rủi ro và 
sự biến động lợi nhuận tăng theo (Hou et 
al. 2016; Laeven & Levine 2009).
Laeven (2002) xem xét mối quan hệ giữa 
sở hữu tập trung với bảo hiểm tiền gửi và 
rủi ro ngân hàng ở 14 quốc gia. Nghiên 
cứu sử dụng chi phí bảo hiểm như là một 
đại diện cho rủi ro ngân hàng. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy sở hữu tập trung và 
rủi ro ngân hàng có mối quan hệ cùng 
chiều. Tương tự, Kim & Rhee (2000) và 
Kim et al. (2007) cho thấy rằng khi Chính 
phủ Nhật mở rộng phạm vi của bảo hiểm 
tiền gửi và nới lỏng những điều kiện về 
vốn, sở hữu tập trung có tác động làm tăng 
rủi ro ngân hàng. Kết quả trên xuất phát từ 
việc các chương trình bảo hiểm có thể làm 
giảm kỷ luật thị trường (Demirgüç-Kunt 
& Detragiache 2002; Demirgüç-Kunt & 
Huizinga 2004). Vì vậy, kỷ luật thị trường, 
sự giám sát của thể chế và sự kiểm soát 
trực tiếp đối với các ngân hàng này có thể 
không hiệu quả để giảm thiểu chi phí đại 
diện. Trong trường hợp không có sự kiểm 
soát thích hợp, các cổ đông của ngân hàng 
có thể thực hiện các hoạt động rủi ro cao 
hơn để gia tăng lợi ích của họ từ tài sản 
của những người gửi tiền (DeYoung et al. 
2001).
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác 
cho rằng các ngân hàng có sở hữu tập 
trung cao sẽ có hoạt động ổn định hơn. 
Các ngân hàng tập trung sở hữu có rủi ro 
thấp (García-Marco & Robles-Fernández 
2008), rủi ro tài sản và rủi ro phá sản 
thấp do chất lượng các khoản vay tốt hơn 
(Iannotta et al. 2007), tỷ lệ nợ xấu thấp 
và tỷ lệ an toàn vốn cao (Shehzad et al. 
2010). 
Dong et al. (2014) cho thấy rằng sở hữu 
tập trung trong ngân hàng có ảnh hưởng 
làm giảm rủi ro. Điều này được giải thích 
rằng quyền kiểm soát lớn giúp tăng cường 
giám sát việc quản lý và thúc đẩy các quy 
trình hoạt động thận trọng. Agusman et al. 
(2014) xem xét mối quan hệ giữa sở hữu 
tập trung và rủi ro ngân hàng ở Indonesia 
trong giai đoạn 1995- 2003. Mẫu nghiên 
cứu được phân loại thành hai đối tượng, 
ngân hàng được tái cấp vốn và các ngân 
hàng không được tái cấp vốn. Nghiên cứu 
tìm thấy rằng trong số các ngân hàng được 
tái cấp vốn, tập trung sở hữu có mối quan 
hệ dương với thanh khoản và tác động âm 
đến rủi ro tín dụng. Barry et al. (2011) cho 
rằng một sự tăng quyền sở hữu tập trung 
làm giảm rủi ro tài sản và rủi ro phá sản 
nhưng không thay đổi khả năng sinh lời. 
Đối với các ngân hàng đại chúng có sở 
hữu phân tán, sự thay đổi cấu trúc sở hữu 
không có ảnh hưởng đến rủi ro của ngân 
hàng. Chalermchatvichien et al. (2014)cho 
rằng tập trung sở hữu có thể là một yếu tố 
VÕ XUÂN VINH - MAI XUÂN ĐỨC
5Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
quyết định đáng kể cho sự ổn định về vốn. 
Nghiên cứu này cũng khẳng định rằng sở 
hữu tập trung có thể cải thiện thanh khoản 
của các ngân hàng. Delbariragheb & Zadeh 
(2015) cho thấy sở hữu tập trung làm giảm 
rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu đã được công 
bố trên thế giới (Agusman et al. 2014; 
Chalermchatvichien et al. 2014; Dong 
et al. 2014; Kiruri 2013; Shehzad et al. 
2010), bài báo đề xuất mô hình nghiên cứu 
như sau:
BANKSTAB
i,t
 = a0 + a1OCi,t + bjXi,t + εi,t
Trong đó,
- OC đại diện cho sở hữu tập trung của 
ngân hàng.
- X là véc tơ đại diện cho các yếu tố thuộc 
nội tại của ngân hàng
- ε là phần dư;
- i,t là chỉ số biểu thị ngân hàng i và năm t.
3.2. Đo lường các biến 
- BANKSTAB (Bank Stability) đại diện 
cho sự ổn định của ngân hàng. 
Tương tự một số nghiên cứu trước (Berger 
et al. 2017; Fernández et al. 2016; Fu et 
al. 2014), bài báo sử dụng khái niệm rủi ro 
để đại diện cho sự ổn định của ngân hàng. 
Ngân hàng có rủi ro thấp thì ổn định cao. 
Một số biến số rủi ro được sử dụng trong 
bài báo bao gồm chỉ số Z_score, Tỷ lệ 
chi phí dự phòng rủi ro trên tổng cho vay 
(LLRGL) và Tỷ lệ tổng cho vay trên tổng 
tiền gửi (LDR). Cụ thể :
+ Biến Z_score được đo lường thông qua 
công thức sau đây: 
Z_score = (ROAA
i,t
 + EA
i,t
)/Sd_ROAA
i,t
Nhiều nghiên cứu (Beck et al. 2013; 
Houston et al. 2010; Laeven & Levine 
2009; Meslier et al. 2016; Võ Xuân Vinh 
& Trần Thị Phương Mai 2015) đã sử dụng 
Z_Score đại diện cho rủi ro phá sản ngân 
hàng. Z_score có giá trị cao chứng tỏ rằng 
sự ổn định của ngân hàng cao và ngược lại 
vì chỉ số này biến động ngược chiều với 
rủi ro phá sản ngân hàng (Fernández et al. 
2016). 
+ Biến LLRGL (Loan Loss Reserves 
to Gross Loans): Tỷ lệ dự phòng rủi ro 
trên tổng cho vay là một phương pháp đo 
lường rủi ro tín dụng ngân hàng (Agusman 
et al. 2014; Martinez Peria & Schmukler 
2001; Nier & Baumann 2006). Tỷ lệ này 
cao cho thấy nợ có khả năng mất vốn của 
ngân hà ... làm rủi ro phá sản tăng nhưng rủi ro 
thanh khoản lại giảm xuống. Theo thuyết 
minh báo cáo tài chính của các ngân hàng, 
chi phí hoạt động của các ngân hàng chủ 
yếu bao gồm chi phí cho nhân viên, chi 
về tài sản và chi cho hoạt động quản lý, 
công vụ. Chi phí hoạt động tăng làm sụt 
giảm lợi nhuận cũng như năng lực tài 
chính của các ngân hàng (giảm vốn chủ sở 
hữu). Vốn chủ sở hữu giảm và biến động 
lợi nhuận tăng lên sẽ làm cho rủi ro phá 
sản của ngân hàng tăng theo. Tuy nhiên 
chi phí hoạt động tăng có thể do các ngân 
hàng tập trung đầu tư nâng cao chất lượng 
hạ tầng kỹ thuật, mở rộng mạng lưới giao 
dịch, tăng tiền lương để kích thích người 
lao động nâng cao chất lượng dịch vụ và 
hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó 
sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng đa dạng 
hóa dịch vụ (giảm tỷ trọng dịch vụ tín 
dụng), tăng doanh số huy động vốn, nâng 
cao năng lực và vị thế thanh khoản cho 
ngân hàng làm cho ngân hàng hoạt động 
an toàn hơn.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên thu nhập từ lãi 
vay (LLP) thể hiện chất lượng và quy mô 
các khoản đầu tư rủi ro của ngân hàng. 
Khi tỷ lệ này tăng chứng tỏ rằng chất 
lượng các khoản đầu tư đang giảm. Vì vậy 
biến LLP có mối quan hệ cùng chiều với 
rủi ro tín dụng. 
5. Kết luận và hàm ý chính sách
5.1. Kết luận
Bài báo nghiên cứu tác động của sở hữu 
tập trung đến sự ổn định của NHTM Việt 
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu 
tập trung càng cao, sự bất ổn của NHTM 
càng cao. Cụ thể, các ngân hàng có sở hữu 
tập trung tăng sẽ tác động làm rủi ro phá 
sản, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng 
tăng. Kết quả này phù hợp với các nghiên 
cứu của (Hou et al. 2016) và (Laeven & 
Levine 2009) nhưng trái ngược với một số 
nghiên cứu khác (García-Marco & Robles-
Fernández 2008; Iannotta et al. 2007; 
Shehzad et al. 2010). Kết quả nghiên cứu 
của bài báo đã đóng góp thêm bằng chứng 
thực nghiệm trong chủ đề nghiên cứu về 
tác động của sở hữu tập trung đến hoạt 
động của các NHTM. 
VÕ XUÂN VINH - MAI XUÂN ĐỨC
11Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
5.2. Hàm ý chính sách 
Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu tập 
trung cao kéo theo sự bất ổn trong hoạt 
động ngân hàng. Hệ thống ngân hàng có 
mức độ sở hữu cao nếu không có sự giám 
sát chặt chẽ có thể sẽ tác động không tốt 
đến tình hình kinh tế- xã hội. Chính vì 
vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải có 
những giải pháp thích hợp để giám sát 
vấn đề sở hữu tập trung trong ngân hàng 
một cách tốt nhất. Từ kết quả nghiên cứu, 
bài báo gợi mở một số hàm ý đến các nhà 
hoạch định chính sách.
Một là, Cơ quan quản lý Nhà nước (Chính 
phủ và NHNN) phải giám sát chặt chẽ 
và sát sao việc thực thi các quy định về 
giới hạn cổ phần của các cổ đông NHTM 
theo quy định của Luật Các TCTD. 6Quán 
triệt và thực hiện tốt công tác “ngăn ngừa 
việc lạm dụng quản trị, điều hành, quyền 
cổ đông lớn để thao túng hoạt động của 
TCTD” của Đề án 1058. Theo đó, các 
nhà quản lý có thể đề nghị giảm tỷ lệ sở 
hữu tối đa của một số cổ đông và những 
người có liên quan so với quy định hiện 
hành. Mặt khác, NHNN, cụ thể là Cơ 
quan Thanh tra giám sát ngân hàng cần 
có những giải pháp giám sát chặt chẽ các 
nhóm cổ đông, bao gồm các nhóm cổ 
đông không thuộc đối tượng người có liên 
quan theo luật định nhưng tiềm ẩn rủi ro 
đối với hoạt động của NHTM. Bên cạnh 
đó, cần quan tâm đến các cổ đông không 
có cổ phần kiểm soát. Bởi vì sở hữu tập 
trung có thể tăng cao khi các cổ đông nhỏ 
6 “Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 
5% điều lệ của một TCTD” và “Một cổ đông là tổ chức 
không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một 
TCTD”, trừ một số trường hợp đặc biệt được luật quy 
định riêng. 
thực hiện thỏa thuận và ủy thác để tạo 
thành nhóm cổ đông có quyền kiểm soát 
chi phối hoạt động ngân hàng (Gomes & 
Novaes 1999; Gomes & Novaes 2005).
Hai là, để thực hiện tốt việc giám sát tỷ lệ 
sở hữu của các cổ đông ngân hàng, NHNN 
(Thanh tra giám sát ngân hàng) và Bộ Tài 
chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) 
cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ để chia sẻ 
thông tin liên quan đến cổ đông của ngân 
hàng. Mặt khác, cần có quy định riêng về 
công bố thông tin của cổ đông cá nhân sở 
hữu ngân hàng theo hướng giảm giới hạn 
sở hữu. Thực tế cho thấy, có rất ít cổ đông 
cá nhân của ngân hàng phải công bố thông 
tin, và cơ quan quản lý không thể giám sát 
được thông tin về các cổ đông cá nhân của 
ngân hàng. 7Vấn đề thỏa thuận và ủy thác 
đã đề cập ở trên có thể được hình thành và 
gây nên sự bất ổn cho hoạt động của ngân 
hàng. 
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy 
quy mô ngân hàng, hiệu quả quản lý chi 
phí hoạt động và tốc độ tăng trưởng doanh 
thu có tác động đến sự ổn định của ngân 
hàng. Ngân hàng có quy mô tổng tài sản 
cao sẽ hoạt động ổn định và hiệu quả. Vì 
vậy các ngân hàng cần quản lý tốt chất 
lượng tài sản, từng bước tăng tỷ trọng thu 
nhập hoạt động phi tín dụng để giảm thiểu 
nguy cơ hao hụt tổng tài sản ■
7 Điều 55 Luật Các TCTD 2010 (được sử đổi bổ sung bởi 
Khoản 14 Điều 1 Luật Các TCTD sửa đổi 2017) quy định 
giới hạn sở hữu cổ phần của một cá nhân không quá 
5%. Mặt khác, theo Luật công bố thông tin, 5% cũng là 
tỷ lệ sở hữu mà cổ đông phải công bố thông tin. Ngân 
hàng TMCP là một công ty đại chúng có vốn điều lệ rất 
lớn, một cá nhân muốn sở hữu 5% cổ phần của một 
ngân hàng sẽ phải bỏ ra một số tiền ít nhất 150 tỷ đồng 
(vốn pháp định tối tiểu của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng 
theo luật định). Vì vậy, ở Việt Nam, có rất ít cá nhân có 
sở hữu trên 5% vốn của một ngân hàng. 
Tài liệu tham khảo
1. Admati, A.R., Pfleiderer, P. & Zechner, J. (1994), ‘Large shareholder activism, risk sharing, and financial market 
Tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ 
các ngân hàng Việt Nam
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020
equilibrium’, journal of Political Economy, 102(6), 1097-1130.
2. Agusman, A., Cullen, G.S., Gasbarro, D., Monroe, G.S. & Zumwalt, J.K. (2014), ‘Government intervention, bank 
ownership and risk-taking during the Indonesian financial crisis’, Pacific-Basin Finance Journal, 30, 114-131.
3. Azofra, V. & Santamaría, M. (2011), ‘Ownership, control, and pyramids in Spanish commercial banks’, Journal of 
Banking Finance, 35(6), 1464-1476.
4. Barry, T.A., Lepetit, L. & Tarazi, A. (2011), ‘Ownership structure and risk in publicly held and privately owned banks’, 
Journal of Banking & Finance, 35(5), 1327-1340.
5. Beck, T., De Jonghe, O. & Schepens, G. (2013), ‘Bank competition and stability: Cross-country heterogeneity’, Journal 
of financial Intermediation, 22(2), 218-244.
6. Berger, A.N., Klapper, L.F. & Turk-Ariss, R. 2017, ‘Bank competition and financial stability’, Handbook of Competition 
in Banking and Finance, Edward Elgar Publishing.
7. Berle, A. & Means, G. 1933, ‘The modern corporation and private capital’, New York: Macmillan.
8. Brown, C.O. & Dinç, I.S. (2011), ‘Too many to fail? Evidence of regulatory forbearance when the banking sector is 
weak’, The Review of Financial Studies, 24(4), 1378-1405.
9. Burkart, M., Gromb, D. & Panunzi, F. (1997), ‘Large shareholders, monitoring, and the value of the firm’, The quarterly 
journal of economics, 112(3), 693-728.
10. Chalermchatvichien, P., Jumreornvong, S., Jiraporn, P. & Singh, M. (2014), ‘The effect of bank ownership concentration 
on capital adequacy, liquidity, and capital stability’, Journal of Financial Services Research, 45(2), 219-240.
11. Delbariragheb, M. & Zadeh, N. (2015), ‘The effect of bank ownership concentration on capital adequacy and liquidity’, 
Management Science Letters, 5(8), 715-720.
12. Delis, M.D. & Kouretas, G.P. (2011), ‘Interest rates and bank risk-taking’, Journal of Banking Finance, 35(4), 840-855.
13. Demirgüç-Kunt, A. & Detragiache, E. (2002), ‘Does deposit insurance increase banking system stability? An empirical 
investigation’, Journal of monetary economics, 49(7), 1373-1406.
14. Demirgüç-Kunt, A. & Huizinga, H. (2004), ‘Market discipline and deposit insurance’, Journal of Monetary Economics, 
51(2), 375-399.
15. Demirgüç-Kunt, A. & Huizinga, H. (2013), ‘Are banks too big to fail or too big to save? International evidence from 
equity prices and CDS spreads’, Journal of Banking Finance, 37(3), 875-894.
16. DeYoung, R., Spong, K. & Sullivan, R.J. (2001), ‘Who’s minding the store? Motivating and monitoring hired managers 
at small, closely held commercial banks’, Journal of Banking & Finance, 25(7), 1209-1243.
17. Dong, Y., Meng, C., Firth, M. & Hou, W. (2014), ‘Ownership structure and risk-taking: Comparative evidence from 
private and state-controlled banks in China’, International Review of Financial Analysis, 36, 120-130.
18. Edwards, J. & Nibler, M. (2000), ‘Corporate governance in Germany: the role of banks and ownership concentration’, 
Economic Policy, 15(31), 238-267.
19. Esty, B.C. (1998), ‘The impact of contingent liability on commercial bank risk taking’, Journal of Financial Economics, 
47(2), 189-218.
20. Fernández, A.I., González, F. & Suárez, N. (2016), ‘Banking stability, competition, and economic volatility’, Journal of 
Financial Stability, 22, 101-120.
21. Fu, X.M., Lin, Y.R. & Molyneux, P. (2014), ‘Bank competition and financial stability in Asia Pacific’, Journal of Banking 
Finance, 38, 64-77.
22. Galai, D. & Masulis, R.W. (1976), ‘The option pricing model and the risk factor of stock’, Journal of Financial 
economics, 3(1-2), 53-81.
23. García-Marco, T. & Robles-Fernández, M.D. (2008), ‘Risk-taking behaviour and ownership in the banking industry: The 
Spanish evidence’, Journal of Economics Business, 60(4), 332-354.
24. Gomes, A. & Novaes, W. (1999), ‘Multiple large shareholders in corporate governance’, Working Paper. The Wharton 
School, Philadelphia, PA.
25. Gomes, A.R. & Novaes, W. (2005), ‘Sharing of control as a corporate governance mechanism’, PIER Working Paper No. 
01-029.
26. Hou, W., Lee, E., Stathopoulos, K. & Tong, Z. (2016), ‘Executive compensation and the split share structure reform in 
China’, The European Journal of Finance, 22(4-6), 506-528.
27. Houston, J.F., Lin, C., Lin, P. & Ma, Y. (2010), ‘Creditor rights, information sharing, and bank risk taking’, Journal of 
financial Economics, 96(3), 485-512.
28. Iannotta, G., Nocera, G. & Sironi, A. (2007), ‘Ownership structure, risk and performance in the European banking 
industry’, Journal of Banking Finance, 31(7), 2127-2149.
29. Jensen, M.C. & Meckling, W.H. (1976), ‘Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership 
structure’, Journal of financial economics, 3(4), 305-360.
30. Kim, K.A., Lee, S.-H. & Rhee, S.G. (2007), ‘Large shareholder monitoring and regulation: The Japanese banking 
experience’, Journal of Economics and Business, 59(5), 466-486.
VÕ XUÂN VINH - MAI XUÂN ĐỨC
13Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
31. Kim, K.A. & Rhee, S.G. (2000), ‘A note on shareholder oversight and the regulatory environment: the Japanese banking 
experience’.
32. Kiruri, R.M. (2013), ‘The effects of ownership structure on bank profitability in Kenya’, European Journal of 
Management Sciences Economics Letters, 1(2), 116-127.
33. La Porta, R., Lopez‐de‐Silanes, F. & Shleifer, A. (1999), ‘Corporate ownership around the world’, The journal of 
finance, 54(2), 471-517.
34. Laeven, L. (2002), ‘Bank risk and deposit insurance’, the world bank economic review, 16(1), 109-137.
35. Laeven, L. & Levine, R. (2009), ‘Bank governance, regulation and risk taking’, Journal of financial economics, 93(2), 
259-275.
36. Mandaci, P. & Gumus, G. (2010), ‘Ownership concentration, managerial ownership and firm performance: Evidence 
from Turkey’, South East European Journal of Economics and Business, 5(1), 57-66.
37. Martinez Peria, M.S. & Schmukler, S.L. (2001), ‘Do depositors punish banks for bad behavior? Market discipline, 
deposit insurance, and banking crises’, The journal of finance, 56(3), 1029-1051.
38. Meslier, C., Morgan, D.P., Samolyk, K. & Tarazi, A. (2016), ‘The benefits and costs of geographic diversification in 
banking’, Journal of International Money and Finance, 69, 287-317.
39. Nier, E. & Baumann, U. (2006), ‘Market discipline, disclosure and moral hazard in banking’, Journal of Financial 
Intermediation, 15(3), 332-361.
40. Pedersen, T. & Thomsen, S. (1999), ‘Economic and systemic explanations of ownership concentration among Europe’s 
largest companies’, International Journal of the Economics of Business, 6(3), 367-381.
41. Saunders, A., Strock, E. & Travlos, N.G. (1990), ‘Ownership structure, deregulation, and bank risk taking’, the Journal 
of Finance, 45(2), 643-654.
42. Shehzad, C.T., de Haan, J. & Scholtens, B. (2010), ‘The impact of bank ownership concentration on impaired loans and 
capital adequacy’, Journal of Banking Finance, 34(2), 399-408.
43. Shleifer, A. & Vishny, R. (1997), ‘A Survey Of Corporate Governance’, Journal Of Finance, 52(2), 737-783.
44. Shleifer, A. & Vishny, R.W. (1986), ‘Large shareholders and corporate control’, Journal of political economy, 94(3, Part 
1), 461-488.
45. Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017), ‘Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt 
Nam’, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 33(3), 1-11.
46. Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015), ‘Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại 
Việt Nam’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(8), 54-70.
47. Wen, Y. & Jia, J. (2010), ‘Institutional ownership, managerial ownership and dividend policy in bank holding 
companies’, International Review of Accounting, Banking Finance, 2(1), 8-21.
mở rộng bao phủ BHXHTN nói riêng 
và BHXH nói chung. Cần đặc biệt nhấn 
mạnh vai trò của các yếu tố (như thiết kế 
các chế độ hưởng BHXHTN, mức đóng- 
mức hưởng, các chế độ hỗ trợ tài chính và 
phi tài chính, thủ tục và quá trình đăng ký 
tham gia, đóng, hưởng BHXH, mở rộng 
BHXHTN với người lao động di cư quốc 
tế) là những vấn đề quan trọng quyết định 
sự thành công của mục tiêu mở rộng sự 
bao phủ BHXHTN mà Việt Nam có thể 
tiếp thu từ kinh nghiệm quốc tế. ■
tiếp theo trang 55
hàng dễ rơi vào tình trạng nới lỏng các điều 
kiện tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho 
tiếp theo trang 43
nền kinh tế, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn gia tăng.
Biến Lạm phát (LP): Lạm phát có tác 
động thuận chiều đến rủi ro ngân hàng. 
Tức là lạm phát tăng, rủi ro các ngân hàng 
cũng gia tăng. Bởi ảnh hưởng của khủng 
hoảng năm 2008, lạm phát của nền kinh tế 
Việt Nam năm 2008 là 23,1%, năm 2011 
là 18,68%. Vào những thời điểm này, hệ 
thống NHTM gặp rất nhiều khó khăn khi 
thị trường bất động sản đóng băng, hoạt 
động sản xuất kinh doanh của các doanh 
nghiệp không thuận lợi, nhiều khó khăn 
dẫn đến khả năng kiệt quệ trong việc trả 
nợ ngân hàng... làm cho rủi ro hệ thống 
NHTM Việt Nam cao, và phải đối phó với 
khó khăn bằng nhiều cách như: cắt giảm 
quy mô, giảm nhân sự, siết chặt tín dụng. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_so_huu_tap_trung_den_su_on_dinh_ngan_hang_bang.pdf