Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tóm tắt: Quản trị vốn lưu động đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
một doanh nghiệp. Để giúp hiểu rõ hơn điều này, nghiên cứu phân tích và đánh giá mức độ tác
động của vốn lưu động đến khả năng sinh lời của 56 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017 bằng phần mềm mềm EVIEWS 8.0.
Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa các thành phần của quản trị vốn lưu động bao
gồm: kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ thanh toán bình quân
(AP), chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) và khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Đây là cơ
sở để góp phần giúp các doanh nghiệp thực phẩm đưa ra được những chính sách quản trị vốn lưu
động phù hợp nhằm nâng cao khả năng sinh lời.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-14 1 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trần Tú Uyen* Địa chỉ tiếng Việt, .., Việt Nam Nhận ngày 11 tháng 6 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 9 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 9 năm 2018 Tóm tắt: Quản trị vốn lưu động đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để giúp hiểu rõ hơn điều này, nghiên cứu phân tích và đánh giá mức độ tác động của vốn lưu động đến khả năng sinh lời của 56 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017 bằng phần mềm mềm EVIEWS 8.0. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa các thành phần của quản trị vốn lưu động bao gồm: kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ thanh toán bình quân (AP), chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) và khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Đây là cơ sở để góp phần giúp các doanh nghiệp thực phẩm đưa ra được những chính sách quản trị vốn lưu động phù hợp nhằm nâng cao khả năng sinh lời. Từ khóa: Khả năng sinh lời, quản trị vốn lưu động, khả năng sinh lời, ngành thực phẩm. 1. Giới thiệu chung Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và tăng tốc, cùng với sự gia tăng mức thu nhập của người dân, ngành thực phẩm đang là ngành thu hút được rất nhiều sự quan tâm và hứa hẹn sẽ có những bước tăng trưởng mạnh trong tương lai. Điều này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà quản trị. Để nâng cao những cơ hội và đối phó với những thách thức đó, quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là quản trị vốn lưu động là một vấn đề lớn mà các doanh _______ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-.. Email: .. https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4157 nghiệp thực phẩm cần phải chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với các doanh nghiệp thực phẩm hiện nay, quản trị vốn lưu động một cách tối ưu nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn là một bài toán nan giải. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải định lượng hóa được mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị sẽ có căn cứ một cách cụ thể và chính xác trong hoạt động quản trị vốn lưu động của mình. Một số đặc điểm của vốn lưu động đối với các công ty thực phẩm đó là: lượng tiền mặt có hạn; hàng tồn kho có hạn sử dụng và chỉ nên dự trữ trong ngắn hạn; khoản phải thu và khoản phải trả nhiều nhưng lại có vòng quay ngắn. Do đó, hoạt động quản trị vốn lưu động, cụ thể là T.T. Uyên T p ch hoa h c Đ N: inh tế v inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-10 2 quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả là hết sức cần thiết. Các nội dung của hoạt động quản trị vốn lưu động bao gồm: quyết định để tiền mặt trong quỹ bao nhiêu là hợp lý, hàng tồn kho bao nhiêu là đủ, quản trị khoản phải thu sao cho doanh nghiệp vẫn bán được nhiều hàng mà giảm thiểu được rủi ro không thu hồi được tiền, quản trị khoản phải trả để doanh nghiệp không ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán mà vẫn tận dụng được tín dụng của đối tác. Tổng quan nghiên cứu cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tuy nhiên lại chỉ có ít nghiên cứu xem xét trong một ngành nghề cụ thể. Do đó, các tác giả đã lựa chọn chỉ nghiên cứu về ngành thực phẩm. Bài viết nghiên cứu mức độ tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc phân tích kết quả hồi quy mô hình. Từ đó đưa ra được những vấn đề và giải pháp giúp các doanh nghiệp ngành thực phẩm quản trị vốn lưu động được hiệu quả, nâng cao khả năng sinh lời, góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý luận và phát triển giả thuyết 2.1. Các khái niệm Nguyễn Thu Thủy (2011) đã đưa ra khái niệm về vốn lưu động là: “Vốn lưu động (working capital) là toàn bộ tài sản ngắn hạn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn liền với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp”. Cũng theo Nguyễn Thu Thủy (2011), “Quản trị vốn lưu động là việc xây dựng các chính sách vốn lưu động và thực hiện các chính sách ấy trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp”. Vì lẽ, quản trị vốn lưu động có liên quan chặt chẽ đến việc quản trị các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, nên thuật ngữ quản trị vốn lưu động thường được sử dụng để đề cập đến sự quản lý tất cả tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Điều đó có nghĩa là quản trị vốn lưu động sẽ bao gồm những công việc nghiên cứu, đưa ra chính sách, thực hiện và kiểm soát các chính sách liên quan đến tài sản lưu động (tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu) và cách thức tài trợ cho chúng (các khoản nợ ngắn hạn) nhằm tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Như vậy, vấn đề đặt ra khi nghiên cứu về quản trị vốn lưu động là doanh nghiệp cần đưa ra quyết định mức dự trữ tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho và nguồn vốn tài trợ ngắn hạn để tạo ra một cơ cấu vốn lưu động phù hợp nhằm mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. 2.2. Một số lý thuyết nền tảng Các yếu tố của quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến khả năng sinh lời Muốn nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời, ta phải xem xét đến tác động của từng yếu tố cấu thành nên quản trị vốn lưu động. Quản trị vốn lưu động phụ thuộc vào việc quản trị các tài sản ngắn hạn - bao gồm tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu - và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Quản trị tiền được thể hiện rõ nét nhất qua chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC). Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt là thời gian để chuyển hóa hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả thành tiền mặt. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. uản trị h ng tồn kho thường được đo lường bằng kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV). Kỳ luân chuyển hàng tồn kho dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh. Thông thường, kỳ luân chuyển hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, việc quản lý và dự trữ của doanh nghiệp là tốt. Ngược lại, số vòng quay thấp hoặc số ngày một vòng quay HTK dài thì doanh nghiệp có thể đã dự trữ hàng hóa quá mức để đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. T.T. Uyên T p ch hoa h c Đ N: inh tế v inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-10 3 uản trị khoản phải thu trong doanh nghiệp là việc kiểm soát khoảng thời gian từ thời điểm bán hàng cho đến khi nhận lại khoản thanh toán, hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân (AR). Thời gian càng dài thì càng tăng rủi ro khó đòi và tăng chi phí thu tiền, nhưng lại thu hút được nhiều khách hàng và làm tăng doanh thu. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc thu hồi nợ của doanh nghiệp. uản trị nợ ngắn h n được kiểm soát qua kỳ thanh toán bình quân (AP). Chỉ số này cho biết doanh nghiệp cần mất bình quân là bao nhiêu ngày để thanh toán các khoản phải trả của mình. Các khoản phải trả tạo cho doanh nghiệp một khoản chiếm dụng vốn hợp pháp, giải pháp tín dụng tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, trong một doanh nghiệp hoạt động tốt, kỳ thanh toán bình quân không nên kéo dài một cách không cần thiết, mà cần được đồng bộ hóa với kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sinh lời Ngoài ra, khả năng sinh lời của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và hệ số thanh toán ngắn hạn. Quy mô công ty (SIZE) có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và do đó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các công ty quy mô lớn sẽ có sức mạnh trong việc đàm phán với nhà cung cấp để được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như chiết khấu cao, thời gian thanh toán dài hơn, có lợi thế hơn hẳn các công ty có quy mô nhỏ trong việc tận dụng các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận. Quy mô công ty có thể được đo lường bằng các tiêu chí số lượng lao động, tổng nguồn vốn hay tổng doanh thu. Tuy nhiên để phân tích tác động của vốn lưu động tới khả năng sinh lời, bài viết chỉ tập trung tới quy mô công ty trên khía cạnh tổng doanh thu. Quy mô công ty được tính theo hảm logarit của doanh thu thuần. Đòn bẩy t i ch nh (Leverage) thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ, được tính bằng tổng nợ/tổng tài sản. Mục tiêu sử dụng đòn bẩy tài chính là để tối thiểu hóa chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi sử dụng nợ vay, doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay mà khoản này sẽ được tính là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, chi phí khi sử dụng vốn chủ sở hữu thì không được khấu trừ, vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế. Tuy nhiên, một doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng nợ vay khi có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. ệ số thanh toán ngắn h n (CR) thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, được tính bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn. Thông thường, khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên cũng có thể là doanh nghiệp bị ứ đọng hàng hoặc đọng vốn từ khoản phải thu quá lớn. 2.3 Phát triển giả thuyết nghiên cứu Trong những năm gần đây, tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời đã trở thành đề tài của nhiều bài nghiên cứu ở khắp các quốc gia trên thế giới. Đây là một chủ đề không mới nhưng vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu trước của Adeel Mumtaz (2011), Mustafa Afeef (2011), Sajid Gul (2013), Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Mối tương quan âm này cho thấy số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng ngắn thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao. Điều này dễ dàng lý giải vì khi thời gian tồn kho ngắn, các chi phí như chi phí lưu kho và chi phí phát sinh trong quá trình lưu kho (chi phí hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, chi phí nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý, sẽ giảm đi và T.T. Uyên T p ch hoa h c Đ N: inh tế v inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-10 4 hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ tăng lên. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết 1 như sau: H1: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời. Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân (AR) và khả năng sinh lời được khẳng định là ngược chiều dựa trên các nghiên cứu của Adeel Mumtaz (2011), Mustafa Afeef (2011), Sajid Gul (2013), Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014). Các nhà nghiên cứu giải thích nguyên nhân của mối quan hệ này là do thời gian thu tiền của khách hàng càng ngắn thì DN càng nhanh chóng nắm giữ được nhiều tiền mặt làm tăng tốc độ đầu tư vào hàng tồn kho, đẩy mạnh doanh thu bán hàng dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao. Đồng quan điểm với các nghiên cứu trên, tác giả cho rằng: H2: Kỳ thu tiền bình quân (AR) có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời. Có nhiều quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân (AP) với khả năng sinh lời. Sajid Gul (2013) đưa ra kết luận về mối quan hệ thuận chiều giữa hai đại lượng này. Nguyên nhân được lý giải là do các công ty có thời gian trả tiền càng dài có khả năng chiếm dụng tín dụng của đối tác càng lâu để tái đầu tư, kiếm lợi nhuận, dẫn đến khả năng sinh lời của công ty sẽ cao hơn. Tuy nhiên, Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) lại cho rằng thời gian trả tiền càng rút ngắn thì chứng tỏ doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt, khả năng trả nợ cao, khả năng sinh lời của DN cũng cao. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết 3 như sau : H3: Kỳ thanh toán bình quân (AP) có ảnh hưởng thuận chiều đến khả năng sinh lời. Khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, đại lượng phản ánh hiệu quả quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lời của DN, hầu hết các nghiên cứu của Sajid Gul (2013), Huỳnh Phương Đông (2010), Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều. Như vậy, khi chu kỳ chuyển hóa tiền mặt càng ngắn thì khả năng sinh lời của DN sẽ càng cao. Rõ ràng, khi chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của DN ngắn thì thời gian tồn kho và thời gian thu tiền sẽ giảm đi, hoặc thời gian trả tiền sẽ dài hơn, tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, tác giả cũng trình bày giả thuyết 4 như sau : H4: Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu thứ cấp là các chỉ tiêu tài chính của các công ty thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam, được thu thập từ cơ sở dữ liệu trên phần mềm FiinPro v1.3 của Công ty Cổ phần Stoxplus. Theo đó, mẫu nghiên cứu gồm có 56 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên các sàn chứng khoán HOSE, HNX trong giai đoạn 2015-2017. 3.2. Đo lường biến số Sau khi thu thập đủ các số liệu cần thiết để đo lường các biến nghiên cứu, phương pháp phân t ch thống kê mô tả được sử dụng để chỉ ra đặc tính cơ bản nhất của biến như giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn. 3.3. Phương pháp v công cụ phân t ch Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến t nh bằng phần mềm EVIEWS 8.0 để ước lượng mô hình hồi quy. Bài nghiên cứu sẽ được tiến hành theo các bước sau: Mô tả thống kê các biến; Mô tả tương quan và xây dựng mô hình; Kết quả hồi quy mô hình. Mô hình 1: ROA = β0 + β1*INV + β2*SIZE + β3*LEV + β4*CR + ε Mô hình 2: ROA = β0 + β1*AR + β2*SIZE + β3*LEV + β4*CR + ε Mô hình 3: ROA = β0 + β1*AP + β2*SIZE + β3*LEV + β4*CR + ε Mô hình 4: T.T. Uyên T p ch hoa h c Đ N: inh tế v inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-10 5 ROA = β0 + β1*CCC + β2*SIZE + β3*LEV + β4*CR + ε Trong đó (Bảng 1): 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Phân t ch thống kê mô tả Khả năng sinh lời trên tổng tài sản trung bình là 6,57%, trong đó Công ty có tỷ suất ROA cao nhất ngành thuộc về Tập đoàn KIDO đạt 72,19% n ... ng, có thể dễ dàng nhận thấy: Biến độc lập kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ thanh toán bình quân (AP), chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) và biến kiểm soát đòn bẩy tài chính (LEV) tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc ROA. Trong khi đó, biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp (SIZE) và hệ số thanh toán ngắn hạn (CR) tác động cùng chiêu lên ROA. Ngoài ra, kết quả phân tích tương quan giữa INV và CCC khá cao (0,9376) điều này có thể dễ thấy vì CCC = INV + AR – AP nên hệ số tương quan giữa hai biến này khá cao, một lần nữa thấy rằng việc phân chia thành 4 mô hình sẽ có thể giúp tránh được hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình ước lượng. Các cặp biến còn lại đều có hệ số tương quan tương đối thấp. Do đó có thể kết luận không có sự tương quan mạnh giữa các biến trong mô hình và hiện tượng tự tương quan trong mô hình khó có thể xảy ra. 4.3. Phân t ch kết quả hồi quy Để xem xét tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời, nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Mô hình 1: ROA = -0,273 – 0,00012*INV + 0,040*SIZE – 0,256*LEV – 0,006*CR + ε Với 168 kết quả quan sát trong dữ liệu bảng, kết quả hồi quy OLS mô hình 1 cho thấy kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2015-2017. Hệ số tương quan là -0,00012 với giá trị p là 0,0283 cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy thời gian tồn kho càng ngắn thì khả năng sinh lời càng cao. Do đặc điểm của ngành thực phẩm là các nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thường có hạn sử dụng nên các công ty thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam lại càng phải chú trọng đến việc đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, khiến cho thời gian tồn kho giảm xuống. Thời gian tồn kho giảm sẽ làm giảm các chi phí lưu kho, lưu bãi của DN, đồng thời tránh việc thành phẩm bị hỏng hoặc hư hại, do đó sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận ròng cũng như khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này. Kết quả này đã khẳng định giả thuyết và phù hợp với kết quả của hầu hết các nghiên cứu trước đó của Adeel Mumtaz và công sự (2011), Mustafa Afeef (2011), Sajid Gul (2013). T.T. Uyên T p ch hoa h c Đ N: inh tế v inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-10 7 h Bảng 4. Hệ số hồi quy của các mô hình nghiên cứu Biến Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Constant -0,273** -0,180 -0,290** -0,197 INV -0,00012** AR -0,00037*** AP -0,00027* CCC -0,00017*** SIZE 0,040*** 0,034*** 0,042*** 0,035*** LEV -0,256*** -0,273*** -0,264*** -0,253*** CR -0,006*** -0,007*** -0,007*** -0,006*** R-Square 0,3362 0,3725 0,3277 0,3637 Ghi chú: *, **, *** thể hiện ý nghĩa về mặt thống kê tương ứng là 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính toán từ phần mềm EVIEWS Mô hình 2: ROA = -0,180 – 0,00037*AR + 0,034*SIZE – 0,273*LEV – 0,007*CR+ ε Kỳ thu tiền bình quân (AR) của mô hình 2 có hệ số hồi quy là -0,00037 với giá trị p là 0,0002; khẳng định ảnh hưởng ngược chiều giữa kỳ thu tiền (AR) và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cho thấy, các DN thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2015- 2017 có thể nâng cao khả năng sinh lời bằng cách giảm thời hạn tín dụng cho khách hàng hoặc có các biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ. Trong cơ cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp này, khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn. Điều này cho thấy các DN thực phẩm niêm yết khá ưa thích việc cấp tín dụng cho khách hàng nhằm gia tăng doanh thu. Để bán được hàng nhiều hơn, bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có xu hướng nới lỏng chính sách tín dụng của mình. Nhưng mặt khác, nếu không có các biện pháp thu hồi nợ đúng hạn, thời hạn trả chậm bị khách hàng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khoản mục tiền mặt và các DN thực phẩm niêm yết sẽ bị chiếm dụng vốn, thậm chí có khả năng không thu hồi được nợ dẫn đến giảm khả năng sinh lợi. Như vậy, giả thuyết của mô hình là hoàn toàn phù hợp và thống nhất với các kết quả trước đó của Adeel Mumtaz và công sự (2011), Mustafa Afeef (2011), Sajid Gul (2013). Mô hình 3: ROA = -0,290 – 0,00027*AP + 0,042*SIZE – 0,264*LEV – 0,007*CR+ ε Với hệ số tương quan là -0,00027 và giá trị p là 0,0987, kết quả hồi quy ở mô hình 3 cho thấy tác động ngược chiều giữa kỳ thanh toán bình quân (AP) và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết. Tuy vậy mối quan hệ này chỉ ở mức ý nghĩa 10%. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của DN sẽ gia tăng khi thời gian DN trả tiền cho nhà cung ứng ngắn lại. Điều này có thể lý giải là do các công ty thực phẩm niêm yết đều là các công ty có lợi nhuận ròng cao và lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn so với các ngành khác. Trong khi đó, nếu kéo dài khoản phải trả thì các công ty này phải trả thêm lãi suất tín dụng thương mại. Đối với các công ty thực phẩm, việc trả thêm lãi suất này là quá đắt so với những lợi ích từ việc chiếm dụng vốn của nhà cung ứng. Do đó, họ sẽ dùng lượng tiền nhàn rỗi của mình để thanh toán ngay các khoản phải trả nhà cung ứng nhằm tránh chi phí lãi vay. Khi chi phí giảm đi, lợi nhuận ròng tăng lên sẽ giúp nâng cao khả năng sinh lời của các công ty thực phẩm niêm yết. Hơn thế nữa, nếu kéo dài thời gian trả tiền, danh tiếng của các công ty thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Những tin xấu về việc không thanh toán các khoản mua chịu lan nhanh có thể ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của công ty, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, các công ty thực phẩm niêm yết, đều là các công ty lớn trên thị trường sẽ giảm thời gian trả tiền để tránh rủi ro. Kết quả nghiên cứu trên bác bỏ giả thuyết 3 của nghiên cứu. Kết quả này thống nhất với kết quả T.T. Uyên T p ch hoa h c Đ N: inh tế v inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-10 8 của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) nhưng lại trái ngược với kết quả của Sajid Gul (2013). Mô hình 4: ROA = -0,197 – 0,00017*CCC + 0,035*SIZE – 0,253*LEV -0,006*CR+ ε Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) cho biết hiệu quả quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp cũng có tác động ngược chiều tới khả năng sinh lời. Trong mô hình 4, hệ số tương quan là -0,00017 với giá trị p là 0,0006 thể hiện kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức độ 1%. CCC cho biết thời gian kể từ khi công ty thanh toán tiền mua nguyên vật liệu đầu vào cho tới khi thu được tiền từ khách hàng. CCC càng ngắn thì hiệu quả của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết càng cao. Do đó, các công ty cần chú trọng đến việc giảm thời gian tồn kho cũng như thời gian thu tiền khách hàng. Mối quan hệ ngược chiều giữa CCC và khả năng sinh lời, chấp thuận giả thuyết và giống với nghiên cứu trước đó của Sajid Gul (2013). Ngoài ra, biến kiểm soát quy mô (SIZE) có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời (ROA). Đòn bẩy tài chính (LEV) và hệ số thanh toán ngắn hạn (CR) có mối quan hệ ngược chiều với ROA ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả chung về 4 giả thuyết được tóm tắt như sau: Bảng 5. Kết luận các giả thuyết Các yếu tố Dấu tác động theo lý thuyết Dấu tác động theo giả thuyết Dấu tác động theo kết quả Ghi chú INV - - - Chấp nhận H1 AR - - - Chấp nhận H2 AP +/- + - Bác bỏ H3 CCC - - - Chấp nhận H4 Nguồn: Các tác giả tổng hợp 5. Kết luận và kiến nghị Bài nghiên cứu kiểm định sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của 56 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017 và đưa ra một số kết luận sau đây: Về lý thuyết, bài nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời như các khái niệm, các yếu tố tác động, các chỉ tiêu đo lường. Về khoa h c, kết quả phân tích hồi quy về tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam cho thấy kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ thanh toán bình quân (AP) và chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời (ROA). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động của quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ đòn bẩy (LEV), khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Về lý luận, trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời, kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp ngành thực phẩm có thể xem xét các biện pháp làm giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của mình để có thể nâng cao khả năng sinh lời. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị là cơ sở để góp phần giúp các doanh nghiệp ngành thực phẩm nhận định một cách rõ hơn về sự tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho bằng cách giảm lượng hàng lưu kho, thông qua việc áp dụng mô hình Just-in-time trong quản trị hàng tồn kho. Mô hình này giúp cắt giảm toàn bộ những bộ phận T.T. Uyên T p ch hoa h c Đ N: inh tế v inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-10 9 không cần thiết và chỉ sản xuất theo một số lượng định sẵn. Điều này giúp cho sản phẩm luôn được tươi mới, đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, có thể kết hợp lấy hàng từ nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ, tìm kiếm các nhà cung cấp gần hoặc có thời gian cung cấp ngắn để giảm thời gian chờ hàng; tối ưu hóa việc bố trí các sản phẩm cung cấp trong kho để việc chuyển và sản xuất sẽ nhanh chóng hơn. Việc chủ động trong việc nhập hàng sẽ giúp các doanh nghiệp có được nguyên vật liệu khi cần, đảm bảo chất lượng nguồn cung. Thứ hai, về quản trị khoản phải thu, biện pháp cần thiết nhất lúc này là thắt chặt tín dụng khách hàng để nhanh chóng thu hồi vốn, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Về lâu dài, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, bao gồm các tiêu chí đánh giá khách hàng như khả năng thanh khoản của khách hàng, uy tín của khách hàng, giá trị tài sản thế chấp, thái độ và hành vi của khách hàng, để có thể đưa ra quyết định có cho khách hàng nợ hay không. Sau đó, để quản lý các khoản phải thu, nhà quản lý phải biết cách theo dõi sát sao, trên cơ sở đó có thể thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời. Doanh nghiệp có thể theo dõi thông qua việc xếp loại tín dụng khách hàng để từ đó đưa ra được các biện pháp kiểm soát nợ phù hợp, vừa thu hồi được nợ, vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Thứ ba, các doanh nghiệp ngành thực phẩm cũng nên thanh toán sớm các khoản nợ cho nhà cung cấp, vừa giảm được chi phí nợ, vừa nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Thương lượng điều khоản thаnh tоán với nhà cung cấр, thео dõi hàng tồn khо từ thời điểm muа đến thời điểm bán, và quản lý các khоản рhải trả sát sao có thể cải thiện tình hình tài chính đáng kể. Хác định những vấn đề và nguуên nhân củа các khoản phải trả quá hạn, хеm хét và cải thiện việc quản lý nợ рhải trả làm tăng tính minh bạch trоng tài chính dоаnh nghiệр, giúр việc quản lý tiền mặt hiệu quả hơn và tạо mối quаn hệ tốt hơn với nhà cung cấр. Thứ tư, dù chu kỳ chuyển hóa tiền mặt phụ thuộc vào 3 yếu tố còn lại của quản trị vốn lưu động nhưng doanh nghiệp vẫn nên có những biện pháp để kiểm soát dòng tiền hiệu quả. Đó là xây dựng hệ thống quản trị dòng tiền để tối ưu hóa lượng tiền có trong doanh nghiệp, vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa tận dụng được những cơ hội đầu tư. Dо lượng tiền mặt lưu chuуển thường không ổn định nên các công tу cần sử dụng các mô hình dự báо tiền mặt để lоại trừ những rủi rо từ sự không ổn định đó và có biện рháр cân đối các khоản thu và chi trоng tương lаi. Sаu khi dự báо các dòng tiền nhậр và хuất quỹ, dоаnh nghiệр cần lậр chо mình một kế hоạch thu và chi tiền một cách linh hоạt để có thể chủ động kiếm sоát dòng tiền. Các doanh nghiệp ngành thực phẩm cần áp dụng kỹ thuật đồng bộ hóa dòng tiền để rút ngắn chu kỳ thu tiền cũng như chu kỳ thanh toán đẻ giảm lượng tiền dự trữ, đồng thời tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ thường xuyên, doanh nghiệp nên áp dụng những chính sách, quy trình để giảm thiểu rủi ro cũng như thất thoát trong hoạt động. Các khoản tiền nhàn rỗi có thể đem đi đầu tư ngắn hạn như cho vay, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định việc quản trị vốn lưu động hợp lý sẽ có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành thực phẩm nói riêng. Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn gặp hạn chế là chưa xét đến một số chỉ tiêu cũng phản ánh về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như ROE, ROS, và một số yếu tố (biến kiểm soát) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế, Đây cũng là hướng nghiên cứu cho các bài nghiên cứu tiếp theo. Tài liệu tham khảo [1] Huỳnh Phương Đông (2010), “Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 13, tr.40-44. [2] Nguyễn Tấn Bình, 2002, Phân tích quản trị tài chính, NXB Đại học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh. T.T. Uyên T p ch hoa h c Đ N: inh tế v inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-10 10 [3] Nguyễn Thu Thủy (2011), “Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Lao động, Hà Nội. [4] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2017), EVFTA và ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam. [5] Vietnam Report (2017), Các xu hướng lợi nhuận theo ngành kinh tế năm 2017-2018. [6] Từ Thị Kim Thoa & Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014), “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 14 (24), tr.62-70. [7] Adeel Mumtaz, Muhammad Rehan, Muhammad Rizwan, Farhan Murtaza, Atif Jahanger, Hina Almas khan (2011), “Impact of Working Capital Management on firms’ performance: Evidence from Chemical sector listed firms in KSE-100 index”, IOSR Journal of Business and Management, e-ISSN: 2278-487X, p.93-100. [8] European Commission (2016), The Food and Beverage Market Entry Handbook: Vietnam. [9] Mustafa Afeef (2011), “Analyzing the Impact of Working Capital Management on the Profitability of SME’s in Pakistan”, International Journal of Business and Social Science, Vol.02, No.22, p.173-183. [10] Nielsen Vietnam (2017), 2017 in review: Economy, FMCG & Possibilities. [11] Sajid Gul (2013), Working Capital Management and Performance of SME Sector, European Journal of Business and Management, ISSN 2222- 2839, Vol.05, No.01, p.60-68. Tên bài tiếng Anh Tran Tu Uyen Địa chỉ tiếng Việt, .., Việt Nam Abstract: .. Keywords: ...
File đính kèm:
- tac_dong_cua_quan_tri_von_luu_dong_den_kha_nang_sinh_loi_cua.pdf