Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay

Tóm tắt: Mạng xã hội Facebook được nhiều sinh viên sử dụng với mục đích giải trí và đặc biệt là

mục đích học tập, trao đổi thông tin học tập. Bên cạnh những tác động tích cực, ở một góc độ nào

đó, mạng xã hội Facebook gây ra những tác động tiêu cực đến sinh viên. Bài viết tìm hiểu thực

trạng sử dụng mạng xã hội Facebook cho mục đích học tập của sinh viên, từ đó đưa ra khuyến

nghị nhằm giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook một cách hiệu quả. Theo kết quả nghiên

cứu, mạng xã hội Facebook giúp cho lối sống của sinh viên trở nên năng động hơn, hỗ trợ sinh

viên trong việc chia sẻ, tìm kiếm thông tin học tập. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra rằng việc sử

dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay.

Điều cần lưu ý là, sinh viên cần biết cách sử dụng Facebook một cách hợp lý để phát huy tối đa

những lợi ích mà Mạng xã hội Facebook đem lại.

pdf 7 trang phuongnguyen 15500
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay

Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 68-74 
 68 
Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay 
Nguyễn Thị Kim Hoa*, Nguyễn Lan Nguyên 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 28 tháng 4 năm 2016 
Chỉnh sửa ngày 27 tháng 5 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 6 năm 2016 
Tóm tắt: Mạng xã hội Facebook được nhiều sinh viên sử dụng với mục đích giải trí và đặc biệt là 
mục đích học tập, trao đổi thông tin học tập. Bên cạnh những tác động tích cực, ở một góc độ nào 
đó, mạng xã hội Facebook gây ra những tác động tiêu cực đến sinh viên. Bài viết tìm hiểu thực 
trạng sử dụng mạng xã hội Facebook cho mục đích học tập của sinh viên, từ đó đưa ra khuyến 
nghị nhằm giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook một cách hiệu quả. Theo kết quả nghiên 
cứu, mạng xã hội Facebook giúp cho lối sống của sinh viên trở nên năng động hơn, hỗ trợ sinh 
viên trong việc chia sẻ, tìm kiếm thông tin học tập. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra rằng việc sử 
dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay. 
Điều cần lưu ý là, sinh viên cần biết cách sử dụng Facebook một cách hợp lý để phát huy tối đa 
những lợi ích mà Mạng xã hội Facebook đem lại. 
Từ khoá: Mạng xã hội, Facebook, Sinh viên, Học tập, Ảnh hưởng. 
1. Đặt vấn đề∗ 
Ngày nay, với nhịp sống hiện đại, công 
nghệ thông tin ngày càng phát triển đã tạo điều 
kiện và cơ hội cho con người ở khắp mọi nơi 
trên toàn thế giới kết nối lại với nhau thành một 
mạng lưới thông qua internet, đặc biệt là mạng 
xã hội. Mạng xã hội là thuật ngữ phổ biến trong 
cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân với 
những tính năng đa dạng, nguồn thông tin 
phong phú, cho phép người dùng tiếp nhận, 
chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và hiệu 
quả. Mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các 
mối quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết 
với nhau [1]. Mạng xã hội Facebook có những 
tính năng phổ biến có thể kể đến như kết bạn, 
_______ 
∗Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-13507729 
 Email: kimhoaxhh@yahoo.com 
tìm bạn, tạo nhóm (groups), chia sẻ hình 
ảnh/video dễ dàng, có nhiều ứng dụng, games 
đa dạng và tính năng thiết lập quyền riêng tư. 
Mạng xã hội có những tác động đến cuộc 
sống của mỗi cá nhân, xã hội. Đặc biệt là những 
người trẻ, những người đang sử dụng mạng xã 
hội hàng ngày, hàng giờ. Mạng xã hội đã làm 
thay đổi thói quen của nhiều người và hình 
thành những thói quen, lối sống, văn hóa mới ở 
một bộ phận lớn người sử dụng mạng xã hội, 
đặc biệt là mạng xã hội Facebook, đang được 
sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Theo thống kê 
của Facebook vào tháng năm, lượng người 
trung bình sử dụng Facebook hàng tháng ở Việt 
Nam là 30 triệu thành viên [2]. Ngoài việc có 
tác động giải trí, mạng xã hội Facebook còn là 
nơi nhiều sinh viên sử dụng vì mục đích học 
tập, trao đổi thông tin. Bên cạnh những tác 
N.T.K. Hoa, N.L. Nguyên / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 68-74 
69 
động tích cực, ở góc độ nào đó, Facebook còn 
tồn tại một số hạn chế. Tuy nhiên, nếu biết sử 
dụng một cách hiệu quả thì Facebook còn tạo 
môi trường tốt cho sinh viên mở rộng kiến thức 
về nhiều lĩnh vực học thuật cũng như trong 
cuộc sống. 
Bài viết dựa trên kết quả khảo sát (tháng 
12/2015 đến tháng 3/2016) 212 sinh viên năm 
thứ hai và thứ ba của bốn Khoa là Khoa Xã hội 
học, Khoa Báo chí và tuyên truyền, Khoa Lịch 
Sử, Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học 
Xã hội và Nhân Văn. Ngoài ra chúng tôi cũng 
tiến hành phỏng vấn sâu 21 sinh viên có tính 
đến cơ cấu giới tính, quê quán, học lực, năm 
học và Khoa. Báo cáo này sẽ làm rõ tình hình 
sử dụng mạng xã hội trong sinh viên hiện nay 
và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập, qua 
đó đưa ra một số khuyến nghị đối với hoạt động 
này ở Việt Nam. 
2. Tình hình sử dụng mạng xã hội của 
sinh viên 
Trên thực tế Facebook ra đời vào ngày 4 
tháng 2 năm 2004 do Mark Zuckerberg sáng lập 
[3], với những tính năng công nghệ ưu việt, độ 
tương tác cao, ứng dụng đa dạng, Facebook 
đang trở thành mạng xã hội phổ biến và được 
ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Với những ưu 
điểm đó, Facebook thu hút số lượng người sử 
dụng ngày càng lớn. Đặc biệt là sinh viên, 
những người có nhu cầu giao lưu, kết nối và 
mong muốn được thể hiện bản thân trên mạng 
xã hội thì dường như Facebook là một phần 
không thể nào thiếu được trong cuộc sống. 
Từ kết quả về thực trạng sử dụng mạng xã 
hội Facebook trong sinh viên trên các khía 
cạnh: mức độ, thời gian, thời điểm, mục đích 
sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook của 
sinh viên hiện nay như sau: 
Bảng 1. Mức độ sử dụng các mạng xã hội của sinh viên 
Không sử dụng Hiếm khi sử dụng Thường xuyên sử dụng 
Mạng xã hội 
SL % SL % SL % 
Facebook 3 1,4 19 8,9 190 89,2 
Tumblr 149 70,0 42 19,7 21 9,9 
Instagram 122 57,3 48 22,5 42 19,7 
Tango 200 93,9 9 4,2 3 1,4 
Youtube 9 4,2 55 25,8 148 69,5 
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu) 
Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook là 
cao nhất chiếm 89,2% và chỉ có 3 sinh viên 
không sử dụng Facebook chiếm 1,4%. Bên 
cạnh đấy, Youtube có tỷ lệ sinh viên sử dụng 
đứng thứ hai trong số các mạng xã hội. Cụ thể, 
sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội 
Youtube chiếm 69,5%, sinh viên ít sử dụng 
chiếm 25,8% và sinh viên không sử dụng chỉ 
chiếm 4,2%. Nếu như Facebook có sức thu hút 
giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên bởi tính 
năng kết nối, chia sẻ với mọi người trên toàn 
thế giới thì Youtube hấp dẫn giới trẻ với những 
video clip trực tuyến, đa dạng thể loại về phim 
ảnh, âm nhạc, thời sự,Với một tài khoản trên 
Youtube, người dùng sẽ có một kênh video của 
riêng mình để có thể đăng những đoạn clip yêu 
thích, cùng chia sẻ chúng với bạn bè, người 
thân, thậm chí những người lạ. Ngoài ra, người 
dùng có thể lưu lại những clip mình mong 
muốn, sắp xếp chúng theo thứ tự, theo dõi các 
kênh mình quan tâm, bình luận trên các video 
yêu thích từ đó có thể kết nối với nhiều bạn bè. 
Ngoài ra, sinh viên có sử dụng mạng xã hội 
khác như Flick, Twitter, Zingme, Go.vn,. 
Tuy nhiên, những mạng xã hội đó sinh viên sử 
dụng không thường xuyên như mạng xã hội 
Facebook bởi tính năng tiện ích, đa dạng của 
Facebook mang lại. Trong đó bộ phận giới trẻ 
là những người sử dụng Facebook nhiều nhất, 
N.T.K. Hoa, N.L. Nguyên / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 68-74 
70 
họ có khả năng tiếp thu nhanh những cái mới 
nhanh chóng. 
“...Giờ bạn nào mà không dùng Facebook 
thì lạc hậu quá. Cái này nó quá phổ biến hiện 
nay và tin rằng nó còn phát triển mạnh hơn 
nữa. Nó như một phần của cuộc sống hàng 
ngày của sinh viên vì cứ sáng ra là check 
Facebook và tối về cũng check facebook” 
 (Nam, 21 tuổi, Khoa báo chí và truyền 
thông) 
Nhóm tác giả xét tới thời điểm sử dụng 
Facebook của sinh viên. 
Bảng 1. Thời điểm truy cập Facebook của sinh viên 
Thời điểm Tỷ lệ (%) 
Trong thời gian nghỉ ngơi ở nhà 
Bất kể lúc nào 
Giữa giờ nghỉ giải lao trên lớp 
Trong giờ học, giờ làm việc 
46,6 
35,5 
12,7 
5,2 
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu) 
Bảng trên cho thấy sinh viên thường vào 
Facebook trong lúc nghỉ ngơi ở nhà chiếm 46,6 
%. Điều này có thể giải thích bởi sau khoảng 
thời gian học tập trên lớp, sinh viên thường truy 
cập vào Facebook và coi đó là một trong các 
hoạt động giải trí. Đáng chú ý là có 35,5% sinh 
viên sử dụng mạng xã hội vào bất cứ thời điểm 
nào trong ngày. Như vậy, có một lượng lớn sinh 
viên không sử dụng mạng xã hội theo một 
khoảng thời gian cố định. Điều này cũng có thể 
dẫn đến việc họ khó có sự kiểm soát thời gian 
sử dụng mạng xã hội của mình [1]. Có rất ít 
sinh viên sử dụng Facebook trong thời gian làm 
việc và học tập chiếm 5,2%. Tuy số lượng rất 
nhỏ nhưng cũng cho thấy sự thu hút của mạng 
xã hội Facebook đối với sinh viên. Điều đó 
cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập 
của họ. 
Trong thời gian gần đây, mạng xã hội nói 
chung và mạng xã hội Facebook nói riêng ngày 
càng được mở rộng. Theo một nghiên cứu khảo 
sát của WeAreSocial – một tổ chức có trụ sở ở 
Singapore, nghiên cứu độc lập về truyền thông 
xã hội toàn cầu cho biết rằng: Việt Nam là một 
trong những thị trường Internet hấp dẫn nhất 
châu Á, và sự thay đổi đáng kể nhất của nước 
này đó là trong vòng 2 tháng trước đây, chỉ có 
2,9 triệu người sử dụng Facebook tại Việt Nam; 
còn đến hôm nay có hơn 8,5 triệu người sử 
dụng – mức tăng trưởng gần 200% [4,5]. Trên 
thế giới mạng xã hội vẫn được coi là một thế 
giới ảo, bởi tất cả những mối quan hệ, những 
nguồn thông tin trên mạng xã hội dường như 
không chính thống nhưng số lượng người sử dụng 
mạng xã hội Facebook đang tăng rất nhanh.
Bảng 2. Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên 
 Mục đích Số lượng Tỷ lệ (%) 
Trò chuyện, nhắn tin 196 92,5 
Cập nhật thông tin học tập của lớp 174 82,1 
Cập nhật thông tin xã hội 174 82,1 
Cập nhật thông tin bạn bè 172 81,1 
Tìm kiếm tài liệu học tập 162 76,1 
Tham gia vào hội nhóm sở thích 155 73,1 
Tham gia vào các nhóm học tập 136 64,2 
Bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân 119 56,1 
Giải trí (chơi game, nghe nhạc,) 96 45,3 
N.T.K. Hoa, N.L. Nguyên / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 68-74 
71 
Mua hàng trực tuyến 87 41,0 
Tìm kiếm thông tin về sức khỏe, hôn nhân, gia đình 84 39,6 
Kết nối liên lạc với bạn cũ 78 36,8 
Tìm kiếm nguồn thông tin về việc làm 46 21,7 
Vào theo thói quen 41 19,2 
Giao lưu kết bạn mới 29 13,7 
Kinh doanh bán hàng trực tuyến 11 5,2 
Tham gia sự kiện 11 5,2 
Tìm kiếm thông tin mang tính khiêu dâm 6 2,8 
( Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu) 
Theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi 
truy cập mạng xã hội Facebook, mục đích 
chiếm tỉ lệ cao nhất được sinh viên lựa chọn là 
trò chuyện, nhắn tin (chiếm 92,5 %). Đứng thứ 
hai là cập nhật thông tin xã hội và cập nhật 
thông tin học tập của lớp (chiếm 82,1%) và thứ 
ba là cập nhật các thông tin bạn bè cũng có tỉ lệ 
cao (chiếm 81,1%). Một sinh viên nam năm thứ 
hai Khoa Xã hội học cho rằng:“Em truy cập 
Facebook có mục đích là học tập, cập nhật 
thông tin và chia sẻ công việc trên đấy bởi vì 
hầu hết các môn học em đều làm nhóm trưởng. 
Qua Facebook em có thể chia sẻ thông tin, 
thông báo với các thành viên trong nhóm bởi vì 
không thể trao đổi hết được ở trường thì buộc 
lòng mình phải liên hệ qua Facebook”. 
 Hay phỏng vấn sinh viên nữ năm thứ hai 
Khoa Văn học: “Mình đi học thường hay là 
nhóm trưởng, lớp trưởng nên việc sử dụng 
mạng xã hội Facebook giúp mình giảm thiểu 
được những khoản tiền để có thể thông báo 
những thông tin hay tài liệu học tập của lớp, mà 
tài liệu còn được các bạn nhận nhanh hơn, 
chính xác hơn nữa. Nhất là những dịp gần kỳ 
thi, các bạn gặp được nhau cũng rất khó, mà 
lúc đó lại cần rất nhiều tài liệu để ôn tập, nên 
là mình thấy nếu không có Facebook chưa chắc 
các bạn đã có thể ôn thi hiệu quả”. Như vậy, 
mạng xã hội Facebook có những tính năng đa 
dạng, nguồn thông tin phong phú, tiết kiệm chi 
phí, Vì vậy, sinh viên sử dụng mạng xã hội 
Facebook nhiều hơn cho mục đích giao tiếp và 
cập nhật thông tin. 
Ngoài mục đích giao tiếp, cập nhật thông 
tin, sinh viên sử dụng mạng xã hội để tham gia 
vào các hội, nhóm có cùng sở thích (chiếm 
73,1%) và giải trí (chiếm 45,3%). Mạng xã hội 
nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng 
có những tính năng cung cấp nguồn giải trí tiện 
lợi cho người sử dụng như nghe nhạc, chơi 
game, xem phim. Sinh viên chỉ cần có mát tính 
cá nhân, điện thoại di động có kết nối internet, 
sinh viên có thể dễ dàng nghe nhạc, xem phim, 
chơi game trong bất cứ thời điểm nào. 
Bên cạnh đó, những mục đích như kinh 
doanh bán hàng trực tuyến (chiếm 5,2%) ít 
được sinh viên lựa chọn. Điều này có thể xuất 
phát từ những hạn chế về tài chính, mối quan 
hệ, thời gian và kinh nghiệm kinh doanh của 
sinh viên. 
Khi xét về khía cạnh lệch chuẩn xã hội thì 
chỉ có 2,8% không truy cập vào mạng xã hội 
Facebook mới mục đích tìm kiếm và đăng tải 
những thông tin mang tính khiêu dâm. Điều 
này, cho thấy rằng đa phần các bạn sinh viên 
đều truy cập vào mạng xã hội Facebook với 
mục đích lành mạnh. Có thể sinh viên cũng ý 
thức được nguy cơ tiềm ẩn khi đăng tải ảnh 
“nóng” của cá nhân lên mạng như họ có thể trở 
thành nạn nhân của các cuộc xâm hại tình dục, 
bị nhận những lời nhận xét khiếm nhã và có thể 
sẽ trở thành tâm điểm “ném đá” của dư luận. 
N.T.K. Hoa, N.L. Nguyên / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 68-74 
72 
3. Ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả 
học tập của sinh viên 
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy có 
sự khác nhau về kết quả học tập thông qua mục 
đích sử dụng mạng xã hội Facebook, thay vì chỉ 
sử dụng mạng xã hội Facebook như một công 
cụ giải trí, thì đa phần các bạn vẫn sử dụng 
mạng xã hội Facebook như một công cụ hỗ trợ 
học tập, từ đó cũng ảnh hưởng phần nào đó đến 
kết quả học tập của sinh viên. Xem xét để đánh 
giá một cách khách quan nhất về sự ảnh hưởng 
của mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập 
qua bảng sau đây. 
Bảng 3. Kết quả học tập theo mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook. 
Đơn vị: Phần trăm (%) 
Kết quả học tập Ảnh 
hưởng Vấn đề Mức độ Yếu Khá Giỏi Xuất sắc 
Ảnh hưởng 2,2 61,4 29,4 7,0 
Xả Stress 
Không ảnh hưởng 2,4 54,8 42,9 0,0 
Ảnh hưởng 1,6 60,5 42,9 5,8 Tìm kiếm 
chia sẻ tài 
liệu học tập Không ảnh hưởng 0,0 57,1 32,1 0,0 
Ảnh hưởng 2,3 62,7 45,7 5,6 
Tích 
cực 
Trao đổi 
thông tin 
trong học tập Không ảnh hưởng 0,0 52,2 29,4 2,2 
Ảnh hưởng 2,2 55,8 31,8 5,5 Gây mất tập 
trung trong 
học tập Không ảnh hưởng 0,0 65,9 36,5 2,3 
Ảnh hưởng 1,8 56,8 35,8 5,6 Thường 
xuyên thức 
khuya Không ảnh hưởng 2,0 64 32,0 2,0 
Ảnh hưởng 1,4 56,3 37,6 4,8 Ngại giao 
tiếp với ngoài 
đời thực Không ảnh hưởng 3,0 62,1 30,3 4,5 
Ảnh hưởng 1,3 56,6 37,8 4,5 Giảm thời 
gian học tập Không ảnh hưởng 4,8 66,7 26,2 2,4 
Ảnh hưởng 1,8 56,5 36,8 4,9 
Tiêu 
cực 
Giảm thị lực, 
suy nhược cơ 
thể Không ảnh hưởng 2,0 67,3 26,5 4,1 
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu) 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 60,5% sinh 
viên khá và 42,9% sinh viên giỏi cho rằng việc 
tìm kiếm, chia sẻ tài liệu trên Facebook có ảnh 
hưởng đến kết quả học tập. Bên cạnh đó, việc 
trao đổi thông tin học tập trên Facebook của 
những sinh viên có kết quả khá và giỏi chiếm tỉ 
lệ phần trăm lớn (chiếm 62,7% sinh viên khá và 
45,7% sinh viên giỏi). Như vậy, đối với sinh 
viên khá giỏi, việc tìm kiếm tài liệu học tập và 
trao đổi thông tin học tập trên Facebook rất hiệu 
quả. Không những giúp ích trong việc học tập, 
Facebook còn giúp sinh viên giải tỏa căng 
thẳng sau những giờ học. Tuy có những ảnh 
hưởng tích cực đến kết quả học tập nhưng vẫn 
tồn tại một số hạn chế nhưmất tập trung, giảm 
N.T.K. Hoa, N.L. Nguyên / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 68-74 
73 
thời gian học tập, suy nhược cơ thể hay mạng 
xã hội Facebook có rất nhiều nguồn thông tin 
không chính thống “báo lá cải”. Một phần lý do 
của các hiện tượng tiêu cực trên là do còn thiếu 
những cơ chế quản lý mạng xã hội hiệu quả. 
Mạng xã hội xuất hiện ở nước ta từ năm 2004-
2005 [6], nhưng từ “mạng xã hội” chính thức 
được đề cập đến ở nghị định 72 TTCP ban hành 
vào tháng 7, 2013 [7]. 
Như vậy, việc sử dụng mạng xã hội 
Facebook một cách hợp lý, hiệu quả, biết cân 
bằng thời gian sẽ giúp cho sinh viên có kết quả 
học tập tốt hơn. Qua bảng tương quan nhóm tác 
giả nhận định rằng, mạng xã hội Facebook có 
tác động một phần nào đó đến kết quả của sinh 
viên hiện nay theo hướng tích cực, giúp cho 
hiệu suất học tập tốt hơn. 
4. Một số khuyến nghị 
Đối với sinh viên, những người dùng 
Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung 
cần nâng cao kỹ năng quản lý thời gian, hành vi 
của mình trong môi trường mạng xã hội: Sinh 
viên cần sắp xếp thời gian dành cho học tập và 
thời gian sử dụng mạng xã hội; lựa chọn và biết 
cách chọn lọc những thông tin phù hợp để phục 
vụ cho bản thân; tránh để các thông tin tiêu cực, 
những trang mạng không lành mạnh ảnh hưởng 
đến đời sống và hành vi của sinh viên. 
Đối với gia đình, cha mẹ cần dành thời gian 
để lắng nghe và quan tâm đến việc sử dụng 
mạng xã hội của con. Cha mẹ nên xây dựng 
một mối quan hệ tin tưởng với con cái và hơn 
hết, cha mẹ cần tìm hiểu vai trò mạng xã hội và 
hiểu rằng việc sử dụng mạng xã hội đúng đắn là 
có lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ, cập 
nhật và trao đổi thông tin học tập. 
Mạng xã hội Facebook là một phương tiện, 
một công cụ có cả những mặt tích cực, tiêu cực 
và có tác động không nhỏ tới đời sống của sinh 
viên nói chung và hoạt động học tập của sinh 
viên nói riêng. Mạng xã hội Facebook giúp sinh 
viên kết nối với nhiều bạn bè, cập nhật thông 
tin, tham gia và chia sẻ tài liệu trong các nhóm 
học tập. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế 
bởi có những mối quan hệ trên Facebook chỉ là 
ảo, việc sử dụng Facebook quá nhiều sẽ ảnh 
hưởng tới công việc, học tập, sức khoẻ hay gây 
ra một số rắc rối trong cuộc sống. Đồng thời, 
nghiên cứu của nhóm tác giả cũng đưa ra được 
kết quả rằng việc sử dụng mạng xã hội 
Facebook có ảnh hưởng tích cực đến kết quả 
học tập của sinh viên hiện nay. Điều cần lưu ý 
là, sinh viên cần biết cách sử dụng Facebook 
một cách hợp lý để phát huy tối đa những lợi 
ích mà mạng xã hội Facebook đem lại. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị 
Hồng Thái, “Mạng xã hội với sinh viên” (sách 
chuyên khảo), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 
(2015). 
[2] 
hoi-duoc-ua-chuong-nhat-viet-nam/168051.vnp 
[3] 
nguoi-dung-facebook-o-viet-nam-
201506160255521.chn 
[4] Blattner, G., & Fiori, M. Facebook in the 
language classroom: Promises and possibilities. 
Instructional Technology and Distance Learning, 
Vol. 6, No. 1, pp. 17−28 (2009). 
[5] 
2016 
[6] 
facebook-duoc-thanh-lap-boi-mark-zuckerberg-
58368 
[7] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 
Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và 
thông tin điện tử trên mạng Số: 72/2013/NĐ-CP. 
N.T.K. Hoa, N.L. Nguyên / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 68-74 
74 
The Impact of Social Network Facebook on Students Today 
Nguyen Thi Kim Hoa, Nguyen Lan Nguyen 
VNU University of Social Sciences and Humanities 
336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Facebook is a social network being used by many students for entertainment purposes, 
especially for learning ones and information exchange in study. Apart from positive effects, to some 
extent, Facebook also affects students negatively. The authors conducts a study of the real state of 
affairs for the learning purposes of students and whence recommendations will be made to help 
students use Facebook more effectively. According to the findings of this study, Facebook helps 
students’ lifestyles become more dynamic, support students in sharing and searching information for 
academic purposes. The study also points out that the use of Facebook has positive impacts on 
students’ learning results at present. It should be noted that, students should know how to use 
Facebook in a reasonable manner to maximize its usefulness brought about by the social network 
Facebook. 
Keywords: Social network, Facebook, students, study, impact. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_mang_xa_hoi_facebook_doi_voi_sinh_vien_hien_nay.pdf