Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng-Fintech cùng phát triển tại Việt Nam

Tóm tắt

Financial Technology (Fintech ), một trong những sản phẩm tất yếu của cách mạng

công nghiệp 4.0, là một thuật ngữ được áp dụng trong việc kết hợp tài chính và công nghệ

để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng dựa trên nền tảng

công nghệ thông tin và viễn thông. Trong khoảng 10 năm gần đây, sự tham gia của Fintech

đã có những tác động không nhỏ góp phần thay đổi hoạt động tài chính – ngân hàng tại

Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của Fintech còn nhiều hạn chế cả về qui mô, chất lượng

và cơ chế chính sách cần khắc phục trong thời gian tới. Với hướng tiếp cận là một số tác

động của Fintech tới hệ thống tài chính – ngân hàng trong cách mạng 4.0, bài viết này đề

xuất một số giải pháp để hoạt động Fintech tại Việt Nam có thể phát triển an toàn, hiệu

quả, gắn với sự phát triển của cả hệ thống tài chính- ngân hàng và nền kinh tế.

Từ khóa: Fintech, tác động, tài chính ngân hàng, Việt Nam

pdf 10 trang phuongnguyen 700
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng-Fintech cùng phát triển tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng-Fintech cùng phát triển tại Việt Nam

Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng-Fintech cùng phát triển tại Việt Nam
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 147 
TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG 
NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NGÂN HÀNG - 
FINTECH CÙNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM 
TS. Lê Huyền Ngọc 
Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh 
Tóm tắt 
Financial Technology (Fintech ), một trong những sản phẩm tất yếu của cách mạng 
công nghiệp 4.0, là một thuật ngữ được áp dụng trong việc kết hợp tài chính và công nghệ 
để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng dựa trên nền tảng 
công nghệ thông tin và viễn thông. Trong khoảng 10 năm gần đây, sự tham gia của Fintech 
đã có những tác động không nhỏ góp phần thay đổi hoạt động tài chính – ngân hàng tại 
Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của Fintech còn nhiều hạn chế cả về qui mô, chất lượng 
và cơ chế chính sách cần khắc phục trong thời gian tới. Với hướng tiếp cận là một số tác 
động của Fintech tới hệ thống tài chính – ngân hàng trong cách mạng 4.0, bài viết này đề 
xuất một số giải pháp để hoạt động Fintech tại Việt Nam có thể phát triển an toàn, hiệu 
quả, gắn với sự phát triển của cả hệ thống tài chính- ngân hàng và nền kinh tế. 
Từ khóa: Fintech, tác động, tài chính ngân hàng, Việt Nam. 
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ FINTECH 
1.1. Khái niệm 
Fintech là viết tắt của từ financial technology (công nghệ trong tài chính), là một thuật 
ngữ rộng được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng công nghệ thông tin và viễn 
thông để cung cấp dịch vụ tài chính. Fintech có thể được xem như là sản phẩm của cuộc 
cách mạng 4.0 trong hoạt động tài chính – ngân hàng. Fintech cung cấp rất nhiều sản phẩm 
dịch vụ thuộc về lĩnh vực tài chính như thanh toán điện tử, thanh toán trên di động, tài 
chính cá nhân, hay tài chính doanh nghiệp. Một số phân khúc có thể liệt kê như cho vay 
P2P, đầu tư theo nhóm, chấm điểm tín dụng, tư vấn, huy động vốn, tiền điện tử. Nhu cầu 
sử dụng các dịch vụ của các công ty Fintech là các ngân hàng truyền thống, công ty bảo 
hiểm, người tiêu dùng và các doanh nghiêp. 
Theo Wikipedia trích dẫn từ Huffington Post, Fintech được định nghĩa là một ngành 
công nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. 
Các công ty Fintech cung cấp các ứng dụng, qui trình, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới 
trong ngành dịch vụ tài chính, bao gồm một hay nhiều dịch vụ tài chính bổ sung trên nền 
tảng internet và kỹ thuật số. 
148 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 
Khác với thị trường tài chính truyền thống gồm hai đối tượng là các định chế tài chính 
và khách hàng, đối tượng của Fintech gồm ba đối tượng: Định chế tài chính, công ty Fintech 
và khách hàng. 
Về cơ bản, có thể phân các dịch vụ mà các công ty Fintech cung ứng theo các loại 
hình dịch vụ: Dịch vụ tài chính (huy động vốn từ cộng đồng, tín dụng); Quản lý tài sản 
(mạng xã hội đầu tư); Quản trị tài chính cá nhân; Dịch vụ đầu tư và ngân hàng; Dịch vụ 
thanh toán (biện pháp thanh toán thay thế, bảo mật); Dịch vụ khác (bảo hiểm, bảo lãnh, 
giải pháp công nghệ khác) 
Các doanh nghiệp fintech được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các công ty 
cung cấp các công cụ kỹ thuật số để tạo ra các sản phẩm tài chính mới cho người dùng, bao 
gồm tất cả các các sản phẩm Fintech tương ứng với các mảng hoạt động hiện tại của ngành 
tài chính truyền thống gồm thanh toán; huy động vốn; cho vay; đầu tư và quản lý tài sản; 
bảo hiểm. 
Trong thanh toán, Fintech cung cấp các phương thức thanh toán hiện đại như thanh 
toán di động, ví điện tử, chuyển tiền ngang hàng. 
Trong huy động vốn, Fintech tạo ra sản phẩm gọi vốn trực tuyến từ cộng đồng cho 
phép người có dự án hay ý tưởng sản phẩm nhưng lại không có vốn để thực hiện, có thể 
huy động vốn từ xã hội. Hiện nay trên thị trường có các hình thức gọi vốn như: Gọi vốn 
theo hình thức ủng hộ, theo hình thức có đãi ngộ, theo hình thức góp vốn, theo hình thức 
cho vay, theo hình thức phát hành tiền ảo. 
Trong cho vay, Fintech cung cấp sản phẩm cho vay ngang hàng (P2P) TỪ TIẾNG 
ANH dựa nền tảng trực tuyến để kết nối người đi vay và người cho vay. 
Trong bảo hiểm, Fintech cung cấp mô hình người môi giới và mô hình công ty bảo 
hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm phù hợp và mang lại những 
giải pháp tốt hơn cho khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ. 
Trong đầu tư và quản lý tài sản, Fintech cung cấp các giải pháp tư vấn, lựa chọn hình 
thức và quản lý các khoản đầu tư dựa trên công nghệ thông qua mạng giao dịch xã hội và 
tư vấn tự động. 
 Nhóm thứ hai là nhóm cung cấp các giải pháp công nghệ và các công cụ hỗ trợ mới, 
còn gọi là nhóm hỗ trợ. Ví dụ: công cụ bảo mật, nhận diện khách hàng, quản lý và phân 
tích dữ liệu, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ khách hàng, các phần mềm quản lý tài chính 
cá nhân và doanh nghiệp. 
Trên nền tảng Internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh 
doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã được các doanh nghiệp FinTech phát triển. 
Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), 
trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, điện thoại thông minh, FinTech đang phát triển mạnh 
mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang 
lại nhiều tiện ích, mở ra thời đại mới trong hoạt động tài chính trên toàn thế giới: thời đại 
kỹ thuật số. 
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 149 
1.2. Những tác động của Fitech tới hệ thống ngân hàng 
1.2.1. Tác động tích cực 
Các ứng dụng đa dạng của Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động 
của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Tuy chỉ mới hình thành hơn 10 năm qua song những 
sản phẩm của Fintech đã và sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo, hệ thống cũng như các phương 
thức giao dịch tài chính truyền thống. 
Một là, Fintech tạo ra những mô hình kinh doanh mới làm thay đổi kênh phân phối 
và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng, ví dụ: 
Internet banking, Mobile banking, QR code, ngân hàng số, ví điện tử 
Hai là, sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới như Big data, blockchain, hệ 
thống định dạng cá nhân sinh trắc học, định danh khách hàng điện tử sẽ giúp các tổ chức 
tài chính thu thập dữ liệu, đơn giản hóa quy trình phân tích hành vi khách hàng, cải tiến 
chất lượng dịch vụ, tiết giảm chi phí hạ tầng kỹ thuật, tăng cường tính minh bạch, nhưng 
vẫn đảm bảo an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt trong giao dịch ngân hàng mang lại 
giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng. 
Ba là, Fintech thu hút rất nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp trong 1 thập kỷ qua do 
được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông nên không yêu 
cầu nguồn vốn lớn và không cần nhiều mạng lưới chi nhánh như ngân hàng truyền thống. 
Bốn là, Fintech tạo ra các giải pháp tài chính cho khách hàng ở vùng sâu, vùng xa 
hoặc những khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những 
rào cản về thủ tục hoặc địa lý. Đặc biệt, Fintech hỗ trợ tốt hơn cho nhóm khách hàng cá 
nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Những khách hàng này thường bị các ngân hàng 
từ chối do không đáp ứng được các yêu cầu về vốn và tài sản. 
Năm là, Fintech giúp cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính đa dạng cho khách 
hàng nhờ sự phát triển của công nghệ, giúp bảo đảm sự cung ứng dịch vụ 24/7 theo cả 
không gian và thời gian. Ví dụ: Hiện tại các công ty cho vay P2P (kết nối trực tiếp người 
đi vay với người cho vay trên Internet) đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian 
phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng xuống chỉ còn vài giờ. 
Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người 
tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Qua Fintech, khả năng tiếp cận dịch 
vụ tài chính - ngân hàng được nâng cao, gia tăng giá trị cho khách hàng sử dụng dịch vụ. 
Cũng bởi ưu thế phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin không cần mạng lưới phòng 
giao dịch như ngân hàng, nên các sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp Fintech cung ứng đã 
và đang thu hút được số lượng lớn khách hàng; đặc biệt là những người gặp khó khăn trong 
việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng. 
Nhìn chung thì toàn thế giới chào đón làn sóng Fintech bởi nó giúp cho các giao dịch 
tài chính dễ dàng, minh bạch hơn và có chi phí thấp hơn. 
150 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 
1.2.2. Tác động tiêu cực 
Bên cạnh những lợi ích mà Fintech đem lại, các hoạt động của Fintech có thể mang 
lại một số tác động bất lợi đến hệ thống tài chính. 
Một là, nguy cơ bị tấn công bởi chính công nghệ. Các sản phẩm Fintech được tạo ra 
trên nền tảng công nghệ nên việc gặp phải các nguy cơ tấn công từ công nghệ là điều không 
tránh khỏi. Giải pháp công nghệ thông tin càng hiện đại thì rủi ro càng dễ xảy ra, một sự 
cố có thể dẫn đến rủi ro cả hệ thống. Các DN phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến 
từ việc gian lận tài chính, lỗi hệ thống, tội phạm công nghệ ăn cắp dữ liệu, phát tán 
mã độc 
Hai là, Fintech phát triển quá nhanh so với hệ thống pháp luật hiện hành. Sản phẩm 
Fintech là dựa trên những đổi mới và sáng tạo liên tục của công nghệ, do đó, nhiều trường 
hợp các quy định của pháp luật hiện hành chưa theo kịp. Chính điều này là một trong những 
nguyên nhân gây ra hàng loạt các vụ lừa đảo liên quan đến fintech thời gian qua như lừa 
đảo góp vốn mua máy đào tiền ảo, lừa đảo ICO, kinh doanh tiền điện tử 
Ba là, sự thuận tiện của Fintech làm cho khách hàng đôi khi sử dụng mà chưa thực 
sự hiểu về sản phẩm, không có kiến thức cơ bản về tài chính, thậm chí không hề biết cách 
bảo mật các thông tin cá nhân. Đây là kẽ hở cho tội phạm tài chính tấn công. Ví dụ: lập 
các website giả mạo làm người dùng lộ tài khoản và mật khẩu để chiếm đoạt tài sản 
Bốn là, thị phần của các ngân hàng có xu hướng giảm bớt do có sự chia xẻ thị phần 
với các công ty Fintech. 
Năm là, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ có thể thay thế cho lượng lớn nhân 
viên của các ngân hàng đang làm việc trực tiếp tại các quầy giao dịch truyền thống. Xu 
hướng “ngân hàng không giấy”, “tổ chức tài chính không giấy”, trí tuệ nhân tạo, robot sẽ 
ngày càng phổ biến. Các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng ngày càng thu hẹp 
cả về qui mô và số lượng. 
1.3. Sơ lược về Fintech trên thế giới 
Có thể nói trong 10 năm qua, Fintech đã làm thay đổi hẳn hoạt động liên quan đến tài 
chính của thế giới. Theo thống kê của Bloomberg TÀI LIỆU THAMKHẢO: đầu tư toàn 
cầu vào công nghệ tài chính đã tăng hơn 2.200% từ 930 triệu USD năm 2008 lên hơn 22 
tỷ USD vào năm 2015. 
Tháng 2 năm 2017, công ty kiểm toán Earn Ernst & Young đã công bố trong báo cáo 
“Chỉ số Tiếp nhận Fintech” (Fintech Adoption Index) của trang EY.com bảy trung tâm 
Fintech hàng đầu của thế giới là: Lon Don, California, New York, Singapore, Đức, Úc và 
Hồng Kông. Về tỷ lệ tiếp thu công nghệ tài chính, trong 20 nền kinh tế lớn của thế giới, 
Trung Quốc dẫn đầu với 69% người tiêu dùng đã sử dụng ít nhất 2 dịch vụ công nghệ tài 
chính trong vòng 6 tháng qua. Ấn độ đứng ở vị trí thứ hai, với 52% người tiêu dùng sử 
dụng, sau đó là Anh Quốc với 42%. 
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 151 
Nắm bắt xu hướng phát triển của Fintech, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các 
biện pháp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho FinTech phát triển. Các nước Anh, Australia, 
Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật bản thành lập bộ phận hỗ trợ Fintech 
và các ủy ban để thúc đẩy hoạt động Fintech. Chính phủ cũng xây dựng khuôn khổ pháp 
lý cho phép các công ty FinTech, trước khi chính thức mở rộng cung ứng trên thị trường, 
được thử nghiệm và điều chỉnh sản phẩm của mình trong thời gian tối đa một năm mà 
không phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép. 
Về thuế, Trung quốc áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15% đối với doanh 
nghiệp công nghệ cao mới trong khi các doanh nghiệp thông thường chịu mức thuế 25%. 
Tại Malaysia, miễn thuế cho các công ty công nghệ khởi nghiệp. Thái Lan miễn thuế thu 
nhập doanh nghiệp 5 năm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khi đáp ứng các tiêu chuẩn 
nhất định. 
Các trường đại học cũng tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Trường 
đại học Oxford đã nghiên cứu và giảng dạy Fintech cho tất cả những ai muốn học (Business 
Insider, 2017). Đại học New York có chương trình đào tạo cao học về các loại tiền tệ, 
Blockchains & các dịch vụ tài chính; hệ thống thông tin tài chính; tư vấn trực tuyến và hệ 
thống hóa hoạt động thương mại; quản lý rủi ro Fintech, tài chính cá nhân,... (New York 
University, 2017). Đại học Quản lý Singapore đào tạo Chứng chỉ Fintech cho tất cả những 
ai tham gia vào hoạt động Fintech (Singapore Management University, 2017). Đại học Trung 
Hoa Hồng Kông mở thêm chương trình đào tạo đại học về Fintech từ năm học 2017-2018 
Fintech đã và đang tác động lên dịch vụ tài chính ngày một mạnh mẽ. Fintech trở 
thành một trong những lĩnh vực đầu tư “nóng” nhất trên thị trường tài chính toàn cầu. 
2. HOẠT ĐỘNG CỦA FINTECH TẠI VIỆT NAM 
Fintech ở Việt Nam còn khá mới mẻ dù các công ty trung gian thanh toán đã xuất 
hiện vào năm 2008. Hiện nay THỜI ĐIỂM NÀO TÀI LIỆU THAM KHẢO, thị trường 
đang có khoảng 50 công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó dịch vụ thanh 
toán: 24 công ty, gọi vốn: 4 công ty, Bolkchain: 4 công ty, quản lý tài chính cá nhân: 4 
công ty, chuyển tiền: 4 công ty, cho vay: 3 công ty, quản lý POS: 3 công ty, quản lý dữ 
liệu: 2 công ty, so sánh thông tin: 2 công ty. Mô hình hoạt động Fintech trong thời gian qua 
chủ yếu là mô hình hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng. Tất cả các công ty trung 
gian thanh toán được NHNN cấp giấy phép hoạt động đều phối hợp với ngân hàng để cung 
ứng các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng. Hiện NHNN đã cấp phép cho 24 tổ chức 
không phải là ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đã có hơn 40 
ngân hàng thương mại tham gia hợp tác với các tổ chức này để triển khai dịch vụ. 
Theo báo cáo thị trường fintech Việt nam 2017, Việt Nam có nhiều yếu tố phát triển 
Fintech từ nay đến năm 2020. Vào năm 2016, tỉ lệ sử dụng internet tại Việt Nam đạt mức 
52%, tỷ lệ người dùng smartphone là 72% tại các đô thị lớn, và 53% tại các vùng nông 
thôn. Bên cạnh đó là sự tăng trưởng của thanh toán điện tử. Tính đến thời điểm tháng 12 – 
2017, Việt Nam đã có trên 35 triệu người sử dụng thương mại điện tử. Con số này dự tính 
152 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 
sẽ đạt mức 42 triệu đến năm 2021, tức là chiếm đến 32.5% dân số. So với các nước trong 
khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là nước có tỉ lệ sử dụng các giải pháp tài chính điện 
tử khá thấp, với chỉ 59% dân số có tài khoản ngân hàng, hiện đang đứng sau Malaysia 
(92%) và Thái Lan (86%). Như vậy, Việt nam còn nhiều tiềm năng cho Fintech phát triển. 
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của Fintech, Việt Nam đã triển khai một 
loạt các kế hoạch phát triển nền kinh tế số TÀI LIỆU THAM KHẢO như: Chương trình 
phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020; Đề án phát triển thanh toán 
không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020; Đề án Hoàn thiện khung pháp 
lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; thành lập Ban Chỉ đạo 
về lĩnh vực công nghệ tài chính Những động thái này đã khiến cho nhà quản lý cũng như 
dân chúng có hiểu biết hơn về Fintech, tạo ra tiền đề phát triển Fintech tại Việt Nam. Tuy 
nhiên, so với các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, Singapore cũng như các 
nước khác thì Fintech tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế cả về cơ chế chính sách, số lượng 
,phạm vi hoạt động và rất nhiều yếu tố khác. 
Về cơ chế chính sách, hành lang pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động 
về Fintech. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển 
nhanh chóng của công nghệ. Các cơ chế chính sách hiện nay về cơ bản mới chỉ đáp ứng 
được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ 
cho các lĩnh vực tài chính khác. Chính phủ đã ban hành luật giao dịch điện tử năm 2005, 
luật công nghệ thông tin năm 2006 và mới nhất là luật an ninh mạng; Nghị định 
27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định 
35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng; Ngân 
hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 18/2018/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống 
thông tin trong hoạt động ngân hàng song những quy định đó không đủ cơ sở pháp lý cho 
Fintech hoạt động và phát triển. 
Về số lượng, các công ty tham gia vào Fintech còn quá ít so với các nước trong khu 
vực. Ví dụ như Singapore có khoảng 490 công ty, Indonesia là 262 công ty, Malaysia 196 
công ty. 
Về phạm vi hoạt động , Các công ty Fintech Việt Nam tập trung chủ yếu vào thanh 
toán và chuyển tiền, các lĩnh vực khác như dịch vụ quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, 
quản lý đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính tự động gần như chưa có. 
Về cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng thị trường tài chính của Việt Nam chưa đáp ứng 
yêu cầu của sự phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật. 
Về trình độ dân trí, đại bộ phận dân chúng chưa được phổ cập kiến thức về bảo mật 
thông tin cá nhân và những kiến thức cơ bản về sử dụng các sản phẩm công nghệ nói chung 
và fintech nói riêng. Điều này tạo ra những lỗ hổng trong bảo mật thông tin tài khoản của 
người dùng và của cả các tổ chức cung ứng dịch vụ. 
Về chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam thiếu các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho 
Fintech do chưa có sự phối hợp giữa đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin và chuyên gia 
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 153 
tài chính ngân hàng. Điều này làm thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu 
cầu phát triển của Fintech. 
Có thể thấy, Fintech là xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động tài chính ngân hàng 
trong thời gian tới. Với thị trường nhiều tiềm năng và những hạn chế đã nói trên, Việt nam 
cần một hệ thống giải pháp cụ thể và nhanh để thúc đẩy Fintech phát triển theo kịp các 
nước trong khu vực. 
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NGÂN HÀNG VÀ FINTECH CÙNG PHÁT TRIỂN TẠI 
VIỆT NAM 
3.1. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động Fintech 
Hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ khung pháp lý, cơ chế, chính sách là yêu cầu quan trọng 
nhất, cấp bách nhất hiện nay để phát triển hoạt động Fintech. Chính phủ cần bổ xung các 
quy định cụ thể về Fintech trong các văn bản luật, nghị định, thông tư để giải quyết các vấn 
đề về bảo mật, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng; Đồng thời đưa ra các 
quy định về tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh, các loại hình 
hoạt động để các công ty Fintech hoạt động một cách minh bạch. Ngoài ra, để thúc đẩy sự 
phát triển ngân hàng điện tử và Fintech trong lĩnh vực ngân hàng cần có qui định cho phép 
ngân hàng được kết nối trực tiếp với các trung tâm dữ liệu về công dân của chính phủ và 
các trung tâm thông tin tín dụng để có thể nhận biết và phân tích khách hàng. Đồng thời, 
hệ thống tòa án và các cơ quan tư pháp phải công nhận các chứng từ điện tử, dữ liệu điện 
tử, chữ ký điện tử giảm thiểu đến mức tối đa các loại giấy tờ giao dịch giữa ngân hàng 
và khách hàng. 
Xây dựng chính sách phát triển Fintech phải gắn với chính sách tiền tệ quốc gia và 
nền kinh tế. Fintech là một bộ phận của ngành tài chính - ngân hàng. Bộ tài chính và Ngân 
hàng nhà nước phải có bộ phận quản lý giám sát chuyên trách cho hoạt động của Fintech 
đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính tiền tệ. 
 Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp khởi 
nghiệp Fintech bằng cách cụ thể hóa các quy định cho phép các công ty Fintech tham gia 
thử nghiệm dịch vụ tài chính trong một thời gian nhất định (có thể là 12 tháng) trước khi 
được cấp phép chính thức. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách miễn, giảm thuế, chính 
sách hỗ trợ và tạo môi trường đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech phát triển. 
3.2. Đào tạo nguồn nhân lực 
Tăng cường đào tạo nhân lực và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ứng dụng, 
quản lý và phát triển Fintech bằng cách: 
Bổ sung nội dung đào tạo cho sinh viên chuyên ngành tài chính- ngân hàng những 
kiến thức chuyên sâu về công nghệ như: dữ liệu lớn, mạng ngang hàng, ngân hàng số, bảo 
mật, an ninh thông tin, hệ thống thông tin tài chính. Các sinh viên công nghệ thông tin 
muốn tham gia vào lĩnh vực Fintech cũng cần bổ sung kiến thức về tài chính ngân hàng. 
Các trường cần kết nối với các ngân hàng, công ty Fintech thường xuyên tổ chức thực tập 
154 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 
và trao đổi, tạo điều kiện cho người học tiếp cận thực tiễn và nghiên cứu các giải pháp sáng 
tạo về công nghệ, mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, 
Các ngân hàng phải có chính sách đào tạo lực lượng lao động tại chỗ sao cho họ 
không chỉ giỏi kiến thức chuyên ngành mà phải am hiểu về các ứng dụng dựa trên nền tảng 
công nghệ trong dịch vụ tài chính để tham gia vào hoạt động Fintech, hạn chế tối đa việc 
sa thải nhân viên không phù hợp yêu cầu của thời đại mới. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ 
kỹ thuật và tư vấn của các tổ chức quốc tế như ADB, WB... và hợp tác song phương với 
các cơ quan quản lý các nước để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các 
doanh nghiệp Fintech. 
3.3. Đa dạng hóa sản phẩm Fintech 
 Phát triển sản phẩm không chỉ tập trung vào thanh toán và chuyển tiền như hiện nay, 
Fintech cần mở rộng các sản phẩm tiềm năng khác như quản lý tài chính, cho vay, tiết 
kiệm, đầu tư trực tuyến, tư vấn, xếp hạng thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của 
khách hàng. Nhà nước cần có chính sách tài trợ, hỗ trợ cho các nghiên cứu và ứng dụng 
những thành quả của công nghệ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và các lĩnh vực khác. 
Có như vậy fintech Việt Nam mới có thể phát triển mạnh mẽ cùng với các nước trong 
khu vực. 
3.4. Xây dựng hệ sinh thái cho hoạt động Fintech 
Hệ sinh thái Fintech bao gồm: (i) Các công ty khởi nghiệp Fintech: Các công ty này 
tác động đáng kể đến các dịch vụ tài chính do chi phí hoạt động thấp, chủ yếu cung cấp 
dịch vụ cho khách hàng cá nhân. (ii)Các nhà phát triển công nghệ: cung cấp nền tảng hạ 
tầng kỹ thuật như viễn thông, công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp Fintech. (iii) Các 
nhà quản lý chính sách: tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho Fintech. (iv) Khách hàng của 
Fintech: Gồm cá nhân và tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ Fintech. (vi) Các tổ chức tài 
chính truyền thống: Là các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, nhà đầu tư 
mạo hiểm. 
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đồng bộ, cân đối sẽ là điều kiện tốt nhất cho Fintech 
phát triển. 
3.5. Tăng cường hợp tác và đầu tư Fintech- Ngân hàng 
Việc tăng cường hợp tác giữa công ty tham gia vào hoạt động Fintech với các tổ chức 
tài chính truyền thống, Đặc biệt là các ngân hàng, sẽ phát huy lợi thế về hạ tầng công nghệ, 
sản phẩm và dịch vụ tiện ích do Fintech cung cấp, khai thác được tiềm lực tài chính và số 
lượng khách hàng lớn từ các tổ chức tài chính truyền thống, mở rộng thêm quy mô hoạt 
động, gia tăng mức độ tiếp cận khách hàng, góp phần giảm thiểu chi phí, hướng đến đa 
dạng hóa sản phẩm dịch vụ của các công ty Fintech. 
Các công ty Fintech mặc dù có ưu thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo 
nhưng lại ít kinh nghiệm trong hoạt động tài chính-ngân hàng, hệ thống kiểm soát, mạng 
lưới tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế. Các ngân hàng truyền thống lại có lợi thế về 
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 155 
sự am hiểu vận hành và hoạt động của hệ thống tài chính, về dữ liệu khách hàng, bộ máy 
kiểm soát tuân thủ pháp lý chắc chắn. Bằng cách hợp tác, cả Fintech và ngân hàng sẽ cùng 
có lợi. Điều đó tạo ra sức mạnh tổng hợp cho thị trường dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả 
năng cạnh tranh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 
3.6. Đẩy mạnh truyền thông 
Doanh nghiệp Fintech cần tích cực quảng bá, phổ cập kiến thức về Fintech, giúp cộng 
đồng dân cư và doanh nghiệp nhận biết những lợi ích mà Fintech đem lại đồng thời cũng 
hạn chế rủi ro trong giao dịch Fintech. 
Chính phủ cũng cần công bố rộng rãi thông tin trên các phương tiện thông tin đại 
chúng chính thống giúp người dân có nhận thức nhất định về Fintech, về cách thức bảo mật 
thông tin cá nhân, thường xuyên cập nhật các sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp Fintech 
mới được cấp phép  để vừa hạn chế việc tội phạm lợi dụng sự thiếu hiểu biết của dân 
chúng, vừa tạo điều kiện cho Fintech phát triển. 
Tóm lại, “Ngân hàng không giấy”, “tổ chức tài chính không giấy” là xu hướng phát 
triển tất yếu của ngành tài chính ngân hàng trong cuộc cách mạng 4.0. Fintech đã đem đến 
một mô thức mới trong dịch vụ tài chính, làm thay đổi trải nghiệm của khách hàng trong 
các giao dịch liên quan đến tài chính bởi sự tiện dụng về không gian, thời gian và cả chi 
phí. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều thách thức phía trước như hành lang pháp lý, sản phẩm, 
vốn đầu tư, thị trường, cách tiếp cận khách hàng mà các doanh nghiệp Fintech Việt Nam 
cần vượt qua để phát triển và tạo nên một thị trường tài chính phát triển lành mạnh, an toàn 
và hiệu quả trong cuộc cách mạng 4.0. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Business Insider (2017), Oxford University is getting into Fintech, 
course-2017-8 
2. Department of Systems Engineering and Engineering Management - The Chinese 
University of Hong Kong, Introduction,  
3. Eric Sidgwick, 2018, Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2018. 
4. Fintech Investments Skyrocket in 2017– report https://www.redherring.com/ 
finance/ fintech-investments-skyrocket-2017-report/ 
5. Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ (2018), FINTECH: 
Hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số1-2018. 
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thống kê về hoạt động thanh toán năm 
2017, truycập://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ tk/hdtt/ 
ctccudvtt?_afrLoop=5068268017776312#%40%3F_afrLoop%3D50682 
156 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 
7. New York University (2017), Fintech, 
admissions/full-time-mba/academics/specializations/Fintech 
8. Pwc (2017), Global Fintech Report; https://www.pwc.com/gx/en/industries/ 
financial-services/assets/pwc-global-fintech-report-2017.pdf 
9. Singapore Management University (2017), Master of IT in Business, https://sis. 
smu.edu.sg /master-it-business 
10. True Money, Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2017, https://blog.truemoney. 
com.vn/bao-cao-thi-truong-fintech-vietnam-2017 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_fintech_doi_voi_hoat_dong_ngan_hang_va_mot_so_d.pdf