Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút FDI vào địa phương

Tóm tắt

Năm 2016, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện của Việt Nam đạt 15,8 tỉ

USD, tuy nhiên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này phân bổ không đồng đều. Mỗi tỉnh

đều có những lợi thế nhất định, và cùng quyết tâm để thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương,

nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nâng cao được năng lực cạnh tranh của tỉnh có giúp thu hút thêm

được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển hay không, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài? Bằng phương pháp ước lượng Momen tổng quát (GMM - Generalized Method of

Moments) cho dữ liệu bảng động, sử dụng Bộ dữ liệu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

của 7 tỉnh/thành phố gồm Hà nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, thành phốHồ

Chí Minh, Cần Thơ trong giai đoạn 2005 – 2015 chúng tôi đi tìm kết quả cho câu hỏi đó.

pdf 11 trang phuongnguyen 10280
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút FDI vào địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút FDI vào địa phương

Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút FDI vào địa phương
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
55 
TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP 
TỈNH ĐẾN THU HÚT FDI VÀO ĐỊA PHƯƠNG 
THE IMPACT OF PROVINCIAL COMPETITIVENESS INDEX ON 
LOCAL FDI ATTRACTION 
Lã Văn Đoàn1, Nguyễn Thị Quỳnh Phương2 
Ngày nhận: 24/8/2017 Ngày nhận bản sửa: 15/9/2017 Ngày đăng: 5/2/2018 
Tóm tắt 
Năm 2016, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện của Việt Nam đạt 15,8 tỉ 
USD, tuy nhiên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này phân bổ không đồng đều. Mỗi tỉnh 
đều có những lợi thế nhất định, và cùng quyết tâm để thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương, 
nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nâng cao được năng lực cạnh tranh của tỉnh có giúp thu hút thêm 
được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển hay không, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp 
nước ngoài? Bằng phương pháp ước lượng Momen tổng quát (GMM - Generalized Method of 
Moments) cho dữ liệu bảng động, sử dụng Bộ dữ liệu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 
của 7 tỉnh/thành phố gồm Hà nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, thành phốHồ 
Chí Minh, Cần Thơ trong giai đoạn 2005 – 2015 chúng tôi đi tìm kết quả cho câu hỏi đó. 
Từ khóa: Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút FDI 
Abtract 
In 2016, total FDI inflows to Vietnam reached US $ 15.8 billion, but the amount was unevenly 
distributed. Each province has certain advantages and the same determination to promote the 
local socio-economy, but the question is whether improving the competitiveness of the province 
will help to attract more external resources to develop, especially to attract foreign direct 
investment? Using the Generalized Method of Moments (GMM) method for dynamic table data, 
using the Provincial Competitiveness Index (PCI) dataset of 7 provinces including Hanoi, Hai 
Phong, Da Nang, Dong Nai, Binh Duong, Ho Chi Minh City, Can Tho in the period of 2005 - 
2015 we are looking for results for that question. 
Key words: Provincial Competitiveness Index, FDI attraction 
1 ThS. Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) 
2 ThS. Khoa Luật, Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
56 
1. Giới thiệu 
Trong quá trình phát triển thì nhu cầu về 
vốn tư bản để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, an sinh 
xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng,  luôn rất 
lớn. Walt Rostow (1960) đã chỉ ra rằng quá 
trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia 
thường trải qua 5 giai đoạn: (1) giai đoạn xã 
hội truyền thống cũ, (2) giai đoạn chuẩn bị cất 
cánh, (3) giai đoạn cất cánh, (4) giai đoạn 
trưởng thành và (5) giai đoạn tiêu dùng cao. 
Điều kiện để thực hiện thành công được giai 
đoạn chuẩn bị cất cánh gồm: (i) Tỷ lệ đầu tư 
tăng từ 5 – 10 % trong GDP; (ii) Xây dựng 
được những lĩnh vực đầu tàu (các ngành công 
nghiệp cơ bản như điện, công nghệ thông tin,... 
phát triển thị trường xuất nhập khẩu, các 
ngành công nghiệp phụ trợ); (iii) Phải có bộ 
máy quản lý năng động, biết sử dụng kỹ thuật 
và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Xét 
theo 3 điều kiện này thì những quốc gia đang 
phát triển kinh tế như Việt Nam luôn gặp 
những hạn chế nhất định, đặc biệt là những 
hạn chế về nguồn vốn đầu tư và mức độ sẵn có 
của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
Theo Tổng cục thống kê thì từ sau năm 
2008 đến nay, năm nào trên cả nước lượng vốn 
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cũng 
vượt 10 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, lượng vốn 
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI-Foreign 
Direct Investment) đổ vào các địa phương 
không đồng đều. Một số tỉnh như Lai Châu, 
Bắc Kạn; Gia Lai; KonTum; Đắc Nông thu hút 
FDI rất khó khăn, trong khi đó các tỉnh/thành 
phố trung tâm như Hà nội, thành phố Hồ Chí 
Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương,... vẫn 
luôn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư 
nước ngoài. 
Theo Wheeler & Mody (1992); Harms & 
Ursprung (2002) có hai nhóm yếu tố tác động 
đến khả năng thu hút FDI, đó là nhóm yếu tố 
kinh tế (quy mô thị trường, mức độ dồi dào 
của tài nguyên, chính sách ưu đãi đầu tư,...) và 
nhóm yếu tố thuộc thể chế (tham nhũng, tính 
minh bạch, bảo vệ tài sản, hiệu lực thực thi 
hợp đồng, sự ổn định chính trị). Mục đích của 
nghiên cứu này là xem xét tác động của năng 
lực cạnh tranh của từng tỉnh đến khả năng thu 
hút FDI vào địa phương, đây được coi là yếu 
tố thể chế. Ở Việt Nam, Bộ chỉ số năng lực 
cạnh tranh cấp Tỉnh (Provincial 
Competitiveness Index - PCI) và các thành 
phần của bộ chỉ số này được xây dựng để đánh 
giá mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư, 
chất lượng điều hành nền kinh tế và nỗ lực cải 
cách thủ tục hành chính của chính quyền các 
quốc gia/vùng có thu hút FDI. Từ khi xuất 
hiện (năm 2005), bộ chỉ số năng lực cạnh tranh 
cấp tỉnh của Việt Nam đã tác động mạnh đến 
động lực cải cách về môi trường đầu tư tại các 
địa phương của chính quyền các cấp. Nhưng 
trong thực tế, một số tỉnh mặc dù cải thiện 
được năng lực cạnh tranh, tăng cường được 
minh bạch trong tiếp cận đất đai, giảm thời 
gian thủ tục cấp phép đầu tư, hỗ trợ pháp lý,... 
nhưng thu hút FDI vẫn chưa tương xứng với 
tiềm năng. Vì vậy, đặt ra một yêu cầu phải có 
thêm những nghiên cứu để lý giải được vấn đề 
này. 
2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên 
cứu 
Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài là 
tìm kiếm lợi nhuận và các lợi ích khác từ nước 
tiếp nhận đầu tư. Họ kỳ vọng rằng đầu tư ra 
nước ngoài sẽ giúp họ tận dụng được giá 
nguyên vật liệu và giá nhân công rẻ hơn, đồng 
thời vẫn bảo mật được bí quyết công nghệ mà 
sản phẩm lại được giới thiệu rộng rãi trên toàn 
thế giới. Chính vì thế, có rất nhiều lý thuyết 
giải thích những yếu tố tác động đến khả năng 
thu hút vốn FDI như: Lý thuyết về hoạt động 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
57 
quốc tế của các công ty đa quốc gia của Hymer 
(1960); Lý thuyết vòng đời sản phẩm của 
Vernon (1966); Lý thuyết theo chiều ngang và 
theo chiều dọc của Cave (1971); Lý thuyết 
quốc tế của Buckley & Casson (1976); Lý 
thuyết chiến lược FDI của Graham (1978); Lý 
thuyết chiết trung của Dunning (1993). 
Trong các nghiên cứu của nước ngoài, yếu 
tố thể chế tác động đến việc thu hút đầu tư trực 
tiếp nước ngoài thường sử dụng tính minh 
bạch (hay ngược lại với nó là sự quan liêu, 
tham nhũng) làm đại diện. Wei (2000) cho 
rằng minh bạch là một yếu tố của thể chế 
chính trị quốc gia, sự tồn tại hay không tồn tại 
của minh bạch sẽ biểu hiện giá trị cốt lõi của 
môi trường đầu tư. Những quốc gia có năng 
lực lập pháp, hành pháp và tư pháp mạnh sẽ có 
tính minh bạch cao hơn (Holmes et al., 2012). 
Bên cạnh đó bất cứ điều gì có thể làm thay đổi 
hành vi của cá nhân như giáo dục, văn hóa dân 
tộc, hệ thống niềm tin xã hội, mức độ xử phạt 
đối với hành vi tham nhũng,... đều có tác động 
đến sự phổ biến của tính minh bạch trong xã 
hội (North, 1990). 
Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình, 
Habib & Zurawicki (2002) xem xét tác động 
của tính minh bạch đến FDI từ cả hai góc độ: 
nước đầu tư FDI và nước tiếp nhận FDI. Sự 
chênh lệch về mức độ tham nhũng tại 2 quốc 
gia sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn địa 
điểm đầu tư, nhưng mức độ tham nhũng cao 
tại nước tiếp nhận FDI sẽ làm nản lòng các 
nhà đầu tư. Họ cho rằng cần tránh buôn bán, 
đầu tư ở những nước có sự biến đổi tiêu cực về 
mức độ tham nhũng, bởi khi đó các doanh 
nghiệp FDI sẽ phải đối phó với những cạm bẫy 
trong lập kế hoạch kinh doanh tại những quốc 
gia mà mức độ tham nhũng không thể dự 
đoán. 
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về tác động 
của yếu tố thể chế thông qua bộ chỉ số PCI đến 
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã 
được thực hiện. Nguyễn Minh Hà & Lê Công 
Hướng (2014) tìm ra tác động tích cực của 
thiết chế pháp lý đối với việc thu hút FDI vào 
các địa phương. Cụ thể, là với các điều kiện 
khác không thay đổi, khi chỉ số thành phần 
thiết chế pháp lý tăng 1 điểm thì khả năng thu 
hút FDI vào tỉnh đó tăng 75,8 triệu USD, với 
độ tin cậy 90%. Phạm Hoàng (2009) xem xét 
phân bổ FDI theo tỉnh giai đoạn 1988 – 1998, 
tác giả tìm thấy các yếu tố như tiềm năng thị 
trường, tiền lương (chi phí nhân công), cơ sở 
hạ tầng, ưu đãi đầu tư, lực lượng lao động là 
các yếu tố tác động tích cực tới thu hút FDI tại 
các địa phương. Nguyễn Quốc Việt và cộng sự 
(2014) phát hiện ra không phải tất cả các biến 
thể chế trong bộ chỉ số PCI đều tác động đến 
khả năng thu hút đầu tư. Cụ thể là các biến thể 
chế hỗ trợ từ chính quyền địa phương như: 
Tính năng động của lãnh đạo cấp tỉnh, đào tạo 
lao động và thiết chế pháp lý không ảnh hưởng 
nhiều đến khả năng thu hút FDI của địa 
phương. Chính sự khác nhau trong các kết 
luận của các nghiên cứu trước đã giải thích 
cho sự cần thiết cần có thêm những bằng 
chứng thực nghiệm để đánh giá tác động của 
bộ chỉ số PCI đối với việc thu hút FDI của các 
địa phương. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Mô hình nghiên cứu 
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước 
của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014); 
Nguyễn Minh Hà & Lê Công Hướng (2014) 
nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như 
sau: 
FDI_BQit = 0 + 1 (GDP_BQ)it + 2 (MINHBACH)it + 3 (LANHDAO)it + 4
(PHAPLY)it + uit(Mô hình 1) 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
58 
Trong đó: i = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 tương ứng 
với Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố 
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng 
Nai. 
 t : là năm nghiên cứu (từ 2005 đến 
2015) 
 uit: là sai số. 
 Biến phụ thuộc là số vốn FDI đăng ký 
tính theo bình quân đầu người hàng năm của 
từng tỉnh (FDI_BQ). Việc sử dụng nguồn vốn 
FDI thực hiện hàng năm sẽ chính xác trong 
phân tích hiệu quả, nhưng vốn FDI đăng ký 
thể hiện tốt hơn niềm tin của nhà đầu tư nước 
ngoài vào tính hấp dẫn của từng địa phương. 
Nhóm tác giả sử dụng FDI bình quân để loại 
bớt sự chênh lệch về quy mô dân số của từng 
tỉnh có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. 
Đơn vị: USD/người. 
 Thu nhập bình quân đầu người 
(GDP_BQ): là mức thu nhập bình quân của 
một người dân tại từng tỉnh, được tính theo giá 
thực tế vì nghiên cứu trong phạm vi một nước 
nên không nhất thiết phải quy về giá so sánh. 
Đơn vị: triệu đồng/người. 
 Tính minh bạch (MINHBACH): đo 
lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh 
và các văn bản pháp lý, thủ tục hành chính cần 
thiết cho các hoạt động đăng ký kinh doanh 
hay vận hành kinh doanh của các doanh 
nghiệp. Địa phương có tính minh bạch tốt sẽ 
thu hút tốt hơn nguồn vốn FDI. Đơn vị: điểm 
số. 
 Tính năng động của đội ngũ lãnh đạo 
cấp tỉnh (LANHDAO) dùng để đo lường tính 
sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá 
trình thực thi các chính sách của Trung ương 
cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng 
nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng 
thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng 
những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của 
Trung ương theo hướng có lợi cho doanh 
nghiệp. Đơn vị: điểm số. 
 Thiết chế pháp lý (PHAPLY) dùng để 
đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân 
đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh. Liệu 
các thiết chế pháp lý này có được doanh 
nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết 
các tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể 
khiếu nại các hành vi nhũng nhiều của cán bộ 
công quyền tại địa phương. Đơn vị: điểm số. 
Bảng 1: Đặc điểm các biến trong mô hình 
Nguồn: Theo quy ước của nhóm tác giả 
Ký hiệu biến Nội dung của biến Đơn vị 
Kỳ vọng 
tác động 
FDI_BQ 
Số vốn đầu tư nước ngoài thu hút của địa 
phương theo bình quân đầu người. 
USD/người 
Biến phụ 
thuộc 
GDP_BQ 
Thu nhập bình quân của người dân ở từng 
địa phương 
Triệu đồng + 
MINHBACH 
Tính minh bạch, công khai về thủ tục, tài 
chính, giải quyết hồ sơ... 
Điểm số + 
LANHDAO 
Tính năng động của đội ngũ lãnh đạo Tỉnh 
và bộ phận chức năng 
Điểm số + 
PHAPLY 
Hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân và hiệu lực 
của hệ thống tòa án/tư pháp địa phương 
Điểm số + 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
59 
Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp định 
lượng dựa trên dữ liệu bảng hỗn hợp cho 07 
tỉnh/thành phố (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà 
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình 
Dương, Đồng Nai) trong 11 năm từ giai đoạn 
2005 – 2015 với 2 lý do: Thứ nhất, nghiên cứu 
đo lường chất lượng thể chế cấp tỉnh muốn có 
tính khách quan cần xem xét trên diện rộng với 
số mẫu quan sát đủ lớn, đồng thời cần gắn với 
yếu tố thời gian (không bỏ qua biến động theo 
xu hướng thời gian) nhằm đảm bảo tính chính 
xác của kết quả ước lượng. Thứ hai, do vị trí 
địa lý, trình độ phát triển, phân cấp quản lý 
khác nhau,... nên chất lượng thể chế của từng 
tỉnh tại Việt Nam không đồng đều, để giảm sự 
biến động này đến kết quả ước lượng, nhóm 
tác giả chỉ chọn ra 7 tỉnh để phân tích, đây đều 
là những tỉnh có vị trí địa lý, trình độ dân trí, 
điều kiện sống, số lượng các khu công 
nghiệp, khá tương đồng, nằm trong danh 
sách những tỉnh thu hút nhiều vốn FDI của cả 
nước. Việc lựa chọn này đảm bảo được tính 
đồng bộ, khách quan trong đánh giá, bao gồm 
nhiều vùng kinh tế trọng điểm. 
3.2. Phương pháp nghiên cứu 
Do 7 tỉnh đưa vào nghiên cứu đều có nhiều 
điểm khác nhau về vị trí địa lý, tập quán, trình 
độ của nguồn nhân lực, nênnhóm tác giả 
ước lượngmô hình 1 theo 3 dạng tác động:Tác 
động gộp (Pooled), tác động cố định (Fixed 
Effect - FE), tác động ngẫu nhiên (Random 
Effect - RE). Việc phân tích theo tác động cố 
định, tác động ngẫu nhiên sẽ cho phép nghiên 
cứu các đặc điểm riêng của từng tỉnh trong mô 
hình. Tức là tách uit = vi + eit, trong đó vi là các 
đặc điểm riêng của từng tỉnh. 
Theo Bond (2002), (Omri, Nguyen, & 
Rault, 2014) thì dữ liệu về FDI thường là 
chuỗi thời gian bền, tức là lượng vốn FDI thu 
hút trong những năm sau thường có tương 
quan mạnh với dữ liệu những năm trước, do 
đó trong mô hình nghiên cứu không được bỏ 
qua tính động của yếu tố này. Sau khi Hansen 
công bố về phương pháp ước lượng Momen 
tổng quát GMM (Generalized Method of 
Moments) năm 1982, thì Arellano & Bond 
(1991) áp dụng GMM vào mô hình dạng bảng 
động để cải thiện tính vững và tính hiệu quả 
của mô hình dạng bảng động. Khi đó, mô hình 
(1) sẽ được viết lại như sau: 
FDI_BQit = ( 0 +vi) + 1 (GDP_BQ)it + 2 (MINHBACH)it + 3 (LANHDAO)it + 4
(PHAPLY)it + 5 (FDI_BQ)i(t-1) + eit(Mô hình 2) 
Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ 3 
nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp 
Việt Nam; Cục Đầu tư nước ngoài và Tổng 
cục Thống kê. 
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
4.1. Thực trạng thu hút FDI của các tỉnh 
giai đoạn 2005 – 2015 
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong giai 
đoạn 2005 – 2015 thu hút nguồn vốn FDI của 
các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành 
phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, 
Đồng Nai có nhiều biến động. Giai đoạn từ 
2005 đến nửa đầu năm 2008, vốn FDI đầu tư 
vào các Tỉnh không ngừng gia tăng, đây là giai 
đoạn bùng nổ về thu hút FDI sau khi Việt Nam 
gia nhập WTO. Tiêu biểu như thành phố Hồ 
Chí Minh đạt hơn 2,28 tỉ USD, Bình Dương 
đạt 2,26 tỉ USD, Đồng Nai đạt gần 2,22 tỉ 
USD vào năm 2007. Tuy nhiên giai đoạn s ... n FDI bao gồm thành phố Hồ Chí 
Minh, đạt hơn 3,3 tỉ USD; Bình Dương với 
hơn 2,9 tỉ USD và Đồng Nai với gần 2 tỉ USD 
vào năm 2015. Riêng Hà Nội, Hải Phòng trong 
những năm gần đây có dấu hiệu chững lại 
trong công tác thu hút nguồn vốn này. Thành 
phố Cần Thơ và Đà Nẵng vẫn còn nhiều biến 
động về khả năng thu hút FDI. 
4.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp 
tỉnh 
Theo Phòng Thương mại và công nghiệp 
Việt Nam (VCCI) thì bức tranh chung về kinh 
tế Việt Nam và từng tỉnh nói riêng có nhiều 
nét “tươi sáng”. Điểm đáng ghi nhận trong PCI 
2016 là sự cải thiện điểm số của cả 5 thành 
phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Hà Nội 
và Hải Phòng lần đầu tiên vượt ngưỡng 60 
điểm, bước vào nhóm tỉnh/thành có chất lượng 
điều hành tốt. Cụ thể, xếp hạng PCI năm 2016 
thì Đà Nẵng (70 điểm, xếp thứ 1); Bình Dương 
(63,57 điểm, xếp thứ 4); thành phố Hồ Chí 
Minh (61,72 điểm, xếp thứ 8); Cần Thơ (61,14 
điểm, xếp thứ 11); Hà Nội (60,74 điểm, xếp 
thứ 14); Hải Phòng (60,10 điểm, xếp thứ 21) 
và Đồng Nai (58,20 điểm, xếp thứ 34). Khảo 
sát PCI từ 2006 – 2016 ghi nhận những cải 
thiện rõ rệt sau: 
• Gia nhập thị trường: Nếu năm 2006, 
một doanh nghiệp tại tỉnh trung bình mất 20 
ngày để đăng ký thành lập doanh nghiệp,thì 
nay chỉ mất 7 ngày, mức thấp kỉ lục trong 
vòng 12 năm điều tra PCI. Tỷ lệ doanh nghiệp 
phải chờ hơn một tháng để chính thức đi vào 
hoạt động đã giảm một nửa, từ 26% xuống còn 
13%. 
• Đào tạo lao động: Sau những sụt giảm 
vào năm 2008, mức độ hài lòng với chất lượng 
đào tạo lao động đã dần tăng trở lại. Năm 
2016, 47% doanh nghiệp tại tỉnh trung vị hài 
lòng với chất lượng giáo dục phổ thông của 
địa phương (so với 35% năm 2008). Đồng 
thời, 33% cho biết họ hài lòng với chất lượng 
đào tạo dạy nghề (so với 19,8% năm 2008). 
• Tính năng động: Ba chỉ tiêu đánh giá 
tính năng động của Chính quyền địa phương từ 
năm 2006 tới nay ghi nhận những biến chuyển 
khả quan. Tỷ lệ doanh nghiệp tại tỉnh trung vị 
đồng thuận với nhận định “Chính quyền tỉnh 
năng động và sáng tạo trong việc giải quyết 
các vấn đề mới phát sinh” đã tăng từ 47% năm 
2011 lên đến 57% năm 2016. Hiện tại, 70,5% 
doanh nghiệp tại tỉnh trung vị cho biết “Tỉnh 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
61 
linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo 
môi trường kinh doanh thuận lợi”, cao hơn 
10% so với mức thấp kỷ lục của chỉ tiêu này 
vào năm 2011. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết 
“Chính quyền Tỉnh có thái độ tích cực đối với 
khu vực tư nhân” đã tăng thêm hơn 9 điểm 
phần trăm (44%) so với mức thấp kỉ lục của 
năm 2015. 
4.3. Kết quả nghiên cứu 
Nhóm tác giả sử dụng phần mềm Stata để 
xử lý dữ liệu. Mô hình (1) được ước lượng 
bằng 3 mô hình tác động gộp Pooled, mô hình 
tác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu 
nhiên REM. Kết quả kiểm định so sánh FEM 
với POOLED, FEM với REM cho thấy mô 
hình tác động cố định FEM là phù hợp nhất 
với mẫu dữ liệu. Kiểm định hiện tượng đa 
cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan cho kết 
quả đáng tin cậy. Hệ số nhân tố phóng đại 
phương sai VIF của biến GDP_BQ là (1.63); 
LANHDAO (1.62); COCHE (1.47); PHAPLY 
(1.22); MINHBACH (1.21). Mô hình (1) chỉ 
gặp khuyết tật là hiện tượng phương sai sai số 
không đồng nhất, xử lý tính vững bằng điều 
kiện robust, kết quả hồi quy của mô hình (1) 
được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3: Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu 
Biến phụ thuộc: Tổng vốn FDI 
đăng ký bình quân (FDI_BQ) 
Các mô hình 
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2 
 Hệ số β Prob Hệ số β Prob 
GDP_BQ 3.202764 0.356 1.616447 0.713 
MINHBACH 0.152957 0.013 0.194404 0.042 
LANHDAO 0.112665 0.070 0.212156 0.019 
PHAPLY -0.032193 0.205 -0.103086 0.094 
FDI_BQ (t-1) -0.506512 0.010 
Hệ số chặn -1.096156 0.055 
Các kiểm định 
Số quan sát 77 63 
Kiểm định sự phù hợp của mô hình 3.01** 8.77*** 
Kiểm định F-test 5.82*** Kiểm định AR(1) = 0.044 
R_squared 44,02% Kiểm định AR(2) = 0.296 
Kiểm định Hausman 6.71 Kiểm định Sargan = 0.237 
Kiểm định Wald 41.46 
Kiểm định Wooldridge 0.026*** 
Kiểm định Jarque-Bera 3.0785*** 
Ký hiệu ***, ** và * lần lượt biểu thị cho mức ý nghĩa 1%; 5% và 10%. 
Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả 
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, biến FDI_BQ là biến bị nội 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
62 
sinh vì lượng thu hút FDI của năm hiện tại sẽ 
tương quan mạnh với lượng thu hút FDI những 
năm trước đó. Việc ước lượng bằng mô hình 
tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) 
sẽ bị chệch, kết quả chỉ dùng tham khảo. 
Nhóm tác giả tiếp tục ước lượng mô hình 
(2) bằng phương pháp Momen tổng quát D-
GMM (Difference Generalized Method of 
Moments). Kết quả hồi quy thể hiện trong cột 
2 Bảng 3, theo đó kiểm định AR(1) = 0.044 < 
0.05; kiểm định AR(2) = 0.296 > 0.05; kiểm 
định Sargan = 0.237 > 0.05, theo Bond (2002) 
tất cả các kiểm định trên đều cho kết quả đạt, 
chứng tỏ biến FDI_BQ thực sự là biến bị nội 
sinh và việc ước lượng bằng phương pháp 
Momen tổng quát là phù hợp. Từ kết quả thực 
nghiệm của nghiên cứu, có thể rút ra một số 
nhận xét sau: 
• Thứ nhất: Chưa đủ cơ sở để kết luận 
thu nhập bình quân đầu người của từng tỉnh 
có tác động tích cực trong việc thu hút mới 
FDI vào từng địa phương ở các năm sau. 
• Thứ hai: Có bằng chứng thống kê 
chứng tỏ tính minh bạch của các cơ quan quản 
lý Nhà nước tại tỉnh và sự năng động của lãnh 
đạo tỉnh tác động tích cực đến niềm tin của 
nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, với giả định 
các yếu tố khác không thay đổi thì khi tính 
minh bạch tăng thêm 1% điểm số thì lượng 
vốn đầu tư nước ngoài bình quân đầu người 
mà tỉnh đó thu hút được tăng 0.19%. 
4.4. Bình luận kết quả và hàm ý chính 
sách 
Hệ số β của biến LANHDAO và 
MINHBACH đều mang giá trị dương và có ý 
nghĩa thống kê. Kết luận này khác với với 
nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt cùng cộng 
sự (2014), của Nguyễn Minh Hà & Lê Công 
Hướng (2014). Tuy khác nhau nhưng theo 
nhóm tác giả điều này vẫn phù hợp trong thực 
tế vì: (1) Các nhà đầu tư FDI đều là người 
nước ngoài do vậy sự khác nhau về thể chế 
chính trị, hệ thống luật pháp, ngôn ngữ,... rất 
dễ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Do vậy 
họ rất cần một sự minh bạch của những chính 
sách ưu đãi đầu tư để an tâm đầu tư sản xuất 
kinh doanh lâu dài tại nước tiếp nhận; (2) Để 
tiếp cận được nhiều thông tin, hay chỉ đơn giản 
là “vận động hành lang” nhằm nhận được sự 
ủng hộ tốt hơn thì cách đơn giản và nhanh nhất 
là tiếp cận trực tiếp với đội ngũ lãnh đạo hiện 
tại của địa phương. Do đó sự năng động, quyết 
toán, quan điểm và phong cách quản lý của đội 
ngũ lãnh đạo, cũng như thái độ phục vụ của 
đội ngũ nhân viên hành chính cũng là tiêu chí 
để nhà đầu tư FDI lựa chọn địa phương nào để 
thực hiện đầu tư; (3) Việc minh bạch thông tin 
đầu tư, phê duyệt, cấp phép đầu tư kết hợp với 
sự năng động của đội ngũ lãnh đạo vừa có hiệu 
quả trong ngắn hạn, vừa có tác động dài hạn. 
Nếu có nhiều nhà đầu tư đang đầu tư, thì 
những nhà đầu tư mới sẽ càng yên tâm và dễ 
dàng hơn trong việc tìm kiếm nhà cung ứng 
hay tìm kiếm khách hàng. 
Nguyễn Minh Hà & Lê Công Hướng (2014) 
tìm thấy tác động dương và có ý nghĩa thống 
kê của tổng sản phẩm quốc nội và thiết chế 
pháp lý, trong khi nghiên cứu của Nguyễn 
Quốc Việt cùng cộng sự và nghiên cứu của 
chúng tôi không tìm thấy bằng chứng để khẳng 
định. Điều này hàm ý cần có thêm những 
nghiên cứu thực nghiệm khác với số quan sát 
nhiều hơn và thời gian dài hơn để kết luận.Từ 
kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một 
số gợi ý áp dụng vào thực tế: 
Thứ nhất, Chính phủ và từng tỉnh cần công 
khai thủ tục hành chính (Hệ số β của biến 
MINHBACH là 0.194). Thủ tục hành chính 
trong những năm qua là rào cản không nhỏ đối 
với công tác thu hút vốn đầu tư, đặc biệt vốn 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
63 
đầu tư nước ngoài FDI. Minh bạch không 
những giúp các tỉnh trở nên hấp dẫn hơn trong 
đánh giá của các nhà đầu tư, mà còn là giải 
pháp quan trọng để khắc phục tệ quan liêu 
tham nhũng, là điều kiện không thể thiếu để 
Chính phủ tiếp thu trí tuệ của người dân, 
doanh nghiệp, tổ chức,... đóng góp cho các 
hoạt động quản lý Nhà nước. Hiện nay, một số 
tỉnh đã xây dựng nên những trung tâm hành 
chính quy mô lớn, hiện đại, tập trung như Đà 
Nẵng, Bình Dương. Đó là một trong những 
điều kiện để tiết kiệm nhiều thời gian, công 
sức, tiền bạc cho cả người dân, doanh nghiệp 
lẫn cán bộ, công chức. 
Thứ hai, các tỉnh cần nghiên cứu và áp 
dụng mô hình chính quyền điện tử. Bên cạnh 
tính minh bạch thì tính năng động cũng có tác 
động tích cực đến thu hút FDI. Mô hình chính 
quyền điện tử, chính quyền đô thị giúp phát 
triển nhanh các dịch vụ trực tuyến, hiện đại 
hóa quản lý hành chính công, giám sát được 
hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước. Từ 
đó nâng cao được niềm tin, tạo được đồng 
thuận không chỉ đối với nhà đầu tư nước ngoài 
mà còn cả với người dân, doanh nghiệp trong 
nước. 
5. Kết luận 
Trong quá trình phát triển thì nhu cầu về 
vốn tư bản để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, an sinh 
xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng, luôn rất 
lớn. Với dữ liệu thu thập từ bộ chỉ số năng lực 
cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và 
công nghiệp Việt Nam công bố cho 7 
tỉnh/thành phố (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà 
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình 
Dương, Đồng Nai) trong 11 năm từ giai đoạn 
2005 – 2015, bằng phương pháp ước lượng 
Momen tổng quát, nghiên cứu này đã khẳng 
định 2 điểm chủ yếu sau: 
• Bổ sung thêm một nghiên cứu thực 
nghiệm về tác động của bộ chỉ số năng lực 
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đối với việc thu hút 
vốn đầu tư nước ngoài vào từng địa phương. 
• Tính minh bạch của các cơ quan quản 
lý Nhà nước và tính năng động của đội ngũ 
lãnh đạo tỉnh có tác động tích cực đến khả 
năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
của địa phương. 
 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng 
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là đa dạng, 
việc chỉ xem xét một yếu tố thể chế có thể 
được nhìn nhận là điểm yếu của nghiên cứu 
này. Mặc dù nhóm tác giả biện luận việc sử 
dụng dữ liệu của 7/thành phố tỉnh là phù hợp 
cho nghiên cứu này, nhưng số quan sát còn 
nhỏ nên chưa đại diện được hết cho các địa 
phương của Việt Nam. 
 Việc vẫn tồn tại những khác biệt nhất 
định trong kết luận từ các nghiên cứu đã giải 
thích cho sự cần thiết phải có thêm các bằng 
chứng thực nghiệm khác. Trong hướng nghiên 
cứu tiếp theo, các nghiên cứu có thể tiếp cận 
bằng các phương pháp phân tích khác, chẳng 
hạn như hồi quy không gian (Spatial 
Regression). Bởi vì các địa phương trong cùng 
một nước thường tương tác mạnh với nhau về 
mặt kinh tế thông qua các tác nhân khác nhau 
như luồng di chuyển vốn đầu tư, lực lượng lao 
động. Sự tương đồng về địa lý, điều kiện khí 
hậu, tài nguyên thiên nhiên khiến các chính 
sách kinh tế tốt thường được sao chép lại, do 
đó xuất hiện hiệu ứng lan tỏa chính sách kinh 
tế giữa các địa phương, trong đó có cả chính 
sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 
Tài liệu tham khảo 
Tài liệu trong nước 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
64 
1. Phan Trung Chính (2007), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với 
doanh nghiệp có vốn FDI ở Hà Nội, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 141. 
2. Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ 
(2016), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016, NXB. Lao động. 
3. Nguyễn Minh Tiến (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các 
vùng của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM. 
4. Nguyễn Thị Liên Hoa & Bùi Thị Bích Phương (2014), Nghiên cứu các nhân tố tác động 
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển, Tạp chí Phát triển & Hội 
nhập, số 14 (24) – tháng 01-02/2014. 
5. Nguyễn Minh Hà (2014), Các chỉ số thành phần của PCI và tác động của chúng đến thu 
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương của Việt Nam. Những vấn đề kinh tế và chính 
trị thế giới, số 5(217). 
6. Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014), Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp 
tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 
Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014), 53-62. 
7. Võ Hùng Dũng (2011). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp 
nước ngoài ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học số 3(21), trang 49-55. 
8. Võ Thị Thúy Anh (2012). Nhận diện các vấn đề của Thành phố Đà nẵng qua phân tích 
kết quả PCI. Kỉ yếu Hội thảo Miền Trung và Tây Nguyên trên con đường công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, 2012, trang 65-69 
Tài liệu nước ngoài 
9. Ali Al-Sadig (2009), The Effects of Corruption on FDI Inflows, Department of Economics, 
University of Essex. 
10. Hoang, P. T. (2009), Assessment of FDI Spillover Effects for the Case of Vietnam: A 
Survey of Micro-data Analyses, Deepening Eastasian Economic Integration. 
11. Sasi Iamsiraroj and Hristos Doucouliagos (2015),Does Growth Attract FDI?,Deakin 
University, Australia. 
12. Dunning, J. (1993). Multinational enterprises and the global economy. Wokingham: 
Addison Wesley. 
13. Roy, J. P., & Oliver, C. (2009). International joint venture partner selection: The role of 
the host-country legal environment. Journal of International Business Studies, 40, 779–801. 
14. Rose-Ackerman, S. (2008). Corruption and government. Journal of International peace- 
keeping, p. 328–343 (Special issue on post-conflict peacebuilding and corruption). 
15. Fredriksson P.G., List J.A., Millimet D.L., (2003). Bureaucratic corruption, environmental 
policy and inbound US FDI: Theory and evidence. Journal of Public Economics, 87, 1407-1430. 
16. Wei S, J., (2000). How taxing is corruption on international investor? Review of 
Economics and Statistics, 82, 1-11. 
17. Holmes, R., Miller, T., Hitt, M., & Salmador, M. (2012). The interrelationships among 
informal institutions, formal institutions, and inward foreign direct investment. 
18. North, D. (1990). Institutions, institutional change and economic performance. 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 
65 
Cambridge: Cambridge University Press. 
19. Habib, M., & Zurawicki, L. (2002). Corruption and foreign direct investment. Journal of 
International Business Review, vol. 33(2), p. 291–307. 
20. Harms P., Ursprung H.W., (2002). Do civil and political repression really boost foreign 
direct investment? Economic Inquiry, 40, 651-663. 
21. Peter Egger & Hannes Winner (2005). Evidence on corruption as an incentive for foreign 
direct investment. European Journal of Political Economy, vol.21, p. 932-952. 
22. Wheeler, D., & Mody, A. (1992). International investment location decisions: The case of 
US firms. Journal of International Economics, vol.33, p. 57–76. 
23. Henisz, W. (2000). The institutional environment for multinational investment. Journal 
of Law, Economics and Organization, 16, 334–364. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chi_so_nang_luc_canh_tranh_cap_tinh_den_thu_hut.pdf