Tác động của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam

Tóm tắt:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính của các

doanh nghiệp ngành dịch vụ với số liệu tài chính từ 116 doanh nghiệp dịch vụ đang niêm yết trên sàn chứng khoán

Việt Nam giai đoạn 2010-2016. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra khuyến nghị nâng cao hiệu quả tài chính của

các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, nhằm xây dựng một ngành dịch vụ phát triển bền vững, góp phần vào sự tăng

trưởng chung của nền kinh tế đất nước.

pdf 5 trang phuongnguyen 7540
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam

Tác động của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam
160(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khái quát vấn đề nghiên cứu 
Trong tương quan quốc tế thông qua sức cạnh tranh của 
một nền kinh tế, sự phát triển lĩnh vực dịch vụ của mỗi quốc 
gia/vùng lãnh thổ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong 
nền kinh tế. Tại Việt Nam, nhìn chung ngành dịch vụ vẫn 
còn nhiều hạn chế, tốc độ tăng trưởng chưa bền vững, xu 
hướng tăng/giảm không rõ rệt và đặc biệt là chưa thể hiện 
được vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. 
Nói cách khác, vấn đề cốt lõi cần được quan tâm là hiện Việt 
Nam còn đang thiếu một nền kinh tế dịch vụ thực sự hiện 
đại và hiệu quả, được dẫn dắt bởi một số dịch vụ hàng đầu 
có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tiếp cận với công 
nghệ cao và có tiềm năng tạo ra giá trị xuất khẩu lớn cũng 
như khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 
Tiếp cận vấn đề từ góc độ các doanh nghiệp cung ứng dịch 
vụ có tiềm năng tăng trưởng cao, có khả năng dẫn dắt thị 
trường, gồm 116 doanh nghiệp dịch vụ đang niêm yết trên 
sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2016, chúng tôi 
tập trung làm rõ mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ tới 
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dịch vụ.
Tổng quan, phương pháp và kết quả nghiên cứu
Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn nợ và hiệu quả tài 
chính doanh nghiệp
Vốn nợ là nguồn tài chính từ bên ngoài doanh nghiệp, 
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, 
đóng vai trò đòn bẩy tài chính nâng cao hiệu quả tài chính 
của doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính hay còn được gọi là 
hiệu quả sản xuất kinh doanh, hay hiệu quả doanh nghiệp là 
Tác động của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính:
Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam
Nguyễn Thị Diệu Chi*
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày nhận bài 8/3/2018; ngày chuyển phản biện 15/3/2018; ngày nhận phản biện 24/4/2018; ngày chấp nhận đăng 7/5/2018
Tóm tắt: 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính của các 
doanh nghiệp ngành dịch vụ với số liệu tài chính từ 116 doanh nghiệp dịch vụ đang niêm yết trên sàn chứng khoán 
Việt Nam giai đoạn 2010-2016. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra khuyến nghị nâng cao hiệu quả tài chính của 
các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, nhằm xây dựng một ngành dịch vụ phát triển bền vững, góp phần vào sự tăng 
trưởng chung của nền kinh tế đất nước.
Từ khóa: cấu trúc vốn nợ, doanh nghiệp dịch vụ, hiệu quả tài chính, ngành dịch vụ.
Chỉ số phân loại: 5.2
*Email: ndchi226@gmail.com 
Impact of debt structure 
on financial efficiency: Evidences
from Vietnamese service enterprises
Thi Dieu Chi Nguyen*
National Economics University of Vietnam
Received 8 March 2018; accepted 7 May 2018
Abstract: 
This study was conducted to assess the impact of debt 
structure on the financial performance of service 
businesses with the financial data from 116 listed service 
enterprises on the Vietnam stock exchange in the period 
from 2010 to 2016. The research results are the basis for 
making recommendations on improving the financial 
efficiency of Vietnamese service enterprises in order to 
build a sustainable service sector, contributing to the 
economic growth of Vietnam.
Keywords: debt structure, financial efficiency, service 
enterprise, service sector.
Classification number: 5.2
260(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu 
quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà 
doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải 
bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. 
Việc xác định một cấu trúc vốn nợ phù hợp sẽ góp phần 
quan trọng với doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối ưu 
hóa lợi nhuận mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh 
của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn nợ đứng trên góc độ nguồn 
vồn huy động là mối tương quan giữa vốn nợ/tổng tài sản 
gồm các chỉ tiêu như tổng nợ/tổng tài sản, nợ ngắn hạn/tổng 
tài sản, nợ dài hạn/tổng tài sản. Một cấu trúc vốn nợ tối ưu 
khi chi phí sử dụng vốn nợ trung bình WACC thấp nhất, 
đồng thời khi đó giá trị doanh nghiệp đạt được là cao nhất. 
Theo Abor và Gill [1, 2], cấu trúc vốn nợ là sự kết hợp 
giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn theo tỷ lệ nhất định để tài trợ 
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hay 
như Mesquita và Lara [3] cho rằng, cấu trúc nợ là sự kết hợp 
giữa nợ ngắn hạn thường xuyên và nợ dài hạn để tài trợ cho 
hoạt động của doanh nghiệp. Cho đến nay có rất nhiều công 
trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa cấu trúc 
nợ và hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của 
các nhóm tác giả là không thống nhất. Các nghiên cứu của 
Mesquita và Lara [3], Roberta Dessi và Donald Roberton 
[4], Abor. Joshua [1], Kyereboah Coleman [5], Gill và cộng 
sự [2], Zuraidah Ahmad và cộng sự [6] đều đưa ra kết quả 
rằng, có những ảnh hưởng tích cực giữa cấu trúc vốn nợ 
thông qua các chỉ tiêu về tổng nợ/tổng tài sản, nợ ngắn hạn/
tổng tài sản, nợ dài hạn/tổng tài sản và hiệu quả tài chính 
của doanh nghiệp. Và, các tác giả đều kết luận rằng, nếu 
doanh nghiệp tận dụng triệt để nguồn vốn từ việc gia tăng 
cấu trúc vốn nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp làm tăng hiệu quả tài 
chính theo hướng tích cực. Tức là doanh nghiệp càng tăng 
các khoản vay nợ thì hiệu quả tài chính càng tốt lên. 
Tuy nhiên, ngược với quan điểm này, nhóm tác giả 
Balakrishnan và Fox [7], Majumdar và các cộng sự [8], 
Gleason và cộng sự [9], Tian và Zeitun [10], Abbasali 
Pouraghajan [11], Osuji Casmir Chinaemerem và Odita 
Anthony [12], Mahfuzah Salim và Raj Yadav [13], 
Muhammad Umar và các cộng sự [14] lại cho rằng: Cấu 
trúc vốn nợ sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tài chỉnh 
của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu này, nếu doanh 
nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn vay nợ, sẽ khiến cho hiệu 
quả tài chính giảm sút, điều này thể hiện qua các chỉ tiêu 
tài chính ROA, ROE giảm sút, do kết quả kinh doanh chịu 
gánh nặng bởi chi phí, và điều này dẫn tới khả năng giảm 
sút lợi nhuận, tăng nguy cơ phá sản, và mất khả năng thanh 
toán của doanh nghiệp. Đến Weixu và cộng sự [15] lại cho 
thấy có sự tác động hai chiều giữa cấu trúc vốn nợ và hiệu 
quả tài chính của doanh nghiệp tùy thuộc vào khoản nợ mà 
doanh nghiệp vay. 
Hiện xét về cả lý thuyết và thực nghiệm đều cho thấy 
có mối quan hệ giữa cấu trúc vốn nợ và hiệu quả tài chính 
của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả giữa các nghiên 
cứu không thống nhất. Trên cơ sở kế thừa một phần ý tưởng 
từ nghiên cứu trước, nghiên cứu này bổ sung, điều chỉnh, 
làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ tới hiệu 
quả tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là 116 doanh nghiệp 
ngành dịch vụ đang niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. 
Trường hợp ngành dịch vụ Việt Nam 
Ngành dịch vụ đã và đang đem lại nhiều thành tựu cho 
quá trình phát triển kinh tế quốc gia, chiếm tỷ trọng trên 
30% GDP trong giai đoạn 2001-2016. Điều này góp phần 
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong quá trình 
mở cửa và hội nhập.
Theo số liệu thống kê tới tháng 12/2016, tỷ trọng ngành 
dịch vụ hiện chiếm 40,92% GDP [16] và con số này vẫn 
đang tiếp tục có sự tăng trưởng trong thời gian tới. Bên cạnh 
đó, với chính sách và định hướng của Chính phủ là tập trung 
phát triển mạnh các ngành dịch vụ tiềm năng, lợi thế, có 
hàm lượng khoa học và công nghệ cao, đây là động lực quan 
trọng cho sự phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam trong 
thời gian tới. 
Hình 1. Tỷ trọng khu vực dịch vụ của Việt Nam trong GDP (%).
Nguồn: báo cáo của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2001-2016.
Tuy nhiên, sự phát triển ngành dịch vụ của Việt Nam còn 
nhiều hạn chế, tốc độ tăng chưa bền vững, xu hướng tăng 
giảm không rõ rệt. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ vẫn chưa 
thể hiện được vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng nền 
kinh tế. Vấn đề cốt lõi là hiện Việt Nam còn đang thực sự 
thiếu một nền kinh tế dịch vụ hiện đại và hiệu quả, được dẫn 
dắt bởi một số dịch vụ hàng đầu có tốc độ tăng trưởng nhanh, 
bền vững, tiếp cận với công nghệ cao và có tiềm năng tạo ra 
giá trị xuất khẩu lớn, cũng như khả năng thu hút các nguồn 
vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra là cần có chính sách 
hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có tiềm năng tăng 
trưởng cao, có khả năng dẫn dắt thị trường, đây sẽ là đầu tàu 
thúc đẩy toàn ngành dịch vụ Việt Nam tăng trưởng nhanh. 
Bảng 1 thể hiện số lượng doanh nghiệp ngành dịch vụ Việt 
Nam trong 3 năm 2013, 2014, 2015.
360(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bảng 1. Số lượng và doanh thu của một số ngành dịch vụ giai 
đoạn 2012-2016.
Nguồn: Niên giám thống kê 2016, Tổng cục Thống kê [17].
Bảng 1 cho thấy, số lượng doanh nghiệp ngành dịch vụ 
Việt Nam tăng rất nhanh qua các năm, nhưng quy mô doanh 
nghiệp nhỏ, giá trị gia tăng bình quân của doanh nghiệp 
không lớn, thậm chí có xu hướng giảm. Do vậy, để phát 
triển một ngành dịch vụ thì vai trò của từng doanh nghiệp 
dịch vụ và khả năng tăng trưởng bền vững của từng doanh 
nghiệp sẽ là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng tổng thể của 
ngành.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ tới 
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành dịch vụ Việt 
Nam
Khung nghiên cứu:
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ 
tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành dịch vụ Việt 
Nam được thực hiện theo khung nghiên cứu như sau:
Trong đó, nghiên cứu thực hiện đánh giá mức độ tác 
động của cấu trúc nợ được đại diện bởi ba chỉ tiêu tài chính 
là cấu trúc nợ ngắn hạn (SD), cấu trúc nợ dài hạn (LD), 
và cấu trúc tổng nợ (TD) tới hiệu quả tài chính của doanh 
nghiệp được đại diện bởi ROA, mối quan hệ tác động của 
các biến cấu trúc nợ tới hiệu quả tài chính sẽ được xem xét 
trong mối tương quan kiểm soát của 7 biến tài chính thuộc 
doanh nghiệp là quy mô doanh nghiệp (SIZE), cơ cấu tài sản 
(AS), khả năng thanh toán (LQ), tốc độ tăng trưởng (GRW), 
thời gian hoạt động (YR), năng lực quản lý (MA), và lãi suất 
cho vay bình quân thị trường (RATE).
Dữ liệu đánh giá:
Bài viết sử dụng dữ liệu tài chính của 116 doanh nghiệp 
ngành dịch vụ đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt 
Nam nhằm đảm bảo dữ liệu tài chính minh bạch làm đại 
diện cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ tại Việt Nam, từ 
đó nhằm đánh giá chính xác sự tác động của cấu trúc vốn 
nợ tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Các dữ liệu 
được tác giả tổng hợp, trích lọc từ các báo cáo tài chính 
đã kiểm toán với 690 quan sát trong giai đoạn từ 2010 đến 
2016. Số liệu do Công ty chứng khoán Vietcombank cung 
cấp.
Phương pháp đánh giá:
Bài viết sử dụng mô hình hồi quy Tobit để đưa ra kết quả 
định lượng về mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ tới 
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp dịch vụ niêm yết 
trên sàn chứng khoán Việt Nam với sự hỗ trợ của phần mềm 
toán thống kê STATA phiên bản 14.
Mô hình đánh giá:
Thực hiện đánh giá mức độ tác động của cấu trúc nợ 
tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành dịch vụ Việt 
Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2016, tác giả xem xét đánh 
giá thông qua 3 mô hình số liệu mảng có dạng:
Trong đó, hiệu quả tài chính ROA được xét là biến phụ 
thuộc trong mô hình nghiên cứu. Và các biến cấu trúc vốn 
nợ gồm SD, LD, TD và 7 biến kiểm soát gồm SIZE, AS, 
LQ, GRW, YR, MA, RATE là các biến độc lập trong mô 
hình. Bảng 2 mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu.
Bảng 2. Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu.
Ngành 
dịch vụ
2013 2014 2015
Số 
lượng
Quy mô
(nghìn tỷ 
đồng)
Doanh thu
(nghìn tỷ 
đồng)
Số 
lượng
Quy mô
(nghìn tỷ 
đồng)
Doanh thu
(nghìn tỷ 
đồng)
Số 
lượng
Quy mô
(nghìn tỷ 
đồng)
Doanh thu
(nghìn tỷ 
đồng)
Lưu trú 13616 244,7 80,8 15010 241,4 85,5 16457 330,4 112,7
Tài chính 1864 5875,9 534,9 1983 6213,8 509,0 2169 5894,9 405,3
Giáo dục 3939 30,4 15,2 4739 213,1 19,2 5724 40,8 22,2
Y tế 1132 23,5 54,3 1292 59,1 62,0 1471 46,8 70,2
Dịch vụ khác 2661 14,7 6,4 3066 12,6 9,4 3266 18,0 6,8
Tài chính 1864 5875,9 534,9 1983 6213,8 509,0 2169 5894,9 405,3 
Giáo dục 3939 30,4 15,2 4739 213,1 19,2 5724 40,8 22,2 
Y tế 1132 23,5 54,3 1292 59,1 62,0 1471 46,8 70,2 
Dịch vụ 
khác 
2661 14,7 6,4 3066 12,6 9,4 3266 18,0 6,8 
(nguồn: Niên giám thống kê 2016, Tổng cục Thống kê) [17] 
Bảng 1 cho thấy, số lượng doanh nghiệp ngành dịch vụ Việt Nam tăng rất nhanh 
qua các năm, nhưng quy mô doanh nghiệp nhỏ, giá trị gia tăng bình quân của doanh 
nghiệp không lớn, thậm chí có xu hướng giảm. Do vậy, để phát triển một ngành dịch vụ 
thì vai trò của từng doanh nghiệp dịch vụ và khả năng tăng trưởng bền vững của từng 
doanh nghiệp sẽ là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng tổng thể của ngành. 
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính của 
doanh nghiệp ngành dịch vụ Việt Nam 
Khung nghiên cứu: 
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính của 
doanh nghiệp ngành dịch vụ Việt Nam được thực hiện theo khung nghiên cứu như sau: 
Trong đó, nghiên cứu thực hiện đánh giá mức độ tác động của cấu trúc nợ được đại 
diện bởi ba chỉ tiêu tài chính là cấu trúc nợ ngắn hạn (SD), cấu trúc nợ dài hạn (LD), và 
Biến kiểm soát (CONTROL): 
- Quy mô doanh nghiệp 
(SIZE) 
- Cơ cấu tài sản (AS) 
- Khả năng thanh toán (LQ) 
- Tốc độ tăng trưởng (GRW) 
- Thời gian hoạt động (YR) 
- Năng lực quản lý (MA) 
- Lãi suất thị trường (RATE) 
Nợ ngắn hạn 
(SD) 
Nợ dài hạn (LD) 
Tổng nợ (TD) 
Hiệu quả tài chính (ROA) 
Biến Mô tả biến Đo lường biến
Dấu kỳ 
vọng
ROA Hiệu quả tài chính Thu nhập ròng/Tổng tài sản (%)
SD Cấu trúc nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn bình quân/tổng tài sản bình quân (%) -
LD Cấu trúc nợ dài hạn Tổng nợ dài hạn bình quân/tổng tài sản bình quân (%) -
TD Cấu trúc tổng nợ Tổng nợ bình quân/tổng tài sản bình quân (%) -
SIZE Quy mô doanh nghiệp Log (Tổng tài sản) +
AS Cơ cấu tài sản Tổng tài sản dài hạn bình quân/tổng tài sản bình quân +
LQ Khả năng thanh toán Tổng tài sản ngắn hạn bình quân/tổng nợ ngắn hạn bình quân +
GRW Tốc độ tăng trưởng Tăng trưởng doanh thu qua các năm +
YR Thời gian hoạt động Số năm hoạt động +/-
MA Năng lực quản lý Số lượng thành viên ban lãnh đạo +/-
RATE Lãi suất thị trường Tỷ lệ lãi suất cho vay bình quân thị trường -
460(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Kết quả đánh giá: 
Bảng 3 thể hiện kết quả thực nghiệm 3 mô hình đánh giá 
mức độ ảnh hưởng của cấu trúc nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, 
tổng nợ và 7 biến kiểm soát tới hiệu quả tài chính của 116 
doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016. 
Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng 
của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 
dịch vụ niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Nguồn: tính toán của tác giả bằng phần mềm Stata 14.
* Đối với các biến cấu trúc vốn nợ: kết quả nghiên cứu 
mô hình cho thấy trong giai đoạn 2010-2016, biến cấu trúc 
vốn nợ trong cả ngắn hạn, dài hạn đều có tác động ngược 
chiều đến ROA của các doanh nghiệp ngành dịch vụ và đều 
có ý nghĩa thống kê mức 1% hay mức độ tin cậy là 99%. 
Điều này chứng minh rằng, khi doanh nghiệp dịch vụ sử 
dụng quá nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn, nó sẽ gây những 
ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả tài chính, hay doanh nghiệp 
càng vay nhiều nợ thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 
càng giảm, do tăng chi phí từ lãi vay. Theo kết quả tính toán 
ảnh hưởng biên thì khi cấu trúc vốn nợ ngắn hạn, dài hạn 
và tổng nợ tăng 1 đơn vị thì ROA giảm lần lượt là 0,0691; 
0,0865 và 0,1151%. 
* Đối với các biến kiểm soát: các biến GRW, YR, MA 
không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời (hiệu quả tài chính 
ROA) của các doanh nghiệp ngành dịch vụ trong cả ba mô 
hình cấu trúc nợ ngắn hạn, dài hạn và tổng nợ. 
Đối với mô hình cấu trúc vốn nợ ngắn hạn (SD), biến 
AS và RATE có tác động ngược chiều đến ROA. Khi doanh 
nghiệp hoạt động có lãi (ROA>0) nếu AS tăng 1 đơn vị 
thì ROA giảm 0,0521%; còn RATE tăng 1% thì ROA giảm 
0,0734%. Mặc dù hệ số ảnh hưởng của RATE lớn hơn AS 
nhưng hệ số của biến RATE chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 
5%, trong khi hệ số của biến AS lại có ý nghĩa thống kê ở 
mức 1%. 
Đối với mô hình cấu trúc vốn nợ dài hạn (LD), khi doanh 
nghiệp hoạt động có lãi (ROA>0) nếu AS tăng 1 đơn vị 
thì ROA giảm 0,0288% với mức ý nghĩa 5%. Biến LQ có 
tác động cùng chiều, khi LQ tăng 1 đơn vị thì ROA tăng 
0,1002% với mức ý nghĩa 10%.
Đối với mô hình cấu trúc vốn tổng nợ (TD), biến SIZE có 
tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 10%, khi tài sản doanh 
nghiệp tăng 1% thì ROA tăng 0,4789%. Biến AS và RATE 
có tác động ngược chiều đến ROA. Khi doanh nghiệp hoạt 
động có lãi (ROA>0) nếu AS tăng 1 đơn vị thì ROA giảm 
0,0545%; còn RATE tăng 1% thì ROA giảm 0,1073%. Mặc 
dù hệ số ảnh hưởng của RATE lớn hơn AS nhưng hệ số của 
biến RATE chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, trong khi hệ 
số của biến AS lại có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. 
Hàm ý chính sách
Qua nghiên cứu, chúng tôi xin kiến nghị, các doanh 
nghiệp ngành dịch vụ cần quan tâm nâng cao hiệu quả tài 
chính trên các khía cạnh được đề cập dưới đây:
Các doanh nghiệp dịch vụ nên xây dựng cấu trúc vốn nợ 
phù hợp với từng giai đoạn phát triển:
Kết quả đánh giá cho thấy, hiệu quả tài chính của doanh 
nghiệp đều chịu ảnh hưởng không tốt từ việc doanh nghiệp 
quá phụ thuộc vào vốn nợ, được thể hiện qua 3 biến tài 
chính SD, LD và TD. Ví dụ, khi doanh nghiệp dịch vụ sử 
dụng quá nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn, nó sẽ gây những 
ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả tài chính, hay doanh nghiệp 
càng vay nhiều nợ thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 
càng giảm, do tăng chi phí từ lãi vay... Điều này cho thấy, 
các doanh nghiệp cần sử dụng hợp lý nguồn vốn nợ, tính 
toán tỷ lệ vay nợ phù hợp để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả 
tài chính. Kết quả từ mô hình cũng chỉ ra rằng, nếu doanh 
nghiệp tăng vốn nợ, nó sẽ khiến chi phí sử dụng vốn tăng và 
điều này dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh 
và hiệu quả tài chính. 
Tiến hành lựa chọn tổ chức tín dụng hỗ trợ nhiều dịch vụ 
cho doanh nghiệp:
Kết quả nghiên cứu đối với các biến kiểm soát doanh 
nghiệp ở cả 3 mô hình đều cho thấy biến lãi suất cho vay 
bình quân thị trường (RATE) có tác động ngược chiều tới 
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp dịch vụ. Điều này 
thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp dịch vụ và các tổ 
chức tín dụng, được thể hiện qua lãi suất cho vay của tổ 
chức tín dụng với các doanh nghiệp dịch vụ. Do vậy, các 
doanh nghiệp dịch vụ cần phải cân nhắc lựa chọn thực hiện 
các khoản vay tại các ngân hàng có uy tín, có nhiều dịch vụ 
hỗ trợ, cũng như có lãi suất cạnh tranh so với thị trường. 
Mô hình
Cấu trúc nợ ngắn hạn
Mô hình
Cấu trúc nợ dài hạn
Mô hình
Cấu trúc tổng nợ
Biến 
độc lập
Hệ số
Ảnh 
hưởng 
biên
Biến độc 
lập
Hệ số
Ảnh 
hưởng 
biên
Biến 
độc lập
Hệ số
Ảnh 
hưởng 
biên
SD -0,0853* -0,0691 LD -0,1067* -0,0865 TD -0,1414* -0,1151
SIZE -0,1093 -0,0886 SIZE 0,2899 0,2351 SIZE 0,4789*** 0,3898
AS -0,0642* -0,0521 AS -0,0288** -0,0234 AS -0,0545* -0,0444
LQ -0,0701 -0,0568 LQ 0,1002*** 0,0813 LQ -0,0596 -0,0485
GRW 0,0003 0,0002 GRW 0,0003 0,0002 GRW 0,0003 0,0003
YR -0,0049 -0,0040 YR -0,0285 -0,0231 YR -0,0256 -0,0209
MA 0,1214 0,0984 MA 0,0278 0,0226 MA 0,0898 0,0731
RATE -0,0905** -0,0734 RATE -0,0657 -0,0533 RATE -0,1073** -0,0874
*: Mức ý nghĩa 1%, **: Mức ý nghĩa 5%, và ***: Mức ý nghĩa 10%
560(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chú trọng mở rộng quy mô cùng với việc đảm bảo công 
tác quản trị doanh nghiệp và hạn chế rủi ro:
Hạn chế của các doanh nghiệp dịch vụ của Việt Nam 
hiện nay là quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Đây vừa là bất 
lợi lại vừa là lợi thế giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn 
hoạt động, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó 
khăn. Do đó, đối với các doanh nghiệp dịch vụ, việc mở 
rộng quy mô cần đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp 
vẫn trong tầm kiểm soát, diễn ra thông suốt, đảm bảo mọi 
khâu của quá trình cung ứng dịch vụ thống nhất từ khâu đầu 
vào tới khâu đầu ra và các dịch vụ sau cung ứng. Điều này 
sẽ đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định và tăng trưởng 
bền vững.
Kết luận
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong bối cảnh 
Việt Nam còn đang thiếu một nền kinh tế dịch vụ thực 
sự hiện đại và hiệu quả, được dẫn dắt bởi một số dịch vụ 
hàng đầu có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tiếp cận 
với công nghệ cao và có tiềm năng tạo ra giá trị xuất khẩu 
lớn cũng như khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư nước 
ngoài, cần có sự điều chỉnh trong huy động nguồn vốn từ 
chính các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Bên 
cạnh đó, Nhà nước có sự hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp dịch 
vụ thông qua một số chương trình phù hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Abor Joshua (2005), “The effect of capital structure on 
profitability: an empirical analysis of listed firms in Ghana”, The 
Journal of Risk Finance, 6(5), pp.438-445.
[2] Gill, Amarjit, Nahum Biger, Neil Mathu (2011), “The effect 
of capital structure on profitability: Evidence from the United States”, 
International Journal of Management, 28(4), pp.3-15.
[3] M.C. Mesquita and J.E. Lara (2003), “Capital structure and 
profitability: The Brazilian case”, The Journal of Finance, 57(3), 
pp.1383-1420.
[4] Roberta Dessi, Donald Roberton (2003), “Debt, incentives and 
performance: Evidence from UK panel data”, The Economic Journal, 
113, pp.903-919.
[5] Kyereboah Coleman (2007), “The impact of capital structure 
on the performance of microfinance institutions”, The Journal of Risk 
Finance, 8(1), pp.56-71.
[6] Zuraidah Ahmad, Norhasniza Mohd Hasan Abdullah, 
Shashazrina Roslan (2012), “Capital structure effect on firms’ 
performance: Focusing on consumers and industrials sectors on 
Malaysian firms”, International Review of Business Research Papers, 
8(5), pp.137-155.
[7] Balakrishnan and Fox (1993), “Asset Specificity, Firm 
Heterogeneity and Capital Struture”, Strategic Management Journal, 
14(1), pp.3-16. 
[8] Majumdar, K. Sumit, Chhibber, Pradeep (1999), “Capital 
structure and performance: Evidence from a transition economy on 
an aspect of corporate governance”, Public Choice, 98 (3-4), pp.287-
305. 
[9] K.C. Gleason, L.K. Mathur and I. Mathur (2000), “The inter-
relationship between cultures, capital structure, and performance: 
Evidence from European retailers”, Journals of Business Research, 
50, pp.185-91.
[10] G.G. Tian & R. Zeitun (2007), “Capital structure and 
corporate performance: evidence from Jordan”, Australian Accounting 
Bussiness and Finance Journal, 1(4) pp.40-61.
[11] Abbasali Pouraghajan (2012), “The relationship between 
capital structure and firm performance evaluation measures: Evidence 
from the Tehran Stock Exchange”, International Journal of Business 
and Commerce, 1(9), pp.166-181.
[12] Osuji Casmir Chinaemerem, Odita Anthony (2012), “The 
Impact of Capital Structure on Financial Performance of Nigerian 
firms”, Arabian Journal of Business and Management Review, 1(12), 
pp.43-61.
[13] Mahfuzah Salim, Raj Yadav (2012), “Capital structure and 
firm performance: Evidence from Malaysian Listed Companies”, 
Procedia - Social and Behavioral Sciences, 65, pp.156-166.
[14] Muhammad Umar, Zaighum Tanveer, Saeed Aslam, 
Muhammad Sajid (2012), “Impact of Capital Structure on Firms’ 
Financial Performance: Evidence from Pakistan”, Research Journal 
of Finance and Accounting, 3(9), pp.1-12.
[15] Wei Xu, Xiangzhen Xu, Shoufeng Zhang (2005), “An 
empirical study on relationship between corporation performance and 
capital structure”, China-USA Business Review.
[16] Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 
giai đoạn 2001-2016.
[17] Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám thống kê 2016, Nhà 
xuất bản Thống kê.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cau_truc_von_no_toi_hieu_qua_tai_chinh_nghien_c.pdf