Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, trọng tâm là thành phần sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả kiểm định hai mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh và dữ liệu bảng động đều cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
không chịu tác động bởi cấu trúc sở hữu cũng như việc Nhà nước có nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp
hay không; ngoài ra kết quả kiểm định cho thấy tín hiệu kỳ vọng tích cực của thị trường đối với các doanh
nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư. Bên cạnh đó, mặc dù hiệu quả hoạt động vẫn còn phụ thuộc nhiều vào
quy mô, song có quan hệ ngược chiều với tỷ trọng tài sản cố định và vốn vay. Đây là những điểm cần lưu ý
trong nghiên cứu hoạch định chính sách tái cơ cấu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, đặc biệt các
doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 145 - tháng 11/2019 TAÙC ÑOÄNG CuÛA CAáu TRuÙC sÔÛ HÖÕu TÔÙI HIEÄu QuAÛ HOAÏT ÑOÄNG CuÛA DOANH NGHIEÄp COÙ VOáN NHAØ NÖÔÙC ÑAàu TÖ NIEÂm YEáT TREÂN THò TRÖÔØNG CHÖÙNG KHOAÙN VIEÄT NAm ThS. Vũ NGọC TUấN* *Vụ Tổng hợp, Kiểm toán nhà nước Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, trọng tâm là thành phần sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả kiểm định hai mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh và dữ liệu bảng động đều cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không chịu tác động bởi cấu trúc sở hữu cũng như việc Nhà nước có nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp hay không; ngoài ra kết quả kiểm định cho thấy tín hiệu kỳ vọng tích cực của thị trường đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư. Bên cạnh đó, mặc dù hiệu quả hoạt động vẫn còn phụ thuộc nhiều vào quy mô, song có quan hệ ngược chiều với tỷ trọng tài sản cố định và vốn vay. Đây là những điểm cần lưu ý trong nghiên cứu hoạch định chính sách tái cơ cấu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, hiệu quả hoạt động, sở hữu nhà nước, Việt Nam. Impact of ownership structure on the performance of state-invested enterprises listed on Vietnam’s stock market The paper examines the impact of ownership structure, focusing on the state ownership and the performance of state-invested enterprises listed on Vietnam’s stock market in the period 2010-2017. The test results of two regression models of static and dynamicdata table both show that the performance of enterprises is not affected by the ownership structure as well as whether the state has the right to dominate the business or not. In addition, the test results show a positive expectation of the market for state-invested enterprises. Besides, although operating efficiency still depends much on scale, it is negatively related to the proportion of fixed assets and loans. These are points to be noted in the study of planning policies on restructuring the state capital invested in enterprises, especially enterprises already listed on the stock market. Key words: Ownership structure, operational efficiency, state ownership, Vietnam. Giới thiệu Tại Việt Nam, quá trình sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành trên 25 năm, đạt được những kết quả nhất định. Hai trong số giải pháp tái cấu trúc vốn được đẩy mạnh thực hiện trong những năm trở lại đây là cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, xét ở khía cạnh mức độ sở hữu nhà nước, chủ yếu được dựa trên cơ sở tiêu chí ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; trong khi việc xem xét trên khía cạnh hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề “Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” sẽ kiểm chứng mối KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 145 - tháng 11/2019 quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, trọng tâm là sở hữu nhà nước với hiệu quả hoạt động. Bài viết tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở quan điểm giả thiết không có sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông nhà nước và các cổ đông khác và do đó cấu trúc sở hữu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; và kiểm định thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng tĩnh và dữ liệu bảng động. 1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý thuyết - Giả thiết tín hiệu: Theo quan điểm này, sự xuất hiện của cổ đông nhà nước cùng với mức độ sở hữu của nó trong một doanh nghiệp được cho là có tác động đến nhận thức của các nhà đầu tư về giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự nhận thức này không hoàn toàn giống nhau đối với các nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư không ưa thích vai trò cổ đông lớn hay lớn nhất của Nhà nước đối với doanh nghiệp, họ cho rằng những doanh nghiệp mà có Nhà nước nắm giữ lượng cổ phần khống chế sẽ có hiệu quả thấp (Paudyal và cộng sự, 1998). Chính vì vậy, sự xuất hiện của Nhà nước với vai trò là một cổ đông lớn sẽ tạo ra tín hiệu tiêu cực với các nhà đầu tư. Trong khi đó, ở chiều ngược lại cho rằng Nhà nước bán bớt cổ phần ở các doanh nghiệp Nhà nước là do gánh nặng về ngân sách. Nên việc bán một phần nhỏ thể hiện mức độ tự tin của Nhà nước về triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này nghĩa là nếu Nhà nước không tin vào hiệu quả hoạt động thì sẽ bán hết cổ phần vì không sẽ tạo ra khó khăn trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có hiệu quả tốt. - Lý luận về vai trò giám sát: Jensen và Meckling (1976) đã nêu ra vấn đề tách biệt giữa người sở hữu và quản lý cũng như sự khác biệt về mục tiêu giữa hai nhóm người này ở các doanh nghiệp hiện đại. Nghiên cứu của Bos (1991) đã đề cập đến sự mâu thuẫn này. Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, Nhà nước có thể đề cao lợi ích của doanh nghiệp, điều này sẽ dẫn đến không có sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông nhà nước và các cổ đông khác. Trong trường hợp này, Nhà nước có thể buông lỏng nhiệm vụ giám sát của mình cũng như vai trò của một cổ đông lớn cho các cổ đông khác. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo, Nhà nước có thể tăng cường công tác giám sát tác động vào các nhà quản lý để đạt được mục tiêu về xã hội và công ích. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ sở hữu của Nhà nước cùng với sự kiểm soát chặt chẽ sẽ có thể làm giảm lợi ích về mặt kinh NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 145 - tháng 11/2019 tế của các cổ đông nói chung và hiệu quả hoạt động nói riêng. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Với giác độ tiếp cận so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa, đa số các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả hơn; điển hình như các kết quả nghiên cứu của Boubakri và Cosset (1998), Megginson và cộng sự (1994), Megginson và Netter (2001). Hay như các nghiên cứu trên giác độ tiếp cận tiếp cận so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp với đa loại hình sở hữu cho kết quả chung là hiệu quả hoạt động từ thấp đến cao của doanh nghiệp sở hữu nhà nước, sở hữu hỗn hợp và sở hữu tư nhân (Ehrlich và cộng sự, 1994; Majumdar, 1998; Tian và Lihui, 2000; Boardman và cộng sự, 2002). Tuy nhiên, không phải nhà nghiên cứu nào cũng đồng tình với các kết quả nghiên cứu trên như Aussenegg và Jelic (2002), Harper (2002), Alipour (2013). Lý giải cho sự khác nhau của kết quả nghiên cứu là bởi sự khác biệt về đặc điểm của các quốc gia cũng như mức độ phát triển kinh tế giữa các thời kỳ. Tại Việt Nam, Đoàn Ngọc Phúc (2014) nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam, song mới chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ (ngắn hạn, dài hạn, tổng nợ) với hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE). Hay trực tiếp nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam song giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng niêm yết (trong giai đoạn 2008-2013) với tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài (Lê Đức Hoàng, 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động, sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động trong khi sở hữu nước ngoài có tác động tích cực. Về phương pháp lựa chọn mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu trên lựa chọn mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng (panel data) với mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp và mô hình nghiên cứu Kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động; được thực hiện thông qua dữ liệu bảng tĩnh và dữ liệu bảng động. Đối với mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh, thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pool-OLS), hay mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed-effects model) hoặc mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random-effects model). Tuy nhiên, do mô hình nghiên cứu tiềm ẩn vấn đề về biến nội sinh (như sự tương quan hai chiều giữa biến cấu trúc vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động cũng như tác động của biến trễ) và phương pháp ước lượng GMM được thực hiện để khắc phục khuyết tật của mô hình dữ liệu bảng động theo hướng dẫn của Roodman (2009). Mô hình ước lượng có dạng như sau: Trong đó: - Biến phụ thuộc: PFit để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp i trong năm t. Thước đo hiệu quả hoạt động được dựa trên các chỉ số: Phần trăm thay đổi của tỷ suất sinh lời (ROA, ROE), Tobin-Q (xác định bằng (vốn hóa thị trường + nợ phải trả)/tổng tài sản). - Biến độc lập: Stateit, InLocalit, OrLocalit, Foreignit lần lượt là tỷ lệ % sở hữu của cổ đông lớn (>=5%) là Nhà nước, cá nhân trong nước, tổ chức trong nước (trừ Nhà nước) và nước ngoài; thước đo là % cổ phần nắm giữ. - Biến kiểm soát: Xit; là gồm: + Quy mô doanh nghiệp (Sizeit, đo lường bởi logarit tổng tài sản); KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 145 - tháng 11/2019 Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu Biến Quan sát Mean Std. Dev. Min Max ROA 3.378 ,0638894 ,0779738 -,6455064 ,7168319 ROE 3.378 ,1184148 ,2277222 -7,836373 ,8625817 TobinsQ 3.052 1,054437 ,5377493 ,2696844 9,043993 State 3.432 31,04974 25,10232 0 98,11 InLocal 3.432 5,818703 12,48258 0 99 OrLocal 3.432 10,13094 18,31181 0 88,44 Foreign 3.432 2,81377 7,763858 0 51,69 LTD 3.378 ,1052953 ,1457932 0 ,7872828 STD 3.378 ,408937 ,2189205 ,0088495 ,9618473 SIZE 3.378 26,99807 1,463544 23,33036 31,75637 FixAss 3.378 ,2658415 ,2243634 0 ,9697497 Lev 3.378 ,5142299 ,2245218 ,0146074 ,9706117 CostD 3.378 ,0457381 ,0721013 -,3499103 2,291716 Liq 3.378 2,169346 2,732486 ,0577059 67,13638 age 3.114 5,44605 3,260577 0 17 industry 3.432 9,825175 4,182903 1 14 Board 3.432 ,3601399 ,4801107 0 1 + Đòn bẩy tài chính (LTDit và STDit lần lượt là tỷ lệ % nợ dài hạn và nợ ngắn hạn/tổng tài sản; CostDit là chi phí nợ, đo bằng chi phí tài chính/nợ phải trả); + Và một số nhân tố khác như cấu trúc tài sản (FixAssit là tỷ lệ % tài sản cố định/tổng tài sản); khả năng thanh toán (Liqit bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn); tuổi của doanh nghiệp (Ageit là thời gian niêm yết). Yearkit là tập hợp của n biến giả thời gian và Industrylit là tập hợp m biến giả ngành. Boardbit doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối hay không chi phối, là biến giả nhận giá trị 1 nếu có tỷ lệ % sở hữu từ 50% tổng số cổ phần trở lên và nhận giá trị 0 nếu dưới 50%. 2.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 8 năm (2010-2017) do Vietstock cung cấp, loại trừ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành tài chính (như ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm và quỹ đầu tư...) do đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này (Rajan và Zingales, 1995). Bảng 2. Thống kê mô tả giá trị trung bình các biến theo từng năm Biến Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 ROE ,1785659 ,1495178 ,1115274 ,0960702 ,1038134 ,1152753 ,105805 ,0904628 ROA ,0836919 ,0725388 ,0608355 ,0560634 ,0614717 ,0635235 ,0583862 ,0557738 TobinsQ 1,119425 ,8639779 ,8994524 ,9922794 1,068683 1,093714 1,158498 1,206399 State 34,49795 34,21888 34,99590 35,77858 36,32830 25,57485 24,12793 22,87552 InLocal 2,342098 3,227855 3,844779 4,828858 6,592238 8,253497 8,045921 9,414382 OrLocal 4,220583 5,226131 5,702121 5,703986 6,782424 17,24089 17,45429 18,71706 Foreign 1,475455 1,773613 2,228671 2,662331 3,266760 3,695874 3,427226 3,980233 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 145 - tháng 11/2019 LTD ,1180385 ,1145855 ,1079113 ,102267 ,1008314 ,1014604 ,1012806 ,096893 STD ,4060229 ,4148276 ,4142285 ,4169603 ,4058078 ,4035886 ,3992923 ,4108616 SIZE 26,76107 26,87716 26,91433 26,95676 27,00840 27,08892 27,15300 27,20894 FixAss ,2909974 ,2906524 ,2909207 ,2850381 ,2746597 ,2344746 ,231651 ,2306257 Lev ,5240415 ,5294131 ,5221398 ,5192273 ,5066392 ,505049 ,500573 ,5077545 CostD ,0516852 ,0728492 ,0516648 ,0451559 ,0366349 ,0383942 ,0395744 ,0310874 Liq 1,967484 1,912827 1,966607 2,006457 2,228125 2,379054 2,472918 2,401716 Phân tích sơ bộ qua chỉ số thống kê: - Về một số chỉ số hiệu quả hoạt động: Hệ số TobinsQ giai đoạn nghiên cứu có giá trị bình quân 1,054, cho thấy với giá trị thị trường của tất cả các khoản nợ và vốn cổ phần cao hơn so với giá trị tài sản doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư có được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Xét theo thời gian, mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổng tài sản (ROA) không tăng, thậm chí có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2013, phục hồi năm 2014 và lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2017 song hệ số TobinsQ có xu hướng tăng dần trong cả giai đoạn 2010-2017 cho thấy kỳ vọng ngày càng cao của các nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư. - Về chỉ số cấu trúc sở hữu: Sở hữu nhà nước là cổ đông lớn (>=5%) bình quân 31,05%, trong khi sở hữu trong nước là 6,83% (sở hữu cá nhân 5,82%, sở hữu tổ chức 1,01%), sở hữu nước ngoài chiếm 2,81%. Xét theo thời gian, sở hữu nhà nước cơ bản ổn định trong giai đoạn 2010-2014, song giảm mạnh từ năm 2015 (từ 36,3% năm 2014 xuống 25,57% năm 2015 và có xu hướng tiếp tục giảm các năm sau). Trong khi đó, mức độ đầu tư của các cá nhân và tổ chức trong nước, nước ngoài tăng dần qua các năm thể hiện ở tỷ trọng sở hữu là cổ đông lớn ngày càng tăng. 3. Kết quả nghiên cứu Kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua kiểm định hệ số tương quan Pearson ở mức ý nghĩa tương quan 5% để cho thấy một số thông tin cơ bản ban đầu về mối quan hệ giữa các biến: (i) Sở hữu nhà nước (State) có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu ROA, ROE, trong khi chưa cho thấy có mối quan hệ tương quan với TobinsQ; và (ii) các chỉ số nợ có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động; (iii) việc Nhà nước nắm giữ quyền chi phối có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu ROA, ROE, song dường như lại ảnh hưởng không tích cực tới TobinsQ; (iv) tuổi niêm yết của doanh nghiệp (age), lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp (industry) cũng có tương quan với ROE, ROA. Tóm lại, việc tồn tại mối tương quan giữa sở hữu nhà nước với hiệu quả hoạt động cho phép thực hiện các mô hình hồi quy để phân tích tác động của sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng thông qua dữ liệu bảng tĩnh và dữ liệu bảng động: - Đối với mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh: Thông qua kiểm định White và kiểm định Wooldridge cho thấy mô hình hồi quy Pool – OLS lần lượt tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Để khắc phục hiện tượng trên, việc lựa chọn mô hình nghiên cứu giữa mô hình Fixed effect (FEM) và Random effect (REM) thông qua kiểm định Hausman, kết quả mô hình FEM được coi là phù hợp hơn mô hình REM; do mô hình FEM tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi, chuyển sang mô hình FEM-robust. - Đối với mô hình hồi quy dữ liệu bảng động: Phương pháp ước lượng GMM được thực hiện để khắc phục khuyết tật của mô hình dữ liệu bảng động theo hướng dẫn của Roodman (2009). Các biến độc lập (biến giải thích) nội sinh được lựa chọn ngoài biến trễ của chính PF còn gồm State, LTD với độ trễ bậc 2 trở lên; việc lựa chọn độ trễ bậc 2 trên cơ sở lý giải tác động của những thay đổi về cấu trúc sở hữu cũng như nợ dài hạn tới hiệu quả hoạt động cần có khoảng thời gian nhất định, tối thiểu trên 1 năm. KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 145 - tháng 11/2019 Bảng 3. Tổng hợp kết quả mô hình tĩnh FEM-robust, và mô hình động D-GMM Mô hình Biến FE-robust ROA D-GMM ROA FE-robust ROE D-GMM ROE FE-robust TobinsQ D-GMM TobinsQ State 0.00009 -0.00069 0.00038 -0.00189 0.00017 0.00152 (0.00018) (0.00097) (0.00043) (0.00518) (0.00119) (0.00583) InLocal 0.00036*** 0.00129 0.00072* 0.00651 0.00147 0.00944 (0.00012) (0.00120) (0.00038) (0.00397) (0.00091) (0.00628) OrLocal 0.00038*** -0.00047 0.00081 -0.00215 0.00232** -0.00497 (0.00012) (0.00060) (0.00064) (0.00381) (0.00110) (0.00499) Foreign -0.00077** -0.00166 -0.00233* -0.01535* 0.00154 0.00545 (0.00030) (0.00247) (0.00133) (0.00839) (0.00335) (0.01861) LTD -0.23879*** -0.35202*** -0.44028*** -1.14792*** -0.27015* 0.80353 (0.02733) (0.11643) (0.11683) (0.41448) (0.16071) (0.98142) STD -0.19154*** -0.22748** -0.51562*** -0.62455 -0.06632 0.56049 (0.02489) (0.10162) (0.17462) (0.40834) (0.13848) (0.75646) SIZE 0.03293*** 0.05106 0.14363*** 0.38864*** 0.11179** 0.09945 (0.00737) (0.03353) (0.04307) (0.13017) (0.04460) (0.28824) FixAss -0.06854*** -0.05030 -0.25178*** 0.03973 0.08676 0.17787 (0.01426) (0.06456) (0.07426) (0.32422) (0.11990) (0.47784) CostD -0.13678*** -0.07741 -0.25582*** 0.35724 -0.26462** -0.34175 (0.04052) (0.13419) (0.05275) (0.53984) (0.13060) (1.00216) Liq 0.00007 -0.00258 -0.00445 -0.01435 0.01419 0.00056 (0.00091) (0.00696) (0.00375) (0.02004) (0.01005) (0.04307) Age -0.00739*** -0.00879** -0.02350*** -0.04093*** 0.01302*** 0.03949** (0.00085) (0.00361) (0.00457) (0.01290) (0.00456) (0.01960) Board 0.00943 -0.00851 -0.01705 -0.11519 0.02926 -0.12089 (0.00963) (0.04433) (0.02683) (0.17895) (0.04262) (0.22997) L.ROA 0.19004 (0.17725) industry 0.00000 0.00000 0.00000 (0.00000) (0.00000) (0.00000) L.ROE -0.28794 (0.21384) L.TobinsQ 0.07413 (0.08016) Constant -0.66898*** -3.30135*** -2.07479* (0.18773) (1.03696) (1.16604) Observations 3,109 2,338 3,109 2,338 3,052 2,216 R-squared 0.19159 0.06418 0.07527 Number of i 427 420 427 420 422 405 Robust standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 145 - tháng 11/2019 Nghiên cứu bảng 3 cho thấy không có trường hợp kết quả nào mâu thuẫn trái chiều giữa mô hình tĩnh và mô hình động; đồng thời hai mô hình đều có chung một số kết quả quan trọng, được phân tích như sau: (i) Về cơ bản các thành phần sở hữu không có sự tác động có ý nghĩa thống kê (pvalue<1%) tới hiệu quả hoạt động; việc Nhà nước nắm giữ quyền chi phối hay không chi phối doanh nghiệp cũng không có sự tác động có ý nghĩa thống kê tới hiệu quả hoạt động theo cả 3 chỉ tiêu ROA, ROE, TobinsQ. Từ kết quả này có thể nhận định rằng hiệu quả hoạt động có vốn Nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán không bị tác động bởi cấu trúc vốn chủ sở hữu; sự thay đổi của cấu trúc vốn chủ sở hữu không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Điều này là phù hợp khi thị trường chứng khoán phát triển, việc thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu là thường xuyên do các hoạt động giao dịch, đầu tư trên thị trường, đặc biệt trong giai đoạn ngắn hạn. Bên cạnh vấn đề thực tiễn, vận dụng lý luận về vai trò giám sát, nghiên cứu của Bos (1991) đã đề cập đến khả năng trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, Nhà nước có thể đề cao lợi ích của doanh nghiệp, điều này sẽ dẫn đến không có sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông nhà nước và các cổ đông khác; vì vậy sự thay đổi cấu trúc sở hữu sẽ không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nếu mở rộng khai thác kết quả một số nhân tố khác liên quan đến cấu trúc sở hữu có tác động có ý nghĩa thống kê tại mô hình tĩnh, song không có ý nghĩa thống kê ở mô hình động cho thấy tác động tích cực của thành phần sở hữu tư nhân trong nước (bao gồm OrLocal và InLocal) tới hiệu quả hoạt động (theo chỉ tiêu ROA với mức ý nghĩa thống kê p-value < 1%); trong khi sở hữu nước ngoài (Foreign) lại không cho thấy dấu hiệu ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động, thậm chí là tác động tiêu cực (tới chỉ tiêu ROA với mức ý nghĩa thống kê p-value < 5%, ROE với mức ý nghĩa p-value <10%). Qua phân tích này, trường hợp thoái vốn nhà nước đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn nghiên cứu sẽ hiệu quả hơn nếu ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước. (ii) Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) tác động có ngược chiều tới hiệu quả hoạt động theo chỉ tiêu ROA, ROE; quy mô doanh nghiệp (Size) tác động cùng chiều, tuổi niêm yết (Age) tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động theo chỉ tiêu ROA, ROE song lại tác động cùng chiều tới TobinsQ. - Tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động theo chỉ tiêu ROA, ROE; cho thấy các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư giai đoạn 2010-2017 càng sử dụng nhiều khoản vay dài hạn để tài trợ cho tài sản doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt động càng thấp, chi phí tài chính biên của doanh nghiệp khi gia tăng vốn vay dài hạn lớn hơn so với lợi nhuận biên doanh nghiệp đạt được. Về lý thuyết có thể giải thích trên cơ sở lý thuyết đại diện, do sự bất cân xứng thông tin dẫn đến khi các khoản vay nợ càng dài thì rủi ro của người cho vay càng lớn, vì vậy chi phí đại diện của người cho vay hay chi phí tài chính của doanh nghiệp càng lớn. - Với kết quả tỷ lệ nợ (dài hạn và ngắn hạn)/tài sản tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động và không có bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động của cấu trúc vốn chủ sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động, nhưng quy mô doanh nghiệp tác động (Size) cùng chiều tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (theo chỉ tiêu ROE) cho thấy hiệu quả hoạt động có vốn nhà nước đầu tư vẫn còn phụ thuộc nhiều vào quy mô doanh nghiệp. - Tuổi niêm yết (Age) tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động theo chỉ tiêu ROA, ROE, song có tác động cùng chiều tới TobinsQ cho thấy tín hiệu kỳ vọng tích cực của thị trường về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư. 4. Kết luận và hàm ý chính sách Với kết quả sở hữu nhà nước cũng như việc Nhà nước nắm giữ quyền chi phối hay không chi phối doanh nghiệp không có sự tác động tới hiệu quả hoạt động, cũng như tín hiệu kỳ vọng tích cực của thị trường đối với các doanh nghiệp có vốn KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 145 - tháng 11/2019 Nhà nước đầu tư cho gợi ý chính sách: Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa cần sớm được niêm yết trên thị trường chứng khoán, và không cần thiết phải tiếp tục thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong trường hợp các doanh nghiệp đã đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán nếu chỉ xét trên khía cạnh để đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước (không tính tới các yêu cầu khác như thu hẹp lĩnh vực ngành nghề Nhà nước đầu tư). Ngoài ra, kết hợp với kết quả cấu trúc sở hữu của các thành phần sở hữu khác cũng không có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động, cho thấy giải pháp thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu không nên là giải pháp ưu tiên hàng đầu khi xem xét lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán; đây là điểm cần lưu ý trong nghiên cứu hoạch định chính sách tái cơ cấu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alipour Mohammad (2013), Has privatization of state-owned enterprises in Iran led to improved performance?, International Journal of Commerce and Management, Số 23 (4),Trang: 281-305; 2. Aussenegg Wolfgang và Ranko Jelic (2002), Operating Performance of Privatized Companies in Transition Economies - The Case of Poland, Hungary and the Czech Republic, soạn), EFMA 2003 Helsinki Meetings; 3. Boardman Anthony E., Claude Laurin và Aidan R. Vining (2002), Privatization in Canada: Operating and Stock Price Performance with International Comparisons, Canadian Journal of Administrative Sciences / Revue Canadienne des Sciences de l’Administration, Số 19 (2),Trang: 137-154; 4. Bos Dieter (1991), Privatization: a theoretical treatment, OUP Catalogue; 5. Boubakri Narjess và Jean-Claude Cosset (1998), The Financial and Operating Performance of Newly Privatized Firms: Evidence from Developing Countries, The Journal of Finance, Số 53 (3),Trang: 1081-1110; 6. Đoàn Ngọc Phúc (2014), Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 7,Trang: 72-80; 7. Ehrlich Isaac, Georges Gallais-Hamonno, Zhiqiang Liu và Randall Lutter (1994), Productivity Growth and Firm Ownership: An Analytical and Empirical Investigation, The Journal of Political Economy, Số 102 (5),Trang: 1006-1038; 8. Harper Joel T. (2002), The performance of privatized firms in the Czech Republic, Tạp chí Journal of Banking & Finance, Số 26 (4),Trang: 621-649; 9. Jensen Michael C. và William H. Meckling (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, Số 3 (4),Trang: 305-360; 10. Lê Đức Hoàng (2015), ‘Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam’, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân; 11. Majumdar SumitK (1998), Assessing comparative efficiency of the state-owned mixed and private sectors in Indian industry, Public Choice, Số 96 (1-2), Trang: 1-24; 12. Megginson William L và Jeffry M Netter (2001), From state to market: A survey of empirical studies on privatization, Journal of economic literature, Trang: 321-389; 13. Megginson William L., Robert C. Nash và Matthias Van Randenborgh (1994), The Financial and Operating Performance of Newly Privatized Firms: An International Empirical Analysis, The Journal of Finance, Số 49 (2), Trang: 403-452; 14. Paudyal K., B. Saadouni và R. J. Briston (1998), Privatisation initial public offerings in Malaysia: Initial premium and long-term performance, Pacific-Basin Finance Journal, Số 6 (5), Trang: 427-451; 15. Rajan Raghuram G và Luigi Zingales (1995), What do we know about capital structure? Some evidence from international data, The Journal of Finance, Số 50 (5), Trang: 1421-1460; 16. Roodman David (2009), How to do xtabond2: An introduction to difference and system GMM in Stata, The stata journal, Số 9 (1), Trang: 86-136; 17. Tian và George Lihui (2000), ‘State shareholding and corporate performance: A study of a unique Chinese data set’, working paper, London Business School, London.
File đính kèm:
- tac_dong_cua_cau_truc_so_huu_toi_hieu_qua_hoat_dong_cua_doan.pdf