Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu sử dụng số liệu của của 27 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng

hóa tiêu dùng thiết yếu được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.

Hồ Chí Minh (HOSE), với các biến nghiên cứu là các biến liên quan đến

cấu trúc sở hữu, nhằm xem xét tác động của chúng như thế nào đến chỉ

số thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến

cổ đông lớn công ty, biến quy mô của công ty và biến tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản có tác động đến thị giá cổ phiếu. Cụ thể, cả ba biến cổ đông

lớn công ty, biến quy mô doanh nghiệp và biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài

sản được nghiên cứu cho thấy có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu.

Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, thị giá cổ phiếu, cổ đông lớn công ty, quy mô, tỷ

suất sinh lời trên tổng tài sản.

pdf 13 trang phuongnguyen 1000
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
42
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số Xuân 212+213- Tháng 1&2. 2020
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của 
các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán 
Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm Tiến Mạnh Nguyễn Thu Phương
Đỗ Thu Huyền Lê Thảo Linh
Ngày nhận: 13/08/2019 Ngày nhận bản sửa: 06/09/2019 Ngày duyệt đăng: 18/09/2019
Nghiên cứu sử dụng số liệu của của 27 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng 
hóa tiêu dùng thiết yếu được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. 
Hồ Chí Minh (HOSE), với các biến nghiên cứu là các biến liên quan đến 
cấu trúc sở hữu, nhằm xem xét tác động của chúng như thế nào đến chỉ 
số thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến 
cổ đông lớn công ty, biến quy mô của công ty và biến tỷ suất sinh lời trên 
tổng tài sản có tác động đến thị giá cổ phiếu. Cụ thể, cả ba biến cổ đông 
lớn công ty, biến quy mô doanh nghiệp và biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài 
sản được nghiên cứu cho thấy có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu. 
Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, thị giá cổ phiếu, cổ đông lớn công ty, quy mô, tỷ 
suất sinh lời trên tổng tài sản.
Impact of Ownership Structure on Share Price of Listed Companies in Vietnam Stock Exchange 
This paper was collecting data from 27 listed firms on Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE), in period of 2010-
2017 in Vietnam, with variables related to ownership structure, to investigate the effect of different ownership 
structure characteristics on these firms’ market price. The results show that, the variables relates to the large 
shareholders, the company’s size and rate of return on total assets significantly impacted on the stock market 
price. Particularly, large shareholder variables, company’s size and variable rate of return on total assets have 
been shown the positively impact on the share price.
Keywords: Ownership structure, share price, large shareholder, firm size, return on total assets.
Manh Tien Pham
Email: manhpham@hvnh.edu.vn
Phuong Thu Nguyen
Huyen Thu Do
Linh Thao Le
Organisation of all: Finance faculty, Banking Academy of Vietnam
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
PHẠM TIẾN MẠNH - NGUYỄN THU PHƯƠNG - ĐỖ THU HUYỀN - LÊ THẢO LINH
43Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
1. Giới thiệu
Thị giá cổ phiếu luôn là vấn đề thu hút sự 
quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh 
nghiệp. Bên cạnh đó, cấu trúc sở hữu 
trong các doanh nghiệp cũng tác động đến 
thị giá cổ phiếu thông qua việc tác động 
đến vấn đề quản lý, quản trị doanh nghiệp. 
Hiện nay, giá cổ phiếu của các doanh 
nghiệp thuộc lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng 
thiết yếu như thực phẩm, mỹ phẩm, nước 
giải khát có xu hướng tăng trưởng mạnh 
và các nhóm ngành này có sức cầu khá ổn 
định và ít nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. 
Cổ phiếu của ngành dịch vụ thiết yếu có 
những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường 
lớn dẫn đầu ngành và giá của chúng ảnh 
hưởng lớn đến thị giá thị trường. Do đó, 
các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến thị 
giá các cổ phiếu của ngành này khi thị 
trường chứng khoán (TTCK) và chu kỳ 
kinh tế tăng trưởng, chu kỳ suy thoái.
Mục tiêu của nghiên cứu này để tìm ra câu 
trả lời cho các câu hỏi: (1) Tỷ lệ sở hữu 
của thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) 
sẽ tác động như thế nào đến thị giá cổ 
phiếu? (2) Tỷ lệ sở hữu của nhà nước sẽ 
tác động như thế nào đến thị giá cổ phiếu? 
(3) Cổ đông lớn công ty sẽ tác động như 
thế nào đến thị giá cổ phiếu?
Nghiên cứu này đã sử dụng các mô hình 
kinh tế lượng nhằm lượng hóa mức độ 
ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến 
thị giá cổ phiếu. Nhóm đã nghiên cứu và 
sử dụng 7 yếu tố được chia làm 2 nhóm: 
Nhóm các loại hình sở hữu (các biến độc 
lập) gồm: tổng tỷ lệ sở hữu của thành viên 
HĐQT, sở hữu của Nhà nước, sở hữu của 
cổ đông lớn công ty; Nhóm các thuộc tính 
của công ty (các biến kiểm soát) gồm: Quy 
mô của công ty, hệ số đòn bẩy tài chính 
của công ty, tỷ suất sinh lời trên tổng tài 
sản và số năm thành lập công ty. Trên cơ 
sở đó đề xuất một số khuyến nghị đối với 
các bên liên quan. 
2. Cơ sở lý thuyết
Về mặt lý thuyết, cấu trúc sở hữu trong 
doanh nghiệp phản ánh tổng thể các mối 
quan hệ về quyền lợi và trách nghiệm đối 
với phần vốn đã góp của chủ sở hữu, từ đó 
xác định được mối quan hệ khác trong sản 
xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm 
cũng như những lợi ích kinh tế mà việc 
sản xuất, kinh doanh mang lại. 
Nói đến tác động của cấu trúc sở hữu đến 
thị giá cổ phiếu, trên thế giới đã có rất 
nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề này 
với nhiều quan điểm khác nhau. 
Ezazi và cộng sự (2011) đã phân tích tác 
động của các khía cạnh khác nhau của 
cấu trúc sở hữu như cổ đông cá nhân hoặc 
cổ đông tổ chức, cổ đông nội bộ hoặc cổ 
đông bên ngoài, sở hữu tập trung hay sở 
hữu phân tán đến giá cổ phiếu của các 
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán 
Tehran. Kết quả chỉ ra rằng cổ đông lớn 
nhất có nhiều tác động đến giá cổ phiếu 
và giá cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ 
cổ phần được nắm giữ bởi các cổ đông cá 
nhân có ảnh hưởng ít hơn, bên cạnh đó các 
biến còn lại không có mối quan hệ nào đến 
giá cổ phiếu.
Nghiên cứu của Alzeaideen và AL- 
Rawash (2014) đã xây dựng mô hình 
nghiên cứu nhằm đo lường giá cổ phiếu 
của 51 công ty ở Jordani từ năm 2005 đến 
2009. Hai mô hình thực nghiệm được sử 
dụng là phương pháp bình quân nhỏ nhất 
(OLS) và bình quân tổng quát tối thiểu khả 
thi (SUR). Kết quả cho thấy rằng không có 
mối quan hệ đáng kể giữa cổ đông cá nhân 
Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch 
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
và cổ đông tổ chức đến sự biến động của 
giá cổ phiếu, tức hai biến này không ảnh 
hưởng nhiều đến giá cổ phiếu. 
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xoay 
quanh chủ đề này, nhưng ở Việt Nam, đây 
vẫn còn là nghiên cứu mới, được một số 
học giả nghiên cứu. 
Lê Tấn Phước (2017) nghiên cứu đề tài 
“Tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả 
hoạt động của doanh nghiệp niêm yết”, sử 
dụng dữ liệu của các doanh nghiệp niêm 
yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2009- 
2016. Với phương pháp thống kê mô tả, 
tác giả đã phân tích được dữ liệu định 
lượng với biến phụ thuộc để đo lường hiệu 
quả hoạt động của doanh nghiệp, và rút ra 
kết quả, đó là các doanh nghiệp có sở hữu 
tổ chức càng cao thì sẽ ảnh hưởng đến giá 
trị và hiệu quả hoạt động càng cao.
Theo Luật Chứng khoán 2006, cổ phiếu 
là một loại chứng khoán, trong đó minh 
chứng quyền và lợi ích hợp pháp của 
người sở hữu đối với phần vốn hoặc phần 
tài sản của tổ chức phát hành. Chỉ số giá 
cổ phiếu có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều 
yếu tố khác nhau như tình hình kinh tế 
trong nước và thế giới, kết quả hoạt động 
kinh doanh của công ty, biến động thị 
trường, uy tín và tiềm lực của công ty. 
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 7 biến có liên 
quan đến cấu trúc sở hữu và tác động đến 
thị giá cổ phiếu.
Thứ nhất, HĐQT là một trong những yếu 
tố có ảnh hưởng lớn nhất đến thị giá cổ 
phiếu của doanh nghiệp cả về mặt cấu 
trúc và quy mô. Morey và cộng sự (2008) 
đã chỉ ra rằng một doanh nghiệp có cấu 
trúc HĐQT hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn 
việc xung đột lợi ích giữa các giám đốc 
và cổ đông bằng cách cân bằng thông tin 
giữa các đối tượng tiếp nhận. Trong khi 
đó, Rouf (2011), Amarijit và Neil Mathur 
(2011) đưa ra kết luận, các doanh nghiệp 
không nên có nhiều thành viên HĐQT vì 
số thành viên HĐQT càng tăng thì giá trị 
doanh nghiệp càng giảm kéo theo thị giá 
cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ giảm. 
Thứ hai, sở hữu nhà nước cũng có ảnh 
hưởng đến thị giá cổ phiếu. Theo nghiên 
cứu của Ben, Nasr và Cosset (2014) cho 
thấy, sở hữu nhà nước cao thường dẫn đến 
môi trường thông tin công ty kém minh 
bạch. Điều này làm cho việc thu thập 
thông tin của các công ty có tính đặc thù 
trở nên khó khăn hơn. Nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Minh Huệ và cộng sự (2016) 
đánh giá mức độ ảnh hưởng của sở hữu 
Nhà nước đến giá cổ phiếu của các công 
ty niêm yết trên TTCK Việt Nam đã đưa 
ra kết quả sở hữu Nhà nước có ảnh hưởng 
thuận chiều đến giá cổ phiếu. 
Thứ ba, nhân tố cổ đông lớn công ty cũng 
được nghiên cứu rằng có ảnh hưởng đến thị 
giá cổ phiếu. Hai nghiên cứu của Brockman 
và Yan (2009) và Đặng Tùng Lâm (2016) 
cho thấy rằng cổ đông lớn trong công ty 
giúp cải thiện vấn đề quản trị công ty và gia 
tăng chất lượng thông tin được công bố ra 
công chúng, do đó, có tác động tích cực đến 
thị giá cổ phiếu trên thị trường. 
Thứ tư, biến quy mô doanh nghiệp là một 
trong những biến tác động đến thị giá cổ 
phiếu. Nghiên cứu của Sharif và cộng 
sự (2015) đã chỉ ra rằng quy mô doanh 
nghiệp có tác động cùng chiều lên giá 
cổ phiếu. Điều này có nghĩa, các doanh 
nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài 
chính cũng như năng lực cạnh tranh lớn, 
có uy tín cao trên thị trường sẽ dễ dàng 
huy động được lượng vốn lớn từ nhà đầu 
tư với giá cổ phiếu cao. 
PHẠM TIẾN MẠNH - NGUYỄN THU PHƯƠNG - ĐỖ THU HUYỀN - LÊ THẢO LINH
45Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Thứ năm, có nhiều quan điểm khác nhau 
về tác động của chỉ số đòn bẩy tài chính 
đến thị giá cổ phiếu, tập trung vào 3 ý 
kiến. Quan điểm thứ nhất cho rằng sự tác 
động của hệ số đòn bẩy tài chính là không 
đáng kể, như kết quả nghiên cứu của 
Salenejad và Brave (2010) về ảnh hưởng 
của các chỉ số tài chính lên các doanh 
nghiệp ngành thực phẩm. Quan điểm thứ 
hai nêu lên hệ số tài chính là nhân tố có 
ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu theo 
kết quả nghiên cứu của Mohammad Reza 
Kohansal (2013), chỉ ra rằng các ảnh 
hưởng đến từ đòn bẩy tài chính của ngành 
công nghiệp thực phẩm có ảnh hưởng 
đáng kể đến thị giá cổ phiếu. Quan điểm 
thứ ba cho thấy hệ số tài chính có tác động 
tiêu cực đến giá cổ phiếu. Cụ thể, nghiên 
cứu của Miser (1977) nhấn mạnh rằng đòn 
bẩy tài chính càng thấp thì giá trị công ty 
càng cao. 
Thứ sáu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 
(ROA) cũng được nhiều nghiên cứu cho 
rằng có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Dựa 
vào giá trị của tỷ suất sinh lời, mọi người 
có thể biết được mỗi đồng tài sản của công 
ty sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, 
ROA càng cao thì doanh nghiệp sử dụng 
tài sản càng hiệu quả. Theo nghiên cứu của 
Idawati và Wahyudi (2015), ROA có mối 
quan hệ tích cực với giá cổ phiếu và đồng 
thời ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. 
Thứ bảy, năm thành lập của một doanh 
nghiệp cũng là yếu tố tác động lên giá cổ 
phiếu. Một doanh nghiệp đã thành lập và 
hoạt động lâu năm với bộ máy vận hành 
phù hợp, những chiến lược định hướng 
doanh nghiệp đúng đắn và sáng tạo, nắm 
bắt được thị trường để đưa ra những sản 
phẩm đem lại lợi ích cao làm hài lòng 
được người tiêu dùng sẽ hình thành uy tín 
và để lại thương hiệu trên thị trường, từ đó 
sẽ gây ấn tượng tốt cho nhà đầu tư.
3. Phương pháp, dữ liệu và mô hình 
nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp giữa phương pháp 
định tính và định lượng để xây dựng và 
chạy mô hình dựa trên bộ dữ liệu bảng 
bằng mô hình hồi quy đa biến với phương 
pháp bình quân tối thiểu (OLS), mô hình 
các nhân tố tác động cố định (FEM), mô 
hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên 
(REM), mô hình Hausman test.
Dữ liệu nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu sử dụng loại dữ liệu 
thứ cấp, mẫu nghiên cứu bao gồm thông 
tin của 27 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực 
hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được niêm 
yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ 
Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2010- 2017. 
Trong 8 năm này, tổng số lượng mẫu 
nghiên cứu trong một năm của 27 doanh 
nghiệp tương ứng với 216 mẫu được sử 
dụng chính thức trong bài nghiên cứu. Tất 
cả các số liệu được sử dụng đều là dữ liệu 
thứ cấp, như Báo cáo tài chính, Báo cáo 
thường niên hay Bản cáo bạch của các 
công ty được lấy từ website của các doanh 
nghiệp đó. Với dữ liệu giá cổ phiếu, khối 
lượng giao dịch của các công ty lấy từ 
website của HOSE. 
Mô hình nghiên cứu
Mô hình đề xuất của nhóm tập trung phát 
triển và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng 
đến biến phụ thuộc là thị giá cổ phiếu, bao 
gồm 7 biến được chia làm 2 nhóm: Nhóm 
nhân tố các loại hình sở hữu (các biến 
độc lập) và nhóm các thuộc tính của công 
ty (các biến kiểm soát). Dựa trên nghiên 
cứu các mô hình liên quan đến tác động 
của cấu trúc sở hữu và biến động thị giá 
Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch 
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
cổ phiếu, xác định các yếu tố ảnh hưởng 
có liên quan, phù hợp với đặc điểm môi 
trường kinh tế tại Việt Nam, nhóm chọn 
ra 7 biến. Biến độc lập là các biến sở hữu, 
biến kiểm soát là các biến ảnh hưởng đến 
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các 
công ty, biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. 
Mô hình nghiên cứu:
PRI
it
 = β
0
 + β
1
AC
it
 + β
2
STA
it
 + β
3
ENT
it
 + 
β
4
SIZE
it
 + β
5
LEV
it
 + β
6
ROA
it
 + β
7
YEAR
it
+ Ɛ.
Trong đó:
β
0
: Hệ số chặn
β
1
, β
2
: Các hệ số
Ɛ: Sai số mô hình
i: Doanh nghiệp i
t: Năm t
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng thống kê mô tả cho thấy tổng quan 
về biến động thị giá cổ phiếu qua 8 năm 
cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới thị 
giá cổ phiếu được niêm yết trên HOSE. 
Bảng 2 cho thấy, thị giá cổ phiếu trung 
bình của 27 công ty trong giai đoạn 2010- 
2017 là 31.582,02 đồng, với độ lệch chuẩn 
29.229,46 đồng. Bên cạnh đó, thị giá cổ 
phiếu của các doanh nghiệp có sự chênh 
lệch lớn, từ 2.090 đồng đến 208.600 đồng. 
Đối với những doanh nghiệp đứng đầu 
ngành, giá cổ phiếu thường cao hơn nhiều 
so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì 
vậy việc thị giá cổ phiếu chênh lệch hơn 
200.000 đồng đã phản ánh đúng tình 
hình hoạt động kinh doanh của các doanh 
nghiệp. 
Bảng 2 cho thấy những đánh giá về các 
biến độc lập- các nhân tố ảnh hưởng đến 
thị giá cổ phiếu thông qua giá trị trung 
bình, độ lệch chuẩn và biên độ biến động. 
Cụ thể, với các biến độc lập, tổng tỷ lệ 
sở hữu trung bình của thành viên HĐQT 
(AC) là 37,42726% với độ lệch chuẩn là 
Bảng 1. Bảng tóm tắt cách tính các biến trong mô hình
Tên biến Ký hiệu Cách tính
Biến phụ thuộc 
Thị giá cổ phiếu PRI Giá trung bình trong năm
Biến độc lập
Sở hữu của thành viên HĐQT AC AC=
Sở hữu của Nhà nước2 STA STA = 
Cổ đông lớn của công ty3 ENT ENT = 
Biến kiểm soát
Quy mô doanh nghiệp SIZE SIZE = Log (Tổng tài sản)
Đòn bẩy tài chính LEV Đòn bẩy tài chính = 
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA ROA = 
Số năm thành lập YEAR Số năm thành lập = 2017 - năm thành lập của công ty
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
2 Tỷ lệ sở hữu trên 5%
3 Tỷ lệ sở hữu trên 5%
PHẠM TIẾN MẠNH - NGUYỄN THU PHƯƠNG - ĐỖ THU HUYỀN - LÊ THẢO LINH
47Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
23,72444% và biên độ dao động rất lớn 
lên đến 86,57%. Điều này cho thấy rằng  ... 
4
0,
00
82
06
4
-0
,2
5
0,
80
4
-0
,0
18
21
57
0,
01
41
46
7
-c
on
s
6,
77
73
82
0,
99
00
70
3
6,
85
0,
00
0
4,
82
51
25
8,
72
96
39
S
ig
m
a_
u
 0
,1
04
80
96
 0
,6
46
55
17
5
 0
,0
25
60
53
3 
(fr
ac
tio
n 
of
 v
ar
ia
nc
e 
du
e 
to
 u
_i
)
S
ig
m
a_
e
rh
o
F 
te
st
 th
at
 a
ll 
u_
i=
0:
 F
(7
, 2
01
) =
 0
,6
9
P
ro
b 
> 
F 
= 
0,
68
03
N
gu
ồn
: 
K
ết
 q
uả
 x
ử 
lý
 d
ữ 
li
ệu
, p
hầ
n 
m
ềm
 h
ỗ 
tr
ợ 
St
at
a1
4
PHẠM TIẾN MẠNH - NGUYỄN THU PHƯƠNG - ĐỖ THU HUYỀN - LÊ THẢO LINH
51Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
0,9693 (96,93%)> 0,05, vì thế mô hình 
REM là phù hợp trong nghiên cứu này. Vì 
thế nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng kết quả 
của mô hình REM sẽ là cơ sở để đưa ra 
kết luận và khuyến nghị.
Bảng 9 tổng hợp kết quả kiểm định giả 
thiết, theo đó, trong 7 nhân tố được nhóm 
tác giả lựa chọn vào mô hình thì có 3 nhân 
tố là cổ đông lớn công ty (STA), quy mô 
(SIZE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 
(ROA) có tác động đến biến thị giá cổ 
phiếu (PRI). 
Bảng 8. Kết quả kiểm định Hausman test
 Coefficients 
 (b) (B) (b-B) sqrt (diag(V_b-V_B))
 fe re Difference S . E. 
AC -0,0527041 -0,0852088 0,0325047 0,0653371 
STA 0,0931247 0,0810356 0,0120891 0,0437576 
ENT 0,7039567 0,7069257 -0,002969 0,0166084 
SIZE 0,2093936 0,2088329 0,0005607 0,0182827 
LEV -0,0233093 -0,029484 0,0061747 0,0054584 
ROA 3,558703 3,521255 0,0374474 0,1394769 
YEAR -0,002034 -0,0027548 0,0007208 0,0009695 
 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xstreg
 B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg 
Test: Ho: difference in coefficients not systematic 
 chi2 (7) = (b-B) ‘ [ (V_b-V_B) ^ (-1) ] (b - B) 
 = 1,82 
 Prob>chi2 = 0,9693 
 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu, phần mềm hỗ trợ Stata14
Bảng 9. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thiết
Tên biến Chiều hướng tác động
Nhóm yếu tố các loại hình sở hữu trong công ty (biến độc lập)
Tổng tỷ lệ sở hữu của các thành viên HĐQT (AC) Không ảnh hưởng
Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (STA) Không ảnh hưởng
Cổ đông lớn công ty (ENT) Cùng chiều
Nhóm yếu tố các thuộc tính trong công ty (biến kiểm soát)
Quy mô doanh nghiệp (SIZE) Cùng chiều
Đòn bẩy tài chính (LEV) Không ảnh hưởng
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Cùng chiều 
Số năm thành lập (YEAR) Không ảnh hưởng
Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch 
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
5. Kết luận và khuyến nghị
5.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cổ đông lớn 
công ty có tác động cùng chiều đến giá cổ 
phiếu. Tương tự với kết quả nghiên cứu 
của Brockman và Yan (2009), cổ đông lớn 
công ty giúp cải thiện vấn đề quản trị công 
ty và gia tăng chất lượng thông tin được 
công bố ra thị trường, điều này tác động 
tích cực lên giá cổ phiếu của công ty.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng 
biến kiểm soát là Quy mô có tác động cùng 
chiều đến thị giá cổ phiếu. Kết quả này 
giống với nghiên cứu của Sharif và cộng 
sự (2015), nghiên cứu của Irfan và Nishat 
(2002), điều này có nghĩa, các doanh 
nghiệp có quy mô lớn hay mở rộng quy mô 
ở nhiều ngành nghề, có tiềm lực tài chính 
cũng như năng lực cạnh tranh lớn sẽ củng 
cố được mức độ tin cậy, uy tín cao trên thị 
trường, nên có thể huy động được lượng 
vốn lớn từ nhà đầu tư với giá cổ phiếu cao. 
Biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 
(ROA) có tác động cùng chiều đến thị 
giá cổ phiếu, tức là khi ROA của doanh 
nghiệp tăng thì khi đó giá cổ phiếu cũng 
sẽ tăng và ngược lại. Kết quả này phù hợp 
với giả thuyết ROA càng cao thể hiện 
công ty sử dụng tài sản càng hiệu quả, 
lợi nhuận cao. Kết quả này tương tự với 
nghiên cứu của Sofyan (2001). Saeidi và 
Okhli (2012) cũng đưa ra kết luận ROA có 
mối tương quan cao với giá cổ phiếu ở cấp 
độ của tất cả các ngành và nó có thể được 
sử dụng như là yếu tố hiệu quả chính ảnh 
hưởng đến giá cổ phiếu.
5.2. Khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu về tác động của cấu 
trúc sở hữu đến biến động thị giá cổ phiếu 
khá hữu ích cho các đối tượng có liên 
quan để có những giải pháp hay quyết 
định phù hợp, đặc biệt đối với các cơ quan 
quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư. 
Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải thu hút 
những nhà đầu tư, những cổ đông là các tổ 
chức lớn, có kinh nghiệm quản trị và điều 
hành doanh nghiệp. Điều này sẽ cải thiện 
mức độ tin cậy của doanh nghiệp và độ tin 
cậy thông tin của giá cổ phiếu, từ đó làm 
giảm bớt tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu.
Thứ hai, các doanh nghiệp nên có các hướng 
đi, chiến lược rõ ràng cho từng bước phát 
triển và mở rộng kinh doanh của công ty 
một cách hiệu quả. Cần tập trung phát triển 
chất lượng sản phẩm chính, tạo được vị thế 
nhất định, có được niềm tin của người tiêu 
dùng và các nhà đầu tư, sau đó có thể mở 
rộng quy mô sang một lĩnh vực, ngành nghề 
khác với bộ máy quản lý phù hợp và chặt 
chẽ, tránh đầu tư mở rộng ở nhiều lĩnh vực 
nhưng thua lỗ làm ảnh hưởng uy tín và giảm 
giá trị cổ phiếu của công ty.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần báo cáo 
chính xác thông tin về chỉ số khả năng sinh 
lời như ROA của một cổ phiếu để tạo niềm 
tin cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các 
công ty cũng cần sử dụng tài sản một cách 
hiệu quả, hợp lý, tránh đầu tư tràn lan, cần 
đưa ra các mục tiêu cụ thể về sản lượng, 
quản lý hàng tồn kho rõ ràng, minh bạch. 
Ngoài ra, công ty cần có những chiến lược 
để đẩy mạnh doanh số, gia tăng doanh thu, 
nâng cao biên lợi nhuận, giúp cho tốc độ 
tăng trưởng của lợi nhuận lớn hơn của tài 
sản, từ đó ROA của công ty sẽ tăng lên.
Thứ tư, các nhà đầu tư cần quan tâm đến 
cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp bởi thị 
PHẠM TIẾN MẠNH - NGUYỄN THU PHƯƠNG - ĐỖ THU HUYỀN - LÊ THẢO LINH
53Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng tích cực nếu 
doanh nghiệp có các cổ đông lớn là các tổ 
chức có uy tín. 
Thứ năm, các nhà đầu tư nên cân nhắc 
đầu tư vào những công ty có quy mô lớn 
vì những công ty càng lớn thì nhu cầu 
vốn hóa càng cao nhằm tạo hiệu ứng tốt 
về hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng 
nghĩa với việc công ty này có tiềm lực tài 
chính tốt (hệ số vốn tự có≥ 1 so với vốn đi 
vay, tỷ trọng vốn tự có trong tổng số vốn 
đầu tư≥ 50%) cũng như có thể phát triển 
và cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực ngành 
nghề khác nhau. 
Thứ sáu, các nhà đầu tư khi đầu tư nên 
xem xét kỹ các chỉ số về hiệu quả hoạt 
động, đặc biệt là chỉ số tỷ suất sinh lời trên 
tổng tài sản ROA để xem doanh nghiệp có 
thật sự làm ăn hiệu quả không. Tuy nhiên 
cần phân tích kĩ xem việc tăng ROA là do 
yếu tố nào, đôi khi là do công ty làm giả 
số liệu. Mặt khác, một công ty có ROA 
giảm cũng chưa chắc là công ty làm ăn 
kém đi, không hiệu quả, mà đó là quy mô 
nhà xưởng của công ty mở rộng hơn nên 
tổng tài sản tăng trong khi chưa thu lại 
được lợi nhuận, hoặc do giá nguyên vật 
liệu đầu vào dự kiến tăng nên công ty mua 
vào để tích trữ, khiến hàng tồn kho tăng 
làm tài sản tăng. Do đó, các nhà đầu tư cần 
tính toán thật chính xác chỉ số ROA và xác 
định rõ nguyên nhân khiến ROA tăng hay 
giảm đưa ra lựa chọn chính xác trong việc 
đầu tư ■
Tài liệu tham khảo
1. Al-Qallaf, H., 2015, ‘The effect of ownership structure on stock prices during crisis periods: Case study in Kuwait stock 
market’, WEI International Academic Conference Proceedings, The West East Institute.
2. Alzeaideen & AL Rawash, 2014, ‘The Effect of Ownership Structure on Share Price Volatility of Listed Companies in 
Amman Stock Exchange’, Faculty of Economics and Administrative Sciences, Zarka University, Jordan.
3. Bahreini, V., et al, 2013, ‘Analysis between financial leverage with the stock price and the operational performance of the 
accepted companies in Tehran’s stock market’, European Online Journal of Natural and Social Sciences, Vol. 2, No. 3, pp. 
25-34. 
4. Ben-Nasr & Cosset (2014), ‘State Ownership, Political Institutions, and Stock Price Informativeness: Evidence from 
Privatization’, Journal of Corporate Finance, Vol. 29, pp. 179-199. 
5. Brockman P.*, Yan X. (2009), ‘Block ownership and firm-specific information’, Journal of Banking & Finance, Vol 33, 
pp 308-316. 
6. Dadrasmoghadam, A. & Akbari, S.M., 2015, ‘Relationship between Financial Ratios in the Stock Prices of Agriculture-
Related Companies Accepted On the Stock Exchange for Iran’, Research Journal of Fisheries and Hydroobiology, Vol. 10, 
No. 9, pp. 586-591.
7. Ezazi, M.E., et al, 2011, ‘The Effect of Ownership Structure on Share Price Volatility of Listed Companies in Tehran 
Stock Exchange: An Empirical Evidence of Iran’, International Journal of Business and Social Science, Vol. 2, No. 5.
8. Harjoto, et al, 2015, ‘Is Institutional Ownership Related to Corporate Social Responsibility? The Nonlinear Relation and 
Its Implication for Stock Return Volatility’, Santa Clara University.
9. Kohansal, M.R., et al, 2013, ‘Relationship between Financial Ratios and Stock Prices for the Food Industry Firms in 
Stock Exchange of Iran’, World Applied Programming, Vol. 3, No. 10, pp. 512-521.
10. Nazlioglu, B., et al, 2012, ‘The effect of ownership structure on stock prices during critis period: A study on ISE 100 
Index*’, International Journal of Business and Social Science, Vol. 3, No. 6.
11. Park & Song, 2018, ‘The Effect Of Ownership Structure On Future Stock Price Crash Risk: Korean Evidence’, Journal 
of Applied Business Research.
12. Sendurur, U. & Nazlioglu, B., 2013, ‘The Effect of Ownership Structure on Stock Prices during Crisis: A Study on ISE 
100 Index’, International Journal of Business and Social Science, Vol. 3, No. 6.
13. U. Sendurur & B. Nazliogu, 2013, ‘The Effect of Ownership Structure on Stock Prices after Crisis: A Study on ISE 100 
Index’, World Academy of Science, Vol. 7, No. 6.
14. Anon., 2017, Cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của doanh nghiệp Việt Nam, Misa, <
chi-tiet/newsid/58453/Cau-truc-so-huu-va-chinh-sach-co-tuc-cua-doanh-nghiep-Viet-Nam>
15. Anon., 2018, Cổ phiếu, Wikipedia, <https://vi.m.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95_phi%E1%BA%BFu?fbclid=IwAR2
Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch 
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
1iNGI8vteYWscFiXRdEsVHED50IKYvxxcSnEVmW6hmcS7rHPSUi_-IEg>.
16. Anon., 2018, Các yếu tố tác động đến giá cổ phiết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Báo Mới.com,<https://baomoi.
com/cac-yeu-to-tac-dong-den-gia-co-phieu-tren-thi-truong-chung-khoanvietnam/c/26186272.epi?fbclid=IwAR21iNGI8vteY
WscFiXRdEsVHED50IKYvxxcSnEVmW6hmcS7rHPSUi_-IEg>.
17. Anon., 2018, So sánh Cổ phiếu thường và Cổ phiếu ưu đãi, Go Value, <https://govalue.vn/so-sanh-co-phieu-thuong-va-
co-phieu-uu-dai/>
18. Anon., 2007, Tham khảo các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu, Tuổi trẻ online, <https://tuoitre.vn/tham-khao-cac-
phuong-phap-tinh-chi-so-gia-co-phieu-205432.htm>
19. Đào Thanh Bình & Lai Thị Hiền, 2018, ‘Tác động của quản trị doanh nghiệp lên hiệu suất doanh nghiệp và tính thanh 
khoản của cổ phiếu’, Tạp chí Tài chính, <
hieu-suat-doanh-nghiep-va-tinh-thanh-khoan-cua-co-phieu-140648.html?fbclid=IwAR1PzyC_YUgdgzI7Oh4CF6-9iUw8cNZ
PwbhDpEBys6bW6fl09KwPjCCX7Cc>.
20. Đặng Tùng Lâm, 2016, ‘Ảnh hưởng của cổ đông lớn đến sự đồng biến động giá cổ phiếu trên Sở Giao dịch 
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số: 27(5), Trang: 63-77.<https://luanvanaz.com/
khai-niem-ve-cau-truc-so-huu-trong-doanh-nghiep.html?fbclid=IwAR1j630VakCs612eIretCC_d5QTlu3bMVQh0-
ZOh6B4Pz1aUHhLY9frCitY>.
21. Đặng Tùng Lâm, 2016, ‘Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu trong các công ty niêm yết đến sự đồng biến động giá cổ phiếu 
của công ty nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Trường Đại học Đà Nẵng.
22. Lê Tấn Phước, 2017, Tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết, Tạp chí Tài 
chính,<
cua-doanh-nghiep-niem-yet-121151.html>
23. Luân, 2018, Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, Luận văn A-Z,<https://luanvanaz.com/cac-nhan-
to-tac-dong-den-cau-truc-von-cua-doanh-nghiep.html>
24. Mạnh Bôn, 2018, Giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước xuống mức sàn, Đầu tư online, <https://baodautu.vn/giam-ty-le-so-
huu-von-nha-nuoc-xuong-muc-san-d81412.html>
25. Nguyễn H. & Trần T., 2011, Tỉnh táo trong quản trị công ty: Cấu trúc sở hữu và khả năng thao túng, Cafef,<
vn/quan-tri/tinh-tao-trong-quan-tri-cong-ty-cau-truc-so-huu-va-kha-nang-thao-tung-2011092909302491.chn>
26. Nguyễn Thị Minh Huệ, et al, 2016, ‘Ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty 
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số: 234, Trang: 58-65.
27. Nguyễn Trung Trực, 2017, Các yếu tố tài chính vi mô tác động đến giá cổ phiếu của Vinamilk, Tạp chí Tài chính, <http://
tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/cac-yeu-to-tai-chinh-vi-mo-tac-dong-den-gia-co-phieu-cua-
vinamilk-128835.html>
28. Phạm Hữu Hồng Thái, 2013, Cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, 
<
viet-nam-71192.html>
29. Phạm Quốc Việt & Quang Huy, 2017, ‘Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và biến động lợi nhuận cổ phiếu trên thị 
trường chứng khoán’, Tạp chí Tài Chính.
30. Phạm Thị Thu Trang, 2017, ‘Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị 
trường Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh’, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
31. Thân T. và Võ D., 2015, Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE, Phát triển & 
Hội nhập, Số 24(34), trang 59-67.
32. Võ D., 2013, ‘Cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và già trị doanh nghiệp bằng chứng các công ty niêm yết ở Việt Nam’, 
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
hạn. Còn về dài hạn, Việt Nam đứng trước 
rất nhiều khó khăn và thử thách do chiến 
tranh thương mại gây ra, như tốc độ tăng 
trưởng kinh tế giảm, hàng hóa nội địa gặp 
sức ép từ hàng hóa của Trung Quốc hay 
các khoản thuế trừng phạt và các hàng rào 
kỹ thuật mà Mỹ sẵn sàng dựng lên với 
hàng hóa của Việt Nam nhằm chống gian 
lận thương mại. 
tiếp theo trang 41 Để tận dụng được những cơ hội cũng như 
giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực, Chính phủ 
và các doanh nghiệp Việt Nam cần bám sát 
tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước 
Mỹ và Trung Quốc để có các chính sách, 
chiến lược đối phó kịp thơi và phù hợp. Tận 
dụng tối đa các cơ hội mà FTA mang lại, từ 
đó tối thiểu hóa các rủi ro ảnh hưởng đến 
nền kinh tế và nâng cao khả năng kiểm soát 
tình hình xuất nhập khẩu. ■

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cau_truc_so_huu_den_thi_gia_co_phieu_cua_cac_co.pdf