Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2013

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng SKRM và tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh

hoạt hàng ngày của học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 356 trẻ 12 tuổi và 251 trẻ 15

tuổi. Dữ liệu về bệnh răng miệng được thu thập qua việc khám răng miệng (hướng dẫn của WHO 1997); Dữ liệu

chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng được thu thập phỏng vấn theo hướng dẫn của chỉ số ChildOIDP.

Kết quả: Trung bình SMT của học sinh 12 và 15 tuổi lần lượt là 1,67 và 3,19. Chỉ số nha chu CPI: chảy máu

nướu là 2,12 và 2,74; vôi răng là 0,77 và 1,41. Tỷ lệ nhiễm fluor lần lượt là 9% và 3,6%. 84,6% trẻ 12 tuổi đã bị

tác động của các vấn đề răng miệng lên ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong 3 tháng qua. Điểm

Child-OIDP chung dao động từ 0-31,94 (trung bình là 4,62 ± 4,95). Ăn nhai là hoạt động bị ảnh hưởng nhiều

nhất (69,4%), kế đến là VSRM (35,1%) và cười (33,4%). Ở trẻ 15 tuổi, có 78,1% trẻ đã bị tác động của các vấn

đề răng miệng lên ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong 3 tháng qua. Điểm Child-OIDP chung dao

động từ 0-26,39 (trung bình là 3,47±4,01). Ba hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất là ăn nhai (62,9%), VSRM

(36,7%) và cười (26,3%). Những vấn đề răng miệng phổ biến gây tác động lên 8 hoạt động hàng ngày là đau

răng, ê răng, loét miệng, sưng nướu và chảy máu nướu. Ở lứa tuổi 15 các tình trạng lâm sàng của SKRM mà cụ

thể là tình trạng sâu răng (chủ yếu tình trạng răng sâu hiện tại) và tình trạng nha chu là các yếu tố lâm sàng có

mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có tác động đến sinh hoạt hàng

ngày của trẻ (p <>

pdf 7 trang phuongnguyen 6240
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2013

Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2013
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 119
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG 
LÊN SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA HỌC SINH 12 VÀ 15 TUỔI 
TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2013 
Phạm Thị Nhất Diệu*, Ngô Thị Quỳnh Lan**, Nguyễn Thị Kim Anh** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng SKRM và tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh 
hoạt hàng ngày của học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 356 trẻ 12 tuổi và 251 trẻ 15 
tuổi. Dữ liệu về bệnh răng miệng được thu thập qua việc khám răng miệng (hướng dẫn của WHO 1997); Dữ liệu 
chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng được thu thập phỏng vấn theo hướng dẫn của chỉ số Child-
OIDP. 
Kết quả: Trung bình SMT của học sinh 12 và 15 tuổi lần lượt là 1,67 và 3,19. Chỉ số nha chu CPI: chảy máu 
nướu là 2,12 và 2,74; vôi răng là 0,77 và 1,41. Tỷ lệ nhiễm fluor lần lượt là 9% và 3,6%. 84,6% trẻ 12 tuổi đã bị 
tác động của các vấn đề răng miệng lên ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong 3 tháng qua. Điểm 
Child-OIDP chung dao động từ 0-31,94 (trung bình là 4,62 ± 4,95). Ăn nhai là hoạt động bị ảnh hưởng nhiều 
nhất (69,4%), kế đến là VSRM (35,1%) và cười (33,4%). Ở trẻ 15 tuổi, có 78,1% trẻ đã bị tác động của các vấn 
đề răng miệng lên ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong 3 tháng qua. Điểm Child-OIDP chung dao 
động từ 0-26,39 (trung bình là 3,47±4,01). Ba hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất là ăn nhai (62,9%), VSRM 
(36,7%) và cười (26,3%). Những vấn đề răng miệng phổ biến gây tác động lên 8 hoạt động hàng ngày là đau 
răng, ê răng, loét miệng, sưng nướu và chảy máu nướu. Ở lứa tuổi 15 các tình trạng lâm sàng của SKRM mà cụ 
thể là tình trạng sâu răng (chủ yếu tình trạng răng sâu hiện tại) và tình trạng nha chu là các yếu tố lâm sàng có 
mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có tác động đến sinh hoạt hàng 
ngày của trẻ (p <0,05). 
Kết luận: Tác động của các vấn đề SKRM lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ em thành phố Thủ Dầu Một là 
rất phổ biến nhưng mức độ tác động không trầm trọng. Nghiên cứu phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng 
miệng cho trẻ em. 
Từ khóa: Sức khỏe răng miệng, chất lượng cuộc sống, tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt 
hàng ngày của trẻ. 
ABSTRACT 
ORAL IMPACTS ON DAILY PERFORMANCES OF SCHOOL CHILDREN AGED 12 AND 15 
AT THU DAU MOT CITY-BINH DUONG PROVINCE IN 2013 
Pham Thi Nhat Dieu, Ngo Thị Quynh Lan, Nguyen Thi Kim Anh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 119 - 125 
Objective: To assess the associations between certain dental conditions and oral health-related quality of life 
(OHRQoL) of school children aged 12 and 15 at Thu Dau Mot city, Binh Duong province. 
Materials and methods: A cross-sectional study of 356 children aged 12 year and 251 children aged 15 
* Học viên CKII 2011-2013- Khoa Khoa RHM- ĐHYD- TP HCM 
** Bộ môn NKCS- Khoa RHM- ĐHYD- TP HCM 
Tác giả liên lạc: BS CKII Phạm Thị Nhất Diệu ĐT: 0984044775 Email: bsnhatdieu@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 120
years. The data of oral diseases was collected by oral examing (method of WHO 1997). Children were individually 
interviewed using the Child-OIDP indices (Child-Oral Impacts on Daily Performances). The associations of oral 
diseases and OHRQoL were investigated using logistic regression models. 
Results: The mean DMFT score of school children aged 12 and 15 were 1.67 and 3.19 respectively. CPI 
showed 2.12 and 2.74 for bleeding; 0.77 and 1.41 for calculus. 9% and 3.6% of school children aged 12 and 15 had 
dental fluorosis. 84.6% of 12-year-olds reported experiencing oral impacts during the past 3 months. Child-OIDP 
scores ranged from 0 to 31.9 (mean = 4,62; SD = 4.95). Eating was the most commonly affected performance 
(69.4%), followed by cleaning teeth (35.1%) and smiling (33.4%). Among 15-year-old student, 78.1% had oral 
impacts during the past 3 months. Child-OIDP scores ranged from 0 to 26.9 (mean = 3.47; SD = 4.01). The three 
most commonly affected performances were eating (62.9%), cleaning teeth (36.7%) and smiling (26.3%). 
Problems which contributed to all eight impacts were toothache, sensitive teech, oral ulcers, swollen gums, 
bleeding gums. There was a significant association betweeen active caries in the form of DMFT, periodontal 
problems (gingival bleeding and calculus) and OHRQoL in 15-year-old student (p<0.05). 
Conclusions: Oral impacts were common but not severe in students at Thu Dau Mot city. The study 
reflected needs for oral health promotion. 
Key words: Oral health, quality of life, child-oral impact on daily performances. 
MỞ ĐẦU 
Những vấn đề về sức khỏe răng miệng 
(SKRM) trên toàn cầu mặc dù đã có nhiều cải 
thiện, nhưng bệnh răng miệng vẫn còn phổ biến 
ở nhiều cộng đồng trên thế giới(23). Hậu quả của 
bệnh răng miệng tuy không ảnh hưởng đến sinh 
mạng nhưng đã ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề 
ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm và là nguyên nhân 
làm hạn chế các hoạt động ở trường, ở nơi làm 
việc và ở nhà, làm cho hàng triệu giờ học và giờ 
làm việc bị mất mỗi năm trên thế giới. 
Trên thế giới, trong những năm gần đây, 
nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động của 
sức khỏe răng miệng sức khỏe răng miệng lên 
chất lượng cuộc sống. Một số nghiên cứu cũng 
đã chứng minh mối liên quan giữa tình trạng sức 
khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, cho 
đến nay có khá ít các nghiên cứu về tác động của 
sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống 
của người dân tại Việt Nam, đặc biệt là ở lứa tuổi 
học đường. 
Một trong những mục tiêu tổng quát của 
SKRM toàn cầu đến năm 2020 mà WHO đã đề ra 
là giảm tác động của các vấn đề răng miệng như 
đau, các rối loạn chức năng như khó khăn trong 
ăn nhai, nói, nuốt và giao tiếp(11). Đây cũng 
chính là mục tiêu mà ngành y tế Việt Nam 
hướng tới. 
Nghiên cứu này được thực hiện xuất phát từ 
nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học 
sinh tại TP.TDM, tỉnh Bình Dương. 
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục 
tiêu chuyên biệt như sau: 
1. Mô tả tình trạng sâu răng, nha chu và tình 
trạng nhiễm fluor của học sinh 12 và 15 tuổi tại 
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 
2013. 
2. Đo lường tác động của các vấn đề răng 
miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12, 
15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình 
Dương theo chỉ số Child-OIDP. 
3. Xác định mối liên quan giữa tình trạng 
SKRM và tác động của các vấn đề răng miệng 
lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12, 15 tuổi 
tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Đối tượng nghiên cứu 
Trẻ em 12 tuổi (lớp 6) và 15 tuổi (lớp 9) đang 
học tại các trường trung học cơ sở công lập tại 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 121
Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, năm 
2013. 
Tiêu chí chọn mẫu 
Phụ huynh và bản thân học sinh đồng ý 
tham gia nghiên cứu. 
Cỡ mẫu 
Cỡ mẫu được tính theo công thức: 
 Z21-α/2 P(1-P) 
n = 
 d2 
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Hồ văn Dzi 
thực hiện tại thị xã Thủ Dầu Một năm 2009(12) và 
để tăng độ chính xác cho nghiên cứu, cỡ mẫu 
được chọn cho mỗi lứa tuổi được nhân với 10%. 
Do đó: Cỡ mẫu của học sinh 12 tuổi là: 330; Cỡ 
mẫu của học sinh 15 tuổi là: 250. Cỡ mẫu chung 
là: 580 học sinh. 
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn 
mẫu ngẫu nhiên cụm (là lớp). Tại mỗi lớp được 
chọn, chúng tôi lấy toàn bộ số học sinh của lớp 
phù hợp với tiêu chí chọn mẫu. 
Phương tiện nghiên cứu 
Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng theo 
mẫu WHO 1997(18,24). 
Bộ câu hỏi thu thập thông tin chung và thông 
tin về các vấn đề răng miệng đã gặp trong 3 
tháng qua theo bộ chỉ số Child-OIDP(8). 
Phiếu ghi nhận chỉ số Child-OIDP: để đánh 
giá tác động của các vấn đề răng miệng (mức độ 
trầm trọng, tần suất, nguyên nhân) lên 8 hoạt 
động hàng ngày của trẻ bao gồm ăn nhai, phát 
âm, VSRM, ngủ/nghỉ ngơi, cười, trạng thái tinh 
thần, học tập và giao tiếp(8). 
Dụng cụ khám răng miệng: gương, thám 
trâm 23, kẹp gắp, khay, cây thăm dò túi nha chu 
theo tiêu chuẩn WHO, que đè lưỡi. 
Kiểm soát sai lệch thông tin 
Điều tra viên trực tiếp khám và ghi nhận tình 
trạng SKRM đã được tập huấn định chuẩn dưới 
sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn nha khoa 
công cộng, khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược 
Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá sự nhất trí 
với cán bộ định chuẩn với tỷ lệ nhất trí giữa điều 
tra viên và cán bộ định chuẩn đạt 97,5%. 
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 
Số liệu được nhập với phần mềm Microsoft 
Excel và được xử lý, phân tích thống kê bằng 
phần mềm SPSS for window phiên bản 19.0. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã mời 
373 em học sinh khối 6 và 276 học sinh khối 9, 
tuy nhiên chỉ có 356 em học sinh khối 6 
(95,4%) và 251 em học sinh khối 9 (90,9%) 
đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả khám 
ghi nhận nữ (59,8%) nhiều hơn nam (40,2%), 
với tỷ lệ nữ: nam là 1,49:1. 
Tình trạng sức khỏe răng miệng của HS 12 
và 15 tuổi tại TP.Thủ Dầu Một năm 2013 
Tình trạng sâu răng 
Tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi trong nghiên 
cứu là 54,2%, ở trẻ 15 tuổi là 72,1%, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Kiểm định Chi 
square). Với tỷ lệ này, sâu răng của trẻ 12 và 15 
tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một năm 2013 được 
xếp ở mức độ thấp theo phân loại của 
WHO(18,20,24). 
Trung bình SMT-R ở tuổi 15 (3,19) cao hơn 
tuổi 12 (1,67), (p < 0,05; Kiểm định Mann-
Whiney). Ghi nhận này hoàn toàn phù hợp với 
sự tích lũy mức độ trầm trọng và không hoàn 
nguyên của bệnh sâu răng trong suốt đời người. 
Tình trạng nha chu 
Cùng với bệnh sâu răng, bệnh nha chu cũng 
là bệnh có nhiều người mắc trong cộng đồng. Tỷ 
lệ % trẻ có vấn đề nha chu ở tuổi 12 là 75%, trong 
đó 33,7% chảy máu nướu và 41,3% có vôi răng. 
Ở lứa tuổi 15 có 80,9% trẻ có vấn đề nha chu, 
trong đó chảy máu nướu là 22,7%, vôi răng là 
58,2%. Số trung bình sextant có chảy máu nướu 
ở trẻ 15 tuổi (2,74 ± 2,02) cao hơn trẻ 12 tuổi (2,12 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 122
± 1,76), số trung bình sextant có vôi răng ở trẻ 15 
tuổi (1,41 ± 1,70) cao hơn trẻ 12 tuổi (0,77 ± 1,17), 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Kiểm 
định Mann-Whiney). Không có sự khác biệt 
trung bình sextant có bệnh nha chu giữa trẻ nam 
và nữ (p> 0,05) (Kiểm định Mann-Whiney) ở cả 2 
lứa tuổi. 
Tỷ lệ chảy máu nướu ở trẻ 12 tuổi nhiều hơn 
trẻ 15 tuổi, có thể lý giải đây là thời kỳ dậy thì 
của trẻ nên tỷ lệ viêm nướu cao hơn(20). 
Tình trạng nhiễm Fluor răng 
Tỷ lệ nhiễm fluor ở trẻ 12 và 15 tuổi lần lượt 
là 9% và 3,6% ở mức độ từ nghi ngờ đến nhẹ. Có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm 
fluor giữa 2 nhóm tuổi (p<0,05; Kiểm định Chi 
square). 
Tỷ lệ nhiễm fluor tại Bình Dương trong 
nghiên cứu này gần như tương đương với các 
nghiên cứu tại các địa phương khác trong nước 
như Long An(19), Cần Thơ(14) và Thành phố Hồ 
Chí Minh (vùng không fluor hoá)(10), nhưng thấp 
hơn Thành phố Hồ Chí Minh (vùng fluor hoá)(10) 
và các nước phát triển trên thế giới như Brazil(2,22) 
và Tiểu Vương Quốc A Rập(7). 
Tác động của các vấn đề răng miệng lên 
sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 và 15 tuổi 
Tỷ lệ % trẻ bị tác động, điểm tác động, mức độ 
tác động và nguyên nhân tác động của sức 
khỏe răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của 
trẻ 
Tác động của các vấn đề SKRM lên sinh hoạt 
hàng ngày của trẻ em thành phố Thủ Dầu Một là 
rất phổ biến, có 84,6% trẻ 12 tuổi và 78,1% trẻ 15 
tuổi đã bị tác động ít nhất lên một hoạt động 
sinh hoạt hàng ngày trong ba tháng qua. Kết quả 
này phù hợp với nghiên cứu thực hiện tại Cần 
Thơ (87% trẻ 12 tuổi và 78,6% trẻ 15 tuổi bị tác 
động)(6). Kết quả này cũng tương đương với một 
số nghiên cứu thực hiện tại các quốc gia khác 
như Brazil(3,4), Thái Lan (ở trẻ 11-12 tuổi, 2004) 
cho thấy có 89,9% trẻ có ít nhất một hoạt động 
hàng ngày bị ảnh hưởng trong 3 tháng qua(8), 
nghiên cứu năm 2009 ở thanh thiếu niên Thái 
Lan nhận thấy có 85,2% trẻ 12 tuổi và 83,3 % trẻ 
15 tuổi được hỏi cho rằng bị ảnh hưởng ít nhất 
một hoạt động sinh hoạt hàng ngày(13). Tuy nhiên 
tỷ lệ tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh 
hoạt hàng ngày của trẻ trong nghiên cứu này lại 
cao hơn ở Malaysia (66,7%)(25), Rumani 
(64,95%)(21), Anh (40,4%)(26), Tanzania (Đông 
Châu Phi)(15,16,17), Italy(1), Tây Ban Nha(5) và Ấn Độ 
44%(9). Sự khác nhau có thể do cách chọn mẫu, 
nhận thức về SKRM của đối tượng nghiên cứu, 
tuỳ thuộc vào sự khác biệt kinh tế- xã hội, văn 
hoá và yếu tố tâm lý giữa các nước. 
Khó khăn trong ăn nhai là hoạt động bị tác 
động nhiều nhất trong 8 hoạt động bị ảnh hưởng 
bởi các vấn đề răng miệng (Biểu đồ 1, 2). 
Điểm tác động và mức độ tác động lên chất 
lượng cuộc sống của trẻ ở hoạt động ăn nhai 
cũng cao hơn các hoạt động khác (Biểu đồ 3). 
Mặc dù tác động răng miệng rất phổ biến ở trẻ 
12 và 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, nhưng 
mức độ không trầm trọng. Có một nửa dân số 
mẫu nghiên cứu ở cả hai lứa tuổi có điểm Child-
OIDP nhỏ hơn 2,77 (Biểu đồ 4, 5) và 2/3 dân số 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 123
mẫu nghiên cứu có mức độ tác động rất nhẹ hoặc nhẹ (Biểu đồ 6). 
So với các nghiên cứu khác trong nước và 
ngoài nước, điểm Child-OIDP chung thấp hơn, 
mức độ tác động từ nặng đến rất nặng cũng thấp 
hơn. 
Trong số trẻ bị ảnh hưởng lên 8 hoạt động 
hàng ngày, có nhiều vấn đề răng miệng khác 
nhau được trẻ cho là nguyên nhân tác động. 
Những nguyên nhân phổ biến nhất được 
trẻ 12 tuổi ghi nhận (Biểu đồ 7): Đau răng là 
vấn đề răng miệng thường gặp nhất gây ảnh 
hưởng lên nhiều hoạt động. Nguyên nhân 
thường gặp nhất tác động lên ăn nhai là ê buốt 
răng (68,8%), đau răng là nguyên nhân thường 
gặp tác động lên nghỉ ngơi (72,2%), học tập 
(61,9%). Hôi miệng là nguyên nhân phổ biến 
nhất tác động lên hoạt động giao tiếp (56,6%). 
Chảy máu nướu là nguyên nhân phổ biến nhất 
tác động lên VSRM (46,4%). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 124
Ở trẻ 15 tuổi, loét miệng là nguyên nhân tác 
động lên nhiều hoạt động (trong đó phát âm bị 
ảnh hưởng nhiều nhất 66,7%), đau răng là 
nguyên nhân phổ biến tác động lên nghỉ ngơi 
(73,7%), màu răng xấu là nguyên nhân phổ biến 
tác động lên các hoạt động (giao tiếp 31,7%, cười 
50%, tinh thần 23,4%), ê buốt là nguyên nhân 
phổ biến tác động lên ăn nhai (63,3%), chảy máu 
nướu khi chảy răng là nguyên nhân thường gặp 
tác động lên VSRM (47,8%) (Biểu đồ 8). 
So sánh với các nghiên cứu trong nước và 
trên thế giới, đau răng, ê răng, loét miệng, sưng 
nướu, chảy máu nướu cũng là những vấn đề 
răng miệng phổ biến gây ảnh hưởng lên hoạt 
động hàng ngày ở trẻ em cũng như người lớn. 
Những vấn đề răng miệng (đau răng, ê răng 
sưng nướu, chảy máu nướu) thường là hậu quả 
của bệnh sâu răng và bệnh nha chu, cho thấy sâu 
răng và nha chu vẫn là vấn đề răng miệng chính 
gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày 
của trẻ, phù hợp với kết quả khám lâm sàng 
trong nghiên cứu này về tình trạng sâu răng và 
tình trạng nha chu ở trẻ 12 và 15 tuổi. 
Phạm vi tác động của sức khỏe răng miệng lên 
sinh hoạt hàng ngày của trẻ 
Phạm vi tác động của SKRM đến các hoạt 
động hàng ngày của trẻ 12 và 15 tuổi tại TP 
TDM, Bình Dương dao động từ 0-7 hoạt động, 
không có trẻ nào bị tác động đến 8 hoạt động. Có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % số 
hoạt động bị ảnh hưởng giữa 2 lứa tuổi. Một 
phần hai dân số mẫu nghiên cứu ở cả hai lứa 
tuổi bị tác động từ 1-2 hoạt động. 
Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe 
răng miệng và tác động của các vấn đề răng 
miệng lên hoạt động hàng ngày của trẻ 
Để xem xét mối liên quan giữa tình trạng 
SKRM và tác động của các vấn đề răng miệng 
lên hoạt động ngày của trẻ 12 và 15 tuổi tại 
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, 
chúng tôi dùng phân tích hồi qui logistic đơn 
biến và đa biến với các biến số độc lập là các 
chỉ số lâm sàng của WHO 1997 (biến định 
lượng: S, M, T, SMT-R, sextant bệnh nha chu; 
biến thứ tự: chỉ số Dean- mức độ nhiễm fluor) 
và biến số phụ thuộc là biến số nhị phân (có 
hay không có tác động của các vấn đề răng 
miệng lên các hoạt động hàng ngày). 
Chúng tôi nhận thấy tình trạng sâu răng, nha 
chu, tình trạng nhiễm fluor ở trẻ 12 tuổi tại thành 
phố Thủ Dầu Một, Bình Dương là các yếu tố lâm 
sàng không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có 
ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ (p > 
0,05). Ở lứa tuổi 15 các tình trạng lâm sàng của 
SKRM mà cụ thể là tình trạng sâu răng (chủ yếu 
tình trạng răng sâu hiện tại) và tình trạng nha 
chu là các yếu tố lâm sàng có mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê trong việc tiên đoán các vấn đề 
răng miệng có tác động đến sinh hoạt hàng ngày 
của trẻ (p <0,05), trong khi tình trạng nhiễm fluor 
là yếu tố lâm sàng không có mối liên quan đến 
việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có tác động 
đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ (p >0,05). 
Sự khác biệt trong việc tiên đoán tác động 
của sức khỏe răng miệng lên các hoạt động hàng 
ngày giữa trẻ 12 và 15 tuổi có thể do có sự khác 
biệt về tình trạng sức khỏe răng miệng giữa 2 lứa 
tuổi. So sánh với các nghiên cứu trong nước và 
trên thế giới, kết quả này hoàn toàn phù hợp. 
KẾT LUẬN 
Tác động của các vấn đề SKRM lên sinh hoạt 
hàng ngày của trẻ em thành phố Thủ Dầu Một là 
rất phổ biến nhưng mức độ tác động không trầm 
trọng. Nghiên cứu nhận thấy khó khăn trong ăn 
nhai bị tác động nhiều nhất trong 8 hoạt động bị 
ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng. Đau răng, 
ê răng, loét miệng, sưng nướu, chảy máu nướu 
là những vấn đề răng miệng phổ biến gây ảnh 
hưởng lên hoạt động hàng ngày ở trẻ. Những 
vấn đề răng miệng này thường là hậu quả của 
bệnh sâu răng và bệnh nha chu, qua đó cho thấy 
vấn đề sâu răng và nha chu vẫn là vấn đề răng 
miệng chính gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt 
hàng ngày của trẻ. Do đó, vấn đề đặt ra cho 
ngành y tế địa phương là cần tuyên truyền cho 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 125
người dân thấy tầm quan trọng của việc chải 
răng, có kiến thức về giữ gìn vệ sinh răng miệng 
và thay đổi hành vi tự chăm sóc răng miệng của 
mình được tốt hơn, có thói quen đi khám răng 
miệng định kỳ, cùng với việc tích cực trong công 
tác điều trị để làm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng và 
nha chu trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bianco A, Fortunato L, Nobile CGA, Pavia M (2009). Prevalence 
and determinants of oral impacts on daily performance: results 
from a survey among school children in Italy. European Journal 
of Public Health, 20(5): 595–600. 
2. Biazevic MGH, et al. (2008). Relationship between oral health 
and its impact on quality of life among adolescents. Braz Oral 36 
Res, 22(1): 36-42. 
3. Castro R A, et al. (2008). Child-OIDP index in Brazil: Cross-
cultural adaptation and validation. Health and Quality of Life 
Outcomes, 6: 68. 
4. Castro R A, Portela MC, Leão AT, De Vasconcellos MT (2011). 
Oral health-related quality of life of 11- and 12-year-old public 
school children in Rio de Janeiro. Community Dent Oral 
Epidemiol, 39 (4): 336- 344. 
5. Cortés-Martinicorena F-J, et al. (2010). Adaptation and 
validation for Spain of the child-oral impact on daily 
performance (C-OIDP) for use with adolescents. Med Oral Patol 
Oral Cir Bucal, 15(1): 106-111. 
6. Đỗ Diệp Gia Huấn (2011). Tác động của các vấn đề răng miệng 
lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ em 12 và 15 tuổi tại Thành phố 
Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
7. El-Nadeef MA, Al Hussani E, Hassab H, Arab IA. (2009). 
National survey of the oral health of 12- and 15-year-old 
schoolchildren in the United Arab Emirates. East Mediterr 
Health J, 15(4): 993-1004. 
8. Gherunpong S, Tsakos G, Sheiham A (2004). The prevalence and 
severity of oral impacts on daily performances in Thai primary 
school children. Health Qual Life Outcomes, 2:57. 
9. GV Usha, HM Thippeswamy, L Nagesh (2012). Validity and 
reliability of Oral Impacts on Daily Performances Frequency 
Scale: a cross-sectional survey among adolescents. J Clin Pediatr 
Dent, 36 (3): 251- 256. 
10. Hoàng Trọng Hùng (2004). Tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ em 
12 và 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh sau 12 năm fluor hoá 
nước máy. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
11. Hobdell M, Petersen PE, Clarkson J, Johnson N (2003). Global 
goals for oral health 2020. International Dental Journal, 53: 285-
288. 
12. Hồ văn Dzi, Nguyễn Thị Kim Anh (2012). Tình trạng SKRM của 
học sinh 12 và 15 tuổi tại Thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương. Y 
học Thành phố Hồ Chí Minh, 16: 109-114. 
13. Krisdapong S, Sheiham A, Tsakos G (2009). Oral health- related 
quality of life 12- and 15- year- old Thai children: findings from a 
nationnal survey. Community Dent Oral Epidemiol, 37: 509-517. 
14. Lâm Nhật Tân (2011). Tình trạng SKRM của trẻ em lứa tuổi 12 
và 15 tại Thành phố Cần Thơ năm 2010. Luận văn Thạc sĩ Y học, 
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
15. Mashoto KO, Åstrøm AN, David J, Masalu JR (2009). Dental 
pain, oral impacts and perceived need for dental treatment in 
Tanzanian school students: a cross-sectional study. Health and 
Quality of Life Outcomes, 7:73. 
16. Mbawalla HS, et al. (2011). Discriminative ability of the generic 
and conditionspecific Child-Oral Impacts on Daily 
Performances (Child-OIDP) by the Limpopo-Arusha School 
Health (LASH) Project: A cross-sectional study. BMC Pediatrics, 
11:45. 
17. Mtaya M, Åstrøm A N, Tsakos G (2007). Applicability of an 
abbreviated version of the Child-OIDP inventory among 
primary schoolchildren in Tanzania. Health and Quality of Life 
Outcomes, 5:40. 
18. Ngô Đồng Khanh (1997). Điều tra sức khỏe răng miệng. Viện 
Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Y tế). 
19. Nguyễn Hoàng Anh (2000). Khảo sát tình hình SKRM của lứa 
tuổi 6, 12, 15 tại tỉnh Long An. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học 
Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
20. Nha khoa công cộng tập 1 (2011). Nhà xuất bản Y học, thành 
phố Hồ Chí Minh 
21. Nucã C, Amariei C, Martoncsak E, Tomi D D (2005). Study 
regarding the correlation between the Child-OIDP index and the 
dental status in 12-year-old children from Harsova, Constanta 
county. OHDMBSC IV (4): 4-13. 
22. Paula JS, et al. (2012). The influence of oral health conditions, 
socioeconomic status and home environment factors on 
schoolchildren's self-perception of quality of life. Health Qual 
Life Outcomes, 10:6. 
23. Petersen PE (2003). The World Oral Health Report 2003: 
Continuous improvement of oral health in the 21st century- the 
approach of the WHO Global Oral Health Programme. Geneva: 
World Health Organization. 
24. WHO (1997). Oral health survey: Basic Methods. 4th Editioned, 
World Health Organization. 
25. Yusof Z YM, Jaafar N (2012). A Malay version of the Child Oral 
Impacts on Daily Performances (Child-OIDP) index: assessing 
validity and reliability. Health and Quality of Life Outcomes, 
10:63. 
26. Yusuf H, Gherunpong S, Sheiham A, Tsakos G (2006). 
Validation of an English version of the Child-OIDP index, an 
oral health-related quality of life measure for children. Health 
and Quality of Life Outcomes, 4:36. 
Ngày nhận bài báo: 09/01/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2014 
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cac_van_de_rang_mieng_len_sinh_hoat_hang_ngay_c.pdf