Sự thiếu sót của điều dưỡng trong thực hiện các bước tiêm tĩnh mạch tại Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thiếu sót và các yếu tố liên quan đến thiếu sót của điều dưỡng (ĐD) trong thực

hiện các bước tiêm tĩnh mạch (TTM) tại bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 104 ĐD. Thông tin được thu thập bằng cách

các ĐD sẽ tự trả lời vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Ngoài ra chúng tôi còn quan sát và đánh giá trực tiếp 18

bước TTM của 104ĐD.

Kết quả: Chỉ có 3/104 ĐD đạt 18/18 bước. Không có bước nào được 100% ĐD làm đúng. Bước rửa tay và

sát khuẩn lại tay có tỉ lệ sai hoặc không thực hiện nhiều nhất (48,1% và 51,9%). Một số bước tiêm có tỉ lệ thực

hiện không đúng tương đối cao: nhận định tình trạng và kiến thức về thuốc của người bệnh (NB) (30,8%)); bơm

thuốc chậm, quan sát NB (30,8%); cô lập kim an toàn (27,9%);giúp NB tiện nghi (30,8%). ĐD với trình độ đại

học có nhiều thâm niên công tác và cập nhật kiến thức thường xuyên thì ít để xảy ra thiếu sót hơn

pdf 6 trang phuongnguyen 4440
Bạn đang xem tài liệu "Sự thiếu sót của điều dưỡng trong thực hiện các bước tiêm tĩnh mạch tại Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự thiếu sót của điều dưỡng trong thực hiện các bước tiêm tĩnh mạch tại Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận

Sự thiếu sót của điều dưỡng trong thực hiện các bước tiêm tĩnh mạch tại Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 229
SỰ THIẾU SÓT CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG THỰC HIỆN  
CÁC BƯỚC TIÊM TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA  
KHU VỰC NAM BÌNH THUẬN 
Nguyễn Thị Long*, Nguyễn Văn Thắng**, Jane Dimmitt Champion*** 
TÓM TẮT  
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thiếu sót và các yếu tố liên quan đến thiếu sót của điều dưỡng (ĐD) trong thực 
hiện các bước tiêm tĩnh mạch (TTM) tại bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 104 ĐD. Thông tin được thu thập bằng cách 
các ĐD sẽ tự trả lời vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Ngoài ra chúng tôi còn quan sát và đánh giá trực tiếp 18 
bước TTM của 104ĐD. 
Kết quả: Chỉ có 3/104 ĐD đạt 18/18 bước. Không có bước nào được 100% ĐD làm đúng. Bước rửa tay và 
sát khuẩn lại tay có tỉ lệ sai hoặc không thực hiện nhiều nhất (48,1% và 51,9%). Một số bước tiêm có tỉ lệ thực 
hiện không đúng tương đối cao: nhận định tình trạng và kiến thức về thuốc của người bệnh (NB) (30,8%)); bơm 
thuốc chậm, quan sát NB (30,8%); cô lập kim an toàn (27,9%);giúp NB tiện nghi (30,8%). ĐD với trình độ đại 
học có nhiều thâm niên công tác và cập nhật kiến thức thường xuyên thì ít để xảy ra thiếu sót hơn. 
Kết luận: Tỉ lệ thiếu sót của điều dưỡng còn cao, chỉ có 2,88% đạt mũi tiêm an toàn (TAT). 65% ĐD thực 
hiện đạt > 85%tổng số điểm, 33% ĐD thực hiện đạt 71‐85% điểm. Có sự liên quan giữa tuổi, thâm niên công 
tác, trình độ học vấn, cập nhất kiến thức và áp  lực công việc với thiếu sót của ĐD trong thực hiện các bước 
TTM.  
Từ khóa: Điều dưỡng; Thiếu sót; Chăm sóc; Tiêm tĩnh mạch; Sự cố y khoa. 
ABSTRACT 
THE MISSED‐CARES IN THE STEPS OF THE INTRAVENOUS INJECTION TECHNIQUE  
AT NAM BINH THUAN GENERAL HOSPITAL 
Nguyen Thi Long, Nguyen Van Thang, Jane Dimmitt Champion  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 229 ‐ 234 
Objective: Identify ratio of missed‐cares and factors which lead to missed‐cares in the steps of intravenous 
injection technique of nurses at Nam Binh Thuan general hospital. 
Methods: A  cross‐sectional  descriptive  analysis  study was  conducted  on  104  nurses. Data were 
collected  using  answer  themselves  through  structured  questionnaires  and  assess  18  steps  of  the 
intravenous injection directly. 
Results: Only have 3/104 nurses who achieved 18/18 steps. There have no any steps which are made true 
100%. Washing hand step and aseptic the hands (outside of gloves) step have the wrong rates make or not done at 
most (48.1% and 51.9%). Some steps  injection has the wrong rates or not done quite high such as: check the 
status and  the knowledge of  the patient  (30.8%); pumps drug slowly  (30.8%);  isolated needle safety  (27.9%); 
prepare the patient (30.8%). 
Conclusion: The rate of missed‐cared are very high, only 2.88% was safe  injections. 65% nurses reach > 
85% of the total score, 33% nurses with 71‐85% the total score. There is the association between age, seniority, 
qualifications, update knowledge the pressure of work with the missed‐cares of nurses.  
* BV Đa khoa khu vực nam Bình Thuận **Đại học Y Dược TP. HCM  ***Friendship Bridge Association‐USA 
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Long  ĐT: 0963767897  Email: nguyenthilong1985@yahoo.com.vn 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  230
Keyword: Nurse; Errors; Missed‐care; Intravenous injection; Medical incidents. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tiêm thuốc là kỹ thuật phổ biến mà ĐD thực 
hiện mỗi ngày. Đa phần các sự cố y khoa có liên 
quan đến quá trình tiêm thuốc cho NB(1,3,5,6,11) Tỉ 
lệ nhiễm trùng do bơm tiêm và kim tiêm rất cao 
với tỉ lệ dao động từ 39,6% đến 70%(5). Mỗi năm, 
tiêm không an toàn gây 1,3 triệu người chết; chi 
phí y tế phải trả là 535 triệu đô la(13). WHO cảnh 
báo tiêm không an toàn làm lây truyền virus gây 
bệnh nhưng nó không có  triệu chứng ban đầu. 
Đó  là một dịch bệnh âm thầm và  là gánh nặng 
của toàn cầu. 
Từ năm 2000 đến nay Bộ Y  tế đã phối hợp 
với Hội Điều Dưỡng Việt Nam phát động TAT 
trên  toàn quốc. Nhiều nghiên  cứu  đã  cho  thấy 
đây  thật  sự  là vấn  đề  cần quan  tâm. Chính vì 
vậy với các bệnh viện tại các tỉnh nhỏ thì TAT lại 
cần được đặc biệt quan  tâm như bệnh viện Đa 
Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận. Chúng tôi tiến 
hành nghiên này nhằm xác định thiếu sót và các 
yếu tố liên quan đến thiếu sót của ĐD trong thực 
hiện các bước TTM. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác  định  đặc  điểm  của  các  ĐD  tham  gia 
nghiên cứu. 
Xác  định  tỉ  lệ  thiếu  sót  của  các  ĐD  trong 
thực hiện các bước TTM. 
Xác định mối liên quan giữa vấn đề thiếu sót 
trong  thực hiện  các bước TTM với một  số  đặc 
điểm của các ĐD. 
Tổng quan tài liệu 
Tiêm chích có thể gây hại cho NB khi không 
thực hiện đúng quy trình tiêm chích. Nó có thể 
gây hại cho nhân viên y  tế khi mũi kim  đã  sử 
dụng không được đựng trong hộp an toàn. Tiêm 
chích có  thể gây hại đến những người khác và 
môi  trường khi chất  thải dơ không được xử  lý 
tốt, đặt biệt là bơm tiêm và ống tiêm đã sử dụng. 
Khi kiểm soát thực hành tiêm không được quan 
tâm chú  trọng  thì nó sẽ gây  lây nhiễm nghiêm 
trọng và đe dọa cuộc sống của con người. 
WHO ước  tính có khoảng 16  tỉ mũi  tiêm  ở 
các  nước  đang  phát  triển mỗi  năm9.  Trên  thế 
giới,  có  40% mũi  tiêm  được  sử dụng  bởi  bơm 
tiêm  và  kim  tiêm  bẩn mà  không  đảm  bảo  vô 
trùng. Tỉ  lệ  này  là  50%  ở  các  nước  đang  phát 
triển, đặc biệt có một vài quốc gia cao tới 70%. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. 
Chọn mẫu 
 104  ĐD  đang  làm  việc  tại  bệnh  viện  Đa 
Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận  có  thực hiện 
TTM trên NB từ tháng 04/2013 đến 06/2013. 
Thu thập thông tin 
Hai cộng sự được huấn  luyện để  lấy  thông 
tin. Họ quan sát các ĐD thực hiện TTM một cách 
bí mật để đảm bảo tính khách quan của dữ liệu. 
Ngoài ra các ĐD tự trả lời bằng bộ câu hỏi được 
thiết kế sẵn. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 
Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 
STT ĐẶC ĐIỂM SỐ ĐD % 
1 Giới 
Nam 12 11,54 
Nữ 92 88,46 
2 Nhóm tuổi
≤ 30 tuổi 78 75,00 
31 - 40 tuổi 19 18,26 
41 - 50 tuổi 5 4,81 
> 50 tuổi 2 1,93 
3 Trình độ 
Cử nhân 4 3,84 
Cao đẳng 2 1,93 
Trung cấp 98 94,23 
4 Thâm niên
1-5 năm 58 55,77 
6-10 năm 32 30,77 
11-15 năm 4 3,84 
> 15 năm 10 9,62 
5 Cập nhật kiến thức
Thường xuyên 17 16,35 
Thỉnh thoảng 80 76,92 
Rất hiếm 7 6,73 
4 Số NB chăm sóc
8 giờ (hành chánh) 8 ± 2,8 
24 giờ (ngày trực) 16,7 ± 5,4 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 231
Chất lượng mũi tiêm tĩnh mạch 
Bảng 2: Chất lượng mũi tiêm tĩnh mạch 
Mức độ thực hiện TTM Số ĐD Tỉ lệ (%) 
Đúng 18 bước 3 2,88 
Sai ≥ 1 bước 101 97,12 
Tổng 104 100 
Chất lượng các bước tiêm tĩnh mạch 
Bảng 3: Chất lượng thực hiện từng bước của 18 bước tiêm tĩnh mạch 
STT NỘI DUNG 
Đúng Sai Không thực hiện
n % n % n % 
1 Nhận định tình trạng NB 75 72,1 20 19,2 9 8,7 
2 Nhận định kiến thức về thuốc của NB 72 69,2 16 15,4 16 15,4 
3 Kiểm tra đối chiếu 102 98,1 2 1,9 0 0 
4 Rửa tay 54 51,9 22 21,2 28 26,9 
5 Xác định vị trí tiêm 101 97,1 3 2,9 0 0 
6 Mang găng tay 85 81,8 2 1,9 17 16,3 
7 Buộc ga rô 100 96,2 4 3,8 0 0 
8 Sát khuẩn rộng vùng tiêm bằng bông cầu cồn vô khuẩn 78 75 26 25 0 0 
9 Sát khuẩn lại tay (ngoài găng tay) 50 48,1 6 5,8 48 46,1 
10 Đuổi khí 97 93,3 7 6,7 0 0 
11 Để mặt vát kim lên trên, căng da, đâm kim góc 30 – 40 độ qua da vào TM 98 94,2 6 5,8 0 0 
12 Rút nòng bơm tiêm kiểm tra có máu, tháo ga rô 100 96,2 4 3,8 0 0 
13 Bơm thuốc chậm, quan sát sắc mặt NB 72 69,2 32 30,8 0 0 
14 Rút kim nhanh 102 98,1 2 1,9 0 0 
15 Sát khuẩn lại vị trí tiêm 94 90,4 10 9,6 0 0 
16 Cô lập kim an toàn 75 72,1 29 27,9 0 0 
17 Báo NB đã tiêm thuốc xong, giúp NB tiện nghi 72 69,2 22 21,2 10 9,6 
18 Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ 101 97,1 3 2,9 0 0 
Chất  lượng mũi  tiêm  và một  số  yếu  tố 
liên quan  
Để đánh giá chất  lượng của một mũi TTM, 
chúng tôi quy định như sau 
Bước tiêm đúng  : + 2 điểm. 
Bước tiêm sai      : + 1 điểm 
Bước tiêm không thực hiện  : + 0 điểm 
Chúng  tôi  sẽ  cộng  tổng  điểm  của  18  bước 
TTM với điểm tối đa là 36 điểm. Sau đó từ thang 
điểm 36 chúng tôi quy về thang điểm 10. 
Bảng 4: Chất lượng mũi tiêm và một số yếu tố liên quan 
Stt Yếu tố Số ĐD Điểm TTM (µ ± δ) P 
1 Giới 
Nam 12 8,78 ± 0,71 
P = 0,097 > 0,05 
Nữ 92 8,40 ± 0,86 
2 Nhóm tuổi 
≤ 30 tuổi 78 8,60 ± 0,75 
P = 0,008 < 0,05 
31 - 40 tuổi 19 9,04 ± 0,48 
41 - 50 tuổi 5 9,28 ± 0,51 
> 50 2 9,58 ± 0,20 
4 Thâm niên 
1-5 năm 58 8,39 ± 0,69 
P = 0,001 < 0,05 
6-10 năm 32 9,10 ± 0.54 
11-15 năm 4 8,96 ± 0,62 
> 15 năm 10 9,42 ± 0,38 
5 Cập nhật kiến thức 
Thường xuyên 17 9,09 ± 0,66 
P = 0,002 < 0,05 
Thỉnh thoảng 80 8,73 ± 0.69 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  232
Stt Yếu tố Số ĐD Điểm TTM (µ ± δ) P 
Rất hiếm 7 7,94 ± 0,82 
6 NB được chăm sóc trong 8 giờ 
2 – 4 13 8,14 ± 0,73 
P = 0,002 < 0,05 
5 – 7 29 8,65 ± 0,60 
8 – 10 52 8,85 ± 0,74 
11 – 13 6 9,44 ± 0,31 
14 – 16 4 8,68 ± 0,62 
7 NB được chăm sóc trong 24 giờ 
7 – 11 26 8,38 ± 0,70 
P = 0,01 < 0,05 
12 – 16 22 9,08 ± 0,50 
17 – 21 45 8,85 ± 0,72 
22 – 26 8 8,58 ± 0,83 
27 – 31 3 7,87 ± 0,58 
BÀN LUẬN 
Vấn đề tiêm an toàn 
Theo kết quả nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thì 
chỉ có 3/104 ĐD tham gia nghiên cứu thực hiện 
đúng  18/18 bước TTM và  đạt  2,88% mũi TAT. 
Theo Phạm Đức Mục(8) khi tiến hành nghiên cứu 
về  TAT  tại  8  tỉnh  đại  diện  trên  phạm  vi  toàn 
quốc của 529 nhân viên y  tế  trong 6  tháng đầu 
năm 2005 đã cho kết quả có 17% mũi  tiêm đạt 
đầy  đủ  12/12  tiêu  chuẩn  đề  ra  về  TAT.  Đào 
Thành(2) khi  đánh giá  thực hiện TAT  tại 8  tỉnh 
đại diện đã nghiên cứu ngẫu nhiên 776 mũi tiêm 
các  loại và đã có được kết quả 22,6% mũi  tiêm 
đạt  17/17  tiêu  chuẩn  đề  ra. Như  vậy  kết  quả 
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2,88% mũi tiêm 
đạt TAT so với kết quả của Phạm Đức Mục và 
Đào Thành là khá thấp. Mặc dù Phạm Đức Mục 
và Đào Thành nghiên cứu nhiều  loại mũi  tiêm 
và  tiêu  chí  về  TAT  là  không  giống  với  đề  tài 
nghiên cứu của chúng tôi nhưng nội dung đánh 
giá về TAT là tương đối giống nhau. Đây là kết 
quả báo động cho thực trạng TAT tại BVĐKKV 
Nam  Bình  Thuận,  là  một  BVĐK  tuyến  tỉnh 
nhưng  so với mặt  bằng  chung  lại  có  tỉ  lệ mũi 
TTM không an toàn là quá cao (97,12%). 
Một số thiếu sót của các điều dưỡng trong 
thực hiện 18 bước TTM 
Không có bước  tiêm nào  được  toàn bộ ĐD 
trong lô nghiên cứu thực hiện đúng. Trong đó có 
bước  rửa  tay và bước sát khuẩn  lại  tay có  tỉ  lệ 
ĐD  thực hiện  sai  hoặc  không  thực  hiện  nhiều 
nhất (tỉ lệ lần lượt là 48,1% và 51,9%). 
Một  số bước  tiêm  có  tỉ  lệ  thực hiện không 
đúng hoặc không thực hiện tương đối cao như: 
nhận  định  tình  trạng  NB  (27,9%);  nhận  định 
kiến  thức  về  thuốc  của NB  (30,8%);  sát  khuẩn 
rộng  vùng  tiêm  bằng  bông  cầu  cồn  vô  khuẩn 
(25%);  bơm  thuốc  chậm,  quan  sát  sắc mặt NB 
(30,8%); cô  lập kim an  toàn (27,9%); báo NB đã 
tiêm thuốc xong, giúp NB tiện nghi (30,8%).  
Liên  quan  giữa  một  số  đặc  điểm  điều 
dưỡng với chất lượng mũi tiêm 
Tuổi là một đặc điểm phản ánh kinh nghiệm 
làm việc. Người  ĐD  lớn  tuổi  có  thời gian  làm 
việc lâu năm, họ có nhiều kinh nghiệm hơn ĐD 
trẻ.  Điều  này  có  ảnh  hưởng  lên  kỹ  năng  thực 
hành TTM của họ. ĐD ở nhóm ≤ 30 tuổi chiếm 
nhiều nhất với 75%. ĐD có tuổi càng cao thì chất 
lượng mũi TTM càng tốt và sự khác biệt này có 
ý  nghĩa  thống  kê  với  P  =  0,008  <  0,05.  Theo 
Hassan H(4) khi tiến hành nghiên cứu nhận thức 
của 92 ĐD về những  thiếu  sót  trong  thực hiện 
thuốc ở Malaysia  thì kết quả có 93,75% ĐD  tin 
rằng các thiếu sót trong thực hiện thuốc thường 
xảy ra trong 5 năm làm việc đầu tiên của họ. 
Trình  độ  là một  đặc  điểm  phản  ánh  kiến 
thức và kỹ năng  thực hành mũi TTM  của ĐD. 
Trình độ ĐD có ảnh hưởng  lên chất  lượng mũi 
tiêm. Trong đó ĐD với trình độ cử nhân có chất 
lượng mũi TTM  tốt hơn ĐD  có  trình  độ  trung 
cấp  và  cao  đẳng.  Sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa 
thống kê với P = 0,002 < 0,05. Winterstein(12) đã 
nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân của những 
thiếu  sót xảy  ra  trong quá  trình  chăm  sóc NB. 
Nghiên cứu cho  thấy  là có nhiều nguyên nhân 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 233
gây nên các thiếu sót trong đó có nguyên nhân 
chính là thiếu kiến thức (39%). 
Thâm niên  công  tác  là một  đặc  điểm phản 
ánh  được  kinh  nghiệm  của  người  ĐD  trong 
công  việc.  Trong  ngành  Y  nói  chung  thì  kinh 
nghiệm giữ một vai trò rất quan trọng trong chất 
lượng  chăm  sóc  NB.  ĐD  có  1  –  5  năm  kinh 
nghiệm  đông  nhất  là  55,77%. Thâm  niên  công 
tác có ảnh hưởng lên chất lượng mũi TTM có ý 
nghĩa  thống  kê  với  P  =  0,001  <  0,05.  Theo 
Westbrook(11)  khi  tiến  hành  nghiên  cứu  về 
những  thiếu sót xảy ra  trong TTM ở bệnh viện 
và vai trò của kinh nghiệm của 107 ĐD tại Anh 
có kết quả là những lỗi thuốc sẽ giảm theo kinh 
nghiệm  làm  việc. Họ  nói  rằng  cứ  6  năm  kinh 
nghiệm  thì  có  thể  giảm  nguy  cơ  để  xảy  ra  lỗi 
thuốc là 10,9%. 
Tình  trạng  cập  nhật  kiến  thức  có  ảnh 
hưởng  lên  chất  lượng mũi  TTM  có  ý  nghĩa 
thống kê với P = 0,002 < 0,05. Điều đó thể hiện 
là nhóm ĐD thường xuyên cập nhật kiến thức 
có chất  lượng mũi TTM  tốt hơn những ĐD  ít 
cập nhật kiến thức. Tại Anh, Taxis K và Barker 
N(10) nghiên cứu về tỉ lệ xảy ra các thiếu sót và 
mức độ nghiêm  trọng khi  tiêm  thuốc TM cho 
thấy  nguyên  nhân  là  do  ĐD  thiếu  kiến  thức 
quy trình TTM. 
Số NB chăm sóc là một yếu tố có ảnh hưởng 
lên chất lượng mũi tiêm có ý nghĩa thống kê với 
P = 0,002 < 0,05. Trong đó ĐD chăm sóc nhóm 
NB quá ít (2 – 4 người) hay nhóm NB quá nhiều 
(14  –  16  người)  thì  chất  lượng  của mũi  tiêm 
không đạt bằng chăm sóc NB với số lượng trung 
bình (7 – 11 người). Phạm Đức Mục(8) cũng tiến 
hành nghiên  cứu về  tần  suất  rủi  ro do vật  sắc 
nhọn bằng cách phỏng vấn 529 nhân viên y  tế 
thì  kết  quả  cho  thấy  áp  lực  công  việc  là một 
trong  những  nguyên  nhân  làm  cho mũi  tiêm 
không an toàn. Họ cũng cho thấy là một số ĐD 
đã cắt xén bớt quy trình vì một số nguyên nhân 
chủ quan hay khách quan(7). 
KẾT LUẬN 
Một  số  đặc  điểm  của  các  ĐD  tham  gia 
nghiên cứu 
Tuổi  lớn nhất  là 55; nhỏ nhất  là 21, nhóm ≤ 
30  tuổi  nhiều  nhất  (75%).  ĐD  nữ  chiếm  đa  số 
(88,46%) và phần lớn đã kết hôn (64,42%). 
ĐD  có  trình  độ  trung  cấp  chiếm  đa  số 
(94,23%); cử nhân và cao đẳng rất thấp. 
Nhóm có 1 – 5 năm kinh nghiệm có tỉ lệ cao 
nhất  (55,77%). Đa số ĐD  thỉnh  thoảng mới cập 
nhật kiến thức (79,62%) và vẫn có ít ĐD (6,73%) 
hiếm khi cập nhật kiến thức. Hầu hết ĐD được 
tập huấn chuyên môn (93,27%). 
Một số đặc điểm thiếu sót của các ĐD khi 
thực hiện 18 bước TTM 
Chỉ  có  3/104  (2,88%)  ĐD  thực  hiện  mũi 
TTM đạt 18/18 bước. ĐD  thực hiện đạt ≥ 85% 
tổng điểm với  tỉ  lệ cao nhất (65,4%);  tiếp  theo 
là mức độ 71‐85% (33,7%) và thấp nhất là mức 
độ ≤ 70% (1%). 
Trong 18 bước TTM không có bước tiêm nào 
được toàn bộ ĐD thực hiện đúng. Bước rửa tay 
và  sát  khuẩn  lại  tay  có  tỉ  lệ  ĐD  thực  hiện  sai 
hoặc không thực hiện nhiều nhất (tỉ lệ lần lượt là 
48,1% và 51,9%). 
Một  số bước  tiêm  có  tỉ  lệ  thực hiện không 
đúng hoặc không thực hiện tương đối cao như: 
nhận  định  tình  trạng  NB  (27,9%);  nhận  định 
kiến  thức  về  thuốc  của NB  (30,8%);  sát  khuẩn 
rộng  vùng  tiêm  bằng  bông  cầu  cồn  vô  khuẩn 
(28%); bơm thuốc chậm, quan sát NB (30,8%); cô 
lập kim an toàn (27,9%); báo NB đã tiêm xong và 
giúp NB tiện nghi (30,8%). 
Ảnh hưởng giữa một số đặc điểm của ĐD 
và chất lượng mũi TTM 
ĐD có tuổi đời càng cao thì chất lượng mũi 
TTM càng tốt có ý nghĩa thống kê (p = 0,008 < 
0,05). 
Thâm niên công  tác của ĐD càng nhiều  thì 
chất  lượng mũi TTM càng tốt có ý nghĩa thống 
kê (p =.0,001 < 0,05). 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  234
ĐD  có  trình  độ  cử nhân  thì  thực hiện mũi 
TTM tốt hơn so với ĐD có trình độ trung cấp và 
cao đẳng có ý nghĩa thống kê (p = 0,002 < 0,05). 
ĐD thường xuyên cập nhật kiến thức thì có 
chất lượng mũi TTM tốt hơn những ĐD ít cập 
nhật kiến thức có ý nghĩa thống kê (p = 0,002 < 
0,05). 
Từ  kết  quả  nghiên  cứu  trên  chúng  tôi  sẽ 
đào  tạo  lại kỹ  thuật TTM  chi  tiết  theo hướng 
dẫn của Bộ Y  tế cho ĐD, khuyến khích họ  tự 
cập nhật kiến thức để tích lũy và củng cố thêm 
sự  hiểu  biết  của mình.  Đồng  thời  thành  lập 
một đội ngũ giám sát chất lượng của buổi tập 
huấn  và  thường  xuyên  kiểm  tra  chất  lượng 
mũi TTM của ĐD. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Banning  M  (2006).  “Medication  errors:  Professional  issues 
and concerns”. Nurs Older People. 18 (3). pp: 27 – 32.  
2. Đào Thành và cộng sự  (2005). “Đánh giá  thực hiện  tiêm an 
toàn tại 8 tỉnh đại diện”. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học 
Điều dưỡng toàn quốc lần thứ hai. Tr. 217 – 223.  
3. Farhimi F (2008). “Errors in preparation and administration of 
the  intervenous medications  in  the  intensive  care  unit  of  a 
teaching hospital: an observational  study”. Aust crit care. 21 
(2). pp: 110 – 116.  
4. Hassan H et al (2009). “A study on nurses’ perception on the 
medication  errors  at  one  of  the  hospital  in East Malaysia”. 
Clin Ter. 160 (6). pp: 477 – 486.  
5. Hicks et al  (2006). “An overview of  IV – related medication 
administration  errors  as  reported  to MEDMARX,  a  nation 
medication error as  reported program”.  J Infus Nurs. 29  (1). 
pp: 20 – 27.  
6. Miller M.A, Pisani E  (1999). “The  cost of unsafe  injections”. 
Bullentin  of  the World Health Organization. 77  (10).  pp:  808  – 
811.  
7. Phạm  Đức Mục và  cộng  sự  (2004).  “Đánh giá  4 năm  thi 
đua thực hiện phong trào thi đua tiêm an toàn”. Kỷ yếu các 
đề tài nghiên cứu khoa học Điều dưỡng toàn quốc  lần thứ hai. 
Tr. 214 – 216.  
8. Phạm Đức Mục và  cộng  sự  (2005). “Đánh giá kiến  thức về 
tiêm an toàn và tần suất rủi ro do vật sắc nhọn đối với Điều 
dưỡng – Hộ sinh tại 8 tỉnh đại diện, 6 tháng đầu năm 2005”. 
Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần 
thứ hai. Tr. 224 – 232.  
9. Pittet D  et  al  (2005).  “Consideration  for  a WHO  European 
strategy on health‐care‐associated  infection, surveillance and 
control”. The lancet infections diseases. 5. pp: 242 – 250.  
10. Taxis K, Barker N  (2003). “Ethnographic  study of  incidence 
and severity of intravenous drug errors”. BMJ. 326. pp: 684. 
11. Westbrook J.I, Rob M.I, Woods A, Parry D (2011). “Errors in 
the administration of intravenous medications in hospital and 
the  role  of  correct  produces  and  nurse  experience”.  BMJ 
QualSaf. 20 (12). pp: 1027 – 1061. 
12. Winterstein  A.G,  Johns  T.E,  Rosenberg  E.I,  Hatton  R.C, 
Gonzalez – Rothi R, Kanjanarat P (2004). “Nature and causes 
of  clinically  significant medication  errors  in  a  tertiary  care 
hospital”. Am J Health Syst Pharm. 61(18). pp: 1908 – 1924.  
13. WHO  (2000).  “Injection  safety”.  From: 
y/en/index.html. 
14. WHO  (2003).  “Injection  safety”.  From: 
48.pdf. 
Ngày nhận bài         25/08/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfsu_thieu_sot_cua_dieu_duong_trong_thuc_hien_cac_buoc_tiem_ti.pdf