Sử dụng thuốc trong thai kỳ: thúc đẩy an toàn và giảm thiểu nguy cơ

Tóm tắt: Việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân trong thai kỳ còn gặp nhiều khó khăn

do thiếu dữ liệu đáng tin cậy để làm căn cứ đưa ra quyết định cũng như những hạn chế trong

việc ghi nhãn về việc sử dụng thuốc trong thai kỳ. Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ xảy ra

khá phổ biến và ngày càng tăng khi độ tuổi phụ nữ mang thai có xu hướng tăng dần. Dược sĩ

cần thận trọng đánh giá những nguy cơ tiềm tàng trong việc sử dụng thuốc so với nguy cơ

nếu bệnh lý không được điều trị trong thời kỳ mang thai. Khi tư vấn cho bệnh nhân, dược sĩ

nên cung cấp thông tin liên quan đến lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc, từ đó người

mẹ có quyền đưa ra quyết định tốt nhất cho mình và thai nhi của mình.

pdf 20 trang phuongnguyen 6460
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng thuốc trong thai kỳ: thúc đẩy an toàn và giảm thiểu nguy cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng thuốc trong thai kỳ: thúc đẩy an toàn và giảm thiểu nguy cơ

Sử dụng thuốc trong thai kỳ: thúc đẩy an toàn và giảm thiểu nguy cơ
Môc lôc 
Chịu trách nhiệm xuất bản: GS. TS. Nguyễn Thanh Bình 
Chịu trách nhiệm nội dung: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh 
Ban biên tập và trị sự: ThS. Võ Thị Thu Thủy 
ThS. Đặng Bích Việt 
DS. Lương Anh Tùng 
Cơ quan xuất bản: Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc - 
Trường Đại học Dược Hà Nội. 
Địa chỉ: số 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
Điện thoại: (024) 3933 5618 - Fax: (024) 3933 5642 
Sö DôNG THUèC TRONG THAI Kú: 
THóC §ÈY AN TOµN 
Vµ GI¶M THIÓU NGUY C¬ 
1 
NHIÔM TOAN LACTIC LI£N QUAN 
§ÕN LINEZOLID 
8 
TæNG KÕT HO¹T §éNG B¸O C¸O 
PH¶N øNG Cã H¹I CñA THUèC 
(tõ th¸ng 11/2017 ®Õn th¸ng 
7/2018) 
10 
§IÓM TIN C¶NH GI¸C DUîC 14 
Bản tin được đăng tải trên trang tin trực tuyến  
 Trung tâm DI & ADR Quốc gia 
No.3 - 2018| Bulletin of Pharmacovigilance| 1 
Sö DôNG THUèC TRONG THAI Kú: THóC §ÈY AN TOµN 
Vµ GI¶M THIÓU NGUY C¬ 
Nguồn: Medication Use During Pregnancy: Optimizing Safety and 
Minimizing Risk. US Pharmacist, tháng 9/2017 
Người dịch: Đỗ Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lương Anh Tùng 
Tóm tắt: Việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân trong thai kỳ còn gặp nhiều khó khăn 
do thiếu dữ liệu đáng tin cậy để làm căn cứ đưa ra quyết định cũng như những hạn chế trong 
việc ghi nhãn về việc sử dụng thuốc trong thai kỳ. Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ xảy ra 
khá phổ biến và ngày càng tăng khi độ tuổi phụ nữ mang thai có xu hướng tăng dần. Dược sĩ 
cần thận trọng đánh giá những nguy cơ tiềm tàng trong việc sử dụng thuốc so với nguy cơ 
nếu bệnh lý không được điều trị trong thời kỳ mang thai. Khi tư vấn cho bệnh nhân, dược sĩ 
nên cung cấp thông tin liên quan đến lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc, từ đó người 
mẹ có quyền đưa ra quyết định tốt nhất cho mình và thai nhi của mình. 
Theo một khảo sát từ năm 2006 đến 
2008, trên 90% phụ nữ đã dùng ít nhất một 
loại thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn 
(OTC) trong thời kỳ mang thai. 70% người 
được khảo sát sử dụng ít nhất một thuốc kê 
đơn trong thời kỳ này. Từ năm 1976 đến 
năm 2008, số lượng phụ nữ sử dụng thuốc 
kê đơn trong thai kỳ đã tăng trên 2 lần. Nếu 
chỉ tính trong 3 tháng đầu thai kỳ, số lượng 
này tăng nhiều hơn 3 lần. Điều đó cho thấy 
việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai 
diễn ra phổ biến và có xu hướng tăng dần 
theo thời gian. Hơn nữa, tỷ lệ phụ nữ mang 
thai phơi nhiễm với thuốc có thể gây dị tật 
thai là 6%; trong đó, 3% trẻ sinh ra có dị tật 
bẩm sinh về thể chất hoặc tâm thần. 
Tháng 12/2014, Cơ quan Quản lý Dược 
phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) 
đã ban hành quy định ghi nhãn thuốc dành 
cho phụ nữ có thai và cho con bú (PLLR) để 
giải quyết những hạn chế trong ghi nhãn 
thuốc kê đơn. Trước khi ban hành PLLR, 
thuốc được chia làm các loại A, B, C, D và X; 
với A được coi là an toàn và X là có khả năng 
gây dị tật thai. Cách phân loại này được cán 
bộ y tế tin tưởng, nhưng thường bị hiểu sai 
và lạm dụng do không thể hiện chính xác sự 
khác biệt về mức độ nguy cơ và không cung 
cấp thông tin có ý nghĩa lâm sàng. Kết quả 
từ một đánh giá cho thấy chỉ có 4 trong 172 
thuốc (2,3%) được FDA Hoa Kỳ phê duyệt từ 
năm 2000 đến 2010 có đầy đủ dữ liệu để 
xác định nguy cơ gây quái thai trong khi hơn 
70% thuốc (126/172 thuốc) không có dữ liệu 
trên người để xác định nguy cơ này. Quy 
định cuối cùng được đưa ra có hiệu lực từ 
ngày 30/6/2015 đã yêu cầu gỡ bỏ các thông 
tin về phân loại mức độ an toàn trong thai 
kỳ trên nhãn thuốc. Quy định này không áp 
dụng với thuốc không kê đơn. PLLR cũng 
tích hợp thêm những thay đổi trong ghi nhãn 
nhằm đưa ra khuôn mẫu thống nhất để cung 
cấp các thông tin về nguy cơ và lợi ích của 
việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai 
và cho con bú, cũng như việc sử dụng thuốc 
ở phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh sản. 
SỬ DỤNG THUỐC TRONG THAI KỲ: 
TÌM KIẾM THÔNG TIN Ở ĐÂU? 
Hiểu biết của dược sĩ về lợi ích và nguy 
cơ của việc sử dụng thuốc trong thai kỳ và 
cách sử dụng các nguồn thông tin thuốc để 
tư vấn cho phụ nữ mang thai đóng vai trò 
rất quan trọng. Mặc dù chỉ có khoảng 30 loại 
thuốc được xác định có khả năng gây dị tật 
thai, nhưng từ sau thảm họa thalidomid, cán 
bộ y tế có xu hướng coi tất cả các thuốc đều 
có nguy cơ gây quái thai. Bệnh nhân mang 
thai thường từ chối sử dụng thuốc, ngay cả 
khi điều này có thể dẫn đến các biến chứng 
nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. Dược sĩ 
cần tư vấn cho bệnh nhân bằng các thông 
tin dựa trên bằng chứng và biết cách tìm 
kiếm thông tin phù hợp phục vụ cho việc 
này. Bảng 1 liệt kê một số nguồn thông tin 
thuốc dựa trên bằng chứng có thể được sử 
dụng để phục vụ việc tư vấn cho bệnh nhân. 
 Trung tâm DI & ADR Quốc gia 
2 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2018 
THAY ĐỔI DƯỢC ĐỘNG HỌC VÀ 
DƯỢC LỰC HỌC CỦA THUỐC TRONG 
THAI KỲ 
Tính an toàn của việc sử dụng thuốc 
thường được tập trung chú ý trong 3 tháng 
đầu thai kỳ do thuốc thường có tác dụng 
theo nguyên lý “tất cả hoặc không” (thai chết 
lưu) trong 8 tuần đầu và hầu hết các dị tật 
bẩm sinh xảy ra sớm trong giai đoạn phát 
triển. Sự thay đổi chức năng sinh lý của các 
hệ cơ quan trong cơ thể người mẹ bắt đầu 
diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và đạt đỉnh 
trong 3 tháng giữa thai kỳ. Những thay đổi 
chức năng tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận 
và gan trong thời kỳ mang thai có thể dẫn 
đến thay đổi dược động học và chuyển hóa 
của thuốc. Ngoài ra, những thay đổi trên hệ 
thống protein vận chuyển và enzym cũng làm 
biến đổi thêm sự chuyển hóa thuốc trong 
thời kỳ mang thai. Một tổng quan hệ thống 
gần đây phát hiện có khoảng cách lớn từ 
kiến thức về sự thay đổi dược động học 
trong thai kỳ đến việc hiểu được ảnh hưởng 
lâm sàng của những thay đổi này ở người mẹ 
và con. Nguy cơ gây quái thai của thuốc nên 
được cân nhắc theo độ tuổi thai nhi. Nguy cơ 
tác động trên thai nhi của thuốc đạt mức cao 
nhất ở giai đoạn phát triển tương ứng của 
thai (ví dụ nên tránh sử dụng thuốc tác động 
lên sự phát triển của sụn trong giai đoạn 
khung xương đang phát triển). 
Hấp thu: Tăng pH dạ dày trong thời kỳ 
mang thai có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu 
thuốc có bản chất acid yếu và base yếu. 
Ngoài ra, buồn nôn, nôn và chậm tháo rỗng 
dạ dày cũng có thể làm thay đổi sự hấp thu 
của thuốc. 
Phân bố: Do tăng lượng mỡ trong cơ thể 
người mẹ khi mang thai, thể tích phân bố các 
thuốc thân lipid có thể tăng lên. Thể tích 
phân bố của các thuốc liên kết nhiều với pro-
tein huyết tương tăng lên do nồng độ albu-
min giảm. Nồng độ thuốc không liên kết vẫn 
tương đối ổn định do các thuốc này nhanh 
chóng được đào thải qua gan và thận. Các 
thuốc thân lipid sẽ giảm tốc độ thải trừ do có 
thể tích phân bố lớn hơn. 
Chuyển hóa: Thay đổi enzym CYP450 
ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc trong thời 
kỳ mang thai. Nồng độ các enzym CYP3A4 và 
CYP2D6 đều tăng, trong khi nồng độ CYP1A2 
giảm. Các nghiên cứu cũng đã ghi nhận sự 
thay đổi của các enzym uridine 5'-diphosphat 
g l u c u r o n o s y l t r a n s f e r a s e v à 
N-acetyltransferase. Ngoài ra, tăng nồng độ 
estrogen và progesteron cũng làm thay đổi 
hoạt tính của các enzym gan, có thể làm 
tăng thải trừ một số thuốc nhưng lại gây tích 
lũy một số thuốc khác. 
Bảng 1: Một số nguồn thông tin về việc sử dụng thuốc trong thai kỳ 
Nguồn thông tin Đặc điểm 
Drugs in Pregnancy and 
Lactation 
Có bản in hoặc bản điện tử. Briggs G, Freeman R, Towers C, 
Forinash A. 11th ed. Philadelphia, PA: Wolters Kluwer; 2017. 
Lexi-Drugs Cung cấp các thông tin cơ bản và chuyên sâu về việc sử dụng 
thuốc trong thời kỳ mang thai. 
ReproTox Bao gồm Hệ thống thông tin về các thuốc gây dị tật thai (TERIS) 
và Danh mục các tác nhân gây dị tật thai của Shepard (Shepard’s 
Catalog of Teratogenic Agents). Cung cấp hệ thống phân loại nguy 
cơ của thuốc trong thai kỳ của Úc và Hoa Kỳ. 
MotherToBaby Được hoạt động bởi Tổ chức các chuyên gia về quái thai học 
(Organization of Teratology Information Specialists). Đây là nguồn 
thông tin dành cho cả cán bộ y tế và người bệnh liên quan đến 
nguy cơ, lợi ích của các thuốc và các loại phơi nhiễm khác. 
Trang web của Trung 
tâm Phòng chống và 
Kiểm soát Bệnh tật Hoa 
Kỳ (CDC) 
Treating for Two (Điều trị cho cả hai đối tượng): Tài liệu giáo dục 
dành cho bệnh nhân liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc 
thường gặp. 
No.3 - 2018| Bulletin of Pharmacovigilance| 3 
Thải trừ: Trong thời kỳ mang thai, thể 
tích huyết tương, cung lượng tim và mức lọc 
cầu thận của người mẹ tăng lên, có thể dẫn 
đến giảm nồng độ của các thuốc thải trừ qua 
thận. Nhìn chung, sự phơi nhiễm của cơ thể 
với thuốc trong thời kỳ mang thai giảm đi do 
tăng thải trừ thuốc ở cả dạng liên kết và 
không liên kết. Điều này có thể đem lại lợi ích 
trong việc giảm thiểu các biến cố bất lợi 
trong thai kỳ. 
SỬ DỤNG THUỐC: AN TOÀN VÀ GÂY 
HẠI 
Các nghiên cứu sử dụng thuốc trong thai 
kỳ thường đưa ra các kết quả có xu hướng 
“sai lệch chống lại giả thuyết không”, nghĩa là 
thuốc thường được cho rằng có nhiều khả 
năng gây dị tật thai hơn là không có tác dụng 
bất lợi trên thai nhi. Phụ nữ mang thai cũng 
thường hay báo cáo các kết quả bất lợi (như 
dị tật bẩm sinh) hơn là báo cáo trường hợp 
sinh ra trẻ khỏe mạnh. Y văn cũng cho thấy 
các nghiên cứu phát hiện thuốc không làm 
tăng nguy cơ biến cố bất lợi thường ít được 
công bố hoặc ít được truyền thông chú ý đến 
hơn. Dược sĩ nên lưu ý đến những hạn chế 
trên và cân nhắc cung cấp thông tin cho 
bệnh nhân về những hạn chế này. Các thuốc 
được trình bày trong bài viết này tập trung 
vào những bằng chứng mới nhất và các vấn 
đề phụ nữ có thể gặp trong thời kỳ mang thai 
mà dược sĩ có thể biết đến ít hơn so với các 
tình trạng phổ biến khác trong thai kỳ, như 
buồn nôn. 
Thuốc kháng sinh 
Điều trị nhiễm trùng đóng vai trò rất quan 
trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển 
của thai nhi, giúp dự phòng lây nhiễm và 
đảm bảo sức khỏe người mẹ. Các nghiên cứu 
trước đây đã ghi nhận mối liên quan giữa dị 
tật bẩm sinh với việc sử dụng nitrofurantoin 
và sulfamid ở người mẹ trong thai kỳ. Nghiên 
cứu Quốc gia về Phòng ngừa Dị tật Bẩm sinh 
(National Birth Defects Prevention Study) là 
một nghiên cứu hồi cứu đánh giá việc sử 
dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng 
tiết niệu, so sánh giữa nitrofurantoin và 
sulfonamid với penicilin. Nghiên cứu này đã 
rà soát việc sử dụng thuốc từ thời điểm 1 
tháng trước khi thụ thai đến tháng thứ 3 của 
thai kỳ. Các nghiên cứu viên đã phát hiện mối 
liên quan giữa nitrofurantoin và dị tật hở vòm 
miệng; trimethoprim-sulfamethoxazol và teo 
thực quản và thoát vị hoành bẩm sinh; 
cephalosporin và hẹp hậu môn trực tràng. 
Mặc dù phơi nhiễm với những kháng sinh này 
có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, 
nhưng tỷ lệ ghi nhận là hiếm gặp. Vì vậy, cần 
cân nhắc giữa nguy cơ của việc sử dụng 
kháng sinh với nguy cơ nếu nhiễm khuẩn tiết 
niệu không được điều trị. Nhiễm khuẩn tiết 
niệu không phức tạp có liên quan đến hạn 
chế tăng trưởng của thai nhi trong tử cung và 
tăng nguy cơ sinh non. Năm 2011, Hội Sản 
Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of 
Obstetrics and Gynecology - ACOG) đã đưa ra 
ý kiến có thể kê đơn các kháng sinh này 
trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu việc này được 
xác định là cần thiết. 
Thuốc chống đông 
Thuyên tắc phổi là nguyên nhân hàng đầu 
gây tử vong ở người mẹ mang thai. Trong 
thai kỳ, nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh 
mạch (venous thromboembolism - VTE) tăng 
5 lần. Hướng dẫn điều trị thuyên tắc huyết 
khối tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai phần 
lớn bắt nguồn từ các hướng dẫn điều trị cho 
bệnh nhân không mang thai. Heparin khối 
lượng phân tử thấp là thuốc ưu tiên sử dụng 
để điều trị tình trạng này trong thời kỳ mang 
thai. Warfarin bị chống chỉ định do thuốc dễ 
dàng đi qua nhau thai và có liên quan đến 
tình trạng giảm sản xương mũi và bệnh đầu 
xương lấm chấm nếu được sử dụng trong 3 
tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, trên một 
chuỗi ca đánh giá việc sử dụng wafarin trong 
3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ ở bệnh 
nhân có van tim cơ học đã chỉ ra mối liên 
quan giữa việc dùng warfarin với di chứng 
thần kinh (như co giật, chậm phát triển, giảm 
trương lực cơ). Hội Tim Hoa Kỳ (American 
Heart Association) và Trường môn Tim Hoa 
Kỳ (American College of Cardiology) cho phép 
sử dụng warfarin trong quý II và quý III của 
thai kỳ trong một số trường hợp nhất định. 
Thuốc điều trị hen và viêm mũi dị 
ứng 
Bệnh hen nặng, không kiểm soát được có 
liên quan đến tăng nguy cơ tiền sản giật, trẻ 
sơ sinh nhẹ cân, sinh non và thai chết lưu. 
Mối liên quan nhỏ giữa việc sử dụng thuốc 
điều trị hen và các dị tật bẩm sinh đã được 
phát hiện; tuy nhiên, việc ngừng hoặc giảm 
liều thuốc điều trị hen có thể dẫn đến tác hại 
đáng kể đối với sức khỏe người mẹ. Các 
nghiên cứu đề cập đến mối liên quan giữa 
việc sử dụng thuốc điều trị hen với dị tật bẩm 
 Trung tâm DI & ADR Quốc gia 
4 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2018 
sinh cũng khuyến cáo thận trọng trong việc 
diễn giải và áp dụng dữ liệu này vào thực 
hành lâm sàng do có nhiều yếu tố nhiễu 
trong nghiên cứu (như việc kiểm soát hen). 
Do việc kiểm soát hen thường thay đổi trong 
thai kỳ, cần đánh giá định kỳ hàng tháng các 
triệu chứng hen và chức năng phổi. 
Salbutamol là thuốc chủ vận beta 2 tác 
dụng ngắn (SABA) được ưu tiên lựa chọn với 
nhiều dữ liệu an toàn trên người nhất. Một 
nghiên cứu thuần tập gần đây phát hiện mối 
liên quan giữa việc sử dụng SABA với loạn 
sản thận, nhưng nguy cơ này nên được đánh 
giá cẩn thận so với nguy cơ nếu ngừng sử 
dụng thuốc. Corticosteroid dạng hít (ICS) là 
thuốc điều trị dài hạn được ưu tiên sử dụng. 
Nhiều nghiên cứu cho thấy ICS không làm 
tăng nguy cơ trong giai đoạn chu sinh. Tuy 
nhiên, một số bằng chứng cho thấy mối quan 
hệ nhân quả tiềm tàng giữa việc sử dụng ICS 
liều cao với chứng hẹp hậu môn ở trẻ. 
Budesonid là ICS được ưu tiên sử dụng trong 
thai kỳ, với nhiều dữ liệu an toàn nhất. Tuy 
nhiên, các nghiên cứu không chỉ ra rằng các 
ICS khác không an toàn hoặc cần tránh sử 
dụng trong thai kỳ. Nên tránh sử dụng 
corticosteroid đường toàn thân, do có liên 
quan đến dị tật hở vòm miệng và tác dụng 
bất lợi trên thai kỳ như trẻ sơ sinh nhẹ cân, 
sinh non, hạn chế tăng trưởng thai nhi trong 
tử cung và tiền sản giật. 
Cromolyn được coi là an toàn để sử dụng 
trong thai kỳ nhưng có ít hiệu quả hơn ICS. 
Ngoài ra, dữ liệu an toàn của các thuốc chủ 
vận beta 2 tác dụng dài (LABA) còn hạn chế, 
nhưng các thuốc này được kỳ vọng có tính an 
toàn tương tự salbutamol. Một nghiên cứu 
thuần tập đã cho thấy mối quan hệ giữa việc 
sử dụng ICS/LABA và các dị tật bẩm sinh 
nặng trên tim. Tất cả các nguy cơ tiềm tàng 
liên quan đến việc sử dụng các thuốc điều trị 
hen nên được cân nhắc, đồng thời cần lưu ý 
đến tác hại của bệnh hen, các yếu tố gây 
nhiễu tiềm tàng và nguy cơ nếu ngừng sử 
dụng thuốc điều trị hen. 
Với viêm mũi dị ứng, ưu tiên sử dụng 
corticosteroid đường mũi. Loratadin và 
cetirizin là các thuốc kháng histamin thế hệ 2 
được khuyế ...  
báo cáo nhiều nhất với tỷ lệ 10,5% (bảng 2). 
 Trung tâm DI & ADR Quốc gia 
12 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2018 
* Dân số tính theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016 
Hình 3: 10 tỉnh/thành phố gửi báo cáo ADR nhiều nhất 
S
ố
 l
ư
ợ
n
g
 b
á
o
 c
á
o
 A
D
R
/1
 t
ri
ệu
 d
â
n
T
ỷ 
lệ
 %
Bảng 1: Danh sách 10 cơ sở khám, chữa bệnh gửi báo cáo ADR nhiều nhất 
STT Đơn vị gửi báo cáo Tỉnh/thành phố 
Số báo 
cáo 
Tỷ lệ % 
(n=7739) 
1 Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội 341 4,4 
2 Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh 239 3,1 
3 
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế 
VinMec Times City 
Hà Nội 225 2,9 
4 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh 206 2,7 
5 Bệnh viện Phổi Trung ương Hà Nội 177 2,3 
6 Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng Đà Nẵng 132 1,7 
7 
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm 
An Giang 
An Giang 129 1,7 
8 
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển 
Uông Bí 
Quảng Ninh 127 1,6 
9 Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh 92 1,2 
10 Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh 83 1,1 
Hình 4: Nhân viên y tế gửi báo cáo ADR 
No.3 - 2018| Bulletin of Pharmacovigilance| 13 
Bảng 2: Danh sách 10 thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất 
STT Hoạt chất Số lượng 
Tỷ lệ % 
(n=7699) 
1 Cefotaxim 810 10,5 
2 Diclofenac 466 6,1 
3 Ciprofloxacin 404 5,2 
4 Ceftriaxon 397 5,2 
5 Ceftazidim 320 4,2 
6 Amoxicilin/chất ức chế betalactamase 300 3,9 
7 Ethambutol 218 2,8 
8 Levofloxacin 212 2,8 
9 Rifampicin/isoniazid/pyrazinamid 196 2,5 
10 Paracetamol 182 2,4 
Báo cáo ADR từ các đơn vị sản xuất, 
kinh doanh dược phẩm 
Trong giai đoạn từ tháng 11/2017 đến 
tháng 7/2018, 34 đơn vị sản xuất và kinh 
doanh dược phẩm đã gửi báo cáo ADR và 39 
đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm đã 
gửi báo cáo tổng hợp định kỳ về Trung tâm DI 
& ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu 
vực TP. Hồ Chí Minh. 
Tổng số báo cáo ADR xảy ra tại Việt Nam đã 
được các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược 
phẩm ghi nhận là 1207 báo cáo, trong đó có 
683 báo cáo nghiêm trọng (chiếm 56,6%). 
Danh sách các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược 
phẩm có số lượng báo cáo ADR cao nhất được 
tổng hợp trong bảng 3. Ngoài ra, các chế phẩm 
đang được lưu hành trên thị trường được báo 
cáo nhiều nhất bao gồm erlotinib (28,7%), dung 
dịch thẩm phân màng bụng (21,5%), 
bevacizumab (5,9%), capecitabin (5,1%) và 
imatinib (4,0%). 
Bảng 3: Danh sách 10 đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm gửi báo cáo ADR 
nhiều nhất 
STT Đơn vị báo cáo Số báo cáo Tỷ lệ % (n=1207) 
1 VPĐD Hoffmann La Roche Ltd 467 38,7 
2 VPĐD Baxter Healthcare (Asia) Pte Ltd 272 22,5 
3 VPĐD Novartis Pharma Services AG 116 9,6 
4 VPĐD GlaxoSmithKline Pte Ltd 45 3,7 
5 VPĐD Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd 41 3,4 
6 VPĐD Boehringer Ingelheim Int GmbH 38 3,1 
7 VPĐD Janssen - Cilag Ltd 38 3,1 
8 Công ty Sanofi - Aventis Việt Nam 27 2,2 
9 Công ty Fresesius Kabi Việt Nam 19 1,6 
10 VPĐD A Menarini Singapore Pte Ltd 19 1,6 
Báo cáo SAE từ các nghiên cứu thử 
nghiệm lâm sàng 
Từ tháng 11/2017 đến hết tháng 7/2018, 
Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã nhận được 
1321 báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng 
(SAE) trong 62 nghiên cứu thử nghiệm lâm 
sàng được gửi đến từ 50 tổ chức nhận thử tại 
Việt Nam. 
 Trung tâm DI & ADR Quốc gia 
14 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2018 
Kết luận 
Như vậy, số lượng báo cáo ADR trong 
khoảng thời gian 9 tháng (từ tháng 11/2017 
đến tháng 7/2018) vẫn có xu hướng tăng so 
với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên cơ cấu báo 
cáo ADR vẫn tương tự so với giai đoạn trước 
đó. Cụ thể, số lượng báo cáo vẫn chưa đồng 
đều giữa các địa phương, khu vực và các 
tuyến bệnh viện; dược sĩ là đối tượng chính 
tham gia báo cáo ADR. Bên cạnh việc báo 
cáo ADR của các thuốc được sử dụng nhiều 
(thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc 
giảm đau, chống viêm) và các phản ứng có 
hại thông thường (dị ứng ngoài da, phản ứng 
phản vệ/sốc phản vệ), cán bộ y tế cần tập 
trung báo cáo phản ứng có hại của các thuốc 
mới được sử dụng tại đơn vị, phản ứng có hại 
mới chưa được ghi nhận và các phản ứng có 
hại cần xét nghiệm cận lâm sàng hoặc thăm 
dò chức năng chuyên biệt. 
Trung tâm DI & ADR Quốc gia xin trân 
trọng cảm ơn sự hợp tác của các đơn vị và 
cán bộ y tế đã tham gia báo cáo ADR và 
mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp 
để triển khai hiệu quả hoạt động giám sát 
ADR. 
§IÓM TIN C¶NH GI¸C DUîC 
Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Mai Hoa, Lương Anh Tùng 
Nguy cơ nhiễm khuẩn vùng sinh dục 
hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi sử 
dụng thuốc ức chế SGLT2 điều trị đái 
tháo đường: Cảnh báo từ FDA Hoa Kỳ 
Ngày 29/8/2018, Cơ quan Quản lý Dược 
phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) 
đã đưa ra cảnh báo về một số trường hợp 
nhiễm khuẩn vùng sinh dục hiếm gặp nhưng 
nghiêm trọng, được gọi là viêm mô hoại tử 
vùng đáy chậu hay hoại thư Fournier 
(Fournier’s gangrene), đã được báo cáo liên 
quan đến việc sử dụng thuốc ức chế đồng 
vận chuyển natri - glucose 2 (SGLT2) để điều 
trị đái tháo đường typ 2. FDA Hoa Kỳ đang 
yêu cầu bổ sung cảnh báo về nguy cơ trên 
vào tờ thông tin kê đơn của tất cả các thuốc 
ức chế SGLT2 và hướng dẫn sử dụng thuốc 
dành cho bệnh nhân. 
Thông tin về tương tác thuốc trong 
tờ hướng dẫn sử dụng không thống 
nhất: Thông tin từ WHO 
Theo Bản tin WHO Pharmaceutical 
Newletter số 4/2018, trong quá trình rà soát 
tín hiệu an toàn liên quan đến các tương tác 
thuốc, 4 tương tác đáng chú ý đã được phát 
hiện. Trong các tờ thông tin sản phẩm được 
FDA Hoa Kỳ, MHRA và EMA phê duyệt, thông 
tin về các tương tác thuốc này không thống 
nhất với nhau. 
Tương tác metformin-ciprofloxacin/
levofloxacin và nguy cơ hạ đường huyết 
Tính đến ngày 10/11/2017, Cơ sở dữ liệu 
về báo cáo ADR của Tổ chức Y tế Thế giới 
(Vigibase) đã ghi nhận 32 báo cáo hạ đường 
huyết liên quan đến việc sử dụng đồng thời 
metformin và ciprofloxacin hoặc levofloxacin. 
Các báo cáo này hỗ trợ cho cảnh báo của 
FDA Hoa Kỳ về nguy cơ tương tác giữa thuốc 
điều trị đái tháo đường và ciprofloxacin hoặc 
levofloxacin. Các kháng sinh nhóm quinolon 
này có thể làm tăng tác dụng của metformin. 
Cảnh báo về nguy cơ này được ghi trên nhãn 
thuốc được FDA Hoa Kỳ phê duyệt đối với các 
kháng sinh này, nhưng không được ghi trên 
nhãn thuốc metformin. Với tờ thông tin sản 
phẩm được phê duyệt tại Anh, tương tác này 
không được đề cập trên nhãn thuốc chứa 
metformin. Cảnh báo liên quan đến tương tác 
này chỉ được đề cập trong tờ thông tin sản 
phẩm của thuốc chứa levofloxacin. 
Khuyến cáo dành cho cán bộ y tế: 
- Đánh giá bệnh nhân về khả năng mắc 
hoại thư Fournier nếu bệnh nhân có các 
biểu hiện của bệnh. 
- Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc phản 
ứng có hại này, cần khởi đầu điều trị ngay 
bằng kháng sinh phổ rộng và tiến hành 
phẫu thuật để xử trí nếu cần thiết. Ngừng 
sử dụng thuốc ức chế SGLT2, theo dõi chặt 
chẽ nồng độ đường huyết và áp dụng biện 
pháp điều trị thay thế phù hợp để kiểm soát 
đường huyết. 
No.3 - 2018| Bulletin of Pharmacovigilance| 15 
Tương tác sertralin - quetiapin và hội 
chứng serotonin 
Tính đến ngày 10/11/2017, Vigibase đã 
ghi nhận 29 báo cáo về hội chứng serotonin 
nghi ngờ do sử dụng đồng thời sertralin 
- quetiapin và 15 báo cáo về hội chứng ác 
tính do thuốc an thần. Nguy cơ xuất hiện hội 
chứng serotonin hoặc hội chứng ác tính do 
thuốc an thần tăng khi sử dụng đồng thời 
thuốc chống loạn thần, như quetiapin, cho 
bệnh nhân đang dùng sertralin, như mô tả 
trong tờ thông tin sản phẩm của sertralin 
được phê duyệt tại Anh. Khi sử dụng đơn 
độc, thuốc chống loạn thần quetiapin cũng 
được báo cáo có thể gây ra hội chứng ác tính 
do thuốc an thần. Tuy nhiên, nguy cơ hội 
chứng serotonin tăng khi dùng đồng thời 
quetiapin và sertralin không được ghi trên 
nhãn của các thuốc này. 
Tương tác tacrolimus - acid 
mycophenolic và nguy cơ tăng nồng độ 
thuốc trong máu 
Tính đến ngày 10/11/2017, Vigibase đã 
ghi nhận 24 báo cáo nghi ngờ do tacrolimus 
hoặc acid mycophenolic, hoặc tương tác giữa 
2 thuốc này, liên quan đến tăng nồng độ 
thuốc trong máu. 
Tờ thông tin sản phẩm của acid 
mycophenolic tại Anh đề cập đến việc phơi 
nhiễm với thuốc này tăng khi sử dụng đồng 
thời với tacrolimus (so với khi dùng đồng thời 
với ciclosporin). Bác sĩ được khuyến cáo lưu ý 
đến sự gia tăng nồng độ thuốc này và hiệu 
chỉnh liều acid mycophenolic phù hợp. Tuy 
nhiên, tờ thông tin sản phẩm của tacrolimus 
tại Anh không đề cập đến tương tác này. 
Ngược lại, FDA Hoa Kỳ cảnh báo tương tác 
này trong tờ thông tin sản phẩm của 
tacrolimus nhưng không đề cập tới trong tờ 
thông tin sản phẩm của acid mycophenolic. 
Tương tác aspirin - dipyridamol và 
nguy cơ đi ngoài phân đen 
Tính đến ngày 10/11/2017, Vigibase đã 
ghi nhận 30 báo cáo đi ngoài phân đen 
(malaena) nghi ngờ do aspirin (hoặc 
dipyridamol hoặc tương tác giữa 2 thuốc. Số 
lượng báo cáo tăng lên đến 85 báo cáo khi 
bổ sung thuật ngữ xuất huyết tiêu hóa 
(gastrointestinal haemorrhage). 
Nhãn thuốc phối hợp 2 hoạt chất này 
được FDA Hoa Kỳ phê duyệt có đề cập đến 
“tăng nguy cơ xuất huyết” khi sử dụng 
aspirin và dipyridamol giải phóng kéo dài. 
Ngược lại, tờ thông tin sản phẩm phối hợp tại 
Anh đưa ra thông tin tỷ lệ mắc biến cố xuất 
huyết không tăng khi dùng đồng thời 2 
thuốc. 
Tuy nhiên, tờ thông tin sản phẩm tại Anh 
của aspirin (75 mg) nêu rằng có sự gia tăng 
nguy cơ xuất huyết tiêu hóa khi dùng đồng 
thời với thuốc chống kết tập tiểu cầu như 
dipyridamol. Tương tự, tờ thông tin sản phẩm 
của aspirin tại Hoa Kỳ cũng đề cập đến sự gia 
tăng nguy cơ khi sử dụng đồng thời aspirin 
và thuốc chống đông, nhưng không đề cập 
cụ thể dipyridamol. Hơn nữa, thông tin trong 
nhãn thuốc dipyridamol cũng không thống 
nhất: Tờ thông tin sản phẩm tại Hoa Kỳ 
không đề cập đến nguy cơ xuất huyết và 
nhãn thuốc tại Anh cho rằng việc sử dụng 
đồng thời với aspirin không làm tăng nguy cơ 
chảy máu. 
Điểm tin đáng chú ý từ bản tin 
Adverse Drug Reaction tháng 9/2018 
của HSA 
Các thuốc chứa valproat và nguy cơ 
gây dị tật bẩm sinh 
- HSA nhắc lại về nguy cơ gây dị tật bẩm 
sinh của các thuốc chứa valproat. 
- Valproat là chất gây quái thai liên quan 
đến dị tật bẩm sinh và các rối loạn phát triển 
ở trẻ bị phơi nhiễm với thuốc trong tử cung 
của người mẹ. 
- Cán bộ y tế nên tư vấn cho phụ nữ trong 
độ tuổi sinh sản về sự cần thiết sử dụng biện 
pháp tránh thai hiệu quả khi sử dụng valproat 
và trao đổi về cân bằng lợi ích - nguy cơ khi 
phơi nhiễm với thuốc trong thai kỳ. 
Amoxicilin, amoxicilin/clavulanat và 
hội chứng quá mẫn do thuốc 
- Các trường hợp mắc hội chứng quá mẫn 
do thuốc (Drug reaction with eosinophilia and 
systemic symptoms - DRESS) đã được ghi 
nhận tại Singapore và các nước trên thế giới. 
- Hội chứng DRESS tuy hiếm gặp nhưng 
có khả năng gây tử vong. Các dấu hiệu và 
triệu chứng liên quan bao gồm nổi mẩn, sốt, 
bệnh hạch bạch huyết, bất thường về huyết 
học và xét nghiệm chức năng gan. 
 Trung tâm DI & ADR Quốc gia 
16 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2018 
Thuốc cản quang chứa iod và nguy cơ 
thiểu năng tuyến giáp (đặc biệt ở trẻ sơ 
sinh) 
- Các trường hợp thiểu năng tuyến giáp 
sau khi phơi nhiễm với thuốc cản quang chứa 
iod đã được ghi nhận tại các nước trên thế 
giới, đặc biệt trên trẻ sơ sinh đủ tháng và 
thiếu tháng. 
- Thiểu năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh có 
thể ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng và 
phát triển tâm thần của trẻ. 
- Cán bộ y tế cần đánh giá và theo dõi 
chức năng tuyến giáp của trẻ sơ sinh phơi 
nhiễm với thuốc cản quang chứa iod, và tiếp 
tục theo dõi mọi bất thường ở chức năng 
tuyến giáp đến khi hồi phục. 
Cập nhật thông tin về lưu hành, sử 
dụng thuốc chứa valsartan tại Việt Nam 
Ngày 31/8/2018, Cục Quản lý Dược, Bộ Y 
tế đã có công văn số 16944/QLD-CL cung cấp 
thông tin về thuốc chứa valsartan. Theo đó, 
căn cứ thông báo của Cơ quan Quản lý Dược 
phẩm châu Âu (EMA), Cơ quan Quản lý Dược 
phẩm Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Dược phẩm 
Đài Loan và một số cơ quan quản lý dược 
phẩm khác trên thế giới về việc thu hồi các 
thuốc chứa valsartan được sản xuất từ 
nguyên liệu valsartan chứa tạp chất 
N-nitrosodimethylamin (NDMA) của các nhà 
sản xuất nguyên liệu Zheijang Huahai 
Pharmaceutical Co. Ltd; Zhuhai Rundu 
Pharmaceutical Co. Ltd; Zheijang Tianyu 
Pharmaceutical Co. Ltd; và Hetero Labs Ltd. 
Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử 
dụng, đồng thời cung cấp thông tin về thuốc 
chứa valsartan tiếp tục được sử dụng trong 
phòng bệnh, chữa bệnh, Cục Quản lý Dược 
thông báo: 
- Thu hồi, ngừng sản xuất, ngừng nhập 
khẩu nguyên liệu và các thuốc có chứa 
valsartan được sản xuất từ nguyên liệu 
valsartan do các công ty Zhuhai Rundu 
Pharmaceutical Co. Ltd; Zheijang Tianyu 
Pharmaceutical Co.Ltd; Hetero Labs Ltd sản 
xuất (chi tiết các thuốc bị thu hồi: Xem trong 
công văn). 
- Cập nhật danh sách các thuốc valsartan 
đã được công bố tại công văn số 14487/QLD 
-CL ngày 26/7/2018: 
+ Danh mục 1: Danh sách các thuốc chứa 
valsartan bị đình chỉ lưu hành, thu hồi (39 
thuốc trong nước và 15 thuốc nước ngoài). 
+ Danh mục 2: Danh sách các thuốc chứa 
valsartan bị tạm dừng nhập khẩu, lưu hành, 
sử dụng (13 thuốc). 
+ Danh mục 3: Danh sách các thuốc chứa 
valsartan tiếp tục được lưu hành, sử dụng 
trong hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh (32 
thuốc trong nước và 51 thuốc nước ngoài). 
Liên quan đến vấn đề này, trước đó Cục 
Quản lý Dược đã có các công văn số 13125/
QLD-CL ngày 10/7/2018 thông báo thu hồi 
các thuốc chứa valsartan được sản xuất từ 
nghiên liệu valsartan do Công ty Zhejiang 
Huahai Pharmaceutical - Trung Quốc sản 
xuất; công văn số 13441/QLD-CL ngày 
13/7/2018 về việc xử lý thuốc chứa hoạt chất 
valsartan; và công văn số 14487/QLD-CL 
ngày 26/7/2018 về việc xử lý thuốc chứa 
dược chất valsartan. 
Đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm 
nước muối sinh lý SAT BB, số lô ĐL 109 
sản xuất ngày 08/6/2018 của Công ty 
Cổ phần Quốc tế Đại Lợi do không đạt 
chất lượng 
Ngày 07/9/2018, Cục Quản lý Dược đã 
ban hành công văn số 17253/QLD-MP thông 
báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô sản 
phẩm nước muối sinh lý SAT BB do không 
đáp ứng yêu cầu về giới hạn vi sinh vật trong 
sản phẩm (số lô: ĐL 109; ngày sản xuất: 
08/6/2018; hạn dùng: 08/6/2020, số tiếp 
nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 
1940/17/CBMP-HN) do Công ty Cổ phần 
Quốc tế Đại Lợi (địa chỉ: Thôn Lưu Xá, xã 
Đức Giang, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) sản 
xuất. 
 Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Công ty 
Cổ phần Quốc tế Đại Lợi gửi thông báo thu 
hồi tới những nơi phân phối, sử dụng lô sản 
phẩm nêu trên và tiến hành thu hồi toàn bộ 
lô sản phẩm không đáp ứng quy định; và yêu 
cầu Sở y tế TP. Hà Nội kiểm tra Công ty cổ 
phần quốc tế Đại Lợi trong việc chấp hành 
pháp luật về sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm 
theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT 
-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định 
về quản lý mỹ phẩm và các quy định khác có 
liên quan và giám sát việc thu hồi lô sản 
phẩm không đáp ứng quy định. 
Quý đồng nghiệp có thể tham khảo nội dung 
các văn bản trên tại trang web 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_thuoc_trong_thai_ky_thuc_day_an_toan_va_giam_thieu_n.pdf