Sự chính xác trong kiến thức và thực hành của điều dưỡng Việt Nam khi sử dụng thang điểm đánh giá tri giác glasgow
TÓM TẮT
Mục đích: Nghiên cứu điều tra sự chính xác về lý thuyết và thực hành của điều dưỡng khi sử dụng thang
điểm đánh giá tri giác Glasgow.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả,tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hởi về kiến thức
của điều dưỡng về thang điểm Glasgow. Tổng cộng 94 điều dưỡng tại một Bệnh viện đa khoa lớn ở Tp.HCM đã
tham gia nghiên cứu. Số liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm SPSS.
Kết quả: nghiên cứu cho thấy đa số điều dưỡng trả lời đúng với bảng câu hỏi liên quan tới kiến thức cơ bản
về thang điểm Glasgow (>90%); tuy nhiên có 52,1% điều dưỡng đã trả lời sai trong câu hỏi tình huống lâm sàng
ứng dụng. Trong phần đánh giá về thực hành sử dụng thang điểm Glasgow, mức độ chính xác trong đánh giá
riêng lẻ mỗi thành phần của thang điểm là chấp nhận được ( >70%), điều dưỡng mà có đánh giá chính xác cho cả
3 thành phần của thang điểm chỉ đạt 42,6%. Những kết quả này cho thấy điều dưỡng chưa thống nhất về kiến
thức trong thang điểm Glasgow để thực hành lâm sàng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự chính xác trong kiến thức và thực hành của điều dưỡng Việt Nam khi sử dụng thang điểm đánh giá tri giác glasgow
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 195 SỰ CHÍNH XÁC TRONG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM KHI SỬ DỤNG THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRI GIÁC GLASGOW Nguyễn Thị Hiền* TÓM TẮT Mục đích: Nghiên cứu điều tra sự chính xác về lý thuyết và thực hành của điều dưỡng khi sử dụng thang điểm đánh giá tri giác Glasgow. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả,tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hởi về kiến thức của điều dưỡng về thang điểm Glasgow. Tổng cộng 94 điều dưỡng tại một Bệnh viện đa khoa lớn ở Tp.HCM đã tham gia nghiên cứu. Số liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm SPSS. Kết quả: nghiên cứu cho thấy đa số điều dưỡng trả lời đúng với bảng câu hỏi liên quan tới kiến thức cơ bản về thang điểm Glasgow (>90%); tuy nhiên có 52,1% điều dưỡng đã trả lời sai trong câu hỏi tình huống lâm sàng ứng dụng. Trong phần đánh giá về thực hành sử dụng thang điểm Glasgow, mức độ chính xác trong đánh giá riêng lẻ mỗi thành phần của thang điểm là chấp nhận được ( >70%), điều dưỡng mà có đánh giá chính xác cho cả 3 thành phần của thang điểm chỉ đạt 42,6%. Những kết quả này cho thấy điều dưỡng chưa thống nhất về kiến thức trong thang điểm Glasgow để thực hành lâm sàng. Kết luận: nghiên cứu này đề nghị phát triển một chiến lược giáo dục cho điều dưỡng để cải thiện sự chính xác trong thực hành đánh giá thang điểm Glasgow. Từ khóa: thang điểm đánh giá tri giác Glasgow, kiến thực, thực hành, điều dưỡng. ABSTRACT THE ACCURACY OF GLASGOW COMA SCALE (GCS) KNOWLEDGE AND PERFORMANCE AMONG NURSES Nguyen Thi Hien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 194 - 200 Purpose: The purpose of this study was to investigate the accuracy of Glasgow Coma Scale (GCS) knowledge and performance among nurses. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted using a questionnaire for the nurses’ knowledge on GCS and a structured evaluation tool for measuring the accuracy of their GCS scoring. A total of 94 Vietnamese nurses participated in the study from a general hospital in Ho Chi Minh City, Vietnam. Data were analyzed by conducting SPSS. Results: This study found that the vast majority of the nurses (>90%) responded correctly to the questions on GCS basic knowledge; however, 52.1% of the nurses answered wrong for the clinical scenario questions requiring application of the basic knowledge. Regarding the GCS performance, the nurses demonstrated acceptable accuracy rates for each component of GCS, but those who accurately scored in all 3 components were only 42.6%. These findings indicate that the Vietnamese nurses were not able to integrate their GCS knowledge into actual practice of GCS scoring. * Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: Ths ĐD Nguyễn Thị Hiền ĐT: 01683886879 Email: nguyenthihien2603@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 196 Conclusion: This study suggests that new educational strategies should be developed for the Vietnamese nurses to improve their performance of accurate GCS scoring based on the theoretical knowledge. Key words: Glasgow Coma Scale, Knowledge, Performance, Nurses. ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá mức độ tri giác được xem như là một thực hành ưu tiên của nhân viên y tế, bao gồm điều dưỡng, những người chăm sóc cho người bệnh có vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Nhận định này giúp xác định những vấn đề liên quan đến thần kinh, phát hiện những dấu hiệu sớm của biến chứng và còn là một công cụ giúp chỉ định những can thiệp trong những tình huống cấp cứu (Weir, Bradford & Lees, 2003)(16). Tính giá trị và độ tin cậy cao của thang điểm Glasgow bảo đảm cho sự nhận định chính xác so với những công cụ đánh giá trước đây (Fisher & Mathieson, 2001; Kingston & O’Flanaga, 2000)(3,9). Sự hữu ích, độ tin cậy và tính ứng dụng thực hành đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu (Mcnarry & Golhill, 2004; Juarez & Lyons, 1995; Rowley & Fielding, 1991)(8,11,13) GCS thì bao gồm 3 thành phần chính: đáp ứng về mở mắt, đáp ứng về lới nói và vận động, tổng điểm được đánh giá từ 3-15. Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng có rất nhiều nhà lâm sàng đã sử dụng thang điểm này hoàn toàn không chính xác và không hiệu quả (Bazarian, Eirich, & Salhanick, 2003; Iankova, 2006; Zuercher, Ummenhofer, Baltussen & Walder, 2009)(2,7,17). Có rất ít những nghiên cứu điều tra về kiến thức với GCS của nhân viên chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp (Heim, Schoettker, Gilliard, & Spahn, 2009; Riechers, 2005)(4,12) hoặc độ tin cậy trong đánh giá lâm sàng của những nhân viên chăm sóc sức khỏe ở những chuyên môn khác nhau (Arbabi 2004; Holdgate 2006; Menegazzi, Davis & Paris 1993; Rowley & Feilding 1991)(1,6,10). Rất ít nghiên cứu đo lường mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành GCS cho đối tượng là điều dưỡng, đặc biệt là Việt Nam chưa có nghiên cứu nào. Thang điểm đánh giá hôn mê Glasgow cũng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới để đánh giá mức độ tri giác của người bệnh. Vì thế, nghiên cứu này sẽ tạo ra một sự đóng góp có ý nghĩa thông qua sự điều tra về sự chính xác trong sử dụng GCS của điều dưỡng Việt Nam. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có thể thúc đẩy những trường điều dưỡng và bệnh viện phát triển chương trình giáo dục toàn diện về GCS cho người điều dưỡng có thể chăm sóc chất lượng cao nhất. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu giúp xác định sự chính xác trong kiến thức và thực hành của điều dưỡng Việt Nam khi sử dụng thang điểm đánh giá tri giác Glasgow. Mục tiêu chuyên biệt - Xác định sự chính xác về kiến thức với thang điểm đánh giá tri giác Glasgow. - Xác định sự chính xác trong thực hành với thang điểm đánh giá tri giác Glasgow. - Kiểm tra sự khác biệt trong kiến thức với thang điểm đánh giá tri giác Glasgow giữa nhóm thực hành đánh giá chính xác và nhóm đánh giá không chính xác. - Kiểm tra sự khác biệt về kiến thức và thực hành với thang điểm đánh giá tri giác Glasgow qua các yếu tố về đặc điểm chung điều dưỡng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp sử dụng mẫu có sẵn để lựa chọn đối tượng nghiên cứu được thực hiên tại các khoa Nội Thần Kinh (NTK) và Ngoại Thần Kinh(NgTK), khoa Chấn Thương Sọ Não (CTSN) và khoa Hồi Sức Ngoại Thần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 197 Kinh(HSNgTK) ở một bệnh viện đa khoa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn mẫu Điều dưỡng được mời tham gia vào nghiên cứu bao gồm 1) Điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện đã tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng từ 2 năm trở lên. 2) Thực hành chăm sóc bệnh người lớn bị chấn thương đầu hay những bệnh lý tổn thương về thần kinh và được phép đánh giá GCS hợp pháp. 3) Tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ 1) Điều dưỡng tốt nghiệp chương trình đào tạo 1 năm. 2) Y sĩ chuyển sang điều dưỡng sau 3 tháng đào tạo. 3) Điều dượng có ít hơn 1 năm về kinh nghiệm. Tổng cộng 94 điều dưỡng đạt tiêu chí tham gia vào nghiên cứu Công cụ nghiên cứu Bảng câu hỏi kiến thức về GCS Bảng câu hỏi sử dụng để đánh giá kiến thức của điều dưỡng về GCS được thiết kế bởi Heim và những cộng sự (2009)(4). Bảng câu hỏi về kiến thức GCS gồm 6 câu hỏi chia làm 2 phần. Phần đầu của bảng câu hỏi giúp kiểm tra kiến thức cơ bản chung về GCS. Phần thứ 2 của bảng câu hỏi mô tả một tình huống giả định đòi hỏi điều dưỡng phải ứng dụng lí thuyết kiến thức về GCS để trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được cho 1 điểm, câu trả lời sai là “0” điểm. Tổng điểm của bảng câu hỏi dao động trong khoảng từ 0-6. Điểm càng cao có nghĩa là càng có kiến thức sâu về GCS. Độ tin cậy KR-20 cho bản câu hỏi tiếng Việt là 0,6. Bảng đánh giá thực hành về nhận định GCS trên người bệnh Bảng đánh giá gồm 3 thành phần của GCS: đáp ứng mở mắt, đáp ứng lời nói và đáp ứng vận động. Điều dưỡng và nhà nghiên cứu cùng dùng bảng đánh giá để nhận đỉnh mức độ tri giác của người bệnh và ghi nhận lại số điểm của 3 thành phần cũng như tổng điểm của GCS. Số điểm ghi nhận của nhà nghiên cứu được xem như là một tiêu chí so sánh. Thu thập dữ liệu Số liệu được thu thập từ tháng 7 đến tháng 8, năm 2010 tại bệnh viện CR Tp.HCM, Việt Nam. Điều dưỡng sẽ trả lời tất cả câu hỏi trong bảng câu hỏi một cách độc lập trong vòng 15 phút dưới sự giám sát nhà nghiên cứu. Điều dưỡng hoàn tất bảng câu hỏi sẽ tiếp tục thực hiện đánh giá GCS trên một người bệnh do nhà nghiên cứu sắp xếp ngẫu nhiên. Nhà nghiên cứu cũng đánh giá đồng thời với điều dưỡng trên cùng một người bệnh và ghi nhận lại kết quả riêng biệt. Phân tích dữ liệu Số liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng chương trình SPSS 17. Chương trình phân tích mô tả được sử dụng để mô tả thông tin chung điều dưỡng, sự chính xác trong kiến thức và thực hành GCS. Kiểm định t- test được dùng để kiểm tra sự khác biệt về kiến thức giữa nhóm thực hành đánh giá GCS đúng và nhóm thực hành đánh giá sai, ANOVA và χ2 được dùng để đo lường sự khác biệt về kiến thức và thực hành qua những thông tin chung. So sánh trung bình giữa các nhóm khi kết quả có ý nghĩa thống kê kiểm định bởi phân tích Posthoc và LSD (Least Significant Difference). Y đức Nghiên cứu cho phép thực hiện bởi bệnh viện trước khi thu thập dữ liệu bắt đầu. Nhà nghiên cứu giải thích mục đích của nghiên cứu và quyền khi tham gia nghiên cứu cho điều Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 198 dưỡng, bao gồm: diễn tiến, sự độc lập và quyền được ngưng không tham gia nghiên cứu hay từ chối trả lời câu hỏi tại bất kỳ thời điểm nào là một quyền hợp pháp. Điều dưỡng đồng ý tham gia ký tên vào bản thư mời tham gia nghiên cứu. KẾT QUẢ Thông tin chung điều dưỡng Trong tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu, điều dưỡng nữ đông hơn (n=83, 88,3%) điều dưỡng nam. Tuổi của điều dưỡng trong khoảng từ 20-51 tuổi; hơn phân nửa điều dưỡng (n=61, 64,9%) nhỏ hơn 30 tuổi. Tương tự, hơn 1/3 điều dưỡng (n=33, 35,1%) có ít hơn 2 năm kinh nghiệm. Gần 1/3 trong tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu là điều dưỡng khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh, số điều dưỡng còn lại thuộc các khoa khác. Phần thông tin về trình học vấn, đại đa số điều dưỡng (n=86, 91,5%) tốt nghiệp chương trình đào tạo 2 năm. Nghiên cứu cho thấy đa số điều dưỡng được cung cấp kiến thức về GCS từ trường học, (n=63, 67,0%); 1/3 số còn lại nhận được thông tin về GCS tại bệnh viên nơi làm việc. Hầu như tất cả điều dưỡng tham gia nghiên cứu đều cảm thấy tự tin về đánh giá GCS và tin rằng đánh giá GCS rất quan trọng cho người bệnh trong điều trị và chăm sóc. Sự chính xác trong kiến thức về GCS Hầu hết điều dưỡng tham gia nghiên có kiến thức đúng trong 5 câu hỏi đầu tiên của bảng câu hỏi. Trong số 5 câu hỏi đầu tiên, gần 1/3 điều dưỡng đã trả lời sai câu hỏi về tên cho mỗi thành phần của GCS. So sánh với 5 câu hỏi đầu tiên, câu hỏi tình huống ứng dụng lâm sàng cho thấy tỉ lệ trả lời đúng thấp hơn: ít hơn một nửa điều dưỡng (n=45, 47,9%) có câu trả lời đúng. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn là 5,03 và 0,82. Bảng 1: Sự chính xác trong kiến thức về GCS (N=94) Câu hỏi Trả lời đúng N (%) Trả lời sai N (%) Câu hỏi 1. Số lượng thành phần của GCS 92 (97,9) 2 (2,1) Câu hỏi 2. Tên mỗi thành phần 67 (71,3) 27 (28,7) Câu hỏi Trả lời đúng N (%) Trả lời sai N (%) Câu hỏi 3. Điểm của mỗi thành phần 89 (94,7) 5 (5,3) Câu hỏi 4. Giá trị nhỏ nhất của GCS 94 (100) 0 (0,0) Câu hỏi 5. Giá trị lớn nhất của GCS 92 (97,9) 2 (2,1) Câu hỏi 6. Tình huống lâm sàng 45 (47,9) 49 (52,1) Sự chính xác trong thực hành về GCS Mỗi kết quả đánh giá của điều dưỡng được chia thành 2 nhóm: đánh giá chính xác và đánh giá không chính xác thông qua sự so sánh với kết quả đánh giá của nhà nghiên cứu. Sự giống nhau cao nhất về kết quả đánh giá thuộc về phần đánh giá đáp ứng vận động (n=74, 78,7%) kế tiếp là phần đánh giá đáp ứng lời nói (n=71, 75,5%) và thấp nhất là phần đánh giá đáp ứng mở mắt (n=64, 68,1%). Trong khi phần đánh giá thực hành về mỗi thành phần GCS cho thấy sự chính xác cao của điều dưỡng, nhưng tỉ lệ chính xác cho cả ba thành phần của GCS cho kết quả thấp hơn so với khi so sánh trên từng thành phần, 42,6% (n=40). Bảng 2. Sự chính xác trong thực hành về GCS (N=94) Thành phần GCS Thực hành đúng N (%) Thực hành sai N(%) Mở mắt 64 (68,1) 30 (31,9) Đáp ứng lời nói 71 (75,5) 23 (24,5) Đáp ứng vận động 74 (78,7) 20 (21,3) Cả 3 thành phần 40 (42,6) 54 (57,4) Sự khác biệt về kiến thức giữa nhóm thực hành đánh giá GCS đúng và nhóm thực hành không đúng Để kiểm tra sự khác biệt về kiến thức giữa nhóm thực hành đánh giá GCS đúng và nhóm thực hành không đúng, t-test được dùng để kiểm tra sự xem có sự khác biệt hay không. Nhóm thực hành đúng (5,38±0,82) có điểm trung bình cao hơn nhóm thực hành không đúng (4,78±0,71), kết quà này có ý nghĩa về mặt thống kê (t = 3,71, p = 0,001). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 199 Sự khác biệt trong kiến thức và thực hành GCS bởi các thông tin chung điều dưỡng Trong những biến số về thông tin chung của điều dưỡng tham gia nghiên cứu, giới tính và đơn vị làm việc cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức với GCS (bảng 3). Điều dưỡng làm việc tại khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh có kiến thức về GCS cao hơn điều dưỡng làm việc tại các khoa Ngoại Thần Kinh (3B1), khoa Chấn Thương Sọ Não hay khoa Nội Thần Kinh (F = 11,92, p= 0,01). Bảng 4 biểu hiện sự khác biệt trong thực hành với các thông tin chung. Không có sự khác biệt nào có ý nghĩa về mặt thống kê. Bảng 3: Sự khác biệt về kiến thức GCS do các biến số thông tin chung điều dưỡng Biến số Phân loại (n) M (SD) F (p) Post-hoc Tuổi 20–25 (21) 4,95 (0,66) 0,657 (.62) 26–30 (40) 5,00 (0,98) >31 (33) 6,12 (0,69) Kinh nghiệm làm việc 0–2 (33) 4,97 (2,39) 0,347 (.84) 3–7 (32) 7,78 (2,32) >7 (29) 6,67 (2,08) Khoa Ngoại TK- 3B1a (19) 5,00 (0,90) 11,92 (.01) d>a* d>c** d>e** Ngoại TK - 3B3b (23) 5,17 (0,75) CTSN c (17) 4,75 (0,96) Hồi sức Ngoại TK d (29) 5,27 (0,875) Nội TK e (6) 4,84 (0,50) Thông tin về GCS Từ trường (63) 5,03 (0,76) 0,691 (.60) Từ bệnh viện (31) 5,00 (0,98) Tôn giáo Có (40) 4,75 (0,88) 1,053 (,38) Không (54) 5,06 (0,87) Tôn giáo Kết hôn (53) 5,06 (0,79) 0,689 (.60) Độc thân (41) 5,00 (0,86) Ghi chú: * p <.05; ** p <.01 Bảng 4: Sự khác biệt về thực hành do các biến số thông tin chung điều dưỡng Biến số Phân loại (n) Thực hành đúng (n) Thực hành sai (n) Χ2 (p) Tuổi 20–25 (21) 8 13 0,28 (.86) Biến số Phân loại (n) Thực hành đúng (n) Thực hành sai (n) Χ2 (p) 26–30 (40) 17 23 >31 (33) 15 18 Kinh nghiệm làm việc 0–2 (33) 7 12 1,94 (.74) 3–7 (32) 9 14 >7 (29) 8 9 Khoa Ngoại TK- 3B1a (19) 12 17 Ngoại TK - 3B3b (23) 4 2 CTSN c (17) 10 23 3,55 (.16) Hồi sức Ngoại TK d (29) 17 15 Nội TK e (6) 13 16 Thông tin về GCS Từ trường (63) 27 36 4,58 (.10) Từ bệnh viện (31) 13 18 Tôn giáo Có (40) 16 31 2,2 (.32) Không (54) 24 24 Tôn giáo Kết hôn (53) 23 30 0,03 (.85) Độc thân (41) 17 24 BÀN LUẬN Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam để kiểm tra sự chính xác trong kiến thức và thực hành về GCS của điều dưỡng. Tất cả điều dưỡng tham gia nghiên cứu đều nhận thức rằng GCS rất quan trọng trong điều trị và cảm thấy tự tin khi sử dụng GCS để đánh giá mức độ tri giác. Trong một nghiên cứu với sinh viên điều dưởng năm thứ 3, chỉ có 64% sinh viên tham gia nghiên cứu cảm thấy thang đánh giá này rất quan trọng trong lĩnh vực ngoại thần kinh và một tỉ lệ rất thấp (15%) cảm thấy tự tin khi sử dụng GCS (Shoqirat, 2006)(14). Kết quả này cho thấy rằng càng nhiều năm kinh nghiệm lảm việc lâm sàng có vẻ có sự tự tin cao hơn và tin tưởng vào đánh giá GCS. Kiến thức và thực hành về GCS không được xác nhận dù điều dưỡng sử dụng rất thường xuyên. Kết quả này cho thấy điều dưỡng có kiến thức khá tốt về cấu trúc của GCS nhưng lại không đủ kiến thức áp dụng trên tình huống lâm sàng. Điều dưỡng tham gia nghiên cứu có một tỉ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 200 lệ cao câu trả lời sai (28,7%) về tên của mỗi thành phần của GCS, trong khi trong nghiên cứu của tác giả Heim và cộng sự với lực lượng cấp cứu bằng máy bay thì chỉ có 5.8% trả lời sai Heim (2009)(4). Thêm vào đó, hơn một nửa điều dưỡng trả lời sai ở phần câu hỏi tình huống ứng dụng; chỉ có 1/3 nhân viên cứu hộ trả lời sai trong nghiên cứu trước Heim (2009)(4). Sự khác biệt này bắt nguồn từ sự thiếu huấn luyện một cách hệ thống về GCS cho điều dưỡng hay sinh viên điều dưỡng. Điều dưỡng tham gia nghiên cứu cho thấy sự chính xác trong thực hành ở mức trung bình khi nói đến từng thành phần của GCS, kết quả này tương tự hoặc cao hơn so với các nghiên cứu trước kia (Holdgate 2006; Zuercher 2009)(6,17). Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng ít hơn một nửa điều dưỡng đã thực hành đúng khi xem xét sự chính xác cả 3 thành phần của GCS đồng thời, trong khi hơn 2/3 có sự chính xác khi kiểm tra từng thành phần GCS riêng lẻ. Những kết quả chứng tỏ rằng điều dưỡng chỉ thực hành đánh giá đúng khi đo lường ở một vài thành phần đơn lẻ, nhưng không phải cả 3 thành phần. Điều đó cho thấy kiến thức không tốt về GCS nên không thể có kết quả cao trong câu hỏi ứng dụng. Kết quả của chúng tôi khẳng định rẳng càng có kiến thức chính xác về kiến thức liên quan đến GCS thì sự thực hành sẽ càng chính xác. Nhóm điều dưỡng thực hành chính xác cho thấy họ kiến thức tốt hơn về GCS so với nhóm thực hành không chính xác. Chương trình giáo dục liên tục cho viêc sử dụng GCS cũng được nhấn mạnh trong các nghiên cứu của Watson, Horn và Curl (1992)(15). Trong báo cáo Arbabi (2004) thì có sự khác biệt so với kết quả của chúng tôi về sự chính xác cao trong khi đa số người bệnh trong tình trạng nặng. Người ta thường cho rằng người bệnh trong tình trạng nặng thường nằm tại khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh, do đó kết quả trong phần thực hành vể GCS sẽ ít chính xác so với khoa khác có tình trạng bệnh tốt hơn. KẾT LUẬN GCS là một công cụ đánh giá về mức độ tri giác giá trị vá đáng tin cậy. Điều dưỡng chăm sóc chuyên nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi liên tục và xác định những rối loại về tri giác người bệnh. Do vậy kiến thức và kỹ năng thực hành chính xác rất quan trọng với điều dưỡng. Những kết quả của nghiên cứu này chỉ ra khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành về GCS của điều dưỡng. Mặc dù hầu hết điều dưỡng có kiến thức cơ bản về GCS, nhưng họ không thể ứng dụng để phân tích cho một tình huống lâm sàng. Hơn thế nữa kiến thức của họ không đủ để có sự thực hành chính xác. Do đó nghiên cứu này đề nghị có một chương trình huấn luyện được phát triển tốt để có thể cung cấp sự đánh giá chính xác các mức độ tri giác thông qua GCS mà kết quả cuối cùng là nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arbabi S, Jurkovich GJ, Walh WL, Franklin GA, Hemmila MR, Taheri PA, Mairer RV (2004). A comparison of prehospital and hospital data in trauma patients. Journal of Trauma, 56, 1029- 1032. 2. Bazarian JJ, Eirich MA, Salhanick SD (2003). The relationship between pre- hospital and emergency department Glasgow Coma Scale score. Brain Injury, 17(7), 553- 560. 3. Fisher J, Mathieson C (2001). The History of the Glasgow Coma Scale: implications for practice. Critical Care Nurse, 23(4), 52- 58. 4. Heim C, Schoettker P, Gilliard N, Spahn DR (2009). Knowledge of Glasgow Coma Scale by air-rescue physicians. Scandinavian Journal of Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine, 17(39), 1- 6. 5. Heron R, Davie A, Gillies R, Courtey M (2001). Interrater reliability of the Glasgow Coma Scale scoring among nurses in sub-specialities of critical care. Australia critical care, 14(3), 101- 105. 6. Holdgate A, Ching N, Angonese L (2006). Variability in agreement between physicians and nurses when measuring the Glasgow Coma Scale in the emergency department limits its clinical usefulness. Journal of Emergency Medicine Australasia, 18(4), 379- 384. 7. Iankova A (2006). The Glasgow Coma Scale clinical application in emergency departments. Emergency Nurse, 14(8), 31- 35. 8. Juarez VJ, Lyons M (1995). Interrater reliability of the Glasgow Coma Scale. Journal of Neuroscience Nursing, 27, 283- 286. 9. Kingston R, O’Flanagan SJ (2000). Scoring system in trauma. Irish Journal of Medicine Science,169(3), 168- 172. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 201 10. Menegazzi JJ, Davis EA, Paris PM (1993). Reliability of the Glasgow Coma Scale when used by emergency physicans and paramedics. Journal of Trauma, 34, 46-48. 11. Mcnarry AF, Golhill DR (2004). Simple bedside assessment of level of consciousness: comparison of two simple assessment scales with the Glasgow coma scale. Anaesthesia. 59, 34- 37. 12. Riechers RG, Ramage A, Brown W, Kalehua A, Rhee P, Ecklund JM, Ling GSF (2005). Physician knowledge of the Glasgow Coma Scale. Journal of Neurotrauma, 22(11), 1372- 1334. 13. Rowley G, Feilding K (1991). Reliability and accuracy of the Glasgow Coma Scale with experienced and inexperienced users. Lancet, 337, 535- 538. 14. Shoqirat N (2006). Nursing students’ understanding of the Glasgow Coma Scale. Nursing Standard, 20(30), 41- 47. 15. Watson M, Horn S, Curl J (1992). Searching for signs of revival. Uses of the Glasgow Coma Scale. Professional Nurse, 7(10), 670- 674. 16. Weir CJ, Bradford APJ, Lees KR (2003). The prognostic value of the components of the Glasgow Coma Scale following acute stroke. The Quarterly Journal of Medicine, 96, 67- 74. 17. Zuercher M, Ummenhofer W, Baltussen A, Walder B (2009). The use of Glasgow Coma Scale in injury assessment: A critical review. Brain Injury, 23(5), 371- 384.
File đính kèm:
- su_chinh_xac_trong_kien_thuc_va_thuc_hanh_cua_dieu_duong_vie.pdf