Sự chắc chắn phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động ngân hàng
Tóm tắt
10 năm trôi qua kể từ khi bản sửa đổi chính thức mới nhất UCP (Quy tắc và Thực
hành thống nhất Tín dụng chứng từ)-UCP 600 được ủy ban ngân hàng ICC phê duyệt và
chính thức có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2007. Thông qua việc đánh giá những vụ kiện nổi
bật quốc tế cho thấy, UCP 600 đạt được “sự chắc chắn” và “linh hoạt” hơn trong giải quyết
tranh chấp so với bản quy tắc thực hành trước đó UCP 500
Bạn đang xem tài liệu "Sự chắc chắn phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự chắc chắn phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động ngân hàng
80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN SỰ CHẮC CHẮN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Tôn Nguyễn Trọng Hiền* Tóm tắt 10 năm trôi qua kể từ khi bản sửa đổi chính thức mới nhất UCP (Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ)-UCP 600 được ủy ban ngân hàng ICC phê duyệt và chính thức có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2007. Thông qua việc đánh giá những vụ kiện nổi bật quốc tế cho thấy, UCP 600 đạt được “sự chắc chắn” và “linh hoạt” hơn trong giải quyết tranh chấp so với bản quy tắc thực hành trước đó UCP 500. Từ khóa: thư tín dụng; nguyên tắc độc lập; nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt Abstract Certainty in document credit to the banking operations Ten years have passed since the latest formal revision of the UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits)-UCP 600 was approved by the Banking Commission Executive Committee (UCC) and officially came into force on 1 July 2007. Through the review of the outstanding international litigations, the UCP 600 has achieved more “certainty” and “flexibility” in dispute resolution in comparison with the previous UCP 500 practice. Key words: letter of credits; principle of independence; principle of strict compliance 1. Giới thiệu Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (UCP) được tạo thành từ một bộ quy tắc hướng dẫn thủ tục ngân hàng cho việc thanh toán bằng cách thức thư tín dụng. Nguyên tắc này không bắt buộc áp dụng, nhưng mục đích là để hướng dẫn các cá nhân trong hợp đồng mua bán khi họ chọn thanh toán bằng hình thức thư tín dụng (Ulph, J., 2007, tr. 1). Ấn bản đầu tiên của UCP được xuất bản là UCP 1933, qua nhiều năm, phiên bản UCP mới nhất đến nay là UCP 600 và được cho là “phiên bản cải tiến của UCP trước (UCP 500)” (Thanuja, R., 2011, tr. 3). Mục tiêu của bài báo là để đánh giá sự chắc chắn của UCP 600 so với phiên bản trước đó-UCP 500. Do đó, bài báo sẽ đánh giá sự thay đổi các điều khoản tiêu biểu quan trọng ___________________________________ * Khoa Quản Lí, Đại học Cardiff Metropolitan (Anh Quốc) của UCP 600 thông qua các vụ kiện dựa trên 2 nguyên tắc đặc trưng của tín dụng thư, đó là: Nguyên tắc độc lập và Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt. 2. Nguyên tắc độc lập D. Lipton, J., (1998, tr. 1972) định nghĩa thư tín là một chỉ dẫn dưới dạng văn bản được sử dụng khi người nộp đơn thực hiện nghĩa vụ thanh toán của họ cho người thụ hưởng cho một giao dịch hàng hóa, và đó là “hợp đồng phức tạp ràng buộc về nghĩa vụ” (JonesDay, 2009). Hợp đồng thư tín dụng liên quan đến “ít nhất ba, và đôi khi bốn hoặc nhiều hơn” hợp đồng riêng lẻ, các hợp đồng riêng biệt có chức năng độc lập với nhau (D. Lipton, J., 1998, tr. 1973). Thông thường cấu trúc của một hợp đồng thư tín dụng bao gồm 3 hợp đồng độc lập (Luis Frías García, R., 2009, tr. 72): (1) Thoả thuận giữa người nộp đơn và người thụ hưởng. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018 81 (2) Một thỏa thuận giữa người nộp đơn và ngân hàng phát hành để ở một thư tín dụng. (3) Cam kết từ ngân hàng phát hành cho một thư tín dụng nếu yêu cầu được đáp ứng. Người ta tin rằng các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp đồng là khá phức tạp (Luis Garcia Frias, R., 2009, tr. 72). Nó nhấn mạnh rằng nguyên tắc độc lập chỉ đơn thuần là cho mối quan hệ giữa ngân hàng và các bên bán hoặc mua hàng, điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa người bán và người mua sẽ không được xem xét theo quan điểm của ngân hàng (Che Hashim, R., 2015, tr. 279). Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng được quy định trong Điều 5 của UCP 600: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở chứng từ chứ không phải với hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động mà chứng từ đề cập”. Điều khoản này được một lần nữa được củng cố tại Điều 14(a), UCP 600: “Ngân hàng được chỉ định thực hiện theo chỉ định ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để quyết định có phù hợp hay không”. Nguyên tắc làm việc của ngân hàng là chỉ xem xét đánh giá các tài liệu, và chỉ chứng từ hợp lệ sẽ được thanh toán; các ngân hàng sẽ không kiểm tra chất lượng hàng hóa hay hàng hóa đã được vận chuyển hay chưa được đề cập trên vận đơn vì bản thân ngân hàng họ không muốn thanh toán cho những trường hợp dấu hiệu sai phạm về chứng từ mà có thể tạo sự không chắc chắn trong việc bồi hoàn. Mặc dù định nghĩa là thế, nhưng trong thực tế có những ngoại lệ, và trường hợp ngoại lệ thường gặp nhất trong hình thức thư tín dụng là “ngoại lệ gian lận”. Houtte, H. (2002, tr. 785) cho rằng một người mua hàng họ có thể yêu cầu ngân hàng từ chối hoặc yêu cầu phán quyết từ tòa án từ chối thanh toán trong trường hợp họ có được bằng chứng gian lận về người thụ hưởng (người bán). Có nhiều nỗ lực để kiểm soát gian lận nhưng hiện tượng gian lận là “vô tận và phổ quát” (Zhang, Y., 2011, tr. 21). Tin rằng, UCP 600 đã tạo ra một yêu cầu mới dẫn đến sự thay đổi trong các bên có nguy cơ gian lận. Được biết đến như một trong những vụ kiện đầu tiên sau khi UCP 600 ra đời, Fortis Bank SA / NV và Stemcor UK Limited v Indian Overseas Bank [2011] EWCA Civ 58 liên quan đến quyền thanh toán giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận. Trường hợp này là khoảng 5 hợp đồng bán hàng độc lập vào năm 2008 theo hình thức thư tín dụng kết hợp với điều khoản thương mại Incoterm 2000. Stemcor đến từ Anh hợp đồng xuất khẩu container phế liệu đến công ty SESA của Ấn Độ. 5 thư tín dụng ghi rõ người thụ hưởng là Stemcor được phát hành bởi Ngân hàng Overseabank Ấn Độ (IOB) và chúng được quy định phải tuân theo UCP 600. Tháng 8/2008, Stemcor đề nghị thanh toán thư tín dụng 1-3 tại ngân hàng Fortis (ngân hàng xác nhận theo suy nghĩ của Fortis) và tín dụng 1-3 sau đó được Fortis xác nhận hợp lệ và thanh toán cho Stemcor. Thư tín dụng 4-5 sau đó được đệ trình cho Fortis tuy nhiên, chúng không được xác nhận và chuyển tiếp tới IOB cùng tới tín dụng 1-3. Vào một ngày của tháng mười một năm 2008, IOB đã bác bỏ các tài liệu tín dụng 1-4 do Fortis đưa ra, theo Fortis do sự không nhất quán trong nội dung tín dụng và không đồng ý chi trả cho khoản thanh toán cho thư tín dụng 1-3 mà Fortis đã thanh toán cho Stemcor trước đó. 13/01/2009, Fortis đã bổ sung hướng dẫn cho IOB nhưng IOB cũng đã từ chối 82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN các tài liệu nhưng tài liệu không được trả lại cho đến ngày 16/02/2009. Fortis và IOB đều bày tỏ quan điểm của mình. Theo quan điểm của Fortis, họ nghĩ rằng họ phải là một ngân hàng xác nhận (confirming bank) hoặc ngân hàng chỉ định (nominated bank), do đó họ rõ ràng có quyền nhận bồi hoàn từ IOB. Ngược lại, IOB lập luận rằng Fortis đã chỉ là ngân hàng đứng ra thương lượng (negotiating bank) mà theo IOB Fortis sẽ không được hoàn trả theo UCP 600 - Điều 7(c) như sau: “Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả cho ngân hàng được chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng cho một xuất trình phù hợp ... Ngân hàng phát hành cam kết hoàn lại ngân hàng được chỉ định là độc lập với cam kết của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng.” Đối với quan điểm của IOB, bởi vì Fortis không phải là ngân hàng được chỉ định theo Điều 7(c), do đó Fortis không được hưởng cam kết chi trả khoản thanh toán của ngân hàng phát hành. Hơn nữa, do sự chậm trễ trong các đàm phán, IOB cho rằng Fortis đã thất bại theo quy định Điều 14(b) của UCP 600 miêu tả: “Một ngân hàng được chỉ định hoạt động theo chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa năm ngày làm việc sau ngày trình bày để xác định xem việc xuất trình có phù hợp hay không.” Sự việc được toà án quốc tế tuyên bố như sau: bởi vì Fortis “xác nhận theo yêu cầu và thanh toán chi phí” vì vậy Fortis là một ngân hàng xác nhận theo UCP 600. Tòa án cũng cho rằng, một khi IOB quyết định trả lại tài liệu theo Điều 16, nó sẽ phải tuân thủ với các thời hạn quy định tại khoản 16(d ) và 14(b); Do đó, theo Điều 16(f) UCP 600 quy định “Nếu một ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận không hành động theo các quy định của điều khoản thì sẽ mất quyền khiếu nại về xuất trình không phù hợp”, một khi IOB đã quyết định từ chối các tài liệu thì phải có nghĩa vụ trả lại tài liệu đúng thời hạn. Tòa án phúc thẩm kết luận rằng vấn đề không phải là thời gian, đó là việc liệu Fortis có tuân thủ theo Điều 7 (c)-UCP 600 hay không. Bằng chứng cho thấy rằng Fortis đã không tuân thủ theo UCP 600, tuy nhiên, vẫn còn có giá trị để hoàn trả từ IOB; IOB bị loại khỏi yêu cầu bồi thường do không tuân thủ Điều 16(d ) và 14(b). Trong trường hợp của Fortis Bank SA / NV và Stemcor UK Limited, bằng chứng cho thấy IOB bản thân rất cẩn thận trong việc xem xét tính chính xác của các tài liệu để tránh gian lận là cần thiết. Tuy nhiên có thể thấy, nếu tòa án cho rằng IOB đã chính xác và không có nghĩa vụ phải trả lại tài liệu, nó sẽ làm suy yếu sự chắc chắn của UCP. Điểm mấu chốt là các ngân hàng phải đảm bảo một khi tài liệu được xác định là không phù hợp, họ phải được thông báo và xử lý kịp thời. Ulph, J. (2007, tr. 355) nhận xét: “việc sửa đổi UCP 600 so với trước đó là để giảm sự không chắc chắn bằng cách loại bỏ cụm từ mơ hồ hoặc không rõ ràng”. Đó rõ ràng là Điều 16 (f) của UCP 600 đã xóa các từ: “và / hoặc” so với Điều 14 (e) - UCP 500: “... không hành động theo các quy định của điều khoản này và / hoặc không giữ các tài liệu để xử lý, hoặc...” , theo Castaneda, C. (2007) , UCP 600 mới cung cấp “cứng nhắc hơn và ít được hỗ trợ hơn trên những nguyên tắc cơ bản này” trong khi CheHashim, R. (2015, p.281) kết luận: “sự xuất hiện kịp thời của Điều16- UCP 600 đã giảm bớt sự căng thẳng các ngân hàng đang phải đối mặt tài liệu không thống nhất”. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018 83 3. Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt Daniel M. Kolko (2007) nói rằng lý do của nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt đó là để hỗ trợ sự chắc chắn trong giao dịch thư tín dụng. Theo Danniel, nếu một ngân hàng đi chệch hoặc được phép đi chệch khỏi nguyên tắc này, nó chắc chắn sẽ bị tổn hại, tạo ra nhiều giả định trong vụ kiện. Một khi vụ kiện xảy ra có thể kéo dài thậm chí vài năm, và gây tổn thất về chi phí cũng như khó khăn về điều kiện địa lý bởi lẽ khi các bên tham gia vụ kiện sẽ không hài lòng với việc sẽ xét xử ở quốc gia của đối phương mà theo họ sẽ có lợi cho đối phương mà đó phải là tòa án quốc tế. Trong thương mại quốc tế, các ngân hàng có thể không hiểu tất cả các điều khoản kỹ thuật trong các tài liệu. J. Dolan gợi ý lý do của quy tắc nghiêm ngặt là để bảo vệ các tổ chức phải nhận thức được sự sai lệch trong tài liệu. Theo nguyên tắc nghiêm ngặt, ngân hàng chỉ cần kiểm tra tài liệu vận đơn mà không cần phải biết hàng hóa trong giao dịch mua bán. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp có sự khác biệt trong tài liệu đệ trình của người thụ hưởng, ngân hàng có quyền từ chối và chờ đợi hướng dẫn thêm. Những trường hợp gian lận thường hết sức tinh vi và do đó vô tình hay cố ý, trường hợp Bulgrains & Co Ltd v Shinhan [2013] EWHC 2498 là một trong những trường hợp vi phạm nguyên tắc này. Đối với trường hợp này, tên của người hưởng lợi trong thư tín dụng là “Bulgrains Co Limited” không có hiệu lực đối với tên đăng ký và tên được in trong hóa đơn: “Bulgrains & Co Limited”. Ngân hàng xác nhận đã từ chối hồ sơ đệ trình và quyết định của tòa án là ngân hàng có quyền từ chối các thanh toán chính vì lý do sau: Sự sai lệch từ „và‟ trong „Bulgrains‟ và „Co Limited‟ là một sự chênh lệch „xác đáng‟, do đó hậu quả là ngân hàng được quyền từ chối các tài liệu đệ trình. “Các từ ngữ trong thư tín dụng là điều quan trọng nhất” (Burrows, A. và Bridge, M., 2015, tr. 839). Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt nói rằng “một lỗi nhỏ như lỗi hình thức” cũng được coi là sự khác biệt và có thể bị từ chối bởi ngân hàng (Che Hashim, R., 2013, tr. 4). Điều 18 (c) UCP 600 bổ sung rằng: “Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong một hoá đơn thương mại phải tương ứng với những gì xuất hiện trong tín dụng.” Rõ ràng, thuyết minh về sự tuân thủ nghiêm ngặt thấy sự chắc chắn pháp lý của UCP 600 mở rộng lên cả việc mô tả về loại hình hàng hóa mua bán trong hoá đơn thương mại tại Điều 18 (c) . Tuy nhiên, dường như UCP 600 dường như “giọng điệu nhẹ nhàng hơn nhưng linh hoạt hơn” ở thuyết “tuân thủ” trong việc miêu tả hàng hoá . Điều 37 UCP 500 quy định: “Các mô tả về hàng hoá trong hoá đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong thư tín dụng”, trong khi Điều 14(d) UCP 600 quy định: “Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt dữ liệu tín dụng, nhưng không được mâu thuẫn, dữ liệu trong tài liệu đó, bất kỳ tài liệu hoặc tín dụng nào khác”. Tin rằng sự thay đổi không làm giảm sự chắc chắn UCP, mà nó sẽ linh hoạt hơn không quá cứng nhắc và vì lợi ích của người xuất khẩu (Bergami, R. (2017). 4. Sự chắc chắn Thư tín dụng là một công cụ tài chính quan trọng cho thương mại quốc tế, do đó sự chắc chắn trong luật pháp là điều quan trọng nhất đối với hoạt động của ngân hàng. Thay đổi từ UCP 500 sang UCP 600 đi kèm với “những thay đổi tích cực mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong thư tín dụng” 84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN (Thanuja, R., 2011, tr. 21). Trường hợp Glencore International A.G. và ngân hàng Trung Quốc [1996] 1 Lloyd's Rep. 135 thẩm phán kết luận rằng tài liệu của Glencore là bản sao có chữ ký mà không được đánh dấu là “gốc” để tòa án chấp thuận cho phép ngân hàng thanh toán mặc dù nó có vẻ như thể bản gốc đã được ký kết bằng mực xanh. Điều 20 (b)-UCP 500 định nghĩa: “Trừ khi quy định khác trong thư tín dụng, các ngân hàng cũng chấp nhận một (các) tài liệu gốc, một (các) tài liệu được sản xuất hoặc xuất hiện cũng đã được sản xuất: i. Bản sao chụp, tự động hoặc bằng máy tính ii. như các bản in bằng giấy carbon. Điều kiện là nó được đánh dấu là bản gốc (original)...” UCP 600 quy định nếu tài liệu không được đánh dấu là “bản gốc” nó nên thỏa mãn Điều khoản quy định trong Điều 17(b): “Ngân hàng sẽ xem lại chứng từ gốc bất kỳ chứng từ nào có chữ ký hoặc có nhãn gốc thực của người phát hành, trừ khi chúng chỉ ra không phải chứng từ gốc”. Những yêu cầu này làm cho luật pháp được đảm bảo hơn, loại bỏ những bất cập UCP 500 không giải quyết được. UCP 600 là “một phiên bản cải tiến mà UCP trước đó không cung cấp các định nghĩa đúng về thuật ngữ” (Thanuja, R., 2011, tr. 3) và loại bỏ khó khăn trong vấn đề giải thích, đánh giá khi một tranh chấp phát sinh. 5. Kết luận và đề xuất 1.1. Kết luận Thực tế là một số từ ngữ mơ hồ và định nghĩa không chắc chắn đã được gỡ bỏ, “vẫn còn tồn tại các khía cạnh của UCP mới mà không đạt được sự chắc chắn cần thiết” (Hang Yen Low, 2010, tr. 208). So với UCP trước đó, UCP 600 đã được cải thiện, linh hoạt hơn nhưng thực sự rất khó để cân bằng lợi ích giữa các bên cũng như không thể chối cãi rằng “đặc điểm quốc gia, khu vực đã tạo nên đặc trưng bản chất riêng của thư tín dụng” (Berezhna, S., 2012, tr. 34). Vì vậy, mặc dù sự hiểu biết thống nhất về khái niệm tài liệu tín dụng trên toàn thế giới, tuy nhiên chắc chắn rằng không có văn bản pháp lý hoàn hảo, nó chỉ làm giảm tranh chấp, “nếu UCP 600 thành công trong việc giảm tỷ lệ bị từ chối bởi ngân hàng, nó đã được đánh giá để tồn tại là một trong những phương pháp quan trọng nhất của thanh toán trong kinh doanh quốc tế” (Hang Yen Low, 2010, tr. 209). 5.2 Đề xuất 5.2.1 Đề xuất dành cho ngân hàng Mặc dù UCP 600 đã cải tiến linh hoạt hơn, chắc chắn hơn, tuy nhiên, như đã thảo luận, nếu một ngân hàng đi chệch hoặc được phép đi chệch khỏi nguyên tắc sẽ tạo ra nhiều giả định trong vụ kiện. Fortis Bank S.A /N.V & Anor v Indian Overseas Bank [2011] EWCA Civ 58 là một trong rất nhiều vụ kiện chúng ta thấy một yêu cầu mới dẫn đến sự thay đổi nghĩa vụ trong các bên có nguy cơ gian lận. Sự việc cho chúng ta thấy, việc cẩn trọng xem xét tính chính xác hồ sơ đệ trình của người thừa hưởng là điều tối cần thiết. Ngân hàng hoàn toàn có quyền từ chối đệ trình đối với bộ tài liệu không hợp lệ, tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là một khi ngân hàng xác nhận bộ hồ sơ không hợp lệ thì ngân hàng phải thông báo và phải tuân thủ quy định thời gian thông báo cũng như thời hạn trả hồ sơ theo quy định UCP 600. 5.2.2 Đề xuất dành cho nhà xuất khẩu UCP 600 đã thay đổi một số từ ngữ, bổ sung thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn đảm bảo cho người bán nhận khoản thanh toán so với UCP 500 (Trường hợp Glencore International A.G. và ngân hàng Trung Quốc [1996] 1 Lloyd's Rep. 135), tuy vậy, TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018 85 sự thay đổi vẫn đảm bảo sự chắc chắn và yêu cầu các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt. UCP là một bộ những quy tắc hướng dẫn, và do đó trước khi ấn định nội dung thư tín dụng trong hợp đồng mua bán những nhà xuất khẩu nên cân nhắc đàm phán các điều khoản để tránh trình hợp gây bất lợi sau này (trường hợp Bulgrains & Co Ltd v Shinhan [2013] EWHC 2498). Điều khoản bao gồm: ngày phát hành, ngày đáo hạn, ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, loại tín dụng chứng từ, v.v., đặc biệt là các từ ngữ quy định trong thư tín dụng (tên doanh nghiệp, ngày đáo hạn thanh toán v.v.). Hơn nữa, để giao dịch được thuận lợi không bị gián đoạn, nhà xuất khẩu nên đặc biệt quan tâm đến chứng minh tính hợp lệ, bao gồm: chữ ký, chứng minh giấy tờ gốc, v.v. 5.2.3 Đề xuất dành cho nhà nhập khẩu Những quy định UCP 600 đã cố gắng bảo vệ lợi ích của các bên, vấn đề là một khi tài liệu đệ trình được cho là hợp lệ, bắt buộc khoản thanh toán giao ước phải được chi trả mà ngân hàng không xem xét đến chất lượng hàng hóa mà nhà nhập khẩu có đúng như hợp đồng hay không. Ở khía cạnh nhà nhập khẩu, ngoài việc cẩn trọng đàm phán các điều khoản thương mại, để tránh gian lận họ nên cân nhắc xem xét đối tác thương mại một cách cẩn thận (ví dụ: dựa trên uy tín, danh tiếng) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Berezhna, S. (2012). Trade Customs, Usages and Practices: General Value and Application of the UCP 600 in Particular. Master. Ghent University, tr.34-35 [2] Bergami, R. (2017). What Can UCP 600 Do for You?. [online] Cisg.law.pace.edu. Available at: [Accessed 17 Nov. 2017] [3] Bulgrains & Co Ltd v Shinhan [2013] EWHC 2498. [4] Burrows, A. and Bridge, M. (2015). Principles of English commercial law. Oxford: Oxford University Press, tr.839 [5] Castaneda, C. (2007). Comparative Study Of Ucp500 And Ucp600: Approach to Negotiation and Preclusion. [ebook] Available at: [Accessed 17 Nov. 2017] [6] Che Hashim, R. (2003). Principle Of Strict Compliance In Letter Of Credit (Lc): Towards A Proper Standard Of Compliance. [Ebook] Clj, P.4. Available At: [Accessed 17 Nov. 2017]. [7] Che Hashim, R. (2015). The UCP 600 rules in Letter of Credit (LC): Selected Issues. Proceeding 8'h UUM International Legal Conference 2015, tr.278, 279, 281 [8] D. Lipton, J. (1998). Documentary Credit Law and Practice in the Global Information Age. Fordham International Law, 22(5), tr.1972-1973 [9] Eker, O. (2017). Non-Documentary Conditions | Lc | Www.Letterofcredit.Biz. [Online] Letterofcredit.Biz. Available At: Conditions.Html [Accessed 10 Nov. 2017]. [10] Fortis Bank S.A /N.V & Anor v Indian Overseas Bank [2011] EWCA Civ 58. [11] Glencore International A.G. And Another V. Bank Of China [1996] 1 Lloyd's Rep. 135. [12] Hang Yen Low, (2010) "UCP 600: the new rules on documentary compliance". International Journal of Law and Management, Vol. 52 Issue: 3, tr.208, 209 86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN [13] Houtte, H. (2002). The law of international trade. London: Sweet & Maxwell, p.785 [14] J. Dolan, The Law of Letters of Credit p 6.03, at S6-4 (Supp. 1989) [15] Lawteacher.Net. (2017). Courts And Fraud Exception | Criminal Law. [Online] Available At: Https://Www.Lawteacher.Net/Free-Law-Essays/Criminal-Law/Courts-And-Fraud- Exception.Php [Accessed 4 Nov. 2017] [16] Luis Frías García, R. (2009). The Autonomy Principle Of Letters Of Credit. Mexican Law Review, [Online] 3(1), P.72. Available At: Https://Revistas.Juridicas.Unam.Mx/Index.Php/Mexican-Law- Review/Article/Viewfile/7747/9722) [17] M. Kolko, D. (2007). Strict Compliance Applies To Letter Of Credit Issuers, Too. New York Law Journal, [Online] 237(46). Available At: Https://Www.Phillipsnizer.Com/Pdf/Article-Nylj-Complianceletterofcredit-03-9-07.Pdf [Accessed 17 Nov. 2017] [18] Strict Compliance Applies To Letter Of Credit Issuers, Too VOLUME 237—NO. 46. (2007). [Ebook] New York Law Reference. Available At: [Accessed 8 Nov. 2017] [19] Thanuja, R. (2011). UCP 500 To 600: A Forward Movement. [Ebook] Murdoch University. Available At: Https://Research- Repository.Griffith.Edu.Au/Bitstream/Handle/10072/48300/80083_1.Pdf?Sequence=1 [Accessed 16 Nov. 2017] [20] The Development Of The Fraud Rule In Letter Of Credit Law: The Journey So Far And The Road Ahead. (2017). [Ebook] Available At: Https://Www.Law.Upenn.Edu/Journals/Jil/Articles/Volume23/Issue4/Buckleygao23u.Pa. J.Int'lEcon.L.663(2002).Pdf [Accessed 4 Nov. 2017] [21] “UCP 600: Confirming Banks And Nominated Banks”. (2009). [Ebook] Jonesday. Available At: 91ad432f5da4/Presentation/Publicationattachment/Baeb0914-2b34-4037-92c9- 96eb4be22ce8/UCP%20600.Pdf [Accessed 10 Nov. 2017]. [22] Ujcontent.Uj.Ac.Za. (2017). The Duty On The Bank Issuing A Letter Of Credit To Return The Documents: Legal Perspectives From Canada, England, And South Africa. [Online] Available At: Https://Ujcontent.Uj.Ac.Za/Vital/Access/Services/Download/Uj:13736/ConTENT1 [Accessed 4 Nov. 2017] [23] Ulph, J. (2007). The UCP 600: documentary credits in the 21st century. Journal of Business Law, tr.1,355-377 [24] Zhang, Y. (2011). Approaches to Resolving the International Documentary Letters of Credit Fraud Issue. Ph.D. Publications of the University of Eastern Finland, tr.21 [25] 20essexst.Com. (2017). Fortis Bank And Stemcor UK Limited V Indian Overseas Bank | 20 Essex Street. [Online] Available At: And-Stemcor-Uk-Limited-V-Indian-Overseas-Bank [Accessed 10 Nov. 2017].
File đính kèm:
- su_chac_chan_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu_trong_hoat_dong_n.pdf