Sự ảnh hưởng đến tính chất huỳnh quang khi tinh thể AgCl(I) hấp phụ trên bề mặt các hạt nano bạc và các phân tử chất nhuộm

Tóm tắt

Khi bề mặt tinh thể AgCl(I) hấp phụ các phân tử - tổ hợp phân tử bạc hoặc các phân tử

chất nhuộm thì tính chất huỳnh quang tinh thể bị thay đổi. Hấp phụ các hạt nano bạc trên bề

mặt tinh thể bằng cách ngâm trong dung dich AgNO3 hoặc chiếu sáng. Các Agn này có thể trở

thành tâm huỳnh quang. Tinh thể được hấp phụ hạt nano bạc tăng cường độ huỳnh quang ở

vùng có bước sóng dài, giảm ở bước sóng ngắn. Nguyên nhân sự thay đổi này có thể giải thích

do cạnh tranh của các tâm huỳnh quang, cũng có thể trong khi hấp phụ chúng tạo thành các

tâm tái hợp không phát xạ. Còn khi tinh thể hấp phụ các phân tử chất nhuộm thì cường độ giảm

nhưng không làm thay đổi hình dạng phổ. Cường độ huỳnh quang giảm là do khi tinh thể bị

kích thích bởi tia UV thì phân tử chất nhuộm có thể hấp thụ tia UV hoặc bức xạ huỳnh quang.

pdf 5 trang phuongnguyen 6200
Bạn đang xem tài liệu "Sự ảnh hưởng đến tính chất huỳnh quang khi tinh thể AgCl(I) hấp phụ trên bề mặt các hạt nano bạc và các phân tử chất nhuộm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự ảnh hưởng đến tính chất huỳnh quang khi tinh thể AgCl(I) hấp phụ trên bề mặt các hạt nano bạc và các phân tử chất nhuộm

Sự ảnh hưởng đến tính chất huỳnh quang khi tinh thể AgCl(I) hấp phụ trên bề mặt các hạt nano bạc và các phân tử chất nhuộm
Nguyễn Thị Kim Chung Sự ảnh hưởng đến tính chất huỳnh quang  
 206 
SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH CHẤT HUỲNH QUANG 
KHI TINH THỂ AgCl(I) HẤP PHỤ TRÊN BỀ MẶT CÁC HẠT 
NANO BẠC VÀ CÁC PHÂN TỬ CHẤT NHUỘM 
Nguyễn Thị Kim Chung(1), Huỳnh Xuân Đào(1), Nguyễn Huyền Phương(1) 
(1)Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Ngày nhận 20/12/2016; Chấp nhận đăng 10/02/2017; Email: kimchungphys@gmail.com 
Tóm tắt 
Khi bề mặt tinh thể AgCl(I) hấp phụ các phân tử - tổ hợp phân tử bạc hoặc các phân tử 
chất nhuộm thì tính chất huỳnh quang tinh thể bị thay đổi. Hấp phụ các hạt nano bạc trên bề 
mặt tinh thể bằng cách ngâm trong dung dich AgNO3 hoặc chiếu sáng. Các Agn này có thể trở 
thành tâm huỳnh quang. Tinh thể được hấp phụ hạt nano bạc tăng cường độ huỳnh quang ở 
vùng có bước sóng dài, giảm ở bước sóng ngắn. Nguyên nhân sự thay đổi này có thể giải thích 
do cạnh tranh của các tâm huỳnh quang, cũng có thể trong khi hấp phụ chúng tạo thành các 
tâm tái hợp không phát xạ. Còn khi tinh thể hấp phụ các phân tử chất nhuộm thì cường độ giảm 
nhưng không làm thay đổi hình dạng phổ. Cường độ huỳnh quang giảm là do khi tinh thể bị 
kích thích bởi tia UV thì phân tử chất nhuộm có thể hấp thụ tia UV hoặc bức xạ huỳnh quang. 
Từ khóa: huỳnh quang, hạt nano bạc, phân tử chất nhuộm 
Abstract 
THE EFFECT OF FLUORESCENCE PROPERTIES WHEN THE AgCl(I) 
CRYSTALS ARE ABSORBED ON THE SURFACE OF THE SILVER 
NANOPARTICLES AN DYE MOLECULES. 
When the surface of the AgCl(I) crystal adsorbs the molecules-a combination of silver 
molecules or dye molecules, the fluorescence of the crystals is altered. Absorb silver nanoparticles 
on the crystalline surface by immersion in AgNO3 or light. These Agn can become fluorescent 
centers. Crystals absorbed by silver nanoparticles enhance the fluorescence intensity at long 
wavelengths, decreasing at short wavelengths. The cause of this change may be explained by the 
competition of fluorescent centers, which may also, while absorbing them, form non-irradiated 
recombination centers. When being absorbed by the dye molecules, the intensity decreases without 
altering the spectral shape. Reduced fluorescence intensity is due to the fact that when the crystal is 
irradiated by UV light, the dye molecule can absorb UV or fluorescent radiation. 
1. Giới thiệu 
Với tiềm năng ứng dụng thực tế trong các thiết bị điện tử, ghi nhận thông tin và quang y 
sinh.. các vật liệu huỳnh quang đang nhận được sự quan tâm lớn [1]. Phát triển công nghệ vật liệu 
mới theo hai hướng là tìm ra hợp chất mới hoặc làm tăng hiệu suất dựa trên nền những hợp chất 
đã biết. Trong các chất bán dẫn có hiệu suất huỳnh quang cao phải kể đến bạc clorua. Khi ánh 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 207 
sáng được hấp thụ bởi các tinh thể bạc clorua xảy ra hiệu ứng quang điện trong làm xuất hiện các 
electron tự do và lỗ trống. Xác suất tái tổ hợp trực tiếp của các electron đó về vùng hóa trị là rất 
nhỏ. Các điện tử khuếch tán trong tinh thể, được định vị tại các bẫy và trung tâm tái tổ hợp khác 
nhau. Sự tái tổ hợp của chúng có thể xảy ra với phát ra bức xạ ánh sáng hoặc không. Trong 
trường hợp phát ra bức xạ ta gọi là huỳnh quang. Các bẫy và trung tâm tái hợp được tạo thành do 
các khuyết tật của chính tinh thể và pha tạp. Chúng tập trung nhiều ở bề mặt tinh thể. [2, 3] 
Bạc clorua pha 5% iot (AgCl(I)) khi được kích thích ánh sáng UV với bước sóng 
365nm thì phổ huỳnh quang gồm phổ cơ bản kéo dài từ 450 nm đến 550nm với đỉnh 
520nm. Tâm huỳnh quang là các khuyết tật dương trong tinh thể. Khi tinh thể bị kích thích tại 
các khuyết tật dương chứa các lỗ trống dương, và bức xạ xảy ra là kết quả sự tái hợp các 
electron với các lỗ trống dương tại tâm phát xạ [2,4]. Ngoài phổ cơ bản, AgCl(I) còn quan sát 
được hai đỉnh ở bước sóng dài hơn 540nm và 630nm, được xác định bởi các hạt bạc dư. Trong 
trường hợp này, khi tinh thể bị kích thích tại các tâm này chiếm giữ các electron và bức xạ xảy 
ra do sự tái hợp của các lỗ trong dương với các electron này [2]. Ngoài tâm huỳnh quang, trong 
vùng cấm tinh thể còn có các mức năng lượng, là những bẫy bắt giữ các điện tử không cân 
bằng. Các bẫy này là tổ hợp các nguyên tử bạc [2, 5, 6]. Các mức năng lượng vùng cấm cũng 
thay đổi khi hấp thụ các phân tử chất nhuộm trên bề mặt tinh thể các chất bán dẫn ion-hóa trị vì 
các mức năng lượng của phân tử chất nhuộm cũng nằm trong giới hạn năng lượng vùng cấm 
tinh thể[3, 7]. Điều này dẫn đến sự ảnh hưởng tính chất huỳnh quang khi bề mặt hấp phụ các 
hạt nano kim loại và phân tử thuốc nhuộm. 
 Trong bài viết này chúng tôi khảo sát sự ảnh hưởng của các chất hấp phụ lên bề mặt tinh 
thể đến tính nhạy huỳnh quang của tinh thể AgCl(I) khi hấp thụ các phân tử chất nhuộm và hạt 
nano bạc. 
2. Mẫu vật và phương pháp thực nghiệm 
2.1. Mẫu vật 
Tinh thể AgCl(I) được chế tạo theo phương pháp Bridzlena [2]. Rót từ từ hai dung dịch 
AgNO3 và (KCl và KI) khuấy đều ở nhiệt phòng. Sau đó rửa kết tủa bằng nước lọc và sấy khô. 
Tiến hành xử lí bề mặt tinh thể hấp phụ các hạt nano bạc bằng cách ngâm AgCl(I) trong 
dung dich AgNO3 với các nồng độ khác nhau 
4 810 10 /mol l . Sau đó rửa sạch bằng nước cất 
và sấy khô ở nhiệt độ phòng. Tương tự để tạo ra các hạt nano bạc trên bề mặt tinh thể bằng cách 
chiếu trực tiếp đèn 100W ở nhiệt độ phòng trong thời gian 100 giây, 1000 giây [8]. 
2.2. Phương pháp đo 
Sử dụng các phương pháp khảo sát 
đo phổ hấp thụ, phổ huỳnh quang, kích 
thích huỳnh quang. Phổ hấp thụ dung dịch 
thuốc nhuộm bằng máy V-770-JASCO. 
Phổ huỳnh quang, kích thích huỳnh quang, 
bằng hệ thiết bị đo huỳnh quang trong 
chân không ở 77 K, ghi tín hiệu qua máy 
phân tích phổ bằng cách đếm số photon 
với ống nhân quang FEU-79 , và máy đơn 
sắc ISP-51. 
Hình 1. Qui trình đo phổ PL và FSVL 
Nguyễn Thị Kim Chung Sự ảnh hưởng đến tính chất huỳnh quang  
 208 
Nguồn kích thích tử ngoại (UV), kích thích huỳnh quang bằng đèn thủy ngân DRK-120, 
đèn SI-200U và hệ thống kính lọc. Phương pháp đo được trình bày chi tiết trong [9,10] . 
Qui trình đo được mô tả như hình 1. Đầu tiên tinh thể được kích thích UV với bước 
sóng 365nm , sau khoảng 10s thì đo phổ huỳnh quang (PL). Sau khi tắt ánh sáng kích thích 
UV, diễn ra quá trình tắt dần huỳnh quang (10s). Tiếp tục kích thích các bước sóng lần lượt 
trong khoảng từ 0.6-2 eV để đo phổ kích thích huỳnh quang (FSVL). Phổ FSVL cho phép khảo 
sát mật độ các mức năng lượng vùng cấm. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Phổ PL và FSLV của AgCl(I) khi bề mặt hấp phụ các hạt nano bạc. 
Phổ huỳnh quang AgCl(I) có vùng từ 480 đến 550nm đỉnh tại 520nm và vùng phổ bước 
sóng đỏ và gần hồng ngoại từ 600-800 nm tùy theo điều kiện điều chế và xử lí bề mặt. Đối với 
AgCl(I) chưa qua xử lí bề mặt đỉnh ở bước sóng ngắn cường độ lớn hơn nhiều so với đỉnh ở 
bước sóng dài. 
Tiến hành xử lí bề mặt AgCl(I) trong dung dịch AgNO3 với các nồng độ từ 
4 810 10 /mol l trong 20 phút ta thấy đỉnh ở bước sóng dài cường độ tăng lên và ở bước sóng 
ngắn thì cường độ giảm đi.. Khi nồng độ tăng 510 đến 410 thì cường độ huỳnh quang vùng 
bước sóng đỏ tăng lên đáng kể. Điều này tương tự khi ta chiếu đèn vào AgCl(I) ở nhiệt độ 
phòng với khoảng thời gian khác nhau (hình 2). 
Hình 2. Phổ huỳnh quang của 
AgCl(I): 1- Mẫu ban đầu chưa 
qua xử lí, 2- ngâm trong dung 
dịch 3AgNO nồng độ 
710 /mol l , 3 – 3AgNO nồng 
độ 
410 /mol l , 4, 5- chiếu đèn 
lên mẫu ở nhiệt độ phòng 100 
giây, 1000 giây. 
Khảo sát phổ FSVL ta thấy nồng độ 3AgNO tăng thì phổ FSVL dịch chuyển về phía 
bước sóng dài (hình 3). 
Hình 3. Phổ kích thích huỳnh 
quang AgCl(I): 1- Mẫu ban đầu 
chưa qua xử lí, 2- ngâm trong 
dung dịch 3AgNO nồng độ 
710 /mol l , 3 – 3AgNO nồng 
độ 
410 /mol l , 4, 5- chiếu đèn 
ở nhiệt độ phòng 100 giây, 1000 
giây. 
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900
1
2
3
4
5
nm
I.(r.u.)
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
1
2
3
4
5
S (r.u.)
eV
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 209 
Tinh thể ngâm trong dung dịch 3AgNO 
có thể tạo thành trên bề mặt các hạt nano bạc 
nAg (n=1,2,) . Khi nồng độ 3AgNO thấp 
6 810 10 /mol l cường độ phổ huỳnh quang 
ở bước sóng đỏ và hồng ngoại thay đổi không 
đáng kể do với nồng độ thấp thì chúng tạo 
thành phần lớn là các Ag. Khi nồng độ 
3AgNO tăng lên các hạt bạc dịch chuyển và 
liên kết tạo thành các tổ hợp các hạt bạc với 
kích thước lớn hơn 2 3....,Ag Ag 
[11]. Điều này 
được giải thích tương tự khi chiếu ánh sáng 
lên lên bề mặt tinh thể. 
Các hạt nAg nằm ở các mức năng lượng như hình 4 và có thể là các tâm phát xạ. Trong 
trường hợp này, bức xạ huỳnh quang ở vùng bước sóng dài xảy ra do sự tái hợp củ a các lỗ 
trong dương tự do với các electron chiếm giữ tại tâm này [2]. Sự tăng cường độ bước sóng dài 
và giảm ở bước sóng ngắn có thể giải thích do sự cạnh tranh tâm huỳnh quang, cũng có thể 
trong khi hấp phụ chúng tạo thành các tâm tái hợp không phát xạ. 
3.2. Phổ huỳnh quang AgCl(I) khi bề mặt hấp phân tử chất nhuộm 
Tinh thể AgCl(I) hấp phụ các phân tử chất nhuộm với các nồng độ khác nhau cũng có 
huỳnh quang. Kết quả phân tích phổ huỳnh quang ta thấy hình dạng phổ không thay đổi (hinh 
5). Như vậy khi hấp phụ các phân tử thuốc nhuộm không làm thay đổi hình dạng phổ mà chỉ 
làm thay đổi về cường độ. Sự thay đổi cường độ rõ rệt khi nồng độ hấp thụ từ 310 mol/l, 
tương tự như các tác giả А. А. Sadykova and P. V. Meiklar [12] đối với AgBr(I). Theo các tác 
giả [12] thì sự giảm này là do các phân tử chất nhuộm hấp phụ trên bề mặt đã chiếm giữ các lỗ 
trống dương với sự tái hợp không phát xạ. Rõ ràng với nồng độ thấp thì quá trình này không 
đáng kể so với quá trình tái hợp với electron ở tâm ion. Đồng thời theo các tác giả [13, 14] khi 
tinh thể bị kích thích bởi tia UV thì phân tử chất nhuộm có thể hấp thụ tia UV hoặc bức xạ 
huỳnh quang. Cho nên dễ dàng nhận thấy cường độ huỳnh quang giảm khi nồng độ hấp phụ các 
phân tử chất nhuộm tăng. 
Hình 5. Phổ huỳnh quang 
AgCl(I) khi hấp thụ các phân 
tử chất nhuộm: 1- mẫu ban 
đầu; 2,3- hấp phụ trên bề mặt 
phân tử thuốc nhuộm kation 
và anion nồng độ 
510 ; 4, 5 - 
hấp phụ trên bề mặt phân tử 
thuốc nhuộm kation và anion 
nồng độ 
310 
Hình 4. Mô hình mức năng lượng các nguyên 
tử-tổ hợp nguyên tử bạc hấp phụ trên bề mặt 
tinh thể AgCl [11]. 
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900
1
2
3
4
5
nm
I.(r.u.)
Nguyễn Thị Kim Chung Sự ảnh hưởng đến tính chất huỳnh quang  
 210 
3. Kết luận 
Khi bề mặt tinh thể AgCl(I) hấp phụ các phân tử-tổ hợp phân tử bạc làm tăng cường độ 
phổ ở vùng bước sóng dài và giảm ở vùng bước sóng ngắn. Nồng độ các hạt nano bạc hấp phụ 
trên tinh thể tăng lên chúng có thể liên kết lại với nhau và trở thành tâm huỳnh quang. Chúng ta 
có thể kiểm soát được nồng độ này dựa trên thời gian ngâm dung dịch hoặc chiếu sáng. Tương 
tự khi hấp phụ các phân tử thuốc nhuộm với các nồng độ khác nhau chúng làm giảm cường độ 
phổ. Sự biểu hiện rõ nhất khi nồng độ tăng. Như vậy có nhiều cách can thiệp khác nhau trên bề 
mặt tinh thể dù với nồng độ rất nhỏ cũng làm thay đổi cường độ và hình dạng phổ huỳnh quang 
tinh thể. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới, 
MS: KC01/11-15, Hà Nội. 
[2] Meiklar P.V. (1972), Physical processes in the formation of latent Photographic image, 
Moscow: The science. 
[3] Shapiro B.I. (2000), Theoretical principles of the photographic process, Moscow: Editorial. 
[4] Y.V. Vostrikova, V.G. Klyuev (2008), Iodine impurity influence on relaxation 
of photoexcited silver chloride. Physics and technology of semiconductors, Semiconductor 
Journal, № 8– p.432-440. 
[5] Maklar P.V. (1998), On the adsorption of silver ions on the surfaceMicrocrystals of 
photographic emulsion at its maturation, Journal of Scientific and Applied Photography, T. 43, 
№4. -P.8-11. 
[6] Galashin E.A. (1970), To the formation mechanism of the hidden Photographic image, Nature 
of photographic sensitivity: Collection material International Conference, The photo. Science. . 
-M., p. 163-166. 
[7] Akimov I.A. (1966), Spectral sensitization of internal Photoelectric effect of dyes in inorganic 
semiconductors, Elementary photoprocesses in molecules: Collection material International 
Conference -M .: The Science, p. 397 – 417 . 
[8] Latyshev A.N. (1999), The thermal properties of silver atoms, adsorbed on microcrystals of 
silver chloride, Journal of Scientific and Applied Photography, Т. 44, № 6. - P. 22-25. 
[9] Latyshev A.N. (2001), Photostimulated luminescence flare and luminescence mechanism in 
silver halides, Journal of Scientific and Applied Photography, T. 46, No. 5. - p. 13-17. 
[10] 10 Nguyen Thi Kim Chung, A.N. Latyshev (2011), Luminescent method for research of deep 
electronic state, Vestnik VSU, №1. - p. 51-58. 
[11] A.N. Latyshev (2002), The Ionization and Desorption Energies of Silver Adsorbed on Silver 
Chloride Crystals, ICIS’02: Intern. Congr. of Imag. Sci. - Tokyo, p. 238-239. 
[12] Sadykova A.A. (1967), Effect of dyes on luminescence Bromide-silver photographic layers, 
Optics and spectroscopy, T. 23, № 2., p. 250-254. 
[13] Bespalov V.A. (1985), The lifetime of photoexcited dye molecules adsorbed on the surface of a 
solid, Report AN SSSR, T. AN SSSR.-1985.-T.282, №4.-p. 911-915. 

File đính kèm:

  • pdfsu_anh_huong_den_tinh_chat_huynh_quang_khi_tinh_the_agcli_ha.pdf