Sốt xuất huyết do Ebolavirus: từ quá khứ đến dịch bùng phát hiện nay

Mở đầu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC,

tính đến ngày 22/8/2014, thế giới đã có 2.615

ca nghi ngờ nhiễm Ebolavirus gây tử vong

1427 người. Trong số này có 1.528 ca xác định

nhiễm Ebolavirus và 844 ca tử vong được xác

định bằng xét nghiệm.7 Khởi phát ca đầu tiên

vào tháng 3/2014 tại Guinea, chỉ trong vòng

5 tháng sau dịch đã lan rộng ra thêm 3 nước

là Liberia, Sierra Leone và Nigeria, bị ảnh

hưởng nặng nề nhất là Liberia.1 Có thể nói,

tình hình kinh tế - xã hội tại Tây Phi bao phủ

bởi bóng mây u ám mang tên Ebolavirus ảnh

hưởng tới mọi mặt của đời sống. Việt Nam là

quốc gia được đánh giá là có nguy cơ lây lan

dịch Ebolavirus theo đường hàng không, mặc

dù nguy cơ này là thấp. Tuy nhiên, do tính

chất nguy hiểm lây lan nhanh và tử vong cao

của dịch, ngày 8/8/2014, Bộ Y Tế Việt Nam

đã ban hành phác đồ chẩn đoán và điều trị sốt

xuất huyết do Ebolavirus tới tất cả các cơ sở

y tế trên toàn quốc. Chúng tôi xin trình bày

tổng quan về bệnh lý này

pdf 4 trang phuongnguyen 4020
Bạn đang xem tài liệu "Sốt xuất huyết do Ebolavirus: từ quá khứ đến dịch bùng phát hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sốt xuất huyết do Ebolavirus: từ quá khứ đến dịch bùng phát hiện nay

Sốt xuất huyết do Ebolavirus: từ quá khứ đến dịch bùng phát hiện nay
17
TỔNG QUAN Y VĂN
Sốt	xuất	huyết	do	Ebolavirus:	 từ	quá	khứ	đến	
dịch	bùng	phát	hiện	nay
Lê Đình Vĩnh Phúc* ThS.BS. 
* Khoa Nhiễm - Trung tâm Y khoa MEDIC TP HCM
Email: bsvinhphuc1981@gmail.com - DĐ: 0982102262
Mở	đầu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC, 
tính đến ngày 22/8/2014, thế giới đã có 2.615 
ca nghi ngờ nhiễm Ebolavirus gây tử vong 
1427 người. Trong số này có 1.528 ca xác định 
nhiễm Ebolavirus và 844 ca tử vong được xác 
định bằng xét nghiệm.7 Khởi phát ca đầu tiên 
vào tháng 3/2014 tại Guinea, chỉ trong vòng 
5 tháng sau dịch đã lan rộng ra thêm 3 nước 
là Liberia, Sierra Leone và Nigeria, bị ảnh 
hưởng nặng nề nhất là Liberia.1 Có thể nói, 
tình hình kinh tế - xã hội tại Tây Phi bao phủ 
bởi bóng mây u ám mang tên Ebolavirus ảnh 
hưởng tới mọi mặt của đời sống. Việt Nam là 
quốc gia được đánh giá là có nguy cơ lây lan 
dịch Ebolavirus theo đường hàng không, mặc 
dù nguy cơ này là thấp. Tuy nhiên, do tính 
chất nguy hiểm lây lan nhanh và tử vong cao 
của dịch, ngày 8/8/2014, Bộ Y Tế Việt Nam 
đã ban hành phác đồ chẩn đoán và điều trị sốt 
xuất huyết do Ebolavirus tới tất cả các cơ sở 
y tế trên toàn quốc. Chúng tôi xin trình bày 
tổng quan về bệnh lý này.
Lịch	sử
Sốt xuất huyết do Ebolavirus là bệnh nhiễm 
trùng mới nổi, lây truyền từ động vật sang 
người. Lần đầu tiên con người biết đến 
Ebolavirus qua các đợt bùng phát dịch vào 
năm 1976. Vào tháng 6 năm 1976 dịch bùng 
phát ở Sudan với 284 ca mắc, tỉ lệ tử vong 
53%. Sau đó, tháng 9 năm 1976 dịch bùng 
phát ở Cộng hòa Congo với 318 trường hợp 
mắc, tỉ lệ tử vong lên tới 88%. Lúc đầu người 
ta nghĩ rằng dịch bùng phát ở Congo là do 
lây lan từ Sudan sang nhưng khi phân lập 
virus ở hai vùng này thì thu được hai chủng 
khác nhau của Ebolavirus được đặt tên theo 
nơi phân lập, đó là Zaire Ebolavirus và Sudan 
Ebolavirus. Năm 1979, trận dịch nhỏ xảy ra 
ở Nzara và Maridi của Sudan gây nhiễm 34 
người, trong đó tử vong 22 người. Từ năm 
1980 đến 1993 là khoảng thời gian im lặng 
của Ebolavirus, thế giới không ghi nhận xảy 
ra vụ dịch nào trong khoảng thời gian 13 năm 
này.5 Những trận dịch đến đột ngột cùng lúc 
cướp đi sinh mạng của hàng trăm người rồi 
biến mất nhanh chóng thật sự là sự bí hiểm và 
nỗi ám ảnh của nhân loại đối với Ebolavirus 
thời kỳ này.
 Năm 1994, trận bùng phát dịch lớn do 
Ebolavirus xảy ra ở loài tinh tinh ở công 
viên quốc gia vùng Côte d’Ivoire. Một nhà 
động vật học chuyên nghiên cứu về tập tính 
của các loài động vật đã bị lây nhiễm phải 
chủng Ebolavirus này khi tiến hành nghiên 
cứu mổ xác tinh tinh. Từ đợt bùng phát dịch 
này, người ta khám phá ra chủng Ebolavirus 
mới, đặt tên là Côte d’Ivoire Ebolavirus. Kể 
từ năm 1994 đến nay, người ta thấy, Côte 
d’Ivoire Ebolavirus chỉ gây nhiễm và tử vong 
trên người ở một trường hợp mô tả ở trên.
 Những năm từ 1994 - 2002 một vài vụ dịch 
sốt xuất huyết do chủng Zaire Ebolavirus xảy 
ra ở Gabon trên người săn bắn các loài động 
vật linh trưởng, người đào đãi vàng trong 
rừng giết những con khỉ bệnh làm thức ăn.
 Năm 2003, Zaire Ebolavirus tái nổi lên ở 
Cộng hòa Congo gây tử vong 128 người trên 
tổng số 143 người mắc. Trong khi đó, vụ dịch 
18
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014
năm 2007 ở tỉnh West Kasai gây ra cái chết 
cho 187 người trên 264 người mắc (tỉ lệ tử 
vong 71%).
 Năm 2000, trận bùng phát dịch do chủng 
Sudan Ebolavirus xảy ra ở Gulu, Uganda rồi 
lan tới các thành phố Mbarara và Masindi 
gây nhiễm 425 người, giết chết 224 người (tỉ 
lệ tử vong 52%). Năm 2007, cũng trận dịch ở 
Uganda, người ta phát hiện chủng Ebolavirus 
mới là Bundibugyo Ebolavirus giết chết 30 
người trong tổng số 116 ca nhiễm. 
 Có một điểm cần chú ý là Ebolavirus không 
phải chỉ có ở Châu Phi. Năm 1989, chủng 
mới được phát hiện là Reston Ebolavirus trên 
những con khỉ ở Philippines nhập khẩu vào 
Mỹ. Tuy nhiên cho đến nay chưa thấy Reston 
Ebolavirus gây bệnh trên người.5
 Đợt dịch bùng phát ở Tây Phi hiện nay 
được cho là do chủng Zaire Ebolavirus, vì 
khi phân tích genoma của chủng virus gây 
dịch năm nay người ta thấy giống đến 97% 
cấu trúc genoma của chủng Zaire Ebolavirus 
gây dịch lần đầu tiên vào năm 1976 ở Cộng 
hòa Congo.1
Tác	nhân	gây	bệnh
Dòng Mononegavirales có 3 gia đình là 
Filoviridae, Rhabdoviridae và Paramy-
xoviridae. Ebolavirus thuộc gia đình 
Filoviridae. Theo ngữ nghĩa la tinh, “filo” có 
nghĩa là “sợi”, “mono” là “đơn”, “nega” là 
“âm” gợi ý tới đặc điểm hình thể và genoma 
của thành viên Ebolavirus trong gia đình 
Filoviridae thuộc dòng Mononegavirales.
 Hình ảnh virion của Ebolavirus rất đa dạng, 
có thể là hình chữ “U”, hình dạng giống số 
“6” hoặc hình tròn. Tuy nhiên, dưới kính 
hiển vi điện tử, hình dạng thường thấy nhất 
là hình sợi, hình ống dài. Bộ gen là chuỗi 
RNA đơn, mang điện tích âm, trọng lượng 
phân tử 4,2x106 daltons. “Ebola” là tên một 
con sông nhỏ nằm gần khu vực truyền giáo 
của Yambuku, Cộng hòa Congo, được coi là 
vùng trung tâm của dịch vào năm 1976.5
Đường	lây	truyền
Trong hầu hết các vụ bùng phát dịch, 
Ebolavirus lây truyền sang người qua hoạt 
động cầm nắm xác động vật trong rừng, tiếp 
xúc với mô, dịch của động vật bị nhiễm, nhất 
là các loài động vật linh trưởng (tinh tinh, 
khỉ, vượn, đười ươi). Sau đó Ebolavirus lây 
truyền từ người sang người. Nhìn lại lịch sử 
các vụ dịch đã xảy ra, người ta thấy năm 1994 
là mốc thời điểm có sự thay đổi nghiêm trọng 
hệ sinh thái rừng nhiệt đới Châu Phi. Những 
thay đổi này là do hoạt động phá rừng, khai 
thác rừng, đào đãi vàng, đào đãi khoáng sản, 
những hoạt động nghiên cứu của con người 
tiến sâu vào rừng làm thúc đẩy sự tiếp xúc 
của con người một cách trực tiếp hoặc gián 
tiếp với các loài động vật trong rừng mang 
mầm bệnh Ebolavirus.5 Có thể nói, những 
hoạt động của con người tác động mạnh mẽ 
vào tự nhiên làm thay đổi tự nhiên theo chiều 
hướng tiêu cực làm phát sinh loại bệnh nhiễm 
trùng mới nổi này.
Triệu	chứng	lâm	sàng
Bệnh khởi phát đột ngột sau khoảng thời gian 
ủ bệnh trung bình từ 2 đến 21 ngày. Triệu 
chứng lâm sàng gồm có 4 pha chính:
- Pha A: Hội chứng giả cúm: Khởi phát đột 
19
TỔNG QUAN Y VĂN
ngột với các triệu chứng không đặc hiệu như 
sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng, 
mệt mỏi, chán ăn.
- Pha B: Pha cấp (ngày 1 - 6): Sốt cao liên tục 
không đáp ứng với các loại thuốc như kháng 
sinh, thuốc kháng sốt rét, đau đầu tăng lên, 
mệt nhiều, sau đó tiêu chảy, đau bụng, chán 
ăn, nôn mửa.
- Pha C: Pha giả hồi phục (ngày 7 - 8): Trong 
pha này, bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn và 
thèm ăn, triệu chứng lâm sàng cải thiện. Một 
số bệnh nhân hồi phục và sống sót trong pha 
này.
- Pha D: Pha nặng (ngày 9): Tình trạng lâm 
sàng xấu đi đột ngột với các triệu chứng:
• Rối loạn hô hấp: khó thở, ho, đau ngực
• Triệu chứng xuất huyết: xuất huyết chỗ tiêm 
truyền, đi cầu ra máu, chảy máu chân răng, 
chảy máu mũi, rối loạn đông máu.
• Tổn thương da dạng bóng nước.
• Rối loạn tri giác: đừ, mê sảng, lú lẫn, hôn 
mê.
• Suy tuần hoàn và sốc giảm thể tích Người 
bệnh tử vong trong bối cảnh lâm sàng của 
pha D5.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định những trường hợp lâm 
sàng nghi ngờ sốt xuất huyết do Ebolavirus 
bằng phân lập virus trên tế bào Vero và xét 
nghiệm PCR. Hai phương pháp chẩn đoán 
này có độ tin cậy cao nhưng tính khả thi thấp 
vì đòi hỏi thực hiện ở các phòng xét nghiệm 
lớn, hiện đại, trang thiết bị tốn kém.
Phương pháp chẩn đoán dễ thực hiện hơn là 
xét nghiệm ELISA tìm kháng thể IgM, IgG 
hoặc tìm kháng nguyên của virus 2.
Điều	trị
Cho đến nay, điều trị sốt xuất huyết do 
Ebolavirus vẫn là một thách thức đầy khó 
khăn vì chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu 
và chưa có vaccine phòng bệnh có hiệu quả2. 
Vì vậy, điều trị hiện nay vẫn chỉ là điều trị 
triệu chứng và hỗ trợ là chính.
 Trong hoàn cảnh dịch Ebolavirus lây lan 
nhanh, tỉ lệ tử vong cao mà không có thuốc 
điều trị đặc hiệu trong khi các biện pháp dự 
phòng ngăn chặn dịch lây lan gần như kém 
hiệu quả ở Tây Phi. Vào tháng 8 năm 2014, 
Zmapp được FDA phê duyệt và WHO cho 
phép đưa vào sử dụng trên người trong hoàn 
cảnh này mà chưa qua thử nghiệm kiểm tra 
hiệu quả trên người. Điều này làm dấy lên 
lo ngại về vấn đề y đức trong việc sử dụng 
thuốc trên người mà chưa rõ hiệu quả thực 
sự của nó. 
 Tiền đề ý tưởng cho việc sử dụng Zmapp 
trong vụ dịch Ebolavirus năm 2014 ở Tây Phi 
xuất phát từ kết quả của 2 nghiên cứu: 
- Nghiên cứu thứ nhất thực hiện vào năm 
2012 cho thấy khỉ nâu nhiễm Ebolavirus 
sống sót khi tiêm hỗn hợp kháng thể đơn 
dòng MB003. Sau 24 - 48g điều trị, 4/6 con 
khỉ sống sót có nồng độ virus trong máu giảm 
và triệu chứng lâm sàng cải thiện.4
- Nghiên cứu thứ hai thực hiện vào năm 2013 
cho thấy khỉ nâu nhiễm Ebolavirus sống sót 
sau tiêm kháng thể đơn dòng đặc hiệu EBOV-
GP (Zmapp).6
 Zmapp là kháng thể đơn dòng từ người 
được sản xuất như sau: Đầu tiên người ta lấy 
kháng nguyên của Ebolavirus tiêm vào chuột 
để kích thích chuột tạo kháng thể, tiến hành 
thu hoạch lách của chuột, tìm tế bào lympho 
B trưởng thành có khả năng sản xuất kháng 
thể. Sau đó, người ta ghép tế bào lympho 
B này vào tế bào đa u tủy người (myeloma 
cells) tạo thành tế bào u lai (hybridomas). Đặc 
điểm của tế bào u lai này là có khả năng sản 
xuất kháng thể đơn dòng liên tục.3 Ba trường 
hợp nhiễm Ebolavirus được sử dụng Zmapp 
đầu tiên trên thế giới, đó là: Kent Brantly 
và Nancy Writebol là hai bác sĩ làm việc 
20
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014
tại Liberia bị nhiễm Ebolavirus được điều 
trị bằng Zmapp, cả hai đều qua khỏi. Trong 
khi đó, ngày 7/8/2014, linh mục Miguel 
Pajares, 75 tuổi trở về Tây Ban Nha từ thủ 
đô Monrovia của Liberia sau một chuyến đi 
làm việc thiện nguyện, bị nhiễm Ebolavirus, 
được điều trị Zmapp, tuy nhiên ông qua đời 
ngày 12/8/2014.
 Liệu Zmapp có phải “thần dược” để đẩy lùi 
được dịch Ebolavirus? Có lẽ còn quá sớm để 
có thể kết luận điều này.
Tài	liệu	tham	khảo
1. Baize S, et al. Emergence of Zaire Ebola Virus 
Disease in Guinea - Preliminary Report. The new 
England journal of medicine. 2014.
2. Clarence J. Peters. Ebola and Marburg virus. 
Harrison’s infectious disease. 2010:987.
3. David Kroll for Forbes. Ebola ‘Secret Serum’. Small 
Biopharma, The Army, And Big Tobacco. 2014.
4. Gene Garrard Olinger J, et al. Delayed treatment 
of Ebola virus infection with plant - derived 
monoclonal antibodies provides protection in 
rhesus macaques. Proceedings of the National 
Academy of Sciences of the United States of 
America. 2012;109(44):18030-35.
5. Muyembe-Tamfum JJ, et al. Ebola virus outbreaks 
in Africa: past and present. Onderstepoort J Vet 
Res. 2012;79(2):451.
6. Qiu X, et al. Successful Treatment of Ebola Virus - 
Infected Cynomolgus Macaques with Monoclonal 
Antibodies. Sci Transl Med. 2012;4(138):138.
7. World Health Organization. Ebola virus disease, 
West Africa - update 22 August 2014.

File đính kèm:

  • pdfsot_xuat_huyet_do_ebolavirus_tu_qua_khu_den_dich_bung_phat_h.pdf