Sổ tay hướng dẫn truyền thông: Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (Phần 2)
Tóm tắt Chương:
o Hiểu được bản chất của vấn đề ATTP là yếu tố quan trọng để xác định các
phương pháp và cách tiếp cận truyền thông phù hợp. Điều này bao gổm hiểu
biết về tính chất của nguy cơ, lợi ích và những mỗi nguy hại liên quan, chất
lượng/ tính chắc chắn của dữ liệu sẵn có. Điều này cũng bao gồm hiểu biết về
những công việc có thể thực hiện đối với nguy cơ, ai có khả năng thực hiện, và
những hậu quả ngoài dự kiến có thể phát sinh khi giải quyết nguy cơ đó.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay hướng dẫn truyền thông: Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay hướng dẫn truyền thông: Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (Phần 2)
45 Chương 3. Các yếu tố chính cần xem xét trước khi thực hiện truyền thông về nguy cơ an toàn thực phẩm. Tóm tắt Chương: o Hiểu được bản chất của vấn đề ATTP là yếu tố quan trọng để xác định các phương pháp và cách tiếp cận truyền thông phù hợp. Điều này bao gổm hiểu biết về tính chất của nguy cơ, lợi ích và những mỗi nguy hại liên quan, chất lượng/ tính chắc chắn của dữ liệu sẵn có. Điều này cũng bao gồm hiểu biết về những công việc có thể thực hiện đối với nguy cơ, ai có khả năng thực hiện, và những hậu quả ngoài dự kiến có thể phát sinh khi giải quyết nguy cơ đó. o Hiểu về đối tượng đích là điều cần thiết cho sự thành công của TTNC về ATTP. Người làm truyền thông cần phải hiểu những gì mà đối tượng đích đã biết về nguy cơ, bất kỳ lỗ hổng nào về kiến thức có thể cần khắc phục, những mối lo ngại cụ thể và nhận thức của họ về nguy cơ. Hiểu được những khía cạnh này sẽ giúp cho biết đối tượng đích cần được thông tin tốt hơn ở những lĩnh vực gì và loại thông tin nào họ cần. o Để đạt được hiệu quả, người làm truyền thông nguy cơ cần xem xét nền tảng văn hóa và kinh tế -xã hội của đối tượng đích khi xây dựng thông điệp nguy cơ. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò đặc biệt của thực phẩm trong các nền văn hóa và xã hội, vai trò giới tính trong các nền văn hóa và xã hội cụ thể, và nhu cầu ngôn ngữ, và khả năng đọc của những quần thể dân cư khác nhau. o Để xác định cách tiếp cận đối tượng đích, điều cần thiết là phải hiểu được nguồn thông tin nào được tin tưởng, được sử dụng và tiếp cận thường xuyên với đối tượng đích, và các kênh truyền thông nào được sử dụng và tiếp cận. o Nguy cơ an toàn thực phẩm phải được thảo luận trong lịch sử, chính trị và môi trường truyền thông cụ thể trong đó nguy cơ xảy ra. Hiểu được các nội dung này sẽ giúp quyết định loại thông tin cần thiết để xử lý một vấn đề cụ thể về ATTP. o Để xác định mức độ can thiệp và nỗ lực cần thiết để xử lý một vấn đề về ATTP, điều quan trọng là cần cân nhắc cả mức độ tác động đến sức khỏe con người và mức độ lo lắng của công chúng liên quan đến vấn đề ATTP. Mục đích Mục đích của chương này là phác thảo và thảo luận các yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn phương pháp tiếp cận và thông lệ khả thi nhất để phổ biến thông tin về nguy cơ về một vấn đề ATTP cụ thể. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ bản chất của vấn đề cụ thể về ATTP và đối tượng đích cần thiết cận được giải thích sâu hơn. Lý do vì sao nhất thiết 46 Chương 3| Các yếu tố chính cần xem xét phải xem xét môi trường lịch sử, chính trị và truyền thông trong đó vấn đề ATTP xảy ra được giải thích rõ và minh họa. Như vậy, chương này cung cấp những thông tin sâu sắc hơn giúp hiểu biết tốt hơn về những khái niệm và nguyên tắc chính được giới thiệu và trình bày ngắn gọn tại các Chương 1 và 2. 3.1 Hiểu bản chất của vấn đề ATTP Để đạt được hiệu quả, người làm TTNC phải có hiểu biết rõ ràng về bản chất của vấn đề về ATTP mà họ cần thực hiện truyền thông và hiểu biết tốt về cách điều chỉnh nỗ lực truyền thông cho phù hợp. Nếu không có được sự hiểu biết này, các thông điệp được xây dựng và hoạt động tương tác cần thiết với các bên liên quan và đối tượng đích có khả năng sẽ không mang lại kết quả. Thậm chí, do có thể được dựa trên thông tin sai lệch hoặc không đáp ứng nhu cầu của đối tượng đích, chúng có thể dẫn đến hiểu sai, không tin và làm mất đi sự tín nhiệm với tổ chức. Điều này cuối cùng sẽ gây ra thất bại trong mục tiêu bảo vệ sức khỏe công cộng, môi trường hay sản xuất thực phẩm và kinh doanh nông sản an toàn. 3.1.1 Bản chất của nguy cơ và các lợi ích liên quan là gì? Hiểu biết tốt về các nguy cơ cụ thể (và lợi ích) liên quan đến vấn đề ATTP cụ thể là một điều quan trọng. Ở cấp độ cơ bản nhất, điều này bao gồm việc thu thập thông tin thiết yếu về: o Ai và cái gì có khả năng chịu ảnh hưởng? o Ở mức độ nào? o Với những hậu quả gì? o Xác suất xảy ra đến đâu? o Trong thời gian như thế nào (nghĩa là, tác động ngay hay lâu dài)? Ví dụ, khi hậu quả mang tính tức thời và nghiêm trọng, truyền thông cần được triển khai khẩn cấp và thường khác với trường hợp truyền thông để xử lý các nguy cơ không khẩn cấp về ATTP (xem Khung 3.1. về sự cố E. coli). Khung 3.1. Vụ bùng phát E. coli O157:H7 năm 2006 trong rau chân vịt tươi ở Mỹ17 Tóm tắt thông tin Năm 2006 xảy ra vụ bùng phát bệnh lây truyền qua thực phẩm ở Mỹ do E. coli O157:H7. Tại thời điểm phát hiện dịch và mối nguy hại, 50 người đã mắc và một người đã tử vong. Cuộc điều tra của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), cơ quan y tế công cộng chịu trách nhiệm giám sát an toàn rau quả tươi tại Mỹ 17 Tình huống này được cung cấp bởi Ms Amy Philpott, Watson Green LLC. Chương 3| Các yếu tố chính cần xem xét 47 đã xác định rau chân vịt (rau bina) có thể là nguyên nhân của vụ bùng phát. Thách thức chính của truyền thông nguy cơ o Truyền thông về một nguy cơ ATTP mà chưa chắc chắn về nguyên nhân nhưng được hiểu là có mối nguy hiểm trước mắt gây hậu quả nghiêm trọng. Hành động FDA đã ban hành một cảnh báo rằng người tiêu dùng không nên ăn rau bina tươi đóng bao và thông báo trước đó một vài giờ tới các hiệp hội ngành quốc gia. Điều này cho phép ngành này ứng phó ngay và tạm dừng thu hoạch, vận chuyển và bán rau bina. Các cơ sở bán lẻ thực phẩm và các ngành nông sản cung cấp cho FDA thông tin phản hồi về mối lo ngại của công chúng và sự bối rối của người mua không biết cần tránh những sản phẩm nào, giúp FDA sửa đổi thông điệp để cung cấp thông tin giải thích và khắc phục mối lo ngại của công chúng. FDA đã ra thông cáo báo chí hàng ngày. Ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền thông để thông tin với người tiêu dùng, FDA còn sử dụng trang web của mình để cung cấp thông tin cập nhật và đường dây thông tin người tiêu dùng. FDA thường tổ chức hội nghị điện đàm với giới truyền thông và ngành công nghiệp. Các quan chức chính trị liên quan cũng được phỏng vấn ngắn trong các cuộc gặp trực tiếp. Bài học kinh nghiệm Truyền thông đối với nguy cơ an toàn thực phẩm khẩn cấp khác với truyền thông về những vấn đề an toàn thực phẩm lâu dài. o Cần thực hiện truyền thông trực tiếp và thường xuyên hơn với các bên liên quan chủ chốt vì nhiều bên liên quan thường có nhu cầu khẩn cấp về cập nhật thông tin kịp thời (ví dụ ngành công nghiệp, giới truyền thông và các quan chức chính phủ cũng như công chúng). o Cần xây dựng thông điệp trong một khung thời gian ngắn, và có thể cần phải thay đổi và cập nhật nhanh chóng khi có thông tin mới, hoặc khi các hoạt động quản lý nguy cơ có thay đổi. Nội dung truyền thông cũng cần phải được điều chỉnh để khắc phục mối lo ngại mới phát sinh và bất cứ tình trạng lẫn nào của các bên liên quan và đối tượng đích. Do tính cấp bách của tình huống, thường là không đủ thời gian để gắn kết đối thoại với đầy đủ tất cả các đối tượng đích và các bên liên quan để lấy thông tin xây dựng thông điệp. Tuy nhiên, một kế hoạch truyền thông khủng hoảng chung được xây dựng trước khi tham vấn các bên liên quan có thể tạo cơ hội để suy xét và xây dựng thông điệp và chiến lược TTNC trước khi cần áp dụng để ứng phó các tình huống khẩn cấp. Cần sử dụng các kênh truyền thông cho phép phổ biến nhanh và trao đổi thông tin 48 Chương 3| Các yếu tố chính cần xem xét trực tiếp với các bên liên quan khác nhau. Điều quan trọng là các kênh thông tin hai chiều được áp dụng để các bên liên quan và đối tượng đích có cơ hội tìm kiếm hoặc cung cấp thông tin, và nhận được thông tin phản hồi về mối lo ngại cụ thể và nhu cầu thông tin toàn diện hơn. Trong thực tế, tính khẩn cấp cần thiết phải thực hiện truyền thông thường nằm trong một chuỗi liên tục. Thật vậy, vấn đề nguy cơ ATTP ban đầu thường được xử lý xuất phát từ các trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng không lường trước được đòi hỏi phải có ứng phó ngay. Tuy nhiên, sau đó các nỗ lực TTNC cũng về những nguy cơ đó có thể trở thành một phần của chiến lược tổng thể liên tục được thiết kế để phòng ngừa trường hợp khẩn cấp tương tự trong tương lai. Hiểu được về xác suất và mức độ nghiêm trọng của các tác động của một nguy cơ ATTP là rất quan trọng để xác định chiến lược TTNC với các bên liên quan khác nhau. Ví dụ, khi xác suất xảy ra tác động xấu là rất thấp, nhưng những hậu quả tiềm tàng lại nghiêm trọng, việc cung cấp thông tin nguy cơ trên trang web của các tổ chức có thể là đủ để truyền thông với khi mối lo ngại của công chúng chưa cao. Tuy nhiên, có thể cần tăng cường nỗ lực TTNC và cần có các thông điệp khác nhau để thông tin với các bên liên quan có thể giúp theo dõi nguy hại và giảm thiểu xác suất xảy ra tác động xấu (ví dụ, thanh tra ATTP, các nhà lập pháp, ngành công nghiệp). Việc nắm được “ai” và/hoặc “cái gì” bị ảnh hưởng là rất quan trọng khi xác định xem cần hướng hoạt động truyền thông vào những đối tượng nào. Một điều quan trọng đặc biệt là cần nhận biết những nhóm dân cư dễ bị tổn thương và mức độ phơi nhiễm tiềm tàng của họ và nhớ rằng rất nhiều trong số người dễ bị tổn thương nhất trong mọi xã hội là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch bị suy giảm do bệnh tật hoặc thiếu dinh dưỡng. Cần hướng thông tin tới các nhóm dân cư này, những người có thể có nhu cầu thông tin rất cụ thể. Người làm TTNC cần điều tra về các mức độ chấp nhận nguy cơ khác nhau hiện có và công nhận khả năng này nếu có (xem ví dụ tại Khung 1.5 về chất asen trong gạo và các sản phẩm gạo, tại Chương 1). Để tránh những thay đổi không mong muốn về hành vi tiêu dùng, việc đánh giá xem lợi ích của một loại thực phẩm cụ thể có vượt trội các nguy cơ hay không và điều này có khác nhau giữa các đối tượng khác nhau hay không cũng là một điều quan trọng (xem ví dụ tại Khung 1.1 về tầm quan trọng của truyền thông nguy cơ – lợi ích mục tiêu, trong Chương 1). Có thể tăng cường hiểu biết về bản chất của những nguy cơ liên quan đến một vấn đề cụ thể về ATTP bằng cách thu thập thông tin từ các bên liên quan (ví dụ, số liệu thị trường, hệ thống phân phối, truy nguồn gốc thành phần) và người tiêu dùng (ví dụ, thành phần bữa ăn). Chương 3| Các yếu tố chính cần xem xét 49 3.1.2 Bản chất của mối nguy hại là gì? Người làm TTNC phải có hiểu biết khoa học rõ ràng về bản chất của mối nguy hại liên quan đến một vấn đề ATTP cụ thể, cũng như cách người dân có thể ứng phó với các mối nguy hại khác nhau. Ví dụ như các mức phơi nhiễm với mối nguy hại (số lượng và trong thời gian bao lâu), và việc nguy cơ được tạo ra bởi mối nguy hại hóa học hay sinh học Trong trường hợp các mối nguy hại sinh học, việc nắm được lượng mầm bệnh cần tiêu thụ để tạo ra bệnh (liều nhiễm) là rất quan trọng khi đánh giá nguy cơ tiềm ẩn. Người lớn khỏe mạnh có thể phơi nhiễm với nguy hại ở mức độ giới hạn khi tiêu dùng thực phẩm nông sản sống bị ô nhiễm (ví dụ rau hoặc cá) hoặc thức ăn được chế biến, xử lý hoặc nấu không đúng cách, mà không mắc bệnh về lâm sàng. Thịt, cá, gia cầm, trái cây, rau và các sản phẩm thực phẩm sống khác hiếm khi là vô trùng. Tuy nhiên phơi nhiễm với nguy hại ở mức độ cao có thể dẫn đến bệnh nặng. Một điều quan trọng là người dân có xu hướng lo lắng về một mối nguy hại thực phẩm khi nhiều người bị phơi nhiễm (ví dụ như mối nguy hại có mặt trong các sản phẩm hay được sử dụng, hoặc trong một loạt các sản phẩm), khi những người được coi là dễ bị tổn thương nhất bị phơi nhiễm, khi một mối nguy hại được nhận định là phi tự nhiên (ví dụ như mối nguy hại hóa chất) hoặc khi một mối nguy hại có thể ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, bất kể mức độ phơi nhiễm như thế nào. Trong tình huống này, việc kết hợp và giải quyết những lo ngại này trong truyền thông là đặc biệt quan trọng, và đôi khi có thể cần thực hiện truyền thông rõ ràng về tầm quan trọng của mối nguy hại và mức độ nguy cơ thực tế liên quan đến một vấn đề ATTP. Với một số mối nguy hại, như các chủng E. coli , bất kỳ lượng ô nhiễm nào đều có thể gây bệnh. Nếu những mối nguy hại này được phát hiện, có thể dẫn đến việc thu hồi và tiêu hủy ngay các loại thực phẩm bị nhiễm. Trong những trường hợp này, việc truyền thông nhanh chóng rõ ràng là cần thiết. Hậu quả của việc phơi nhiễm lâu dài với một sô mối nguy hại hóa chất trong thực phẩm cũng cần được xem xét và xử lý trong truyền thông. Ví dụ, phơi nhiễm với một lượng nhỏ độc tố (như chì) có thể gây tích tụ trong cơ thể theo thời gian và tạo ra những vấn đề lâu dài. Thường thì những ảnh hưởng lâu dài chưa được hiểu rõ. Điều này cần được thừa nhận trong truyền thông tạo nên sự minh bạch và giúp người dân đưa ra quyết định trên cơ sở đầy đủ thông tin. Khi mối nguy hiểm còn chưa biết hoặc chưa định lượng được mức độ rủi ro, việc thu thập thông tin từ các bên liên quan có thể là hữu ích (ví dụ, tiếp cận với các chuyên gia [quốc tế] có thể giúp đánh giá nguy cơ nhanh chóng). Đôi khi kiến thức khoa học không thể mang lại sự hiểu biết rõ ràng về bản chất của một mối nguy hại (ví dụ: với nguy cơ mới lạ như bệnh prion). Việc xử lý vấn đề không chắc chắn hoặc thiếu hụt kiến thức lúc 50 Chương 3| Các yếu tố chính cần xem xét này là quan trọng trong TTNC. Hướng dẫn về cách đối phó với yếu tố không chắc chắn được thảo luận trong Chương 4. 3.1.3 Đánh giá chất lượng/ tính chắc chắn của dữ liệu sẵn có Trong một số trường hợp, dữ liệu cần thiết để xác định bản chất của nguy cơ và lợi ích liên quan đến vấn đề ATTP là có sẵn trong quá trình phân tích nguy cơ thường xuyên. Tuy nhiên, có trường hợp cần thực hiện truyền thông khẩn cấp để ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ về mối nguy hại lớn, thường dữ liệu không có đầy đủ và không chắc chắn. Để thực hiện truyền thông hiệu quả trong điều kiện thông tin về nguy cơ liên quan đến yếu tố không chắc chắn, người làm TTNC cần có một hiểu biết đầy đủ các yếu tố không chắc chắn về nguy cơ ATTP. Điều này đòi hỏi người ĐGNC phải lập tài liệu về các yếu tố không chắc chắn phát sinh trong quá trình DGNC, và phổ biến đúng cách nội dung này đến nhà QLNC và người làm TTNC. Những hạn chế của quá trình ĐGNC cũng có thể cần phải được diễn đạt sao cho có thể hiểu được đối với đối tượng ngoài chuyên môn để tăng tính minh bạch và cho phép các bên liên quan quan tâm hiểu được quá trình ra quyết định và đưa ra lựa chọn thích hợp trên cơ sở đầy đủ thông tin khi tình hình diễn biến phức tạp hơn. 3.1.4 Hiểu về những gì có thể thực hiện đối với nguy cơ Người làm TTNC cần hiểu những gì công chúng có thể làm để hạn chế phơi nhiễm với nguy hại. Kiểm soát cá nhân là rất quan trọng đối với người dân, và TTNC phải trả lời được câu hỏi họ có thể thực hiện các bước gì để giảm nguy cơ của họ. Khi người dân không có khả năng kiểm soát cá nhân trước một nguy cơ, điều đặc biệt quan trọng là cần truyền thông về các biện pháp khác đang được thực hiện để giảm thiểu rủi ro cho họ. Đối thoại với các bên liên quan có thể là hữu ích nhằm cung cấp thông tin cho các quyết định QLNC. Để quản lý nguy cơ ATTP có hiệu quả, điều quan trọng là các nhà QLNC phải hiểu biết r ... , McConnon, Á., Moss, A., Wall, P. & Verbeke, W. 2012. Sử dụng phương tiện thông tin xã hội trong truyền thông nguy cơ và lợi ích thực phẩm. Xu hướng trong khoa học và công nghệ thực phẩm (The use of social media in food risk and benefit communication. Trends in Food Science & Technology), 30:84–91. Trung tâm nghiên cứu vấn đề xã hội (Social Issues Research Centre). 2001. Hướng dẫn về khoa học và truyền thông sức khỏe (Guidelines on science and health communication). Oxford, SIRC. Trung tâm nghiên cứu vấn đề xã hội (Social Issues Research Centre). 2006. NGƯỜI ĐƯA TIN: Phương tiện thông tin, khoa học và xã hội; gắn kết và điều hành tại Châu Âu (MESSENGER: Media, science and society; engagement and governance in Europe). Oxford, SIRC. Cơ quan quản lý tiêu dùng, ATTP và dinh dưỡng Tây Ban Nha (Spanish Agency for Consumer Affairs, Food Safety and Nutrition) (AECOSAN). Chia sẻ phương thức, kinh nghiệm và hiểu biết về quản lý và truyền thông trong cuộc khủng hoảng thực phẩm (Sharing protocols, experiences and knowledge on management and communication during food crisis). df 92 Các trang mạng về tài liệu tập huấn liên quan FoodRisc Resource Centre. Một trung tâm nguồn lực về truyền thông nguy cơ và lợi ích thực phẩm International Center of Excellence in Food Risk Communication (Trung tâm đào tạo quốc tế về TTNC thực phẩm): International Food Information Council Foundation (Quỹ hội đồng thông tin về thực phẩm quốc tế www.foodinsight.org WHO Website on Risk Communication (Trang mạng của WHO về truyền thông nguy cơ): 93 Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ Các công cụ trình bày dưới đây là một số ví dụ do Health Canada và Cơ quan Y tế Công cộng Canada nhiệt tình cung cấp, có thể điều chỉnh cho phù hợp với các quốc gia khác. Các công cụ này cần được dùng làm hướng dẫn chung. Trong tương lai, tài liệu bổ trợ của sổ tay này có thể được cập nhật để bổ sung thêm các hướng dẫn bao quát hơn và/hoặc các ví dụ từ các quốc gia khác. 94 Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ Phụ lục 1: Đánh giá nhanh về năng lực TTNC Mục đích của công cụ này là giúp các tổ chức xác định những vấn đề là thách thức liên tục về TTNC. Công việc xác định những lỗ hổng về năng lực thực hiện các hoạt động TTNC khác nhau được bàn luận trong Mục 2.3 của chương 2: Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch. Đánh giá nhanh TTNC (điều chỉnh từ mô hình của Health Canada và Cơ quan Y tế Công cộng Canada) Công cụ đánh giá nhanh sau đây dựa trên các năng lực TTNC theo quy định của Điều lệ Y tế Quốc tế của WHO. Công cụ này giúp xác định những vấn đề đang là thách thức trong tổ chức của bạn và hỗ trợ thảo luận với các thành viên khác tham gia hội thảo về nâng cao năng lực. Chú ý: Trả lời của bạn là không chính thức, và chỉ để cho cá nhân sử dụng Chỉ dẫn: Đối với mỗi năng lực cần thiết, cho điểm số từ 1 đến 10 dựa trên kinh nghiệm và ý kiến của bạn . Theo thang điểm này, "1" là yếu và "10" là mạnh. Ví dụ: "3, chúng tôi có thể có thể làm điều này nhưng không có tài liệu hay được chính thức hóa " Hoặc "8, chúng tôi tốt việc này trong hầu hết các trường hợp, đã có quy định về các hệ thống và quy trình và đã được áp dụng thử và thử nghiệm.” 1. Sự minh bạch và công bố đầu tiên về nguy cơ thực tế hoặc tiềm ẩn: Việc quản lý các thông tin liên quan đến tình huống khẩn cấp về ATTP (y tế công cộng), bao gồm công bố đầu tiên cảnh báo công chúng về một nguy cơ tiềm ẩn và tính minh bạch liên tục của quá trình ra quyết định, giúp đảm bảo những người có nguy cơ thực sự hoặc tiềm ẩn có thể tự bảo vệ mình và duy trì và củng cố được lòng tin ở các cơ quan quản lý, dân cư và các bên liên quan. Những năng lực sau đảm bảo sự thành công của cấu phần này: Năng lực quốc gia 1 đến 10 1. Khả năng phê duyệt nhanh, đối với việc chia sẻ , cảnh báo và khuyến cáo công chúng khi có nguy cơ thực tế hay tiềm ẩn về sức khỏe công cộng. 2. Khả năng đưa ra cảnh báo hoặc khuyến cáo về nguy cơ thực sự hoặc tiềm ẩn vào ngoài giờ làm việc, ví dụ vào buổi tối hoặc các ngày nghỉ, và đảm bảo rằng nhóm dân cư dân tộc thiểu số và khó tiếp cận sẽ nhận được thông tin về cảnh báo hoặc khuyến cáo thông qua tài liệu đã được dịch và thiết kế phù hợp. 3. Khả năng tuân thủ các nguyên tắc ra quyết định - được quy định trong quy chế, chính sách hoặc hướng dẫn chính thức – về việc công bố kịp thời ra công chúng các thông tin liên quan tới nguy cơ thực sự hoặc Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ 95 tiềm ẩn về sức khỏe công cộng. 4. Khả năng đảm bảo rằng việc ra quyết định và các hành động liên quan đến tính minh bạch được đánh giá sau sự cố theo các nguyên tắc đã thống nhất. 2. Phối hợp truyền thông trong công chúng: Tính chất thẩm quyền tài phán “chéo” của các tình huống ATTP (y tế công cộng) khẩn cấp đòi hỏi các cơ quan ATTP và sức khỏe công cộng có thể gắn kết một cách hiệu quả và phối hợp công tác truyền thông với các tổ chức liên quan khác, bao gồm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan hỗ trợ. Năng lực này giúp tận dụng các nguồn lực truyền thông công cộng sẵn có, cho phép phối hợp đưa ra thông điệp, giảm khả năng gây nhầm lẫn và chồng chéo lên nhau, và tăng cường khả năng tiếp cận và ảnh hưởng của khuyến cáo được đưa ra. Những năng lực sau đảm bảo sự thành công của cấu phần này: Năng lực quốc gia 1 đến 10 1. Khả năng xác định cơ quan đầu mối về truyền thông giữa các tổ chức đối tác xử lý tình trạng khẩn cấp về sức khỏe công cộng, bao gồm vai trò và trách nhiệm của cơ quan đầu mối. 2. Khả năng thiết lập một cơ chế phối hợp thông tin chính thức giữa các tổ chức đối tác xử lý tình trạng khẩn cấp về sức khỏe công cộng. 3. Khả năng chia sẻ các thông điệp và chiến lược truyền thông trong sự cố nghiêm trọng về sức khỏe công cộng giữa các tổ chức và cơ quan đối tác, với sự hậu thuẫn của đội ngũ xử lý tình trạng khẩn cấp. 4. Khả năng tiếp cận được năng lực TTNC khẩn cấp giữa các đối tác xử lý tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng, bao gồm cả các yếu tố quan trọng như khả năng dịch và phân phối thông qua mạng lưới thông tin liên lạc bên ngoài. 5. Khả năng gắn kết các mạng lưới cộng đồng để có thể tiếp cận các nhóm dân cư có ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt. 96 Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ 3 Phổ biến thông tin, bao gồm quan hệ với các phương tiện thông tin: Áp lực về thời gian do tình trạng khẩn cấp, nhu cầu cao về thông tin và vai trò quan trọng của khuyến cáo và cảnh báo để giảm thiểu mối đe dọa, khiến cho việc phổ biến thông tin nhanh chóng và hiệu quả trở nên rất quan trọng trong sự cố ATTP (y tế công cộng) nghiêm trọng . Quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng vẫn là một trụ cột trong việc chia sẻ thông tin hiệu quả; tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn thông tin khác được nhóm dân cư có nguy cơ cao tin tưởng ngày càng có ý nghĩa quan trọng, bao gồm các kênh thông tin mới, mạng lưới chia sẻ thông tin hiện có và các phương tiện thông tin phi truyền thống. Những năng lực sau đảm bảo sự thành công của cấu phần này: Năng lực quốc gia 1 đến 10 1. Khả năng đảm bảo có người phát ngôn với công chúng có trình độ và được đào tạo để nói trước các nhà báo trong trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng. 2. Khả năng đáp ứng hiệu quả với nhu cầu cao về quan hệ khẩn cấp với phương tiện thông tin đại chúng thông qua các phương thức để xử lý nhu cầu thông tin cao, khối lượng câu hỏi truy vấn của các phương tiện thông tin và tần suất họp báo với các phương tiện thông tin đại chúng. 3. Khả năng tiếp cận có hiệu quả và hiệu lực các kênh phổ biến thông tin khác bao gồm Internet, dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS), đường dây nóng, phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng listservs về danh sách thư điện tử, mạng lưới đối tác chính thức và không chính thức, tình nguyện viên bản/làng, hệ thống địa chỉ công cộng. 4. Khả năng thực hiện đánh giá nhanh đối tượng đích ở các nhóm dân cư có nguy cơ cao và nhanh chóng tiếp cận các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, "khó tiếp cận", thiệt thòi hoặc dân tộc thiểu số để cung cấp thông tin khẩn cấp phù hợp và dễ tiếp cận, đã được điều chỉnh cho phù hợp về ngôn ngữ, tỷ lệ biết chữ và điều kiện kinh tế - xã hội. 5. Khả năng đảm bảo rằng tài liệu thông tin/giáo dục/truyền thông cơ bản và các thông điệp về các yếu tố thông thường đáp ứng tình trạng khẩn cấp như vệ sinh cá nhân, xử lý thực phẩm an toàn và chăm sóc người ốm tại nhà, đã được xây dựng và dịch sang ngôn ngữ thích hợp. Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ 97 4. Lắng nghe thông qua đối thoại: Lắng nghe những người bị ảnh hưởng và liên quan một cách có tổ chức và có mục đích, là rất quan trọng để đảm bảo rằng các nỗ lực truyền thông là có hiệu quả và hỗ trợ việc ra quyết định đúng đắn trong quan lý tình trạng khẩn cấp. Để nắm được nhận thức của cộng đồng về nguy cơ, và sau đó hành động dựa trên hiểu biết đó bằng cách điều chỉnh cho phù hợp các thông điệp truyền thông, tài liệu và chiến lược, đòi hỏi sự gắn kết có ý nghĩa với những người bị ảnh hưởng và có liên quan. Những năng lực sau đảm bảo sự thành công của cấu phần này: Năng lực quốc gia 1 đến 10 1. Khả năng thu thập thông tin và xử lý các quan điểm và nhận thức của các cá nhân, đối tác và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi một sự cố sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, cũng như điều chỉnh thích hợp chiến lược truyền thông theo yêu cầu. 2. Khả năng theo dõi các phương tiện thông tin truyền thống và phi truyền thống, bao gồm cả việc theo dõi các câu hỏi nổi bật, nhu cầu thông tin, các điểm còn nhầm lẫn và tin đồn đang lưu hành. 3. Khả năng sử dụng các thông tin đơn giản hóa và đặc thù với tình huống khẩn cấp cụ thể bằng cách thu thập các mẫu thông tin đã áp dụng để hỗ trợ đối thoại hiệu quả trong một sự cố. 4. Khả năng phản ánh kết quả phát hiện của quá trình lắng nghe và đánh giá vào việc ra quyết định xử lý tình trạng khẩn cấp. 98 Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ Phụ lục 2: Công cụ đánh giá nhận thức nguy cơ Công cụ này có thể được sử dụng để xác định tình huống không khẩn cấp nhưng có thể đòi hỏi đáp ứng truyền thông khẩn cấp vì công chúng có nhận thức nguy cơ cao về một vấn đề cụ thể, ngay cả khi tác động về sức khỏe thực tế là thấp. Nội dung này được thảo luận trong Mục 3.4 của Chương 3. Nắm vững trách nhiệm của người làm TTNC về ATTP. Công cụ đánh giá nhận thức nguy cơ (điều chỉnh từ mô hình của Health Canada và Cơ quan Y tế Công cộng Canada) Trong một số trường hợp, công chúng có nhận thức nguy cơ cao về một vấn đề cụ thể, ngay cả khi nguy cơ thực tế của vấn đề ấy là thấp. Trong trường hợp này, để duy trì lòng tin với công chúng và các bên liên quan khác có thể phải có một chiến lược TTNC quyết liệt như trong trường hợp khẩn cấp thực sự. Việc xác định những tình huống không khẩn cấp mà đòi hỏi đáp ứng truyền thông với công chúng như trong trường hợp khẩn cấp là một thử thách khó khăn. Các câu hỏi dưới đây nhằm để định hướng thảo luận. 1. Có dấu hiệu quan tâm cao về vấn đề này trong môi trường công cộng không? Đã có phương tiện thông tin nào gọi điện hỏi về vấn đề này (hoặc có liên quan) chưa? Đã có phương tiện thông tin nào đưa tin về vấn đề này chưa? o Nếu có, khung thời gian và tính chất của bài đưa tin như thế nào? Đã có nhiều hoạt động của các phương tiện thông tin xã hội về vấn đề này hay bất cứ vấn đề liên quan nào chưa? o Nếu có, khung thời gian và tính chất của cuộc thảo luận như thế nào? Các nhóm vận động /tổ chức phi chính phủ khác đang truyền thông về vấn đề này, hay đã làm trong thời gian gần đây? o Nếu có, họ nói những gì? 2. Có dấu hiệu của một vấn đề thu hút công chúng trong môi trường công cộng không? Vấn đề này đã được giải quyết hay thảo luận công khai tại các nước khác chưa? o Nếu có, thời gian và tính chất của hoạt động đó và nội dung đưa tin thế nào? Có chứng cứ về một sự gia tăng đột biến yêu cầu của công chúng về vấn đề này không? Có một nguy cơ liên quan với một sự kiện quan trọng sắp tới không, ví dụ, một ngày nghỉ lễ hay thời gian cụ thể trong năm? Nguy cơ được công chúng nhận thức có ảnh hưởng đến nhiều công dân hay các vùng trên đất nước không? 3. Vấn đề có đặc điểm nào có khả năng làm tăng nhận thức về nguy cơ không? Nguy cơ được công chúng nhận thức có được cho là ảnh hưởng đến trẻ em hay trẻ sơ sinh không? Nguy cơ được công chúng nhận thức có tính chất gây hoảng loạn đặc biệt không? (ví dụ, tử vong hay thương tích nghiêm trọng)? Trước đây, nguy cơ hoặc nguy cơ tương tự có thu hút công chúng không? Nguồn gốc của nguy cơ được công chúng nhận thức, có thể là một công ty hay quốc gia, hiện tại, có mức độ tin tưởng của cộng đồng thấp không? Nguy cơ được công chúng nhận thức có tính đặc thù với nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương không? Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ 99 Phụ lục 3: Tài liệu hướng dẫn soạn thảo cho người có trình độ văn hóa thấp dễ truy cập. Mục tiêu của công cụ này là giúp soạn thảo thông điệp cho các bên liên quan có trình độ văn hóa thấp, đã được thảo luận tại Mục 4.5 Chương 4. Tài liệu hướng dẫn soạn thảo cho người có trình độ văn hóa thấp dễ truy cập (Health Canada và Cơ quan Y tế Công cộng Canada) Có một số hướng dẫn đơn giản để đảm bảo rằng một thông điệp đến được với đối tượng trình độ văn hóa thấp: • Đưa ra trước tiên những thông tin quan trọng nhất. Gắn kết đối tượng với những thông tin mà họ cần biết, những hành động mà họ cần thực hiện và tại sao điều đó quan trọng với họ. • Hạn chế số lượng các thông điệp. Tập trung vào những gì đối tượng cần biết và cần làm. • Tập trung một ý. Tránh việc nêu đi nêu lại nhiều ý khác nhau. • Chọn từ ngữ cẩn thận. o Dùng từ ngắn, từ 1 hoặc 2 âm tiết. o Hạn chế việc sử dụng thuật ngữ, từ ngữ kỹ thuật và khoa học. o Nhất quán sử dụng từ lựa chọn. o Sử dụng ngôn ngữ hội thoại (ví dụ: “Điều đó có thể khiến bạn mắc bệnh” so với câu “Điều đó có thể gây tác động xấu tới sức khỏe”). • Dùng câu ngắn. Hướng tới khoảng 8 – 10 từ nếu có thể. • Gắn với mỗi câu là một ý. • Cố gắng dùng thể chủ động. Tập trung vào chủ ngữ của câu hành động (ví dụ, “Hút thuốc gây bệnh tim mạch”, mà không nói “Bệnh tim mạch là do hút thuốc”). • Tránh liệt kê khi có thể. Hãy dùng chấm đầu dòng thay vì tách các ý bằng dấu phẩy. Câu hỏi phản biện Những câu hỏi sau giúp xác định xem văn bản có dễ hiểu hay không: • Người họ hàng cao tuổi có hiểu được văn bản này không? • Trẻ em 12 tuổi có hiểu được văn bản này không? • Ngôn từ đơn giản có được sử dụng không, và từ chuyên môn khoa học có được tránh sử dụng khi có thể không? • Câu viết có ngắn khoảng 8 – 10 từ trong một câu không? • Các từ ngữ dài hơn có được tránh sử dụng khi đã có các từ ngắn hơn không? • Từ ngữ có một hay hai âm tiết có được sử dụng không? • Văn bản này có cung cấp cho người đọc thông tin về nguy cơ sức khỏe trước mắt và những điều họ cần biết không? • Văn bản này có cung cấp cho người đọc những hành động cần thực hiện không và vì sao lại quan trọng với họ không? 100 Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ
File đính kèm:
- so_tay_huong_dan_truyen_thong_nguy_co_doi_voi_an_toan_thuc_p.pdf