Sổ tay hướng dẫn truyền thông: Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (Phần 1)

Danh mục từ

Danh mục từ này bao gồm định nghĩa của một số thuật ngữ được sử dụng thường xuyên

trong sổ tay. Trong trường hợp có thể, các định nghĩa bao hàm hoặc mở rộng nghĩa thuật

ngữ hiện hành và được quốc tế chấp nhận. Mục đích của bảng từ này là cung cấp những

thuật ngữ thông thường trong ngữ cảnh truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm, có sử

dụng các định nghĩa liên quan hiện hành nếu có.

Mức bảo vệ phù hợp (Appropriate level of protection): Là mức bảo vệ được xem là phù

hợp về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật do các quốc gia thành viên thiết

lập nhằm bảo vệ con người, động thực vật hoặc sức khỏe trong lãnh thổ quốc gia đó1.

Kênh truyền thông (Communication channel): Phương tiện được sử dụng để trao đổi thông

tin giữa người dân, ví dụ báo giấy hoặc sinh hoạt cộng đồng.

pdf 44 trang phuongnguyen 7380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay hướng dẫn truyền thông: Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay hướng dẫn truyền thông: Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (Phần 1)

Sổ tay hướng dẫn truyền thông: Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (Phần 1)
Sổ tay hướng dẫn truyền thông 
Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm 
Sổ tay hướng dẫn truyền thông 
Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm 
ISBN 978 92 9061 753 2 
© Tổ chức Y tế Thế giới 2016 
Tất cả các quyền đã bảo lưu. Các ấn phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới có thể tìm thấy từ 
website của Tổ chức Y tế Thế giới (www.who.int) hoặc có thể mua từ Phòng Báo chí Tổ chức 
Y tế Thế giới, 20 Đại lộ Appia, 1211 Geneva 27, Thụy Sỹ (Điện thoại: +41 22 791 3264; fax: 
+41 22 791 4857; e-mail: bookorders@who.int). 
Những yêu cầu như xuất bản, hoặc cho phép tái bản hoặc dịch các ấn phẩm của Tổ chức Y tế 
Thế giới vì mục đích thương mại hay phi thương mại – nên gửi về Phòng Báo chí, Tổ chức Y 
tế Thế giới thông qua web site của Tổ chức Y tế Thế giới 
(www.who.int/about/licensing/copyright_form/en/index.html). Đối với các ấn phẩm của Khu vực 
Tây Thái Bình Dương, yêu cầu tái bản nên gửi về Phòng Xuất Bản, Tổ chức Y tế Thế giới, 
Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình Dương, Hòm thư 2932, 1000, Manila, Phi-lip-pin, (fax: 
+632 521 1036, e-mail: publications@wpro.who.int). 
Những vị trí được tuyển chọn hay trình bày tài liệu trong những ấn bản được đăng không ngụ 
ý của một sự diễn tả bất kỳ một ý kiến nào kể cả những phần mà Tổ chức Y tế Thế giới quan 
tâm về tình trạng pháp lý của bất kỳ nước nào, hoặc vùng lãnh thổ, thành phố, khu vực hay 
tình trạng cầm quyền của khu vực đó, hoặc tình trạng biên giới hay phân chia lãnh thổ. Đường 
biểu diễn dấu gạch đứt trên bản đồ biểu thị sự biểu diễn của đường biên giới tương đối, 
nhưng đường này có thể chưa đạt được sự đồng thuận giữa các nước liên quan. 
Việc đề cập các công ty hay nhà sản xuất cụ thể không có nghĩa là họ được Tổ chức Y tế Thế 
giới chứng nhận hay khuyến nghị ưu tiên hơn các công ty khác. Lỗi hay sự thiết sót được loại 
trừ, tên của các sản phẩm độc quyền được phân biệt bằng chữ in nghiêng đậm. 
Ấn phẩm gốc được đồng phát hành bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc 
và Tổ chức Y tế Thế giới bằng tiếng Anh với tên gọi “Sổ tay hướng dẫn truyền thông nguy cơ 
đối với an toàn thực phẩm”. Trong trường hợp có bất cứ sự sai khác nào, ngôn ngữ gốc sẽ 
được viện dẫn. 
 4 
Mục lục 
Mục lục .................................................................................................................................... 4 
Lời cám ơn .................................................................................................................................... 7 
Viết tắt .................................................................................................................................... 8 
Danh mục từ .................................................................................................................................... 9 
Giới thiệu và mục đích ................................................................................................................ 12 
Thông tin cơ sở .................................................................................................................. 12 
Cơ sở lý luận để xây dựng sổ tay hướng dẫn này ........................................................... 13 
Mục đích và đối tượng đích .............................................................................................. 13 
Phạm vi ............................................................................................................................... 13 
Phương pháp ..................................................................................................................... 14 
Kết cấu và cách sử dụng sổ tay ......................................................................................... 14 
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 15 
Chương 1. Truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm là gì? Vì sao đây là một 
hoạt động quan trọng? ................................................................................................................ 16 
Mục đích ............................................................................................................................. 16 
1.1 Truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm là gì? ............................................ 17 
1.2 Vì sao TTNC về ATTP có vai trò quan trọng? ...................................................... 18 
1.3 Các mục tiêu của TTNC về ATTP .......................................................................... 18 
1.4 Thách thức đối với TTNC hiệu quả ...................................................................... 21 
1.5 Vì sao nhận thức nguy cơ có vai trò quan trọng? ................................................ 22 
1.6 Sử dụng TTNC về ATTP ......................................................................................... 26 
1.7 Các bên liên quan và đối tượng đích .................................................................... 28 
Tài liệu tham khảo chính .................................................................................................. 30 
Chương 2. Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ tốt ................................................. 31 
Mục đích ............................................................................................................................. 31 
2.1 Lòng tin vào thông tin và các cơ quan quản lý .................................................... 31 
2.2 Các nguyên tắc TTNC tốt về ATTP ........................................................................ 34 
2.2.1 Công khai và minh bạch ........................................................................................................... 35 
2.2.2 Kịp thời và ứng phó nhanh ..................................................................................................... 36 
 5 
2.3 Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ................................................................ 38 
Tài liệu tham khảo chính................................................................................................... 44 
Chương 3. Các yếu tố chính cần xem xét trước khi thực hiện truyền thông về 
nguy cơ an toàn thực phẩm. ...................................................................................................... 45 
Mục đích ............................................................................................................................. 45 
3.1 Hiểu bản chất của vấn đề ATTP ............................................................................ 46 
3.1.1 Bản chất của nguy cơ và các lợi ích liên quan là gì? ................................................... 46 
3.1.2 Bản chất của mối nguy hại là gì? ......................................................................................... 49 
3.1.3 Đánh giá chất lượng/ tính chắc chắn của dữ liệu sẵn có ......................................... 50 
3.1.4 Hiểu về những gì có thể thực hiện đối với nguy cơ ...................................................... 50 
3.1.5 Dự báo và xử lý hậu quả ngoài dự kiến ............................................................................ 52 
3.2 Hiểu biết nhu cầu của đối tượng đích .................................................................. 53 
3.2.1 Nền tảng văn hóa và kinh tế - xã hội của đối tượng đích ......................................... 53 
3.2.2 Cách tiếp cận đối tượng đích ................................................................................................. 56 
3.3 Lịch sử của nguy cơ và môi trường chính trị và truyền thông liên quan? ........ 58 
3.4 Nắm vững trách nhiệm của người làm TTNC về ATTP ...................................... 60 
Tài liệu tham khảo chính................................................................................................... 64 
Chương 4. Thực hiện truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm ..................... 65 
Mục đích ............................................................................................................................. 65 
4.1 Hiểu biết về đối tượng đích .................................................................................. 66 
4.2 Cách thức tìm hiểu đối tượng đích ....................................................................... 67 
4.3 Tương tác với các bên liên quan .......................................................................... 70 
4.4 Xử lý yếu tố không chắc chắn ............................................................................... 74 
4.5 Xây dựng thông điệp ......................................................................................... 7776 
4.6 Lựa chọn các kênh/ công cụ/ phương pháp truyền thông ................................ 81 
4.7 Tương tác với các phương tiện truyền thông ..................................................... 83 
4.8 Tương tác với các nước khác ................................................................................ 84 
4.9 Theo dõi và đánh giá ............................................................................................. 86 
Tài liệu tham khảo chính ..................................................................................................... 89 
 6 
Tài liệu tham khảo thêm ............................................................................................................ 90 
Các trang mạng về tài liệu tập huấn liên quan ................................................................... 92 
Phụ lục: Các tài liệu bổ trợ ........................................................................................................ 93 
Phụ lục 1: Đánh giá nhanh về năng lực TTNC ................................................................... 94 
Phụ lục 2: Công cụ đánh giá nhận thức nguy cơ ................................................................ 98 
Phụ lục 3: Tài liệu hướng dẫn soạn thảo cho người có trình độ văn hóa thấp dễ truy cập. 99 
 7 
Lời cám ơn 
FAO/WHO trân trọng cám ơn các chuyên gia quốc tế về truyền thông nguy cơ về an toàn 
thực phẩm (ATTP) đã tham gia hội thảo biên soạn bản dự thảosổ tay hướng dẫn này tại 
Rome vào tháng 10 năm 2013, và rà soát các bản dự thảo tiếp đó, gồm các ông/bà Ryan 
Baker (Health Canada, Canada), Andrew P. Benson (International Food Information Council 
and Foundation, Hoa Kỳ), Lynn J. Frewer (Đại học Newcastle, Vương Quốc Anh), Barbara 
Gallani (Food and Drink Federation, Vương Quốc Anh), William Hallman (Đại học Rutgers, 
Hoa Kỳ), Eunsook Moon (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hàn Quốc), Rose Omari 
(Science and Technology Policy Research Institute [STEPRI-CSIR]/EATSAFE, Ghana), Amy 
Philpott (Watson Green LLC, Hoa Kỳ) và Laura Smiley (Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, 
Italy). FAO/WHO cũng trân trọng cám ơn các chuyên gia đã tham gia đóng góp ý kiến trong 
quá trình thử nghiệm trước đối với sổ tay hướng dẫn tại “Hội thảo xây dựng năng lực truyền 
thông nguy cơ về an toàn thực phẩm khu vực Châu Âu và Trung Á” của FAO/WHO tại 
Budapest vào tháng 6 năm 2015, gồm các ông/bà Melinda Frost (WHO/Chuyên gia tư vấn 
quốc tế) và Shira Tabachnikoff (Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, Italy). 
Tài liệu này cũng được xem xét bởi Sharon Natanblut (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm 
Hoa Kỳ), Laura Smiley (Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, Italy) và Ian Young (Đại học 
Guelph, Canada). FAO/WHO trân trọng cám ơn Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ 
đã đóng góp một phần kinh phí cho dự án này với mã dự án GCP /GLO/443/USA. 
FAO/WHO trân trọng cám ơn và đánh giá cao rất nhiều người đã tham gia tư vấn và hướng 
dẫn trong quá trình dự thảo và thử nghiệm trước đối với tài liệu này. Giai đoạn dự thảo và 
thử nghiệm trước được điều phối bởi các chuyên gia Andrijana Rajić (FAO) phối hợp với 
Heleen van Dijk (Chuyên gia quốc tế/ Truyền thông nguy cơ về thực phẩm, Hà Lan), Caroline 
Merten (FAO), Eleonora Dupouy (FAO), Francoise Fontannaz-Aujoulat và Mina Kojima 
(WHO). 
 8 
Viết tắt 
ATTP An toàn thực phẩm 
BPA 
CAC 
ĐGNC 
Bisphenol A 
Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commission) 
Đánh giá nguy cơ 
E. coli Escherichia coli 
EFSA Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority) 
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp quốc tế (Food and Agriculture 
Organization) 
FDA Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (United States Food and Drug 
Administration) 
GMO Sinh vật biến đổi gen (Genetically modified organism) 
GMP Thực hành sản xuất tốt (Good manufacturing practice) 
INFOSAN Mạng lưới các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (International Food 
Safety Authorities Network) 
LFTB Thịt bò nạc mịn (Lean finely textured beef) 
NGO 
QLNC 
Tổ chức phi chính phủ 
Quản lý nguy cơ 
TTGC 
WHO 
Truyền thông nguy cơ 
Tổ chức Y tế Thế giới 
PHAC Cơ quan Y tế Công cộng Canada (Public Health Agency of Canada) 
 9 
Danh mục từ 
Danh mục từ này bao gồm định nghĩa của một số thuật ngữ được sử dụng thường xuyên 
trong sổ tay. Trong trường hợp có thể, các định nghĩa bao hàm hoặc mở rộng nghĩa thuật 
ngữ hiện hành và được quốc tế chấp nhận. Mục đích của bảng từ này là cung cấp những 
thuật ngữ thông thường trong ngữ cảnh truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm, có sử 
dụng các định nghĩa liên quan hiện hành nếu có. 
Mức bảo vệ phù hợp (Appropriate level of protection): Là mức bảo vệ được xem là phù 
hợp về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật do các quốc gia thành viên thiết 
lập nhằm bảo vệ con người, động thực vật hoặc sức khỏe trong lãnh thổ quốc gia đó1. 
Kênh truyền thông (Communication channel): Phương tiện được sử dụng để trao đổi thông 
tin giữa người dân, ví dụ báo giấy hoặc sinh hoạt cộng đồng. 
Người tiêu dùng: Những người là người mua hoặc người sử dụng cuối cùng của sản phẩm 
thực phẩm. 
Độ tin cậy: Mức độ mà một nguồn thông tin hoặc cơ quan được hiểu là có đủ hiểu biết và 
kiến thức chuyên môn để đánh giá, quản lý và thực hiện truyền thông về nguy cơ. 
Đối thoại (Dialogue): Cuộc trao đổi tương tác về ý tưởng hoặc thông tin giữa người dân. 
Gắn kết (Engagement): Quá trình một tổ chức thu hút các bên liên quan và cá nhân hoặc cơ 
quan quan tâm khác tham gia xây dựng chính sách để quản lý nguy cơ thực phẩm. 
An toàn thực phẩm: Sự đảm bảo rằng thực phẩm sẽ không gây hại cho người sử dụng khi 
chế biến và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng của nó2. Với mục đích của sổ tay này, các giá trị 
dinh dưỡng của thực phẩm không được coi là yếu tố an toàn thực phẩm. 
An ninh lương thực (Food security): Khi tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận thực phẩm 
an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để đáp ứng nhu cầu về chế độ ăn uống và lựa 
chọn thực phẩm nhằm duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động3. 
Nguồn 
1
 Hiệp định về Áp dụng các biện pháp Vệ sinh Kiểm dịch động thực vật của WTO (SPS Agreement). 
2
 CAC. 2003. Các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (CAC/RCP 1-1969). 
3
 FAO. 1996. Hội Nghị Thượng đỉnh Lương thực thế giới. 
 10 
Chất lượng thực phẩm: Các thuộc tính ảnh hưởng tới giá trị của sản phẩm đối với người 
tiêu dùng. Bao gồm các yếu tố bi ...  mà các chuyên gia đánh giá và quản lý 
nguy cơ đang thực hiện để xử lý yếu tố không chắc chắn đó, và tác động đối với đối tượng 
đích (xem ví dụ tại Khung 2.3). Cách xử lý yếu tố không chắc chắn được thảo luận chi tiết 
trong Chương 4 của sổ tay này. 
Khung 2.3. 
TTNC trong đợt bùng phát bệnh nhiễm khuẩn listeria năm 2008 liên quan đến 
thịt đã chế biến tại Canada15 
Tóm tắt thông tin cơ sở 
Đợt bùng phát bệnh nhiễm khuẩn listeria với 57 ca gây tử vong 23 người tại Canada năm 
2008. Khi vấn đề xuất hiện lần đầu tiên, một số ca được phát hiện là do vi khuẩn listeria gây ra 
có vân tay AND khớp nhau, cho thấy có thể các ca bệnh có liên quan đến một nguồn chung. 
Tuy bằng chứng chỉ ra là do thịt chế biến, phải đến thời điểm 4 tuần sau ca bệnh đầu tiên 
được phát hiện, và 10 ngày sau khi bằng chứng bắt đầu cho thấy một đợt bùng phát nhiễm 
khuẩn listeria trên phạm vi toàn quốc thì nguồn gốc của ổ bùng phát mới được xác nhận. 
Thách thức chính về TTNC 
o Thông báo cho công chúng về mối nguy hại tiềm tàng về sức khỏe khi có yếu tố không 
chắc chắn về nguồn gốc sự cố. 
Hành động và kết quả 
Cơ quan Y tế Công cộng Canada lựa chọn quyết định không truyền thông về ổ bùng phát cho 
đến khi nào nguồn gốc căn bệnh được xét nghiệm khẳng định, điều này diễn ra 10 ngày sau 
khi ổ dịch toàn quốc phát được phát hiện đầu tiên. 
Tuy nguồn gốc bệnh là chưa chắc chắn nhưng chính phủ đã có thể thông báo với công chúng 
về công tác điều tra khi bắt đầu và chia sẻ lời khuyên chung về ATTP đối với bệnh nhiễm 
khuẩn listeria và cách người dân có thể tự bảo vệ tránh nhiễm bệnh nhằm giúp ngăn ngừa 
xuất hiện thêm nhiều ca bệnh. Điều này có thể đã ngăn ngừa được một số ca bệnh phát sinh. 
Việc trì hoãn truyền thông về dịch bệnh cũng tạo nên nhiều chỉ trích làm suy giảm độ tin cậy 
của chính phủ, và làm ảnh hưởng xấu tới nội dung đăng tải trên các phương tiện thông tin và 
các cuộc thảo luận của quốc hội trong thời gian bùng phát dịch. Các phương tiện thông tin đặt 
câu hỏi về năng lực của chính phủ trong việc xử lý ổ dịch và buộc tội chính phủ đã đặt lợi ích 
của nhà sản xuất lên trên lợi ích công chúng. Lòng tin của công chúng vào chính phủ đã bị suy 
yếu và tất cả các nội dung truyền thông sau đó đều kém hiệu quả. 
Bài học kinh nghiệm 
Khi đối mặt với một nguy cơ lớn về sức khỏe công cộng, việc truyền thông kịp thời và minh 
15
 Tình huống này được cung cấp bởi Mr Ryan Baker, the Public Health Agency of Canada. 
 38 
 Chương 2| Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ tốt 
bạch, ngay cả khi tất cả các thông tin còn chưa biết, là điều quan trọng để bảo vệ người dân 
trước nguy cơ và duy trì lòng tin của công chúng. 
Với khả năng phổ biến thông tin và truyền thông về ATTP nhanh chóng trên Internet và 
phương tiện thông tin, việc truyền thông sớm và thường xuyên là rất quan trọng. Nếu 
một tổ chức không truyền thông kịp thời, các tổ chức khá sẽ thực hiện và điều này có thể 
làm giảm năng lực của tổ chức trong việc đạt được các mục tiêu truyền thông của mình. 
Ứng phó nhanh là mức độ mà người chịu trách nhiệm về ATTP đáp ứng nhu cầu truyền 
thông nguy cơ và kỳ vọng của đối tượng đích trong hoạt động truyền thông của họ. Ví 
dụ, người dân có thể không tin vào thông điệp về nguy cơ nếu chúng không đáp ứng mối 
lo ngại và nhận thức của họ và chỉ bao gồm những thông tin kỹ thuật về ĐGNC. Để TTNC 
có thể ứng phó nhanh, cần hiểu được nhu cầu thông tin và kỳ vọng về truyền thông của 
đối tượng đích và đáp ứng điều đó trong hoạt động truyền thông. 
Người làm TTNC cũng cần ứng phó nhanh với thay đổi trong môi trường bên ngoài bao 
gồm những sự cố không định trước và không dự kiến trước được (ví dụ, sai lệch thông tin, 
phát sinh câu hỏi và mối lo ngại, quan niệm sai) và sửa đổi và củng cố thông điệp. 
2.3 Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch 
Lập kế hoạch có vai trò trung tâm đối với quá trình xây dựng TTNC hiệu quả về ATTP 
(xem ví dụ tại Khung 2.4). Tuy không thể lường trước, chuẩn bị và lập kế hoạch cho mọi 
vấn đề có thể xảy ra về ATTP, việc xác định công việc ưu tiên và lập kế hoạch trước sẽ 
Lời khuyên 
Người làm TTNC cần xây dựng, duy trì và có trường hợp cần lấy lại lòng tin để đảm bảo 
rằng các bên liên quan lắng nghe và hành động theo thông điệp TTNC. Vì mục đích này, cần: 
o Tạo cơ hội đối thoại với các bên liên quan ở thời điểm thích hợp trong suốt quá 
trình phân tích nguy cơ. 
o Công bố công khai tài liệu để giúp các bên liên quan hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng 
quá trình ra quyết định. 
o Thực hiện truyền thông kịp thời, ngay cả khi còn có các yếu tố không chắc chắn. Kịp 
thời là yếu tố thiết yếu. 
o Đáp ứng nhanh với nhu cầu và mối lo ngại của những người có thể bị ảnh hưởng 
với nguy cơ. Đối thoại với các bên liên quan và theo dõi TTNC khi đang giải quyết 
một vấn đề ATTP có thể giúp người làm truyền thông đáp ứng nhanh với nhu cầu 
của các bên liên quan và thay đổi trong môi trường bên ngoài. 
 Chương 2| Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ tốt 39 
giúp thực hiện hoạt động ứng phó truyền thông nhanh hơn và hiệu quả hơn, nhờ đó mà 
có thể giảm được tác động tiêu cực đối với công chúng và các bên liên quan khác. 
Khung 2.4. 
TTNC trong các đợt tái bùng phát dịch tả ở Ghana16 
Tóm tắt thông tin cơ sở 
Bệnh tả xảy ra thường xuyên ở nhiều vùng ở Ghana, và Châu Phi nói chung và gây mắc 
và tử vong nhiều ở người. Số người nhiễm bệnh có thể tăng lên vô cùng nhanh chóng, 
và các ổ bùng phát hoặc dịch lớn đôi khi xảy ra tiếp tục là một vấn đề sức khỏe công 
cộng lớn. 
Một trận dịch tả có thể kiểm soát được nhanh hơn khi công chúng hiểu được cách hạn 
chế lây truyền bệnh. Do đó, công tác giáo dục về biện pháp phòng ngừa (như ATTP, vệ 
sinh an toàn nước) có vai trò quan trọng trong việc xử lý dịch tả. 
Thách thức chính về TTNC 
o Xây dựng hành động ứng phó TTNC được phối hợp nhịp nhàng, kịp thời và 
hiệu quả đối với các đợt tái bùng phát dịch tả. 
Hành động 
Để ứng phó các đợt bùng phát bệnh tả, một chiến lược TTNC mở rộng đã được xây 
dựng tại Ghana. Ví dụ: 
o Một mạng lưới gồm nhiều bên liên quan đã được thành lập để phối hợp cung 
cấp thông tin về phòng ngừa bệnh tả và vệ sinh cá nhân trong thời gian dịch. 
o Tình nguyện viên được tập huấn để phổ biến biện pháp phòng ngừa bệnh tả. 
o Người bán thức ăn đường phố và cơ sở sản xuất nước uống được giáo dụng 
nâng cao an toàn sản phẩm. 
o Tất cả các khu vực, quận, huyện được cảnh bảo tăng cường giám sát tiêu chảy. 
o Tài liệu giáo dục sức khỏe về nhận thức và phòng ngừa bệnh tả, và vệ sinh cá 
nhân được gửi tới các khu vực bị ảnh hưởng. 
o Thông cáo báo chí được gửi tới các cơ quan thông tin để nâng cao nhận thức 
của công chúng. 
o Các kênh và phương pháp truyền thông khác nhau được sử dụng để tiếp cận 
các đối tượng đích khác nhau bao gồm truyền thông tại nhà, nhập vai và sinh 
hoạt cộng đồng được tổ chức tại chợ, trường học và nơi tôn kính. 
Bài học kinh nghiệm 
TTNC có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Tình huống này chứng minh tầm 
quan trọng của việc xây dựng kế hoạch TTNC nhằm có được hành động ứng phó được 
phối hợp nhịp nhàng, kịp thời và hiệu quả đối với nguy cơ ATTP. 
16
 Tình huống này được cung cấp bởi Ms Rose Omari, EatSafe Ghana. 
 40 
 Chương 2| Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ tốt 
Ở mức độ cơ bản nhất, kế hoạch TTNC về ATTP cần xác định rõ người thực hiện, công 
việc thực hiện và cách thức thực hiện trước, trong và sau khi xảy ra vấn đề ATTP. Một số 
nội dung lập kế hoạch TTNC có khác nhau giữa các tình huống khẩn cấp và không khẩn 
cấp. Ví dụ, trong một sự cố ATTP khẩn cấp, thông điệp về nguy cơ thường phải được xây 
dựng trong thời gian rất ngắn và trên cơ sở tham vấn nhiều cơ quan khác so với các tình 
huống bình thường. 
Lập kế hoạch TTNC về ATTP có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các bên liên quan trong 
chuỗi thức ăn và tuy có một số nội dung chung, nhiều kế hoạch cũng mang tính đặc thù 
của tổ chức. Các nguyên tắc lập kế hoạch chung được trình bày ngắn gọn dưới đây. Các 
chương sau trong sổ tay sẽ hỗ trợ các bước khác nhau của quá trình lập kế hoạch TTNC. 
Khi chuẩn bị thực hiện truyền thông về một vấn đề ATTP, đội TTNC cần: 
1. Xác định các vấn đề ưu tiên và thu thập thông tin 
Cần lập một danh sách các vấn đề về ATTP và sắp xếp theo thứ tự về khả năng xảy ra 
của chúng và theo mức độ tác động tiêu cực dự kiến đối với các bên liên quan nếu chúng 
xảy ra. Việc dự doán về mọi vấn đề về ATTP là không thể. Tuy nhiên, có thể nhận biết 
được khả năng xảy ra cao và/hoặc các vấn đề về ATTP có tác động lớn. Đây là những vấn 
đề về ATTP mà người làm TTNC cần thu thập thông tin. 
2. Xác định các hoạt động TTNC cần thiết 
Bước tiếp theo là xác định tất cả các hoạt động truyền thông cần hoàn thành để có thể 
truyền đạt hiệu quả những nguy cơ của các vấn đề ưu tiên về ATTP (ví dụ, gắn kết các 
bên liên quan để đối thoại, xây dựng thông điệp, thử nghiệm thông điệp, phổ biến thông 
điệp, và điều phối truyền thông). 
3. Thu thập thông tin về nhân lực và nguồn lực sẵn có cho các hoạt động 
truyền thông và xác định lỗ hổng về năng lực và các nguồn lực khác 
Việc xác định nhân lực, kỹ năng và kiến thức sẵn có để hỗ trợ thực hiện các công việc 
truyền thông có vai trò hữu ích (xem Khung 2.5). Nhân lực có thể là đồng nghiệp trong 
cùng tổ chức hoặc chuyên gia bên ngoài (nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực đặc thù, 
chuyên gia quan hệ công chúng và các chuyên gia khác), tùy thuộc vào những kỹ năng và 
kiến thức cần thiết. Việc xác định lỗ hổng về năng lực và nguồn lực cũng rất quan trọng. 
Khung 2.5. 
Xây dựng kế hoạch: Xác định nguồn lực và năng lực thực hiện các hoạt động 
truyền thông khác nhau 
Khi xây dựng kế hoạch TTNC về ATTP, có thể cần tạo lập một kho dự trữ nguồn lực 
nội bộ và bên ngoài và năng lực sẵn có để hỗ trợ các hoạt động truyền thông. Công 
 Chương 2| Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ tốt 41 
việc này bao gồm một đánh giá về nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện các hoạt 
động truyền thông hoặc để thuê chuyên gia bên ngoài; và cũng bao gồm việc xác định 
những người sẵn có để hỗ trợ thực hiện các hoạt động truyền thông khác nhau cũng 
như kỹ năng, kiến thức của họ. Bảng dưới đây đưa ra một vài ví dụ. 
Hoạt động truyền thông Ví dụ về nguồn lực và năng lực 
Lắng nghe qua đối thoại Nhân lực để có thể theo dõi các phương tiện truyền 
thông truyền thống và phi truyền thống về những câu 
hỏi đặt ra, trường hợp nhầm lẫn, tin đồn lan truyền ; 
các công ty nghiên cứu người tiêu dùng 
Xây dựng thông điệp Các tác giả có kinh nghiệm, nhà biên tập; người có thể 
giúp truyền thông bằng nhiều thứ tiếng; chuyên gia 
quan hệ công chúng 
Phê duyệt thông điệp Người có thể phê duyệt nhanh chóng các cảnh báo và 
lời khuyên để phổ biến trong công chúng trong trường 
hợp có nguy cơ sức khỏe công cộng (tiềm tàng) 
Phổ biến thông tin Người phát ngôn được đài tạo; người có thể giúp 
truyền thông qua các kênh phổ biến thông tin (ví dụ, 
phương tiện truyền thông đại chúng, đường dây điện 
thoại hỗ trợ); người hoặc tổ chức có thể tiếp cận nhóm 
dân cư “khó tiếp cận” dễ bị tổn thương; các phương 
tiện phổ biến thông tin thường xuyên, có hoạch định 
tới công chúng và giới truyền thông (ví dụ, Web site, 
thông cáo báo chí, họp báo và họp các bên liên quan) 
Điều phối truyền thông Người phát ngôn chính, qui trình điều phối truyền 
thông 
Ứng phó nhanh trong một sự cố ATTP khẩn cấp đòi hỏi có nguồn lực và năng lực đặc 
biệt. Có thể sử dụng một công cụ để đánh giá khả năng của một tổ chức trong việc ứng 
phó nhanh, phối hợp thông điệp với các tổ chức khác, phổ biến thông tin và gắn kết 
đối thoại với các bên liên quan trong một trường hợp khẩn cấp về ATTP được trình 
bày trong Phụ lục 1. 
4. Xác định và tìm hiểu đối tượng đích và làm việc với các bên liên quan 
Để xây dựng và thực hiện TTNC hiệu quả về ATTP, cần xác định, nắm bắt và làm việc với 
đối tượng đích và các bên liên quan. Các vấn đề về ATTP có ảnh hưởng tới nhiều bên 
liên quan, và xác định được tất cả các bên liên quan có thể là một việc rất khó khăn. Một 
biểu mẫu có thể sử dụng để nhận biết các nhiều bên liên quan được trình bày trong 
Khung 2.6. 
5. Xây dựng và phổ biến thông điệp 
 42 
 Chương 2| Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ tốt 
Nắm vững về bản chất của vấn đề về ATTP và nhu cầu truyền thông của đối tượng đích 
giúp xây dựng các thông điệp đáp ứng được nhu cầu này và cung cấp các thông tin liên 
quan đến nguy cơ. 
6. Theo dõi và đánh giá 
Điều quan trọng là cần xác định và suy xét sâu sắc về tác động trước đây và hiện tại của 
các hoạt động TTNC đối với hành vi. Điều này tạo cơ hội rút ra kinh nghiệm cũng như 
cập nhật các thông điệp truyền thông, rà soát các kênh truyền thông và điều chỉnh cho 
phù hợp với những thay đổi về nhận thức. Kết quả đánh giá cần được đưa vào hồ sơ lập 
kế hoạch để có thể xem xét khi cần đến kế hoạch vào những lần sau. 
 Chương 2| Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ tốt 43 
Khung 2.6. 
Lập bản đồ các bên liên quan (nguồn [có điều chỉnh]: Tổ chức Health Canada và 
Cơ quan Y tế Công cộng Canada) 
Vấn đề về ATTP có ảnh hưởng tới nhiều bên liên quan bao gồm các nhóm dân cư dễ bị 
tổn thương, nhân viên chăm sóc y tế tuyến đầu, khu vực công nghiệp và nhà sản xuất 
sơ cấp, và các đối tác thuộc chính phủ. Việc xác định được tất cả các bên liên quan này, 
đặc biệt là khi một số bên có thể không có quan hệ mật thiết với tổ chức là một công 
việc khó khăn. Sơ đồ dưới đây có thể giúp xác định các bên liên quan này. 
Liệt kê các bên liên quan trong mỗi nhóm (vòng tròn), bắt đầu từ vòng tròn nhỏ nhất 
(nhóm dân cư dễ bị tổn thương chịu ảnh hưởng), và tiếp tục ra các vòng ngoài. 
Các bên quan tâm
Các bên liên quan
khác bị ảnh hưởng
Những người có thể
bị ảnh hưởng
Ảnh hưởng đến
nhóm dân cư dễ
bị tổn thường
 44 
 Chương 2| Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ tốt 
Tài liệu tham khảo chính 
EFSA. 2012. Khi thức ăn tạo nên cơn bão. Thành phần đã được chứng minh về TTNC 
(When food is cooking up a storm: Proven recipes for risk communications). Cơ quan An 
toàn thực phẩm châu Âu. 
FAO/WHO. 1998. Áp dụng TTNC cho các tiêu chuẩn thực phẩm và vấn đề an toàn (The 
application of risk communication to food standards and safety matters). Food and 
Nutrition paper 70.  
FAO/WHO. 2011. Hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc và quy trình phân tích nguy cơ 
trong trường hợp khẩn cấp về ATTP (Guide for application of risk analysis principles and 
procedures during food safety emergencies). 
Frewer, L.J., Howard, C., Hedderley, D. and Shepherd, R. 1996. Yếu tố nào quyết định 
lòng tin vào thông tin về nguy cơ liên quan đến thực phẩm? Yếu tố tâm lý cơ bản (What 
determines trust in information about food-related risks? Underlying psychological 
constructs). Risk Analysis, 16(4): 473–486. 
UK Department of Health. 2009. Truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe công cộng: Lời 
khuyên về thông lệ tốt (Communicating about risks to public health: Pointers to Good 
Practice). London, Department of Health. 
WHO. 2005. Hướng dẫn truyền thông ổ dịch (Outbreak communication guidelines). 
Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới. 

File đính kèm:

  • pdfso_tay_huong_dan_truyen_thong_nguy_co_doi_voi_an_toan_thuc_p.pdf