So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu giữa xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và xét nghiệm ly trích điện di RNA trong chẩn đoán vi-rút Rota
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD-BIOLINE
ROTAVIRUS với ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân
trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và so sánh. Đối
tượng nghiên cứu là 72 mẫu phân của trẻ em bị tiêu chảy cấp ñược nhập viện ñiều trị tại
khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi ñồng 1 - TP. Hồ Chí Minh. Xét nghiệm PCR ñược sử dụng
làm tiêu chuẩn vàng.
Công cụ dùng ñể phân tích và xử lý số liệu là phần mềm Epi Info 6.04 và sử dụng phép
kiểm χ2 ñể so sánh các tỉ lệ.
Kết quả: Qua xét nghiệm 72 mẫu phân bằng kỹ thuật PCR, SD-BIOLINE
ROTAVIRUS và ly trích ñiện di RNA cho kết quả như sau: có 47 trường hợp (tỉ lệ 65,28%)
dương tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR, 44 trường hợp (tỉ lệ 61,11%) dương tính xác ñịnh
bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và 41 trường hợp (tỉ lệ 56,95%) dương tính xác
ñịnh bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA
Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu giữa xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và xét nghiệm ly trích điện di RNA trong chẩn đoán vi-rút Rota
1 SO SÁNH ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU GIỮA XÉT NGHIỆM SD- BIOLINE ROTAVIRUS VÀ XÉT NGHIỆM LY TRÍCH ĐIỆN DI RNA TRONG CHẨN ĐOÁN VI-RÚT ROTA Lý Văn Xuân * TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS với ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và so sánh. Đối tượng nghiên cứu là 72 mẫu phân của trẻ em bị tiêu chảy cấp ñược nhập viện ñiều trị tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi ñồng 1 - TP. Hồ Chí Minh. Xét nghiệm PCR ñược sử dụng làm tiêu chuẩn vàng. Công cụ dùng ñể phân tích và xử lý số liệu là phần mềm Epi Info 6.04 và sử dụng phép kiểm χ2 ñể so sánh các tỉ lệ. Kết quả: Qua xét nghiệm 72 mẫu phân bằng kỹ thuật PCR, SD-BIOLINE ROTAVIRUS và ly trích ñiện di RNA cho kết quả như sau: có 47 trường hợp (tỉ lệ 65,28%) dương tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR, 44 trường hợp (tỉ lệ 61,11%) dương tính xác ñịnh bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và 41 trường hợp (tỉ lệ 56,95%) dương tính xác ñịnh bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA. Phân tích 47 trường hợp dương tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR cho thấy chỉ có 43 trường hợp (tỉ lệ 91,49%) cho kết quả dương tính bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và 37 trường hợp (tỉ lệ 78,72%) cho kết quả dương tính bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA. Phân tích 25 trường hợp âm tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR cho thấy có 24 trường hợp (tỉ lệ 96,00%) cho kết quả âm tính bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và 21 trường hợp (tỉ lệ 84,00%) cho kết quả âm tính bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA. So sánh tỉ lệ kết quả xét nghiệm dương tính giữa kỹ thuật PCR (tỉ lệ 65,28%), kỹ thuật SD- BIOLINE ROTAVIRUS (tỉ lệ 61,11%) và kỹ thuật ly trích ñiện di RNA (tỉ lệ 56,95%) cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,59). So sánh ñộ nhạy của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS (91,49%) và ñộ nhạy của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA (tỉ lệ 78,72%) cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,22). So sánh ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS (96,00%) và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA (tỉ lệ 84,00%) cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,36). Kết luận: Qua xét nghiệm chẩn ñoán vi-rút Rota ở 72 mẫu phân của trẻ em bị tiêu chảy cấp ñược nhập viện ñiều trị tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi ñồng 1 - TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota từ phân ở xét nghiệm PCR là 65,28%, ở xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS là 61,11% và ở xét nghiệm ly trích ñiện di RNA là 56,95%. So sánh tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota của các xét nghiệm trên bằng phép kiểm χ2 cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,59). Độ nhạy của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS là 91,49%, ñộ nhạy của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA là 78,72%. Sự khác nhau về ñộ nhạy của xét nghiệm SD-BIOLINE • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại học Y Dược TP.HCM • ĐT: 0908588547, Email: lyvanxuan@yds.edu.vn 2 ROTAVIRUS và của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA không có ý nghĩa thống kê (p = 0,22). Độ ñặc hiệu của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS là 96,00%, ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA là 84,00%. Sự khác nhau về ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD- BIOLINE ROTAVIRUS và của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA không có ý nghĩa thống kê (p = 0,36). Do ñó tùy theo khả năng và ñiều kiện, các phòng xét nghiệm có thể sử dụng một trong hai xét nghiệm trên nhằm phát hiện vi-rút Rota trong chẩn ñoán bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nước ta. Từ khóa: Độ nhạy, ñộ ñặc hiệu, giá trị tiên ñoán dương, giá trị tiên ñoán âm. ABSTRACT COMPARING THE SENSITIVITY AND THE SPECIFICITY OF SD-BIOLINE ROTAVIRUS TECHNIQUE WITH THOSE OF RNA ELECTROPHORESIS TECHNIQUE IN DIAGNOSIS FOR ROTAVIRUS Ly Van Xuan* SUMMARY Purpose: To compare the sensitivity and the specificity of SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique with those of RNA electrophoresis in diagnosis for Rotavirus in stool from children who have got acute diarrhea. Methods: Cross-sectional descriptive study. Objects of study are 72 samples of stool from children who were treated acute drarrhea in the digestive department of Nhi Dong 1 Hospital in Ho Chi Minh City. PCR technique is used as gold standard. The software Epi Info 6.04 and χ2 test are used for data analysis and comparison. Results: Testing 72 samples of stool by PCR, SD-BIOLINE ROTAVIRUS and RNA electrophoresis techniques, we notice that: There are 65.28% positive tests done by PCR technique, 61.11% positive tests done by SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique and 56.95% positive tests done by RNA electrophoresis technique. Analyzing 47 cases tested positive by PCR technique, there are only 43 cases (91.49%) tested positive by SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique and 37 cases (78.72%) tested by RNA electrophoresis technique. Analyzing 25 cases tested negative by PCR technique, there are 24 cases (96.00%) tested negative by SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique and 21 cases (84.00%) tested by RNA electrophoresis technique. To compare the rate of positive cases (65.28%) tested by PCR technique with the rate of positive cases (61.11%) tested by SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique and the rate of positive cases (56.95%) tested by RNA electrophoresis technique, there is no difference in statistics (p = 0.59). To compare the sensitivity between SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique (91.49%) and RNA electrophoresis technique (78.72%), there is no difference in statistics (p = 0.22). To compare the specificity between SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique (96.00%) and RNA electrophoresis technique (84.00%), there is no difference in statistics (p = 0.36). Conclusions: Testing 72 samples of stool from children who were treated acute diarrhea in the digestive department of Nhi Dong 1 Hospital in Ho Chi Minh City, we notice that: There are 65.28% positive tests done by PCR technique, 61.11% positive tests done by SD- 3 BIOLINE ROTAVIRUS technique and 56.95% positive tests done by RNA electrophoresis technique. These rates have no difference in statistics (p = 0.59). The sensitivity of SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique is 91.49%, the sensitivity of RNA electrophoresis technique is 78.72%. These rates have no difference in statistics (p = 0.22). The specificity of SD-BIOLINE ROTAVIRUS technique is 96.00%, the specificity of RNA electrophoresis technique is 84.00%. These rates have no difference in statistics (p = 0.36). Therefore, both SD-BIOLINE ROTAVIRUS and RNA electrophoresis technique should be used in the laboratories which have no sufficient instruments for PCR. Key words: The sensitivity, the specificity, the positive predict value, the negative predict value. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần ñây, vi-rút Rota ñược xác ñịnh là nguyên nhân hàng ñầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em nước ta, ñặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong các ñợt tiêu chảy cấp ở trẻ em, vi-rút Rota chiếm tỉ lệ từ 35% ñến 50% trong các tác nhân gây tiêu chảy ở trẻ em từ 6 tháng ñến 3 tuổi [2,3,4,5]. Chính vì thế nhiều xét nghiệm chẩn ñoán vi-rút Rota ñược sử dụng trong ñó có kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và kỹ thuật ly trích ñiện di RNA từ phân [1,5,6,7]. Xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân là các xét nghiệm không cần phải sử dụng các dụng cụ, máy móc phức tạp, quy trình xét nghiệm lại tương ñối ñơn giản, cho kết quả nhanh trong vòng 2 giờ [1,6,7]. Tuy nhiên ñến nay ở nước ta chưa có công bố nào về so sánh ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS với xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi-rút Rota. Do ñó, dựa trên kỹ thuật PCR làm tiêu chuẩn vàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD- BIOLINE ROTAVIRUS với xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán vi- rút Rota ở trẻ em bị bệnh tiêu chảy cấp ñược nhập viện ñiều trị tại Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Nhi ñồng 1 – TP. Hồ Chí Minh. MỤC TIÊU Mục tiêu tổng quát So sánh ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS với ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ở trẻ em. Mục tiêu cụ thể - So sánh ñộ nhạy của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS với ñộ nhạy của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ở trẻ em. - So sánh ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS với ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ở trẻ em. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phân trẻ em bị tiêu chảy cấp ñược nhập viện ñiều trị tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.Hồ Chí Minh. 4 Để tránh ngoại nhiễm, mẫu phân ñược lấy bằng sonde hậu môn, cho vào lọ có nắp ñậy và chuyển ñến phòng thí nghiệm ñể thực hiện song song ba xét nghiệm: SD-BIOLINE ROTAVIRUS, ly trích ñiện di RNA và PCR. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả và so sánh. Kỹ thuật xét nghiệm - Sử dụng kỹ thuật PCR làm tiêu chuẩn vàng ñể so sánh. - Sử dụng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS của hãng Standard Diagnostics, Inc sản xuất. - Sử dụng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA của vi-rút Rota từ phân theo quy trình của Tadeusz Chudzio [1,7]. Các xét nghiệm ñược tiến hành tại phòng xét nghiệm của công ty TNHH dịch vụ, thương mại Nam Khoa và Phòng Xét nghiệm Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Ghi nhận các kết quả dương tính và âm tính ở cả ba xét nghiệm ñể so sánh. Phân tích và xử lý số liệu Công cụ dùng ñể phân tích và xử lý số liệu là phần mềm Epi Info 6.04 và sử dụng phép kiểm χ2 ñể so sánh các tỉ lệ [8]. Mẫu phân Có 72 mẫu phân ñạt tiêu chuẩn ñược lấy ở trẻ em bị tiêu chảy cấp nhập viện ñiều trị tại Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 1 - TP. Hồ Chí Minh từ tháng 4 ñến tháng 10 năm 2009. KẾT QUẢ Kết quả xét nghiệm 72 mẫu phân bằng các kỹ thuật xét nghiệm như sau Với kỹ thuật PCR Bảng 4.1 N= 72 Kết quả Số lượng Tỉ lệ % Dương tính 47 65,28 Âm tính 25 34,72 Nhận xét: Có 47 trường hợp xét nghiệm phát hiện vi-rút Rota, chiếm tỉ lệ 65,28%. Với kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và kỹ thuật ly trích ñiện di RNA Bảng 4.2 SD-BIOLINE ROTAVIRUS Điện di RNA N= 72 Kết quả Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Dương tính 44 61,11 41 56,95 Âm tính 28 38,89 31 43,05 5 Nhận xét: Có 44 trường hợp xét nghiệm dương tính bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS, chiếm tỉ lệ 61,11%. Có 41 trường hợp xét nghiệm dương tính bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA, chiếm tỉ lệ 56,95%. Kết quả xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và xét nghiệm ly trích ñiện di RNA của 47 trường hợp dương tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR Qua phân tích 47 trường hợp dương tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR, chúng tôi nhận thấy kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và kỹ thuật ly trích ñiện di RNA như sau: Bảng 4.3 SD-BIOLINE ROTAVIRUS Điện di RNA N= 47 Kết quả Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Dương tính 43 91,49 37 78,72 Âm tính 04 8,51 10 21,28 Nhận xét: Trong 47 trường hợp dương tính phát hiện bằng kỹ thuật PCR, có 04 trường hợp không phát hiện vi-rút Rota (âm tính giả) bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS, chiếm tỉ lệ 8,51% và có 10 trường hợp không phát hiện vi-rút Rota (âm tính giả) bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA, chiếm tỉ lệ 21,28%. Kết quả xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và xét nghiệm ly trích diện di RNA của 25 trường hợp âm tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR. Qua phân tích 25 trường hợp âm tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR, chúng tôi nhận thấy kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và kỹ thuật ly trích ñiện di RNA như sau: Bảng 4.4 SD-BIOLINE ROTAVIRUS Điện di RNA N= 25 Kết quả Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Âm tính 24 96,00 21 84,00 Dương tính 01 4,00 04 16,00 Nhận xét: Trong 25 trường hợp xét nghiệm âm tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR, có 01 trường hợp xét nghiệm dương tính (dương tính giả) bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS, chiếm tỉ lệ 4,00% và có 04 trường hợp xét nghiệm dương tính (dương tính giả) bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA, chiếm tỉ lệ 16,00%. 6 So sánh tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota giữa xét nghiệm PCR và SD-BIOLINE ROTAVIRUS. Bảng 4.5 Kỹ thuật Kết quả PCR SD-BIOLINE ROTAVIRUS Dương tính (%) 65,28 61,11 Âm tính (%) 34,72 28,89 p = 0,87 Nhận xét: Sự khác biệt giữa tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota bằng kỹ thuật PCR và bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS không có ý nghĩa thống kê với p = 0,87. So sánh tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota giữa xét nghiệm PCR và ly trích ñiện di RNA. Bảng 4.6 Kỹ thuật Kết quả PCR Điện di RNA Dương tính (%) 65,28 56,95 Âm tính (%) 34,72 43,05 p = 0,59 Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota bằng kỹ thuật PCR và bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA với p = 0,59. So sánh tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota giữa xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và ly trích ñiện di RNA. Bảng 4.7 Kỹ thuật Kết quả SD-BIOLINE ROTAVIRUS Điện di RNA Dương tính (%) 61,11 56,95 Âm tính (%) 38,89 43,05 p = 0,87 Nhận xét: Sự khác biệt giữa tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA không có ý nghĩa thống kê với p = 0,87. So sánh tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota giữa xét nghiệm PCR, SD-BIOLINE ROTAVIRUS và ly trích ñiện di RNA. Bảng 4.8 Kỹ thuật Kết quả PCR SD-BIOLINE ROTAVIRUS Điện di RNA 7 Dương tính (%) 65,28 61,11 56,95 Âm tính (%) 34,72 38,89 43,05 p = 0,59 Nhận xét: Sự khác biệt giữa tỉ lệ phát hiện vi-rút Rota bằng kỹ thuật PCR, SD-BIOLINE ROTAVIRUS và ly trích ñiện di RNA không có ý nghĩa thống kê với p = 0,59. So sánh dộ nhạy giữa xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và ly trích ñiện di RNA. Bảng 4.9 Kỹ thuật Kết quả SD-BIOLINE ROTAVIRUS Điện di RNA Âm tính giả (%) 8,51 21,28 Dương tính (%) 91,49 78,72 p = 0,22 Nhận xét: Sự khác biệt về ñộ nhạy giữa xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS (91,49%) và xét nghiệm ly trích ñiện di RNA (78,72%) không có ý nghĩa thống kê với p = 0,22. So sánh ñộ ñặc hiệu giữa xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và ly trích ñiện di RNA. Bảng 4.9 Kỹ thuật Kết quả SD-BIOLINE ROTAVIRUS Điện di RNA Dương tính giả (%) 4,00 16,00 Âm tính (%) 96,00 84,00 p = 0,36 Nhận xét: Sự khác biệt về ñộ ñặc hiệu giữa xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS (96%) và xét nghiệm ly trích ñiện di RNA (84%) không có ý nghĩa thống kê với p = 0,36. BÀN LUẬN Kỹ thuật PCR ñược thống nhất ñánh giá là một kỹ thuật xét nghiệm chính xác, có ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu cao trong chẩn ñoán các tác nhân gây bệnh trong ñó có vi-rút Rota (2,3,4,6) . Do ñó chúng tôi sử dụng kỹ thuật PCR làm tiêu chuẩn vàng ñể so sánh ñánh giá xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS và xét nghiệm ly tích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán vi-rút Rota gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. 8 Kết quả xét nghiệm 72 trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ em ñược nhập viện ñiều trị tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi ñồng 1 - TP. Hồ Chí Minh, có 47 trường hợp (chiếm tỉ lệ 65,28%) ñược phát hiện vi-rút Rota bằng kỹ thuật PCR trong khi có 44 trường hợp (chiếm tỉ lệ 61,11%) ñược phát hiện bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS và 41 trường hợp (chiếm tỉ lệ 56,95%) ñược phát hiện bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA. So sánh ba tỉ lệ trên bằng phép kiểm χ2 cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,59). Trong 47 trường hợp xét nghiệm dương tính phát hiện vi-rút Rota bằng kỹ thuật PCR, chỉ có 43 trường hợp dương tính phát hiện bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS, chiếm tỉ lệ 91,49%. Có 04 trường hợp âm tính (âm tính giả), chiếm tỉ lệ 8,51%. Như vậy xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ở trẻ em có ñộ nhạy là 91,49%. Trong 47 trường hợp xét nghiệm dương tính phát hiện vi-rút Rota bằng kỹ thuật PCR, chỉ có 37 trường hợp dương tính phát hiện bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA, chiếm tỉ lệ 78,72%. Có 10 trường hợp âm tính (âm tính giả), chiếm tỉ lệ 21,28%. Như vậy xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi- rút Rota ở trẻ em có ñộ nhạy là 78,72%. Độ nhạy này tương ñối thấp vì có nhiều trường hợp kết quả dương tính không rõ (không phát hiện ñủ 11 băng). Do ñó, xét nghiệm ly trích ñiện di RNA ñòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm và phải xét nghiệm lại khi nghi ngờ (1,2,3). Trong 47 trường hợp xét nghiệm âm tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR, có 24 trường hợp xét nghiệm âm tính xác ñịnh bằng kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS, chiếm tỉ lệ 96,00%. Có 01 trường hợp xét nghiệm dương tính (dương tính giả), chiếm tỉ lệ 4,00%. Như vậy xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ở trẻ em có ñộ ñặc hiệu là 96,00%. Độ ñặc hiệu này tương ñối cao so với một số xét nghiệm khác (6). Trong 25 trường hợp xét nghiệm âm tính xác ñịnh bằng kỹ thuật PCR, chỉ có 21 trường hợp xét nghiệm âm tính xác ñịnh bằng kỹ thuật ly trích ñiện di RNA, chiếm tỉ lệ 84,00%. Có 04 trường hợp xét nghiệm dương tính (dương tính giả), chiếm tỉ lệ 16,00%. Như vậy xét nghiệm ly trích ñiện di RNA từ phân trong chẩn ñoán tiêu chảy cấp do vi- rút Rota ở trẻ em có ñộ ñặc hiệu là 84,00%. So sánh ñộ nhạy của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS (tỉ lệ 91,49%) và ñộ nhạy của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA (tỉ lệ 78,72%) bằng test χ2 cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,22). So sánh ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm SD-BIOLINE ROTAVIRUS (tỉ lệ 96,00%) và ñộ ñặc hiệu của xét nghiệm ly trích ñiện di RNA (tỉ lệ 84,00%) bằng test χ2 cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,36). KẾT LUẬN Qua xét nghiệm chẩn ñoán vi-rút Rota ở 72 mẫu phân của trẻ em bị tiêu chảy cấp ñược nhập viện ñiều trị tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi ñồng 1 - TP.HCM, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ dương tính ở kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS là 61,11% và tỉ lệ dương tính ở kỹ thuật ly trích ñiện di RNA là 56,95%. Hai tỉ lệ này khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,87). Kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS có ñộ nhạy là 91,49%, kỹ thuật ly trích ñiện di RNA có ñộ nhạy là 78,72%. Hai tỉ lệ này khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,22). 9 Kỹ thuật SD-BIOLINE ROTAVIRUS có ñộ ñặc hiệu là 96,00%, kỹ thuật ly trích ñiện di RNA có ñộ ñặc hiệu là 84,00%. Hai tỉ lệ này khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,36). Do ñó tùy theo khả năng và ñiều kiện, các phòng xét nghiệm có thể sử dụng một trong hai xét nghiệm trên nhằm phát hiện vi-rút Rota trong chẩn ñoán bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chudzio T. et al, Rapid screening test for the diagnosis of Rotavirus infection, Journal of clinical microbiology, 1998, p. 2394 – 2396. 2. Jawetz, Melnick & Adelberg, Medical microbiology, 24th edition, Mc Graw Hill Lange, 2007, p. 346 – 354. 3. Levinson W. & Jawetz E., Medical microbiology and immunology, 6th edition, Mc Graw Hill Lange, 2006. 4. Levinson W., Review of medical microbiology and immunology, 9th edition, Mc Graw Hill Lange, 2006. 5. Lý Văn Xuân, Vai trò của Vi-rút Rota trong tiêu chảy cấp, Luận án Phó tiến sĩ, năm 1996. 6. Lý Văn Xuân, Vi-rút học, NXB y học chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, năm 2007, trang 133 – 042. 7. Nguyễn Thanh Bảo, Lý Văn Xuân, Chẩn ñoán nhanh Rotavirus bằng phương pháp SD-BIOLINE ROTAVIRUS từ phân, Tạp chí y học Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tập 2, 1994, trang 27 – 28. 8. Trường Cán bộ quản lý y tế, Tài liệu hướng dẫn thống kê Epi Info 6.04, năm 1997.
File đính kèm:
- so_sanh_do_nhay_va_do_dac_hieu_giua_xet_nghiem_sd_bioline_ro.pdf